Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.93 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề tài: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA

NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
Lớp

: PEC1008 2

Nhóm

: 01

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Linh


Hà Nội, năm 2022

Mục lục
I. Khái niệm về người tiêu dùng...................................................................3
1. Khái niệm thị trường và nền kinh tế thị trường.......................................3
2. Khái niệm người tiêu dùng......................................................................3
II. Hành vi mua bán của người tiêu dùng...................................................4
1.Khái niệm hành vi mua hàng của người tiêu dùng................................4
2. Các loại hành vi mua bán của người tiêu dùng........................................4


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua bán của người tiêu dùng...........5
a. Yếu tố văn hóa.......................................................................................5
b. Các yếu tố xã hợi...................................................................................5
c. Các yếu tố cá nhân................................................................................6
d. Các yếu tố tâm lí...................................................................................7
4. Ảnh hưởng từ hành vi mua bán của người tiêu dùng đến nền kinh tế thị
trường...........................................................................................................8
III. Ảnh hưởng của người tiêu dùng đến nền kinh tế thị trường..............8
1. Xét về ảnh hưởng của người tiêu dùng đến quan hệ cung cầu trong nền
kinh tế thị trường..........................................................................................9
a. Ảnh hưởng tích cực...............................................................................9
b. Ảnh hưởng tiêu cực.............................................................................10
2. Xét về ảnh hưởng của người tiêu dùng đến định hướng phát triển mơ
hình kinh doanh trong kinh tế thị trường...................................................10
IV. Vai trò và trách nhiệm của người tiêu dùng đới với nền kinh tế thị
trường...........................................................................................................11
1. Vai trị của người tiêu dùng...................................................................11
2. Trách nhiệm của người tiêu dùng..........................................................12
V. Thực trạng người tiêu dùng ở Việt Nam..............................................13
Danh sách nhóm 1.......................................................................................15
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................16
2


3


I. Khái niệm về người tiêu dùng
Để nắm rõ khái niệm về người tiêu dùng, đầu tiên cần phải nắm rõ khái
niệm về thị trường và nền kinh tế thị trường.

1. Khái niệm thị trường và nền kinh tế thị trường
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các
chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá
cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định
của nền sản xuất xã hội. Nền kinh tế thị trường được vận hành theo cơ chế
thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản
xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết
các quy luật thị trường.

2. Khái niệm người tiêu dùng
Có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia thị trường, mỗi chủ thể có một
vai trò riêng. Người tiêu dùng là một trong những chủ thể chính, mang vai
trị quan trọng trong định hướng sản xuất nền . Vậy nên cần hiểu rõ khái
niệm “Người tiêu dùng” để xác định rõ hành vi mua bán và ảnh hưởng của
người tiêu dùng đối với nền kinh tế thị trường, từ đó kết luận được vai trị và
trách nhiệm của người dùng với nền kinh tế thị trường.
Dưới góc độ kinh tế, theo từ điển Kinh tế học hiện đại định nghĩa:
“Người tiêu dùng là bất cứ đơn vị kinh tế nào có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng…, thơng thường, người tiêu dùng được coi là một cá
nhân nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thể là cơ quan, các cá nhân và
nhóm cá nhân. Trong trường hợp cuối cùng, điều đáng lưu ý là, để có quyết
định, đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình chứ khơng phải là cá nhân” .
4


II. Hành vi mua bán của người tiêu dùng
1.Khái niệm hành vi mua hàng của người tiêu dùng
-

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà


người tiêu dùng thể hiện ra trong quá trình mua bán sản phẩm, bao gồm:
điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
-

Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức mà họ sẽ thực

hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thời gian,
cơng sức…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Một ví dụ về hành vi mua hàng của người tiêu dùng: Chị N đang rất thích
một đơi khun tai của thương hiệu C, giá tại của cửa hàng là 1,5 triệu
VNĐ. Chị N đã đến cửa hàng xem khá nhiều lần song vẫn do dự chưa mua
nó. Thời gian sau đó, thương hiệu C đã tham gia vào sàn thương mại điện tử
của Lazada, nhân cơ hội ngày BLACK FIRDAY 25/11 này thì chị N đã đặt
đơi khun tai khi được giảm giá còn lại 1 triệu VNĐ.

