Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU NVB CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT (NAVIBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.86 KB, 19 trang )

Tiểu luận phân tích tài chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU NVB CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT
(NAVIBANK)

Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phan Trần Trung Dũng
Hà Nội, tháng 03/2014
1
Tiểu luận phân tích tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới năm 2013, kinh tế Việt
Nam tiếp tục gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Các chính sách của
chính phủ, ngân hàng nhà nước trong năm 2013 phát huy tác dụng đáng kể đối với
các doanh nghiệp trong nước nói chung và thị trường tài chính nói riêng, đặc biệt
là tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán và các ngân hàng thương mại
cổ phần. Thị trường tài chính có một năm hoạt động với nhiều điểm sáng được thể
hiện ở hoạt động của thị trường chứng khoán có những mốc tăng điểm đáng kể,
sàn giao dịch hoạt động sôi động hơn và tình hình hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần cũng có những bước khởi sắc trong năm 2013, đặc biệt vào
cuối năm. Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế và hứa
hẹn một năm tăng trưởng tốt hơn cho kinh tế Việt Nam năm 2014. Dự báo trong
ngắn hạn nền kinh tế Việt Nam chưa thể hồi phục ngay và có những xáo trộn, thay
đổi nhất định, theo đó thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán
nói riêng có thể còn phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng
bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng
khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “PHÂN TÍCH
MÃ CỔ PHIẾU NVB CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM


VIỆT (NAVIBANK)” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của
công ty trong năm 2013 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ
phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:
- Phần I : Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Việt
- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt từ 2009-2013
- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu NVB
2
Tiểu luận phân tích tài chính
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NAM VIỆT (NAVIBANK)
I. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Nam Việt
Ngân hàng TMCP Nam Việt được thành lập từ năm 1995, là đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trải qua hơn 18 năm hoạt động,
Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) đã khẳng định được vị trí của
mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh
chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh
doanh. Tính đến hết quý 3 năm 2013 Navibank hiện có tổng tài sản là hơn
24 nghìn tỷ đồng , vốn điều lệ là 3.100 tỷ, với 91 điểm giao dịch trong cả
nước với 01 hội sở, 01 sở giao dịch, 19 chi nhánh và 70 phòng giao dịch.
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực
kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và
thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư
nghiên cứu phát triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng
cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng cũng
được quan tâm một cách đặc biệt.
Tên đầy đủ:
Tên giao dịch

quốc tế:
Tên gọi tắt:
Hội sở:
Điện thoại:
Fax:
Website:
Email:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt.
Nam Viet Commercial Joint Stock Bank.
NAVIBANK.
3-3A-3B và số 5 Sương Nguyệt Ánh, Phường
Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
(08) 38 216 216
(08) 39 142 738
www.navibank.com.vn

3
Tiểu luận phân tích tài chính
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG: Kinh doanh tiền tệ.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC NAVIBANK định hướng trở thành một trong mười
ngân hàng thương mại bán lẻ dẫn đầu về chất lượng dịch vụ và hiệu quả theo
những tiêu chuẩn chuyên nghiệp đủ năng lực cạnh tranh.
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT (NAVIBANK)
I. Thị trường kinh doanh
1. Thị trường tiền tệ
Thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà
nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4
Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW,
900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm,

Quỹ đầu tư, 13 công ty cho thuê tài chính Tuy nhiên tham gia vào thị trường
liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường
mở thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN,
NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài, một số công ty bảo hiểm Cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường
tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và
nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước
chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Theo đó, hàng tháng
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất
thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước; quy
định tỷ lệ dự trữ bắt buộc; sử dụng công cụ điều hành tỷ giá tác động vào lãi
suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín
dụng.
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các Ngân
hàng thương mại với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân
4
Tiểu luận phân tích tài chính
hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng
thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động
vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ
với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị
trường tiền tệ phát triển
Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản của các nhóm tổ chức trên thị trường
tiền tệ Việt Nam trong năm vừa qua.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu cơ bản của các nhóm tổ chức trên thị trường tiền tệ
Việt Nam (đến 30/11/2013, tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước
liền kề)
5
Tiểu luận phân tích tài chính

