Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bạo lực học đường qua thực tiễn tại trường trung học phổ thông thái phiên, quận thanh khê, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

NGUYỄN HỒNG HẠNH NGUYÊN

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA THỰC TIỄN
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN,
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022-2023
Tên đề tài:

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA THỰC TIỄN
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN,
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành học : Sư phạm Giáo dục Cơng dân
Niên khóa

: 2019-2023


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Hạnh Nguyên
Người hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Kim Tiến

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Khóa luận chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu như có bất cứ vấn đề gì xảy ra liên quan
đến tính chính xác của Khóa luận này.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của Th.S Nguyễn Thị
Kim Tiến, người cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi
hồn thành khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cơ giáo Trong Khoa Giáo dục chính
trị, các thầy cơ giáo đã trực tiếp, tận tình giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT
Thái Phiên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Khóa luận này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cơ giáo, các bạn bè để khóa luận được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023
Tác giả


Nguyễn Hoàng Hạnh Nguyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Cấu trúc đề khóa luận ................................................................................. 3
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................................................... 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan tới vấn đề nghiên cứu ................... 4
1.1.1. Khái niệm bạo lực ................................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm bạo lực học đường............................................................... 4
1.2. Biểu hiện của bạo lực học đường............................................................. 4
1.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường ....................................................... 5
1.3.1. Do các vấn đề tâm lý tuổi mới lớn ........................................................ 5
1.3.2. Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm của gia đình ................ 6
1.3.3. Do ảnh hưởng từ mơi trường ................................................................ 8
1.4. Hậu quả của bạo lực học đường ............................................................ 12
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 14
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN QUẬN THANH KHÊ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................................... 15

2.1. Vài nét khái quát về trường Trung học phổ thông Thái Phiên, Quận
Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng .................................................................. 15
2.1.1. Lịch sử hình thành trường Trung học phổ thơng Thái Phiên, Quận
Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng .................................................................. 15


2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường
Trung học phổ thông Thái Phiên, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng ... 15
2.2. Thực trạng bạo lực học đường tại trường Trung học phổ thông Thái
Phiên, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng .............................................. 16
2.2.1. Thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra tại trường Trung học phổ
thông Thái Phiên, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. .......................... 16
2.2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh Trung học Phổ thông Thái Phiên về
hành vi bạo lực học đường. .......................................................................... 23
2.2.3 Thực trạng thái độ của học sinh trường Trung học Phổ thông Thái
Phiên về hành vi bạo lực học đường. ........................................................... 29
2.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của học sinh tại
trường Trung học phổ thông Thái Phiên, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà
Nẵng ............................................................................................................ 32
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 32
2.3.2. Các nguyên nhân khách quan ............................................................. 35
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 41
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................... 42
3.1. Nâng cao năng lực học tập và rèn luyện của học sinh ............................ 42
3.2. Nâng cao năng lực quản lý, củng cố nề nếp kỷ cương, tổ chức kỷ luật nhà
trường một các khoa học và hiệu quả ........................................................... 45
3.3. Nhà trường tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh, kết hợp chặt chẽ
giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nhân cách học

sinh .............................................................................................................. 47
3.4. Phối hợp tốt với các lực lượng xã hội để giáo dục thế hệ trẻ .................. 49
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TỪ VIẾT TẮT

STT

DIỄN DÃI

1

BL

Bạo lực

2

BLHĐ

Bạo lực học đường

3

GD


Giáo dục

4

THPT

Trung Học Phổ Thông


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

STT Bảng

Tên bảng

1

2.1

Số lượng vụ BLHĐ tại trường THPT Thái Phiên

2

2.2

Hình thức BLHĐ của học sinh trường THPT Thái Phiên

3


2.3

Hành động của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ

4

2.4

Địa điểm xảy ra các hành vi BLHĐ

5

2.5

Nhận xét của học sinh về các hành vi BLHĐ tại các địa
điểm xảy ra BLHĐ

6

2.6

Nhận thức của học sinh THPT Thái Phiên về hành vi bạo
lực học đường

7

2.7

Nhận thức của học sinh THPT Thái Phiên về các loại bạo
lực học đường


8

2.8

Nhận thức của học sinh trường THPT Thái Phiên về các
hình thức BLHĐ hiện nay

9

2.9

Học sinh trường THPT Thái Phiên biết về BLHĐ qua các
nguồn thông tin

10

2.10

Nhận thức của học sinh trường THPT Thái Phiên về mức
độ nghiêm trọng của BLHĐ

11

2.11

Nhận thức của học sinh trường THPT Thái Phiên về hậu
quả của BLHĐ đối với sự ổn định, trật tự, anh ninh, bầu
khơng khí của lớp học, nhà trường và xã hội


12

2.12

Thái độ của học sinh trường THPT Thái Phiên khi chứng
kiến các vụ BLHĐ

13

2.13

Thái độ của học sinh trường THPT Thái Phiên về các
hành vi BLHĐ của bạn đối với mình

