Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

An toàn người bệnh và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.91 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN THỊ TÁM

VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN HÙNG VƯƠNG:
QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA
NỮ HỘ SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CƠNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀN PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


TẠI BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN HÙNG VƯƠNG:
QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA
NỮ HỘ SINH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CƠNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan số liệu trọng khóa luận này được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một
cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học

Y Dược TPHCM hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại
học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được
công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng
duyệt đề cương Khoa Y tế cơng cộng số _____ kí ngày 23/05/2017
Tác giả

TRẦN THỊ TÁM


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................5

1.1. Định nghĩa, khái niệm................................................................................... 5
1.2. Thực trạng an toàn người bệnh trên Thế giới và Việt Nam...........................9
1.3. Các yếu tố liên quan và tác động................................................................... 9
1.4. Các nghiên cứu về đánh giá văn hóa an tồn người bệnh............................11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................16
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả......................................................... 16
2.2. Thời gian – địa điểm nghiên cứu:................................................................ 16
2.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 16
2.4. Thu thập dữ kiện......................................................................................... 19
2.5. Định nghĩa biến số...................................................................................... 20
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ............................................................................................ 27
3.1. Đánh giá thang đo....................................................................................... 27
3.2. Đặc tính dân số............................................................................................ 28
3.3. Điểm số văn hóa an tồn người bệnh trung bình......................................... 30
3.4. Điểm số an tồn người bệnh trung bình trên từng khía cạnh.......................31
3.5. Điểm trung bình trên 12 khía cạnh và trên các cấp độ quản lý....................40
3.6. Các yếu tố liên quan đến điểm văn hóa an tồn trung bình.........................41
3.7. Các yếu tố tác động đến điểm an toàn người bệnh...................................... 43
3.8. Ý kiến, đề xuất của NHS về vấn đề an toàn người bệnh tại bệnh viện Hùng
Vương................................................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 45
4.1. Tính tin cậy nội bộ.......................................................................................... 45


4.2. Các đặc tính dân số..................................................................................... 46
4.3. Đánh giá chung về mức độ an toàn người bệnh.......................................... 47
4.4. Điểm an tồn người bệnh trên 12 khía cạnh và trên 3 cấp độ......................48
4.5. Các yếu tố liên quan đến điểm an tồn người bệnh trung bình.......................54
4.6. Các yếu tố tác động đến điểm an tồn người bệnh trung bình........................55

4.7. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài........................................................ 56
KẾT LUẬN................................................................................................................ 58
ĐỀ XUẤT................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ

Agency for Healthcare Research

Cục nghiên cứu và quản lý chất

and Quality

lượng y tế

ATNB

An toàn người bệnh

EFA

Exploratory Factor Analysis

HSOPSC

Hospital Survey of Patient Safety Khảo sát văn hóa an tồn người
Culture


Phân tích nhân tố khám phá

bệnh tại bệnh viện

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NHS

Nữ hộ sinh

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VHATNB

Văn hóa an tồn người bệnh

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị hệ số alpha của 12 khía cạnh VHATNB....................................... 27