Đơn vị: Tỷ đồng, %
Loại hình
TCTD
Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ
ROA ROE
Tỷ lệ an
toàn vốn
tối thiểu
Tỷ lệ
vốn
ngắn
hạn cho
vay
trung,
dài hạn
Tỷ lệ
cấp tín
dụng so
với
nguồn
vốn huy
động
Số tuyệt
đối
Tốc
độ
tăng
trưởn
g
Số tuyệt

đối
Tốc độ
tăng
trưởng
Số tuyệt
đối
Tốc độ
tăng
trưởng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
NHTM
Nhà nước 2,394,689 8.77 164,362 19.74 128,064 14.80 0.67 7.93 11.09 22.89 94.78
NHTM Cổ
phần 2,363,439 9.45 188,767 3.07 188,274 6.00 0.31 3.60 12.51 18.91 73.46
NH Liên
doanh,
nước
ngoài 671,825 20.96 98,597 6.53 81,536 7.09 0.75 4.64 30.06 -3.44 68.10
Công ty
tài chính,
cho thuê 68,496
-
55.77 2,877 -73.46 18,819 -24.16 -2.07 -22.21 4.72 0.46 347.95
Ngân
hàng HTX
Việt Nam 16,533 14.14 2,316 2.75 2,005 -0.98 0.62 3.95 34.24 6.79 107.62
Toàn hệ
thống 5,514,981 8.44 456,919 7.24 418,698 6.77 0.49 5.18 13.49 17.79 84.60
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Qua bảng trên ta thấy, toàn hệ thống thị trường tiền tệ có tốc độ tăng trưởng

dương ở tất cả các chỉ tiêu tài chính. Điều đó chứng tỏ, toàn hệ thống có bước
phát triển tốt trong điều kiện kinh tế khó khăn như những năm vừa qua. Đó là
bước đột phá, tạo tiền đề phát triển cho các ngân hàng TMCP nói riêng và toàn
ngành ngân hàng nói chung.
2. Vị thế của ngân hàng TMCP Nam Việt trong ngành ngân hàng
Trong những năm vừa qua, Navibank không ngừng nỗ lực phấn đấu để dần
trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam trong
tương lai. Navibank đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, công
nghệ thông tin, hệ thống mạng lưới giao dịch nhằm nâng cao thương hiệu,
tạo sức cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường tiền tệ. Tính đến hết năm
6
Tiểu luận phân tích tài chính
2012 Navibank có 19 chi nhánh, 91 điểm giao dịch trong cả nước, tổng tài sản
của Navibank xấp xỉ 21,6 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu xấp xỉ 3,2 nghìn tỷ;
lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 2,4 tỷ đồng. Cơ cấu sở hữu tại ngân hàng
thương mại cổ phần Nam Việt: sở hữu nhà nước 3,65%; sở hữu của NĐT nước
ngoài 0,02%; sở hữu tư nhân 96,33% (Nguồn: />cu/NVB/phan-tich-co-phieu.html). Tuy khiêm tốn về thị phần trên thị trường
tiền tệ nhưng khách hàng đã biết đến thương hiệu Navibank ngày càng nhiều,
với một hình ảnh năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, tin cậy và phát triển.
II. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Phân tích môi trường vĩ mô
I.1 Chính trị, pháp luật
Với nền chính trị ổn định, hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ
dân sự, thương mại, tiền tệ … tương đối đầy đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình, đồng thời thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.
Với chính sách tiền tệ cùng với các đạo luật điều chỉnh hoạt động của các tổ
chức tín dụng tương đối chi tiết đã tạo điều kiện cho các ngân hàng Thương mại
phát huy năng lực, không ngừng cải tiến, tăng sức cạnh tranh trên thị trường tiền
tệ.Tuy nhiên hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa đồng bộ, còn nhiều bất

