Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố các loài chuồn chuồn (odonata) tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA/VIỆN: QLTNR&MT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC 2022 – 2023
Tên đề tài:
Nghiên cứu tính đa dạng lồi và đặc điểm phân bố các loài chuồn chuồn
(Odonata) tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Văn Bắc
Sinh viên thực hiện: Bùi Quốc Anh
Mã sinh viên: 1953020423
Khóa học: 2019-2023

Hà Nội, 2023


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên
rừng và Môi trường, Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, tôi đã thực hiện đề tài tốt
nghiệp: “Nghiên cứu tính đa dạng lồi và đặc điểm phân bố các loài chuồn
chuồn (Odonata) tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
thầy PGS. TS. Bùi Văn Bắc, TS. Phan Quốc Toản, trường Đại học Duy Tân, Đà
Nẵng đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo các kiến thức chuyên mơn cũng như hỗ trợ
rất nhiều trong q trình giám định mẫu, điều tra tại thực địa. Đồng thời tôi xin
cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Bảo vệ thực vật rừng và cán bộ trong Khoa đã
giúp đỡ tơi hồn thành q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên


đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho q trình điều tra thực địa. Cùng với
đó xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, anh chị và bạn bè đã
ln ủng hộ và giúp đỡ tơi trong thời gian qua.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu
nhiều về kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu
xót, tơi rất mong nhận sự góp ý của thầy cơ để bài khóa luận này được hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên thực hiện

Bùi Quốc Anh

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH LỤC VIẾT TẮT ................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................2

1.1.Đặc điểm chuồn chuồn .................................................................................... 2
1.2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lồi chuồn chuồn trên thế giới ........................................4
1.1.2. Tính đa dạng lồi chuồn chuồn trên thế giới ......................................................5
1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học của loài chuồn chuồn trên thế giới...........................6
1.3. Tình hình nghiên cứu lồi chuồn chuồn tại Việt Nam..........................................6
1.3.1. Thành phần loài và phân bố chuồn chuồn tại Việt Nam ...................................6
1.3.2. Tính đa dạng loài chuồn chuồn tại Việt Nam ....................................................7
1.3.3. Bảo tồn đa dạng sinh học của loài chuồn chuồn tại Việt Nam .........................8
1.4. Các nghiên cứu về chuồn chuồn tại khu khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên ...........8
CHƯƠNG II:

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,

PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .............................................................................................................10
2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 10
2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 10
2.3 Đối tượng....................................................................................................... 10
2.4 Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 10
2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .............................................................................10
2.5.2 Phương pháp xác định thành phần loài và phân bố chuồn chuồn qua các dạng
sinh cảnh .......................................................................................................................11

ii


2.5.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các dạng sinh cảnh đến thành phần, đa

dạng và cấu trúc quần xã chuồn chuồn .......................................................................21
2.5.4. Phương pháp đề xuất các biện pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học của lồi
chuồn chuồn..................................................................................................................23
CHƯƠNG III : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC24
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 24
3.1.1 Vị trí địa lý...........................................................................................................24
3.1.2. Địa hình ..............................................................................................................24
3.1.3. Khí hậu................................................................................................................24
3.1.4. Thủy văn .............................................................................................................25
3.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng......................................................................................25
3.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. ................................................................ 26
3.2.1. Dân số, dân tộc ...................................................................................................26
3.2.2. Lao động .............................................................................................................26
3.2.3. Kinh tế ................................................................................................................26
3.2.4. Giáo dục..............................................................................................................28
3.2.5. Y tế ......................................................................................................................28
3.2.6. Văn hóa ...............................................................................................................28
3.2.7. Giao thơng ..........................................................................................................28
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................29
4.1 Thành phần loài dạng chuồn chuồn (Odonata) tại KDTTN Hữu Liên ......... 29
4.1.1 Thành phần loài dạng chuồn chuồn (Odonata) tại KDTTN Hữu Liên ...........29
4.1.2. Mơ tả lồi chuồn chuồn .....................................................................................33
4.2. Ảnh hưởng của sinh cảnh đến phân bố, thành phần loài, đa dạng loài và cấu
trúc quần xã chuồn chuồn.................................................................................... 43
4.2.1. Thành phần và phân bố chuồn chuồn theo các dạng sinh cảnh ......................43
4.2.2. Đa dạng loài và cấu trúc quần xã chuồn chuồn theo các dạng sinh cảnh.......45
4.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học
chuồn chuồn tại KDTTN Hữu Liên, Lạng Sơn................................................... 47

iii



4.3.1. Các biện pháp bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học chuồn chuồn tại
KDTTN Hữu Liên. .............................................................................................. 47
4.3.2. Những thuận lợi, khó khăn thách thức trong việc bảo tồn sinh vật chuồn
chuồn tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên.................................................................50
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC .....................................................................................................................58

iv


DANH LỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

KDTTN

Khu dự trữ thiên nhiên

VQG

Vườn quốc gia

SC

Sinh cảnh


QS, TM

Quan sát, thu mẫu

KT

Kế thừa

LCGNOHL

Loài chỉ ghi nhận ở Hữu Liên

LĐHCVN

Loài đặc hữu của Việt Nam

NN

Nông nghiệp

VR

Ven rừng

RTN

Rừng tự nhiên

v



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tọa độ & đặc điểm tuyến 1 ........................................................................15
Bảng 2.2. Tọa độ & đặc điểm tuyến 2 ........................................................................16
Bảng 2.3. Tọa độ & đặc điểm tuyến 3 ........................................................................17
Bảng 4. 1. Danh sách các loài chuồn chuồn tại KDTTN Hữu Liên..........................29
Bảng 4.2. Mơ tả một số lồi chuồn chuồn tại KDTTN Hữu Liên.............................34
Bảng 4.3. Thành phần loài chuồn chuồn được ghi nhận được ở ba dạng sinh cảnh:
suối nông nghiệp (NN), suối ven rừng (VR) và suối trong rừng tự nhiên (RTN) ...44