2. Các loại hành vi mua bán của người tiêu dùng
Có bốn loại hành vi mua bán của tiêu người dùng chính là:
-

Hành vi mua hàng phức tạp
Loại hành vi này sẽ gặp phải khi người tiêu dùng mua một sản phẩm rất
đắt tiền, không mua thường xuyên. Họ quan tâm nhiều vào quá trình mua
sản phẩm và nghiên cứu của người tiêu dùng trước khi cam kết đầu tư. Ví
dụ như là khi mua một mảnh đất hoặc một chiếc xe ô tô.

5



-

Hành vi mua giảm giá
Người tiêu dùng tham gia rất nhiều vào quá trình mua hàng nhưng gặp
khó khăn trong việc xác định sự khác biệt giữa các thương hiệu. “Sự hỗn
loạn” có thể xảy ra khi người tiêu dùng lo lắng rằng họ sẽ hối hận về lựa
chọn của mình. Họ sợ rằng họ sẽ mua phải sản phẩm khơng tốt.

-

Hành vi mua theo thói quen
Mua hàng theo thói quen được đặc trưng bởi thực tế là người tiêu dùng
có rất ít sự tham gia vào danh mục sản phẩm hoặc thương hiệu. Hãy
tưởng tượng mua sắm hàng tạp hóa: bạn đến cửa hàng và mua loại bánh
kem ưa thích của bạn. Bạn đang thể hiện một mơ hình thói quen, khơng
trung thành với thương hiệu mạnh mẽ.

-

Hành vi tìm kiếm sự đa dạng
Trong tình huống này, người tiêu dùng mua một sản phẩm khác khơng
phải vì họ khơng hài lịng với sản phẩm trước mà vì họ tìm kiếm sự đa
dạng. Giống như khi bạn đang thử mùi hương của nước hoa mới.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua bán của người tiêu dùng
a. Yếu tố văn hóa
Văn hóa là yếu tố cơ bản quyết định ý muốn và hành vi của người mua
hàng. Chẳng hạn như con người khi mua hàng hầu như sẽ bị chi phối bởi
các yếu tố mang bản sắc dân tộc nước họ tác động đến sự lựa chọn.

b. Các yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu tố
xã hội như là gia đình, vai trị và địa vị xã hội.
6


- Gia đình: Mỗi gia đình có định hướng về chính trị, xã hội, mong ước
cá nhân, tình u khác nhau. Nên những người mua hàng sẽ bị ảnh
hưởng điều đó từ gia đình của mình, ảnh hưởng từ cha mẹ của mình.
Ngay cả những người mua đã trưởng thành khơng cịn quan hệ nhiều
với cha mẹ nhưng vẫn bị ảnh hưởng nhiều.
- Vai trò địa vị: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị phản ánh sự kính
trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trị đó. Chính vì vậy,
người mua thường lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trị và địa vị
trong xã hội.
c. Các yếu tố cá nhân
-

Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng
khác nhau. Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua
qua các giai đoạn của cuộc đời họ. Khi còn ấu thơ, họ ăn thức ăn
của trẻ nhỏ và ăn hầu hết các loại sản phẩm. Khi lớn lên và trưởng
thành thì họ ăn được tất cả các loại đồ ăn, nhất là đồ ăn mà họ
thích. Và họ sẽ ăn những thức ăn kiêng khi về già yếu. Sở thích
của họ về thời trang, thể thao, giải trí cũng thay đổi theo thời gian.
- Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm
khác nhau để phù hợp với công viên của họ. Nghề nghiệp của một
người cũng ảnh hưởng tới việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa của
họ. Một người cơng nhân sẽ mua quần áo, giày dép, để phục vụ
cho công việc của họ.