14

2.14

Các nguyên nhân dẫn đến BLHĐ từ bản thân học sinh

15

2.15

Các kỹ năng mà học sinh thường được dạy tại gia đình

16

2.16


Các hoạt động được lớp học, nhà trường tổ chức

17

2.17

Các hoạt động được lớp học, nhà trường tổ chức

18

2.18

Những hoạt động học sinh thường thực hiện khi rảnh rỗi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường học là nơi cung cấp cho các em học sinh những kiến thức, tri thức ở
nhiều lĩnh vực, giúp các em được bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức, phẩm chất,
tâm hồn trong sáng; là nơi cho các học sinh chắp cánh ước mơ vào tương lai. Khơng
những thế, nơi đây cịn hướng các em tới lòng nhân ái, bao dung và dạy dỗ các em
những quan niệm đúng đắn trong cuộc sống. Chính vì vậy, ở lứa tuổi cắp sách đến
trường các em học sinh giao lưu, kết giao gặp gỡ và có thêm những mối quan hệ mới,
đó là bạn bè. Trong mối quan hệ bạn bè các em học sinh không thể tránh khỏi những
mâu thuẫn, xung đột và xích mích với nhau. Điều này khơng chỉ đơn thuần là tranh cãi
để giải quyết vấn đề mà đã tiến tới hành vi lớn hơn, điển hình là bạo lực học đường.
Bạo lực học đường từ trước đến nay luôn được dư luận xã hội quan tâm và
đang phản ánh thực trạng này diễn ra ngày càng nhiều, hành vi có bạo lực được biểu
hiện với những chiều hướng khác nhau, biểu hiện này có sự thay đổi theo chiều hướng
tiêu cực. Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực, sức mạnh của bản thân mà còn sử

dụng các vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng như gậy gộc, ống nước, dao, mã tấu,... Đặc
biệt là tình trạng các em học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây dưới hình thức
đánh hội đồng, làm nhục bạn, quay phim phát tán trên mạng xã hội mang lại nhiều
thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. Hơn nữa, ngoài bạo lực gây tổn
thương về thể xác, học sinh hiện nay còn bạo lực tinh thần bằng việc xúc phạm, lăng
mạ, chửi bới, đe dọa và cô lập một hoặc nhóm học sinh. Hành vi bạo lực mang lại
nhiều hậu quả cho nhiều người từ học sinh gây ra bạo lực, học sinh bị bạo lực, gia
đình, nhà trường và toàn xã hội. Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc
biệt các thiết chế trong trường học rất là quan trọng. Dù vậy, các giải pháp đó hiện giờ
vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của
các em học sinh ở Trung học phổ thông.
Học sinh học cấp bậc Trung học phổ thông là đối tượng học sinh ở độ tuổi
thanh niên là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn
phát triển cao về thể chất sinh lý, tâm lý và xã hội. Trong đó có những biến chuyển
tâm lý, suy nghĩ hết sức là phức tạp. Chính yếu tố phát triển tâm lý cũng như thể chất
và nhân cách chưa hoàn thiện khiến cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng

1


hoảng về tâm lý, dẫn đến thiếu suy nghĩ và hành động sai lệch so với yêu cầu và chuẩn
mực xã hội.
Do đó nghiên cứu về thực trạng bao lực học đường ở trường Trung học phổ
thông, Thành phố Đà Nẵng hiện nay để đánh giá được thực trạng cũng như các yếu tố
dẫn đến tình trạng bạo lực học đường để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình
trạng bạo lực học đường ở cấp Trung học phổ thông hiện nay.
Với tất cả những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Bạo lực học đường qua thực
tiễn tại trường Trung học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường đối
với học sinh tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phân
tích tìm ra những ngun nhân của tình trạng này. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại trường
Trung học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đồng thời
nâng cao ý thức, hiểu biết của học sinh với vấn nạn bạo lực học đường giúp các em
học sinh có một mơi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng và
cả nhân cách.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề trên, khóa luận nghiên cứu các nội dung liên quan đến
bạo lực học đường và bạo lực học đường ở cấp Trung học phổ thông và thực trạng bạo
lực học đường ở trường Trung học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng. Từ đó, đánh giá thực trạng bạo lực học đường ở trường Trung học phổ thông
Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Và đề xuất một số biện pháp nhằm
hạn chế bạo lực học đường ở trường Trung học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở học
sinh tại trường Trung học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

2


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Trường Trung học phổ thông Thái Phiên,
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
- Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Thời gian thu nhập thông tin, khảo sát đối
tượng nghiên cứu từ năm 2017 cho đến năm 2020.
5. Cấu trúc đề khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận chia
làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bạo lực học đường tại cấp Trung học phổ
thông.
Chương 2: Thực trạng về bạo lực học đường ở trường Trung học phổ thông
Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường tại trường Trung
học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm bạo lực
Bạo lực là những hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối
hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên dưới một chiều dựa trên ưu thế
bề ngồi, khơng có sự thừa nhận của người yếu thế.
1.1.2. Khái niệm bạo lực học đường
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bạo lực học đường. Dưới góc độ khoa học
giáo dục: Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường
gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường.
Nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm: Bạo lực học đường là sự xâm hại
của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà
trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên với học sinh và học sinh với giáo
viên. Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khỏe hoặc danh dự của người bị hại hoặc xâm
phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra
trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra cả bên ngoài nhà trường. Từ sự tìm hiểu

một số khái niệm trên ta có thể hiểu: “Bạo lực học đường là những lời nói và hành vi
thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây
nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học”.
1.2. Biểu hiện của bạo lực học đường
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, đầu tiên bắt
nguồn từ việc các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về nhân cách, đạo đức, lối
sống dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu kiềm chế bản thân. Bạo lực
học đường là một trong những biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong đó hành vi
hung tính được hiểu là hành vi gây nguy hiểm cho người khác, mang tính thù địch,
khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng và sợ hãi, được biểu hiện rõ ràng bằng
cường độ biểu đạt lời nói (chỉ trích, đe dọa), hành vi (lăng mạ, đánh đập, mạt sát) và
thái độ (kiêu căng, lườm).
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đã và đang là “vấn đề nóng” khiến dư
luận bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục. Đặc biệt các