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sinh cảnh suối nơng nghiệp ven rừng ........................................................11
Hình 2.2. Sinh cảnh suối ven rừng ..............................................................................12
Hình 2.3. Sinh cảnh suối trong rừng ...........................................................................12
Hình 2.4. Bản đồ tuyến điều tra...................................................................................13
Hình 2.5. Bản đồ tuyến suối nơng nghiệp ven rừng...................................................14
Hình 2.6. Bản đồ tuyến suối ven rừng ........................................................................14
Hình 2.7. Bản đồ tuyến suối trong rừng......................................................................14
Hình 2.8. Điều tra các tuyến đường mịn ....................................................................18
Hình 2.9. Thu bắt bằng vợt cầm tay ............................................................................19
Hình 2.10. Chụp mẫu khóa vợt ...................................................................................19
Hình 2.11 Cho mẫu vào giấy vng ...........................................................................19
Hình 2.12 Ghi rõ thơng tin mẫu ..................................................................................19
Hình 2.13. Quá trình xử lý mẫu...................................................................................21
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố số lồi theo họ..................................................................32
Hình 4. 2. Biểu đồ phân bố số lồi theo phân bộ. ......................................................33

Hình 4.3. Đường cong tích lũy lồi mơ tả số lượng lồi chuồn chuồn ghi nhận được
ở ba dạng sinh cảnh: suối nông nghiệp (NN), suối ven rừng (VR) và suối trong
rừng tự nhiên (RTN) ....................................................................................................43
Hình 4.4. Phân Bộ chuồn chuồn theo sinh cảnh.........................................................45
Hình 4.5. Biểu đồ sai tiêu chuẩn mơ tả số lượng lồi (hình A), chỉ số đa dạng
Shannon (hình B) và số lượng cá thể tại các điểm điều tra ở ba dạng sinh cảnh: suối
nông nghiệp (NN), suối ven rừng (VR) và rừng tự nhiên (RTN). ............................46
Hình 4.6. Phân tích NMDS chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc quần xã chuồn chuồn
giữa ba dạng sinh cảnh: suối nông nghiệp (NN, xanh lá cây), suối ven rừng (VR,
màu vàng) và suối trong rừng tự nhiên (RTN, màu đen) ..........................................46
Hình 4.7. Biểu đồ Venn thể hiện số lượng lồi chuồn chuồn ghi nhận ở ba dạng
sinh cảnh suối nông nghiệp (NN), ven rừng (VR) và rừng tự nhiên (RTN). ...........47
Hình 4.8. Tổ chức hội thảo Bảo vệ lồi chuồn chuồn................................................50

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuồn chuồn là một nhóm cơn trùng bán thủy sinh có giai đoạn ấu trùng
sống hồn tồn dưới nước, sau đó chúng lột xác thành giai đoạn trưởng thành có
cánh bay xung quanh nguồn nước. Cả giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành đều là
ăn thịt, săn bắt các lồi cơn trùng, cá, nịng nọc…nên chuồn chuồn đóng một vai
trò quan trọng với hệ sinh thái cũng như là một lồi cơn trùng kiểm sốt nơng
nghiệp và là loài sinh vật chỉ thị cho chất lượng nguồn nước.
Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn được đặc trưng bởi địa
hình núi đá vơi với nhiều suối ngầm, suối cụt và các hang động. Địa hình tồn
khu vực như hình một lịng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh, các dãy núi
đá vôi trùng điệp, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đồi đất, lân bãi, làng
bản, khu sản xuất nông nghiệp. Các kết quả điều tra cho thấy khu hệ động thực
vật ở tại Khu bảo tồn Hữu Liên khá phong phú với khoảng 776 loài thuộc 532

chi thực vật và 409 lồi thuộc 88 họ, 24 bộ động vật, trong đó có nhiều lồi
động thực vật q hiếm như Hươu xạ, Voọc đen má trắng, Vượn đen Đông bắc,
Báo Gấm, Rắn Hổ chúa, Rùa hộp 3 vạch…
Một số nghiên cứu gần đây đã ghi nhận tại khu vực có nhiều lồi chuồn
chuồn quý hiếm, nhưng các cuộc điều tra vẫn chưa đầy đủ để đánh giá đặc điểm
phân bố, đa dạng và cấu trúc theo các dạng sinh cảnh, môi trường sống đặc
trưng tại khu vực. Do vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu tính đa dạng lồi và đặc điểm phân bố các loài chuồn chuồn
(Odonata) tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn”.

