Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
1.1-/ Công nghiệp hàng tiêu dùng, nhu cầu, vai trò của công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân và với thủ đô.
1.1.1-Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và những đặc điểm của nó:
Hàng công nghiệp tiêu dùng là những hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng của con người ở những mức độ và trình độ khác nhau do ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra.
Hàng công nghiệp tiêu dùng có nhiều loại, tuỳ theo các tiêu thức khác
nhau có thể phân loại như sau:
- Căn cứ theo chủ thể thoả mãn nhu cầu có thể chia hàng công nghiệp
tiêu dùng phục vụ cá nhân và hàng công nghiệp tiêu dùng phục vụ xã hội.
- Căn cứ theo mức độ thu nhập của dân cư hàng công nghiệp tiêu dùng
được chia thành công nghiệp tieeu dùng thông thường và công nghiệp tiêu
dùng cao cấp.
- Căn cứ theo phạm vi thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng được tiêu
thụ trong nước và hàng công nghiệp tiêu dùng dành cho xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài.
Vì vậy có thể định nghĩa: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một bộ
phận của ngành công nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá công nghiệp tiêu dùng
nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người ở những mức độ và trình độ
khác nhau. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường
có những đặc điểm chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Hàng tiêu dùng mang tính nhạy cảm và chịu sự biến động
lớn: Sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng của sự
biến động từ các nhân tố như: Thời gian, chất lượng, giá cả thị trường sự phát
triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế đóng hay mở và các nhân tố khác.
Các nhân tố nói trên biến động theo thời gian, theo dòng lịch sử cho thấy sản
phẩm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tương ứng với cuộc
cách mạng công nghiệp ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ 18 và hơn 50 năm
cuối thế kỷ 19, mở đầu nền văn minh công nghiệp của nhân loại đánh dấu một
bước phát triển mới về kỹ thuật. Dưới tác động của cuộc cách mạng này làm
cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã chuyển từ thủ công lên cơ khí. Chỉ
từ đó đặc tính nhạy cảm hay biến động lớn của hàng tiêu dùng mới thể hiện
một cách rõ nét. Vào những năm 50 của thế kỷ 20 nhân loại lại chứng kiến sự
xuất hiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là từ sau những
năm 70 lại đây xuất hiện nhiều đặc trưng mới có liên quan đến tính nhạy cảm,
tính biến động lớn của việc sản xuất hàng tiêu dùng.
Công nghệ ngày càng phát triển theo hướng tiên tiến, năng suất lao
động tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng lên, thu nhập của dân cư ngày
càng cao, dân số ngày càng tăng tâm lý, thị hiếu, tập quán cùng với sự giao lưu
của sản xuất và đời sống mang tính quốc tế hoá, nhu cầu hàng tiêu dùng công
nghiệp có tính biến động lớn ở trình độ cao. Trong bối cảnh đó công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng buộc phải thích nghi và biến đổi không ngừng theo yêu
cầu phát triển của thị trường. Tính nhạy cảm hay tính biến động của hàng tiêu
dùng còn phải chịu ảnh hưởng của nhóm nhân tố cạnh tranh, cung cầu và giá
cả thị trường hàng tiêu dùng công nghiệp. Mối quan hệ giữa giá cả thị trường
với sản lượng cùng vận động theo tỷ lệ thuận và ngược lại với sản lượng cầu
theo tỷ lệ nghịch. Do vậy các quyết định của ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng tính đúng đắn và hiệu quả cuả nó chỉ có thể có nếu các doanh nghiệp
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nắm bắt được tình hình nhu cầu của thị
trường.
Thứ hai: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mang tính đa dạng về cơ
cấu, chủng loại, kích cỡ, mẫu mã và mầu sắc: Đặc điểm này được bắt nguồn từ
tính đa dạng của nhu cầu tiêu dùng cá nhân, xã hội và dân tộc của người tiêu
dùng trong và ngoài nước. Nhu cầu này ảnh hưởng và quyết định tới chủng
loại, mẫu mã, số lượng và giá cả sản phẩm trong mối quan hệ giữa sản xuất và
tiêu dùng, sản xuất quyết định tiêu dùng nhưng tiêu dùng lại là mục đích của
sản xuất gắn với nhu cầu của khách hàng nên tiêu dùng có tác động trực tiếp
đến sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của tiêu dùng - nhu cầu của khách
hàng lại trở nên quan trọng và quyết định của sản xuất nó liên quan đén sự
hưng thịnh và phá sản các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nếu các xí nghiệp
này không ý thức được hoặc không có điều kiện nhất là điều kiện về vấn đề
thực hiện các đặc điểm này trong tiến trình phát triển sản xuất hàng tiêu dùng.