cập và việc áp dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều khó khăn gây cản trở cho tiên
trình hội nhập, do đó đòi hỏi chúng ta phải cải tiến, đồng bộ hóa hệ thống chính
sách, pháp luật nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn và điều chỉnh các quan hệ xã hội
ngày một tốt hơn.
I.2 Các yếu tố kinh tế
Mặc dù có nhiều khó khăn song kết thúc năm 2013 kinh tế đã có những
điểm sáng nhất định: quy mô nền kinh tế trong năm 2013 đã đạt gần 176 tỷ USD,
thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Dự trữ ngoại tệ quốc gia đạt 12
tuần nhập khẩu; lạm phát giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 6%
năm 2013, thấp nhất trong 10 năm qua. Trong 3 năm qua, xuất khẩu liên tục tăng
7
Tiểu luận phân tích tài chính
cao, 11 tháng năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 121 tỷ USD, tăng 16,2%,
nhập siêu giảm mạnh, ước chỉ còn khoảng 500 triệu USD. Vốn ODA ký kết và
giải ngân đạt kết quả khá, 11 tháng giải ngân trên 4 tỷ USD tăng 13,5%; tổng vốn
FDI đăng ký tăng mạnh, đạt gần 21 tỷ USD tăng 54,2%, số vốn giải ngân đạt
khoảng 11,5 tỷ USD.
Thị trường tài chính cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong
năm vừa qua: mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã giảm mạnh. Tính
theo lãi suất năm, mặt bằng lãi suất huy động giảm 7-10% lãi suất cho vay giảm 9-
12%. Riêng 9 tháng năm 2013 lãi suất huy động giảm 2-3%, cho vay giảm 3-5%.
Bên cạnh đó, tỷ giá cơ bản đã ổn định. Dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng từ 6
tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 và khoảng 12
tuần vào cuối năm 2012 và 2013. Trên thị trường ngoại hối, tình trạng đô la hóa,
vàng hóa đã giảm đáng kể, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng lên.
Trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh mẽ bởi các
chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ và của ngân hàng Nhà nước. Do đó,
các hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại
nói riêng cũng bị tác động mạnh mẽ. Tổng kết lại một năm vừa qua, các ngân hàng
thương mại Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng kể: giảm tỷ lệ nợ xấu,

hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định hơn … Với các chính sách tích cực trong
thời gian vừa qua của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam dần ổn định và hứa hẹn gặt
hái được những thành tựu lớn trong những năm tiếp theo và dần thoát khỏi suy
thoái kinh tế.
I.3 Môi trường xã hội, dân số
Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới
và có cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang ở
thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm
tuổi phụ thuộc), và trong năm 2013 chúng ta đã đón chào công dân thứ 90 triệu.
Như vậy chúng ta có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có tri thức, sáng tạo và đầy nhiệt
huyết. Đây là lợi thế cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương
8
Tiểu luận phân tích tài chính
mại nói riêng từ việc tuyển chọn lao động đến tiếp cận nhu cầu và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.
I.4 Môi trường công nghệ
Để các ngân hàng thương mại trong nước có thể tham gia vào thị trường
vốn một cách dễ dàng và cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại trong nước có lộ trình cải
tiến công nghệ một cách cụ thể rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ và giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng. Ứng dụng khoa học, công nghệ thông
tin vào lĩnh vực ngân hàng là xu thế tất yếu của thời đại. Nó giúp mọi giao dịch
ngân hàng được thực hiện nhanh hơn, thuận tiện hơn và an toàn hơn. Đầu tư đúng
mức phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng là việc làm cấp bách của các
ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay.
I.5 Môi trường quốc tế
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới từ năm 2009 đến nay đã ảnh
hưởng to lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói
riêng. Suy thoái kinh tế làm tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế giảm, hàng
loạt các doanh nghiệp phá sản hoặc hoạt động cầm chừng, thị trường bất động sản