1


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Đặc điểm chuồn chuồn
Chuồn chuồn (Bộ Odonata) là một nhóm cơn trùng bán thủy sinh, giai
đoạn ấu trùng sống dưới nước còn giai đoạn trưởng thành sống bay lượn trên
cạn. Trứng nở ra ấu trùng (thường gọi là con xin cơm) sống dưới nước, săn bắt
các loài động vật nhỏ khác như cá, cơn trùng thủy sinh, nịng nọc và thậm chí là
ấu trùng của các loài chuồn chuồn khác. Chúng trải qua nhiều lần lột xác, sau đó
bị lên cao và lột xác lần cuối thành con trưởng thành có cánh. Chúng gồm 2
phân bộ chính: Phân bộ Chuồn chuồn kim (Zygoptera) và Phân bộ Chuồn chuồn
ngơ (Anisoptera). Với hơn 5000 lồi đã được mơ tả trên tồn thế giới, bộ
Odonata (Chuồn chuồn), chỉ đứng sau Trichoptera, là bộ côn trùng lớn thứ hai
có giai đoạn sống bắt buộc trong nước trong lịch sử đời sống. Chuồn chuồn là
nhóm rất nguyên thủy và cổ xưa. Các cánh hóa thạch của các họ cịn đến hiện
nay được biết từ kỷ Trias. Nhóm Protodonata khổng lồ bay lượn trong kỷ
Carbon. Tất cả các loài chuồn chuồn đều thuộc nhóm săn mồi, kể cả ấu trùng lẫn
các cá thể trưởng thành.

Cấu trúc của con trưởng thành đầu được “trang bị” phụ bộ miệng kiểu
nhai và có đơi mắt kép rất phát triển giúp nhìn rất tốt và tầm nhìn gần như 360
độ. Trên đỉnh đầu là ba mắt đơn nhỏ, còn gọi là các mắt nguyên thủy, được xếp
thành hình tam giác ở bộ phụ Zygoptera. Râu rất ngắn, thường có 6-7 đốt, với 45 đốt phía ngồi xa tạo thành một roi rất mảnh. Ngực chia thành phần ngực
trước ngắn và hẹp, mang cặp chân trước, và phần đốt ngực liền lớn, bao gồm đốt
ngực thứ hai và thứ ba hợp nhất lại với nhau (đốt ngực giữa và đốt ngực sau),
mang hai cặp chân giữa và sau cùng với cánh. Phần ngực trước, mặc dù không
dễ thấy, thường bị biến đổi rất mạnh ở bộ phụ Zygoptera, đặc biệt là con cái.
Phần ngực sau hầu như kém phát triển ở bộ phụ Zygoptera, lại phát triển hơn ở
bộ phụ Anisoptera. Các cánh của Zygoptera hẹp, đặc biệt là ở phần gốc, cánh
trước và cánh sau bằng nhau. Ở Anisoptera, cánh sau luôn luôn mở rộng ra ở

2


phần gốc và hệ gân của hai cánh khác nhau đáng kể. Chuồn chuồn có ba cặp
chân, thường được biến đổi theo kiểu hỗ trợ cho việc bắt mồi. Phần bụng dài và
nhỏ ln ln có 10 đốt.
Chuồn chuồn trưởng thành thường nở ra từ ấu trùng vào lúc sáng sớm.
Thơng thường thì một hoặc hai giờ sau khi nở chúng có thể bay lần đầu tiên, tuy
nhiên chuồn chuồn mới nở chưa cứng cáp hoàn toàn mà phải mất ít nhất một
ngày và có thể mất nhiều ngày để có màu sắc đầy đủ của con trưởng thành và
thành thục sinh dục. Tất cả các loài chuồn chuồn đều có khả năng bay đặc biệt
nhanh và có thị giác rất sắc sảo. Cả con đực lẫn con cái cái của một số lồi có
tập tính hình thành lãnh địa dọc theo các đường mòn trong rừng hoặc trên cành
cây.
Cấu trúc của ấu trùng trông “mập mạp” hơn nhiều so với con trưởng
thành, và khơng có cánh. Ở cả hai bộ phụ, đầu gắn chặt vào ngực và cử động
hạn chế. Mắt tương đối nhỏ và không bao giờ chạm nhau. Đằng sau mắt là các
thùy sau mắt, thường có kích thước lớn, râu thường có 3-7 đốt và có nhiều hình

dạng khác nhau. Tất cả các ấu trùng chuồn chuồn đều có mảnh mơi dưới có bản
lề, có thể cầm nắm được, là điểm đặc trưng chỉ có ở bộ này. Mảnh mơi dưới này
được phóng ra rất nhanh nhờ áp lực thủy tĩnh và được dùng để bắt mồi. Ngực,
có các chân, bao gồm phần ngực trước và ngực giữa-sau. Phần ngực trước có thể
có các gờ nổi ở hai bên, được gọi là giáp trên háng, là các cấu trúc thường được
sử dụng để nhận diện ấu trùng của họ Aeshnidae. Ở phía lưng có bốn bao cánh
xuất hiện sau lần lột xác thứ ba hoặc thứ tư và gia tăng kích thước nhanh chóng
theo mức độ thành thục. Phần bụng bao gồm 10 đốt với đốt thứ mười một tiêu
giảm.
Ấu trùng sống trong một môi trường nước. Thời gian để cho trứng nở thay
đổi từ vài ngày cho đến vài tháng, ấu trùng non sau đó trải qua từ 8 đến 15 lần
lột xác trước khi rời khỏi môi trường nước và nở ra con trưởng thành với mỗi
lần lột xác liên tiếp nhau sau các giai đoạn tuổi đầu tiên, bao cánh phát triển lớn
lên tương ứng và sự phát triển của chúng là một chỉ dẫn cho sự thành thục. Quá