Thứ ba: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xét về mặt sản xuất và
tiêu thụ hàng tiêu dùng mang tính phổ biến vàg liên tục với quy mô ngày càng
lớn:
Dưới góc nhìn tiêu dùng hàng do công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
tạo ra rất cần thiết và gần gũi với mọi người. Con người và xã hội muốn tiến
hành các hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng... trước hết họ cần phải có cái
để ăn, mặc, ở, học tập, đi lại ... tất cả những cái đó đều do công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng tạo ra mà bất cứ xã hội nào cũng cần đến. Xã hội muốn tồn tại
và phát triển không thể không liên tục sản xuất ra hàng tiêu dùng và với quy
mô ngày càng nhiều hơn. Với đặc điểm này đòi hỏi ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng phải làm rõ mục tiêu và theo đó là những nguồn lực (Thiết bị
máy móc, lao động, vốn và các yếu tố khác). Yếu tố vốn liên quan đến chính
sách tín dụng, liên quan đến vai trò của tín dụng nói chung và nhất là đối với
tín dụng ngân hàng.
Thứ tư: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà sự hoạt động
của nó không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính quốc tế: Đặc điểm này
xuất phát từ yêu cầu của quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế, hợp
tác sản xuất, hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các nước. Xuất phát
từ yêu cầu phải thực hiện xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá và khu vực hoá
mà mỗi quốc gia là một bộ phận.
Tính quốc tế của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn xuất phát từ
yêu cầu thực hiện chiến luực công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu hàng tiêu
dùng ra thị trường quốc tế nên sản phẩm đó phải phù hợp với thị hiếu, tập
quán của các nước nhập khẩu và đặc biệt phải coi trọng về mặt chất lượng, giá
cả bán ra trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh
tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường trong nước đã khó việc đứng
vững trên thị trường quốc tế càng khó khăn hơn. Ở nước ta mặc dù có lợi thế
về nguồn lao động rồi rào và theo đó mức tiền lương thấp, có lợi thế nhất định
về một số tài nguyên. Song do điểm xuất phát thấp- sản xuất nhỏ. Khó khăn của
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta có nhiều nhưng gay go
nhất là trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu đòi hỏi phải gấp rút đổi mới.
Song không thể đổi mới nếu không đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ,
không có nhiều vốn trung hạn và dài hạn được huy động ở nhiều nguồn trong
đó có nguồn tín dụng ngân hàng. Bốn đặc điểm trên có liên quan mật thiết với
nhau qua nghiên cứu các đặc điểm đó để đầu tư tài chính tín dụng sao cho có
hiệu quả nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta và ở
thủ đô Hà nội.
1.1.2 - Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền
kinh tế quốc dân và với Hà nội:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò rất to lớn trong nền kinh
tế quốc dân. Có thể khái quát một số vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cung cấp hàng hoá tiêu
dùng với tư cách là cơ sở tất yếu về đời sống của từng người và của toàn xã
hội.
Theo Các-mác con người và xã hội muốn tồn tại và phát triển phải có
những nhu cầu cần thiết như ăn, mặc, ở, đi lại ... muốn có những thứ đó thì
phải sản xuất ra nó và cũng theo Các-mác xét về mặt lô-gic lẫn lịch sử sự phát
triển của nhân loại cho thấy sự xuất hiện sản phẩm thặng dư khi xã hội đã
đảm bảo được phần sản phẩm cần thiết và vượt qua cửa ải đó trên cơ sở tăng
năng xuất lao động hay nói cách khác xã hội chỉ có thể tích luỹ khi đã làm đủ
ăn hay đủ tiêu dùng. Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự tăng lên của dân
số và của trình độ vă minh trong tiêu dùng nhu cầu hàng tiêu dùng ngày một
tăng lên về số lượng, chất lượng, cơ cấu, mầu sắc ... trong điều kiện đó việc sản
xuất hàng tiêu dùng bằng phương tiện thủ công không thể đáp ứng được nhu
cầu đó. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng một ngành công nghiệp gắn liền
với nền văn minh công nghiệp ra đời và phát triển, gắn liền với việc xuất hiện
các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Sự ra đời và phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng theo
hướng hiện đại ở nước ta có vai trò to lớn góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân.
