Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kết quả điều trị viêm gan vi rút C bằng phác đồ SOFOSBUVIR và DACLATASVIR trên người bệnh đồng nhiễm HIV đang điều trị ARV tại tỉnh Thái Nguyên, năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.87 MB, 10 trang )

DOI: />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C BẰNG PHÁC ĐỒ SOFOSBUVIR
VÀ DACLATASVIR TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐỒNG NHIỄM HIV
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN, NĂM 2022
Hồ Thị Quỳnh Trang1*, Phan Thanh Ngân1, Lê Quảng Viễn1, Trần Quốc Hoàn1,
Lê Ái Kim Anh1, Phan Thị Thu Hương2, Phạm Hồng Thắng3, Phan Đăng Thân3
1
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên
2
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Hà Nội
3
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang ở người đồng nhiễm viêm gan vi rút C (VGC) trên bệnh nhân HIV đang điều trị ARV
nhằm mô tả kết quả điều trị tại tỉnh Thái Nguyên năm 2022. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ bệnh án
điện tử của bệnh nhân trên phần mềm HMED của tất cả các bệnh nhân đã hoàn thành liệu trình điều trị
VGC bằng phác đồ Sofosbuvir và Daclatasvir và có kết quả xét nghiệm tải lượng VGC sau 12 tuần hoàn
thành điều trị. Kết quả cho thấy, quần thể nghiên cứu có tiền sử chẩn đốn viêm gan vi rút là 86,0%, trong
đó 8,9% có xơ gan cịn bù và 2,9% xét nghiệm HBsAg dương tính. Tình trạng điều trị HIV có kết quả xét
nghiệm tải lượng HIV 12 tháng trước khi vào điều trị VGC dưới 200cp đạt 92,9%. Sau 12 tuần điều trị
bằng phác đồ Sofosbuvir và Daclatasvir tỷ lệ điều trị thành công VGC trên người bệnh đang điều trị HIV
đạt 96,6%.
Từ khóa: Đồng nhiễm VGC/HIV; viêm gan vi rút C; Sofosbuvir và Daclatasvir

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, số người nhiễm HIV hiện còn
sống được báo cáo đến thời điểm 30/9/2021
là 212.769 trường hợp. Ước tính đến hết năm
2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường
hợp HIV dương tính và 2000 trường hợp tử


vong. Như vậy so với năm 2020 số người nhiễm
HIV được phát hiện có xu hướng gia tăng mặc
dù dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc tiếp
cận xét nghiệm HIV của các quần thể có nguy
cơ lây nhiễm HIV cao [1].
Nhiễm HIV không trực tiếp gây tử vong
cho người nhiễm, nhưng các bệnh nhiễm trùng
cơ hội và các bệnh liên quan với HIV/AIDS
lại là những tác nhân chính gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của người nhiễm và là nguyên nhân

*Tác giả: Hồ Thị Quỳnh Trang
Địa chỉ: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0914 940 168
Email:

172

chính dẫn đến tử vong. Trong những năm gần
đây, nhờ có thuốc kháng HIV cuộc sống của
người nhiễm đã được cải thiện rõ rệt [2]. Theo
kết quả điều tra các vi rút gây viêm gan đặc
biệt là viêm gan vi rút C (VGC) đang được
đánh giá là những nguyên nhân hàng đầu liên
quan với tình trạng nhập viện và tử vong ở
người nhiễm HIV [3, 4]. Theo ước tính của Tổ
chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế, Việt Nam hiện
có gần 1 triệu người nhiễm VGC mạn tính, tỷ
lệ nhiễm VGC trên người nhiễm HIV khoảng
34,4% (26% - 44%) [5]. Các kết quả nghiên

cứu cũng cho thấy ở những người có tình trạng
đồng nhiễm HCV với HIV thường có tình
trạng phá hủy tế bào gan nhanh hơn, bao gồm
cả ung thư gan và dẫn đến tử vong nhanh hơn
so với người khơng có tình trạng đồng nhiễm
các vi rút viêm gan [4, 6].

