Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hình tượng thiền sư và hồn ma trong truyện tối trăng mưa của ueda akinari

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG DIỄM

HÌNH TƯỢNG THIỀN SƯ VÀ HỒN MA
TRONG TRUYỆN TỐI TRĂNG MƯA CỦA UEDA AKINARI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

VĂN HỌC NƯỚC NGỒI

ĐÀ NẴNG – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG DIỄM

HÌNH TƯỢNG THIỀN SƯ VÀ HỒN MA
TRONG TRUYỆN TỐI TRĂNG MƯA CỦA UEDA AKINARI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHƯƠNG KHÁNH

Đà Nẵng – 2023



LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo khóa luận với đề tài Hình tượng thiền sư và hồn ma trong truyện
tối trăng mưa là kết quả của q trình cố gắng khơng ngừng của bản thân và sự giúp
đỡ, động viên khích lệ của thầy cơ, gia đình và các bạn học.
Trước hết, thơng qua bài báo cáo khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã tạo cơ hội
và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua. Từ khi bắt đầu học tập tại ngôi trường
đến hôm nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, nhờ có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của tơi mới có thể hồn thiện tốt đẹp.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Phương Khánh –
Giảng viên Khoa Ngữ Văn đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm bài
nghiên cứu. Nhờ vậy, tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức sau quá
trình làm bài. Trong thời gian thực hiện khóa luận tơi đã rút ra được nhiều sự trải
nghiệm, cùng những điều bổ ích. Đây là hành trang quý giá cho tương lai sau này của
tơi.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q thầy cơ thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
Kính chúc thầy cơ gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023
Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Diễm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Phương Khánh. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này chưa được cơng bố ở cơng trình nào khác.
Người cam đoan


Lê Thị Hồng Diễm


HÌNH TƯỢNG THIỀN SƯ VÀ HỒN MA
TRONG TRUYỆN TỐI TRĂNG MƯA CỦA UEDA AKINARI
Ngành: Văn học nước ngoài
Họ và tên: Lê Thị Hồng Diễm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Khánh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
Những kết quả chính của luận văn: luận văn tập trung triển khai và làm sáng
tỏ 3 vấn đề:
1. Truyện tối trăng mưa và Ueda Akinari trong dịng chảy truyện truyền kỳ - chí qi
Đơng Á
2. Hình tượng thiền sư trong Truyện tối trăng mưa nhìn từ triết lý phật giáo
3. Hình tượng hồn ma - thực và ảo trong Truyện tối trăng mưa
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: đề tài cung cấp cái nhìn cụ thể về hình tượng
thiền sư và hồn ma trong văn học truyền kỳ Nhật Bản. Vận dụng những thuật ngữ
Phật giáo vào giải mã những lớp nghĩa ẩn dụ khi xây dựng hình tượng nhân vật trong
tác phẩm độc bản truyền kỳ - Truyện tối trăng mưa.
Ngoài ra với kết quả luận văn này, có thể làm tài liệu cho việc nghiên cứu và
giảng dạy các tác phẩm văn học có dấu ấn Phật giáo.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu để mở
rộng thêm những đặc điểm chuyên sâu và hoàn thiện hơn.
Từ khoá: Yomihon, Ueda Akinari, Truyện tối trăng mưa, thiền sư, hồn ma,
triết lý Phật giáo, ẩn dụ hiện thực
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Phương Khánh


Người thực hiện đề tài

Lê Thị Hồng Diễm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.

Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................................... 2

2.1. Một số nghiên cứu, so sánh về thể loại truyền kỳ - chí quái ở Đông Á........2
2.2. Những nghiên cứu về Ueda Akinari và Truyện tối trăng mưa ....................5
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8

3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................8
4.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................. 8

5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 8


6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................ 9

7.

Bố cục của khóa luận ................................................................................................................. 9

CHƯƠNG 1. TRUYỆN TỐI TRĂNG MƯA VÀ UEDA AKINARI TRONG
DÒNG CHẢY TRUYỆN TRUYỀN KỲ ĐÔNG Á ..............................................10
1.1. Vài nét về Ueda Akinari và sự ra đời của Truyện tối trăng mưa trong bối
cảnh thời đại Edo – Nhật Bản ........................................................................................................ 10
1.1.1. Sự chuyển mình thời đại từ văn hố võ sĩ sang văn hoá thị dân và những
ảnh hưởng đối với cuộc đời Ueda Akinari .....................................................10
1.1.2. Phật giáo Nhật Bản và dấu ấn trong nhân sinh quan Ueda Akinari ........13
1.2. Truyện tối trăng mưa – các đặc điểm thể loại ............................................................. 16
1.2.1. Kiểu tiểu thuyết độc bản ..............................................................................16
1.2.2. Các dấu ấn của thể loại truyền kỳ Đông Á .................................................19
1.3. Truyện tối trăng mưa trong dịng chảy truyện truyền kỳ - chí qi của Đơng
Á................................................................................................................................................................... 23
1.3.1. Một số truyện truyền kỳ - chí qi nổi bật ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn
Quốc, Việt Nam) .....................................................................................................23
1.3.2. Những ảnh hưởng, tiếp biến của "Truyện tối trăng mưa” từ các truyện
truyện kỳ Đông Á ...................................................................................................26
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................28


CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG THIỀN SƯ TRONG TRUYỆN TỐI TRĂNG MƯA
NHÌN TỪ TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO ......................................................................30

2.1. Hình tượng thiền sư trong Truyện tối trăng mưa ....................................................... 30
2.1.1. Sự xuất hiện của thiền sư trong vai trò nhân vật trung tâm .....................30
2.1.2. Thiền sư trong tuyến nhân vật phụ .............................................................33
2.2. Thế giới quan Phật giáo qua hình tượng thiền sư ..................................................... 35
2.2.1. Thiền sư - con người vô ngôn .....................................................................35
2.2.2. Thiền sư – con người khai ngộ ...................................................................37
2.2.3. Thiền sư – con người phá chấp ..................................................................39
2.2.4. Thiền sư - con người nhập thế ....................................................................40
2.3. Hình tượng thiền sư qua một số phương thức biểu hiện ....................................... 41
2.3.1. Ngôn ngữ công án........................................................................................41
2.3.2. Một số biểu tượng gắn với Phật giáo ..........................................................46
2.3.3. Người kể chuyện tồn tri –thiền sư ẩn mình ..............................................52
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................56
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG HỒN MA - THỰC VÀ ẢO TRONG TRUYỆN TỐI
TRĂNG MƯA ...........................................................................................................58
3.1. Hồn ma – màu sắc kỳ ảo trong Truyện tối trăng mưa .............................................. 58
3.1.1. Sự xuất hiện của hồn ma như một đặc trưng thể loại (truyền kỳ) ............58
3.1.2. Hình tượng hồn ma - sự ảnh hưởng và sáng tạo độc đáo trong “Truyện tối
trăng mưa” .......................................................................................................62
3.2. Hình tượng hồn ma – những ẩn dụ về hiện thực ....................................................... 67
3.2.1. Hồn ma – hiện thân của vọng tưởng ..........................................................67
3.2.2. Hồn ma – hiện thân của ái dục ...................................................................69
3.2.3. Hồn ma – hiện thân của nghiệp báo ...........................................................72
3.3. Hình tượng hồn ma – dấu ấn văn hoá và lịch sử Nhật Bản ................................. 74
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ueda Akinari là nhà văn Nhật Bản xuất sắc thời Edo, như lời Leon M.
Zolbrod1 đã đánh giá: “một nhân vật sáng tạo có tài năng độc đáo ở Nhật Bản thế kỷ
thứ mười tám” [47, Tr.2]. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, các câu chuyện
được xây dựng trong tác phẩm của Ueda Akinari đều có dấu ấn đời sống cá nhân và
văn hố Nhật Bản. Cùng với sự un bác, thơng thạo văn chương chữ Hán lẫn thi ca
Nhật Bản cùng sự hịa nhập, phát triển của tinh thần Thiền tơng, Ueda đã vẽ nên một
bức tranh xứ sở Phù Tang u linh, ma quái và thấm đượm triết lý Phật giáo.
Xuất hiện với tư cách là một trong những nhân tài tiên phong trào lưu
Yomihon, Ueda Akinari cho ra đời thể loại độc bản tiền kỳ - Truyện tối trăng mưa
(Ugetsu monogatari). Trải qua 8 năm viết lách, nhiều lần chỉnh sửa bản thảo, đến
năm 1776, Ugetsu monogatari đã được xuất bản. Tính đến năm 2021 thì tác phẩm đã
tồn tại gần 250 năm, được dịch ra nhiều thứ tiếng như: tiếng Anh, tiếng Pháp, … Năm
1953, hai truyện trong tập Vũ nguyệt vật ngữ là Ngôi nhà trong bãi sậy và Con rắn tà
dâm được chuyển thể thành phim, do Kenji Mizoguchi đạo diễn. Bộ phim đã giành
được giải Sư tử bạc tại Liên hoan phim Venice năm 1953, được đánh giá là một kiệt
tác của điện ảnh Nhật Bản, đưa tác phẩm văn học đến gần hơn với độc giả trên thế
giới. Từ sự tò mò, sức hấp dẫn, lôi cuốn của truyện truyền kỳ này, cùng với tài năng
sáng tác “độc đáo” của Ueda Akinari đưa chúng tôi đến với đề tài.
Phật giáo được du nhập vào Nhật từ thời kỳ Nara đến thời kỳ Edo, trải qua biết
bao năm tháng gắn liền với biết bao đổi thay của lịch sử, văn hoá, con người, cùng sự
tồn vong các chế độ triều đại Nhật Bản. Từ bối cảnh đó, tác phẩm ra đời trong thời
kỳ Edo, giai đoạn mà xã hội Nhật Bản có nhiều biến động, cùng với sự phát triển rực
rỡ, xuất hiện nhiều thể loại nghệ thuật mới của đất nước “Mặt trời mọc”. Cùng với
dòng chảy của đạo Phật, nhất là tinh thần Thiền tông đã ngấm sâu vào tư duy con
người trên mảnh đất nơi này, điều đó là một trong những yếu tố đưa đến việc Ueda
Akinari sáng tác ra một tác phẩm này. Hiện lên trong toàn bộ Truyện tối trăng mưa
là một thế giới huyền ảo, thần bí, ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng Phật – Nho –