đóng băng … kéo theo hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian
qua gặp khó khăn. Ngành tài chính ngân hàng chứng kiến không ít những thương
vụ sáp nhập, chọn lọc những ngân hàng có “sức khỏe” tốt, chọn lọc lao động trong
ngành, cơ cấu lại ngân hàng … Chúng ta kỳ vọng trong thời gian tới sẽ xây dựng
được một hệ thống các ngân hàng vững mạnh đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và
đủ sức chống chọi với mọi tác động của môi trường quốc tế.
2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành
2.1 Các đặc điểm nổi trội của ngành tài chính ngân hàng
Với đặc thù của ngành tài chính ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, cung ứng
các nghiệp vụ thanh toán và có thể ví như xương sống của nền kinh tế Việt Nam
hiện nay vì là kênh dẫn vốn lớn nhất, hiệu quả nhất của toàn bộ nền kinh tế. Để
nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả, chúng ta cần xây dựng một hệ thống
9
Tiểu luận phân tích tài chính
ngân hàng thương mại vững chắc. Với đặc thù của mình, ngành tài chính ngân
hàng có những điểm nổi trội sau đây:
- Hoạt động theo cơ chế, chính sách riêng: chính sách tiền tệ của ngân
hàng Nhà nước….
- Là ngành duy nhất được phép kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch
vụ thanh toán
- Là kênh dẫn vốn lớn nhất của nền kinh tế
- Quy mô ngành lớn
- Hệ thống giao dịch rộng khắp
2.2 Các lực lượng cạnh tranh trong ngành
Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực
lượng cạnh tranh trong ngành tài chính ngân hàng và để phân tích cụ thể các lực
cạnh tranh của NVB trong ngành.
2.2.1 Sự cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Navibank là các tổ chức tín dụng có kinh nghiệm,
kỹ năng, tài chính, thương hiệu cùng hoạt động trên thị trường tiền tệ. Các tổ chức

tín dụng đều có hệ thống các sản phẩm, dịch vụ đa dạng mang lại nhiều tiện ích
cho khách hàng, với mạng lưới hoạt động rộng khắp ở hầu hết các tỉnh thành trong
cả nước. Các tổ chức tín dụng đang ngày càng cải tiến năng lực cạnh tranh về sản
phẩm, dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa làm việc và đầu tư phát triển
công nghệ nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế trên thị trường tiền tệ.
Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, đòi hỏi các tổ chức tín dụng nói
chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải tập trung nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, hệ thống quản trị rủi ro … đặt mục tiêu phát
triển bền vững hơn là phát triển nóng. Chính vì vậy, Navibank cần không ngừng
nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường tiền tệ thì mới có thể tồn
tại, phát triển và cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành.
2.2.2 Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng
10
Tiểu luận phân tích tài chính
Do đặc thù của ngành tài chính ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và là một
kênh dẫn vốn quan trọng của cả nền kinh tế nên hoạt động theo cơ chế, chính sách
riêng của Nhà nước và của ngân hàng Nhà nước. Để các doanh nghiệp trong nước
gia nhập vào ngành là một điều khó khăn, vì vậy sự cạnh tranh của đối thủ tiềm
năng gần như không có.
2.2.3 Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Công nghệ số đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại nên những sản
phẩm thay thế trong tương lai là những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao,
công nghệ tiên tiến. Do vậy, Navibank cần tập trung đầu tư phát triển và ứng dụng
công nghệ vào hoạt động của mình thì mới có thể theo kịp xu thế của thời đại và
cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành.
2.2.4 Sự cạnh tranh của nhà cung ứng
Trên thị trường tiền tệ và ngành ngân hàng, các nhà cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ chính là các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại. Sự
cạnh tranh của nhà cung ứng chính là sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh
cùng ngành.