Ngày nhận bài: 27/10/2022
Ngày phản biện: 16/11/2022
Ngày đăng bài: 08/12/2022

Tạp chí Y học dự phịng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022


Người nhiễm VGC trên bệnh nhân đồng
nhiễm HIV (bệnh nhân VGC/HIV) được điều trị
ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV và điều trị
VGC khi CD4 từ 200 tế bào/mm3 trở lên hoặc
tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Người bệnh
có xơ hóa từ F2 trở lên, điều trị HCV ngay khi
dung nạp điều trị ARV. Chỉ định điều trị VGC
cho người nhiễm HIV giống như người bệnh
VGC không nhiễm HIV. Lựa chọn phác đồ
điều trị ARV và phác đồ điều trị VGC tối ưu để
tránh tương tác thuốc, nếu cần thiết phải điều
chỉnh liều DAA. Trường hợp người bệnh điều
trị HIV bằng phác đồ Tenofovir/Lamivudin/
Dolutegravir (TDF/3TC/DTG - TLD): Điều trị
như người VGC không nhiễm HIV. Điều trị khỏi
bệnh viêm gan vi rút C là khi người bệnh đạt đáp

ứng vi rút bền vững sau 12 tuần kết thúc điều trị
(đạt SVR12). Thất bại điều trị: Trường hợp thất
bại điều trị là khi không đạt được đáp ứng vi rút
bền vững ở tuần thứ 12 sau kết thúc điều trị. Tái
phát: Cần theo dõi sau khi ngưng điều trị 24 tuần
bằng xét nghiệm định lượng HCV RNA để bảo
đảm người bệnh không bị tái phát [5].
Hoạt động điều trị VGC bằng phác đồ
Sofosbuvir và Daclatasvir cho bệnh nhân
VGC/HIV được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2021 tại 9 cơ sở đang điều trị ARV cho
bệnh nhân HIV [7]. Người bệnh VGC/HIV
được theo dõi đồng thời đối với điều trị thuốc
ARV và VGC ngay tại các cơ sở điều trị HIV/
AIDS từ tuyến quận/huyện trở lên. Đây là một
hoạt động mới được triển khai và thực hiện
trong bối cảnh dịch COVID -19, hầu hết cán
bộ y tế tại cơ sở còn chưa có nhiều kinh nghiệm
trong điều trị VGC/HIV, bệnh nhân điều trị qua
nguồn bảo hiểm y tế, phải tự chi trả cho xét
nghiệm tải lượng VGC… nên việc điều trị và
duy trì điều trị cũng cịn gặp nhiều khó khăn.
Để mô tả kết quả điều trị cho bệnh nhân
VGC/HIV chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Kết quả điều trị viêm gan vi rút C bằng phác
đồ Sofosbuvir và Daclatasvir trên người bệnh
đồng nhiễm HIV đang điều trị ARV tại tỉnh
Thái Nguyên, năm 2022”. Kết quả nghiên cứu
giúp cho các nhà quản lý y tế, các cơ sở điều trị
và bác sĩ có thơng tin và biện pháp nhằm nâng

cao chất lượng điều trị VGC cho bệnh nhân
đồng nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân VGC/HIV đang điều trị ARV tại
các cơ sở điều trị HIV/AIDS tình Thái Ngun.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tồn bộ bệnh nhân
đã hoàn thành 12 tuần điều trị VGC, có kết quả
xét nghiệm tải lượng HCV (SRV12) tính đến
30/9/2022.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đã hoàn
thành hoặc chưa hoàn thành 12 tuần điều trị
VGC và chưa có kết quả xét nghiệm tải lượng
VGC hoặc có kết quả xét nghiệm SRV12 sau
30/9/2022.
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: 9 cơ sở điều trị HIV/
AIDS trên địa bàn tỉnh là Bệnh viện A, Trung
tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên, Sông Công.
Phổ Yên, Phú Lương, Đồng Hỷ, Bệnh viện Đa
khoa huyện Phú Bình, huyện Đại Từ và huyện
Định Hóa.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2022
đến tháng 10/2022.
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn toàn bộ 350 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu là hoàn thành điều trị VGC và được

