Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh pci của thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 287 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
-------*------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THÔNG QUA NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA THÀNH PHỐ
.
HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm: TS. Trần Anh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2017


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
-------*------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THÔNG QUA NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA THÀNH PHỐ
.
HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm: TS. Trần Anh Tuấn
Thành viên tham gia:
Th.S Vũ Ngọc Anh


Th.S Phan Thị Xuân Diệu
Th.S Vương Tịnh Mạch
CN. Khiếu Văn Công
CN. Nguyễn Thị Bảo Khánh
CN. Kiều Thúy Ngọc
CN. Nguyễn Minh Nhựt
CN. Nguyễn Mạnh Quân

Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2017


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................... i
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

ĐẶT VẤT ĐỀ............................................................................................ 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
2.1.

Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2

2.2.


Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 3

4.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 4
4.1.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước ................................................. 4

4.2.

Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ................................................. 7

5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11

6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 11

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỈ SỐ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH PCI. ......................................................... 13
1.1.


TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH. 13

1.1.1.

Khái niệm, ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ..... 13

1.1.2. Các chỉ số cấu thành PCI và những thay đổi, điều chỉnh trong các chỉ
số cấu thành giai đoạn 2005-2016 ................................................................ 13
1.2.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHỈ SỐ PCI ............................ 18

1.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 19

1.2.2. Tách bạch năng lực điều hành kinh tế và điều kiện truyền thống của
địa phương ................................................................................................... 24
1.2.3. Cách tính trọng số từng chỉ số thành phần phục vụ việc xây dựng chỉ
số PCI tổng hợp có trọng số.......................................................................... 27
1.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ PCI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẢI
CÁCH ĐIỀU HÀNH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG .................................................. 33
1.3.1. Tác động của chỉ số PCI đối với công tác cải cách điều hành của các
địa phương ................................................................................................... 33
1.3.2. Tác động của chỉ số PCI đối với công tác cải cách điều hành của
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 35
i
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)



Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

1.4. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỈ SỐ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) .............................................. 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP
TỈNH (PCI) CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2016 42
2.1. THỐNG KÊ MƠ TẢ BỨC TRANH NỘI HÀM 6/10 CHỈ SỐ THÀNH
PHẦN TƯƠNG ĐỐI YẾU KÉM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2016 ....................................................................................................... 42
2.1.1. Chỉ số tiếp cận đất đai ......................................................................... 42
2.1.2. Chỉ số tính minh bạch ......................................................................... 52
2.1.3. Chỉ số chi phí khơng chính thức.......................................................... 61
2.1.4. Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh ................. 70
2.1.5. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng................................................................ 78
2.1.6. Chỉ số thiết chế pháp lý....................................................................... 86
2.2. PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN, KHÁCH QUAN
DẪN ĐẾN SỰ YẾU KÉM CỦA 6/10 CHỈ SỐ THÀNH PHẦN PCI ............... 93
2.2.1. Chỉ số tiếp cận đất đai .........................................................................
93
.
2.2.2. Chỉ số tính minh bạch ......................................................................... 95
2.2.3. Chỉ số chi phí khơng chính thức.......................................................... 98
2.2.4. Chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh ............... 103
2.2.5. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng.............................................................. 106
2.2.6. Chỉ số thiết chế pháp lý..................................................................... 108
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN CẢI THIỆN
CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH............................................................................................. 112
3.1. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHO VCCI & USAID ..................................... 112

3.1.1. Các đề xuất chung về phương pháp luận xây dựng chỉ số PCI .......... 112
3.1.2. Các đề xuất liên quan đến nội dung 06 chỉ số thành phần trong phiếu
khảo sát PCI ............................................................................................... 114
3.2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ NHẰM
CẢI THIỆN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ................................. 120
3.2.1. Các kiến nghị, đề xuất chung cho chính quyền Thành phố ................ 120
ii
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2. Các kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện 06 chỉ số thành phần ............. 122
3.3. BẢNG KIẾN NGHỊ CHUNG CHO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
....................................................................................................................... 149
PHỤ LỤC 1: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC CHỈ SỐ THÀNH
PHẦN PCI (NĂM 2005 VÀ NĂM 2006) ..................................................... 156
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ VỚI CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN
BẰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VARIMAX (NĂM 2005 VÀ NĂM 2006)
....................................................................................................................... 157
PHỤ LỤC 3: TÍNH TỐN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÂN TỐ TỪ HỒI QUY
ĐA BIẾN (NĂM 2005 VÀ NĂM 2006)........................................................ 158
PHỤ LỤC 4: TÍNH TỐN TRỌNG SỐ CỦA CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN
PCI (NĂM 2005 VÀ NĂM 2006) ................................................................. 159
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN GIỮA ĐIỀU HÀNH KINH
TẾ VÀ CÁC BIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI DÂN DOANH
NĂM 2009 ..................................................................................................... 160
PHỤ LỤC 6: TRỌNG SỐ CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN TRONG NĂM 2009
.

.......................................................................................................................
161
PHỤ LỤC 7: CÁC VĂN BẢN CẢI THIỆN PCI CỦA ĐỊA PHƯƠNG TÍNH
ĐẾN NĂM 2010............................................................................................ 162
PHỤ LỤC 8: THỰC TRẠNG CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN PCI CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2015 ............................ 165
PHỤ LỤC 9: SO SÁNH ĐIỂM SỐ CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN TƯƠNG
ỨNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐỨNG
ĐẦU CẢ NƯỚC VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN CẢ NƯỚC .......... 174
PHỤ LỤC 10: SO SÁNH ĐIỂM SỐ CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI MỘT ĐỊA PHƯƠNG TRÊN CẢ NƯỚC
....................................................................................................................... 190
PHỤ LỤC 11: HỆ THỐNG CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN
ĐẾN 6/10 CHỈ SỐ THÀNH PHẦN PCI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TƯƠNG ĐỐI YẾU KÉM............................................................................. 227
PHỤ LỤC 12: NGHIÊN CỨU VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRÊN THẾ GIỚI
....................................................................................................................... 271

iii
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

PHỤ LỤC 13: BẢNG XẾP HẠN CÁC QUỐC GIA TRONG NHÓM 10
NƯỚC ĐỨNG ĐẦU VỀ CHỈ SỐ NHẬN THỨC THAM NHỮNG (CPI) GIAI
ĐOẠN 2012-2015 .......................................................................................... 272
PHỤ LỤC 14: CHI TIÊU BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI HÀNG THÁNG CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2004-2014 (tính theo giá thực tế

và phân theo các khoản chi)......................................................................... 273
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 274

.