Bảng 3.2. Đặc tính dân số (N=400)......................................................................... 28
Bảng 3.3. Số sự cố, sai sót được báo cáo................................................................ 29
Bảng 3.4. Đánh giá chung về mức độ an tồn người bệnh (Điểm ATNB trung
bình)........................................................................................................................ 30
Bảng 3.4: Điểm trung bình theo cấp độ quản lý...................................................... 41
Bảng 3.5. Tương quan Spearman giữa điểm số an toàn người bệnh trung bình và
các đặc tính............................................................................................................. 41
Bảng 3.6. Tương quan Spearman giữa điểm số an toàn người bệnh và điểm số an
toàn trong từng khía cạnh........................................................................................ 42
Bảng 3.7. Các yếu tố tác động đến điểm an tồn người bệnh bằng mơ hình hồi
quy tuyến tính đa biến.............................................................................................. 43
Bảng 3.22: Ý kiến, đề xuất của NHS........................................................................ 44
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các mức độ đánh giá chung về an tồn người bệnh....................30
Biểu đồ 3.2. Làm việc nhóm trong khoa.................................................................. 31
Biểu đồ 3.3. Lãnh đạo khuyến khích ATNB............................................................. 32
Biểu đồ 3.4. Học tập tổ chức và cải tiến liên tục..................................................... 33
Biểu đồ 3.5: Thơng tin phản hồi sai sót................................................................... 33
Biểu đồ 3.6. Cởi mở trong Thơng tin về sai sót....................................................... 34
Biểu đồ 3.7. Nhân sự............................................................................................... 35
Biểu đồ 3.8. Phản ứng không trừng phạt lỗi........................................................... 35
Biểu đồ 3.9. Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện............................................................ 36
Biểu đồ 3.10. Làm việc nhóm giữa các khoa........................................................... 37
Biểu đồ 3.11. Bàn giao và chuyển bệnh.................................................................. 37
Biểu đồ 3.12: Nhận thức về An toàn người bệnh..................................................... 38
Biểu đồ 3.13. Tần suất báo cáo sự cố...................................................................... 39
Biểu đồ 3.14. Điểm trung bình của 12 khía cạnh.................................................... 40


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) đã ước tính có hàng triệu bệnh
nhân trên khắp thế giới đang phải gánh chịu những chấn thương hoặc cái chết bởi sự thực
hành và chăm sóc y khoa khơng an tồn[24]. Theo thống kê của Viện y học Mỹ (Institute
of Medicine) năm 1999, con số thống kê về số người tử vong do sai sót, sự cố y khoa
trong các bệnh viện ở Mỹ lên tới 44.000 – 98.000 người/năm. Thêm vào đó, số người tử
vong do nguyên nhân này tại Mỹ còn cao hơn so với tử vong do tai nạn giao thông
(43.458 người/năm), ung thư vú (42.297), và tử vong do AIDS (16.516)[21]. Trong khi
đó, nguyên tắc hàng đầu của thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho
người bệnh - First Do No Harm to patient”. Vì vậy, vấn đề giảm thiểu sai sót, sự cố y
khoa càng trở nên cấp thiết hơn.
Những sự cố y khoa đã đem lại những hậu quả không mong muốn và những thiệt
hại lớn về cả sức khỏe và tiền bạc. Nó làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng các ngày nằm
viện trung bình cùng với chi phí điều trị, đồng thời làm giảm chất lượng chăm sóc y tế,
ảnh hưởng đến niềm tin và uy tín của cán bộ y tế[1]. Ở một số nước trên thế giới, hậu quả
do sự cố y khoa đem lại tổn thất nặng nề như: Mỹ 19,5 tỷ USD/năm, Châu Âu từ 13 đến
24 tỷ Euro/năm (Femolaro, 2012). Tại Iran, một nghiên cứu tại khoa sản của Đại học Y
khoa Mashhad năm 2015 cho thấy tỷ lệ sai sót y khoa trung bình của một nữ hộ sinh
trong vòng 6 tháng là 21,24±2,89%[17]. Tuy nhiên, vấn đề sai sót sự cố y khoa trên đối
tượng nữ hộ sinh chưa được đề cập nhiều ở các nước khác trên thế giới.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Thơng tư số 19/2013/TT-BYT để triển
khai “Chương trình đào tạo an toàn người bệnh” cho nhân viên y tế dựa trên hướng dẫn
của Tổ chức Y tế thế giới [2, 6]. Cùng với chương trình đào tạo này, Bộ Y tế cũng thông
qua Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an tồn người bệnh Hospital Survey on Patient Safety
Culture (HSOPSC) của tổ chức AHRQ năm 2004. Bộ câu hỏi này đã được dịch và ứng
dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan[19, 20,
27]. Tại Việt Nam, công cụ này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu
của bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Từ Dũ[1, 5].



