Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong một số tác phẩm của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

THI TÁN HỒI UN

CÁC HÀNH ĐỘNG NGƠN NGỮ THUỘC LỚP BIỂU CẢM
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH
SƯ PHẠM NGỮ VĂN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Đà Nẵng - 2023


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 6


7. Bố cục của khóa luận ................................................................................................. 6
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
......................................................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................................. 7
1.1.1. Hoạt động giao tiếp theo quan điểm ngữ dụng học ........................................ 7
1.1.2. Lí thuyết hội thoại ........................................................................................... 11
1.1.3. Ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong
tác phẩm tự sự ........................................................................................................... 16
1.1.3.1. Ngôn ngữ tác giả ........................................................................................ 17
1.1.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện........................................................................ 17
1.1.3.3. Ngôn ngữ nhân vật..................................................................................... 20
1.1.4. Hành động ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ biểu cảm theo quan điểm của
Searle ......................................................................................................................... 22
1.1.4.1. Hành động ngôn ngữ ................................................................................. 22
1.1.4.2. Hành động ngôn ngữ biểu cảm theo quan điểm của Searle....................... 25
1.2. Nguyễn Huy Thiệp và các tác phẩm truyện ngắn ............................................. 28
1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp ............................................................. 28


1.2.2. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ............................................................. 29
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ THUỘC LỚP BIỂU CẢM
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ................................... 33
2.1. Phân loại và miêu tả các hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm ................. 33
2.2.

Hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp ............................................................................................................................. 34
2.2.1. Hành động vui thích ....................................................................................... 35

2.2.1.1. Biểu thức ngơn ngữ biểu thị ...................................................................... 35
2.2.1.2. Kiểu thức biểu thị sự vui thích .................................................................. 38
2.2.2. Hành động khó chịu ....................................................................................... 38
2.2.2.1. Biểu thức ngôn ngữ biểu thị ...................................................................... 38
2.2.2.2. Kiểu thức biểu thị sự khó chịu ................................................................... 40
2.2.3. Hành động mong muốn .................................................................................. 41
2.2.3.1. Biểu thức ngôn ngữ biểu thị ....................................................................... 41
2.2.3.2. Kiểu thức biểu thị ...................................................................................... 43
2.2.4. Hành động than phiền .................................................................................... 44
2.2.4.1. Biểu thức ngôn ngữ biểu thị ....................................................................... 44
2.2.4.2. Kiểu thức biểu thị ...................................................................................... 45
2.2.5. Hành động khen ngợi ..................................................................................... 46
2.2.5.1. Biểu thức ngôn ngữ biểu thị ...................................................................... 46
2.2.5.2. Kiểu thức biểu thị ...................................................................................... 48
2.3. Tiểu kết .................................................................................................................. 50
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC NGÔN NGỮ THỂ
HIỆN QUA CÁC HÀNH ĐỘNG BIỂU CẢM TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
HUY THIỆP ................................................................................................................. 52
3.1. Khả năng tác động của lớp hành động biểu cảm thể hiện qua biểu thức ngơn
ngữ đối với nghệ thuật cá tính hóa nhân vật............................................................. 52
3.2. Khả năng tác động của lớp hành động biểu cảm thể hiện qua biểu thức ngôn
ngữ đối với nội dung thể hiện trong tác phẩm .......................................................... 54


3.3. Khả năng tác động của lớp hành vi biểu cảm thể hiện qua biểu thức ngôn ngữ
đối với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp .......................... 57
3.4. Tiểu kết .................................................................................................................. 60
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 63
Tiếng Việt ..................................................................................................................... 63

Tiếng Anh ..................................................................................................................... 64
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 65


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả
trình bày trong cơng trình nghiên cứu là trung thực, chưa được cơng bố ở bất kì tác giả
nào hay ở bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

THI TÁN HOÀI UYÊN

1


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn,
người thầy đáng kính đã ln quan tâm và tận tình giúp đỡ hướng dẫn tơi để hồn thành
khóa luận này.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến q thầy cơ khoa Ngữ văn – ĐHSP Đà Nẵng
đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành bài luận của mình.

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hơn ba mươi năm qua, ngữ dụng học đã có những bước phát triển nhanh
chóng. Với tư cách là một chuyên ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu mối

quan hệ giữa lời nói với người sử dụng, ngữ dụng đã tỏ tính hiệu quả của nó trong việc
khám phá các khía cạnh như hoạt động giao tiếp, chiếu vật và chỉ xuất trong giao tiếp
bằng lời, lập luận trong diễn ngôn, hành động ngơn ngữ và hiển ngơn, hàm ngơn. Trong
đó, từ kết quả nghiên cứu của các bậc thầy ngữ dụng học về các hành động ngôn ngữ và
lực ngôn trung, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã khám phá hàng loạt hành động ngôn
ngữ hiện diện trong tiếng Việt và đã chỉ ra tính hữu hiệu của hệ thống lí thuyết này đối
với sự khám phá ngơn ngữ trong tác phẩm văn chương nhất là tác phẩm tự sự. Khi phát
ngơn, dù bất kì hồn cảnh giao tiếp nào, các nhân vật đều có nhu cầu bày tỏ tình cảm,
thái độ thơng qua diễn ngơn của mình. Nó có vai trị biểu thị tính cá thể hóa nói riêng và
sự phát triển của hội thoại trong tác phẩm văn học nói chung.
Đi sâu tìm hiểu hành động ngơn ngữ biểu cảm trong các tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp đã giúp tôi hiểu sâu hơn về các loại hành vi ngơn ngữ. Thơng qua đó, góp phần
tìm hiểu lớp biểu cảm trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp sao cho ngôn ngữ đạt đến
hiệu quả giao tiếp cao nhất; đồng thời hiểu rõ hơn khả năng sáng tạo ngôn từ và tài năng
nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Một mặt, người viết luận văn hiểu sâu hơn về các loại hành động ngôn ngữ; một
mặt, giúp cho người làm luận văn nhận diện chính xác hơn các hành động ngơn ngữ
thuộc lớp biểu cảm và các dạng thức của nó. Đồng thời, nghiên cứu về các hành động
ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp cũng là một cách
tìm đến biểu hiện sinh động của hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong một
phong cách ngôn ngữ giàu năng lực biểu đạt.
Xuất phát từ ý nghĩa lí luận và thực tiễn trên, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“ Các
hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hành vi ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu khá quan tâm, trong những năm gần đây
các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học được tiến hành khá rầm rộ. Trên thế giới có
những nghiên cứu mang tính lý thuyết về hành vi ngơn ngữ tiêu biểu như nghiên cứu
của J.L. Austin, Searle, G.Yule…Tuy nhiên việc người nói sử dụng hành vi ngơn ngữ
3