iv
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI giai đoạn 2005-2016 ........ 16
Bảng 1. 2: Trọng số của các chỉ số thành phần PCI giai đoạn 2005-2016 ............. 32
Bảng 1. 3: Quy mô mẫu tại một số địa phương giai đoạn 2009-2015 ................... 38
Bảng 2. 1: Xếp hạng về chỉ số Tiếp cận đất đai của TP.HCM giai đoạn 2007-2016
............................................................................................................................. 44
Bảng 2. 2: Danh sách xếp hạng chỉ số Tiếp cận đất đai ........................................ 45
Bảng 2. 3: Tỷ lệ diện tích đất khả dụng tại các vùng trên cả nước (%) ................. 46
Bảng 2. 4: Tỷ lệ tăng dân số phân theo khu vực ................................................... 47
Bảng 2. 5: Điểm số Tính minh bạch của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
2007 -2016 ........................................................................................................... 53
Bảng 2. 6: Địa phương có điểm số Tính minh bạch cao nhất và thấp nhất giai đoạn
2007 - 2016 .......................................................................................................... 53
Bảng 2. 7: Điểm số Tính minh bạch của 5 Thành phố trực thuộc trung ương giai
đoạn 2007-2016 ................................................................................................... 54
Bảng 2. 8: Tiếp cận tài liệu ngân sách địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2013- 2016................................................................................................... 57
Bảng 2. 9: Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát cho biết mức độ công việc đạt được như

.
mong đợi sau khi chi trả chi phí khơng chính thức ............................................... 68
Bảng 2. 10: Thứ hạng chỉ số tính năng động và tiên phong của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2006-2016 ................................................................................... 73
Bảng 2. 11: Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của các địa phương giai đoạn 2013 - 2016
............................................................................................................................. 80
Bảng 2. 12: Thống kê tỷ lệ Doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh đồng
ý/hoàn toàn đồng ý đối với các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Cạnh tranh bình đẳng giai
đoạn 2013-2016 ................................................................................................... 81
Bảng 2. 13: Xếp hạng chỉ số thiết chế pháp lý của TP.HCM so với cả nước trong
giai đoạn 2007-2016 ............................................................................................. 88
Bảng 2. 14: Điểm số chỉ số thiết chế pháp lý của 05 thành phố trực thuộc trung
ương giai đoạn 2007-2016 .................................................................................... 88
Bảng 2. 15: Một số chỉ tiêu thành phần của chỉ số thiết chế pháp lý của TP.HCM
giai đoạn 2007-2016 ............................................................................................. 90
Bảng 2. 16: Một số chỉ tiêu thành phần mới trong chỉ số thiết chế pháp lý của
TP.HCM giai đoạn 2007-2016 ............................................................................. 91
Bảng 2. 17: Phương án lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp
giai đoạn 2013-2016 ............................................................................................. 92
v
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1: Chỉ số Tiếp cận đất đai của TP.HCM giai đoạn 2007-2015 ................. 43
Hình 2. 2: Biến động điểm số Tiếp cận đất đai của cả nước ................................. 44
Hình 2. 3: Nội dung tiếp cận đất đai của TP.HCM giai đoạn 2007-2016 .............. 48

Hình 2. 4: Đánh giá rủi ro bị thu hồi đất tại TP.HCM giai đoạn 2007-2016 .......... 49
Hình 2. 5: Đánh giá mức độ thỏa đáng trong cơng tác bồi thường TP.HCM 2007 2016 ..................................................................................................................... 50
Hình 2. 6: Đánh giá mức độ phù hợp giữa thay đổi khung giá đất TP.HCM và thay
đổi giá thị trường giai đoạn 2009-2016................................................................. 50
Hình 2. 7: Doanh nghiệp TP.HCM khơng gặp cản trở mặt bằng kinh doanh 2007 2016 ..................................................................................................................... 51
Hình 2. 8: Đánh giá thủ tục hành chính liên quan đến cơng tác đất đai TP.HCM
giai đoạn 2013-2016 ............................................................................................. 52
Hình 2. 9 :Chỉ số Tính minh bạch của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 2016 ..................................................................................................................... 52
Hình 2. 10: Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch, quyết định, nghị định của
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2016 ................................................... 56
Hình 2. 11: Kết quả khảo sát chỉ tiêu vai trò của mối quan hệ trong tiếp cận thông
.
tin và việc thương lượng với cán bộ thuế giai đoạn 2007-2016 ............................ 58
Hình 2. 12: Khả năng dự đoán được trong thực thi pháp luật của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2007 - 2016 ................................................................................. 59
Hình 2. 13: Độ mở của trang thơng tin điện tử của chính quyền Thành phố giai
đoạn 2007 - 2016.................................................................................................. 60
Hình 2. 14: Vai trị của Hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện chính
sách ...................................................................................................................... 61
Hình 2. 15: Chỉ số thành phần chi phí khơng chính thức của Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2006-2016 ................................................................................... 63
Hình 2. 16: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát đồng ý, không đồng ý với nhận
định các doanh nghiệp khác cùng ngành phải trả các chi phí khơng chính thức giai
đoạn 2006-2016 ................................................................................................... 64
Hình 2. 17: Số lượng doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn Thành phố chi trả các
khoản chi phí khơng chính thức giai đoạn 2006-2016 .......................................... 67
Hình 2. 18: Tỷ lệ (%) doanh nghiệp tham gia khảo sát phản ánh việc Chính quyền
tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi giai đoạn 2006-2011 . 70
Hình 2. 19: Điểm số chỉ số thành phần tính năng động và tiên phong của Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2016 ................................................................ 72

vi
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2. 20: Nhận định “UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân” của Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2009-2015 ............................................................................. 74
Hình 2. 21: Nhận định “khi quy định của trung ương chưa rõ ràng, UBND tỉnh rất
năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh” của Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2015 ................................................................ 74
Hình 2. 22: Cảm nhận của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về thái độ của
chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân giai đoạn 2009-2015 ........................... 75
Hình 2. 23: Nhận định “Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực
thi tốt ở cấp Sở, ngành” của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015 ......... 76
Hình 2. 24: Nhận định “Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực
thi tốt ở cấp quận, huyện” của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015 ...... 77
Hình 2. 25: Kết quả khảo sát câu hỏi “phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong
chính sách/văn bản trung ương” của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015
............................................................................................................................. 77
Hình 2. 26: Kết quả khảo sát nội hàm “ưu đãi đối với doanh nghiệp do Nhà nước
quản lí” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2016 .......................................... 83
Hình 2. 27: Kết quả khảo sát nội hàm “ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI” trên địa
.
bàn Thành phố giai đoạn 2013-2016 ....................................................................
84
Hình 2. 28: Tỷ lệ % doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Hợp đồng, đất đai,… và
các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN (nhà nước và tư nhân) có

liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” ................................................................. 85
Hình 2. 29: Tỷ lệ % doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Ưu đãi với các công ty
lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân DN”
............................................................................................................................. 85
Hình 2. 30: Điểm số chỉ số thiết chế pháp lý của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2007-2016 ............................................................................................................ 87

vii
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤT ĐỀ
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Phòng Thương mại Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành
kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của
Việt Nam. Sau hơn 11 năm triển khai, chỉ số PCI dần trở thành một trong những
công cụ quan trọng phản ánh nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam; lãnh đạo các địa phương có xu hướng sử dụng chỉ số PCI làm
thước đo thành cơng của các chương trình cải cách về điều hành kinh tế của địa
phương.
Khơng nằm ngồi xu hướng trên, chỉ số PCI đã dần thu hút được sự quan
tâm của lãnh đạo Thành phố và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ
quan quản lý Thành phố. Cụ thể, thời gian qua, Thành phố đã thực hiện một số
hoạt động có liên quan trực tiếp đến chỉ số PCI như: trong công văn số