3


trình biến thái, bao gồm việc hấp thu các mơ của ấu trùng và phát triển các cấu
trúc của con trưởng thành, diễn ra trong bộ xương ngoài của ấu trùng tuổi cuối
cùng. Ở chuồn chuồn khơng có giai đoạn nhộng. Việc lựa chọn môi trường sống
là hoạt động của cá thể trưởng thành, ấu trùng (Odonata) là các sinh vật săn mồi
phàm ăn, chúng dùng thị giác hoặc các thụ quan cơ học để phát hiện con mồi.
Cách bắt mồi điển hình là mảnh mơi dưới có khả năng kẹp phóng ra rất nhanh
để bắt con mồi.
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lồi chuồn chuồn trên thế giới
1.2.1.1. Thành phần loài và phân bố chuồn chuồn trên thế giới
Công viên iSimangaliso, Nam Phi, được biết đến với sự đa dạng sinh học
cao và môi trường sống độc đáo, do nơi đây là vùng đất ngập nước Ramsar đặc

biệt Maputaland; Pondoland; Albany đã được xác định là những điểm có sự
phong phú của lồi chuồn chuồn, tại đây Lorinda A. Hart & cs (2014) tiến hành
nghiên cứu bộ Odonata và ghi nhận được tổng số 68 loài, thu 3734 mẫu cá thể
chuồn chuồn tại các điểm nghiên cứu. Kết quả này đã bổ sung và cung cấp bằng
chứng cho 86 lồi chuồn chuồn xuất hiện trong Cơng viên iSimangaliso. Trong
số các loài đã được ghi nhận và xác định có tám lồi xuất hiện trong Sách đỏ
quốc gia về Bộ chuồn chuồn Nam Phi, cụ thể là: Aciagriondondoense,
Agriocnemisgratosa, griocnemisruberrima subspeciesruberrima, Pseudagrionc
oeleste subspecies umsingaziense, Gynacanthavillosa, Diplacodes
pumila và Urothemis luciana. Những lồi này trải dài về phía bắc, đến tận
Mozambique, với một số phân bố rộng rãi đến châu Phi nhiệt đới. Ở Nam Phi,
12 loài Odonata được xác định có phân bố hạn chế ở vùng đồng bằng ven biển
phía bắc KwaZulu-Natal. Các lồi cịn lại xuất hiện rộng rãi trên khắp thảo
nguyên phía nam châu Phi. 10 loài phong phú nhất từ nghiên cứu này phần lớn
giống với những loài trong cơ sở dữ liệu do Động vật hoang dã Ezemvelo
KwaZulu-Nata.

4


John Trueman (1996) là người đầu tiên đưa ra mô hình cây phát sinh
chủng loại của chuồn chuồn dựa vào cấu tạo hệ vân cánh (wing venation).
Trueman đã ghi nhận 96 đặc điểm hệ vân cánh qua phân tích 14 mẫu hóa
thạch và 32 nhóm chuồn chuồn hiện nay. Mặc dù mơ hình của Trueman cịn
rất đơn giản, chỉ phân tích mỗi một lồi cho mỗi nhánh trong sơ đồ, nhưng là
cơ sở cho Rehn (2003) sắp xếp hệ thống phát sinh chủng loại của Chuồn
chuồn kim sau này. Hệ thống của Rehn chia làm 3 nhóm, gồm Philoganga,
Calopterygoidea và nhóm cuối cùng gồm các họ cịn lại.
1.1.2. Tính đa dạng loài chuồn chuồn trên thế giới
Albert G. Orr & cs (2004) 5000 lồi đã được mơ tả trên tồn thế giới, bộ

Odonata (Chuồn chuồn), là bộ cơn trùng có số lượng rất lớn giống như nhiều
nhóm động vật khơng xương sống khác, chúng đặc biệt đa dạng ở các vùng
nhiệt đới, với khoảng 500 lồi đã được mơ tả ở vùng Sundaland. Trong số này,
350 lồi được tìm thấy trong lãnh thổ Malaysia, các nghiên cứu về Chuồn
chuồn trên thế giới được bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ 19. Đến đầu thế kỷ 20
và cho đến thời điểm hiện tại, đã xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu phân loại học
chuồn chuồn.
Một số nghiên cứu loài chuồn chuồn trên thế giới
Orr et al. (2004) đưa ra khóa định loại các họ Chuồn chuồn kim ở
Malaysia dựa vào cấu tạo vân cánh, trong đó các họ Amphipterygidae,
Chlorocyphidae, Calopterygidae, Euphaeidae là có rất nhiều vân ngang
(crossveins) ở vùng Antenodals của gốc cánh, và các họ cịn lại chỉ có 2-3 vân
ngang; họ Chlorocyphidae thì có phần gốc cánh dài, cấu tạo của clypeus trước
mặt nhô cao rất đặc trưng.
Laidlaw (1932) nghiên cứu và sắp xếp toàn bộ các loài trong giống
Coeliccia (họ Platycnemimidae) trên toàn thế giới dựa vào cấu tạo của hệ
thống vân cánh, qua đó phân chia giống Coeliccia thành 3 nhóm (groups)
tương ứng với vị trí và sự sắp xếp của các vân Rs và Miii.

5


1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học của loài chuồn chuồn trên thế giới
Rassim Khelifa & cs (2021) đã nghiên cứu bảo vệ loài chuồn chuồn trong
các hệ sinh thái kiểu địa trung hải ở châu Phi đã đưa ra kết quả: Các loài chuồn
chuồn tại khu vực phải đối mặt với nhiều mối đe dọa do tự nhiên và con người
gây ra, hiện nay biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến lồi cơn trùng
này vì chúng cụng kỳ nhạy cảm với nhiệt độ và thời tiết. Hiện tượng nóng lên
tồn cầu làm cho nguồn nước cạn kiệt, mất đi môi trường sống và chỗ đẻ
trứng của chúng. Sự tăng dân số của con người là mối đe dọa to lớn nhất và nó

ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Để đối mặt với các mối đe dọa chung và cải
thiện tình trạng bảo tồn của các lồi bị đe dọa. Do đó, sự hợp tác trong tương
lai giữa các nhà nghiên cứu của hai khu vực là điều nên làm. Tuy nhiên, việc
giới thiệu bảo tồn cơn trùng là một trong những tiêu chí chính trong việc thành
lập các khu bảo tồn và khu bảo tồn vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức đòi
hỏi giáo dục, nâng cao nhận thức, sự tham gia và vận động của cơng chúng.
1.3. Tình hình nghiên cứu lồi chuồn chuồn tại Việt Nam
1.3.1. Thành phần loài và phân bố chuồn chuồn tại Việt Nam
Những nghiên cứu về Chuồn chuồn Việt Nam lần đầu tiên được biết đến
bởi các nhà nhà cơn trùng học người Pháp Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về
các loài Chuồn chuồn của Việt Nam, tuy nhiên chủ yếu là những công bố rải rác
mô tả các loài mới từ nhiều khu vực khác nhau chứ khơng có nhiều nghiên cứu
cơng bố về khu hệ của các vườn quốc gia hay khu bảo tồn. “Các nhà nghiên cứu
đã thống kê được 235 loài chuồn chuồn ở Việt Nam, tuy nhiên theo ước tính
Việt Nam phải có khoảng hơn 400 lồi “.
Cho đến nay số họ ghi nhận được ở Việt Nam là 17 ho trong đó có 11
họ chuồn chuồn kim (Zygoptera) và có 6 họ chuồn chuồn ngô (Anisoptera).
Bùi Thị Quỳnh Hoa (2017) đã nghiên cứu các loài thuộc bộ phụ chuồn
chuồn tại huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông kết quả nghiên cứu đã thu được 16 loài

6


thuộc 4 họ, trong đó họ libellulidae có 10 lồi, Aseshnidae có 3 lồi, họ
Gomphidae có 2 lồi, và họ Cordullidae có 1 lồi.
1.3.2. Tính đa dạng lồi chuồn chuồn tại Việt Nam
Hiện tại khu hệ chuồn chuồn đã được nghiên cứu tại một số vườn quốc
gia, khu bảo tồn của VIệt Nam.
Đặng Quốc Quân 2008 đã nghiên cứu về tính đa dạng của bộ Odonata tại
Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp kết quả thu được

12 loài ấu trùng, 25 loài trưởng thành thuộc 4 họ trong 2 bộ phụ cho thấy sự đa
dạng của loài chuồn chuồn tại nơi đây.
Bùi Hữu Mạnh (2007) đã lập danh lục bằng hình ảnh của hơn 50 lồi
chuồn chuồn tại Phú Quốc.
Phan & Ngô (năm 2023) cũng bổ sung thêm danh sách loài chuồn chuồn
cho Phú Quốc gồm 93 loài chuồn chuồn và chuồn chuồn kim từ đảo Phú Quốc,
miền nam Việt Nam, được cung cấp. Nó có 7 loài mới được ghi nhận ở Đảo và
Macromia cupricincta Fraser, 1924 mới được ghi nhận ở Việt Nam. Tình trạng
phân loại và sự xuất hiện của một số loài trong các nghiên cứu trước đây được
thảo luận và đánh giá lại.
Năm 2015, von Ellenrieder và cs. cung cấp danh sách các loài chuồn
chuồn từ một số Vườn quốc gia như Cúc Phương (52 loài), Tam Đảo (29 loài),
Ba Bể (27 loài) và Trung tâm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc (34 loài).
Trong số này, hai loài chuồn chuồn ngô Macromia katae và Indothemis
carnatica là ghi nhận mới cho Việt Nam.
Phan Quốc Toản & Đinh Thị Phương Anh (2016) cung cấp danh sách
gồm 25 loài chuồn chuồn (8 lồi chuồn chuồn kim và 17 lồi chuồn chuồn ngơ)
cho đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam trong đó ghi nhận mới loài Tramea
transmarina euryale Selys.
Năm 2018, Phan Quốc Toản & Tơ Văn Quang cung cấp một danh sách
gồm 44 lồi chuồn chuồn (21 loài chuồn chuồn kim và 23 loài chuồn chuồn ngô)

7


cho Khu bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, TP Đà Nẵng với ghi nhận mới loài
Idionyx thailandica cho khu hệ Việt Nam.
Phan Quoc Toan & Ngo Quoc Phu (2019) cung cấp danh sách 49 loài
chuồn chuồn kim thuộc 12 họ được ghi nhận từ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
Nghiên cứu này cũng ghi nhận mới loài Burmagiolestes laidlawi và mơ tả mới

con cái của lồi Protosticta socculus.
1.3.3. Bảo tồn đa dạng sinh học của loài chuồn chuồn tại Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước giàu về đa dạng sinh học và
được xếp trong một số quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do
sự khác biệt về khí hậu cùng với sự đa dạng địa hình đã tạo nên tính đa dạng
sinh học cao ở Việt Nam, với vị trí địa lý đặc thù và địa hình đặc trưng tạo nên
cho việt Nam tính đa dạng cao về thành phần lồi động thực vật.
Hiện nay sự suy giảm đa dạng sinh học của loài chuồn chuồn tại Việt
Nam đang diễn ra rất nhanh chóng, một số lồi chưa kịp phát hiện thì đã biến
mất, do tác động của con người và sự biến đổi khí hậu làm cho thời tiết thay đổi,
chuồn chuồn là lồi cơn trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ và chúng yêu cầu nguồn
nước sạch để đẻ trứng và là môi trường sống của ấu trùng.