này nhưng lại nhằm đến hiệu lực tại lời của một hành vi ngôn ngữ khác, quy tắc sử dụng
của nó như thế nào ít được ai chỉ ra. Về sự hiện diện của nó trong đời sống ngơn ngữ đã
được Austin nói đến và được Searle tiếp tục nghiên cứu. “Hành động tại lời là hành
động được thực hiện bằng ngơn ngữ ngay khi nói năng và trên hành động tạo lời”.
Sau khi được du nhập qua Việt Nam được các nhà ngôn ngữ học ở nước ta tiếp nhận
và nghiên cứu khác nhau: Ở Việt Nam lý thuyết ngôn ngữ được tổng hợp tương đối qua
hai cuốn “ Đại cương ngôn ngữ học, tập 2” và “ Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng
của dụng học ngày nay” của tác giả Đỗ Hữu Châu. Tác giả đã nêu lên điều kiện sử dụng
hành vi ngôn ngữ và phân loại hành vi ngơn ngữ. Sau đó tác giả đi vào giải thích cụ thể
hành vi ở lời gián tiếp. Trong chương này, Đỗ Hữu Châu đã khai thác nhiều vấn đề của
hành động ngơn từ về mặt lí thuyết.
Vì hành vi ngôn ngữ là nội dung cơ bản của Ngữ dụng học nên đã có những cơng
trình tiếp nối sau đó: “ Ngữ dụng học, tập 1” – Nguyễn Đức Dân. Trong đó, ơng đã khái
qt hành vi ngơn ngữ và nêu ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành động tại lời. Tuy
nhiên, cơng trình này chỉ mang tính lý thuyết, chưa đi vào phân tích chi tiết những ngôn
cảnh và ngữ cảnh nhất định để chứng minh cho hành động tại lời gián tiếp trong từng
đoạn thoại.
Trong “ Ngữ dụng học” ở chương hai, Đỗ Việt Hùng viết ngắn gọn và cũng đưa ra
khái niệm, giải thích sơ lược về ba loại hành động; hành động tạo lời; hành động mượn
lời và hành động ở lời.
Bàn về vấn đề hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp có một số
cơng trình luận văn của các thạc sĩ, tiến sĩ:
* Tác giả Lê Thị Nguyệt trong luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
* Tác giả Nguyễn Thị Tú Anh với luận văn Thạc sĩ Hàm ngơn trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Ở khía cạnh nhà phê bình, dựa trên sự đóng góp của nhà văn cả hai khía cạnh tư
tưởng và nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: cách tân nghệ thuật trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp rất cần thiết cho một khuynh hướng văn học mới. Nhà phê bình La

Khắc Hịa khẳng định: “ Tôi không nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp chỉ từ những cách
tân văn chương, tôi nghiên cứu như một hiện tượng tạo ra bước ngoặt trong văn chương
Việt Nam năm 1975”.
4


Trên phương diện ngữ dụng, hầu hết cho đến nay ít ai đề cập đến vấn đề về hành vi
ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp. Nó chỉ dừng lại ở chỗ đặt ra vấn đề trong một tác
phẩm như “Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu” của Nguyễn Thị Hương hay một
vấn đề về ngôn ngữ như “ Độc thoại – định hướng hành động nhân vật của Nguyễn Huy
Thiệp” của Lê Sao Chi…
Như vậy, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã nhận biết sự đổi mới trong ngôn ngữ
văn chương Nguyễn Huy Thiệp nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chung chưa thật sự đi sâu
nghiên cứu khía cạnh hành vi ngơn ngữ.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các hành động ngôn ngữ thuộc lớp
biểu cảm trong lời người kể chuyện, trong lời của các nhân vật trong một số truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp.
- Góp phần minh họa thêm về các hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm thông
qua thực tiễn ngôn ngữ.
- Nhận diện khả năng tác động của các hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm này
đối với nội dung thể hiện của tác phẩm, đối với mục đích xây dựng nhân vật của tác giả
và đối với cá tính sáng tạo của nhà văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành động ngơn ngữ thuộc nhóm biểu
cảm, bao gồm: mong muốn, khó chịu, vui thích, ruồng bỏ, than phiền, khen ngợi…
- Khả năng tác động của chúng trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiêm cứu của đề tài là các hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong

văn bản nghệ thuật các truyện ngắn “ Tướng về hưu”, “Sang sơng”, “Khơng có vua”,
“Chảy đi sơng ơi”, “Muối của rừng”, “Con gái thủy thần”, “Những người thợ xẻ”,
“Đời thế mà vui” của Nguyễn Huy Thiệp, trong một số tập truyện ngắn đã xuất bản của
ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Sử dụng phương pháp này, người viết sẽ
phân tích đối tượng theo các bình diện của ngôn ngữ học, từ cấu trúc đến ngữ nghĩa;

5


trên cơ sở đó nhận diện các hành động ngơn ngữ biểu cảm và sự thể hiện của chúng
trong văn bản của Nguyễn Huy Thiệp.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Với thao tác này, tác giả luận văn sẽ khảo sát các
hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm trong ngữ cảnh hay trong từng hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể. Trên cở sở đó, tác gỉa luận văn lập bảng thống kê các hành động thuộc lớp
biểu cảm.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Thủ tác này được áp dụng nhằm phân tích tần suất
xuất hiện giữa các hành động biểu cảm trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn sự hiệu quả của lí thuyết
các lớp hành động ngôn ngữ Searle trong thực tiễn ngôn ngữ và trong ngôn ngữ văn
chương.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cung cấp những minh chứng cụ thể về hành
động ngôn ngữ biểu cảm và hiệu quả của hành động ngôn ngữ biểu cảm này trong sáng
tác của một nhà văn cụ thể.
7. Bố cục của khóa luận
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát hành động ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm qua các tác phẩm

của Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Giá trị biểu đạt của các biểu thức ngôn ngữ thể hiện qua các hành
động biểu cảm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Hoạt động giao tiếp theo quan điểm ngữ dụng học
Giao tiếp là hiện tượng phổ biến trong xã hội tạo ra q trình trao đổi thơng tin
giữa các cá nhân hoặc tập thể trong một tình huống nhất định qua các phương tiện như
lời nói, viết, hình ảnh, cử chỉ, diễn cảm và văn bản. Giao tiếp là một trong những đặc
trưng xã hội, giúp phân biệt với các quần thể khơng phải là xã hội. Mục đích của giao
tiếp là truyền đạt thông tin, ý kiến, cảm xúc, tư tưởng và tạo ra mối quan hệ giữa các cá
nhân và tập thể. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hiện tượng diễn ra hằng ngày trong các cộng
đồng. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và qua hệ liên cá nhân. Theo
Đỗ Hữu Châu:“ Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó mà tác động
vào nhau…”[3.tr15].
Theo Berge (1994): “Giao tiếp được hiểu là q trình thơng tin diễn ra giữa ít
nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống
nhất định”[1.tr18]. Trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ thực hiện hai chức năng chủ yếu.
Chức năng thứ nhất là chức năng trao đổi hoặc truyền tin, tức sử dụng ngôn ngữ để diễn
đạt, biểu cảm, miêu tả nội dung. Chức năng thứ hai là chức năng tác động, tức sử dụng
ngôn ngữ để thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội giữa các bên tham gia giao tiếp.
Leonchiev quan niệm: “Giao tiếp là một hệ thống những q trình có mục đích
và động cơ bảo đảm tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể,
thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng phương tiện

đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ” [7.tr23]. Parghin lại đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là
một quá trình quan hệ, tác động giữa các cá thể, là q trình thơng tin giữa con người
với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc
lẫn nhau”[7.tr 23].
Ở Việt Nam, giao tiếp ngôn ngữ nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên
cứu. Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm truyền đạt hay thông báo
một số nội dung trong tư duy”[16.tr23]. Hoạt động giao tiếp được Đỗ Việt Hùng định
nghĩa là: “sự tiếp xúc giữa con người (nhóm người) với con người (nhóm người), trong
7


đó diễn ra sự trao đổi thơng tin (hiểu rộng), đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá,
cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật
giao tiếp với nhau”[17.tr 146].
Một trong những điều kiện cơ bản để có một cuộc hội thoại là phải có nhân vật
giao tiếp. Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó mà tác động vào nhau.
Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ.
a) Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp (thoại nhân) là những người tham gia vào quá trình giao tiếp,
dùng ngơn ngữ để tạo ra lời nói và tác động đến nhau. Các nhân vật giao tiếp được chia
thành hai phía: người nói (kí hiệu là Sp1) và người nghe (kí hiệu là Sp2). Tất cả các
nhân vật giao tiếp, kể cả Sp1 và Sp2 đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thức và
nội dung giao tiếp. Khi giao tiếp, người nói khơng thể thích gì nói nấy mà phải chú ý
đến đặc điểm của người tiếp nhận như: đặc điểm lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí
xã hội... Giữa các nhân vật giao tiếp tồn tại các quan hệ: quan hệ vai giao tiếp và quan
hệ liên nhân. Quan hệ vai giao tiếp định ra giữa các nhân vật có sự phân định vai phát/
vai nói (viết) và vai nhận/ vai nghe (đọc), có thể luân phiên thay đổi vai giao tiếp. Quan
hệ liên nhân thể hiện ở việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, cụ thể là: vị thế

xã hội, quyền uy, mức độ thân cận/ khoảng cách và tình cảm giữa các vai giao tiếp trong
quá trình giao tiếp. Soi chiếu vào quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp thì quan
hệ vai xã hội giữa người phát và người nhận chia thành quan hệ ngang vai và quan hệ
không ngang vai, dựa trên hai trục: quyền uy và thân cận. Xét về quan hệ quyền uy, giữa
các nhân vật giao tiếp có thể có các quan hệ sau:
- Quan hệ ngang vai: quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong gia đình,
xã hội bình đẳng với nhau.
- Quan hệ khơng ngang vai: quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong
gia đình, xã hội khơng bình đẳng với nhau. Quan hệ không ngang vai được chia thành:
+ Quan hệ vai dưới - vai trên: quan hệ giữa người nói có tuổi tác, vị thế trong gia
đình, xã hội thấp hơn người nghe.
Ví dụ như: quan hệ giữa con cái trong giao tiếp với ông bà, bố mẹ…; giữa học
sinh, sinh viên với thầy cô giáo…

8


+ Quan hệ vai trên - vai dưới: quan hệ (ngược với quan hệ trên vai) giữa người
nói có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội cao hơn người nghe. Xét về quan hệ thân
cận, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có quan hệ thân thiết hoặc xa lạ. Trong thực tế
hội thoại, ở rất nhiều trường hợp, tất cả các quan hệ trên trục này xuất hiện đồng thời và
quy định việc sử dụng, tạo lập ngơn ngữ của nhân vật giao tiếp. Do đó, vấn đề đặt ra là
cần ưu tiên giá trị nào trước, hay nói cách khác là cần phải sắp xếp các hệ giá trị theo
thứ bậc. Điều này không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan giữa các nhân vật giao
tiếp trong phạm vi hẹp mà còn phụ thuộc vào một ngữ cảnh văn hóa rộng, các chế định,
quy ước xã hội của cộng đồng bản ngữ mà các nhân vật giao tiếp thuộc về. Mặt khác,
mối quan hệ giữa hai trục quyền lực và trục thân sơ nhiều khi có thể tỉ lệ nghịch với
nhau. Nói cách khác, khi khoảng cách về quyền lực giữa các nhân vật giao tiếp càng lớn
thì khoảng cách thân mật càng nhỏ, tức là mức độ thân sơ giảm. Trong giao tiếp, vị thế
xã hội của nhân vật giao tiếp là cố định, bất biến (trong một bối cảnh giao tiếp) nhưng

mức độ thân sơ có thể thay đổi và thương lượng được. Trong quá trình giao tiếp, các
nhân vật giao tiếp thể hiện vị thế của mình thơng qua rất nhiều dấu hiệu ngơn ngữ. Có
thể kể đến các dấu hiệu như:
- Việc sử dụng từ ngữ xưng gọi bộc lộ vị thế của các nhân vật giao tiếp. Nhân vật
giao tiếp có thể tùy thuộc vào vị thế của mình để lựa chọn hệ thống từ ngữ xưng hơ thích
hợp. Có thể coi đây là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất về vị thế giữa các nhân vật
giao tiếp.
- Số lượng và chất lượng các lượt lời mà các nhân vật giao tiếp thực hiện trong
quá trình hội thoại cũng như bộc lộ vị thế giao tiếp. Người ở vị thế cao thường có xu
hướng nói nhiều hơn, dài hơn người ở vị thế thấp. Đôi khi, người ở vị thế cao có thể
tranh lời, cướp lời người đối thoại ở vị thế thấp mà không gặp phải sự phản kháng nào
từ phía đối phương.
- Cách thức tổ chức cuộc thoại cũng là một dấu hiệu thể hiện vị thế của các nhân
vật giao tiếp như việc ai là người mở đầu hay kết thúc cuộc thoại, ai thường xuyên là
người mở thoại.
- Việc tuân thủ nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự hay không trong quá
trình hội thoại cũng là dấu hiệu để nhận biết về vị thế giao tiếp. Người cố tình vi phạm
các nguyên tắc trên trong cuộc thoại chứng tỏ là người có vị thế cao hơn so với người
đối thoại và ngược lại.
9