2

Đối với Việt Nam, các bệnh viện đang triển khai mạnh mẽ theo thông tư của Bộ Y
tế, tuy nhiên, những các thống kê về sai sót, sự cố y khoa của nữ hộ sinh còn rất hạn chế.
Trong khi đó, theo định nghĩa của WHO, nữ hộ sinh là người chăm sóc cho phụ nữ trong
suốt q trình mang thai, chuyển dạ và hậu sản, cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh. Hơn nữa,
đánh giá vai trò của nữ hộ sinh, WHO đã khẳng định rằng: “dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cho sản phụ do nữ hộ sinh cung cấp là một trong những ngành trụ cột của dịch vụ y tế ở
bất kỳ quốc gia nào”. Do đó, nhiệm vụ của họ chứa đựng rủi ro lớn do họ là người trực
tiếp chăm sóc cho cả 2 đối tượng là bà mẹ và trẻ em. Nguy cơ xảy ra sai sót, sự cố y khoa
là rất lớn. Trong các bệnh viện, điều dưỡng và hộ sinh có số lượng lớn, gấp 2-3 lần các
nhóm khác, các sai sót cũng thường do nguyên nhân từ điều dưỡng. Các bệnh viện
thường tổ chức hoạt động tập huấn, can thiệp để nâng cao văn hóa an tồn người bệnh
cho nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, việc đánh giá văn hóa an toàn người bệnh trên đối
tượng nữ hộ sinh là một hoạt động thiết thực.
Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện nghiên cứu “Văn hóa
an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương: quan
điểm đánh giá của nữ hộ sinh”


3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Dưới quan điểm đánh giá của nữ hộ sinh, điểm văn hóa an tồn người bệnh theo
thang đo HSOPSC tại Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương năm 2017 là bao nhiêu? Các yếu
tố tác động đến điểm văn hóa an tồn là gì?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu chung: Xác định điểm trung bình văn hóa an tồn người bệnh theo thang đo
HSOPSC tại bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương năm 2017 theo đánh giá của nữ hộ sinh và

xác định các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
1.

Xác định điểm trung bình đánh giá văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh

viện Phụ Sản Hùng Vương năm 2017.
2.

Xác định điểm trung bình đánh giá văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện

Phụ Sản Hùng Vương năm 2017 trong từng khía cạnh khảo sát: Làm việc nhóm trong
khoa, Lãnh đạo khuyến khích ATNB, Học tập tổ chức – cải tiến liên tục,

Thơng tin phản hồi sai sót, Cởi mở trong thơng tin về sai sót, Nhân lực, Phản ứng
không trừng phạt lỗi, Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện, Làm việc nhóm giữa các
khoa, Bàn giao và chuyển bệnh, Nhận thức về ATNB, Tần suất báo cáo sự cố.
3.

Xác định các yếu tố liên quan và tác động đến điểm trung bình VHATNB

tại bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương năm 2017.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Làm việc nhóm trong khoa
Lãnh đạo khuyến khích


Học tập tổ chức – cải tiến

Thời gian làm
việc / tuần

Thông tin phản hồi sai
Cởi mở trong thông tin về sai sót

Nhân lực
Phản ứng khơng trừng phạt lỗi

Điểm Trung Bình
Văn hóa an tồn
người bệnh

Khoa (nơi cơng
tác)

Số bệnh nhân tiếp
xúc

Hỗ trợ của lãnh đạo
Làm việc nhóm giữa các khoa

Bàn giao và chuyển bệnh
Nhận thức về ATNB
Tần suất báo cáo sự cố

Số sự cố/sai sót



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Định nghĩa, khái niệm

1.1.1. Các thuật ngữ
Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy định
không phù hợp[30].
Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người bệnh[30]

Tác hại - Harm: Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh hưởng có
hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau đớn, tàn tật và
chết người[30].
Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE): Y văn của các nước sử dụng thuật
ngữ “sự cố khơng mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ “sai sót chun mơn,
sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y tế và trong thực tế không
phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán bộ y tế.
Theo WHO: Sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế (khác
với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đốn, điều trị, chăm sóc, sử dụng
trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể phịng ngừa và khơng thể
phịng ngừa[30].
Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn gây hại
cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường sự cố y khoa
các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí. (1) Các sự cố thuộc danh sách
các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong
bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh nằm
trong Bảng Phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I, bao gồm: kéo dài ngày

điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết người[13].