Leon M. Zolbrod là người đã dịch Ugetsu Monogatari sang tiếng Anh, dựa trên ấn bản

khắc gỗ đầu tiên năm 1776.
1

1


Đạo giáo. Nhưng thấy rõ nhất, có lẽ là hình ảnh vị thiền sư cùng những triết lý về
vọng tưởng, sắc dục, danh lợi, dục vọng, con đường giác ngộ thành Phật, đạt đến giá
trị chân như được Ueda ngầm truyền đạt, qua việc xây dựng hình tượng thiền sư với
những màn đối thoại giữa các nhân vật. Và chính sự suy ngẫm, triết lý của thiền sư
cũng là thể hiện quan niệm của tác giả.
Tiếp đến là hình tượng hồn ma được Ueda Akinari xây dựng trong tác phẩm vơ
cùng đặc sắc bởi sự bất định khi nhìn nhận giữa thực và hư, có và khơng, chấp niệm,
“cái cố chấp và cứng cỏi của lòng người” [1]. Cùng với hồn ma là một không gian u
huyền, cảnh khuya với ánh trăng hạ huyền ló dạng, lau sậy um tùm, u u minh minh
lạnh lẽo đến ám ảnh, ghê sợ. Và hành động báo thù, phải chịu nghiệp quả, thế giới
Tây phương Tịnh độ cùng sự màu nhiệm của thần chú, kinh Hoa Nghiêm. Tất cả phù
trợ cho hình tượng một sự thần bí, quái dị. Chín câu chuyện trong tập Truyện tối trăng
mưa còn được chen rất nhiều điển cố, cùng những ẩn dụ văn học, lịch sử Nhật Bản.
Từ việc muốn tìm hiểu, khám phá hình tượng thiền sư và hồn ma hiện lên trong truyền
kỳ độc bản này ra sao, đã được Ueda Akinari tiếp nhận, xây dựng như thế nào, với
ngụ ý gì…, chúng tơi đặt ra vấn đề nghiên cứu “Hình tượng thiền sư và hồn ma trong
tập truyện Truyện tối trăng mưa”.
Như vậy, từ sự hấp dẫn lôi cuốn của truyền kỳ Truyện tối trăng mưa, cùng
những lớp ẩn dụ đầy ngụ ý và quan niệm tư tưởng Phật giáo được truyền tải vào tác
phẩm, chúng tôi muốn khám phá, giải mã tác phẩm tồn diện, thơng qua những hình
tượng đầy triết lý, huyền bí. Vậy nên chúng tơi đã chọn đề tài “Hình tượng nhân vật
Thiền sư và hồn ma trong Truyện tối trăng mưa”. Qua việc khảo sát, khám phá thể
loại độc bản truyền kỳ của Ueda Akinari từng bước tìm hiểu rõ hơn những tầng lớp
ẩn dụ trong tác phẩm, đặc biệt hiểu rõ hơn về vấn đề tư tưởng Phật giáo đậm chất

Thiền của xứ sở Phù Tang kết hợp cùng nền văn hóa phương Đơng.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Một số nghiên cứu, so sánh về thể loại truyền kỳ - chí qi ở Đơng Á
Trong dịng chảy chí quái, truyền kỳ của các nước khu vực Đông Á, các tác
phẩm về thể loại này đã có những đóng góp quan trọng về nội dung cũng như hình
thức nghệ thuật. Chúng mang đặc điểm kỳ ảo, thần bí, các câu chuyện thường ngầm
truyền những tư tưởng, quan niệm về nhân sinh quan của tác giả. Và Truyện tối trăng
2


mưa là tác phẩm mang đậm tính truyền kỳ của Nhật Bản trong thời kỳ trung đại, có
sự ảnh hưởng và tiếp biến của thể loại chí quái, truyền kỳ trực tiếp của Trung Quốc
qua cốt truyện, mơ típ, hình tượng nhân vật.
Để làm rõ mối quan hệ giữa các thể loại chí qi, truyền kỳ khu vực Đơng Á,
đã có những cơng trình đặt các tác phẩm thể loại này cạnh nhau và đối sánh. Trong
cơng trình “Nghiên cứu so sánh một số tiểu thuyết truyền kỳ của Hàn Quốc, Trung
Quốc và Việt Nam” [38], Toàn Huệ Khanh đã tiến hành đối sánh tác phẩm trên các
phương diện nhân vật, bối cảnh, phương thức sáng tác, chủ đề tư tưởng, của thể loại
truyền kỳ của ba nước Hàn - Trung - Việt. Để có sự so sánh như vậy vì cả ba nước
đều cùng nền văn học Đơng Á sử dụng chung chữ Hán, đặc biệt vấn đề văn học sử sẽ
ln có sự tương đồng, quan hệ mật thiết. Sự ảnh hưởng giữa lịch sử và văn học được
tìm thấy rất nhiều trong thể loại Yomihon thời Edo, với cơng trình so sánh này của
Tồn Huệ Khanh sẽ là tài liệu giúp đề tài chúng tơi cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm
trên khía cạnh lịch sử văn học tại Nhật Bản.
Nghiên cứu tác phẩm thể loại truyền thống giữa các nước, điểm chú ý là ngôn
ngữ, tầng lớp tiếp nhận, … để làm rõ vấn đề này Nguyễn Thị Oanh trong cuộc hội
thảo Văn hóa phương đơng : Truyền thống và Hội nhập có bài “Setsuwa (thuyết thoại)
của Nhật Bản dưới góc nhìn của văn học so sánh”. Tác giả đã so sánh, đối chiếu thể
loại thuyết thoại của Nhật Bản với các nước Đông Á, cụ thể là Việt Nam và Trung
Quốc, “Từ Linh dị ký và Kim tích có thể nhận ra những nét riêng và nét chung với