1937/VP-THKH ngày 01/4/2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao Viện Nghiên cứu phát triển phân tích
kỹ về các Chỉ số đo lường hiệu quả quản. trị và hành chính công cấp tỉnh và Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; một số báo cáo tổng kết các năm có đề cập đến
thứ hạng PCI của Thành phố; Quyết định 5246/QĐ-UBND ngày 24 tháng 09
năm 2013 ban hành Chương trình triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015. Theo
đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được giao nhiệm vụ đầu mối theo dõi,
tổng hợp về PCI; Quyết định số 3301/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển
khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh. Theo đó, tiến hành rà sốt, kiến nghị bãi bỏ các thủ tục hành
chính khơng cần thiết, khơng hợp lý, khơng hợp pháp trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị, tạo mọi thuận lợi, giảm thời gian giải quyết và chi phí thực
hiện thủ tục hành chính của doanh nghiệp, người dân và các nội dung có liên
quan đến các chỉ số xếp hạng, các chỉ số thành phần PCI còn thấp là một trong
những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đề cập; quan trọng hơn cả, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020
cũng đã đặt mục tiêu để Thành phố phấn đấu đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn
đầu cả nước về xếp hạng chỉ số PCI.
1
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

Những dẫn chứng trên cho thấy, lãnh đạo Thành phố và các cơ quan quản
lý của Thành phố đã và đang quan tâm, mong muốn cải thiện năng lực điều hành

kinh tế của chính quyền, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng doanh
nghiệp trên địa bàn, đồng thời, nâng cao vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố. Tuy nhiên nhìn chung, các giải pháp được
đề ra trong thời gian qua vẫn còn rất chung chung và chủ quan, mang tính chạy
theo thứ hạng, chưa cụ thể và thiết thực, chưa tạo động lực để những đơn vị có
liên quan trực tiếp đến các chỉ số thành phần có trách nhiệm và động lực cải
cách hơn.
Qua tổng quan về vấn đề nghiên cứu, có thể thấy hiện nay các nghiên cứu
về chỉ số PCI (gồm cả báo cáo thường niên về chỉ số PCI do VCCI phối hợp với
USAID thực hiện) vẫn còn đánh giá chung chung cho cả nước, chỉ dừng lại ở
mức báo cáo, thống kê mô tả, đánh giá và so sánh điểm số giữa các địa phương
theo từng năm… chưa có nghiên cứu nào phân tích chi tiết nội hàm của từng chỉ
số thành phần của địa phương (cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh), đánh giá
những tác động trong công tác cải cách điều hành của Thành phố đối với các chỉ
số thành phần. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
.
của Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực
điều hành kinh tế của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó, góp phần
cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố là vô cùng cần
thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực điều hành kinh tế của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó, góp
phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố.
2.2.


Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu tổng quát trên được thể hiện qua 03 nhóm mục tiêu cụ thể sau:
 Nghiên cứu đánh giá một số khía cạnh trong phương pháp xây dựng
chỉ số PCI của VCCI và USAID (ví dụ: cách chọn mẫu, thu thập số
liệu, cách thiết kế bảng hỏi…). Tóm tắt những thay đổi và điều chỉnh
trong các nội dung cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai
đoạn 2005-2016. Từ đó, đưa ra một số nhận định về phương pháp
xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
2
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

 Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát PCI trong thời gian qua, tập trung
thống kê mơ tả và phân tích chi tiết những nội dung của 6/10 nhóm
chỉ số thành phần yếu kém của Thành phố Hồ Chí Minh (yếu kém khi
so sánh với các nhóm chỉ số thành phần cịn lại và khi so sánh với
các tỉnh thành trên cả nước) gồm: chỉ số tiếp cận đất đai, chỉ số tính
minh bạch, chỉ số chi phí khơng chính thức, chỉ số cạnh tranh bình
đẳng, chỉ số tính năng động và chỉ số thiết chế pháp lý. So sánh điểm
số của Thành phố tương ứng với 6 chỉ số thành phần còn yếu kém
này qua các năm; so sánh với điểm số các chỉ số thành phần tương
ứng của các địa phương đứng đầu cả nước và các thành phố lớn trên
cả nước. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém (gồm cả nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên, tập trung vào
phân tích nguyên nhân chủ quan).

 Đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục các yếu kém
của 06 nhóm chỉ số thành phần nêu trên. Qua đó, góp phần cải thiện
chỉ số PCI và năng lực cạnh tranh của Thành phố trong tương lai.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
Phân tích pháp lý: nghiên cứu các văn bản pháp lý có liên quan đến năng
lực điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;
những cơ chế, chính sách có liên quan đến các chỉ số nội dung thành phần,
những thay đổi trong cơ chế chính sách qua các năm; những ưu điểm và hạn chế
còn tồn tại của những cơ chế chính sách này.
Nghiên cứu tại bàn: dựa vào các báo cáo PCI hàng năm và tài liệu thứ cấp
khác (các bài báo khoa học, những nghiên cứu trước đây, tập san chuyên đề, tạp
chí, báo cáo khoa học, luận án...) trong và ngồi nước để phân tích, tổng hợp, so
sánh các tài liệu, lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phân tích số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu từ các cuộc khảo sát PCI được
thực hiện trên địa bàn cả nước giai đoạn 2006-2016 (do nhóm nghiên cứu PCI
cơng bố trên website và nguồn số liệu bổ sung do
VCCI chia sẻ cho nhóm tác giả đề tài này) để thống kê mô tả và phân tích chi
tiết những nội dung của các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI (sử dụng
chủ yếu trong nhóm nội dung 2).
Lấy ý kiến chuyên gia: tổ chức hội thảo để tọa đàm, tập hợp và chọn lọc
những ý kiến của các lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà quản lý trong
3
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh


các lĩnh vực liên quan đến nội dung đề tài, bổ sung nội dung phân tích và các
kiến nghị, đề xuất được sử dụng.
4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước

Hoạt động nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện dưới sự hỗ trợ của Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID). Báo cáo Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thường niên được xuất bản lần đầu tiên vào năm
2005 và duy trì đến nay đã xuất bản được 12 ấn phẩm. Trong năm 2005, báo cáo
PCI tập trung giới thiệu phương pháp luận xây dựng chỉ số PCI, cách tính trọng
số cho từng chỉ số thành phần và phương pháp thu thập số liệu. Theo chu kỳ bốn
năm một lần, báo cáo đề cập đến những thay đổi, những điều chỉnh lớn trong
phương pháp luận gồm việc thêm, bớt và cải thiện chỉ tiêu các chỉ số thành
phần, hiệu chỉnh lại các trọng số... nhằm phản ánh các thay đổi trong nền kinh
tế, để tạo ra một thước đo chính xác và nhất quán về điều hành kinh tế cấp tỉnh
theo thời gian. Ở các năm còn lại, báo cáo chủ yếu tập trung phân tích và mơ tả
các kết quả thu thập được từ cuộc điều tra PCI hằng năm. Dù báo cáo PCI
thường niên đã mô tả được sơ lược bức . tranh về năng lực điều hành kinh tế của
chính quyền các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước và dần trở thành một
trong những kênh tham khảo quan trọng đo lường thành công của các chương
trình cải cách điều hành kinh tế của địa phương, báo cáo PCI thường niên còn
quá tổng quát để các địa phương có thể đưa ra được các giải pháp cụ thể, khả thi
và phù hợp cho mỗi địa phương.
Ngoài các báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công
bố thường niên, từ năm 2005 đến nay, có nhiều nhà khoa học trong nước quan
tâm nghiên cứu, sử dụng số liệu thu thập được từ khảo sát PCI để phân tích đánh

giá thêm về chỉ số này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đánh giá này chỉ dừng lại
ở mức độ các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. (Nguyễn &
Lê, 2014) trong nghiên cứu “Các thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh và tác động của chúng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các
địa phương của Việt Nam” đã xác định mối quan hệ tác động giữa các thành
phần của chỉ số năng lực cạnh tranh PCI với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI tại các địa phương của Việt Nam thơng qua việc sử dụng mơ
hình hồi quy kinh tế lượng với dữ liệu bảng thu thập từ 63 tỉnh, thành phố trên
cả nước giai đoạn 2009-2012 (biến phụ thuộc là vốn FDI đăng ký mới, biến độc
lập là các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI và các biến kiểm soát gồm
4
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

GDP, lao động, diện tích sân bay và cảng biển của địa phương). Nghiên cứu kết
luận rằng không phải tất cả các thành phần cấu thành nên chỉ số PCI đều có tác
động đến việc thu hút FDI vào các địa phương mà chỉ có 2 chỉ số thành phần là
tiếp cận đất đai, sự ổn định trong sử dụng đất đai và thiết chế pháp lý là có ý
nghĩa thống kê.
Tác giả Vương Đức Hoàng Quân (Vương, 2014) trong nghiên cứu “Tương
quan giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và sự phát triển các doanh
nghiệp địa phương” sử dụng số liệu thu thập từ năm 2006-2011 để nghiên cứu
phân tích mối tương quan giữa xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
và sự phát triển của doanh nghiệp địa phương. Nghiên cứu chỉ ra rằng chưa có
sự tương quan giữa thứ hạng PCI và các chỉ số phản ánh sự phát triển của doanh
nghiệp, do vậy, cần thận trọng khi diễn dịch kết quả thứ hạng PCI của một địa
phương đặc biệt là khi xem PCI như một động lực thúc đẩy kinh tế địa phương

phát triển.
Trong bài viết “Phát huy giá trị của các chỉ số PCI và PAPI để phát triển
kinh tế hiệu quả, bền vững” (Ngô, 2015), tác giả Ngô Thúy Quỳnh khẳng định
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành
chính cơng cấp tỉnh (PAPI) được đánh . giá cao bởi nó vừa mang ý nghĩa cảnh
báo về năng lực điều hành của chính quyền cấp tỉnh, lại vừa có ý nghĩa mang
tính thơng điệp gửi đến các nhà đầu tư đang tìm kiếm địa điểm để “chọn mặt –
gửi vàng”. Song, giá trị của hai chỉ số này chưa thực sự được coi trọng và ứng
xử đúng mực trong phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững.
Một nghiên cứu khác về “Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng
phương pháp phân tích bao dữ liệu” của tác giả Ngô Đăng Thành (Ngô T. Đ.,
2011) đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment
Analysis – DEA) để đánh giá lại năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009. Nghiên
cứu đã trình bày lại phương pháp tính tốn năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện tại
và những hạn chế của nó, đồng thời, giới thiệu phương pháp tính phân tích bao
dữ liệu và lấy phương pháp này làm đề xuất gợi ý triển khai đánh giá chỉ số PCI
trong những năm tới.
Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu – trao đổi về chỉ số năng lực cạnh tranh
PCI của một số địa phương cụ thể được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa
học. Ví dụ, tác giả Võ Thị Thúy Anh và Bùi Ngọc Như Nguyệt (Võ & Bùi,
2011) trong bài viết “Thành công của PCI Đà Nẵng và kinh nghiệm cho các
chính quyền địa phương” đã hệ thống lại kết quả PCI của Đà Nẵng trong ba
năm 2008, 2009 và 2010, đánh giá, phân tích kết quả này và rút ra một số bài
5
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh


học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực điều hành cho chính quyền địa
phương.
Bài viết “Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP. Hà Nội”
của tác giả Trần Diệu Linh (Trần, 2015) cũng đã hệ thống lại kết quả xếp hạng
của chỉ số PCI Hà Nội trong các năm qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
cải thiện chỉ số PCI của Hà Nội. Một nghiên cứu khác cũng tiếp cận chỉ số PCI
của Hà Nội mang tên “Hoạt động marketing lãnh thổ nhằm thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Hà Nội theo tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”
(Nguyễn H. Đ., 2013) của tác giả Nguyễn Đức Hải đã tập trung phân tích các
hoạt động marketing lãnh thổ nhằm thu hút FDI theo cách tiếp cận chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội. Tác giả kết luận mặc dù còn nhiều ý
kiến tranh luận về cách xác định, ý nghĩa và độ tin cậy của chỉ số PCI nhưng đây
là một kênh thông tin hữu dụng giúp các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đầu tư
hoặc cân nhắc khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tác giả Nguyễn Châu Trinh và Hồng Sỹ Nam với nghiên cứu “Mơi
trường kinh doanh của Hà Tĩnh thông qua chỉ số PCI” (Nguyễn & Hồng) đã
đánh giá phân tích về mơi trường cạnh tranh thông qua chỉ số PCI theo phương
pháp so sánh và kiểm định thống kê. Cụ
thể, nghiên cứu đã thực hiện các so
.
sánh chỉ số thống kê theo thời gian và kiểm định thống kê cặp (paired sample ttest) nhằm trả lời cho câu hỏi “liệu rằng năng lực cạnh tranh của Hà Tĩnh có
thực sự cao hơn so với mức trung bình của cả nước và liệu rằng năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh đã thực sự được cải thiện trong hai năm liên tiếp gần
đây hay khơng?”. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp cho Hà Tĩnh gồm: tiếp
tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cơng khai hóa các thủ tục hành
chính, tăng cường cơng tác thanh tra kiểm tra nhằm phịng chống tham nhũng,
lãng phí.
Bài viết “Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình
Dương” (Đại học Thủ Dầu Một, 2013) của Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một phân
tích đánh giá PCI của Bình Dương năm 2012, đưa ra một số nhận định đánh giá