xét nghiệm SRV12 sau 12 tuần kể từ khi kết
thúc điều trị.
2.5 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Trong tổng số
1.104 bệnh nhân VGC/HIV đang điều trị lựa
chọn toàn bộ bệnh nhân đã hoàn thành 12 tuần
điều trị bằng phác đồ Sofosbuvir và Daclatasvir
là 1.016 đối tượng. Tiếp theo chọn tất cả bệnh
nhân VGC/HIV đã hoàn thành điều trị VGC và
được xét nghiệm SRV12 sau khi kết thúc liệu
trình điều trị 12 tuần theo sơ đồ 1:

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022

173


Tổng số bệnh nhân được điều trị VGC/HIV (n = 1.104)

Số bệnh nhân hoàn thành điều trị VGC/HIV (n = 1.016)

Số bệnh nhân hoàn thành điều trị VGC được xét SRV12
sau 12 tuần kể từ khi kết thúc điều trị được lựa chọn tham
gia nghiên cứu (n = 350)
Hình 1. Quy trình lựa chọn đối tượng nghiên cứu

2.6 Biến số nghiên cứu
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, tình trạng hơn nhân.

Tiền sử chẩn đoán viêm gan/bệnh nhân điều
trị HIV/AIDS: Chẩn đoán viêm gan vi rút, yếu
tố nguy cơ lây truyền VGC, đánh giá giai đoạn
bệnh, kết quả đánh giá xơ gan, tình trạng chẩn
đốn VGC, xét nghiệm HBsAg, đo tải lượng
HIV, phác đồ điều trị HIV, chẩn đoán xơ gan,
đo tải lượng VGC, kết quả điều trị VGC.
2.7 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu theo các thông tin được thiết
kế sẵn về đặc điểm cá nhân, tiền sử viêm gan và
các bệnh liên quan, các kết quả xét nghiệm và
kết quả điều trị dựa hồ sơ bệnh án điện tử của
bệnh nhân trên phần mềm HMED.
2.8 Xử lý và phân tích số liệu

174

Số liệu được tải về máy từ phần mềm
HMED và quản lý và làm sạch bằng phần mềm
Microsoft excel sau đó mã hóa theo định dạng
cơ sở dự liệu thống kê để chuyển sang phần
mềm phân tích. Xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.0 với bảng tần số, tỷ lệ cho các kết quả
mô tả theo mục tiêu nghiên cứu.
2.9 Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu là tự nguyện,
được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu,
thơng tin cá nhân hoàn toàn được bảo mật. Kết
quả truy xuất hồ sơ bệnh án từ HMED được
sự cho phép của Cục Phòng, chống HIV/

AIDS theo Công văn số 63/AIDS-ĐTr ngày
11/2/2022. Nghiên cứu được thực hiện đúng
theo đề cương sau khi được sự cho phép của
hội đồng khoa học Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên tại Quyết
định số 1062/QĐ-SYT ngày 10/5/2022 của Sở
Y tế tỉnh Thái Ngun.

Tạp chí Y học dự phịng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022


III. KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm cá nhân của bệnh nhân điều trị viêm gan C đồng nhiễm HIV
tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 (n = 350)
Đặc điểm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

30 - 39

16

4,6

40 - 49

287


82,0

≥ 50

47

13,4

Nhóm tuổi

Tuổi trung bình (nhỏ nhất - lớn nhất)

46,2 (30 - 63)

