Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu thực trạng phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm tại xã chiềng ly, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
===&&&===

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, NGUY CẤP,
QUÝ, HIẾM TẠI XÃ CHIỀNG LY, HUYỆN THUẬN CHÂU,
TỈNH SƠN LA

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ:7620211

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Tạ Thị Nữ Hoàng
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Ánh Tuyết
Mã sinh viên

: 1953020075

Lớp

: K64A-QLTNR

Khóa

: 2019-2023

Hà nội, năm 2023



LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi
sinh viên, giúp sinh viên có thể thực hành và củng cố những kiến thức đã được
học trong nhà trường và áp dụng những kiến thức đó vào thực tế.
Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài
nguyên rừng và Môi trường, bộ môn Thực vật rừng, cùng thầy giáo hướng dẫn,
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp “ Nghiên cứu thực trạng phân bố
và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm tại
xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tơi đã hồn thành. Để có
kết quả này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cơ giáo, các cá nhân trong và ngồi trường.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu
Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và
Môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong q trình học tập
tại trường. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Th.S Tạ
Thị Nữ Hoàng ( Bộ môn Thực vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam). Người cơ đã hướng dẫn tận tình
và chu đáo ln quan tâm, khơng ngại khó khăn, tận tình giúp đỡ cho tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Đồng thời thôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ kiểm
lâm Huyện Thuận Châu và nhân dân xã Chiềng ly đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập, nghiên cứu tại đây.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với gia đình cùng bạn bè về sự
hỗ trợ, động viên hết lịng đối với cơng việc nghiên cứu thực địa và học tập của tôi.
Tuy nhiên dù đã có nhiều cố gắng do nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan nên nội dung của đề tài vẫn còn những hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các q thầy cơ đề bài khóa luận của tơi hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2023

Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Ánh Tuyết
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ....................................................................... 4
1.2.1 Trên thế giới ................................................................................................. 4
1.2.2 Tại Việt Nam ................................................................................................. 5
1.3. Tổng quan về nghiên cứu bảo tồn thực vật .................................................... 6
1.3.1. Trên thế giới: ............................................................................................... 6
1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước .......................................................................... 10
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 12
2.1 Mục tiêu......................................................................................................... 12
2.1.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 12
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 12
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 12
2.2.1. Đối tượng.................................................................................................. 12
2.2.2 Phạm vi không gian .................................................................................... 12
2.2.3 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 12
2.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 12
2.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13

2.4.1 Chuẩn bị công tác tài liệu ........................................................................... 13
2.4.2 Phương pháp kế thừa tài liệu...................................................................... 13
2.4.3 Phương pháp phỏng vấn ............................................................................. 13
2.4.4 Phương pháp điều tra tuyến ....................................................................... 15
ii


2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 17
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 20
3.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 20
3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 20
3.1.2. Địa hình địa thế ......................................................................................... 20
3.1.3. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 20
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 23
3.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 23
3.2.2 Kinh tế xã hội ............................................................................................. 23
3.2.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 25
3.2.4 Tình hình phát triển kinh tế ........................................................................ 26
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 28
4.1 Thành phần loài và phân bố của các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 28
4.1.1 Danh sách các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại khu vực nghiên cứu 28
4.1.2 Phân bố của các loài nguy cấp, quý, hiếm ở khu vực xã Chiềng Ly, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La. ................................................................................... 31
4.1.3 Trám đen .................................................................................................... 32
4.1.4. Lát hoa ....................................................................................................... 34
4.1.5. Bình vơi nhị ngắn ...................................................................................... 36
4.1.6. Máu chó bắc bộ ......................................................................................... 38
4.1.7. Găng ngố ................................................................................................... 39

4.1.8. Gù hương ................................................................................................... 41
4.1.9. Xuyên tiêu ................................................................................................. 42
4.2. Đánh giá các hoạt động khai thác sử dụng và cơng tác bảo tồn các lồi thực
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại khu vực nghiên cứu. ....................................... 44
4.2.1 Hoạt động khai thác sử dụng:..................................................................... 44
4.2.2 Công tác bảo tồn......................................................................................... 45

iii


4.3 Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những loài cây quý hiếm
tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 46
KẾT LUẬN, TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .............................................................. 49
Kết luận ............................................................................................................... 49
Tồn tại.................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa từ viết tắt