4


vụ gây hấn, đánh nhau khơng chỉ có các em học sinh nam tham gia mà thực tế đã xảy
ra rất nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau, đáng nói số vụ bạo lực học đường của học sinh
nữ còn nhiều hơn cả nam. Điều lo ngại hơn là trước những hành vi bạo lực ấy, rất
nhiều người đã vô cảm, thờ ơ, khơng những khơng can ngăn mà cịn tung lên mạng xã
hội các clip có những hình ảnh bạo lực này.
Qua đó, ta thấy được rằng tình trạng bạo lực học đường hiện nay đã trở thành
điều đáng lo ngại khơng chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là vấn đề cần quan tâm
nhiều nhất dành cho xã hội, với các biểu hiện tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt cho
nền giáo dục và cần được ngăn chặn triệt để ngay lập tức.
1.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường
Bàn về nguyên nhân của bạo lực học đường các nhà xã hội học, các chuyên gia
tâm lý, các phương tiện thông tin đại chúng,... đã đưa ra và phân tích rất nhiều nguyên

nhân khác nhau khiến học sinh có những hành vi bạo lực chốn học đường, chủ yếu là
các nguyên nhân sau:
1.3.1. Do các vấn đề tâm lý tuổi mới lớn
Phần lớn học sinh Trung học phổ thông đều mong muốn được khẳng định cái
“Tôi” của mình trong quan hệ với bố mẹ và những người thân trong gia đình. Ở lứa
tuổi này tự ý thức và nhu cầu độc lập phát triển mạnh mẽ. Do đó, các em bắt đầu nhận
thức được quyền của mình trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình
chăm sóc cuộc sống của bản thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của
mình về tình bạn, tình u... Có thể nói, tự khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình
là một nhu cầu tích cực của học sinh Trung học phổ thơng, thể hiện mong muốn khẳng
định cái “Tôi” của bản thân theo hướng thay đổi vai trò và mối quan hệ trong gia đình,
các em mong muốn được tự khẳng định bản thân mình theo hướng tự chịu trách
nhiệm, tự quyết định cho những việc làm của mình, do đó cha mẹ và những người lớn
trong gia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này. Sự quan tâm
của cha mẹ như động viên, khích lệ, khuyến khích con cái, quan tâm tới đời sống tâm
lý và đời sống tinh thần của con cái giữ vai trò rất quan trọng đối với các em.
Học sinh Trung học phổ thơng có đời sống tình cảm rất phong phú, mn hình
mn vẻ và phức tạp, mạnh mẽ. Các em rất giàu cảm xúc, giàu tâm trạng, giàu ước mơ
và lý tưởng, hoài bão và khát vọng nhưng các em cũng rất dễ bị tác động xấu lôi kéo.
Sự bốc đồng tâm lý do bị kích động ở các em nếu không được định hướng sẽ dẫn tới

5


bạo lực. Ở lứa tuổi này các em phát triển mạnh về giao tiếp và các mối quan hệ xã hội
bên ngoài, chịu ảnh hưởng của bè bạn, của xã hội nhiều hơn của bố mẹ nhưng khả
năng tự chủ, tự kiềm chế kém trong khi đó những tiêu cực của xã hội ngày càng nhiều,
các giá trị, chuẩn mực xã hội, văn hóa truyền thống của dân tộc bị xói mịn, sự bùng nổ
thơng tin làm các văn hóa phẩm độc hại du nhập ngày một nhiều... Làm cho học sinh
dễ bị những tác động xấu ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức học đường, đến việc gây

ra những hành vi bạo lực.
Lứa tuổi học sinh Trung học phổ thơng, do sự phát triển thiếu tồn diện, thiếu
hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong
kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống khiến các em có những hành vi bạo lực
nơi học đường. Một số có những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức
như thiếu lễ độ với thầy cô, lười học, ham chơi, sống đua đòi, tụ tập gây gổ đánh nhau,
vi phạm pháp luật... Mặc dù các em thiếu kỹ năng sống nhưng lại thích thể hiện bản
thân một cách thái quá, thiếu khả năng kiềm chế và cách ứng xử văn hóa với những
mâu thuẫn nhỏ nhặt, thậm chí cịn cấu kết với những thanh niên xấu bên ngoài để đánh
bạn. Chính sự thay đổi quá nhanh của xã hội làm cho trẻ khơng kịp thích ứng trong khi
người lớn dần ít quan tâm hơn đến đời sống của con cái, tâm lý trẻ trong giai đoạn này
lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn tới thái độ sống không đúng đắn và có những hành
vi xấu.
1.3.2. Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm của gia đình
Hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường mà nhiều bậc cha mẹ mải mê làm
ăn, chạy theo kinh tế, giao phó con cái cho nhà trường. Tình trạng bạo lực trong gia
đình cũng là một phần nhân tố ảnh huởng không tốt và một khi bạo lực gia đình vẫn
cịn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn cịn nguy cơ gia tăng.
Gia đình là yếu tố có mức độ ảnh hưởng và tác động mạnh nhất đến định hướng
giá trị nhân cách của học sinh Trung học phổ thơng. Gia đình là nơi diễn ra những mối
quan hệ xã hội đầu tiên của con người, những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và
cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia
đình, các em nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên, gia đình là mơi
trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời của con người. Theo
nghiên cứu, có tới 86% số học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận những kỹ
năng sống, cách giao tiếp, cách ứng xử xã hội từ bố mẹ và các thành viên trong gia