2.2.5 Sự cạnh tranh của khách hàng
Các tổ chức tín dụng đều cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau do vậy
khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những nơi cung cấp sản phẩm, dịch vụ có
tính cạnh tranh và phù hợp với họ. Không khó để khách hàng có thể tìm đến một
ngân hàng để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà khó ở chỗ các ngân hàng sẽ tìm kiếm
và làm hài lòng khách hàng như thế nào. Khách hàng chính là nhân tố quyết định
đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Do vậy sự cạnh tranh của khách hàng có ảnh
hưởng rất lớn đến các ngân hàng. Các ngân hàng cần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, thái độ phục vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, quy trình
cung ứng sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng.
2.3 Các nhân tố rủi ro
2.3.1 Rủi ro kinh tế
11
Tiểu luận phân tích tài chính
Nền kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của ngành tài chính ngân
hàng. Với tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của nền kinh tế Việt Nam trong
những năm gần đây là 7%-7,5% tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát
triển trong đó có ngành tài chính ngân hàng. Từ năm 2009 đến nay, kinh tế Việt
Nam suy thoái ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngành ngân hàng,
nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng nợ xấu tăng cao, tài sản có tính thanh khoản
kém và hàng loạt phi vụ sáp nhập, mua lại diễn ra trên thị trường tài chính Việt
Nam trong thời gian qua. Rủi ro kinh tế dù mang tính riêng rẽ hay hệ thống cũng
đều tác động sâu sắc đến “sức khỏe” của nền kinh tế và hoạt động của các ngành
kinh tế.
2.3.2 Rủi ro pháp luật
Sự thay đổi của luật pháp, chính sách kinh tế có tác động lớn đến hoạt động
của ngành ngân hàng. Như chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, phân loại nợ xấu, độc quyền vàng miếng … đó là những rủi ro không
thể đo lường trước được. Các luật, chính sách áp dụng cho ngành ngân hàng nhiều
khi không nhất quán, thiếu đồng bộ gây cản trở, khó khăn cho việc kinh doanh của

các ngân hàng thương mại. Rủi ro pháp luật là điều không tránh khỏi và nó tác
động đến hoạt động của ngành ngân hàng. Dù là tác động tốt hay xấu cũng sẽ làm
sáo trộn ít nhiều cơ cấu tổ chức, hoạt động của các ngân hàng thương mại.
2.3.3 Rủi ro tài chính
Khi có sự biến động về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng nhà
nước quy định … sẽ tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại.
2.4 Phân tích doanh nghiệp
2.4.1 Cơ cấu thị trường kinh doanh
Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá hoạt động của Navibank.
a. Điểm mạnh
- Có bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (từ 1995 đến
nay)
12
Tiểu luận phân tích tài chính
- Có mạng lưới giao dịch rộng khắp: 19 chi nhánh, 91 điểm giao dịch
trong cả nước
- Đội ngũ nhân lực trẻ, sáng tạo, nhiệt huyết
- Đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, năng động
b. Điểm yếu
- Thị phần nhỏ
- Sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, chưa ứng dụng được nhiều công nghệ
vào các sản phẩm ngân hàng
- Cơ sở khách hàng chưa nhiều
- Năng lực cạnh tranh còn yếu kém trong ngành ngân hàng
c. Cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới: tiếp thu tinh hoa công
nghệ, các sản phẩm công nghệ cao, hiện đại ….
- Ngành ngân hàng đang có sự chuyển mình rõ rệt, thanh lọc những ngân
hàng yếu kém, tạo điều kiện cho những ngân hàng có tình hình tốt hoạt
động năng động trong môi trường, điều kiện tốt