và một số giải pháp chung nhằm cải thiện của số PCI của Bình Dương gồm: cải
cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế pháp lý, phát triển và
đạ dạng hóa các lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp cận đất
đai và sự ổn định trong sử dụng đất, giảm thiểu chi phí thời gian thực hiện các
quy định của nhà nước, thực hiện các biện pháp giảm thiểu chi phí gia nhập thị
trường, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo lao động, phát huy tính

6
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

minh bạch và tiếp cận thơng tin, chi phí khơng chính thức và năng động tiên
phong của lãnh đạo tỉnh…
Hội thảo “Giải pháp nâng cao chỉ số PAPI và PCI của Thành phố Hồ Chí
Minh” được tổ chức vào ngày 12/5/2016 tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh đã thu hút được sự quan tâm và gửi bài tham luận của nhiều
nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các sở, ban ngành, các trường đại học và các
cơ quan nghiên cứu của Thành phố. Các thảo luận trong hội thảo một lần nữa
khẳng định cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu về các chỉ số nói chung và
chỉ số PCI nói riêng, nhằm đưa ra các giải pháp thực chất cải thiện năng lực điều
hành kinh tế của chính quyền Thành phố, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nguyện
vọng của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng chạy theo thứ hạng xếp hạng như
hiện tại.
Tóm lại, những phân tích tổng quan các nghiên cứu trong nước trên cho
thấy đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nhà làm chính sách quan tâm
nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát, chủ yếu dựa trên kết quả của Báo cáo Chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thường niên và đưa ra các giải pháp, đề
xuất chung chung, thiếu các giải pháp cụ
thể nên gặp khó khăn trong q trình
.
triển khai trong thực tế. Chưa có một nghiên cứu (đề tài khoa học) nào tập trung
phân tích sâu vào chi tiết nội hàm từng chỉ số thành phần của địa phương (cụ
thể là Thành phố Hồ Chí Minh), đặt trong mối quan hệ với các cơ chế, chính
sách tại địa phương từ đó đề ra các giải pháp chi tiết và khả thi cho từng chỉ số
thành phần cụ thể của địa phương.
4.2.

Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi

+ Nghiên cứu tổng quan về năng lực cạnh tranh
Diễn đàn Kinh tế thế giới đã có hơn 3 thập kỷ nghiên cứu về chỉ số năng
lực cạnh tranh (từ năm 1979). Tuy nhiên, công trình này khơng nghiên cứu về
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của riêng 1 quốc gia nào. Thay vào đó, Diễn
đàn Kinh tế Thế giới nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở tầm quốc gia trên phạm
vi toàn cầu. Trong quá trình xây dựng phương pháp luận trong bộ chỉ số PCI,
VCCI và USAID đã tham khảo và học hỏi khá nhiều từ Báo cáo năng lực cạnh
tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report). Báo cáo năng lực cạnh tranh
toàn cầu là một nghiên cứu xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia được thực
hiện qua nhiều thập kỷ và là công cụ để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mỗi
quốc gia. Báo cáo này được thực hiện thơng qua việc sử dụng các dữ liệu cứng
có sẵn được công khai của mỗi quốc gia, kết hợp với thông tin thu thập được từ
7
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

của Thành phố Hồ Chí Minh

Cuộc khảo sát ý kiến nhà quản lý (Executive Opinion Survey). Cuộc khảo sát ý
kiến nhà quản lý được Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện hằng năm trên phạm
vi toàn cầu. Qua khảo sát này, các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp ở các quốc
gia đánh giá tầm quan trọng của một loạt những yếu tố trung tâm tạo một môi
trường kinh doanh lành mạnh hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh thành công và
hiệu quả tại các doanh nghiệp: thuế và môi trường pháp lý, luật lao động, tổng
quan môi trường kinh tế vĩ mô, sự phổ biến của tham nhũng, chất lượng của cơ
sở hạ tầng của quốc gia và những quy định khác trong nền kinh tế nói chung...
Phương pháp được sử dụng để đánh giá môi trường cạnh tranh quốc gia của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới được điều chỉnh theo thời gian, có tính đến những
thay đổi mới có tác động đến năng lực cạnh tranh và phát triển.
Một cột mốc quan trọng trong phương pháp đánh giá môi trường cạnh tranh
quốc gia đạt được vào năm 2000. Dưới sự hợp tác với giáo sư Jeffrey Sachs và
John McArthur trong nghiên cứu “The Growth Competitiveness Index:
Measuring Technoligical Advancement and the Stages of Development”, năm
2000, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã giới thiệu chỉ số năng lực cạnh tranh tăng
trưởng (Growth Competitiveness Index – GCI) với 3 “trụ cột” chính được thừa
nhận rộng rãi là có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế gồm: chất
.
lượng của mơi trường kinh tế vĩ mơ, tình trạng của các cơ quan hành chính cơng
của quốc gia và sự tiến bộ trong công nghệ của một quốc gia. Cũng trong năm
2000, với “The Microeconomic Foundations of Prosperity: Findings from the
Business Competitiveness Index”, chỉ số năng lực cạnh tranh kinh doanh (BCI)
của giáo sư Michael Porter được giới thiệu là một sự bổ sung đặc biệt hữu ích
cho Chỉ số GCI, chỉ số này đặc biệt nhấn mạnh đến một loạt các yếu tố tác động
cụ thể lên các công ty và tạo thuận lợi để cải thiện hiệu quả năng suất lao động ở
cấp độ vi mô. Cụ thể, BCI đánh giá những điều kiện vi mô cơ bản trong 02 lĩnh
vực cụ thể xác định mức độ bền vững hiện tại của năng suất trong mỗi quốc gia:

thực tiễn điều hành, chiến lược của mỗi công ty và chất lượng của môi trường
kinh doanh vi mô.
Đến năm 2004, trong nghiên cứu “The Growth Competitiveness Index:
Analyzing Key Underpinnings of Sustained Economic Growth”, giáo sư Xavier
Sala-i-Martin đã tạo ra Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Golbal
Competitiveness Index - GCI), chỉ số này bao gồm cả các yếu tố cạnh tranh của
môi trường vĩ mô và môi trường vi mơ. Từ đó, trong các báo cáo năng lực cạnh
tranh tồn cầu, chỉ số GCI được phân tích và mơ tả cùng với chỉ số BCI. Đến
năm 2008, dưới sự dẫn dắt của giáo sư Porter, Diễn đàn Kinh tế Thế giới giới
thiệu chỉ số cạnh tranh toàn cầu mới (New GCI) với mong muốn bước một bước
8
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

tiến mới trong cả phương pháp đánh giá chỉ số và chất lượng của Cuộc khảo sát
ý kiến nhà quản lý. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu mới sẽ tập trung vào các yếu tố
quyết định mức năng suất mà một quốc gia có thể duy trì. Dữ liệu sẽ được lấy từ
các nguồn dữ liệu được công bố và từ cuộc khảo sát hàng nghìn nhà điều hành
doanh nghiệp trên phạm vi tồn cầu hàng năm. Để nắm bắt được những sự phát
triển và thay đổi mới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã bắt tay vào quá trình xem
xét và hiệu chỉnh chỉ số GCI mỗi 2 năm một lần. Bằng cách làm này, chỉ số GCI
được cập nhật sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh
nghiệp cũng như người dân một đánh giá hiệu quả kinh tế của quốc gia tốt nhất
có thể.
+ Nghiên cứu liên quan đến các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Nghiên cứu nghiên cứu cộng tác với Ngân hàng Thế giới “Land Rights and

Economic Development: Evidence from Vietnam” (năm 2003) của tác giả Đỗ
Quý Toàn và Lakshmilyer đánh giá tác động của cải cách ruộng đất ở Việt Nam
đã mang đến cho các hộ gia đình quyền trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa
kế và thế chấp quyền sử dụng đất của họ. Mơ hình dự đốn sự-khác-biệt-trongkhác-biệt của nhóm tác giả tận dụng thực
tế những quy trình thủ tục cấp giấy
.
chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau giữa các tỉnh thành, nghiên cứu chỉ ra
rằng việc gia tăng các quyền trên thửa đất sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể diện
tích đầu tư cho các giống cây trồng lâu năm, cũng như gia tăng đầu tư cho thủy
lợi. Những tác động này sẽ mạnh mẽ hơn ở những địa phương mà người dân
cảm nhận được tác động của cuộc cải cách ruộng đất sớm hơn.
Báo cáo “Best practices: Enhancing Transparency for the Business
Environment in Cities and Provinces in Vietnam” (Các thực hành tốt: Tăng
cường minh bạch cho môi trường kinh doanh tại các thành phố và các tỉnh thành
ở Việt Nam) (Vietnam Chamber of Commerce and Industry, 2011) được Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện dưới sự hỗ trợ của
Quỹ Châu Á (TAF) đã nghiên cứu phân tích những thực hành tốt nhất để tăng
cường tính minh bạch tại các địa phương của Việt nam. Báo cáo giới thiệu một
vài thực hành tốt quan trọng đang áp dụng tại một số địa phương và sẽ tạo điều
kiện cho Việt Nam ngày càng phát triển nếu như các thực hành tốt này được
chia sẻ và áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Báo cáo đã góp phần vào việc
thúc đẩy hơn nữa sự trao đổi kinh nghiệm về biện pháp làm tăng cường tính
minh bạch cho mơi trường kinh doanh giữa các địa phương trên cả nước.

9
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh


Nghiên cứu “Does the Invisible Hand Need a Transparent Glove? The
Politics of Transparency” của Kaufman, Diniel và cộng sự (2002) nhận định
minh bạch như là một lời giải cho các vấn đề khác nhau của xã hội: biến động
tài chính, suy thối mơi trường, tham nhũng, rửa tiền… Tuy nhiên, công tác
minh bạch đối mặt với nhiều phản đối, đặc biệt là phản đối từ những người đang
chịu sự giám sát (những người này thường có động lực mạnh mẽ để từ chối cung
cấp thơng tin). Nhằm giải thích sự gia tăng nhu cầu minh bạch và đánh giá triển
vọng thành cơng của nó địi hỏi phải chú ý đến các vấn đề chính trị - đó là,
quyền lực. Bài báo này nghiên cứu minh bạch chính trị - tại sao vấn đề này ngày
càng nổi cộm, những thuận lợi và khó khăn vốn có của việc dựa vào minh bạch
để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Nghiên cứu “Informality and the Playing Field in Vietnam’s Business
Sector” của nhóm tác giả Tenev, Stoyan, Amanda Carlier, Ormar Chaudry và
Nguyễn Phương Quỳnh Trang (2003) tìm hiểu về mơi trường kinh doanh của
Việt Nam từ góc độ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tập trung vào sự không chính
thức và sự bình đẳng của sân chơi kinh doanh của Việt Nam. Nghiên cứu dựa
vào những phát hiện từ một cuộc khảo sát doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp tư như ở 11 thành phố của Việt Nam. Nghiên cứu phản ánh quan điểm
.
của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh và tích hợp những thơng tin
phản hồi từ các thảo luận với các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia tài
chính, và đại diện của các tổ chức quốc tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng có những cải
tiến quan trọng đã diễn ra trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Nó cũng xác
định những khu vực nơi các quy định chính sách có thể giúp tạo ra một khn
khổ minh bạch hơn và thậm chí là những sân chơi bình đẳng cho khu vực tư
nhân, khu vực nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bài báo “Towards Transparency in Finance and Governance” của 2 tác
giả Tara Wishwanath, Tara và Daniel Kaufmann (WorldBank, 1999) phác thảo
một khung lý thuyết để xác định và đo lường tính minh bạch từ đó nêu lên vai

trị của minh bạch trong việc thúc đẩy một nền tài chính ổn định hơn. Bài báo
cũng đã làm rõ những mối liên kết song hành giữa thị trường tài chính và quản
lý nhà nước qua minh họa bằng tình huống của Indonesia.
“Measuring Governance Corruption, and State Capture: How Firms and
Bureaucrats Shape the Business Environment in Transition Economies” là một
báo cáo chính sách do Hellman, Joel và cộng sự thực hiện vào năm 2002 dựa
vào số liệu của cuộc khảo sát Môi trường kinh doanh và hiệu suất doanh nghiệp
(BEEPS) được thực hiện vào năm 1999 trên khoảng 3000 công ty tại 20 quốc
10
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