truyện kể dân gian Trung Quốc và thuyết thoại Hán văn của Việt Nam, […], nét riêng
độc đáo được hình thành từ đặc điểm địa lý, truyền thống dân cư, ngôn ngữ dân tộc,
tâm lý cộng đồng... cũng đã tạo ra những mảng màu khác biệt, làm cho bức tranh
chung về Thuyết thoại khu vực trở nên hấp dẫn và lôi cuốn.” [41]. Hay Vũ Tuyết
Loan với cơng trình “Nhật Bản linh dị ký trong nghiên cứu so sánh với truyện cổ Việt
Nam” đã tiến hành so sánh tác phẩm Nhật Bản linh dị ký với truyện cổ Việt Nam
thơng qua các típ và mơ típ như: típ truyện về sự hiện báo, típ truyện người đội lốt
xấu xí. Chỉ ra và lý giải sự tương đồng, dị biệt về cốt truyện, nhân vật trong hai tác
phẩm trên. Nhà nghiên cứu Vũ Tuyết Loan đã nhận xét “tác phẩm Nhật Bản Linh Dị
ký của Nhật Bản và truyện cổ Việt Nam là đồng loại hình, về cấu trúc típ truyện là
đồng dạng, nhưng cốt truyện của chúng có khác nhau do truyện cổ của mỗi nước hình
thành và phát triển trên cơ sở đời sống của dân tộc ấy.” [39]. Trong cái chung, cái
3


cộng đồng thì vẫn có sự đối lập, tạo nên sự mới lạ, dung hoà với văn học Trung Quốc,
Ueda Akinari đã tạo nên sự khác biệt từ sự ảnh hưởng thể loại. Cơng trình nghiên cứu
trên cung cấp một cái nhìn mới, giúp chúng tơi có hướng nghiên cứu trên đa phương
diện.
Vốn là nền văn hoá vĩ đại, lâu đời của khu vực phương Đông, nên Trung Quốc
là nơi sản sinh ra các thể loại văn học phong phú, và phát triển rộng rãi đến văn
chương trong khu vực. Lê Đình Chỉnh có cơng trình nghiên cứu “Vài nét tương đồng
và khác biệt của hai tác phẩm Kim Ngao Tân thoại (Hàn Quốc) và Truyền Kỳ Mạn
Lục (Việt Nam)” [34], đã chỉ rõ sự giống và khác của hai truyện truyện kỳ ở Hàn
Quốc và Việt Nam. Cả hai được ra đời trong thời kỳ lịch sử trung đại, chịu ảnh hưởng
của tác phẩm Tiễn đăng tân thoại từ Trung Quốc, đều là tiểu thuyết truyền kỳ. Khác
nhau về cuộc đời xuất thân tác giả, động cơ sáng tác, niên đại, phương thức sáng tác,
số lượng truyện. Cơng trình đã lý giải truyền kỳ dưới góc nhìn lịch sử văn hóa, mối
tương giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của văn
học Trung Quốc ở Đông Á. Và nhà nghiên cứu Đỗ Thị Mỹ Phượng trong cơng trình

“Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại (nhìn từ phương diện tổ chức cốt truyện
và xây dựng nhân vật)”, đã làm rõ những đặc điểm về cốt truyện và cách thức xây
dựng nhân vật trong truyện truyền kỳ ở Việt Nam từ sự tiếp nhận truyền kỳ Trung
Quốc và tái tạo đến xã hội, hiện thực, tâm lý Việt Nam. Bên cạnh đó Đỗ Thị Mỹ
Phượng cho rằng truyện truyền kỳ thế kỷ XVIII - XIX là “thực hóa và dân tộc hóa.
Xu thế thực hóa khơng chỉ được thực hiện qua hình thức gia tăng những thơng tin có
thật về nhân vật và sự kiện được kể mà còn ở nỗ lực gia nhập cái kỳ ảo vào phạm vi
của cái thực” [23]. Công trình nghiên cứu của Lê Đình Chỉnh và Đỗ Thị Mỹ Phượng
là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát Truyện tối trăng mưa và các tác phẩm Trung
Quốc
Ở các nước phương Đông với thế giới tâm linh kỳ bí, huyền diệu cùng sự giao
thoa, tiếp thu tư tưởng của nhiều tôn giáo đã giúp văn học truyện kể đa dạng và phong
phú hơn. Đặc biệt ở Nhật Bản, thể loại setsuwa (truyện kể dân gian) trong đó điển
hình là tập Kim tích vật ngữ (truyện kể xưa và nay của Nhật Bản) được dịch giả
Nguyễn Thị Oanh nhận xét là tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng văn học trung đại
Nhật Bản. Và đây là tư liệu quý cho việc nghiên cứu văn học cổ điển Nhật Bản cũng
là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử văn học so sánh ở Đông Á. Những
4


cơng trình nghiên cứu, đối sánh giữa tác phẩm của truyền kỳ, thuyết thoại, Nhật Bản
với các nước trong khu vực đã cho thấy sự ảnh hưởng và tiếp biến thể loại văn học
được phát triển cao, nhiều cơng trình đã tìm hiểu chun sâu. Từ đó, làm cơ sở cho
cơng trình nghiên cứu của chúng tơi có bước đệm tiến hành thực hiện trên cơ sở tư
liệu phong phú này.
2.2. Những nghiên cứu về Ueda Akinari và Truyện tối trăng mưa
Nguyễn Nam Trân trong cơng trình nghiên cứu “Tổng quan Lịch sử Văn học
Nhật Bản” [30] đã nhắc đến Ueda Akinari là một trong những tác giả tiên phong cho
thể loại tiểu thuyết độc bản. Bên cạnh đó, trong cơng trình này đã đề cập đến cuộc
đời và sự nghiệp của Ueda Akinari. Nhà nghiên cứu đã nhận xét văn phong của Ueda

Akinari mang nỗi buồn mang mác cùng khơng khí ma qi, rùng rợn.
Truyện tối trăng mưa của Ueda Akinari được dịch giả Nguyễn Nam Trân đánh
giá mang “nhiều ẩn dụ văn học và lịch sử thuần túy Nhật Bản” [1, Tr. 96]. Trong chín
câu chuyện mà Akinari xây dựng trong tác phẩm, đều mang những ẩn dụ và các điển
cố Trung Quốc như: Công Thức Tọa - tể tướng nước Ngụy, Thương Ưởng - chính trị
gia thời chiến quốc, … và sự giao tranh giữa dưới thời Mạc phủ, sự bất hịa trong nội
bộ gia đình Shogun, … Tất cả được Ueda Akinari vận dụng trong những câu chuyện
ngắn, càng khẳng định hơn nữa về tài năng về ông khi đưa thể loại Yomihon lên tầm
cao.
Cũng trong bài “Hẹn mùa hoa cúc” do Nguyễn Nam Trân dịch [41] ở phần lời
người dịch, tác giả đã có những nhận xét về Ueda Akinari là một người thích viết về
những câu chuyện quái đản, ma quái. Có thể điều này xuất phát từ chính niềm tin có
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của ông và cũng do sự phát triển của trào lưu tiểu
thuyết độc bản lúc bấy giờ. Trong tập truyện Truyện tối trăng mưa thì ơng đã bổ sung
nhận xét về tác phẩm rằng “Đây là một cuốn truyện truyền kỳ kết hợp nhuần nhuyễn
hai nguồn Hán – Hòa, vừa thực tiễn, vừa lãng mạn, được nhiều thế hệ độc giả Nhật
Bản yêu mến và ảnh hưởng đến lối viết của tiểu thuyết cận đại.” [1, Tr.13]
Nguyễn Nam Trân đã có nhận xét chi tiết về truyện “Tiếng chim thần bí” nằm
trong tập Truyện tối trăng mưa, tác phẩm có sự liên kết với loại hình sân khấu truyền
thống của của Nhật Bản – Nô. Cùng với đó, tên tiêu đề tác phẩm Trăng mưa – Ugetsu
là tên một dao khúc (Yokyoku) – tức tuồng Nô. Trong bài “Zeami và sân khấu của u
5