- Dân số Việt Nam là dân số trẻ nên có nhu cầu lớn sử dụng các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cao nên là cơ hội cho các ngân hàng phát triển.
d. Thách thức
- Trong thời gian tới, chỉ những ngân hàng nào có tình hình hoạt động
kinh doanh tốt mới có thể tồn tại trên thị trường tiền tệ
- Khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng phát triển nhanh buộc các
ngân hàng thương mại cần xây dựng chú trọng đầu tư phát triển công
nghệ để không bị lạc hậu so với các đối thủ trong ngành
- Các chính sách tiền tệ, pháp luật của Nhà nước thay đổi theo từng thời
kỳ buộc các ngân hàng thương mại chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với
mọi sự thay đổi để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến hoạt động
của ngân hàng
13
Tiểu luận phân tích tài chính
- Do đặc thù ngành là kinh doanh tiền tệ nên gặp nhiều rủi ro trong quá
trình hoạt động vì vậy yêu cầu đặt ra đòi hỏi các ngân hàng xây dựng hệ
thống quản trị rủi ro một cách chi tiết, cụ thể.
2.4.2 Chính sách quản trị của doanh nghiệp
Chính sách quản trị doanh nghiệp của Navibank mang tính minh bạch
thông tin và minh bạch tài chính cao (tất cả các báo cáo có liên quan đến tình hình
hoạt động của Navibank đều được kiểm toán và công bố chính thức trên website
của Navibank). Lợi ích của các bên liên quan được đảm bảo
3. Phân tích một số chỉ số tài chính
3.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư
với chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả hoặc thu về được từ danh
mục đầu tư của mình.
- Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được
trên mỗi cổ phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các
tốt. Bên cạnh đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên

vốn chủ sở hữu của mình.
EPS =
Tổng Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
14
Tiểu luận phân tích tài chính
Bảng 2. Chỉ số EPS và P/E của NVB
Nguồn: stox.vn
Chỉ số EPS bắt đầu sụt giảm từ năm 2011 đến nay. Mức lợi nhuận tạo ra
trên mỗi cổ phiếu trong những năm 2010 khá hấp dẫn cho nhà đầu tư. Chỉ số EPS
tuy có sụt giảm vào năm 2011 nhưng tăng vào quý III năm 2013. Nhìn chung chỉ
số EPS của NVB kém hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ 2012 đến nay.
- Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó
bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao
nhiêu. Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công
ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp.
Chỉ số P/E của NVB thấp vào những năm 2010- 2011 có nghĩa là lợi nhuận
trên một cổ phần của công ty cao. Từ 2012- 2013 chỉ số P/E của NVB tăng cao
điều đó cho thấy nhà đầu phải trả giá cao cho một đồng thu nhập khi đầu tư
vào cổ phiếu NVB, do đó cổ phiếu NVB kém hấp dẫn nhà đầu tư.
3.2 Nhóm chỉ số về sức khỏe tài chính
Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán của NVB phân tích bao gồm các chỉ
số về khả năng thanh toán của NVB như: hệ số thanh toán tổng quát và các chỉ số
về cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản , nợ trên
vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu…
15
Chỉ số cổ phiếu
2010
2011 2012 Hết quý III/2013
Số CP đang lưu hành 124.933.797 301.021.552 301.021.552 297.669.552

Lợi nhuận sau thuế
15.691.000.000.0
0
16.200.000.00 2.170.000.000 10,349,130,484.00
EPS
125.59
129.67 17,37 82,84
Giá trị thị trường của
một cổ phiếu
11.000
8.100 7.200 6.700
Tổng giá trị thị trường
của cổ phiếu
1.374.271.767.00
0
2.438.274.571.200
2.167.355.174.40
0
1.994.385.998.400
P/E
8,76
14,67 903,64 192,71
Tiểu luận phân tích tài chính
Bảng 3. Chỉ số sức khỏe tài chính của NVB
Sức khỏe tài chính 2012 2013
Tỷ suất thanh toán tổng quát 1.173051921 1.149254981
Tổng công nợ/Vốn CSH 5.778612537 6.699943884
Tổng công nợ/Tổng Tài sản 0.852477185 0.870128924
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
1