1.4. Các nghiên cứu về chuồn chuồn tại khu khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên
Nghiên cứu về các loài Chuồn chuồn ở Hữu Liên vẫn cịn đang rất ít ỏi,
chủ yếu là những cơng bố mơ tả các lồi mà chưa có nghiên cứu nào cơng bố về
danh sách thành phần lồi ở khu vực này. Có thể liệt kê một số nghiên cứu có
liên quan như sau:
Năm 2011, Phan và cs. khi cơng bố danh sách các lồi chuồn chuồn kim
cánh màu (liên họ Calopterygoidea) ở Vườn quốc gia Xuân Sơn có ghi nhận lồi
Vestalaria miao (Wilson & Reels, 2001) mới cho khu hệ Việt Nam thì cũng
đồng thời ghi nhận ở Hữu Liên; cũng trong năm này Do & Karube đã cơng bố
lồi chuồn chuồn ngơ Nihonogomphus schorri (họ Gomphidae) từ Hữu Liên.
Đây có thể coi là hai nghiên cứu đầu tiên được công bố từ khu vực này.

8


Hämäläinen (2012) cơng bố một lồi chuồn chuồn kim Platycnemis doi
(họ Platycnemididae) (loài này sau này được Dijkstra và cs. (2013) đổi sang

giống Matticnemis). Sau đó hai năm, Hämäläinen (2014) cũng cơng bố thêm
lồi chuồn chuồn kim Atrocalopteryx auco (họ Calopterygidae) từ Hữu Liên.
Đây đều là những loài quý hiếm, phân bố hẹp và được đánh giá ở các mức bảo
tồn Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered) theo Liên minh Bảo tồn thế giới
IUCN.
Karube (2015) cơng bố một số lồi chuồn chuồn ngô ghi nhận mới cho
khu hệ Việt Nam, trong đó mơ tả một lồi mới Trigomphus kompieri (họ
Gomphidae) từ Hữu Liên. Cũng Karube (2016) sau đó một năm thì phát hiện và
thu thập 01 mẫu con đực của lồi chuồn chuồn ngơ q hiếm Sieboldius gigas
(Martin, 1904) (họ Gomphidae) từ Hữu Liên. Cũng trong năm này, Ning và cs.
(2016) cơng bố thêm một lồi chuồn chuồn kim mới Paracercion ambiguum (họ
Coenagrionidae) từ Hữu Liên.
Kompier lần lượt trong hai năm 2017 và 2018 đã cơng bố thêm hai lồi
mới: Loài Asiagomphus superciliaris (họ Gomphidae) và loài Lyriothemis
kameliyae (họ Libellulidae) từ Hữu Liên (loài L. kameliyae đồng thời cũng ghi
nhận ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ).
Gần đây nhất, Kompier và cs. (năm 2020) trong nghiên cứu công bố năm
lồi mới thuộc giống Coeliccia (họ Platycnemididae) đã mơ tả một loài mới
Coeliccia pulchella và ghi nhận loài Coeliccia galbina Wilson & Reels, 2003
cho khu hệ Việt Nam.

9


CHƯƠNG II:
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện để nghiên cứu góp phần bảo tồn, phát triển tính đa
dạng sinh học của nhóm cơn trùng thuộc Bộ chuồn chuồn (Odonata) tại KDTTN

Hữu Liên, Lạng Sơn.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần lồi cơn trùng thuộc bộ chuồn chuồn
(Odonata) tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được sự phân bố và tính đa dạng của lồi chuồn chuồn
(Odonata) tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học của lồi
chuồn chuồn.
2.3 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là các loài Chuồn chuồn (Bộ Odonata).
2.4 Nội dung nghiên cứu:
- Thành phần loài và phân bố chuồn chuồn (Odonata) qua các dạng sinh
cảnh chính.
- Đánh giá ảnh hưởng của các dạng sinh cảnh đến thành phần, đa dạng và
cấu trúc quần xã chuồn chuồn
- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn tính đa dạng sinh học của lồi
chuồn chuồn.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Các tài liệu có có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập sau đó
tiến hành đọc, chọn lọc, phân tích và kết thừa các thông tin cần thiết, phục vụ
các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu được thu thập bao gồm. Bản đồ

10


khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên. Đặc điểm dân sinh kinh tế KDTTN Hữu Liên.
Tài liệu đánh giá về loài chuồn chuồn ở thế giới và Việt Nam. Các tài liệu
nghiên cứu về chuồn chuồn đã thực hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên.
2.5.2 Phương pháp xác định thành phần loài và phân bố chuồn chuồn qua

các dạng sinh cảnh
Các bước tiến hành của phương pháp này như sau:
- Bước 1: Xác định các dạng sinh cảnh chính.
- Bước 2: Thiết lập tuyến điều tra.
- Bước 3: Xác định điểm điều tra quan sát ghi nhận
- Bước 4: Thu mẫu.
- Bước 5: Xử lý và giám định mẫu.
a, Xác định các dạng sinh cảnh chính
Dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ KBTTN
Hữu Liên kết hợp với bản đồ hiện trạng tại khu vực. Cùng với đặc điểm sinh thái
của của lồi chuồn chuồn. Chúng tơi lựa chọn được ba dạng sinh cảnh chính
điều tra lồi chuồn chuồn bao gồm: Suối nông nghiệp ven rừng, suối ven rừng,
suối trong rừng. Đặc điểm sinh cảnh được mô tả chi tiết dưới.
a1. Sinh cảnh suối nông nghiệp ven rừng: Một bên suối là rừng cịn bên
cịn lại là đất nơng nghiệp được người dân trồng các cây nông nghiệp, cây lâm
nghiệp. Suối bị tác động nhiều bởi hoạt động nông nghiệp, thảm thực vật ven bờ
cịn rất ít (Hình 2.1).