Trong hội thoại, vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói, kí hiệu là Sp1 (speaker 1)
và vai tiếp nhận diễn ngơn, kí hiệu bằng Sp2 (speaker 2). Trong giao tiếp nói, mặt đối
mặt, hai vai nói - nghe thường luân chuyển, Sp1 sau khi nói chuyển thành vai nghe Sp2
và ngược lại.
b) Hồn cảnh giao tiếp
Mơi trường (hồn cảnh) giao tiếp được xem là những hiểu biết về thế giới vật lí,
tinh thần, truyền thống văn hóa - xã hội… tại một thời điểm không gian và thời gian
diễn ra cuộc giao tiếp. Đây là nhân tố cơ bản, có tác động quan trọng đến nội dung thơng

tin trong một cuộc giao tiếp. Nếu diễn ngôn chọn thế giới khả hữu không phải là hiện
thực thực tị làm hệ quy chiếu thì hồn cảnh giao tiếp bao giờ cũng là hiện thực thực tại.
Chúng ta có thể nói về những thế giới khả hữu khác nhau nhưng nhất thiết phải nói với
nhau trong thế giới thực tại. Đích giao tiếp là ý đồ, ý định mà các nhân vật giao tiếp đặt
ra trong một cuộc giao tiếp nhất định. Đích giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất trong một
cuộc giao tiếp. Nó chi phối gần như tồn bộ tới các yếu tố cịn lại và tồn bộ cách thức
tiến hành giao tiếp.
Hồn cảnh giao tiếp có hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp
hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng (tiền giả định giao tiếp) thường là đặc điểm địa lí, lãnh
thổ, tự nhiên, hồn cảnh xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, tơn giáo…), hồn cảnh lịch
sử (quốc gia, dân tộc…) ở thời điểm và khơng gian trong đó cuộc giao tiếp diễn ra. Nó
đóng vai trị như tiền giả định bách khoa mà trong quá trình giao tiếp các nhân vật huy
động theo những cách khác nhau tùy từng cuộc giao tiếp. Bất kì một hoạt động giao tiếp
nào cũng diễn ra trong bối cảnh tự nhiên và xã hội nhất định. Tổng thể các đặc điểm tự
nhiên và xã hội của một dân tộc, một cộng đồng làm thành tiền giả định giao tiếp. Tiền
giả định giao tiếp tồn tại dưới dạng những hiểu biết, những kinh nghiệm về thế giới tự
nhiên và xã hội có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy người phát, người nhận. Tiền
giả định giao tiếp, tuy không tham gia trực tiếp vào giao tiếp nhưng vốn hiểu biết chung
giữa các nhân vật giao tiếp về nó chính là điều kiện để một cuộc giao tiếp có thể được
tiến hành bình thường. Có được tiền giả định trong giao tiếp chung, các nhân vật giao
tiếp có thể lược bỏ rất nhiều nội dung khơng cần thiết trong giao tiếp. Đồng thời, nếu
các nhân vật giao tiếp không chấp nhận tiền giả định giao tiếp, thì một nội dung giao
tiếp khó có thể diễn đạt đầy đủ bằng lời được.

10


Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (thoại trường) là nơi chốn, thời gian cụ thể khi hoạt động
giao tiếp diễn ra, địi hỏi con người phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều
chung cho nhiều lần xuất hiện. Các đặc điểm về thời gian, nơi chốn cụ thể của một hoạt

động giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức và nội dung giao tiếp. Có thể minh
chứng điều này qua một ví dụ: cùng một nội dung giao tiếp nhưng chúng ta sẽ có những
cách diễn đạt khác nhau nếu ở những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau: ở nhà khác với ở
quán cà phê hoặc ở nhà hàng xóm…Trường học, chùa chiền, hội trường…là những thoại
trường được dẫn làm ví dụ. Thời gian thoại trường là thời gian ở một không gian thoại
trường mà ở lúc đó con người phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng. Ví dụ buổi
sáng, buổi chiều, ngày rằm, mông một là những thời gian thoại trường khác nhau ở cái
khơng gian thoại trường: chùa chiền. Có thể phân biệt thoại trường hằng thể, điển dạng
và thoại trường biến thể, hiện dạng. Một thoại trường hằng thể được xem là dạng thức
trừu tượng chung cho vô số những thoại trường biến thể. Ngữ dụng học quan tâm đến
thoại trường trước hết là vì mỗi thoại trường quy định một cách thức sử dụng ngơn ngữ
phù hợp với nó.
Giao tiếp một chiều là hoạt động giao tiếp khơng có sự luân phiên lượt lời, tức là
người nói từ đầu đến cuối chỉ giữ vai nói, người nghe từ đầu đến cuối chỉ giữ vai nghe.
Giao tiếp hai chiều là hoạt động giao tiếp có sự luân phiên vai nói vai nghe. Giao tiếp
hai chiều bằng dạng nói được gọi là hội thoại.
1.1.2. Lí thuyết hội thoại
Hội thoại, khi trở thành đối tượng của Ngữ dụng học, đã được đề cập trong nhiều
cơng trình. Theo Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xun, phổ
biến của ngơn ngữ, và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[2, tr.
201].
Cũng theo Đỗ Hữu Châu và một số nhà Việt ngữ học, trên thế giới đã có hàng
loạt nhà ngơn ngữ học nghiên cứu về ngữ dụng học nhưng C.K. Orecchioni, H.P. Goice,
G. Leach, D. Wilson…Trong đó đáng lưu ý nhất là ý kiến của M. Bakhtin. Ơng nhấn
mạnh đối thoại chính là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người.
Nghiên cứu về hội thoại, các nhà ngữ dụng học tập trung vào một số hướng như
sau:
(i). Các nhân tố chi phối một cuộc hội thoại: Các tác giả đã chỉ ra có các nhân tố
chủ yếu sau chi phối một cuộc thoại như: không gian, thời gian diễn ra cuộc thoại (thoại
11



trường), người tham gia cuộc thoại (thoại nhân), mục tiêu của cuộc thoại (đích giao tiếp),
hình thức cuộc thoại…
(ii). Ngun tắc hội thoại: Để cuộc hội thoại thành công, các nhân vật giao tiếp
bắt buộc phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Qua nghiên cứu thực tế, K.
Orecchioni đã hệ thống các quy tắc thành ba nhóm sau:
- Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời;
- Các quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại/ điều hành nội dung hội thoại;
- Các quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại. Trong đó, nguyên tắc
cộng tác hội thoại đã được Grice nêu ra năm 1967, được thể hiện qua bốn phương châm:
phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm về quan hệ và phương
châm về cách thức.
(iii). Cấu trúc hội thoại: Theo trường phái phân tích hội thoại, đơn vị hội thoại là
các lượt lời. Harvey Sark - người đặt nền móng đầu tiên cho trường phái này cho rằng,
dưới các lượt lời khơng cịn đơn vị nào khác ngồi các phát ngôn. Dù khác nhau về kiểu
loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời thường đi với nhau tạo
thành từng cặp gần như tự động. Theo trường phái phân tích diễn ngơn, đơn vị hội thoại
là phát ngôn và cặp thoại. Trường phái này cho rằng hội thoại là một đơn vị lớn được
cấu trúc theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp thoại, bước thoại và hành vi. So với
trường phái phân tích hội thoại, trường phái phân tích diễn ngơn đã quan tâm tới các
đơn vị trên và dưới lượt lời một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Theo Nguyễn Thiện Giáp “Hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn
bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều có sự tương tác qua lại giữa người
nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời” [11.tr 36].
Theo Nguyễn Đức Dân (2000) “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói và bên
kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành
bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại.” [9.tr 23].
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên (2005) định nghĩa, “Hội thoại là một trong những hoạt
động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất

định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức
nhằm đi đến một đích nhất định.” [18.tr 54].
Tóm lại, các quan niệm trên đều có điểm chung khi cho rằng hội thoại là hoạt
động giao tiếp thường xuyên, phổ biến của con người, là sự trao đổi thông tin theo mục
12


đích nào đó của những người tham gia giao tiếp. Một cuộc hội thoại sẽ chịu sự chi phối
của các yếu tố như: thoại trường (không gian, thời gian diễn ra cuộc thoại), thoại nhân
(người tham gia vào cuộc thoại), đích giao tiếp và hình thức cuộc thoại.
Có nhiều quan niệm về cấu trúc của hội thoại, đi kèm với mỗi dạng cấu trúc là
các đơn vị hội thoại tương ứng. Theo trường phái phân tích hội thoại, đơn vị hội thoại
là các lượt lời. Harvey Sark cho rằng, dưới các lượt lời khơng cịn đơn vị nào khác ngồi
các phát ngôn. Các lượt lời thường đi với nhau tạo thành từng cặp gần như tự động. Hai
phát ngôn được coi là cặp kế cận nhau phải thỏa mãn các điều kiện sau: kế cận nhau, do
hai thoại nhân khác nhau nói ra, được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ
hai, có tổ chức riêng sao cho bộ phận thứ nhất địi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai.
Những cặp kế cận thường thấy là: cặp chào - chào, cặp hỏi - trả lời, cặp trao - nhận, cặp
đề nghị - đáp ứng… Theo trường phái phân tích diễn ngơn, đơn vị hội thoại là phát ngôn
và cặp thoại. Trường phái này cho rằng: Hội thoại là một đơn vị lớn được cấu trúc theo
các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp thoại, bước thoại và hành vi.
- Tham thoại: là phần đóng góp của một thoại nhân vào một cặp thoại. Tham
thoại do hành vi ở lời tạo nên. Là đơn vị tối thiểu, nằm trong cặp thoại, cặp thoại liên
kết với nhau thành đoạn thoại và đoạn thoại sẽ hợp thành cuộc thoại.
+ Về tổ chức nội tại, tham thoại do một hoặc một số hành vi ngơn ngữ tạo nên.
Một tham thoại có một hành vi chủ hướng (hành động quyết định đích tham thoại) và
cũng có thể là hành vi phụ thuộc (làm rõ lí do hoặc bổ sung nghĩa cho hành động chủ
hướng).
+ Có thể đặt tham thoại vào mối quan hệ với lượt lời và cặp thoại. Tham thoại có
thể trùng hoặc khơng trùng với lượt lời, có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn lượt lời. Mặt khác,

tham thoại là phần đóng góp vào cặp thoại của một người nói riêng rẽ.
- Cuộc thoại: là một lần nói chuyện, trao đổi giữa cá nhân, ít nhất là hai câu thoại
trong một cộng đồng, xã hội. Cấu trúc của một cuộc thoại gồm có: mở thoại, thân thoại,
kết thoại.
Cuộc thoại được xác định theo:
+ Sự thống nhất về nhân vật giao tiếp: khi thoại nhân thay đổi thì cuộc thoại thay
đổi.

13


+ Sự thống nhất về hoàn cảnh giao tiếp: tức là thống nhất về thời gian và địa điểm
diễn ra cuộc thoại.
+ Sự thống nhất về chủ đề giao tiếp: tức là thống nhất về nội dung giao tiếp được
nói tới. Như vậy, trong một cuộc trò chuyện, các nhân vật tham gia có thể trao đổi nhiều
vấn đề khác nhau, hết vấn đề này đến vấn đề khác, nhưng bao giờ cũng phải có mở đầu
và kết thúc. Điểm bắt đầu và kết thúc chính là ranh giới của cuộc thoại. Thời đoạn bắt
đầu được gọi là mở thoại, thời đoạn kết thúc là kết thoại, phần trung tâm cuộc thoại là
thân thoại.
- Đoạn thoại: là một đoạn của cuộc thoại, do một hoặc một số cặp thoại liên kết
với nhau về đề tài và về đích giao tiếp, có tính hồn chỉnh bộ phận để cùng các đoạn
thoại khác làm cho cuộc thoại thành cơng (đạt đích). “Đoạn thoại là một sự kiện hoặc
loạt hành động nằm trong các cuộc tương tác giữa hai hoặc hơn hai người và có một
mục đích riêng” .Về ngữ nghĩa, đoạn thoại là đơn vị có một chủ đề duy nhất. Về ngữ
dụng, đó cũng là đơn vị có đích hội thoại duy nhất. Các đoạn thoại được liên kết với
nhau cả về hình thức và ý nghĩa. Tuy nhiên, cách chuyển từ đoạn thoại này sang đoạn
thoại khác dựa trên nghĩa hay logic ngữ nghĩa nhiều hơn.
Căn cứ vào chức năng, có các loại đoạn thoại sau: đoạn mở thoại, đoạn thân thoại,
đoạn kết thoại. Cấu trúc, dung lượng của các đoạn thoại này là khác nhau. Đoạn mở
thoại và kết thoại có cấu trúc tương đối đơn giản và ổn định, dễ nhận ra. Đoạn thân thoại

thường có dung lượng lớn và cấu trúc phức tạp. Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và đoạn
thoại kết thúc thường được nghi thức hóa và lệ thuộc nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa
các tham thoại, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp. Đoạn thoại mở đầu phần lớn
được cơng thức hóa mang nhiều tính chất nghi thức. Ngồi chức năng mở đầu cuộc
thoại, đoạn thoại mở đầu còn thực hiện vai trò thương lượng hội thoại như thống nhất
chủ đề, thăm dò đối phương, thử giọng điệu hội thoại… Thông thường, trong đoạn mở
thoại, người ta thường tránh sự xúc phạm thể diện của người nghe, chuẩn bị một hịa khí
cho cuộc thoại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người mở thoại cố tình xúc
phạm thể diện nhằm một mục đích hội thoại nào đó. Đoạn thoại kết thúc thường có chức
năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp gỡ, để các thoại nhân cảm ơn, hứa hẹn, chúc tụng…
Theo nguyên tắc lịch sự, cần tránh kết thúc đơn phương, đột ngột, trừ trong những tình
huống đặc biệt.