6



đình. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc cha mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành
thời gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm
sóc và tự phục vụ bản thân mình.
Các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định
hướng giá trị nhân cách của học sinh Trung học phổ thông. Các hình thức như động
viên, khen thưởng, nhắc nhở, phê bình, cho con tự quyết định một số công việc rất có
hiệu quả và tác dụng tích cực đối với các em nhưng nhiều bậc cha mẹ lại dùng các
hình thức như mắng mỏ, roi vọt, nhiếc móc... và ít dành thời gian quan tâm tới con cái.
Nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa
học: bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm,...; gia đình mà cha mẹ có
những hành vi lệch chuẩn thì nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch
lạc.
Thực tế cho thấy những học sinh hay gây gổ đánh nhau hoặc có hành vi phạm
tội phần lớn bắt nguồn từ gia đình. Những cảnh sống khơng hồ thuận, thường xảy ra
mâu thuẫn, xung đột trong gia đình có ảnh hưởng xấu đến tình cảm, tâm tư, tâm trạng
của các em. Phương pháp giáo dục không đúng của cha mẹ cũng ảnh hưởng xấu đến
trẻ. Đó là sự chiều chuộng thái quá, thoả mãn vơ ngun tắc những địi hỏi của con cái
hoặc sự đối xử hà khắc, thô bạo của cha mẹ làm cho trẻ thù ghét cha mẹ sinh ra liều
lĩnh và dễ sa ngã. Do bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm hoặc cha mẹ là
những người nghiện ma túy, cờ bạc, làm ăn phi pháp,... Nguyên nhân của những vụ
bạo lực có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà
trường, những thành phần xấu, thậm chí những người lớn trong gia đình. Nhiều học
sinh có cha mẹ, người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư
xử khơng đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hàng ngày của họ đã vơ
tình gieo trong các em những suy nghĩ khơng tốt, dẫn tới việc các em có lối cư xử,
hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè, với thầy cơ. Gia đình có ảnh hưởng
rất lớn đến sự lựa chọn các giá trị cuộc sống của các em, trước hết là nhân cách của bố
mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc của bố mẹ, lối sống của gia đình. Vậy
nhưng, nhiều bậc cha mẹ lại không nhận thức được điều này mà có tư tưởng khốn
trắng việc giáo dục cho nhà trường, họ khơng quan tâm đến đời sống tâm lý tình cảm

và các mối quan hệ xã hội của con cái mà chỉ mải mê chạy theo kinh tế, thỏa mãn các

7


nhu cầu vật chất cho chúng. Sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ cũng khiến
chúng có những hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.
1.3.3. Do ảnh hưởng từ môi trường
Do phim ảnh, sách báo, đồ chơi và những trị chơi mang tính bạo lực Thời kỳ
hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng không tránh khỏi những sự độc hại
tràn vào làm vẩn đục mơi trường văn hóa giáo dục. Bên cạnh đó cơng tác giáo dục
chưa tốt và các văn bản pháp quy, các quy định về hành vi ứng xử chưa chặt chẽ cũng
làm trầm trọng thêm vấn nạn bạo lực học đường. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã
hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game
online, đồng thời cũng bị nhiễm khuẩn từ những cảnh bạo hành trong gia đình và xã
hội. Chính người lớn góp phần khơng nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ của
trẻ.
Thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh
nhau gây xơn xao dư luận có việc bắt chước các hình mẫu. Trong khi đó, qua nghiên
cứu cho thấy hình mẫu của các em hầu hết là ở trong các trò chơi game. Theo kết quả
kiểm tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy: 77% hiện nay là đánh nhau,
giết người; 9% là cờ bạc; chỉ có 14% là có yếu tố tích cực. Tỷ lệ chơi game của các
cấp học là: Tiểu học có 2/3 số học sinh chơi game; Trung học cơ sở là 81%; Đại học
75%. Đây là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực. Nhiều người cho rằng bạo lực học
đường xuất phát từ game online. Học sinh ngày nay tiếp cận những phương tiện giải trí
như game online khơng xa lạ gì những cảnh bạo lực từ trị chơi này, tồn những cảnh
đấm đá man rợ mà các em là người nhập vai. Khi đối diện với những cảnh rùng rợn
khuôn mặt các em tỏ ra hân hoan, thỏa mãn. Các game bạo lực này đang dần phá hủy
tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn.
Ở lứa tuổi học sinh, việc các em khám phá và hành động một cách tự do để

khẳng định mình trong mắt người lớn và bạn bè đã trở thành một nhu cầu. Đến với trò
chơi điện tử, các em đựơc làm theo những gì mà mình thích để thỏa mãn sự tị mị
mang tính tâm lý. Tuy nhiên, do chưa đến tuổi trưởng thành nên các em chưa có đủ kỹ
năng làm chủ thời gian và cảm xúc của bản thân vì vậy có rất nhiều trường hợp chìm
đắm trong một thế giới xa lạ dẫn đến rối loạn tâm lý và hậu quả khôn lường nếu các
game thủ mang chính những kỹ năng của mình từ trò chơi điện tử áp dụng vào đời
sống hiện thực.