Từ viết tắt
TCN

Trước công nguyên

DDSH


Đa dạng sinh học

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài ngun Thiên nhiên

UNEP

Chương trình Mơi trường liên hợp quốc

WWF

Qũy Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên

CR

Critically Endangered - Rất nguy cấp

IPGRI

Viện tài nguyên di truyền Quốc tế

UNESCO

Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc

TNTN


Tài nguyên thiên nhiên

KBT

Khu Bảo tồn

NĐCP

Nghị định Chính phủ

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

UBND

Uỷ Ban nhân dân

VU

Vulnerable - Sẽ nguy cấp

EN

Endangered - Nguy cấp

v


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Danh sách tham gia trả lời phỏng vấn ................................................ 14
Bảng 2.2: Tổng số tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu .................................. 16
Bảng 4.1 Danh sách các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm. .............................. 28
Bảng 4.2 :Vị trí phân bố lồi Trám đen trong khu vực nghiên cứu .................... 34
Bảng 4.3 :Vị trí phân bố loài Lát hoa trong khu vực nghiên cứu ....................... 35
Bảng 4.4 :Vị trí phân bố lồi Bình vơi nhị ngắn trong khu vực nghiên cứu....... 38
Bảng 4.5 :Vị trí phân bố lồi Máu chó bắc bộ trong khu vực nghiên cứu.......... 39
Bảng 4.6 :Vị trí phân bố lồi Găng ngố trong khu vực nghiên cứu .................... 41
Bảng 4.7 :Vị trí phân bố lồi Gù hương trong khu vực nghiên cứu ................... 42
Bảng 4.8 :Vị trí phân bố lồi Xun tiêu trong khu vực nghiên cứu .................. 44
Bảng 4.9: Công dụng các loài cây quý hiếm được người dân sử dụng .............. 44
Bảng 4.10: Sơ đồ SWOT về bảo tồn phát triển các loài thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La............................ 46

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo các nguồn
tài liệu đánh giá ................................................................................................... 31
Hình 4.3: Trám đen (Canarium tramdenum C.D.Dai & Yakovlev) ................... 33
Hình 4.4: Sơ đồ phân bố lồi Trám đen tại khu vực nghiên cứu ........................ 33
Hình 4.5: Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss.) ................................................. 34
Hình 4.6: Sơ đồ phân bố loài Lát hoa tại khu vực nghiên cứu ........................... 35
Hình 4.7: Bình vơi nhị ngắn (Stephania brachyandra Diels) .............................. 36
Hình 4.8: Sơ đồ phân bố lồi Bình vơi nhị ngắn tại khu vực nghiên cứu........... 37
Hình 4.9: Máu chó bắc bộ (Knema tonkinensis (Warb.) WJ de Wilde) ............. 38
Hình 4.10: Sơ đồ phân bố lồi Máu chó bắc bộ tại khu vực nghiên cứu ............ 39
Hình 4.11: Găng ngố (Fagerlindia depauperata (Drake) Tirveng.) .................... 40

Hình 4.12: Sơ đồ phân bố loài Găng ngố tại khu vực nghiên cứu ...................... 40
Hình 4.13: Gù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) .................................. 41
Hình 4.14: Sơ đồ phân bố lồi Gù hương tại khu vực nghiên cứu ..................... 42
Hình 4.15: Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.) ............................. 43
Hình 4.16: Sơ đồ phân bố loài Xuyên tiêu tại khu vực nghiên cứu .................... 43

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay đa dạng sinh học đang bị suy giảm, diện tích rừng bị thu hẹp kéo
theo đó thành phần loài cũng bị đe dọa. Nhất là các loài thực vật quý hiếm nằm
trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Nghị định 84/2021/NĐ-CP,… số lượng của
chúng ngày càng bị suy giảm, phân bố ngày càng bị thu hẹp dẫn đến khả năng
mất nguồn gen quý hiếm. Các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đã và đang
rất nỗ lực hành động để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của trái đất. Theo đánh
giá “Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên
thế giới” do đặc điểm về mặt vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu… của Việt
Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Việt
Nam còn là nơi giao thoa của các hệ động thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến
Điện, Nam Trung Quốc và Inđônêsia - Malaisia. Nhưng cũng là nơi tốc độ tàn
phá thiên nhiên diễn ra mạnh mẽ, làm suy giảm tính đa dạng và phong phú của
sinh vật.
Đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các hệ sinh thái với
nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con
người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn
gen tạo giống vật ni, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn
dược liệu, thực phẩm…. Ngoài ra, các hệ sinh thái cịn đóng vai trị quan trọng
trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng

trưởng nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội nhưng cũng gây suy
giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng. Theo thống kê hiện nước ta có khoảng 2,2
triệu ha rừng, trong đó có 2/3 diện tích rừng tự nhiên được coi là rừng nghèo và
tái sinh. Mất rừng làm cho diện tích các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng liên tục
bị thu hẹp, số lượng cá thể của các loài hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nguồn
gen hoang dã và nhiều loài hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, khu vực Xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La còn có
nhiều lồi thực vật q hiếm phân bố tự nhiên. Tuy nhiên, các loài đã và đang
chịu những tác động tiêu cực do con người gây ra. Trong tương lai gần, nếu
1