6

Mức độ

Mơ tả

Mức độ nguy hại

A

Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót

Khơng nguy hại

B

Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên bệnh

cho người bệnh

nhân
C

Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại

D


Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi

E

Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm

Nguy hại cho NB

thời địi hỏi can thiệp chun mơn
F

Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc
kéo dài ngày nằm viện

G

Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn

H

Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống
NB

I

Sự cố xảy ra trên NB gây tử vong

1.1.2. Văn hóa an tồn
Theo nhà xã hội học người Mỹ William Isaac Thomas (1863 - 1947), ông đề cao
các giá trị tinh thần, định nghĩa văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm

người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...)[7].
Văn hóa là sự hiểu biết về các sự vật hay cách đối nhân xử thế, tích lũy bằng việc
học tập có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự [4].
Văn hố an tồn của tổ chức là sản phẩm thể hiện các giá trị cá nhân và nhóm, là
thái độ, nhận thức, năng lực, sự thành thạo trong quản lý an tồn và quản lý dịch vụ chăm sóc
sức khỏe. Các tổ chức có nền văn hố an tồn được đặc trưng bởi sự tin tưởng lẫn nhau,


7

bằng cách nhận thức được tầm quan trọng của sự an toàn, và tự tin vào hiệu quả của các
biện pháp phịng ngừa [28].
1.1.3. An tồn người bệnh.
An tồn người bệnh theo định nghĩa của WHO là việc phòng ngừa sự cố sai sót y
khoa và các nguy cơ gây tổn hại liên quan đến chăm sóc y tế (2001).
Cịn theo Viện Y học Mỹ (IOM), an toàn người bệnh là phòng ngừa những tổn hại
đến bệnh nhân, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế, phòng ngừa sai sót, và xây
dựng một nền văn hóa an tồn người bệnh mà khuyến khích chăm sóc y tế chuyên
nghiệp, trong việc tổ chức và bệnh nhân. An toàn người bệnh cịn là một thuộc tính của
ngành y tế, nó tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi từ các sự cố. Định nghĩa
của IOM thể hiện một cách rõ ràng, dễ hiểu về an tồn người bệnh. Từ đó việc thực hành
an tồn người bệnh dễ áp dụng và áp dụng đúng hơn.
Năm 2004, tổ chức An toàn người bệnh quốc gia (National Patient Safety Agency
NHS) đã xuất bản tài liệu “7 Bước cho An toàn người bệnh”. Họ cung cấp một checklist
để giúp cho cán bộ y tế lên kế hoạch cho các hoạt động và đảm bảo được các ứng xử
trong an tồn người bệnh. 7 bước đó là [23]:
(1) Xây dựng văn hóa an tồn người bệnh
(2) Quản lý và hỗ trợ nhân viên
(3) Kết hợp hoạt động quản lý rủi ro
(4) Thúc đẩy việc báo cáo

(5) Tham gia và giao tiếp với bệnh nhân và cộng đồng
(6) Học hỏi và chia sẻ các bài học về an toàn
(7) Thực hiện các giải pháp nhằm ngằn ngừa rủi ro.
1.1.4. Văn hóa an tồn người bệnh
Văn hóa an tồn người bệnh là văn hóa thể hiện được 5 thuộc tính ở mức cao mà
nhân viên y tế nỗ lực đưa vào trong q trình thực hiện chăm sóc bệnh nhân, tương tác
lẫn nhau và thực hiện các hệ thống quản lý an toàn mạnh mẽ [31]:


8

(1)

Một nền văn hóa nơi tất cả mọi nhân viên y tế (bao gồm những người

trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và các cán bộ quản lý) đứng ra chịu trách nhiệm cho
sự an tồn của chính họ, đồng nghiệp, bệnh nhân, thân nhân và cả khách tham

quan.
(2)

Văn hóa nơi đặt sự ăn toàn lên trên các mục tiêu về tài chính và hoạt

(3)

Văn hóa khuyến khích và khen thưởng những nỗ lực phát triển, giao

động.
tiếp và giải quyết các vấn đề về an tồn.
(4)


Văn hóa khiến tổ chức học hỏi, rút kinh nghiệm từ các sự cố.