8


Bên cạnh những trò chơi bạo lực trên internet là hàng loạt các đồ chơi (súng,
kiếm,...), các bộ phim, tranh ảnh, sách báo đầy dãy trên thị trường có ảnh hưởng không
nhỏ đến sự gia tăng nạn bạo lực học đường
Giáo dục (GD) trong nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa chú trọng
nhiệm vụ giáo dục con người. Xu hướng trong các nhà trường hiện nay vẫn còn coi
trọng dạy chữ hơn dạy người, các em gần như phải học cả ngày, dưới áp lực của thi cử
và các chỉ tiêu nhà trường đặt ra mà thường là chỉ tiêu về chất lượng học lực đã làm
cho giáo viên phải đầu tư nhiều vào việc truyền thụ kiến thức văn hóa nên cịn rất ít
thời gian cho giáo dục đạo đức, thể, mỹ dẫn tới học sinh cũng căng thẳng, mệt mỏi
chán chường, sợ học và giảm hứng thú khi đến trường nên hiệu quả của việc giáo dục
kỹ năng sống cho các em còn nhiều hạn chế.
Ở bậc Trung học phổ thơng, chương trình Giáo dục công dân rất nặng về kiến
thức trừu tượng, hàn lâm làm học sinh thiếu hứng thú và hiệu quả giáo dục khơng cao.
Nhìn chung các bài học nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn
cho học sinh, hình thành nhân cách khơng rõ nét, trẻ dễ bị tác động bởi hoàn cảnh xã
hội. Nhà trường vốn là nơi tiêu biểu cho việc truyền bá những giá trị đạo đức làm
người bên cạnh việc truyền thụ những tri thức chuyên môn vậy mà giờ đây cái xấu, cái
ác, cái vô đạo đức lại xuất hiện nhiều trong môi trường giáo dục. Hiện tượng bạo lực
học đường khơng cịn ở mức cá biệt, hiếm thấy mà đã trở thành một cách ứng xử có xu

hướng ngày càng phổ biến trong học sinh. Xã hội đang lo lắng vì bạo lực học đường,
điều đó nói lên đạo đức của tuổi trẻ bị xuống cấp. Học đường là nơi đào tạo nhân tài và
đạo đức của con người nhưng bây giờ đã bị đen hóa vì bạo lực mà học sinh gây ra
khiến tất cả những cơ quan có chức năng đang tìm cách chấn chỉnh vấn nạn này.
Chương trình học q tải, học sinh khơng theo kịp chương trình do nhiều
ngun nhân. Đầu tiên vì bệnh thành tích, học sinh được đưa lên lớp trên, kiến thức cũ
chưa nắm, không thể theo kịp kiến thức mới làm cho học sinh chán học, quay ra quậy
phá trong lớp rồi kết băng nhóm trong và ngồi trường gây sự với lớp khác, trường
khác tạo nên bạo lực học đường. Chương trình học tập nặng nề hiện nay cũng khiến
học sinh khơng có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ,...
để rèn luyện nhân cách. Bản thân thầy cô cũng bị áp lực dạy nặng nề nên bng lỏng
việc dạy làm người. Vì vậy, học sinh khơng có các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, giải

9


quyết xung đột nảy sinh, tâm sinh lý dễ xúc động, thiếu kiềm chế trong khi các bài
giảng về dạy người, dạy kỹ năng sống còn sơ sài qua loa.
Thực tế hiện nay lương giáo viên cịn thấp, khơng đủ trang trải cho cuộc sống
nên nhiều thầy cô phải dạy thêm kiếm tiền mà ít có thời gian chun tâm tới nhiệm vụ
giáo dục học sinh ở nhà trường. Có trường hợp giáo viên còn o ép học sinh để dạy
thêm tăng thu nhập, rồi những tiêu cực trong thi cử đã ảnh hưởng rất lớn tới các em.
Học sinh ngày nay có nhiều em rất hư: ngang nhiên coi thường thầy cô, ngỗ
ngược, vô lễ, tấn công hành hung thầy cô giáo,... Phổ biến nhất là hiện tượng lười học
vi phạm kỷ cương, nề nếp, dân chủ quá trớn, nói năng, cư xử thiếu văn hóa,... Đây
cũng là một yếu tố khiến nhiều giáo viên không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc
phạm nên đã có những hành vi bạo lực đối với học sinh. Ở trong các nhà trường hiện
nay còn thiếu những tấm gương nhà giáo mẫu mực, những hình mẫu tiêu biểu để các
em tơn kính, học tập và noi theo, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo nên
những nhân cách tốt đẹp, tồn diện trong mơi trường giáo dục.