huyền” của tác giả Nhật Chiêu có nói “Nhân vật chính của Nơ thường là hồn ma (anh
hùng hay giai nhân). Tuồng Nơ lấy tích từ văn học q khứ bao gồm mọi thể loại và
đề tài, từ thơ Tanka truyền thống, từ thần thoại, truyền thuyết, từ kiệt tác Truyện
Genji với các giai nhân, … từ những chất liệu ấy, Nô đã tạo ra một thế giới mới của
thơ ca và huyễn tưởng.” [19, Tr.14]. Có thể Ueda Akinari đã tiếp thu tư tưởng trọn
vẹn của thể loại kịch Nô mà trong tác phẩm ông hiện lên một thế giới ma quái lạ

thường, cùng nhân vật hồn ma.
Với bài viết Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ” [35] nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang đã chỉ ra những nguồn ảnh hưởng
đến Vũ nguyệt vật ngữ như truyện nàng Ái Khanh trong Tiễn đăng tân thoại của Cù
Hựu; Thủy Hử của La Quán Trung, … Đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự tương quan
giữa ba tác phẩm Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ. Cũng
trong “Bài tựa Vũ Nguyệt vật ngữ và lời nguyền về hư cấu của tiểu thuyết” [36] Đoàn
Lê Giang đã đánh giá cao về Ueda Akinari vì thái độ dũng cảm trước bối cảnh xã hội
đơ thị có nhiều gay gắt, cùng niềm say mê văn chương. Bên cạnh đó, bài viết cịn nói
đến vị trí quan trọng của Vũ nguyệt vật ngữ trong nền văn học Đơng Á nói chung và
Nhật Bản nói riêng.
Tên tập truyện Hẹn mùa hoa cúc được dịch giả Nguyễn Trọng Đinh phiên dịch
đặt tên cho tập truyện Ugetsu Monogatari, xuất bản năm 2017 tại Việt Nam, trong
tập có 7 câu chuyện, trong đó chọn câu chuyện Hẹn mùa hoa cúc là trọng tâm tác
phẩm, các câu chuyện đều diễn ra đúng vào dịp hoa cúc nở – mùa thu. Với cơng trình
nghiên cứu “Hẹn mùa hoa cúc – đêm mộng mưa trăng” được in trong “Nhật Bản từ
mỹ học đến văn chương”, [16] tác giả Nguyễn Phương Khánh cho rằng tác phẩm này
là sự pha trộn của các motif truyện cổ dân gian Nhật Bản với cốt truyện của Trung
Hoa. Thế giới trong tác phẩm nhuốm màu ma ảo song vẫn giàu hiện thực, mang tính
thị dân thời Edo. Đồng thời bài viết đã đặt tác phẩm trong sự tương quan so sánh với
các nền văn học khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hy Lạp, Việt Nam để làm rõ đặc
điểm của tiểu thuyết độc bản với các yếu tố kỳ ảo, kết cấu, nhân vật, …
Ueda Akinari với tập Truyện tối trăng mưa cũng được các nhà nghiên cứu
phương Tây tìm hiểu. Leon M. Zolbrod – một học giả và dịch giả về văn học và lịch
sử Nhật Bản đến từ Hoa Kỳ, trong công trình “Ugetsu Monogatari Tales Of
6


Moonlight And Rain” [47] đã nhận định Ueda Akinari là một nhân vật sáng tạo có tài
năng độc đáo ở Nhật Bản thế kỷ thứ mười tám, thông qua tác phẩm Ueda đã bày tỏ

quan điểm phức tạp của mình về cuộc sống và xã hội của con người bằng ngôn ngữ
đơn giản nhưng thanh lịch và thơ mộng. Đồng thời Leon cũng đánh giá Truyện tối
trăng mưa là tác phẩm kinh điển được yêu thích nhất, tất cả các câu chuyện phản ánh
các sự kiện có thật và tưởng tượng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII tại Nhật. Và nhà
nghiên cứu James T. Araki với cơng trình “A critical approach to the Ugetsu
monogatari” [46] phân tích tác phẩm qua mối tương quan giữa tính cách của Akinari
với nội dung các câu chuyện trong Ugetsu Monogatari, và đánh giá sự thành công
xuất sắc của tác phẩm cũng như tài năng kiệt xuất, một bậc thầy thể loại Yomihon
của Ueda Akinari. Qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về thể loại Yomihon
và tác phẩm với bối cảnh thời đại Ueda, các nhà nghiên cứu đây là tác phẩm được
xây dựng kết hợp hai yếu tố thực và ảo - Thực trên phương diện lịch sử, thời đài rất
chân thật, hư ảo bởi ngôn từ thanh lịch, thơ mộng đến huyễn hoá.
Tác phẩm Truyện tối trăng mưa đã được xây dựng thành phim và được học
giả Janine Glasson nghiên cứu với đề tài “The two worlds of the two Ugetsu
Monogatari”, cơng trình nhìn nhận từ cả hai phương diện phim ảnh và văn bản, qua
đó tác giả cho rằng “các nhân vật đều phải chịu gánh nặng của vai trò quy định của
họ trong xã hội giống như cách mà Akinari phải chịu đựng.” [46, Tr.36]
Như vậy, trên đây là những bài báo, cơng trình nghiên cứu, so sánh về thể loại
truyền kỳ, chí quái ở các nước Đông Á và tác giả Ueda Akinari cùng Truyện tối trăng
mưa. Nhìn chung, các cơng trình chỉ trên bình diện khái qt, phân tích tóm lược,
chưa hệ thống cụ thể. Về hình tượng Thiền sư ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều vào
thời Lí – Trần và hồn ma trong truyện truyền kỳ văn học trung đại đã được khai thác
rất nhiều. Tuy nhiên ở Nhật Bản lại chưa tìm thấy cơng trình đi sâu vào một vấn đề,
và chưa được áp dụng để lý giải, phân tích cụ thể những triết lý Phật giáo thấm nhuần
của người Nhật, trong tác phẩm Truyện tối trăng mưa, đồng thời chưa có hệ thống cụ
thể để làm rõ cơ sở khẳng định tài năng kiệt xuất của Ueda Akinari. Tuy nhiên, với
những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã cho chúng tơi những hướng đi để có thể khai
thác trọn vẹn về Truyện tối trăng mưa này hơn. Với thể loại độc bản tiền kỳ, tập
truyện sẽ có rất nhiều hướng để những nhà nghiên cứu chuyên sâu phân tích. Chúng
7



tơi tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu những giá trị nghệ thuật và tư tưởng thơng qua hình
tượng Thiền sư và hồn ma trong tập truyện Truyện tối trăng mưa của Ueda Akinari.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng Thiền sư và hồn ma trong tập Truyện tối trăng mưa của tác giả
người Nhật Ueda Akinari, sống vào thời kỳ Edo (thế kỷ 18).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hình tượng nhân vật Thiền sư và hồn ma trong tập
Truyện tối trăng mưa của tác giả người Nhật Ueda Akinari, phân tích đánh giá dựa
trên bản dịch Truyện tối trăng mưa của dịch giả Nguyễn Nam Trân, bản in của nhà
xuất bản Hội Nhà văn năm 2021. Tập truyện gồm phần Thượng (4 truyện) và phần
Hạ (5 truyện).
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến làm rõ các đặc trưng trong xây dựng hình tượng Thiền sư và
hồn ma, qua Truyện tối trăng mưa, phân tích ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo
đối với đời sống con người Nhật, cùng với bút pháp của Ueda Akinari khi vận dụng
văn hóa truyền thống dân tộc, đến lịch sử Nhật Bản và cả lịch sử Trung Quốc vào
trong tác phẩm. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá, giải mã những lớp ẩn dụ mà nhà văn
quan niệm về tư tưởng Phật giáo, tinh thần Thiền tông, về nghệ thuật xây dựng hình
tượng nhân vật trong tập truyện truyền kỳ Truyện tối trăng mưa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình
Phương pháp này được thực hiện dựa trên các lý luận, các định nghĩa, quan
niệm về thể loại độc bản (yomihon) và thể loại truyền kỳ trong văn học Nhật Bản để
tìm hiểu hình tượng của Thiền sư và hồn ma, phân tích sự tồn tại của hai hình tượng
này trong tác phẩm Truyện tối trăng mưa.
- Phương pháp so sánh
Chúng tơi tiến hành so sánh hình tượng Thiền sư và hồn ma trong tác phẩm