Giới tính
Nam

321

91,7

Nữ

29

8,3

Cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng


39

11,5

Cơng nhân

69

20,4

Lao động tự do/thất nghiệp

216

63,9

Sinh viên

11

3,3

Khác

3

0,9

≤ Tiểu học


23

7,6

Trung học cơ sở

81

23,1

Trung học phổ thơng

228

67,5

6

1,8

Tiêm chích ma túy

164

46,8

Tình dục đồng giới

2


0,6

182

52,0

2

0,6

Nghề nghiệp

Trình độ học vấn

Cao đẳng trở lên
Hành vi nguy cơ

Tình dục khác giới khơng an tồn
Gia đình có người viêm gan

Bảng 1 cho thấy đặc điểm cá nhân bệnh nhân
VGC/HIV điều trị tại các cơ sở điều trị HIV/
AIDS tỉnh Thái Nguyên chủ yếu ở nhóm tuổi từ
40 - 49 tuổi chiếm 82,0% (tuổi trung bình 46,2)
và 91,7% là nam giới. Nghề nghiệp bệnh nhân
chủ yếu là lao động tự do/thất nghiệp chiếm
63,9%, tiếp theo là cơng nhân 20,4%. Trình độ
học vấn chủ yếu là trung học phổ thông chiếm
67,46% và dưới trung học phổ thông là 30,8%;
Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu từ quan hệ tình


dục, trong đó tình dục khác giới khơng an tồn
(vợ/chồng/bạn tình khác giới) chiếm 52,6% và
tình dục đồng giới (MSM) là 0,6%, lây nhiễm
qua tiêm chích ma túy là 46,8% túy (mặc dù
trong những năm gần đây và tương lai, lây
nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục
đồng giới MSM đang có xu hướng tăng, tuy
nhiên tính đến hiện tại mơ hình lây nhiễm vẫn
đang cao hơn ở các nhóm tiêm chích ma t,
tiêm chích chung, tình dục khác giới khơng an
tồn) và gia đình có người viêm gan 0,6%.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022

175


Bảng 2. Tiền sử viêm gan và điều trị HIV/AIDS của bệnh nhân điều trị viêm gan C đồng nhiễm HIV
tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 (n = 350)
Các yếu tố

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)



301


86,0

Khơng

23

6,6

Khơng biết

26

7,4

Khơng có xơ gan

319

91,1

Xơ gan cịn bù

31

8,9

Dương tính

10


2,9

Âm tính

155

44,3

Khơng xét nghiệm

185

52,9

Có xét nghiệm kết quả < 200cp

325

92,9

Có xét nghiệm kết quả ≥ 200cp

3

0,9

Không xét nghiệm

22


6,3

Phác đồ bậc 1

322

94,9

Phác đồ bậc 2

18

5,1

Phác đồ bậc 1

334

95,4

Phác đồ bậc 2

16

4,6

Khơng có xơ gan

341


97,4

Có xơ gan cịn bù

9

2,6

338

96,6

Tiền sử chẩn đốn viêm gan vi rút

Tình trạng xơ gan

Xét nghiệm HBsAg

Tải lượng HIV 12 tháng trước khi vào điều trị viêm gan vi rút C

Phác đồ điều trị ARV trước khi điều trị viêm gan vi rút C

Phác đồ điều trị ARV sau khi vào điều trị viêm gan vi rút C

Chẩn đoán xơ gan sau điều trị viêm gan vi rút C

Kết quả tải lượng HCV RNA (SRV12)
Đạt SRV12

Bảng 2 cho thấy bệnh nhân VGC/HIV hồn

thành điều trị VGC tỉnh Thái Ngun có tiền sử
chẩn đoán viêm gan vi rút 86,0%, đánh giá xơ
gan trước điều trị có 91,1% khơng có xơ gan,
2,9% đã xét nghiệm HBsAg có kết quả dương
tính. Xét nghiệm tải lượng HIV trong 12 tháng
trước điều trị VGC có 0,9% có kết quả trên
200cp/mm máu. Bệnh nhân được điều trị VGC

176

với phác đồ SOF (400mg)/DAC (60mg) trong
vòng 12 tuần với bệnh nhân khơng có xơ gan
và 24 tuần với bệnh nhân có xơ gan. Sau điều
trị, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ ARV tối
ưu (TLD) tăng lên sau khi vào điều trị VGC là
95,4 %, không xơ gan là 97,4% và kết quả xét
nghiệm tải lượng HCV RNA (SRV12) cho thấy
có 96,6 % đạt bền vững.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022