(5)

Văn hóa cung cấp nguồn lực, trang thiết bị, và trách nhiệm giải trình

phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an tồn.
Văn hóa an tồn người bệnh gồm 12 khía cạnh:
+ Làm việc nhóm trong khoa
+Lãnh đạo khuyến khích ATNB

+ Học tập tổ chức – cải tiến liên tục
+Thơng tin phản hồi sai sót
+ Cởi mở trong thơng tin về sai sót
+ Nhân lực
+ Phản ứng khơng trừng phạt lỗi
+ Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện
+ Làm việc nhóm giữa các khoa
+ Bàn giao và chuyển bệnh
+ Nhận thức về ATNB
+ Tần suất báo cáo sự cố.


9

1.2.

Thực trạng an toàn người bệnh trên Thế giới và Việt Nam
Đối với sự cố y khoa do phẫu thuật: theo WHO, ước tính hàng năm trên thế giới có


khoảng 230 triệu phẫu thuật [32]. Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc thống kê được khoảng
50% các trường hợp không mong muốn xảy ra với người bệnh là do phẫu thuật [9, 25].

Đối với sự cố y khoa liên quan tới NKBV: WHO công bố, 5-15% số người bệnh
nội trú bị NKBV, và tỷ lệ này ở các khoa điều trị tích cực là khoảng 9-37%, tỷ lệ NKBV
trung bình là 4,5% [8]. Theo ước tính của CDC Mỹ, năm 2002 có 1.7 triệu người bệnh bị
NKBV, trong đó tại có khoa hồi sức tích cực chiếm tới 24,6% : 417.946 người[26].
Thêm vào đó, những vấn đề về sự cố, sai sót y khoa có xu hướng tăng lên theo
thời gian. Một nghiên cứu tổng quan về an toàn người bệnh của John T Jame năm 20082011 được đăng trên tạp chí khoa học Lippincott Williams & Wilkins năm 2013, ước tính
có thấp nhất 210.000 người tử vong hàng năm liên quan tới sự cố, sai sót y khoa (7). Lớn
hơn rất nhiều so với thống kê của Viện y học Mỹ (Institute of Medicine) năm 2009, với
con số là 40.000 – 98.000 người tử vong hàng năm có liên quan tới sự cố y khoa [21].
Tại Việt Nam, theo các báo cáo khoa học ghi nhận, tỷ lệ NKBV nằm trong khoảng
5,4-8% số người bệnh nội trú. Đối với những bệnh nhân có phẫu thuật, tỷ lệ bị nhiễm
khuẩn vết mổ nằm trong khoảng 2,5% - 8,45% và viêm phổi trên bệnh nhân thở máy là
khoảng 40 – 50% (8)(9).
1.3.

Các yếu tố liên quan và tác động

1.3.1. Thời gian làm việc/tuần
Các điều dưỡng làm việc ≥60 giờ / tuần ở Nhật và Hoa Kỳ có mức độ an toàn người
bệnh thấp hơn đáng kể so với những người làm việc <40 giờ / tuần. Ở ba quốc gia: Nhật Bản,
Đài Loan và Hoa Kỳ, điều dưỡng làm việc ≥60 giờ / tuần có mức OR cao hơn đáng kể cho số
lượng các số sai sót, sự cố được báo cáo. Điểm trung bình trên “Nhân sự” thấp hơn đáng kể ở
nhóm ≥60 giờ so với nhóm <40 giờ ở cả 3 nước (Nhật Bản: P < 0.001, d = 0.50, Hoa Kỳ: P <
0.001, d = 0.20, Đài Loan: P < 0.001, d = 0.60). Điểm trung bình cho “Làm việc theo nhóm
trong các khoa” thấp hơn đáng kể ở nhóm ≥60 giờ so với nhóm <40