Thực tế cho thấy nhiều sinh viên sư phạm mới ra trường chưa có nhiều kỹ năng
xử lý tình huống trong lớp học, kỹ năng ứng xử và phân tích tâm lý học sinh vì vậy
khó tránh khỏi tình trạng giáo viên khơng làm chủ được mình dẫn tới bạo lực với học
trị. Cũng không hiếm trường hợp người thầy gây ra bạo lực trong trường và cũng xảy
ra nhiều trường hợp thầy cô giáo trở thành nạn nhân của hành động thiếu kiềm chế của
học sinh. Xã hội, nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp
thiết thực, đồng bộ, triệt để. Nhà trường không giữ chặt kỷ cương, khơng có biện pháp
quản lý tốt, nhiều trường học cịn chủ quan trong cơng tác phịng chống bạo lực học
đường.
Mặc dù Nhà nước có những chính sách tăng lương, ưu đãi cho giáo viên. Song
về cơ bản thu nhập của giáo viên còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, mơi
trường của khơng ít cơ sở giáo dục chưa thực sự thấm nhuần tính nhân văn mà bệnh
thành tích, chỉ tiêu thi đua,... là những ví dụ: Chính sách giáo dục của Đảng và Nhà
nước khi được triển khai đến các cơ sở chưa đạt hiệu quả cao. Khi mà những nhà quản
lý, những người đứng đầu chưa giữ chặt được kỷ cương của tổ chức, chưa gương mẫu
thì nguy cơ bạo lực học đường vẫn cịn tiềm tàng.
Hiện nay, việc thi vào trường sư phạm không khó khăn, có nhiều cơ sở đào tạo
giáo viên chạy theo lợi nhuận, không chú trọng công tác tuyển lựa, thiếu chặt chẽ trong

10


đào tạo, sẽ đào tạo ra những giáo viên tương lai yếu kém cả về đạo đức lẫn trình độ
chuyên mơn. Tình u nghề của sinh viên sư phạm rất quan trọng, song tình u đó
cần được ni dưỡng và phát triển bằng các cơ chế, chính sách hợp lý, trong một mơi
trường sư phạm đầy tính nhân văn nếu khơng nó cũng rất dễ bị thui chột. Nếu chúng ta
có cơ chế, mơi trường tốt sẽ khiến cho họ có tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Các
hiện tượng như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ,... trong giáo dục khiến
cho những giáo viên có tâm huyết bng xi chán nản dẫn đến những lời nói, hành vi
thiếu kiềm chế.

Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là
một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến nên không ý thức được sâu sắc về
tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng và con
người nói chung. Chỉ vài năm trở lại đây, bạo lực học đường đã xảy ra phổ biến, trở
thành một vấn nạn của xã hội chúng ta mới khơng khỏi giật mình và kinh ngạc. Mặc
dù đã đưa ra một số giải pháp nhưng xã hội và nhà trường vẫn chưa có sự quan tâm
đúng mức tới vấn nạn này, chưa có những giải pháp thiết thực và đồng bộ, triệt để
nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn bạo lực học đường, một số nhà trường cịn chủ quan,
lơ là trong cơng tác phịng, chống bạo lực học đường và cho rằng đó là chuyện bình
thường ở trường học nào, trong thời kỳ nào cũng có. Do đó, bạo lực học đường khơng
những thun giảm mà ngày càng có chiều hướng gia tăng với những mức độ và tính
chất nguy hiểm hơn.
Học sinh hiểu biết về pháp luật cịn q ít: Giáo dục nhà trường của chúng ta
mặc dù nặng về dạy chữ hơn dạy làm người nhưng các môn học như: môn Lịch sử,
môn Giáo dục công dân,... lại không được chú trọng và dành q ít thời gian. Mơn
Giáo dục cơng dân ở trường Trung học phổ thông với những kiến thức khô cứng trừu
tượng không tạo được hứng thú học tập cho các em. Lứa tuổi học sinh Trung học phổ
thông do thiếu hiểu biết về pháp luật nên các em không nhận thức được những hành vi
sai trái dẫn đến việc xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Một số xu
hướng bạo lực từ gia đình và thầy cô đã ảnh hưởng tới cách hành xử của học sinh với
bạn bè và những người xung quanh.
Việc đưa pháp luật vào trường học đã được thực hiện từ năm 1987 (lồng ghép
vào môn Giáo dục công dân) nhưng chỉ được xem là môn phụ. Bộ môn Giáo dục công
dân phải gánh thêm quá nhiều nội dung khác như giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản,

11


giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chính sách quốc phịng,... vì thế,
trong q trình giảng dạy rất nặng tính hình thức trong khi đó chỉ có một tiết trong một