Truyện tối trăng mưa với một số tác phẩm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
và Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu.
-

Phương pháp liên ngành
8


Đề tài nghiên cứu hình tượng Thiền sư và hồn ma gắn với sự tương tác, ảnh
hưởng của tư tưởng Phật giáo cùng đời sống văn hoá, lịch sử Nhật Bản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp cái nhìn cụ thể về hình tượng Thiền sư và hồn ma trong văn
học truyền kỳ Nhật Bản. Vận dụng những thuật ngữ Phật giáo vào giải mã những lớp
nghĩa ẩn dụ khi xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm độc bản truyền kỳ
Truyện tối trăng mưa.
Nếu khóa luận thành cơng, chúng tơi mong muốn đề tài này có thể làm tài liệu
cho việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm văn học có dấu ấn Phật giáo.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài chúng tôi tiến hành
nghiên cứu các nội dung:
Chương 1. Truyện tối trăng mưa và Ueda Akinari trong dòng chảy truyện
truyền kỳ Đơng Á
Chương 2. Hình tượng Thiền sư trong Truyện tối trăng mưa nhìn từ triết lý
Phật giáo
Chương 3. Hình tượng hồn ma – thực và ảo trong Truyện tối trăng mưa.

9


CHƯƠNG 1. TRUYỆN TỐI TRĂNG MƯA VÀ UEDA AKINARI

TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN TRUYỀN KỲ ĐÔNG Á
1.1.

Vài nét về Ueda Akinari và sự ra đời của Truyện tối trăng mưa trong bối

cảnh thời đại Edo – Nhật Bản
1.1.1.

Sự chuyển mình thời đại từ văn hoá võ sĩ sang văn hoá thị dân và

những ảnh hưởng đối với cuộc đời Ueda Akinari
Trong bối cảnh xã hội lịch sử thời đại Edo với nhiều biến chuyển, dưới sự cai
trị của chế độ Mạc Phủ Tokugawa chính trị, xã hội, đời sống dân chúng đã dẫn đến
những đổi thay theo hướng phát triển và hưng thịnh. Các tầng lớp bn bán trở nên
giàu có, nắm trong tay quyền hành về kinh tế, vì vậy họ có tiếng nói, chỗ đứng trong
xã hội. Nhưng đến giai đoạn cuối chế độ Mạc Phủ, chính trị cùng đời sống xã hội
nhiều biến chuyển khi sự nắm quyền của tầng lớp cai trị bị lung lay bởi các thương
nhân giàu có nắm mọi quyền hành. Đời sống nhân dân đói nghèo, nổ ra các cuộc khởi
nghĩa nơng dân. Tuy nhiên, vấn đề văn hoá, giáo dục giai đoạn này lại phát triển nở
rộ. Trước đây, chỉ có tầng lớp cấp trên như võ sĩ, tăng lữ mới có quyền đi học, nhưng
đến giai đoạn này trình độ giáo dục cho thứ dân cũng được phát triển rộng rãi.Từ đó,
có sự chuyển mình từ thời đại văn hố võ sĩ sang văn hoá thị dân.
Cuối thời Edo, các nhà văn vốn xuất thân từ giới võ sĩ chuyên viết về những
chủ đề cảm tính, dễ hiểu, các tác phẩm đi vào đời sống đời thường con người như tiền
tài, danh vọng, sắc tình, … vì vậy văn học trở nên đại chúng hố, có lực lượng độc
giả đơng đảo. Cùng với đó là sự xuất hiện của văn học “kẻ chợ”, vốn là người xuất
thân từ tầng lớp thấp kém, nhưng đem lại giá trị về mặt kinh tế cao nên có một chỗ
đứng quan trọng trong xã hội. Họ yêu cầu, tìm hiểu và bắt đầu tham gia sáng tác một
văn chương thể hiện những suy nghĩ, sở thích, nếp sống của giai cấp mình. Thể loại
truyện ngắn theo kiểu phóng đãng, câu chuyện tình lịch sử, nghệ thuật kịch Kabuki,

các loại tranh và bản in gỗ màu cũng được phát triển. Từ đó, hình thành những thể
loại văn học mới như: Yomihon, kokkeibon, gôkan, ninjôbon, …. mang đặc tính riêng
biệt của loại hình văn học thứ dân.
Điển hình cho giai đoạn văn chương Nhật Bản thời đại Edo là tác phẩm Ugetsu
Monogatari của tác giả Ueda Akinari. Ông sinh năm 1734, là con của một kỹ nữ, bị
mẹ bỏ rơi, tuy nhiên được một thương nhân nhận làm con ni. Gia đình thương nhân
gốc gác là Samurai nhưng vì sa sút nên chuyển qua thương mại, nên trong tác phẩm
10


của Akinari thường trực một vẻ đẹp hoài niệm quá khứ của dịng họ qua các nhân vật
mà ơng tạo ra. Được trưởng thành cùng nối nghiệp nhà là buôn dầu và giấy, vì vậy
con người Ueda đã hình thành nên một phong thái “kẻ chợ” có tác động trực tiếp đến
việc sáng tác văn chương, pha trộn yếu tố văn hoá võ sĩ và chuyển giao giữa văn hoá
thị dân.
Cuộc đời Ueda Akinari nhìn chung có một sự thương cảm, khi ông lần lượt
chịu nhiều đau khổ, mất mát. Bốn tuổi bị mẹ ruột bỏ rơi, rồi mẹ nuôi mất trong đợt
dịch đậu, người cha nuôi Ueda Mosuke cũng “ra đi”, và cả đến người vợ hiền dịu là
điểm tựa, kề cận trên suốt chặng đường cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng qua đời.
Gây dựng sự nghiệp buôn bán phát triển lại chịu trận hoả hoạn khiến cơ ngơi của ông
thiêu trụi. Từng học thầy thuốc, nghiên cứu Đông y chẩn mạch nhưng hoạn nạn dường
như đeo bám ơng khi chẩn đốn sai lầm bệnh và gây chết đứa bé gái. Từ xuất thân
gốc võ sĩ, gia đình chuyển dần sang thương nhân bn bán, đến lúc ông tận cùng
khánh tận, chuyển nhà liên tiếp, không có căn nhà cố định để trú, Akinari phải sống
cuộc đời lang bạt.
Trong trận dịch đậu đã cướp đi tính mạng người mẹ ni thân u của ơng, thì
trận dịch đó cũng khiến Ueda Akinari bị di chứng tê liệt, ngón tay trở nên khó cầm
bút để vẽ và viết. Từ sự việc đó, có hai điều tác động đến cuộc đời Ueda và các tác
phẩm văn chương sau này của ông. Thứ nhất, trong nạn dịch đậu khiến Akinari ngã
bệnh, cha mẹ nuôi của ông đã sắm lễ cầu nguyện với vị thần của đền Kishima Inari.