10

giờ ở Nhật Bản và Đài Loan (Nhật Bản: P = 0.02, d = 0.27, Hoa Kỳ: P < 0.001, d= 0.14,
Đài Loan: P = 0.005,d= 0.24) [33].
Một nghiên cứu của Ann E.Rogers, Wei-Ting Hwang Ann E. Rogers, Wei-Ting
Hwang, Linda D. Scott, Linda H. Aiken, and David F. Dinges ở đại học Y khoa
Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 2004 đo lường mối liên quan giữa thời gian làm việc của điều
dưỡng với mức độ sai sót sự cố xảy ra. Họ tiến hành bằng cách cho nhân viên ghi lại nhật ký
làm việc hàng ngày. Nghiên cứu tiến hành trên 393 người, với 5.317 ca làm việc. Kết quả
cho thấy tới 40% số ca làm việc là trên 12 tiếng một ngày. Những rủi ro tăng lên đáng kể khi
ca làm việc kéo dài hơn 12 giờ hoặc khi họ phải tăng ca. Số chênh xảy ra 1 hoặc nhiều sai sót
cao gấp 3 lần khi thời gian làm việc quá 12 giờ (OR=3,29; p=0,001)[10].

1.3.2. Khoa (nơi làm việc)
Nhận thức về các yếu tố trong an toàn người bệnh giữa các phòng phẫu thuật khác
nhau và giữa các ngành nghề khác nhau có sự khác biệt đáng kể (P <0.001) giữa các khoa
và nghề nghiệp[15, 18]. Một nghiên cứu tại Na Uy tìm thấy các biến đổi đáng kể (P
<0,05) ở các điểm trung bình giữa các phịng phẫu thuật khác nhau liên quan đến an toàn
của bệnh nhân ở kết cục và các yếu tố đơn vị. Giữa các ngành nghề khác nhau, sự khác
biệt được tìm thấy là có ý nghĩa (P <0.001) đối với khí hậu an tồn của bệnh nhân ở mức
độ đến và các yếu tố đơn vị. Các bác sĩ và điều dưỡng gây mê có điểm số trung bình cao
hơn các bác sĩ phẫu thuật và y tá phòng mổ điều hành, cả trong các biến kết cục và các
yếu tố ở cấp độ đơn vị [18].
1.3.3. Số bệnh nhân tiếp xúc
Đối với đối tượng là nữ hộ sinh, tại Iran, một nhóm các tiến sĩ y khoa đã thấy được
rằng số sai sót, sự cố y khoa trong vòng 6 tháng của 1 nữ hộ sinh trung bình là
24,24±2,89 sự cố. Giữa những lý do gây ra sai sót, sự cố y khoa, thường thấy nhất chính
là do sự quá tải bệnh viện (4,32±1,18)[16].
1.3.4. Số sự cố/sai sót được báo cáo

Trong một báo cáo của Chiến lược Nâng cao An Toàn cho Bệnh nhân tại Mỹ
(ASIPS) về mối liên quan của sự cố sai sót được báo cáo đến sự gây hại bệnh nhân, 10%


11

(62 sự cố) trong số tổng các sự cố được báo cáo (608 sự cố) là có tác hại đến người bệnh.
Các lỗi liên quan đến toa thuốc thường có liên quan đến tác hại lâm sàng (OR 5,25, 95%
CI, 3,0-9,19; P <0,01). Điều này cho thấy các sự cố, lỗi có liên quan mật thiết đến an tồn
của người bệnh[14].
1.3.5. Các mối liên quan khác
Tại Canada, một nghiên cứu được tiến hành trên 8.597 điều dưỡng cho thấy: người
lãnh đạo có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cơng việc của điều dưỡng
như các chính sách, trình độ chun mơn, quan tâm đến đời sống cá nhân và mối quan hệ
điều dưỡng – bác sĩ. Sự đầy đủ trong đội ngũ có tác động lớn đến thành tích cá nhân của
điều dưỡng. Cả 2 yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến kết quả an tồn người bệnh[29].
Yếu tố “Học tập tổ chức – cải tiến liên tục” và “Thơng tin phản hổi sai sót” có mối
liên hệ chặt chẽ. Đồng thời việc giao tiếp với đội ngũ nhân viên – “Cởi mở trong giao
tiếp” đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện an toàn người bệnh. Điều này được
chứng minh bởi nghiên cứu ở bệnh viện Dutch – Hà Lan. Nghiên cứu xác định được
11/12 yếu tố về văn hóa an tồn người bệnh, so sánh với nghiên cứu tại Mỹ[20].
1.4. Các nghiên cứu về đánh giá văn hóa an tồn người bệnh
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1.