14


- Cặp thoại: “cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các
tham thoại tạo nên”. Theo Nguyễn Đức Dân, “Trong một lượt lời liên kết có thể gồm
nhiều phát ngơn với những chức năng và mục đích khác nhau, có liên kết chặt chẽ với
nhau. Mỗi lượt lời có những chức năng hội thoại khác nhau. Người này nói và người
kia lặp lại. Hai lượt lời có liên quan trực tiếp và đứng kề nhau làm nên một cặp thoại”
. Nguyễn Đức Dân khẳng định, “cặp thoại là hai phát ngơn có quan hệ tương thích về
chức năng, hai vế của cặp thoại có thể liền kề nhau nhưng cũng có thể cách xa nhau”.
Như vậy, các tác giả trên đều quan niệm cặp thoại là do hai phát ngơn/ lượt lời
có quan hệ trực tiếp và đứng kề cận nhau tạo nên. Trong hội thoại, cặp thoại là đơn vị
quan trọng nhất. Xét về cấu trúc, cặp thoại thường do hai tham thoại tạo nên, được gọi
là cặp thoại hai tham thoại. Trong cặp thoại này, mỗi tham thoại tương ứng với một chức
năng cụ thể. Tham thoại thứ nhất gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai được
gọi là tham thoại hồi đáp. Ở cặp thoại này, lượt lời trùng khớp với tham thoại, tham
thoại trùng khớp với hành động ngôn ngữ. Cặp thoại hai tham thoại là dạng đơn giản,

dễ nhận biết nhất trong thực tế giao tiếp ngôn ngữ. Các cặp thoại cũng khơng phải được
nói ra một cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy tắc
chặt chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ
nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đốn,
chờ đợi một điều khác sẽ xảy ra. Sau khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, người ta chờ
đợi một hành vi ngôn ngữ đáp ứng. Nghĩa là, hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau.
Lượt lời là đơn vị cơ bản của hội thoại. Đó là một lần nói xong của một người trong khi
những người khác khơng nói, để rồi đến lượt một người tiếp theo nói. Dựa vào số lượng
các nhân vật tham gia cuộc thoại, có thể phân chia ra thành các kiểu thoại như sau:
- Đơn thoại: là lời thoại phát ra từ phía người nói hướng đến người nghe nhưng
khơng nhận được sự hồi đáp của người nghe. Người nghe phản hồi bằng hành động hay
thực hiện bằng cử chỉ không được tác giả mô tả trực tiếp. Biểu hiện của dạng thức này
thể hiện rõ nhất là lời độc thoại nội tâm.
- Song thoại: là cuộc thoại gồm có hai nhân vật giao tiếp với nhau theo quan hệ
hai chiều. Đó là cuộc giao tiếp xảy ra tương tác giữa người nói và người nghe, hay là
cuộc giao tiếp diễn ra hành vi trao lời và đáp lời. Lời của người trao hướng đến người
nghe và có sự đối đáp bằng hành vi ngôn ngữ.
- Tam thoại: là cuộc giao tiếp trong đó có ba người tham gia với ba vai khác nhau.
15


- Đa thoại: là cuộc thoại có nhiều người tham gia. Lời của nhiều nhân vật đan xen
vào nhau trong một ngữ cảnh hội thoại cụ thể.
Giao tiếp văn học là một hoạt động giao tiếp đặc biệt, ở đó chỉ diễn ra q trình
phát ngơn (của nhà văn) mà không ghi nhận những phản ứng của người đọc vào trong
diễn ngơn văn học, vì thế hành động ngơn ngữ đặc trưng, phổ biến của người trần thuật
là hành động kể - trần thuật (hành động này được người trần thuật thực hiện nhằm thuật
lại, tái hiện sự việc). Văn bản trần thuật có thể được coi như là một câu trần thuật được
mở rộng nhằm kể lại các sự kiện cho người tiếp nhận trần thuật biết, đồng cảm và đánh
giá cùng mình. Ngồi ra, cịn có thể tìm thấy trong lời người trần thuật các kiểu hành

động ngôn ngữ khác, với tần số xuất hiện ít hơn như: hành động miêu tả (hành động
giúp người đọc hình dung được các sự việc, chi tiết, nhân vật, thời gian, không gian của
câu chuyện), hành động biểu cảm (hành động bày tỏ trạng thái tâm lí của người kể
chuyện, làm cho câu chuyện giàu cảm xúc), hành động bình luận, đánh giá (giúp người
đọc thấy rõ thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của người trần thuật với các sự việc, nhân
vật trong câu chuyện). Các kiểu hành động ngôn ngữ của người trần thuật trong truyện
kể có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó, kể (trần thuật) là hành động chủ đạo, các hành
động khác (miêu tả, biểu cảm, bình luận, đánh giá) có vai trị hỗ trợ, phối hợp để tạo
điểm nhấn trong diễn ngôn truyện kể.
1.1.3. Ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
trong tác phẩm tự sự
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong
cách ngơn ngữ khai thác triệt để tồn bộ mội phương tiện ngơn ngữ của dân tộc và thậm
chí là ngơn ngữ vay mượn để thỏa mãn mục đích sáng tạo của mình. Vì vậy, lí luận văn
học xem ngơn ngữ tác giả chính là tồn bộ ngơn ngữ làm nên văn bản nghệ thuật của tác
phẩm. Tuy nhiên, nếu đi vào một tác phẩm tự sự cụ thể thì người ta sẽ chia thành ba chủ
thể ngôn ngữ trong tác phẩm. Trong đó, đầu tiên sẽ kể đến ngơn ngữ người kể chuyện.
Có thể là một nhân vật ở ngôi thứ ba hoặc là một nhân vật tham gia vào câu chuyện
được mang vai người kể chuyện.
Bộ phận thứ hai là ngơn ngữ của các nhân vật. Trong đó, có ngơn ngữ đối thoại
của các nhân vật. Đây là đối tượng rất cần được phân tích bằng lí thuyết hội thoại của
ngữ dụng học.

16


Dạng thức hai của ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ độc thoại. Ngơn ngữ độc thoại
đó có khi độc thoại bằng lời, độc thoại nội tâm. Hoặc có thể có một cách phân chia khác
bao gồm: ngơn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật.
1.1.3.1. Ngơn ngữ tác giả

Ngơn ngữ tác giả chính là ngôn ngữ của người viết của chủ thể sáng tạo ra tác
phẩm.
a) Ngôn ngữ mang "cái tôi" trần thuật của tác giả
Ở kiểu ngôn ngữ này, tác giả xưng "tơi" khi trình bày hay bàn luận về các vấn đề,
sự kiện, hiện tượng,... được đề cập trong tác phẩm. "Cái tôi" này thường là "cái tôi" nhân
chứng cho nên nó có tác dụng làm tăng độ xác thực, độ tin cậy của thơng tin. Chính việc
đàm thoại trực tiếp với độc giả từ danh tính của "cái tơi" cá nhân đầy cụ thể đã giúp cho
tác giả thể hiện một cách tự do thái độ, tình cảm của mình. Vì lẽ đó, ngơn ngữ mang "cái
tơi" trần thuật ln ngập tràn cảm xúc cá nhân.
Ngôn ngữ mang cái tôi trần thuật của tác giả thường giàu tính biểu cảm nên rất
sinh động, dễ đi vào lịng người. Nó có thể gặp trong nhiều thể loại, nhưng phổ biến hơn
cả là phóng sự, bút ký, ghi chép, v.v.
b) Ngơn ngữ không mang "cái tôi" trần thuật của tác giả
Dễ dàng nhận thấy, ngơn ngữ sự kiện khá "khơ khan", vì thế, nó chủ yếu gặp
trong thể loại tin, là nơi sự hấp dẫn nằm ở ngay trong sự kiện chứ không phải ở cách
thức biểu đạt bằng ngôn từ.
1.1.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện
Theo Trần Đình Sử “ Người kể chuyện (người trần thuật) là một người do nhà
văn tạo ra để thực hiện hành vi trần thuật”[tr 60]. (Trần Đình Sử chủ biên, Giáo trình
lí luận văn học tập II, Nxb Đại học Sư phạm.). Người kể chuyện trong văn bản ẩn mình
trong dịng chữ. Có thể kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Người kể
chuyện có thể kể khi họ cảm thấy như người trong cuộc hay chứng kiến toàn cảnh sự
việc ấy. Do vậy về căn bản người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất. Cái gọi là ngôi
thứ ba thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức hoặc đã được ý thức
nhưng cố ý giấu mình. Người kể ngơi thứ nhất xưng “tơi” là nhân vật trong truyện chứng
kiến các sự việc diễn ra. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể biết tất cả những gì họ
biết cịn ngơi thứ nhất thì chỉ được kể những gì mà khả năng của một người cụ thể biết
được. Theo Hà Minh Đức: “ Ngôn ngữ kể chuyện của tác phẩm khơng thể thiếu tính
17