Hình 2.1. Sinh cảnh suối nông nghiệp ven rừng

11


a2. Sinh cảnh suối ven rừng: Con suối nằm trong thung lũng Đồng Lâm
được bao bọc bởi hai dãy núi chạy dọc theo suối. Hai bên bờ suối là thảm thực
vật rừng (Hình 2.2).

Hình 2.2. Sinh cảnh suối ven rừng
a3. Sinh cảnh suối trong rừng: Suối nằm trong rừng tự nhiên được bao
bọc bởi thảm thực vật phong phú, hai bên bờ được thực vật rừng che phủ (Hình

2.3)

Hình 2.3. Sinh cảnh suối trong rừng
b, Thiết lập tuyến điều tra
Phương pháp lập tuyến điều tra chuồn chuồn về cơ bản tương tự như điều
tra các nhóm sinh vật khác. Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình.

12


Các tuyến điều tra đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, đai cao có trong khu vực
và phân bố đại diện cho khu dự trữ. Tuyến điều tra là các đường được thiết kế
sẵn dựa vào đường mịn có sẵn, cũng có thể là các đường bất kỳ khơng có sẵn
tại các dạng địa hình khơng phức tạp. Chiều rộng, chiều dài tuyến thay đổi tùy
thuộc vào địa hình từng khu vực.
Nhóm tơi thiết lập sáu thành viên thành hai nhóm, tiến hành điều tra sơ
thám ở tất cả các dạng mơi trường nước: Mỗi một nhóm, họ chuồn chuồn khác
nhau có đặc điểm sinh sống ở những dạng sinh cảnh thủy sinh khác nhau như
sông, suối nhỏ, suối mở, ruộng lúa. Việc điều tra thực địa có sự hướng dẫn của
cán bộ quản lý địa bàn và người dân địa phương, để có thể khảo sát hết tất cả
các dạng thủy vực và thu thập đánh giá một cách đầy đủ nhất đa dạng chuồn
chuồn ở KDTTN Hữu Liên.
Sau khi điều tra sơ thám chúng tôi quyết định chọn tuyến là ba kiểu sinh
cảnh chính, tương đối khác biệt (Hình 2.4).

Hình 2.4. Bản đồ tuyến điều tra
Tuyến 1 suối nông nghiệp ven rừng.
Tuyến 2 suối ven rừng.
Tuyến 3 suối trong rừng.
c, Xác định điểm điều tra quan sát ghi nhận và thu mẫu

Phương pháp này được sử dụng để xác định tính đa dạng và mức độ
phong phú của lồi. Chúng tơi kết hợp Phương pháp điều tra điểm với điều tra

13


tuyến. Trên 1 tuyến bố trí thành 15 điểm mỗi điểm cách nhau khoảng trên 100m,
do khu vực có địa hình núi đá vơi hiểm trở nên các điểm thay đổi khác nhau.
Các điểm điều tra được mô tả chi tiết dưới đây.

Hình 2.5. Bản đồ tuyến suối nơng nghiệp ven rừng

Hình 2.6. Bản đồ tuyến suối ven rừng

Hình 2.7. Bản đồ tuyến suối trong rừng

14


Bảng 2.1. Tọa độ & đặc điểm tuyến 1
Tuyến 1
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm 6
Điểm 7
Điểm 8
Điểm 9

Điểm 10
Điểm 11
Điểm 12
Điểm 13
Điểm 14
Điểm 15

Tọa độ
21°40'42.46"B
106°23'3.30" Đ
21°40'40.96"B
106°23'0.25"Đ
21°40'41"B
106°22'58"Đ
21°40'42" B
106°22'56" Đ
21°40'42" B
106°22'53" Đ
21°40'42"B
106°22'50"Đ
21°40'45.40"B
106°22'50.66"Đ
21°40'42.59"B
106°22'46.65"Đ
21°40'42.25"B
106°22'44.52"Đ
21°40'40" B
106°22'45" Đ
21°40'40.57"B
106°22'41.71"Đ

21°40'36.92"B
106°22'37.13"Đ
21°40'35" B
106°22'33" Đ
21°40'32" B
106°22'30" Đ
21°40'32.63"B
106°22'26.87" Đ

Đặc điểm SC
Bắt đầu từ chân một con đập, thực vật ven suối
rất ít, đa số là ruộng lúa.
Thực vật ven bờ rừng trơ trụi, bên còn lại là
ruộng lúa, ở giữa suối có một bãi cây bụi
Câu bụi rất thưa và có dấu hiệu đã bị đốt, ruộng
lúa bị bỏ hoang.
Bãi cỏ xanh tốt theo hai bên bờ suối, cạnh
ruộng lúa.
Thảm thực vật nhiều, các cây bụi, cây dây leo
theo hai bên suối, cạnh ruộng hoang.
Ruộng khoai môn thưa và xen kẽ cây bụi nhỏ.
Thảm thực vật xanh tốt theo hai bên bờ suối,
hai bên suối là ruộng ngô.
Bên rừng tự nhiên được trồng cây tre và quýt,
bên nông nghiệp là ruộng lúa.
Ruộng đã bỏ hoang, thảm thực vật ít, các cây
bụi nhỏ theo hai ven bờ.
Hai bên suối là cây lau sậy thấp và cây bụi nhỏ.
Thảm thực vật rất ít một bên được trồng cây
lâm sản, bên còn lại trồng rau.

Hai bên suối là rừng tre nứa, Thảm thực vật rất
nhiều.
Cây bụi mọc theo hai bên bờ, bờ là ruộng ngô
Một bên là cây lâm nghiệp, cây bụi khá nhiều,
bên cịn lại ruộng ngơ.
Hai bên bờ suối thảm thực vật xanh tốt, cả hai
bên là ruộng ngô.