gia. Cuộc khảo sát tập trung vào quản trị, tham nhũng, và mơ hình nhà nước.
Khảo sát BEEPS được thiết kế để mở rộng những giới hạn thực nghiệm trong
việc phân tích quản trị và tham nhũng tại các quốc gia và ở tầm công ty.
Nghiên cứu “Firm growth and corruption: empirical Evidence from
Vietnam” do nhóm tác giả Jie Bai, Seema Jayachandran, Edmund J. Malesky, và
Bejamin A.Olken thực hiện (2016) đã kiểm định liệu sự tăng trưởng vững chắc
có làm giảm tham nhũng, sử dụng số liệu từ hơn 13.000 doanh nghiệp Việt
Nam. Nghiên cứu phát hiện rằng sự tăng trưởng vững vàng sẽ làm giảm hối lộ.
Nhóm tác giả tiếp tục lập một mơ hình về cơ chế mà theo đó, các quyết định của
các quan chức chính phủ về việc nhận hối lộ được điều chế bởi sự cạnh tranh
giữa các thẩm quyền. Mơ hình dự báo rằng tác động ngược chiều giữa tăng
trưởng và hối lộ sẽ càng lớn nếu các doanh nghiệp chuyển dời địa điểm nhiều
hơn. Phù hợp với dự báo này, số liệu thống kê chỉ ra rằng có các tác động lớn
hơn đối với những doanh nghiệp có quyền sử dụng và chuyển nhượng đất đai
của họ và đối với những doanh nghiệp có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cùng

lúc.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. của các địa phương (cụ thể là Thành
phố Hồ Chí Minh) giai đoạn 2006-2016.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, nhóm nghiên cứu triển khai 03 nhóm nội
dung sau:
Nhóm 1: Đánh giá phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI). Trước khi đi vào đánh giá phương pháp xây dựng chỉ số PCI của
VCCI và USAID, nhóm nghiên cứu mơ tả tổng quan về chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh PCI (khái niệm, ý nghĩa và các chỉ số cấu thành, những điều chỉnh
trong các chỉ số cấu thành PCI giai đoạn 2005-2016); trình bày phương pháp
luận xây dựng chỉ số PCI (thiết kế bảng hỏi, chọn mẫu, thu thập số liệu, các tính
trọng số và xây dựng chỉ số tổng hợp có trọng số). Sau đó, nhóm nghiên cứu
đánh giá những tác động của chỉ số PCI đối với công tác cải cách điều hành ở
các địa phương và rút ra một số nhận định về phương pháp xây dựng chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện tại.
Nhóm 2: Nghiên cứu thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2016. Ở nhóm nội dung này, trước
tiên, nhóm nghiên cứu mơ tả sơ lược bức tranh tất cả các chỉ số thành phần cấu
11
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

thành nên chỉ số PCI giai đoạn 2006-2016. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu
chọn ra 6/10 chỉ số thành phần của Thành phố Hồ Chí Minh tương đối yếu kém
hơn khi so sánh với các chỉ số thành phần còn lại và khi so sánh với các tỉnh

thành trên cả nước. Sau khi đã chọn được 6/10 chỉ số thành phần tương đối yếu
kém này, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích chi tiết nội hàm từng chỉ số. Cụ
thể, nhóm nghiên cứu: thống kê mơ tả và phân tích nội hàm từng chỉ số qua các
năm, so sánh điểm số chỉ số qua các năm và so sánh với các thành phố lớn trên
cả nước; hệ thống những cơ chế, chính sách liên quan đến từng chỉ số trong giai
đoạn 2006-2016; từ đó, phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan
dẫn đến sự yếu kém của từng chỉ số này.
Nhóm 3: Trên cơ sở những phân tích, nghiên cứu của 2 nhóm nội dung
trên, nhóm nghiên cứu đề ra những kiến nghị và đề xuất nhằm cải thiện điểm số
của 6/10 chỉ số thành phần được lựa chọn để phân tích ở nhóm nơi dung thứ 2,
góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới. Ngồi ra, nhóm nghiên cứu còn tổng hợp một bản
kiến nghị chung gửi Ủy bản nhân dân Thành phố nhằm góp phần cải thiện chất
lượng, điểm số và thứ hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của
Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
.

12
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỈ SỐ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH PCI

1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH


1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
1.1.1.1. Khái niệm
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI (Provincial Competitiveness
Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các địa phương của Việt Nam
trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển
doanh nghiệp dân doanh (Ban Pháp Chế - Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam). Nói cách khác, PCI được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh
doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính
quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
1.1.1.2. Ý nghĩa
Dự án chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là dự án hợp tác nghiên cứu
giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), được thực hiện thí điểm lần đầu tiên vào năm
. 2006 đến nay, dự án nghiên cứu đánh
2005 (nghiên cứu 42 tỉnh thành). Từ năm
giá và xếp hạng chỉ số PCI trên tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, báo cáo Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố đều đặn hằng năm. Dự án
này nhằm mục tiêu xây dựng một chỉ số phản ánh được tiếng nói chung của
cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh của địa phương
(dựa trên kết quả của các khảo sát đảm bảo mang tính đại diện của cộng đồng
doanh nghiệp dân doanh của các địa phương). Từ đó, PCI trở thành kênh thơng
tin tốt đối với chính quyền các cấp trong việc xác định môi trường kinh doanh
của địa phương, giúp lãnh đạo địa phương có những định hướng phù hợp trong
việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa
phương. Trên thực tế, sau hơn 01 thập kỷ triển khai, chỉ số PCI đã dần trở thành
một trong những công cụ quan trọng phản ánh nhu cầu và nguyện vọng của cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam; lãnh đạo các địa phương có xu hướng sử dụng chỉ
số PCI làm thước đo thành công của các chương trình cải cách về điều hành
kinh tế của địa phương.

1.1.2. Các chỉ số cấu thành PCI và những thay đổi, điều chỉnh trong các chỉ
số cấu thành giai đoạn 2005-2016

13
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

Khi thực hiện thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005, chỉ số PCI được cấu
thành từ 09 chỉ số thành phần, gồm: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai,
tính minh bạch và tiếp cận thơng tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định
của nhà nước, chi phí khơng chính thức, thực hiện chính sách của trung ương,
ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, tính năng động và tiên phong của lãnh
đạo tỉnh, và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Từ năm 2006, nghiên cứu PCI được thực hiện trên phạm vi tất cả các
tỉnh/thành phố của cả nước. Trong năm 2006, nhóm nghiên cứu loại bỏ chỉ số
thành phần - thực hiện chính sách của trung ương (năm 2005) và thêm vào hai
chỉ số thành phần đánh giá hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh:
đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Như vậy, từ năm 2006, chỉ số PCI được
cấu thành từ 10 chỉ số thành phần, gồm: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất
đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thơng
tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước, chi phí khơng
chính thức, ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước và mơi trường cạnh tranh, tính
năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, chính sách phát triển khu vực kinh tế
tư nhân, đào tạo lao động, và thiết chế pháp lý. Mười chỉ số thành phần cấu
thành chỉ số PCI này được giữ nguyên trong năm 2007 và năm 2008.
.