khơng có biện pháp bảo tồn kịp thời thì nguy cơ sẽ dẫn tới mất loài. Do vậy, cần
sự quan tâm của các nhà khoa học, cơ quan chức năng cũng như cộng đồng
người dân địa phương chung tay bảo vệ nhằm duy trì và phát triển bền vững các
lồi thực vật nguy cấp, quý, hiếm nơi đây. Theo số liệu của cục Thống kê 1999,
tổng diện tích tồn Xã 31,33 km²,với tổng dân số 6040 người , mật độ dân
số 193 người/km² . Việc sử dụng không hợp lý tài nguyên rừng đã gây ra những
thiệt hại rất lớn về kinh tế và môi trường trong khu vực. Những hoạt động này
gây ảnh hưởng đến các quần thể động vật mà cịn tác động bất lợi đến mơi
trường sinh sống và phát triển của các loài thực vật quý hiếm tại đây.
Đứng trước thực trạng đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ
tài nguyên rừng đồng thời góp phần cho cơng tác bảo tồn các lồi thực vật tơi đã
chọn đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn
các loài thực vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La “

2



CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Định nghĩa về nghiên cứu các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm

Các định nghĩa
 Định nghĩa sinh học bảo tồn
Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các
loài, thiết lập các khu bảo tồn mới và củng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng là
để xác định những loài nào trên trái đất được bảo tồn cho tương lai.
Sinh học bảo tồn là một ngành khoa học đa ngành, tập hợp được rất nhiều
người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng
khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.
Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu. Các
quyết định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hằng ngày và thường với những thông
tin rất hạn chế do thời gian cấp bách. Sinh học cố gắng đề xuất những giải pháp
phù hợp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong điều kiện thực tế ngày nay.
 Định nghĩa sách đỏ
Sách đỏ được coi là tài liệu có tính chất quốc gia và mang ý nghĩa quốc
tế, cơng bố các lồi động vật, thực vật thuộc loại quý hiếm ở mỗi quốc gia và
trên toàn thế giới đang bi đe dọa giảm sút số lượng hoặc đã có nguy cơ bị tuyệt
chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đây là cơ sở khoa học, tạo cơ sở
pháp lý cho việc đề suất, quyết định các biện pháp bảo vệ, phục hồi đối với
tường đối tượng thuộc loại này, đồng thời cũng là căn cứ để xử lý các hành vi
phá hoại thiên nhiên, gây tác hại cho sự tồn tại phát triển của các loài sinh vật
cần được bảo vệ trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật ở mỗi
nước.
 Định nghĩa vè thực vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm
Theo khoản 14 điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) loài thực vật

quý hiếm là lồi có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và mơi trường, số lượng
cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc danh mục các lồi thực
vật rừng q hiếm do chính phủ quy định để quản lý và bảo vệ .
3


1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật
1.2.1 Trên thế giới
Từ thời tiền sử con người đã biết trồng trọt, nhân giống, đặt tên cho những
loài thực vật mà họ dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc, chế tác công cụ
lao động và truyền lại cho con cháu.
Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại (cách
đây hơn 3.000 năm TCN) và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở
Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng lần lượt xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực
vật.
Theophrastus (371 – 286 TCN) là người đầu tiên đề sướng ra phương
pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể
thực vật. Trong hai tác phẩm “ Lịch sử thực vật” (Historia Plantarum) và “Cơ sở
thực vật” Ơng đã mơ tả được khoảng 500 lồi cây. Sau đó Plinus (79 – 24 TCN)
cho ra đời cuốn “Lịch sử tự nhiên” (Historia naturalis) Ơng đã mơ tả gần 1.000
lồi cây. Cùng thời gian này có Dioseoride (20 – 60 TCN) một thầy thuốc của
vùng Tiểu A đã xuất bản cuốn “Dược liệu học”. Ông nêu được hơn 500 loài và
các họ khác nhau.
Trên thế giới, tổng số lồi thực vật hiện nay có nhiều thay đổi và chưa cụ
thể, chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đốn số
lồi thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 – 600.000 lồi.
Al. A. Phêđơrốp (1965) đã dự đốn trên thế giới có khoảng 300.00 lồi
thực vật hạt kín; 5.000 – 7.000 lồi thực vật hạt trần; 6.000 – 10.000 loài quyết
thực vật ; 14.000 – 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài tảo; 15.000 – 20.000
loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác.

Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật được tiến hành từ lâu trên
thế giới. Ở Liên Xơ (cũ) có nhiều cơng trình nghiên cứu của Vưsotxki (1915),
Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933),… Theo các tác giả thì mỗi
vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng khác biểu thị bởi thành
phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của chúng. Vì vậy, việc

4


nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong
phân loại các loại hình thảm thực vật.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật đã
có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các cơng trình cơng bố như :
- Lecomte, H, 1907-1925, Flora generale de I’ Indochine. Tom I-VII, Pari.
- Phedorov A.A, 1965. Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế
quốc dân, Tạp chí tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, Tiếng Nga.
- Plant Resources of South – East – Asia – 7, 1995. Bamboo – Bogor
Indonesia.
1.2.2 Tại Việt Nam
Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa
dạng sinh học quan trọng của thế giới và được thể hiện qua sự phong phú về
nguồn gen, số lượng loài, các kiểu cảnh quan, các vùng sinh thái và vùng địa lý
sinh học.
Ở nước ta, trong Thực vật chí Đơng Dương và các tập tài liệu bổ sung tiếp
theo đã mô tả và ghi nhận khoảng 240 họ với 7000 loài thực vật bậc cao có
mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đốn con số đó có thể lên tới
10.00 đến 12.000 loài.
Phan Kế Lộc (1998) đã xác định hệ thực vật miền Bắc Việt Nam có 5.609
lồi 1.660 chi và 240 họ.
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 lồi thực

vật bận cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ.
Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1992) trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam” đã
thống kê được số loài của hệ thực vật Việt Nam đạt 10.500 lồi gần trùng với
12.000 lồi được dự đốn bởi các nhà thực vật học.
Nguyễn Thìn Nghĩa (1997) đã thống kê thành phần loài của Vườn quốc
gia Tam Đảo với 2.000 lồi, trong đó có 904 có ích thuộc 478 chi, 213 họ, 3
ngành: Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các lồi này được xếp thành 8 nhóm có
giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở

5


Việt Nam, ơng đã thu được 156 lồi trong tổng số 425 loài họ Thầu Dầu ở Việt
Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: Trong các trạng thái
thảm thực vật khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài cây bụi chủ
yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomiris, Pavetta ( họ Cà phê
– Rubiaceae); chi Tabernaemantana (họ Trúc đào – Apocynaceae); chi Ardisia,
Maesa (họ Đơn nam – Myrsinaceae).
Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, Nguyễn
Tiến Bân (1997) đã quát những đặc điểm cơ bản 265 họ và 2.300 loài thực vật
bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.
Nguyễn Thìn Nghĩa (1999) trong khi tổng kết các cơng trình về khu hệ
thực vật Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 lồi thực vật bậc thấp và 11.373 loài
thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.
Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam. (Bộ tài nguyên và Môi
trường, 2009), đã ghi nhận có 13.766 lồi thực vật trong đó, có 2.393 loài thực
vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 10% lồi q hiếm và
3% lồi đặc hữu.

1.3. Tổng quan về nghiên cứu bảo tồn thực vật
1.3.1. Trên thế giới:
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác
nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các
nguồn tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Nhằm nâng cao nhận thức
trong xã hội và cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và
tạo dữ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn đã có nhiều tổ chức quốc tế được
thành lập như Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN), Chương trình Mơi
trường Liên hợp quốc (UNEP), Qũy quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Tổ
chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), Công ước về bn bán quốc
tế các lồi động vật thực vật nguy cấp (CITES),… Bên cạnh đó hàng ngàn cơng
trình nghiên cứu khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn cuộc hội thảo được tổ
6


chức nhằm thảo luận, đưa ra quan điểm, về phương pháp luận và thông báo kết
quả đạt được ở khắp nơi trên toàn thế giới. Nhiệu tổ chức quốc tế đã tạo thành
mạng lưới phục vụ cho công tác đánh giá nghiên cứu bảo tồn và phát triển.
Cơng trình của, FAO/UNEF (1975); nguồn gen và bảo tồn gen ở rừng
nhiệt đới. FAO (1993) về bảo tồn nguồn gen trong quản lý rừng nhiệt đới; Báo
cáo nghiên cứu thí điểm phương pháp bảo tồn ngồn gen cây rừng, Finkeldey, R
and H. H. Hattermer, (1993); tuyển chọn đa dạng gen thực vật…
Năm 1990, WWF đã xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng của đa
dạng sinh vật (The importance of biological diversity). Năm 1991, Wri, Wcu,
WB, WWF xuất bản cuốn “Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới” (Conserving the
world’s biological diversity). Năm 1992 – 1995, WCMC công bố một cuốn sách
tổng hợp các tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật tồn cầu”
(Global biodiversity assessment). Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và
đề ra các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm cơ sở cho công tác bảo
tồn và phát triển trong tương lai.

Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc
phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ
hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hố như sau: lồi tuyệt chủng (EX),
lồi rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU),…Năm 2004
Sách đỏ IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là (Sách đỏ
2004) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047
loài, cùng với 2.140 phân lồi, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 lồi
nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 lồi động vật, 8.321 loài
thực vật, và 2 loài nấm. Danh sách cũng cơng bố 784 lồi tuyệt chủng được ghi
nhận từ năm 1500. Như vậy so với bản danh sách năm 2000, năm 2004 đã có
thêm 18 lồi tuyệt chủng. Mỗi năm một số ít các lồi tuyệt chủng lại được phát
hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã
giảm xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay.
Vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm đã trở
thành chiến lược trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội đồng liên hợp
quốc trong phiên họp lần thứ 65 tổ chức một cuộc họp cao cấp về đa dạng sinh
7


học với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ. Ngồi ra trong
cuộc họp tại hội nghị các bên lần thứ 10 vào năm 2010 tại Nagoya, Nhật Bản,
các nghị định thư đã được thông qua. Nghị định thư Nagoya đưa ra hai thảo
thuận ràng buộc mang tính quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu của Công ước.
Trong khi nghị định thư Cartagena quy định về việc di chuyển các sinh vật biến
đổi gen qua biên giới các nước, thì nghị định thư Nagoya thiết lập một khuôn
khổ ràng buộc về mặt pháp lý cho việc tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích,
đồng thời lên kế hoạch bảo vệ các loài trên thế giới.
Ngày 22 tháng 12 năm 2010, Liên Hiệp Quốc tuyên bố thập kỷ từ 2011
đến 2020 là thập kỷ Liên Hiệp Quốc về Đa dạng sinh học.
Công tác bảo tồn trên thế giới đã được chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là các

nước phát triển, các vườn quốc gia khu bảo tồn đã được thành lập từ rất sớm.
Công viên quốc gia lịch sử Olympic thuộc Hoa Kỳ được thành lập vào
năm 1938. Năm 1981, công viên quốc gia lịch sử Olipymic đã được đặt tên theo
một trang wed Di sản thế giới công nhận vẻ đẹp tự nhiên của nó và sự đa dạng
đặc biệt xuất sắc của thực và động vật.
- Nhiều hội nghị và hội thảo được tổ chức và nhiều quốn sách mang chỉ
dẩn về công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH được xuất bản nhằm cung cấp
những kiến thức rộng lớn về bảo tồn và phát triển ĐDSH và rất nhiều công ước
Quốc tế đã được nhiều Quốc gia tham gia thực hiện.
- Với nhịp điệu phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, cùng vời việc sử
dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kếm của tài nguyên rừng, sự suy thoái, mất
mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại mà nguyên nhân chủ yếu là do con người
khai thác và sử dụng thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều loài đứng trước
nguy cơ bị tiêu diệt hoặc biến mất.
- Để bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn lồi nói riêng theo hướng phát
triển bền vững, những năm gần đây ở mỗi nước, mỗi khu vực đều tìm tịi, thử
nghiệm và lựa chon cho mình một chiến lược và chính sách quản lý tài nguyên
hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên và

8


tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia mà hình thành lên một hệ
thống quản lý tài nguyên khác nhau.
- Hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phương pháp bảo tồn ĐDSH là
+ Bảo tồn nguyên vị(in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và cơng cụ nhằm mục đích
bảo vộ các lồi, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự
nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông
thường bảo tồn nguyên vị thường được thực hiện bằng cách thành lập các khu

bảo tồn và đề xuất các biên pháp quản lý phù hợp. Ngồi ra theo chương trình
phát triển Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc ( UNESCO) cịn có
khu Di sản thế giới, và theo cơng ước RAMSAR cịn có KBT Đất ngập nước
RAMSAR. Tuy nhiên bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý
các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngồi các KBT. Trong nơng
nghiệp, lâm nghiệp bảo tồn nguyên vị được hiểu là bảo tồn các loài giống, loài
cây trồng và cây rừng được trồng tại vùng đồng ruộng hoặc các rừng trồng.
+ Bảo tồn chuyển vị (ex situ)
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biên pháp di dời các loài cây, con và các
vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di
dời này là để nhân giống, lưu giữ nhân ni vơ tính hay cứu hộ trong trường
hợp: Nơi sinh sống bị suy thối hay hủy hoại khơng thể lưu giữ lâu hơn các lồi
nói trên, dùng để làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, thực nghiệm và phát
triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển vị
bao gồm các vườn thực vật, các bể nuôi thủy sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các
bảo tàng, các ngân hành hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Do các
sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân
tạo, nên chúng bị tác khỏi q trình tiến hóa tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn
bó giữa các bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho cơng tác bảo
tồn và phát triển lồi cũng như phát triển đa dạng sinh học.