Tuyến 1: sc suối nông nghiệp ven rừng: con suối chảy qua một bên là đất
nơng nghiệp, bên cịn lại rừng đã bị tác động, thực vật hai bên suối đã bị tác
động nhiều độ che phủ thấp.

15


Bảng 2.2. Tọa độ & đặc điểm tuyến 2
Tuyến 2
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm 6
Điểm 7
Điểm 8
Điểm 9
Điểm 10
Điểm 11
Điểm 12
Điểm 13

Điểm 14
Điểm 15

Tọa độ
21°42'8" B
106°21'52" Đ
21°42'5" B
106°21'51"Đ
21°42'2.64"B
106°21'46.15"Đ
21°41'59" B
106°21'47"Đ
21°41'54.70"B
106°21'45.14"Đ
21°41'50" B
106°21'44"Đ
21°41'49" B
106°21'39"Đ
21°41'45" B
106°21'35"Đ
21°41'40" B
106°21'31"Đ
21°41'36" B
106°21'30" Đ
21°41'31" B
106°21'27"Đ
21°41'25" B
106°21'25"Đ
21°41'19" B
106°21'26"Đ

21°41'17" B
106°21'19"Đ
21°41'11" B
106°21'17"Đ

Đặc điểm SC
Thực vật hai bên suối thưa thớt, một bên là bãi
cỏ, bên còn lại trồng cây lâm nghiệp.
Cây bụi cao nhiều, một bên rừng cây bụi, bên
còn lại trồng cây lâm nghiệp.
Thực vật hai bên suối là các cây bụi lớn cả hai
bên đều trồng cây nông nghiệp.
Thảm thực vật rất ít có dấu hiệu đã bị đốt, cả hai
bên suối là bãi cây bụi.
Hai bên bờ suối bao phủ bởi cây bụi.
Cả hai bờ suối được thực vật bao phủ, một bên
cạnh suối là bãi cỏ.
Thực vật hai bên bờ suối rất ít một bên là vách
núi bên cịn lại là bãi cỏ.
Một bên bờ suối có khá ít thực vật, bên cịn lại là
bãi cỏ.
Thực vật hai bên bờ suối ít, cả hai bên suối là bãi
cỏ.
Cả hai bên bờ thực vật thưa thớt, hai bên bờ là
bãi cỏ.
Hai bên bờ là cây bụi thấp, cả hai bên đều là bãi
cỏ.
Hai bên bờ suối cây bụi cao thưa thớt, cả hai bên
đều là bãi cỏ.
Hai bên bờ cây bụi thấp, cả hai bên đều là bãi cỏ.

Cả hai bên bờ suối là bãi cỏ.
Cả hai bên bờ suối là bãi cỏ.

Tuyến 2: sc suối ven rừng: suối chảy giữa thảo nguyên hai bên chạy dọc
theo hai dãy núi rừng, suối bị ảnh hưởng bởi du lịch, độ che phủ trung bình.

16


Bảng 2.3. Tọa độ & đặc điểm tuyến 3
Tọa độ
21°39'45"B
106°22'13"Đ

Đặc điểm SC
Rừng cây tự nhiên theo cả hai ven bờ suối, cây
bụi, cây dây leo, cây gỗ nhỡ.

Điểm 2

21°39'42.59"B
106°22'15.04"Đ

Các cây gỗ có độ che phủ cao, thảm thực vật rất
phong phú.

Điểm 3

21°39'40.58"B
106°22'17.23"Đ


Cây gỗ lớn và cây bụi, cây dây leo, độ che phủ
cao.

Điểm 4

21°39'39" B
106°22'20"Đ

Cạnh hồ tự nhiên lớn, thực vật phong phú có các
cây gỗ lớn và cây bụi.

Điểm 5

21°39'33.99"B
106°22'20.22"Đ

Cây gỗ trung bình, độ che phủ cao.

Điểm 6

21°39'30" B
106°22'24" Đ

Cây bụi cao và cây gỗ trung bình tạo nên thảm
thực vật có độ che phủ cao.

Điểm 7

21°39'31" B

106°22'29"Đ

Hai bên bờ có các cây khoai rừng và cây gỗ
trung bình, dây leo.

Điểm 8

21°39'30" B
106°22'32"Đ

Là một con thác có độ dốc nhỏ, cây bụi cao mọc
theo hai bên bờ.

Điểm 9

21°39'28"B
106°22'36"Đ

Hai bên bờ là cây bụi cao, một bên suối là bãi cỏ
nhỏ.

Điểm 10

21°39'24.96"B
106°22'39.15"Đ

Cây bụi cao rậm rạp bao phủ theo hai bên suối.

Điểm 11


21°39'19.98"B
106°22'40.97"Đ

Cây gỗ lớn có độ che phủ cao theo hai bên bờ
suối.

Điểm 12

21°39'16" B
106°22'41"Đ

Một bên suối là rừng cây gỗ lớn có độ che phủ
cao, bên cịn lại là bãi cỏ.

Điểm 13

21°39'11"B
106°22'40"Đ

Cả hai bên suối là cây gỗ trung bình, cây bụi cao
có độ che phủ cao.

Tuyến 3
Điểm 1

21°39'7" B
Điểm 14
106°22'45"Đ
Điểm 15


21°39'4"B
106°22'48"Đ

Cây gỗ nhỏ bao quanh hai bên bờ suối có độ che
phủ cao.
Cả hai bên bờ đều là cây gỗ lớn có độ che phủ
cao.

17


×