Sau đó ơng qua khỏi, hồi phục và giữ được tính mạng. Từ đó ông có đức tin rằng vị
thần ở đền Kishima Inari đã cứu mạng mình. Từ sự chứng nghiệm thực tế trong cuộc
đời mình, nên khi sáng tác tập truyện Truyện tối trăng mưa Ueda Akinari đã thường
nhắc đến sự xuất hiện đền thờ thần Kumano trong truyện Lòng dâm của rắn hay đền
Kibitsu trong truyện Cái nồi thiêng đển Kibitsu và sự cầu nguyện chứng giám, linh
nghiệm của vị Thần đạo. Thứ hai, từ sự ảnh hưởng của căn bệnh đậu khiến ngón tay
phải biến dạng dẫn đến Akinari đâm ra chán nản học hành, ăn chơi sa đoạ. Nhưng sự
trải nghiệm trong đoạ lạc ấy lại là vốn sống hỗ trợ cho sáng tác văn chương của Ueda
Akinari sau này.
Sau này Ueda Akinari đã chuyển sang làm thầy thuốc. Đây là q trình ơng
được thân cận với các bậc thầy nổi tiếng như Kato Umaki và Ueda cũng là đồ đệ của
11


nhà quốc học Kamo no Mabuchi – người thầy vĩ đại về tiếng Nhật cổ. Theo suốt quá
trình chiều dài lịch sử không thể phủ nhận sự ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc vào
Nhật Bản. Nhưng đến thời Edo sự phát triển hệ tư tưởng Quốc học đã hình thành một
xu hướng giáo dục thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa và trở lại các truyền thống
quốc gia. Từ sự tiếp thu giao thoa hai nền văn hố đó giúp Ueda Akinari thông thạo
văn chương Hán lẫn thi ca Nhật Bản. Các tác phẩm của ơng đều có sự pha trộn Hán
và Hồ. Như lời bình của dịch giả, biên tập Leon M. Zolbrod về tác phẩm “Ugetsu
Monogatari or Tales of Moonlight and Rain: A Complete English Version of the
Eighteenth-Century Japanese Collection of Tales of the Supernatural” cũng cho rằng
“Akinari tried to combine the suppleness of Heian prose, the subtlety of court poetry,
the solidity of classical Chinese, and the familiarity of everyday speech to create an
elegant and graceful effect.” [47] Giai đoạn chuyển sang nghề thuốc và học hỏi từ
các bậc cao tăng, nhà quốc học giúp Ueda Akinari hình thành phong cách sáng sống
và sáng tác nghệ thuật.
Trào lưu tiểu thuyết Yomihon đương thời đang phát triển thay thế cho thể loại
tiểu thuyết khn sáo, lỗi thời trước đó. Ueda Akinari được theo học thuốc cùng thầy

Tsuga Teisho – người đầu tiên tiên phong trào lưu Yomihon, chịu sự ảnh hưởng rõ
rệt của tiểu thuyết bạch thoại Trung Quốc. Vì vậy, Akinari được tiếp biến hơi hướng
văn phong tiểu thuyết bạch thoại Trung Quốc và cũng là một trong những nhà tiên
phong cho thể loại tiểu thuyết độc bản này. Trải qua nhiều biến cố trong đời khiến
ông quay về với nghiệp văn chương. Akinari đã sáng tác thơ haikai với bút hiệu
Gyoen -Ngư Yên với hai tập Ukiyo – Zoshi. Đó là tiểu thuyết diễn tả những điều xảy
ra xung quanh cuộc sống với màu sắc châm biếm cay độc như biệt hiệu Mucho Koji
của Ueda ( Ý nghĩa là tính ngang như cua). Vào năm Minh Hồ thứ 5 (1768) ông đã
viết nên tác phẩm Ugetsu Monogatari (Truyện tối trăng mưa) và 30 năm sau, lúc cuối
đời ông đã viết tập truyện Harusame Monogatari (Truyện mưa phùn). Bao quát nội
dung của hai tác phẩm là sự đan xen giữa việc sáng tác từ đề tài Nhật Bản trong quá
khứ hay cùng thời đại và kết hợp thể hiện trí thức, nhân sinh quan về lịch sử, học vấn
và tư tưởng của Ueda. Cả hai tác phẩm tạo nên tên tuổi của Ueda Akinari, gây được
tiếng vang lớn trong văn đàn Nhật và cả thế giới.

12


Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Ueda Akinari từ việc chuyển mình qua
các tay nghề khác nhau và cả sự sa đoạ vào lạc thú đến nghiêm túc trong sự nghiệp
sáng tác nghệ thuật văn chương đều mang một dấu ấn, hình thành nên tính cách con
người của ông. Đọc tác phẩm Truyện tối trăng mưa hay Truyện mưa phùn của Akinari
phải hiểu rõ về những bước hành trình cuộc đời ơng, sẽ giúp độc giả hình dung cụ thể
câu chuyện, và hiểu rõ về những gì mà tác giả thể hiện, phán ánh trong tác phẩm.
Nhìn chung, mỗi sự việc xảy ra trong cuộc đời nhà văn đều được vận dụng sáng tạo
vào trong tập truyện. Năm 1809, Ueda Akinari mất trong cảnh mù lồ, được chơn cất
tại nghĩa trang của chùa Saifukuji.
1.1.2.Phật giáo Nhật Bản và dấu ấn trong nhân sinh quan Ueda Akinari
Trong ‘Nihonshoki’ (Nhật-bản Thư Kỷ), “Phật Giáo chính thức du nhập nước
Nhật vào ngày 13 tháng 10 năm 552, tức là năm thứ 13 của Hoàng Đế Kimmey (Khâm

Minh), vị thiên hoàng thứ 29 của Nhật Bản.” [9, Tr.11]. Các nhà nghiên cứu thì cho
rằng Phật giáo đã được du nhập đến Nhật Bản qua hai con đường, giai đoạn đầu (thế
kỉ VI - thế kỉ VII), Phật giáo được du nhập đến Nhật Bản từ Triều Tiên; giai đoạn thứ
hai (từ thế kỉ VII về sau), Phật giáo được du nhập trực tiếp vào Nhật Bản từ Trung
Quốc. Năm 604 thái tử Shôtoku biên soạn hiến pháp 17 điều là bằng chứng về sự phát
triển Phật giáo trở thành quốc giáo ở Nhật Bản.
Cũng trong cơng trình “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận” của Kimura Taiken,
Phật giáo Nhật Bản không phải du nhập trực tiếp từ Ấn Độ mà hoàn toàn từ Trung
Quốc. Tuy nhiên, có hai điều bất đồng với Phật giáo Trung Quốc. “Thứ nhất phát huy
tính Đại thừa, coi nhẹ phần ẩn dật mà thiên trọng phần hoạt động, coi nhẹ phần học
vấn mà trọng phần thực hành, […] thứ hai, bối cảnh tuy có những triết lý cao thâm,
nhưng về mặt biểu tượng giáo lý lại cực kỳ đơn giản. [26, Tr.172-173]. Vì thế, Phật
giáo ở Nhật Bản có thể đi sâu vào mọi tầng lớp, dễ hiểu và dễ thực hành, trải qua bao
thăng trầm thời cuộc thì tinh thần Phật giáo vẫn ảnh hưởng sâu đậm trong sinh hoạt
quốc dân.
Vào thời Edo, đạo Khổng mà chủ yếu là Tống Nho đã được chính quyền Mạc
Phủ chọn làm hệ tư tưởng chính thống. Vì vậy, Phật giáo không được xem trọng. Tuy
nhiên, cuối giai đoạn thời Edo chính sách “bế quan toả cảng” các chính quyền phong
kiến tập quyền kiên quyết đóng cửa, bài ngoại. Vì để chống lại sự du nhập tôn giáo
13


ngoại lai vào Nhật Bản, cùng bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền, các chùa chiền
bị biến thành nơi chống lại các tín đồ Kito giáo. Với lệnh cải cách tôn giáo tên
Shuumon Aratame, các quy luật nghiêm khắc như quản lý toàn bộ các hoạt động cùng
nhân sự tại chùa, bắt các thành viên trong gia đình đều phải đăng ký quy y tại một cơ
sở tự viện địa phương. Phật giáo thời đại Edo có sự ảnh hưởng đến tình hình chính
trị của Mạc Phủ. Từ đó, Phật giáo có sự phát triển và đặc biệt q trình bản địa hố
Phật giáo ở Nhật Bản giai đoạn này ngày càng mạnh mẽ, sâu đậm. Qua nhận định của
Nguyễn Nam Trân, thì dưới chính quyền Tokugawa Phật giáo lại mang đậm màu sắc