biểu cảm bởi văn học luôn tác động tới cuộc sống bằng con người tình cảm”[tr,149].
(Hà Minh Đức chủ biên , Lí luận văn học, Nxb Giáo dục).
* Người kể chuyện tồn tri: Kể chuyện từ ngơi thứ ba với người kể chuyện mang
điểm nhìn tồn tri vẫn là hình thức trần thuật phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Tuy nhiên, trong sự đổi mới nghệ thuật trần thuật, tình huống trần thuật này đã được
biến hóa linh hoạt cho phù hợp với tư duy tiểu thuyết thời đại mới. Nhiều tác phẩm về
cơ bản được kể từ người kể chuyện toàn tri, nhưng nhà văn đã khéo léo dịch chuyển
điểm nhìn, thay đổi giọng điệu. Sự biến đổi linh hoạt này đặc biệt được thể hiện rõ ở
tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Bằng cách khước từ lối tự sự tiêu
cự zero với một điểm nhìn duy nhất, liên tục chuyển đổi điểm nhìn, phối hợp linh hoạt
nhiều điểm nhìn, các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử đã rút ngắn khoảng cách giữa lịch
s ử và hiện đại, xử lí ổn thỏa mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu. Cũng như thế,
chọn kiểu trần thuật từ ngơi ba với người kể chuyện tồn tri như một hình thức đánh tráo
ngơi kể, song lại liên tục hốn đổi điểm nhìn, đặt điểm nhìn vào nhân vật, một mặt
khoảng cách giữa tác giả và nhân vật vẫn được xác lập, mặc khác ở người kể chuyện
vẫn thấp thoáng bóng dáng của nhà văn. Theo lí thuyết tự sự học, điểm nhìn bên ngồi
ứng với kiểu người kể chuyện đứng ngồi câu chuyện, chỉ kể lại tình tiết, diễn biến câu
chuyện một cách khách quan, chứ không tường tận, khơng đi sâu vào tâm lí nhân vật
(rất dễ thấy ở truyện trinh thám). Trường hợp này Genette gọi là tiêu cự hóa ngoại tại,
cịn Abrams xem như một trường hợp của điểm nhìn ngơi thứ ba, điểm nhìn bị giới hạn
(the limited point of view), khi người kể chuyện kể từ ngôi thứ ba, nhưng không biết tất
cả mọi điều. Với kiểu người kể chuyện mang điểm nhìn bên ngoài, khi khảo sát tiểu
thuyết Việt Nam đương đại chúng tôi đặc biệt chú ý đến kiểu người kể chuyện không
đáng tin cậy xuất hiện ở dạng tác giả hiển thị và đảm nhận chức năng giao liên. Đây
chính là hình tượng nhà văn hiện diện trong tác phẩm, khơng tham gia hành động nhưng
xưng tơi và đóng vai kể chuyện.
Trong truyện Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với số lượng không lớn, hầu hết được
thực hiện bằng những phát ngôn rất ngắn. Đó là những lời bình luận về tuổi trẻ, về tình
yêu: “Tuổi mười sáu là tuổi của mùa xn, của tình u. Tình u có thể có nhiều nhưng

mùa xuân thiếu nữ lại chỉ có một”; về dư luận: “Tin đồn bao giờ cũng thế, qua miệng
của người ngu dốt thì quái lạ thay, thường thú vị hơn qua những con người từng trải.”
(Trái tim của hổ - Những ngọn gió Hua Tát); hoặc là những bình luận về tình dục:
18


“Chuyện tình ái, giống đực thường khơn ngoan và vơ trách nhiệm, giống cái thì nhẹ dạ
và tận tụy quá” (Nàng Bua); hay: “Chuyện của trẻ con thì người lớn khơng nên cắt nghĩa
vì logic của trẻ con là logic huyền thoại khơng tiền khống hậu. Người lớn bị thực tế
khắc nghiệt làm mất đi sự mong manh của logic huyền thoại, thay vào là thứ logic xám
xịt, rạch ròi”. Nhìn chung, kiểu bình luận của người trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ln ln có xu hướng hạn chế sự định giá của mình mặc dù người trần thuật
có rất nhiều thực quyền trong vấn đề này. Xu hướng chủ yếu là bình luận ngắn và trong
bình luận thường chỉ kết luận riêng phần mình và dành riêng chỗ trống cho người đọc.
Với việc hạn chế tối đa những hành vi miêu tả, hành vi bình luận để tạo cho người đọc
những định hướng ban đầu trong quá trình giải mã tác phẩm, người trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã bắt buộc người đọc phải cùng “động não” để lí giải
những vấn đề được đặt ra trong diễn ngôn, cả những vấn đề mà bản thân người trần thuật
cũng chưa có được câu trả lời hợp lí; tức là đã có sự dịch chuyển từ độc thoại sang đối
thoại với độc giả.
Có nhiều định nghĩa về người kể chuyện, từ những định nghĩa thông thường trong
đời sống đến những định nghĩa mang tính chất học thuật. Chúng tơi cho rằng người kể
chuyện là người“ đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác
phẩm văn học”. Chúng tôi không hẳn đồng tình với các nhà trần thuật học xuất thân từ
chủ nghĩa cấu trúc khi cho rằng người kể chuyện chỉ là một yếu tố hình thức thuần túy,
ước lệ, khơng hề có mối quan hệ mật thiết nào với tác giả (thực tế) của văn bản. Thật ra,
giữa tác giả và người kể chuyện vẫn có mối quan hệ được xác lập thơng qua hệ thống
điểm nhìn ln tồn tại trong văn bản. Ngôn ngữ của người kể chuyện tập trung ở lời
người kể chuyện. Nó bao gồm phần lời giới thiệu, miêu tả, trần thuật sự việc, con người;
bao gồm cả lời dẫn thoại; lời trữ tình. Lời người kể chuyện thường mang tính khách