-

Phong cách sống: Phong cách sống của một người là sự biểu hiện
của người đó được thể hiện ra thành những hoạt động thường
ngày, quan điểm của người đó trong cuộc sống. Mỗi con người
chúng ta sẽ có những phong cách sống khác nhau. Phong cách
7


sống sẽ thay đổi theo thời gian từ khi còn là trẻ nhỏ đến khi trưởng
thành rồi về già.
-

Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất

lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một
người bao gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng, số tiền gửi tiết kiệm và tài
sản, kể cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.
d. Các yếu tố tâm lí
-

Động cơ: Một người có thể có nhiều nhu cầu ở vào bất kỳ thời kỳ nào

trong cuộc sống của họ. Một số nhu cầu có tính chất bản năng, chúng phát
sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt
mỏi,… Một số khác lại có nguồn gốc tâm lý, chúng phát sinh từ những trạng
thái tâm lý như nhu cầu được cơng nhận, ngưỡng mộ hay kính trọng. Mọi
nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh.
-


Nhận thức: Theo B. Berelon và G. Steiner, nhận thức có thể định

nghĩa như là “Tiến trình mà từ đó một cá nhan lựa chọn, tổ chức và giải
thích các thơng tin nhận được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế
giới”.
 Nhận thức không chỉ tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của con
người, vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng mà còn tùy thuộc
vào mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh xung quanh và với
đặc điểm cá nhân của người đó.
- Kiến thức: Các nhà lí luận về kiến thức cho rằng kiến thức của một
người có được từ sự tương tác của những thơi thúc, tác nhân kích
thích, những tình huống gợi ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Sự thơi thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành động.

8


- Niềm tin và quan điểm: Niềm tin là ý nghĩa khẳng định mà con
người có được về những sự việc nào đó, niềm tin có thể dựa trên cơ sở
những hiểu biết hay dư luận hay sự tin tưởng và có thể chịu ảnh
hưởng hay khơng chịu ảnh hưởng của các ́u tố tình cảm. Mỗi người
có niềm tin và quan điểm khác nhau.

4. Ảnh hưởng từ hành vi mua bán của người tiêu dùng đến nền kinh tế
thị trường
Hành vi mua bán của người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Quyết định mua sắm, tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá
cả hàng hóa. Nếu người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng hóa nhiều mà thì giá
cả hàng hóa trên thị trường sẽ tăng lên. Còn nếu nhu cầu người tiêu dùng

giảm thì giá cả của hàng hóa cũng sẽ giảm theo.

III. Ảnh hưởng của người tiêu dùng đến nền kinh tế thị trường
Người tiêu dùng luôn là một phần quan trọng của tất cả các nền kinh tế
trên thế giới nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng. Họ là một phần
không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Bởi vì nếu khơng có người tiêu
dùng mà chỉ có người sản xuất thì sẽ khơng xuất hiện giao dịch, khái niệm
thị trường sẽ bị phá vỡ và dẫn đến nền kinh tế thị trường biến mất. Điều này
cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của người tiêu dùng đến nền kinh tế thị trường.
Đương nhiên, việc người tiêu dùng hoàn toàn biến mất là không thể xảy
ra. Bởi vì, tiêu dùng là nhu cầu tất yếu của mọi cá nhân, gia đình, tổ chức
hay nhà nước. Họ là đầu ra của mọi sản phẩm và dịch vụ. Vậy nên, mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều hướng tới khai thác nhu cầu