Nho giáo. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này trong tác phẩm của Ueda Akinari vì có sự hồ
trộn giữa văn hố, tư tưởng Nho giáo và Phật giáo.
Phật giáo Nhật Bản đi sâu vào từng ngõ ngách từ đời sống thượng lưu, từ các
tầng lớp tăng lữ, samurai, đến thương nhân, bình dân. Và văn học ln có sự gắn bó
mật thiết với đời sống xã hội. Những dấu ấn trong văn học Nhật Bản, khơng thể khơng
nói đến tính Thiền, là tư tưởng Phật giáo chủ đạo của văn hoá Nhật từ hội hoạ, kiến
trúc, viên nghệ, âm nhạc, diễn kịch, trà đạo, … Trong cơng trình “Thiền luận” của
Suzuki có nói rằng “Thiền chỉ thẳng vào sự thật hiển nhiên của đời sống thay vì khái
niệm. Thiền khơng chỉ là ý chí, nó vẫn chứa một số lượng kiến thức nào đó, cũng
ngang bằng trực giác.” [24, Tr.361]. Trong bài thơ của Basho “Một cành cây trụi
lá/Một con quạ đậu trên cành/Chiều thu sang”. Mọi vật hiện ra như một hố thẳm
huyền ẩn, là thế giới cảm thụ bằng trực giác.
Tuy nhiên, Phật giáo đã từng là quốc giáo ở Nhật Bản, vì thế có sự gắn bó mất
thiết từ đời sống sinh hoạt đến tư tưởng của con người trên đất nước này. Hình ảnh
những vì thầy tu sĩ, bậc thiền sư hay những cao tăng nổi tiếng như: Kwai-an Myokei,
Hoằng Pháp đại sư Không Hải, A tu la, Đại Ma Vương,… Cùng với không gian Phật
giáo chùa, chánh điện, địa ngục, cõi Tây phương Tịnh Độ, … Sự xuất hiện của các
những hỉnh ảnh thân quen và biểu tượng cho văn học Nhật Bản với ngụ ý phản ánh
xã hội, xây dựng tư tưởng, truyền tải những triết lý của tác giả về đời sống con người.
Điều này được thể hiện cụ thể qua những lần xuất hiện “hoạt động” của Thiền sư, từ
triết lý cao thâm hiển lộ qua những điều bình dị, hình ảnh đời sống thân thuộc với
con người trong tập truyện Truyện tối trăng mưa của Ueda Akinari.

14


Tác giả là người sinh sống trong giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi, đa dạng
về tơn giáo. Lại được tiếp nối từ các bậc thầy, cao tăng, thấm nhuần văn hố, tư tưởng
đất nước. Vì vậy, Ueda Akinari đã được trau dồi tư tưởng cùng sự trải nghiệm thực
chứng của bản thân, kết hợp với vốn sống để từ đó định hình nên tính cách, con người

ơng. Với góc nhìn tổng quan, có thể thấy Akinari khơng tơn sùng một tôn giáo cùng
tông phái cụ thể nào, mà là sự hồ trộn của đa tơn giáo. Tuy nhiên nhận thấy cụ thể
qua tác phẩm văn chương của tác giả bao quát là những vấn đề cốt lõi tinh thần Phật
giáo, tinh thần Thiền tơng như một một dịng suối bất tận trong tác phẩm của mình.
Cụ thể, tác phẩm Truyện tối trăng mưa vẽ nên bức tranh với những nhân sinh quan
về tính Thiền bởi sự đốn ngộ, phá chấp, cùng quá trình thể nghiệm của tự lực. Thiền
sư đã đến hoá độ cho thầy viện chủ hoá quỷ, bằng hình ảnh ngồi im bất động, khơng
gian tĩnh mịch đêm khuya thanh vắng trong ngôi chùa, đến sáng thì vị thầy viện chủ
phủ phục trước thiền sư. Một công án thiền sư trao cho vị thầy viện chủ là gì? Sau
này gặp lại, thiền sư dùng tích trượng bổ xuống đầu cái bóng hình người thầy kia.
Cuối cùng “tựa như ánh trăng dưới ánh mặt trời, chỉ có mảnh khăn lam trùm đầu và
mớ xương cốt trắng hếu là cịn vương lại trên đám lá cỏ.”[1, Tr.216]. Cơng án của
thiền sư trao cho thầy viện chủ bây giờ đã được hố giải rốt ráo. Như vây, chúng ta
có thể thấy dưới nhãn quan của Akinari, sự điên cuồng, đến mê muội cũng vì sự chấp
niệm, vọng tưởng, vì “cái cố chấp và cứng cỏi của lòng người” được kể dưới câu
chuyện hố giải cơng án, tinh thần phá chấp của Thiền tông.
Đặc biệt, những vấn đề về thuyết lý nhân quả, nghiệp báo được Ueda Akinari
quan niệm rõ ràng, cụ thể trong tác phẩm Truyện tối trăng mưa thơng qua sự xuất
hiện của hình ảnh và những lời răn dạy của Diêm Ma đại vương. Có thể theo truyền
thuyết Phật giáo có địa ngục, ngạ quỷ, khi đã làm điều ác, một mai chết đi không phải
là hết mà sẽ bị kết tội, chịu mọi quả báo, và người biết thấu mọi chuyện, khơng thể
chối cãi được chính là Diêm Ma đại vương. Trong truyện Cái nồi thiêng đền Kibitsu
Ueda Akinai xây dựng câu chuyện người chồng phụ bạc cha mẹ, người vợ hết lịng
chung tình để chạy theo nhân tình, vượt qua những giới hạn tận cùng của Isora khiến
cơ hóa điên thành hồn ma theo báo thù đơi tình nhân đó. Cái kết thảm khốc như một
nghiệp báo sẽ đến với những người mê muội dục vọng, phụ tình bạc nghĩa. Đây cũng
là lời cảnh tỉnh cho con người, vì mọi sự việc trên đời đều không sao tránh khỏi quy
luật “Ác dã ác báo, thiện giả thiện lai.”
15



Trong văn phong của Akinari, thể hiện rõ nét là sự phê phán con người tham
mê sắc dục đến hoá ngu muội. Điều này thể hiện mối tương quan với khái niệm sắc
dục trong nhiều kinh điển của đạo Phật. Như Kinh Dhammapada: "Sắc dục là ngọn
lửa rực cháy trong con người, nó đốt cháy và làm nóng lịng người, khiến cho họ sa
ngã trong cơn khát khao, sắc dục là một trong Tám Ám Tác, nó đưa con người vào
vịng xốy đau khổ và dẫn đến sự tái sinh liên tiếp trong vòng luân hồi" [7]. Kinh Đại
Bát Niết Bàn (Mahaparinibbana Sutta): "Sắc dục là nguyên nhân của mọi khổ đau và
phiền não trong cuộc sống, nó làm cho con người phải trải qua sự tái sinh và đau khổ
liên tục" [9]. Và trong truyện Lòng dâm của rắn cơ nàng xinh đẹp cũng hóa thành rắn
mê hoặc Toyo-o bởi vẻ điển trai cậu. Ueda Akinari xây dựng hình ảnh con rắn ma ẩn
hiện đó chính là một biểu hiện, và là biểu tượng nói đến sắc dục và ái dục - căn nguyên
của mọi khổ đau. Khi Toyo-o phải nếm qua đau khổ, vướng oan, gia đình lục đục,
tính mạng bị đe doạ, cầu cúng thầy giải phép nhưng cốt vẫn nằm ở “bản giác”.
Như vậy, từ sự tiếp biến q trình du nhập và bản địa hố Phật giáo ở Nhật
Bản, Ueda Akinari đã tiếp nhận và thể hiện nhân sinh quan Phật giáo của mình với
cách nhìn mới mẽ, độc đáo. Thơng qua các hình tượng Thiền sư hay hồn ma để phản
ánh một vấn đề đời sống con người hay quan niệm về những triết lý.
1.2. Truyện tối trăng mưa – các đặc điểm thể loại
1.2.1. Kiểu tiểu thuyết độc bản
Tiểu thuyết độc bản – Yomihon xuất hiện ở Nhật vào giữa thế kỷ XVIII, thay
thế cho loại tiểu thuyết lỗi thời, rập khuôn trước đó. Thể loại này được khởi đầu từ
vùng Kyoto – Osaka và lan dần đến Edo. Đây là thể loại tiểu thuyết chỉ dựa vào văn
viết để đọc, và trên ngun tắc khơng cần tranh vẽ đính kèm mà chỉ dựa trên bút pháp
điêu luyện và nội dung hấp dẫn để lôi cuốn độc giả. Người đầu tiên khởi đầu cho trào
lưu Yomihon chính là nhà nho, thầy thuốc Tsuga Teisho với các tác phẩm đoản thiên
truyện kinh dị như: Hanabusa Zoshi (Tập truyện xưa và nay), Shigeshige Yawa (Tập
truyện quê mùa). Các tác giả giai đoạn tiên phong thể loại Yomihon chuyên dùng chữ
Hán để sáng tác cho tiểu thuyết độc bản. Sau đó, với chủ trương quốc học, họ bắt đầu
viết bằng văn Nhật như: Tây sơn vật ngữ, Bản triều thuỷ hử truyện, … Và Ueda