tuần. Một thực tế nữa là đội ngũ giáo viên giảng dạy môn pháp luật, môn Giáo dục
cơng dân cịn thiếu nhiều về số lượng, hạn chế về trình độ chun mơn, tình trạng dạy
khơng đúng chun mơn cịn phổ biến. Nhiều trường cịn hờ hững với việc phổ biến
pháp luật đặc biệt là đối với những giờ ngoại khóa, ngồi đội ngũ giáo viên, sách giáo
khoa, giáo trình thiếu hụt trầm trọng thì việc học chay cũng làm cho môn học kém hấp
dẫn không thu hút được học sinh.
1.4. Hậu quả của bạo lực học đường
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường
Đối với nạn nhân:
Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: Học sinh bị bạn bè đánh
đập, bị quay phim rồi tung lên mạng sẽ bị chấn thương tâm lý, bị sốc về tinh thần, cảm
thấy xấu hổ với bạn bè và những người xung quanh. Những học sinh bị đánh, thầy cô
giáo bị hành hung không chỉ bị xây sát nhẹ mà phải nằm viện với những di chứng tổn
thương về thể xác: gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não,... Thậm chí bị hoảng loạn bị
thần kinh phải bỏ dạy, bỏ học,... Nhiều trường hợp bị bạo lực tinh thần qua internet
gây tổn thương tâm lý và phải chuyển trường.
Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại: Những gia đình có con
em gây ra bạo lực học đường khơng khỏi bàng hồng đau xót, những học sinh gây bạo
lực đã làm ảnh hưởng rất lớn tới cha mẹ và những người thân về cả tinh thần lẫn kinh
tế đối với gia đình và bản thân người bị hại phải chịu tổn thương về tinh thần và thể
xác thậm chí cịn nguy hiểm đến tính mạng, thiệt hại về kinh tế,...
Tạo tính bất ổn trong xã hội: Bạo lực học đường với thực trạng hiện nay đã tạo
ra tâm lý lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Đối với người gây ra bạo lực:
Con người phát triển khơng tồn diện: Các em gây ra bạo lực học đường có
những hành vi lệch chuẩn biểu hiện sự xuống cấp của đạo đức học đường, mất dần
nhân tính, phát triển ngược trở lại phía “con” tạo nên những nhân cách méo mó khơng
tốt đẹp.
Là mầm mống của tội ác: Bạo lực học đường có thể dẫn tới tội phạm sau này.
Tâm lý trẻ trong giai đoạn vị thành niên thiếu ổn định xốc nổi nên dẫn tới thái độ sống


12


không đúng đắn và những hành vi xấu, nếu không kịp uốn nắn, đó chính là căn ngun
tội phạm. Rất nhiều trường hợp chỉ vì xích mích, mâu thuẫn nhỏ với bạn bè mà các em
có hành vi hành hung gây thương tích, gây tử vong cho người bị hại.

13


Tiểu kết chương 1
Bạo lực học đường là những lời nói và hành vi thơ bạo, ngang ngược bất chấp
cơng lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần
và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay với các dạng
biểu hiện đa dạng và phức tạp đã để lại nhiều hậu quả khó lường. Nó có tác động và
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh trong nhà trường. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường trong nhà trường phổ thông hiện nay sẽ giúp
các nhà giáo dục nắm bắt được tình hình để từ đó có các biện pháp giáo dục học sinh
phòng chống tệ nạn bạo lực đang có xu hướng gia tăng, xây dựng mơi trường giáo dục
tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.

14


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI PHIÊN,
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Vài nét khái quát về trường Trung học phổ thông Thái Phiên, quận Thanh

Khê, thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Lịch sử hình thành trường Trung học phổ thơng Thái Phiên, quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng
Trường THPT Thái Phiên được thành lập vào năm 1963 với tên gọi ban đầu là
trường trung học Cơng lập Ngoại Ơ. Khi ấy, cơ sở vật chất của trường vô cùng đơn sơ,
được làm bằng vơi và lợp mái ngói chỉ vỏn vẹn có một lớp khoảng 50 học sinh. Lúc
ấy, trường được đặt ở làng Thanh Khê hiện nay.
Đến năm 1972 Trường vinh dự được mang tên là Trường cấp 3 Thái Phiên.
Đến năm 1980 Trường cấp 3 Thái Phiên chính thức được đổi tên thành trường
Trung học phổ thông Thái Phiên. Trải qua hơn 55 thành lập xây dựng và phát triển từ
một ngôi trường bé nhỏ ở vùng ngoại ô của thành phố Đà Nẵng, trường THPT Thái
Phiên đã vươn lên trở thành một trong những ngơi trường trọng điểm đóng góp rất
nhiều vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của thành phố Đà Nẵng.
Những ngày đầu cơ sở vật chất còn đơn sơ, nhỏ bé, đến nay, với sự quan tâm
đầu tư của Thành phố, Trường đã có một cơ ngơi khang trang, trở thành một trong
những điểm sáng của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng. Trường đóng
trên địa bàn phường Thanh Khê Đơng, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Giảng dạy và giáo dục học sinh Trung học phổ thông theo chức năng, nhiệm vụ
được quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; ngoài ra nhà trường còn thực hiện
nhiệm vụ bồi dưỡng và phát triển năng khiếu về các bộ mơn văn hóa cho học sinh khối
10, 11 và 12 để tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp.
2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Trung học
phổ thông Thái Phiên, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
Về nhân sự: Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của trường
hiện có là 137 người, sinh hoạt ở 13 tổ chuyên môn, tổ văn phịng, trong đó biên chế