quan hơn so với lời nhân vật, nó có nhiệm vụ làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện
và của lời nhân vật, là mối dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm. Lời người kể chuyện
là thành tố quan trọng trong ngơn ngữ kể chuyện, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong lời
văn nghệ thuật toàn tác phẩm. Giữa người kể chuyện và tác giả thực trong tác phẩm là
có khoảng cách. Người kể chuyện là cái tôi được sáng tạo nên của tác giả. Cái khoảng
cách giữa tác giả và người kể chuyện lại được biểu hiện khác nhau ở những cấu trúc trần
thuật khác nhau. Theo Đỗ Hải Phong, ở những cấu trúc trần thuật mang tính trữ tình, thì
người kể chuyện hầu như hịa với tác giả và nhân vật trữ tình, khó có thể nói đến một
19


khoảng cách nào “ Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng
tượng…Khơng thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”. Trong tác phẩm người kể
chuyện có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu trực tiếp người kể chuyện sẽ xuất
hiện với danh xưng “ tơi” kể về mình hay về người khác. Anh kể về anh anh sẽ thuộc
vào thế giới miêu tả của chuyện, anh tham gia và hành động vào truyện. Nhưng khi
khơng xuất hiện anh ta có thể kể chuyện hàm ẩn không phụ thuộc vào thế giới miêu tả
mà có khoảng cách xa nằm ngồi quan sát và kể lại câu chuyện của nhân vật khác.
Thông qua việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ gọi tên các nhân vật tham gia
vào “đối thoại”, người kể truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đưa các đối
tượng giao tiếp tiềm năng trở nên tường minh ngay trong diễn ngơn truyện kể.
+ Tường minh hóa người nói trong khung giao tiếp bằng biểu thức tường minh
“tôi” thường xuất hiện từ phần mở đầu truyện ngắn (Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã
Nam, Cún, Tội ác và trừng phạt,…), chỉ trong một số ít truyện, xuất hiện ở phần cuối
(Trương Chi, Kiếm sắc).
+ Tường minh hóa sự có mặt của người nghe thông qua việc sử dụng các đại từ
nhân xưng ngôi thứ hai. Tác giả tự xưng “tôi” và đưa đối tượng giao tiếp tiềm năng vào
khung giao tiếp bằng các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai: “bạn”, “bạn đọc”, “chị”, “chị
bạn”, “cậu”, “cô”: “Tôi sẽ kể chuyện này cho chị, vì chị, chị bạn ạ, bởi đến bốn mươi
tuổi chị đã thành bà lão. Tôi sẽ kể chuyện này cho cậu, cậu im đi, cậu còn trẻ quá, cậu

là thằng ngốc. Tôi sẽ kể chuyện này cho cô, rồi cô sẽ đi lấy chồng. Lúc ấy chỉ tồn những
nhọc nhằn thơi, khơng ai kể chuyện cho cơ nghe cả. Ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa.
Chuyện thế này… Một câu chuyện nhỏ về Hoàng Hoa Thám…” (Mưa Nhã Nam). Trên
cơ sở lí thuyết điểm nhìn trần thuật và sự phân chia các kiểu điểm nhìn ở trên, chúng tơi
tập trung vào ba kiểu người kể chuyện tồn tri, người kể chuyện với điểm nhìn bên
trong, và người kể chuyện với điểm nhìn bên ngồi nhằm “định dạng” các kiểu người
kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
1.1.3.3. Ngôn ngữ nhân vật
Nhân vật là chủ thể của các hành động, lời nói và ý nghĩ được kể lại trong tác
phẩm. Trong trường hợp người kể chuyện xưng “ tơi” thì đó là nhân vật chính và là tiêu
điểm hóa cịn lại phần lớn nhân vật là cái được kể là nhân tố được tiêu điểm hóa trong
tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật được thể hiện qua độc thoại nội tâm và lời thoại còn lại là
thoại dẫn. Ngơn ngữ nhân vật giúp cá thể hóa tính cách của nhân vật, cá thể hóa tình
20


huống hoặc cũng có chức năng thẩm mỹ khiến cho lời thoại trở thành phương tiện hữu
hiện tham gia vào nhiều phương diện khác của truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học nêu khái niệm: "Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm
thuộc loại hình tự sự và kịch (…) Ngơn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan
trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật". Nhà nghiên
cứu Nguyễn Thái Hòa cũng cho rằng, trong các tác phẩm tự sự, "lời thoại là hình thức
kể bằng lời nhân vật. Nó cịn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, là
“hình thức kể chuyện cá thể hố triệt để tính cách và tình huống đối thoại” (Nguyễn
Thái Hồ (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội). Lời thoại
của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xun, phổ biến nhất
của ngơn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Hội thoại thường là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai nhân vật, dạng phổ biến nhất của
hội thoại là song thoại. Đơn vị cơ sở của hội thoại là cuộc thoại. Cuộc thoại bao gồm
tồn bộ sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe kết hợp với sự luân phiên

lượt lời và thay đổi vai trị trong suốt q trình giao tiếp. Những phát ngơn khơng có lời
hồi đáp thì khơng được xem là đối thoại.
Khi xây dựng nhân vật, các nhà văn thường rất chú ý tới biểu hiện ngôn ngữ nhân
vật bởi ngôn ngữ là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi
nhân vật. Nó đóng vai trị quan trọng trong q trình cá biệt hóa nhân vật. Trong tác
phẩm văn học, ngôn ngữ nhân vật là một yếu tố nhằm lột tả tính cách nhân vật và xây
dựng các tình huống xung đột tư tưởng. Ngơn ngữ nhân vật có thể đóng vai trị tổ chức
và chỉ đạo đối với ngơn ngữ tồn tác phẩm. Nó là phương tiện để bộc lộ chủ đề và tư
tưởng tác phẩm, khắc họa đặc điểm và bản chất của các tính cách và dẫn dắt q trình
phát triển của cốt truyện. Nó cũng tác động đến thái độ của người đọc đối với đối tượng
đang được miêu tả trong tác phẩm. “Ngôn ngữ nhân vật là thứ ngơn ngữ mang đặc điểm
cá thể hóa rõ rệt, là công cụ đắc lực giúp nhà văn khắc họa tính cách nổi bật riêng của
từng nhân vật”. Ngôn ngữ nhân vật gồm ngôn ngữ đối thoại (khi nhân vật văn học nói
với các nhân vật khác) và ngơn ngữ độc thoại (khi nhân vật văn học nói với chính mình).
Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại nhân vật, người đối thoại cũng là chính
mình đó là sự phân thân một mình đóng cả hai vai. Ngơn ngữ nhân vật cịn thể hiện qua
lời kể gián tiếp và lời kể trực tiếp. Lời kể gián tiếp là ngơn phẩm của người nói được
người kể chuyện tái hiện qua giọng điệu của mình. Đó là sự nhập văn ý giữa lời thoại
21


×