Độ tin cậy của thang đo

Trên thế giới, vấn đề an toàn người bệnh ngày càng được chú trọng hơn. Đã có
nhiều tổ chức thành lập nhằm thúc đẩy cũng như nâng cao chất lượng bệnh viện thông
qua văn hóa an tồn người bệnh như: Liên minh thế giới về an toàn người bệnh, Cơ quan

an toàn người bệnh quốc gia ở Anh, Cục nghiên cứu y tế và quản lý chất lượng (AHQR).
Bộ câu hỏi HSOPSC được dịch và sử dụng rộng rãi trên 31 quốc gia trên toàn thế giới
như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Phần Lan...[20, 33]
Một nghiên cứu để xác định lại độ tin cậy của bộ câu hỏi HSOPSC được tiến hành
năm 2010 của Cục nghiên cứu y tế và quản lý chất lượng (AHRQ). Nghiên cứu tiến hành
trên 331 bệnh viện tương ứng với 50.513 người trả lời. Kết quả cho thấy bằng chứng tổng
thể hỗ trợ 12 khía cạnh và 42 câu hỏi thuộc bộ câu hỏi là có thể chấp nhận được. Hầu hết


12

các khía cạnh đều có độ tin cậy cao, chỉ trừ một vài khía cạnh khá thấp nhưng vẫn chấp
nhận được [28].
1.4.1.2.

Nghiên cứu trên thế giới sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC

Nghiên cứu tại Đài Loan tiến hành năm 2010 cho thấy điểm trung bình của 12 yếu
tố về an toàn người bệnh sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC là 3,2, cao hơn một chút với số
liệu của AHRQ (3,05). Kết quả cho thấy nhân viên bệnh viện ở Đài Loan cảm thấy tích
cực về văn hố an tồn của bệnh nhân trong tổ chức của mình. Yếu tố điểm số cao nhất là
"Làm việc theo nhóm trong khoa”. Yếu tố có điểm số thấp nhất là "Nhân sự". Phân tích
thống kê cho thấy có sự khác biệt giữa Đài Loan và Hoa Kỳ (AHRQ) trong ba khía cạnh,
bao gồm "Phản hồi và thông tin về lỗi", "Cởi mở trong thơng tin về sai sót" và "Tần suất
báo cáo sự kiện".
Nghiên cứu tại Tây Ban Nha với cỡ mẫu là 309 người, sử dụng bộ câu hỏi
HSOPSC. Nghiên cứu này chỉ xác định 10/12 khía cạnh của bộ câu hỏi này. Kêt quả cho
thấy Điểm số an toàn của bệnh nhân (44%). "Làm việc theo nhóm trong khoa" nhận được
số điểm cao nhất (70%), và điểm thấp nhất thuộc về "tần suất các sự kiện được báo cáo"
(15%). Nghiên cứu cho thấy hơn ba phần tư các bác sĩ và y tá khơng báo cáo sai sót [12].

