Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.09 KB, 3 trang )
Công dụng của Bồ công anh.
Bồ công anh không chỉ là một loài hoa với nhiều truyền thuyết
đẹp mà nó còn có rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho con ngườ i…
Bồ công anh tên khoa học là Taraxcum officinale F. H. Wigg,
thuộc họ Cúc (Asteraceae). +Công dụng:
Toàn cây Bồ công anh thấp chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa,
tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa
ngoài da.
Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn.
Ở Pháp, Bồ công anh thấp chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau
như các bệnh gan mật (viêm ống mật mãn tính, viêm gan, xung
huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá
(rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận,
tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động
mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn nhọt, chảy máu mủ, mụn
cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu
máu, suy nhược.
Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất
kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng
quang, bể thận.
+Một số bài thuốc từ bồ công anh::
- Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống
ngày một thang.
- Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát
vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
- Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc
uống ngày một thang.
- Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo
nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