Đến năm 2009, có nhiều thay đổi trong các chỉ số thành phần cấu thành
PCI. Thay đổi lớn nhất của năm 2009 là việc lược bỏ chỉ số thành phần “Ưu đãi
đối với doanh nghiệp nhà nước” (chỉ còn lại 09 chỉ số thành phần). Bên cạnh
thay đổi lớn này, nhóm nghiên cứu PCI cũng tiến hành một số thay đổi nhỏ đối
với các chỉ tiêu cấu thành PCI nhằm phản ánh kịp thời những thay đổi của môi
trường kinh doanh Việt Nam. Một số thay đổi nhỏ có thể kể đến như: trong chỉ
số thành phần “chi phí gia nhập thị trường”, nhóm nghiên cứu PCI xây dựng
được thước đo cho phép đánh giá trực tiếp chi phí tài chính và thời gian khi thực
hiện các thủ tục hành chính trong việc xin các giấy phép cần thiết cho hoạt động
của doanh nghiệp; chỉ số thành phần “tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử
dụng đất” được cập nhật để phản ánh những vấn đề hiện tại; trong chỉ số “tính
minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin”, một số chỉ tiêu đã được lược bỏ do
khơng cịn phù hợp; thay đổi quan trọng nhất đối với chỉ số thành phần “chi phí
thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước” là việc bổ sung tập hợp các
câu hỏi đánh giá những tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết về cải cách thủ
tục hành chính; đối với chỉ số thành phần “chi phí khơng chính thức”, một tiêu
chí mới được bổ sung để xác định liệu các doanh nghiệp đấu thầu các hợp đồng
của chính phủ có phải chi hoa hồng theo tỷ lệ giá trị hợp đồng hay không; chỉ số
thành phần “tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh” bổ sung một chỉ
14
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

tiêu mới về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân… Bên cạnh
những thay đổi trong chỉ số cấu thành, phương pháp tính trọng số trong nghiên
cứu PCI cũng được thay đổi nhằm giúp đọc giả dễ tiếp cận hơn với kết quả của
nghiên cứu PCI (sẽ phân tích thêm ở các nội dung phía sau). (VCCI & USAID,

2009). Như vậy, trong năm 2009, nhằm phản ánh kịp thời những thay đổi của
mơi trường kinh doanh Việt Nam, nhóm nghiên cứu PCI đã có nhiều thay đổi và
điều chỉnh trong phương pháp luận của chỉ số PCI.
Trong năm 2010, lần đầu tiên dự án PCI thực hiện điều tra các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (doanh nghiệp FDI). Điều tra PCI 2010 thu
thập ý kiến của 1.155 doanh nghiệp mang tính đại diện cao đến từ khắp 63 tỉnh,
thành của cả nước. Từ năm 2010 trở đi, khảo sát doanh nghiệp dân doanh và
doanh nghiệp FDI vẫn được tiến hành song song trong các nghiên cứu PCI.
Trong năm 2010, năm 2011, năm 2012, chín chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ
số PCI vẫn khơng có gì thay đổi so với năm 2009.
Theo dự kiến của nhóm nghiên cứu Đề án PCI, chỉ số PCI sẽ phải được
hiệu chỉnh 04 năm một lần để cập nhật các thay đổi trong nền kinh tế. Đến năm
2013, dự án chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã có một số thay đổi lớn
nhằm cập nhật các thay đổi trong nền kinh
tế. Cụ thể, báo cáo PCI 2013 đã sử
.
dụng lại và cải thiện chỉ số thành phần “ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước”
(đã bị loại bỏ từ năm 2009) thành chỉ số thành phần mới về “cạnh tranh bình
đẳng”. Chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” được xây dựng gồm 03 khía cạnh: 1) ưu
đãi đối với DNNN do Nhà nước quản lý; 2) ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI; và
3) ưu đãi đối với các công ty lớn và thân quen. Chỉ số này gồm các chỉ tiêu đo
lường cụ thể các hình thức ưu đãi làm mất bình đẳng sân chơi dành cho các
doanh nghiệp trong nước thuộc khu vực tư nhân. Trong năm 2013, nhóm nghiên
cứu Đề án PCI cũng thêm, bớt và cải thiện chỉ tiêu của các chỉ số thành phần
còn lại. Như vậy, từ năm 2013, chỉ số PCI được cấu thành từ 10 chỉ số thành
phần. Ngoài ra, trong năm 2013, nhóm nghiên cứu cũng đã hiệu chỉnh lại các
trọng số nhằm phản ánh các thay đổi trong nền kinh tế.
Trong năm 2014, năm 2015 và năm 2016, các chỉ số thành phần cấu thành
chỉ số PCI và cách tính trọng số cho từng chỉ số thành phần khơng có thay đổi so
với năm 2013. Tuy nhiên, khảo sát PCI trong năm 2014 và năm 2015 đã tích

hợp thêm nội dung đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp đối với đàm phán gia
nhập TPP của Việt Nam. Nghiên cứu PCI trong 02 năm này đã thăm dò mức độ
hiểu biết, mức độ ủng hộ hiệp định nói chung hay đối với các lĩnh vực cụ thể, dự
đoán về tác động của hiệp định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
15
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của Thành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát PCI đã so sánh cụ thể quan điểm khác nhau của doanh nghiệp dân
doanh trong nước, doanh nghiệp FDI tới từ nước là thành viên TPP, và doanh
nghiệp FDI tới từ nước không đàm phán hiệp định này. Khảo sát PCI năm 2016
bổ sung thêm nội dung đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về các vấn đề môi
trường (tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của sự cố Formosa đến vấn đề nhận
thức và tuân thủ các quy định về môi trường của doanh nghiệp).
Bảng 1.1: Các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI giai đoạn 2005-2016
NĂM

CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN
+ Chi phí gia nhập thị trường

Ghi chú
Khảo sát thí điểm tại 42
tỉnh/ thành phố.

+ Tiếp cận đất đai
+ Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin
+ Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà

nước
2005

+ Chi phí khơng chính thức
+ Thực hiện chính sách của trung ương
.

+ Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước
+ Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
+ Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân
+ Chi phí gia nhập thị trường

2006

Từ năm 2006 trở đi, khảo
sát được thực hiện trên
+ Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
phạm vi tất cả các
+ Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thơng tin
tỉnh/thành phố của Việt
+ Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà Nam.
nước

2007

+ Chi phí khơng chính thức

2008

+ Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước và mơi trường

cạnh tranh
+ Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
+ Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân
+ Đào tạo lao động
16
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (mã số)


×