Tại Trung Quốc, với tổng số 1500 phiếu trả lời đã được phân phát, có 1160 phiếu
trả lời hợp lệ (tỷ lệ phản hồi là 77%). Tỷ lệ trả lời tích cực cho mỗi khía cạnh dao động từ
36% đến 89%. Tỷ lệ phản hồi tích cực trên 5 khía cạnh (làm việc theo nhóm, tổ chức học
tập - cải thiện liên tục, cởi mở trong thông tin, phản ứng không trừng phạt và làm việc
nhóm giữa các khoa) cao hơn số liệu AHRQ (P <0,05). Có sự khác biệt thống kê về nhận
thức về văn hố an tồn bệnh nhân trong các nhóm các đơn vị cơng việc khác nhau, vị trí
và trình độ. Sự thống nhất nội bộ của tổng điều tra là tương đối hài lòng (Cronbach α =
0.84). Điểm số nhiều nhất có liên quan đến kích thước, và điểm số an toàn bệnh nhân
tổng thể (44%) thấp hơn điểm chuẩn. "Làm việc theo nhóm trong khoa" nhận được số
điểm cao nhất (70%), và điểm số thấp nhất thuộc về "tần suất các sự kiện được báo cáo"
(15%). Nghiên cứu cho thấy hơn ba phần tư các bác sĩ và y tá khơng báo cáo sai sót [22].


13

1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Nguyễn Như Anh tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2015 được thực
hiện trên 2.118 nhân viên, trong đó chiếm hơn ½ là điều dưỡng và nữ hộ sinh, bác sĩ chiếm tỉ
lệ 14,4 . Chỉ có khoảng 7 đối tượng khảo sát giữ chức vụ trưởng/phó khoa/phịng. Hầu hết
nhân viên đều có thời gian cơng tác trên một năm. Và 50 % người tham gia nghiên cứu có
mức thu nhập hàng tháng trung bình từ 8 đến 12 triệu, 30 % nhân viên trong khoảng 5 đến
dưới 8 triệu và chỉ 7 % nhân viên có mức thu nhập thấp nhất bệnh viện. Số liệu thống kê của
nghiên cứu cho thấy văn hóa an tồn người bệnh được đánh giá tích cực nhất là lĩnh vực
“Làm việc theo ê kíp trong khoa/phịng” với điểm số trung bình là 4,18 điểm, tiếp đến là
“Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý” với điểm trung bình là
4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn
giao và chuyển bệnh” và “Khơng trừng phạt khi có sai sót”. Đối với các mối liên quan,
nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ giữa số năm công tác với tần suất xảy ra sự cố, sai sót.
Nhân viên nào có thâm niên làm việc trên một năm có khuynh hướng làm việc theo ekip kém
hơn, hỗ trợ an toàn cho người bệnh thấp hơn và khi sai sót xảy ra thì thiếu phản hồi và trao

đổi so với nhóm cơng tác dưới 1 năm. Tuy nhiên, các mối liên quan khác thì nghiên cứu chưa
thấy được như về số bệnh nhân tiếp xúc hay vị trí cơng tác[1].
Một nghiên cứu khác – khóa luận tốt nghiệp, được tiến hành năm 2016 tại một bệnh
viện tại TPHCM của Nguyễn Thị Bé Phương. Nghiên cứu xác định được điểm số an toàn
người bệnh trung bình của bệnh viện này là 3,6±0,6. Điểm cao nhất thuộc về lĩnh vực làm
việc nhóm trong khoa: 4,0±0,5. Trong các mối liên quan, nghiên cứu chỉ ra được có sự liên
quan thuận, yếu giữa điểm an tồn trung bình và “quản lý thúc đẩy an tồn và phản hổi,
thơng tin về lỗi”, “làm việc theo nhóm trong khoa” và “sai sót và động lực báo cáo sai sót”

, với hệ số tương quan Spearman (rs) lần lượt là 0,37; 0,33; 0,29. Có sự tương quan thuận,
yếu giữa điểm an tồn trung bình với “cấp quản lý bệnh viện” và “cấp nhân viên” với hệ
số rs lần lượt là 0,37; 0,31. Các mối liên quan khác chưa được tìm thấy[3].
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nghiên cứu về an toàn người bệnh được tiến hành năm
2012 trên toàn bộ nhân viên của bệnh viện. Kết quả cho thấy tỉ lệ phản hồi tích cực chung ở



×