Tỷ lệ điều trị thành công VGC
(%)

%
100
99
98
97

96
95
94
93
92

100,0

96,7

97,0

F2 (N=117)

F3 (N=65)

96,6

96,5

94,9

F0 (N=57)

F1 (N=74)

F4 (N=55)

Chung
(N=350)

Giai đoạn xơ hóa gan (F0, F1,,,)

Hình 2. Kết quả điều trị viêm gan C thành công theo giai đoạn xơ hóa gan

Hình 2 cho thấy trong tổng số bệnh nhân
điều trị viêm gan vi rút C đồng nhiễm HIV
có 96,6% điều trị thành cơng. Trong đó giai

đoạn F0 là 100%, giai đoạn xơ hóa gan từ F1
đến F4 lần lượt là 94,9%, 96,7%, 97,0% và
96,5%.

Bảng 3. Đặc điểm của nhóm thất bại điều trị viêm gan C đồng nhiễm HIV
tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 (n = 12)
Đặc điểm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

30 - 39

0

0

40 - 49

10


83,3

≥ 50

2

16,7

Nam

12

100

Nữ

0

0

Tiêm chích ma túy

4

16,7

Khơng tiêm chích ma túy

10


83,3



11

91,7

Khơng

0

0

Khơng biết

1

8,3

Khơng có xơ gan

10

83,3

Xơ gan cịn bù

2


16,7

F0

0

0

F1

4

33,3

F2

4

33,3

F3

2

16,7

F4

2


16,7

Nhóm tuổi

Giới tính

Tiêm chích ma túy

Tiền sử chẩn đốn viên gan vi rút

Tình trạng xơ gan

Giai đoạn xơ hóa gan

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022

177


Bảng 3. Đặc điểm của nhóm thất bại điều trị viêm gan C đồng nhiễm HIV
tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên, năm 2022 (n = 12) (tiếp)
Đặc điểm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Có xét nghiệm kết quả < 200cp

10


83,3

Có xét nghiệm kết quả ≥ 200cp

0

0

Khơng xét nghiệm

2

16,7

12

100

12

100

Tải lượng HIV 12 tháng trước khi vào điều trị viêm gan vi rút C

Phác đồ điều trị ARV trước khi điều trị viêm gan vi rút C
TDF300/3TC300/DTG50
Phác đồ điều trị ARV sau khi điều trị viêm gan vi rút C
TDF300/3TC300/DTG50


Bảng 3 cho thấy nhóm tuổi thất bại điều trị
trên 40 tuổi trong đó nhóm từ 40 – 49 tuổi có
10 trường hợp chiếm 83,3%, 100 % trường hợp
là nam giới và nghiên chích ma túy là 16,7%.
Nhóm điều trị thất bại có 91,7% có tiền sử viêm
gan và 16,7% (2 trường hợp) được xác định có
tình trạng xơ gan cịn bù với các giai đoạn từ
F1 cho đến F4. Trong nhóm thất bại khơng có
sự thay đổi phác đồ ARV trước và sau điều trị.

IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng:
Có thể nhận thấy, bệnh nhân điều trị VGC
đồng nhiễm HIV hầu hết là nam giới 91,7%,
với tuổi đời từ 40 – 49, trung bình 46,2 ± 4,1.
Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế
giới đều nhận định độ tuổi trung bình mắc VGC
là 49 tuổi, nguy cơ VGC tăng dần theo độ tuổi
và tỷ lệ mắc VGC ở nam giới cao hơn nữ giới
[8]. Đây là chủ yếu là những người lao động tự
do, thất nghiệp 63,91%, kết quả nghiên cứu này
cũng tương đồng với một số khảo sát của nhóm
nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai - 2015 về
tính di biến động của cơng việc, nghề nghiệp
khơng ổn định có người vẫn đang sử dụng ma
tuý và cũng là lý do người bệnh tuân thủ điều
trị chưa tốt dẫn đến có nguy cơ tăng khả năng
lây nhiễm VGC [6]. Trình độ học vấn là đã tốt
nghiệp trung học phổ thông. Hành vi nguy cơ
lây nhiễm của các đối tượng này chủ yếu là do

tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục.
178

Tiền sử viêm gan và điều trị HIV/AIDS của
bệnh nhân VGC/HIV:
Chúng tôi cũng đã phân tích tiền sử bệnh tật
của của bệnh nhân điều trị VGC đồng nhiễm
HIV. Theo đó, đa số các bệnh nhân có tiền sử
chẩn đốn viêm gan vi rút. Đánh giá giai đoạn
xơ gan trên các bệnh nhân này phần lớn là chưa
bị xơ gan, số còn lại là bị xơ gan nhưng cịn
bù mặc dù số lượng khơng nhiều, kết quả này
cũng tương đồng với nghiên cứu trên nhóm
bệnh nhân HIV tại bệnh viện Bạch Mai [6],
và bệnh viện Đống Đa [4]. Khi xét nghiệm
HBsAg, phần lớn là các bệnh nhân cho kết quả
âm tính, chỉ có 10 bệnh nhân dương tính. Tải
lượng HIV gần nhất trong 12 tháng, phần lớn
là có xét nghiệm kết quả < 200cp. Chẩn đốn
xơ gan sau điều trị VGC, VGC khơng có xơ
gan chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Số còn lại là VGC
có xơ gan cịn bù. Tình trạng nhiễm VGC ở
người nhiễm HIV có thể làm tăng nhanh tỉ lệ xơ
hóa tiến triển và xơ gan so với người chỉ nhiễm
viêm gan C [9 - 11]. Về kết quả tải lượng HCV
RNA sau khi người bệnh hoàn thành điều trị
VGC 12 tuần (SRV12), đa số tải lượng vi rút
VGC không phát hiện.
Nghiên cứu cũng đã tìm hiểu kết quả điều
trị VGC trên bệnh nhân HIV theo giai đoạn xơ

gan sử dụng Fibroscan. Đây là phương pháp
lựa chọn phù hợp do có khả năng đo đồng
thời mức độ xơ hoá và nhiễm mỡ của gan với
các ưu điểm là không xâm lấn, khơng gây đau
cho bệnh nhân, nhanh chóng, chính xác và

Tạp chí Y học dự phịng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022


khơng có bất kỳ tác dụng phụ nào. Đây cũng
là tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan phù hợp với
địa phương và bệnh nhân với giá thành rẻ [12].
Tuy nhiên phương pháp này đánh giá các giai
đoạn xơ gan có thể cịn chưa chính xác do chỉ
sử dụng Fibroscan do đó kết quả điều trị chưa
phản ánh chính xác trên các giai đoạn xơ hóa
gan được đánh giá bằng phương pháp khác.
Nghiên cứu thực hiện trên nhóm người
VGC/HIV, người bệnh được điều trị ARV ngay
khi phát hiện nhiễm HIV và điều trị VGC theo
các hướng dẫn của Bộ Y tế khi CD4 từ 200
tế bào/mm3 trở lên hoặc tải lượng HIV dưới
ngưỡng ức chế; đối với người bệnh có xơ hóa
gan từ F2 trở lên: Điều trị VGC ngay khi dung
nạp điều trị ARV; về chỉ định điều trị VGC cho
người nhiễm HIV: Lựa chọn phác đồ điều trị
ARV và phác đồ điều trị viêm gan vi rút C tối
ưu để tránh tương tác thuốc: Trường hợp điều
trị HIV bằng phác đồ Tenofovir/Lamivudin/
Dolutegravir (TDF/3TC/DTG-TLD): Điều trị