15



131 người, hợp đồng 06 người; 43 thạc sĩ và 01 tiến sĩ; số cán bộ quản lý 03 người
(Ban giám hiệu), đảm bảo đủ số lượng và tiêu chuẩn, có trình độ thạc sĩ trở lên, 01 có
trình độ Cao cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, 02 có trình độ Trung cấp Lý luận
chính trị, tuổi đời bình quân 44 tuổi; số giáo viên là 127 người với 100% có trình độ
chuẩn và trên chuẩn; số nhân viên là 10 người được bố trí cơng tác ở tổ Văn phịng.
- Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Bá Hảo
- Bí thư Chi bộ: Thầy Nguyễn Bá Hảo
- Phó hiệu trưởng: Thầy Đặng Cơng Vĩnh, cơ Nguyễn Thị Hồng Hiếu
- Chủ tịch cơng đồn: Thầy Hà Thúc Quang
- Bí thư đồn trường: Cô Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Về học sinh: Năm học 2022-2023, nhà trường có 2.327 học sinh/56 lớp. Trong
đó, khối lớp 10 có 804 học sinh với 18 lớp; khối lớp 11 có 807 học sinh với 20 lớp;
khối lớp 12 có 716 học sinh với 18 lớp. Sĩ số học sinh tính bình qn là 44 học
sinh/lớp. So với năm học 2021-2022 thì số lớp khơng thay đổi.
2.2. Thực trạng bạo lực học đường tại trường Trung học phổ thông Thái Phiên,
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra tại trường Trung học phổ thông
Thái Phiên, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Qua cuộc khảo sát tại trường THPT Thái Phiên tác giả nhận thấy thực trạng bạo
lực tại đây đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trường THPT Thái Phiên
là trường có chất lượng đào tạo tốt tại thành phố Đà Nẵng nhưng khi được hỏi có
91,8% học sinh trả lời là đã chứng kiến bạo lực học đường điều này cho thấy thực
trạng bạo lực học đường đã và đang tồn tại tại đây. Điều đó mang lại tâm lý hoang
mang lo sợ cho bản thân các em đang học tại trường. Khi được hỏi rất nhiều học sinh
trả lời rằng rất quan tâm lo lắng trước những thực trạng bạo lực học đường.
Trong tổng số 91.8% học sinh đã chứng kiến hành vi BLHĐ tác giả đã đưa ra
câu hỏi phỏng vấn sâu: “Em đã chứng kiến BLHĐ xảy ra tại trường chưa?” tác giả đã
nhận được một số câu trả lời như sau:
Học sinh N.C.H.V lớp 10/9 trả lời: “Em thường xuyên chứng kiến vào mỗi buổi
tan học các bạn thường tụ tập tại cổng trường và gây gổ đánh nhau. Có hơm các anh

chị còn gọi thêm rất nhiều người đánh nhau hội đồng nữa ạ”.

16


Học sinh N.H.T lớp 12/4 trả lời: “Em không quan tâm vấn đề đấy mấy, tan học
em về nhà luôn nên thi thoảng mới được chứng kiến các bạn đánh nhau ạ”.
Học sinh N.H.H L lớp 10/3 trả lời: “Đánh nhau hay mâu thuẫn xảy ra tại
trường nhiều lắm chị ạ các bạn chỉ xích mích nhỏ nhưng cứ xé ra tỏ rồi lại đánh nhau
um xùm lên, lắm hôm đi học về thấy các anh chị khóa trên đánh nhau ngoài cổng em
cũng sợ lắm chị ạ”.
Qua kết quả phỏng vấn cho thấy: số học sinh được chứng kiến hành vi bạo lực
tại trường THPT Thái Phiên là rất cao, nó phản ánh rõ rằng những hành vi BLHĐ đang
tồn tại đang diễn ra tại trường và để biết rõ hơn về thực trạng BLHĐ tác giả đã điều tra
số lượng vụ BLHĐ đã xảy ra từ năm 2017 đến năm 2020 và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1: Số lượng vụ BLHĐ tại trường THPT Thái Phiên
Năm học

Số học sinh

Số Học sinh

Số

tham gia

bị kỷ luật

vụ


BLHĐ

Hình thức kỷ luật

- Đình chỉ học 3 ngày
2017 - 2018

6

9

5

- Phê bình trước hội đồng kỷ luật
- Đình chỉ học 3 ngày

2018 - 2019

7

11

7

- Phê bình trước hội đồng kỷ luật
- Đuổi học 30 ngày và yêu cầu gặp

Kỳ I năm

4


6

2

phụ huynh

- Phê bình trước hội đồng kỷ luật

2019 - 2020

Qua điều tra từ bảng 2.1 ta có thể thấy rằng: năm học 2017 - 2018 trường THPT
Thái Phiên đã xảy ra 6 vụ BLHĐ, trong tổng số 6 vụ đó thì có 5 học sinh bị nhà trường
kỷ luật với hình thức kỷ luật là phê bình trước hội đồng kỷ luật và đình chỉ học 3 ngày.
Tiếp theo tới năm học 2018 - 2019 số lượng vụ BLHĐ tại trường THPT Thái Phiên đã
tăng lên là 7 vụ và 7 học sinh bị nhà trường kỷ luật với hình thức kỷ luật là phê bình
trước hội đồng kỷ luật và đình chỉ học 3 ngày.
Và cho tới học kỳ I của năm học 2019 - 2020 tổng số vụ BLHĐ được ghi nhận
là 4 vụ và trong đó có 2 học sinh bị nhà trường xử lý kỷ luật nặng vì hành vi bạo lực là
yêu cầu gặp phụ huynh và đuổi học 30 ngày. Từ những số liệu mà tác giả đã thu thập

17


×