9


1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” của tập thể
tác giả thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện
Khoa học và công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ
các lồi thực vật q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cuốn sách được
xuất bản vào các năm 1992, 1996 dựa trên thang bậc phân hạng mức đe doạ của

IUCN 1978 và 1994, mới nhất là năm 2007. Trong “Sách đỏ Việt Nam (phần
thực vật)” năm 2007, đã cơng bố 847 lồi (trong 201 họ) quý, hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng cần được gây trồng và bảo vệ.
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể đến quản lý, bảo tồn
và phát triển nguồn tài nguyên động vật thực vật hoang dã. Điều này được thể
hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời như : Nghị định số
18/HĐBT (1992), Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị định 18/HĐBT
nhằm thực hiện điều 19 của luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định
danh mục các loài động vật thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị
định đầu tiên có định nghĩa về các lồi q hiếm và các lồi động vật, thực vật
hoang dã thơng thường ở Việt Nam. Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 48/2002/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã
quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ. Bên
cạnh đó để phục vụ tốt cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển các loài thực vật
quý hiếm Nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (viết tắt là Cơ quan
quản lý CITES Việt Nam,Tên giao dịch Quốc tế: CITES Management Authority
of Vietnam) và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của
chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực
thi Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

10


Theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý
hiếm thành 2 nhóm:
- Nhóm I: Các lồi thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt

chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các lồi thuộc
Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam. Thực vật rừng, động vật rừng
nhóm I được phân thành: nhóm IA gồm các lồi thực vật rừng thuộc các họ:
Hồng đàn có 5 lồi; họ Thơng có 2 lồi; họ Hồng liên gai có có các lồi
Hồng liên thuộc chi Berberis; họ Mao lương có 2 lồi họ Ngũ gia bì có 3 lồi;
họ Lan có 22 lồi; họ Dầu có 4 lồi, nhóm IB gồm các lồi động vật rừng.
- Nhóm II: Các lồi thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt
chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các lồi thuộc Phụ lục II CITES
có phân bố tự nhiên tại Việt Nam. Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được
phân thành: nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc các họ: Dương xỉ có 2
lồi; họ Cu li có 1 lồi; họ Dương xỉ thân gỗ gồm các loài Dương xỉ thân gỗ
thuộc chi Cyathea; họ Thơng đất có 1 lồi; họ Hồng đàn có 3 lồi; họ Thơng đỏ
có 2 lồi; họ Đỉnh tùng có 1 lồi; họ Kim giao có 1 lồi; họ Thơng có 6 lồi; họ
Ngũ gia bì có 2 lồi; họ Thị có 2 lồi; họ Nam mộc hương gồm các loài Tế tân
thuộc chi Asarum; họ Núc nác gồm các lồi Đinh thuộc chi Fernandoa; họ Vang
có 3 lồi; họ Hoa chng có 1 lồi; họ Măng cụt có 1 lồi; họ Đậu có 6 lồi; họ
Long não có 3 lồi; họ Tiết dê gồm các lồi Bình vơi thuộc chi Stephania và 3
lồi (Hồng đằng, Nam hoàng liên, Vàng đắng); họ Tuế các loài Tuế thuộc chi
Cyas; họ Hồng liên gai các lồi Hồng liên ơ rơ (Mã hồ, Mật gấu) thuộc chi
Mahonia và lồi Bát giác liên; họ Mao lương có 1 lồi; họ Đay có 1 lồi; họ Ngũ
vị tử các lồi na rừng thuộc chi Kadsura; họ Tóc tiên có 2 lồi; họ Hành có 1
lồi; họ Trọng lâu các lồi Bảy lá một hoa thuộc chi Parsi; họ Lan các loài Lan
thuộc họ Orchidaceae, trừ các lồi quy định tại nhóm IA; họ Cau có 2 lồi.

11


CHƯƠNG II:
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu chung
Xác định được thực trạng phân bố và các tác động đến các loài thực vật
nguy cấp, quý, hiếm, tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, từ đó đề
ra biện pháp bảo tồn .
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần loài và phân bố của các loài thực vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Đánh giá các hoạt động khai thác sử dụng và cơng tác bảo tồn các lồi
thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những loài cây quý
hiếm tại tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng
Các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ
Việt Nam 2007 phần thực vật, Danh lục đỏ IUCN, Nghị định 84/2021/NĐ-CP
có phân bố tự nhiên tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2.2.2 Phạm vi không gian
Xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2.2.3 Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 13 tháng 02 năm 2023 đến ngày
07 tháng 05 năm 2023
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài và phân bố của các loài thực vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Đánh giá các hoạt động khai thác sử dụng và công tác bảo tồn các loài
thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