Akinari xuất hiện, gia nhập sáng tác trong giai đoạn này, nên được thừa hưởng, kết

16


hợp nhuần nhuyễn giữa hai nguồn Hán – Hòa thể hiện thông qua các tác phẩm Truyện
tối trăng mưa và Truyện mưa phùn.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Lam Anh trong cơng trình Thể loại
monogatari trong thế giới văn chương tự sự cho biết “thể loại yomihon là loại truyện
truyền kỳ lấy cảm hứng từ văn học cổ điển Nhật Bản và chịu ảnh hưởng của tiểu
thuyết bạch thoại Trung Quốc. Trong dòng văn học tự sự giai đoạn hậu kì trung đại
có sự xuất hiện những tên gọi mới như “ukiyozoshi” hay “yomihon” được dùng phổ
biến để chỉ các tiểu loại của hình thức tiểu thuyết thời Edo. Điều đó phản ánh sự phát
triển ý thức về thể loại tự sự.” [32] Như vậy, tựu chung tiểu thuyết Yomihon cũng
thuộc loại truyện kể monogatari cụ thể với tác phẩm Ugetsu monogatari của tác giả
Ueda Akinari được xếp là tiểu thuyết độc bản – Yomihon nhưng vẫn có tiêu đề
monogatari. Tuy nhiên, có thể thấy Yomihon được hình thành trong giai đoạn văn
học tự sự ở Nhật phát triển cao về nghệ thuật lẫn nội dung. Vì vậy các tác phẩm tiểu
thuyết độc bản Yomihon là sự tiếp biến những tư tưởng khuyến thiện trừng ác của
nhà Nho và tư tưởng nhân quả báo ứng của nhà Phật.
Thông qua các tiểu thuyết độc bản các thời kỳ, có thể thấy sự khác nhau giữa
hai thời kỳ trung đại. Tiền kỳ Yomihon đặc trưng bởi tính cao sang, khơng đặt trọng
tâm là độc giả, tầng lớp sáng tác là những bậc tài tử trong xã hội, mục đích là thể
hiện, bày tỏ quan điểm, triết lý cuộc sống của chính bản thân mình cho những người
có học vấn ngang tầm để hiểu. Đến giai đoạn hậu kỳ, trọng tâm các tác phẩm hướng
đến là tất cả tầng lớp trong xã hội, với nội dung tác phẩm là thú tiêu khiển, những nhà
chuyên nghiệp với nghệ thuật văn chương sáng tác nên tác phẩm có trình độ nghệ
thuật cao bởi những tình tiết câu chuyện đầy ngang trái, éo le và cả những điều luân
thường đạo lý của con người, tầng lớp trong cộng đồng xã hội.
Trong dòng chảy trào lưu tiểu thuyết độc bản, Akinari cho ra đời tác phẩm

Truyện mưa phùn với những câu chuyện kể hồi sinh những câu chuyện lịch sử, thơng
qua trí tưởng tưởng, những sự trải nghiệm đầy ma quái, linh thiêng dưới nhãn quan
của con người khiến câu chuyện trở nên chân thật và thú vị, lôi cuốn đầy hài hước
nhưng là sự châm biếm đến cay độc với bối cảnh xã hội và những triết lý về cuộc
sống con người. Tiểu thuyết độc bản là thể loại mà theo Akinari, ơng cho rằng nó

17


hàm chứa một giá trị xã hội, đây là nơi để tác giả thể hiện trọn vẹn những quan niệm
cá nhân một cách tự nhiên về thế giới và cuộc sống con người.
Ueda Akinari đã sáng tác tiểu thuyết Ugetsu monogatari và được đánh giá là
một kiệt tác của thể loại Yomihon tiền kỳ. Đã được tác giả ấp ủ, chỉnh sửa qua 8 năm
trước khi ra mắt bạn đọc vào năm 1776. Đây là một tác phẩm hay nhất trong truyện
truyền kỳ Nhật Bản, đồng thời cũng là tác phẩm có giá trị nhất trong sự nghiệp văn
học của Ueda Akinari. Những câu chuyện trong tác phẩm là sự hồ trộn các văn hố
truyền thống một cách phong phú. Những câu chuyện dưới hình thức tự sự nhưng
khơng khẳng định trực tiếp quan điểm, hàm ý tác giả, mà được thể hiện thông qua gợi
ý và ngụ ý. Lời nhân vật thể hiện trong tác phẩm cũng chính là quan niệm triết lý tác
giả, hay những sự xuất hiện các nhân vật, hành động từ thiền sư đến ma quái và cả
thiên nhiên đều có một ngụ ý.
Theo luận giải của dịch giả Leon M.Zolbrod “U có nghĩa là 'mưa'. Getsu có
nghĩa là 'mặt trăng.' Monogatari đề xuất một thể loại hư cấu tao nhã, chẳng hạn như
trong các câu chuyện tình lãng mạn của Nhật Bản thời cổ đại.” [ 47]. Và Ugetsu cũng
tương thích với một bản tuồng Nô, câu chuyện kể về chuyến đi của Saigyo và cuộc
gặp gỡ với thế giới linh hồn. Tiêu đề của tác phẩm Ugetsu monogatari là sự gợi nhớ
ký ức về Saigyo và gợi lên thế giới siêu nhiên. Đồng thời cho thấy dịng chảy từ thơ
ca đến văn xi, kịch cổ điển của Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong tập Truyện tối trăng mưa gồm có 9 truyện, được dịch giả Nguyễn Nam
Trân chia làm 2 tập thượng và hạ. Tập Thượng có truyện Đỉnh ốn hờn, Hẹn mùa

hoa cúc, Ngôi nhà trong lau sậy, Cá chép trong giấc mơ, tiêu đề chính của tập Thượng
lấy tên Căn nhà trong lau sậy. Tập Hạ gồm có Tiếng chim thần bí, Cái nồi thiêng đền
Kibitsu, Lòng dâm của rắn, Khăn lam trùm đầu, Bàn về giàu nghèo, tiêu đề của tập
này là Lòng dâm của rắn. Tác phẩm xuất hiện trong trào lưu tiền kỳ tiểu thuyết độc
bản, lúc này các tác phẩm được viết chủ yếu bằng chữ Hán và ảnh hưởng dòng tiểu
thuyết Trung Quốc. Điều này cụ thể trong tác phẩm Truyện tối trăng mưa của Ueda
Akinari với lời tựa viết bằng chữ Hán. Cùng sự dung hoà khi được vận dụng chen các
điển cố Trung Quốc như ở truyện Đỉnh Oán Hờn việc Thái thượng hoàng lấy sự việc
nhà Chu bao năm chinh phạt diễn ra liên miên, nhưng dựng nên cơ nghiệp lâu dài, là
triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Quốc đến tám trăm năm, để phân minh mình
18


×