như người VGC không nhiễm HIV; trường hợp
người bệnh điều trị HIV bằng phác đồ khác
TLD: Chuyển sang phác đồ TLD nếu có thể
trước khi điều trị HCV; đối với người bệnh
đang điều trị HIV bằng phác đồ có Efavirenz
(EFV), Nevirapine (NVP): Ưu tiên sử dụng
phác đồ SOF/DAC: Điều chỉnh liều DAC; đối
với người bệnh đang điều trị HIV bằng phác
đồ có Loperavir/ritonavir (LPV/r): Ưu tiên sử
dụng phác đồ SOF/DAC) [5, 13, 14]. Nhóm
thất bại điều trị khơng có nhiều sự khác biệt với
nhóm bệnh nhân khác trong nghiên cứu này.
Yếu tố khách quan do hạn chế của nghiên cứu
khai thác đánh giá trên cỡ mẫu chưa đủ lớn và
nguồn lực hạn chế, bệnh nhân chưa được làm
đầy đủ các đánh giá sau điều trị nên chưa phản
ánh được các yếu tố ảnh hưởng tới việc thất bại
điều trị của bệnh nhân.
Hạn chế nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ
đánh giá kết quả điều trị trên nhóm bệnh nhân
VGC/HIV tuân thủ điều trị dó đó chưa phản
ảnh đầy đủ kết quả của chương trình điều trị
đặc biệt trên nhóm chưa tuân thủ điều trị. Mặt
khác cỡ mẫu là 350 trên tổng số bệnh nhân
VGC/HIV được điều trị là 1.016 nên chưa đánh
giá được đầy đủ hiệu quả của chương trình

cũng như thất bại của các nhóm khác nhau. Do
số liệu chỉ hồi cứu qua bệnh án nên nghiên cứu
chưa phân tích được các yếu tố liên quan đến

thất bại điều trị trong các nhóm khác nhau liên
quan đến tuân thủ điều trị, các bệnh mãn tính,
tương tác thuốc. Do đó cần thêm các nghiên
cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn hơn và được thiết
kế chặt chẽ hơn để tìm hiểu hiệu quả chương
trình cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn đến thất
bại như điều kiện kinh tế, khoảng cách địa lý,
kiến thức thái độ đối với bệnh VGC…

V. KẾT LUẬN
Nhóm bệnh nhân viêm gan vi rút C trên
bệnh nhân đồng nhiễm HIV đang điều trị ARV
có tỷ lệ nam giới chiếm 91,7%, độ tuổi trung
bình 46,2 ± 4,1, người lao động tự do, thất
nghiệp 63,91%. Tiền sử chẩn đoán viêm gan
vi rút 86,0%, trước điều trị có 91,1% khơng có
xơ gan và 2,9% có viêm gan B. Kết quả điều trị
viêm gan vi rút C trên bệnh nhân đồng nhiễm
HIV đang điều trị ARV tại các cơ sở điều trị
HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên năm 2022 có tỷ
lệ điều trị thành công là 96,6%.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm
bằng chứng để vận động chính sách, nguồn lực
nhằm tăng tỷ lệ người nhiễm viêm gan vi rút
C được điều trị nói chung và bệnh nhân VGC/
HIV được điều trị nói riêng. Mặc dù quy mơ
hạn chế, kết quả của khảo sát này là cơ sở để
đưa ra những khuyến nghị nhằm giảm bớt các
rào cản liên quan đến việc tiếp cận điều trị viêm
gan vi rút C.

Lời cảm ơn: Chúng tôi xin trân trọng cảm
ơn Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Thái Nguyên; Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Đào tạo
Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường
Đại học Y Hà Nội; Trung tâm Kiểm sốt bệnh
tật Hoa Kỳ thơng qua Dự án hợp tác CDCRFA-GH 18-1852 - Chương trình Khẩn cấp
của Tổng thống về Cứu trợ AIDS (PEPFAR);
dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật Phịng, chống
HIV/AIDS (EPIC); dự án Quỹ tồn cầu Phòng,
chống AIDS, Lao và Sốt rét; Tổ chức hợp tác

Tạp chí Y học dự phịng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022

179


phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN); các cơ sở
điều trị HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên và đặc
biệt là những người tham gia nghiên cứu đã
giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Báo cáo
tình hình điều trị HIV/AIDS năm 2021. 2022.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Gặp mặt
phóng viên báo chí nhân Tháng Hành động Quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021. Truy
cập ngày 16/11/2021. />3. Cục Phịng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế. Báo cáo
cáo tình hình điều trị viêm gan C năm 2021. 2022.