12



- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển những loài cây quý
hiếm tại tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Chuẩn bị công tác tài liệu
- Chuẩn bị công tác tài liệu có liên quan đến nghiên cứu các loài thực vật
nguy cấp, quý hiếm.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại các kết quả
điều tra được.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho công tác điều tra: Bản đồ, thước đo vanh,
địa bàn, GPS, máy ảnh, kéo cắt cành, túi nilon, giấy báo, sổ ghi chép, bút, thước
kẻ, dao, túi đựng mẫu, etiket, dây buộc…
- Chuẩn bị các tư trang phục vụ cho quá trình điều tra thực địa.
2.4.2 Phương pháp kế thừa tài liệu
- Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm
như danh mục các loài trong sách đỏ Việt Nam.
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, địa hình, tài
ngun rừng.
- Thơng tin, tư liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động.
- Những kết quả nghiên cứu, những văn bản liên quan có liên quan đến
các lồi thực vật q hiếm và các giải pháp bảo tồn thực vật quý hiếm ở Việt
Nam và trên thế giới.
2.4.3 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Phỏng vấn được thực hiện trước và trong quá trình điều tra thực địa
nhằm làm rõ thơng tin liên quan đến phân bố các loài thực vật quý, hiếm cũng như
tác động của người dân đến các loài và tái sinh tại khu vực điều tra. Kết quả của
phỏng vấn sẽ là cơ sở cho việc thiết kế các tuyến điều tra ngoài thực địa.
Tiến hành phỏng vấn những người am hiểu về thực vật rừng trong khu
vực nghiên cứu như: cán bộ quản lý, cán bộ kiểm lâm, người dân địa phương
những thơng tin cơ bản về: lồi nguy cấp quý hiếm, phân bố, tình trạng khai


13


thác, giá trị sử dụng, tình hình gây trồng, phát triển,…lồi có giá trị bảo tồn khu
vực nghiên cứu.
Đối tượng phỏng vấn: 30 người dân địa phương và 5 cán bộ xã và 1 kiểm
lâm xã để biết được tình hình phân bố của các lồi thực vật nguy cấp, quý, hiếm.
Cán bộ quản lý là người nắm bắt thông tin về khu vực phân bố và hiện trạng
rừng tại khu vực.
Q trình phỏng vấn có sử dụng hình ảnh các lồi có khả năng xuất hiện
trong khu vực, các tài liệu chuyên môn như Sách Đỏ Việt Nam 2007( Phần Thực
vật) và các tài liệu chuyên môn về thực vật có phần mơ tả, hình ảnh hỗ trợ nhận
biết.
Những lưu ý trong phỏng vấn: Nguyên tắc nhất quán trong phỏng vấn là
tôn trọng ý kiến của người dân không được phản bác hoặc tỏ thái độ khơng hài
lịng, vấn đề đặt ra phải rõ ràng để tránh người dân nghĩ mình điều tra, chất vấn.
Số lượng người tham gia phỏng vấn gồm…người, cụ thể như danh sách
dưới đây:
Bảng 2.1: Danh sách tham gia trả lời phỏng vấn
STT

Họ và tên

Nghề ngiệp

Ghi chú

Mẫu biểu 2.1: Phiếu phỏng vấn cá nhân
Họ tên người được phỏng vấn: ………………………………………………

Địa chỉ công tác/nơi ở: ………………………………………………………
Nghề nghiệp:…………Ngày phỏng vấn:………….Người phỏng vấn:………
1. Xin ơng/bà vui lịng cho biết những thơng tin sau đây về những lồi thực
vật rừng thuộc nhóm quý hiếm, nguy cấp ở khu vực:
2. Ông/bà biết những loài cây nào quý hiếm (nguy cấp) có phân bố ở khu
vực? Đó là những lồi nào? Tên địa phương là gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
14


Lồi cây đó có dạng sống nào?
Gỗ
Tre

Bụi

Leo

Cau dừa

Khác

3. Lồi cây đó thường mọc ở đâu? ở khu rừng nào? Ở độ cao bao nhiêu?
Mọc với những loài cây nào?
4. Mùa hoa, quả chín của lồi gặp vào thời điểm nào trong năm?
5. Từ trước đến nay thường sử dụng loài cây này để làm gì? Sử dụng bộ
phận nào?
6. Cách khai thác (thu hái), chế biến như thế nào?
7. Gía cả các sản phẩm từ lồi cây đó trên thị trường hiện nay ra sao?