.00

1.01
a. Tỷ suất thanh toán tổng quát
Tý suất thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/tổng nợ ngắn hạn và dài hạn
Theo bảng 3 ta thấy tỷ suất thanh toán tổng quát của NVB năm 2012 và 3 quý
đầu năm 2013 đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán của NVB
các khoản nợ được đảm bảo
b. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của NVB đều lớn hơn 1, NVB đảm bảo khả
năng thanh toán lãi vay phải trả
c. Tổng công nợ/ vốn CSH
Chỉ số tổng công nợ/vốn chủ sở hữu trong năm 2012 và 3 quý năm 2013 chiếm tỷ
trọng cao, điều này báo hiệu dấu hiệu đáng lo ngại của NVB trong 2 năm gần đây
d. Tổng công nợ/Tổng tài sản
Tổng công nợ của NVB năm 2012 chiếm 85% tổng tài sản và 3 quý năm 2013
chiếm 87% tổng tài sản.
3.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động 2012 2013
ROE % 0,08 0,35
ROA % 0,01 0,04
a. Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA
16
Tiểu luận phân tích tài chính
ROA =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử
dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Bảng thống kê ROA

của công ty cho thấy chỉ số này năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng vẫn ở
mức rất thấp so với toàn ngành là ROA=1,32%
b. Tỷ suất sih lời của vốn chủ sở hữu ROE
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng tăng điều
này thể hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của NVB tốt dần lên từ 2012 đến
nay nhưng ở mức rất thấp so với trung bình toàn ngành ngân hàng là 8%.
3.4 Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng 2013
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản % 14
Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH % 16
Qua bảng trên ta thấy NVB có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng chậm từ năm
2012 – 2013.
3.5 Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp:
- Theo thời gian NVB tự thực hiện phát hành rộng rãi cổ phiếu ra ngoài thị trường,
việc tăng số lượng cổ phiếu này chứng tỏ doanh nghiệp từng bước huy động vốn
để tăng nguồn vốn đồng thời theo xu hướng tăng đầu tư vào tài sản phục vụ hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên lượng cổ phiếu hiện giao dịch trên thị trường chứng
khóa năm 2013 giảm so với năm 2012
17
Tiểu luận phân tích tài chính
- Lợi nhuận NVB trong hai năm gần đây sụt giảm đáng kể, hiệu quả kinh doanh
đạt thấp.
- Khả năng thanh toán của NVB được đảm bảo
- Việc sử dụng vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trước thuế của NVB thấp hơn
rất nhiều so với toàn ngành. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất thấp so với ngành
chứng tỏ việc sử dụng vốn kinh doanh, vốn chủ sơ hữu chưa thực sự hiệu quả.

4. Xác định đầu tư, không đầu tư vào cổ phiếu NVB
Bảng 5. Giá trị thị trường cổ phiếu NVB
Năm 2010 2011 2012 2013
Gia trị trường/ Cổ
phiếu NVB
11.000 8.100 7.200 6.700
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư.
Với những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức
chênh lệch giữa mua và bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận
là mức cổ tức được chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ.
Qua bảng giá cổ phiếu NVB ta nhận thấy mức giá cổ phiếu giảm dần qua
các năm có xu thế giảm mạnh từ 2010 - 2013.
Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của NVB, xu hướng hoạt động kinh
doanh, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của NVB để đưa ra quyết định đầu tư.
Căn cứ theo các chỉ tiêu nêu trên kết luận trong ngắn hạn không nên đầu tư
vào cổ phiếu NVB. Do thị trường tài chính có dấu hiệu hồi phục nhưng với những
ngân hàng có thị phần nhỏ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao như NVB thì trong thời gian tới
hoạt động của ngân hàng này cũng sẽ không có nhiều khởi sắc và đạt hiệu quả cao
do vậy trong dài hạn cũng không đầu tư vào cổ phiếu NVB
18
Tiểu luận phân tích tài chính
19

×