9


của người tiêu dùng. Vì chỉ khi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thỏa mãn
được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ mới lựa chọn mua bán, sử dụng.
Chính vì lẽ đó, chúng ta dễ thấy được hành vi tiêu dùng của người tiêu
dùng sẽ gây ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu cũng như định hướng phát
triển mơ hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
1. Xét về ảnh hưởng của người tiêu dùng đến quan hệ cung cầu trong
nền kinh tế thị trường.
Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa
người sản xuất với người tiêu dùng trên thị trường nhằm xác định giá cả và
số lượng hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng đóng vai chủ động trong việc
thay đổi “cầu” và dẫn đến sự thay đổi “cung”.
Điều đó thể hiện qua việc khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên có nghĩa là cầu
tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng

lên nhanh chóng. Ngược lại khi nhu cầu tiêu dùng giảm có nghĩa là cầu
giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ thu hẹp, lượng cung hàng hóa
giảm xuống.
Thực chất, nếu xem xét từ cả hai phía sẽ thấy được, khơng phải lúc nào
“cầu” cũng có tác động sắc bén, làm thay đổi “cung” một cách nhanh chóng.
Chúng ta vẫn rất hay nghe, gặp trường hợp “cung không đủ cầu” hay “cung
nhỏ hơn cầu”. Nhưng ở đây, chỉ như thế, vẫn cho thấy được rõ sự ảnh hưởng
của người tiêu dùng đến quan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường.
a. Ảnh hưởng tích cực
Khi nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng chính là nằm bắt được xu
hướng thay đổi của mối quan hệ cung cầu. Điều này giúp cho nhà sản xuất
có khả năng đưa ra sự điều chỉnh thích hợp về việc phân phối hàng hóa, gia
10


tăng tối đa lợi nhuận và đảm bảo tính ổn định của giá cả hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường.
=> Giá cả ổn định thì thị trường trở nên ổn định. Mà thị trường ổn định là cơ
sở để phát triển nền kinh tế thị trường.
b. Ảnh hưởng tiêu cực
Nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi hoặc nếu ổn
định cũng chỉ ổn định trong một khoảng thời gian. Điều này khiến cho việc
nắm bắt xu hướng thay đổi cung cầu trở nên khó khăn.
Khi khơng thể nắm bắt xu hướng thay đổi của mối quan hệ cung cầu, nhà
sản xuất sẽ không thể đưa ra những chiến lược phân phối sản phẩm cụ thể.
Có khả năng gây nên tình trạng cung khơng đủ cầu hay ngược lại. Điều đó
khiến cho giá cả sản phẩm, dịch vụ bị biến động, lợi nhuận cũng không được
tối ưu hóa.
=> Giá cả khơng ổn định, thị trường khơng ổn định gây khó khăn trong việc
đi vào phát triển nền kinh tế thị trường.


2. Xét về ảnh hưởng của người tiêu dùng đến định hướng phát triển mơ
hình kinh doanh trong kinh tế thị trường
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo việc mọi
mặt của xã hội đều phát triển, xu hướng tiêu dùng người tiêu dùng cũng phát
triển theo. Điều đó buộc nhà sản xuất cũng phải sáng tạo, tìm ra mơ hình
kinh doanh mới phù hợp với xu hướng, cách thức tiêu dùng mới và loại bỏ
các mơ hình kinh doanh đã khơng cịn phù hợp.
Ví dụ như, trong thời đại của khoa học kỹ thuật, khơng chỉ dừng lại ở
việc địi hỏi về chất lượng và giá cả sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng
11


chuyển đổi qua việc mua sắm, trải nghiệm các sản phẩm cũng như các dịch
vụ trực tún bởi vì tính tiện lợi của nó.
Vậy nên việc phát triển các sàn thương mại điện tử hay các web dịch vụ
có thu phí là điều cần thiết để nhà sản xuất bắt kịp được xu hướng tiêu dùng.
Điều này tỏ rõ sự ảnh hưởng của người tiêu dùng đến định hướng phát
triển mơ hình kinh doanh trong kinh tế thị trường.
=> Mơ hình kinh doanh phù hợp, hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả. Mà
hoạt động kinh doanh hiệu quả thì nền kinh tế thị trường mới có động lực để
phát triển.