8. So với 5 năm trước, hiện nay số lượng loài cây nào gặp trên rừng có giảm
đi khơng? ở mức độ nào?
9. Ơng/bà có hay gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên?
Hay gặp

It gặp

Rất hiếm gặp

10.Cây con của loài sinh trưởng như thế nào?
Tốt

Trung bình

Xấu

11.có thể thu hái hạt, cành giống của lồi để trồng khơng?
12.Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển lồi cây có giá trị này?
Làm thế nào để khắc phục?
+ Đánh giá hiện trạng công tác quản lý tài nguyên thực vật rừng tại khu
vực nghiên cứu.
2.4.4 Phương pháp điều tra tuyến
* Điều tra sơ thám
Tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu, xác định trên bản đồ các
trạng thái rừng, tham khảo các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, dân
sinh kinh tế, tình hình đặc điểm hiện trạng tại xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó thiết lập các tuyến điều tra điển hình, nhằm xây dựng
bản đồ phân bố các lồi thực vật quý, hiếm tại khu vực nghiên cứu.
* Điều tra tuyến


15


Nguyên tắc lập tuyến: Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo
phương pháp điều tra theo tuyến.
- Điều tra theo tuyến đã vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa
chọn trên các đường mịn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn.
- Các tuyến điều tra có chiều dài khơng giống nhau nhưng được xác định
đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng.
- Sử dụng bản đồ, máy định vị tiến hành bố trí các tuyến điều tra, theo
trạng thái phân bố, tình hình khai thác sử dụng quản lý bảo tồn các loài
- Trên tuyến điều tra, tiến hành quan sát hai phía để phát hiện lồi. Vị trí bắt
gặp loài được ghi nhận bằng thiết bị định vị toàn cầu GPS, chụp ảnh và thu mẫu có
gắn etiket phục vụ giám định, tuyến khảo sát được ghi track tự động trên GPS.
+ Tiến hành: Sử dụng ảnh màu một số loài thực vật quý, hiếm được cho là
ở khu vực nghiên cứu ( Các tài liệu có liên quan) nhưng còn nhiều nghi ngờ về
vùng phân bố của chúng tại khu vực nghiên cứu để phỏng vấn, thu thập thơng
tin làm cơ sở lập danh lục các lồi q, hiếm.
+ Dựa vào kiến thức của bản thân và sự trợ giúp của các cán bộ và người
dân địa phương.
Điều tra 3 tuyến, các tuyến đi qua các dạng địa hình và trạng thái rừng
khác nhau, quan sát và phát hiện toàn bộ các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm
trên mỗi tuyến (độ dài tuyến phụ thuộc vào vết đường đi), phát hiện và nhận
diện loài dựa vào các tài liệu đã được công bố
Các tuyến điều tra như sau:
Bảng 2.2: Tổng số tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu
STT

Tuyến
điều tra


Địa danh

Chiều dài
tuyến (km)

1

Tuyến 1

Bản nà bon- Bản nà cắm

2,5

2

Tuyến 2

Nà bon – bon nghé

3

3

Tuyến 3

Nà cài – bản bó

1,5


16


Mẫu biểu 2.2: Điều tra thực vật rừng quý hiếm theo tuyến
Số hiệu tuyến ..............Tọa độ diểm đầu .................... Tọa độ diểm cuối............
Địa danh……… Ngày điều tra
TT

Tên

Tọa

Độ

loài

độ

cao

D1.3

Người điều tra..............

Chất

Vật

Mối đe


lượng

hậu

dọa

Ghi chú

1
2

- Dùng GPS để xác định tọa độ, độ cao
- Dùng thước đo vanh để điều tra D1.3
- Đối với những loài chưa xác định được tên cần thu mẫu, hoặc chụp hình
ảnh lại đủ tất cả các bộ phận, thân, cành, lá, hoa, quả…về giám định.
Nguyên tắc thu mẫu.
+ Mỗi mẫu cần có đầy đủ bộ phận cần thiết, nhất là cành, lá, hoa, đối với
mỗi cây lớn hay cả cây đối với thân thảo và có quả càng tốt.
+ Mỗi cây nên thu từ 3-5 mẫu, còn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu
giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của
loài để trao đổi.
+ Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu
mẫu phải ghi chép ngay những nhận biết ngoài thực địa như: đặc điểm vỏ cây, kích
thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi lấy mẫu như màu sắc mùi vị.
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
* Xây dựng bảng danh sách các loài thực vật rừng quý hiếm
+ Xác định tên khoa học: Các loài được định tên dựa trên phương pháp
hình thái so sánh, đối chiếu các đặc điểm của loài với các tài liệu chuyên môn
như Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (Phần Thực vật), các tài liệu Thực vật chí Việt
Nam, Giáo trình Thực vật rừng (Đại học Lâm nghiệp), cùng nhiều tài liệu tin

cậy khác về thực vật. Tên loài được cập nhật theo www.theplantlist.org, mức độ
quý hiếm xác định dựa theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 (Phần Thực vật), Nghị
17


×