4. Nguyễn Kim Thư. Đánh giá tình hình điều trị
viêm gan C trên bệnh nhân đồng nhiễm HIV/
VGC tại bệnh viện đa khoa Đống Đa. Bệnh viện
Đa khoa Đống Đa. 2019; 15 - 27.
5. Bộ Y tế. Quyết định số 1207/QĐ-BYT ngày
09/02/2021 về việc Phê duyệt Kế hoạch điều trị
Viêm gan C trên người đồng nhiễm HIV, Quyết
định số 2065/QĐ-BYT ngày 29/04/2021 về việc
ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan
vi rút C. 2021.
6. Đỗ Duy Cường, Nông Minh Vương, Trần Xuân
Bách. Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV trên các bệnh

180

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.


nhân HIV và một số yếu tố liên quan tại Khoa
Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y
học dự phòng. 2015; 25 (6 (166)): 20 - 31.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên.
Báo cáo tổng kết chương trình phịng, chống HIV/
AIDS tỉnh Thái Ngun năm 2021. 2022.
Ngơ Anh Thế. Theo dõi đáp ứng điều trị của phác
đồ Sof/Dad trên bệnh nhân nhiễm VGC với các
kiểu gen khác nhau. Trường Đại học Y Hà Nội.
2017; 25 - 33.
Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn
chẩn đoán điều trị viêm gan vi rút C, 2016. Số
5012/QĐ-BYT, ngày 20/09/2016.
Nguyễn Đức Hiền. Viêm gan vi rút, Bài giảng
Truyền nhiễm, Viện Các Bệnh Truyền Nhiễm và
Nhiệt đới Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Y Hà
Nội. 2007; 94 - 108.
Hà Văn Mạo, Vũ Bằng Đình. Viêm gan vi rút C,
Bệnh học gan mật tụy. Nhà xuất bản Y học. 2009;
308 - 333.
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. Đánh giá
hiệu quả - chi phí của thuốc kháng vi rút tác động
trực tiếp trong điều trị bệnh viêm gan C mạn tính
tại Việt Nam. 2021.
Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn
điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Số 5968/QĐBYT, ngày 31/12/2021.
Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn
điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Số 5456/QĐBYT, ngày 20/11/2019.


Tạp chí Y học dự phịng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022


RESULTS OF HEPATITIS C TREATMENT WITH SOFOSBUVIR
AND DACLATASVIR AMONG PEOPLE LIVING WITH HIV
ON ANTIRETROVIRAL THERAPY IN THAI NGUYEN PROVINCE IN 2022
Ho Thi Quynh Trang1, Phan Thanh Ngan1, Le Quang Vien1, Tran Quoc Hoan1,
Le Ai Kim Anh1, Phan Thi Thu Huong2, Pham Hong Thang3, Phan Dang Than3
1
Center for Disease Control of Thai Nguyen province
2
Vietnam Authority of HIV/AIDS Control, Ministry of Health, Hanoi
3
National Institute of Hygiene and Epidemiology, Hanoi
A cross - sectional study was conducted to
describe the outcome of hepatitis C treatment
and its associated factors among HIV and
hepatitis C co-infected people on ART in Thai
Nguyen in 2022. The data were collected from
the electronic medical records of 350 patients
who had completed hepatitis C treatment and
had the results of hepatitis C viral load. The
findings showed that 86.0% of participants
had a history of diagnosis with viral hepatitis,

8.9% had compensated cirrhosis, and 2.9%
tested positive for HBsAg. The HIV virus load
in the last 12 months of < 200cp/ml accounted
for 92.9%. After 12 weeks of treatment
with Sofosbuvir and Daclatasvir regimens,

the success rate of HCV treatment among
participants reached 96.6%.
Keywords:
Co-infection
HCV/HIV;
Hepatitis C; Sofosbuvir and Daclatasvir

Tạp chí Y học dự phịng, Tập 32, số 8 Phụ bản - 2022

181



×