IV. Vai trò và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với nền
kinh tế thị trường
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng định nghĩa thì “Người tiêu
dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Từ định nghĩa này có thể thấy người
tiêu dùng là “người cuối cùng” tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ - là người được
hoặc bị ảnh hưởng nhiều nhất từ chất lượng của hàng hóa cho tới dịch vụ

trong chuỗi cung ứng. Và người tiêu dùng được bảo đảm những mặt quan
trọng và thiết yếu nhất trong quá trình họ sử dụng hàng hoá, dịch vụ.
1. Vai trò của người tiêu dùng
Vai trò của người tiêu dùng với sự phát triển kinh tế sẽ được xét theo 2
khía cạnh là: Đối với xã hội và Đối với người sản xuất.
Người tiêu dùng khi tham gia vào quá trình mua hàng sẽ đóng cùng lúc ba
vài trị:

12


-

Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ

quan tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóamột cách
tối ưu.
-

Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu

dùng quan tâm tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn chi tiêu dành cho
các loại hàng hóa khác nhau. Thường thì những mục quảng cáo liên quan tới
việc giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối đối với người tiêu
dùng có xu hướng nhạy cảm về giá cả.
-

Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến

phương thức mua hàng. Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua

mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử hay mua hàng trực tiếp.

2. Trách nhiệm của người tiêu dùng
Đi đơi với vai trị và qùn, người tiêu dùng cịn có 2 trách nhiệm chính
được quy định tại Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về nghĩa
vụ của người tiêu dùng là:
-

Thứ nhất, kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng

hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi
trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại
đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác,
đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
-

Thứ hai, thơng tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên

quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo
đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,

13


tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
=> Hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
có uy tín, nói khơng với hàng hóa vi phạm đặc biệt là hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu.
Người tiêu dùng Việt Nam cũng có những vai trị và trách nhiệm trong

nền kinh tế thị trường. Và cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường
ấy.

V. Thực trạng người tiêu dùng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người tiêu dùng được định nghĩa như sau: “Người tiêu dùng
là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
cá nhân, gia đình tổ chức.”
Tuy nhiên, dưới góc độ khác nhau của pháp luật các quốc gia, khu vực sẽ
có những cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về người tiêu dùng. Song
tổng quan lại, người tiêu dùng được hiểu là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ
cho mục đích sử dụng cá nhân mà khơng nhằm mục đích bán lại.
Ví dụ: Cơ A mua nguyên liệu chế biến bánh về để làm bánh ăn ngày Tết.
 Cô A là người tiêu dùng.
Cô B mua nguyên liệu chế biến bánh về để làm bánh bán trong những
ngày gần Tết.
 Cô B không là người tiêu dùng.
Thông thường, người tiêu dùng được hiểu là cá nhân, nhưng trên thực tế,
người tiêu dùng có thể là cơ quan, tổ chức, nhóm cá nhân. Với nghĩa cá nhân
14


của người tiêu dùng thường được sử dụng rộng rãi hơn nghĩa cơ quan, tổ
chức. Sự tồn tại của người tiêu dùng tổ chức luôn mang hai hoạt động là
hoạt động vì mục đích kinh doanh và hoạt động khơng vì lợi ích kinh doanh.

15


Danh sách nhóm 1
Họ tên

Lương Vân Hương
Lê Nguyễn Diệu Linh
Lê Thị Minh Phượng
Lê Thị Cẩm Vi

Mã sinh viên
21001698
21001702
21001732
20000816

Đóng góp trong nhóm
Làm phần II, tổng hợp lại bài
Làm phầm I, V
Làm phần III
Làm phần IV

16


Danh mục tài liệu tham khảo
-

[1] (Bàn Về Khái Niệm “Người Tiêu Dùng” Trong Luật Bảo Vệ

Người Tiêu Dùng VN, 2020)
-

[2] (Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin, 2021)


-

[3] Người tiêu dùng và vai trò của người tiêu dùng (luanvanaz.vn)

-

[4] Hành vi tiêu dùng (luatminhkhue.vn)

-

[5] Bài giảng của giảng viên Phạm Thị Linh

17



×