Thứ hai: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy sự hình thành các khu công nghiệp tập trung. Tăng
trưởng và phát triển kinh tế nhất là tăng trưởng kinh tế bền vững luôn luôn là
những vấn đề có tính thời sự đối với các quốc gia cũng như đối với nước ta. Nó
liên quan đến sự suy thoái hoặc hưng thịnh, liên quan đến sự tồn vong của thể
chế mà mỗi quốc gia đang theo đuổi. Bởi vậy trong các chương trình nghị sự
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của các Chính phủ mục tiêu tăng trưởng và
phát triển kinh tế chiếm vị trí hàng đầu sự nghiệp tăng trưởng và phát triển
kinh tế của nền kinh tế quốc dân nhịp độ tăng nhanh hay chậm, cao hay thấp,
bền vững hay không lại phụ thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của các
ngành trong đó có ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Ở nước ta sau
10 năm đổi mới có mức độ tăng trưởng đáng kể trong đó có công nghiệp
SXHTD mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm 1994-1998 là 8.2% sự phát
triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thời gian qua còn góp phần hình
thành các khu công nghiệp tập trung (Bao gồm khu chế xuất và khu công
nghiệp kỹ thuật cao) ở các địa phương trong cả nước đáng chú ý là Hà nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển công nghiệp SXHTD mà nguyên liệu lấy
từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến hàng tiêu
dùng hình thành cơ cấu nông- công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn và
ven các thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bằng cách đó
tăng thu nhập, nâng cao sức mua của dân cư nông thôn mở rộng thị trường
nông thôn, một thị trường rộng lớn đầy hứa hẹn cho sự phát triển công
nghiệp, trong đó công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Thứ ba: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển góp phần tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
Thông qua các khoản thuế mà các doanh nghiệp công nghiệp SXHTD nộp
cho nhà nước. Sự phát triển nhanh chóng và có hiệu quả của ngành công
nghiệp SXHTD góp phần tăng khả năng tích luỹ vốn trong các doanh nghiệp
CNSXHTD góp phần giảm tỷ lệ đầu tư vốn từ ngân sách (Nhất là các doanh
nghiệp CNSXHTD thuộc kinh tế nhà nước). Từ đó dành vốn từ ngân sách nhà
nước đầu tư vào các ngành then chốt trọng yếu khác gắn với hàng hoá công
cộng hay nói cách khác sự phát triển có hiêụ quả của công nghiệp SXHTD góp
phần vào vệc lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia ở nước ta.
Thứ tư: Sự phát triển có hiệu quả CNSXHTD góp phần thực hiện tốt
chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng: Hoạt động của các doanh nghiệp
CNSXHTD ngoài vốn đầu tư ban đầu từ ngân sách nhà nước, vốn tự bổ xung
của doanh nghiệp còn có nguồn vốn tín dụng vay các ngân hàng. Khả năng
cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng chỉ được mở rộng nếu các doanh nghiệp
có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng. Do vậy việc phát triển và đổi mới kỹ
thuật và công nghệ trong các doanh nghiệp CNSXHTD có tác dụng hình thành
nhu cầu tín dụng để các ngân hàng thực hiện tốt hoạt động cho vay. ở nước ta
hiện nay có tình trạng thừa vốn mặc dù đã giảm lãi suất cho vay. Thực ra
không phải thừa vốn mà chủ yếu các doanh nghiệp CNSXHTD chưa đổi mới
được kỹ thuật công nghệ, chưa xác định được phương hướng sản xuất kinh
doanh và thị trường tiêu thụ. Một khi các ngành kinh tế nói chung, công nghiệp
SXHTD nói riêng thông qua đổi mới kỹ thuật và công nghệ xác định có căn cứ
khoa học phương hướng sản xuất kinh doanh có tính khả thi nhu cầu vốn
chẳng những không thừa mà còn thiếu. Hoạt động cho vay và thu nợ của ngân
hàng phát triển, việc ứ đọng vốn tín dụng và tình trạng nợ quá hạn có điều
kiện giải toả.
1.2-/ Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng thúc đẩy phát triển công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
1.2.1 - Tín dụng trong nền kinh tế thị trường:
1.2.1.1 - Khái niệm và đặc điểm của tín dụng:
Tín dụng là một phạm trù kinh tế của kinh tế thị trường phản ánh mối
quan hệ vay mượn giữa người cho vay và người đi vay trong những thời hạn
nhất định và khi hết thời hạn, khoản vốn vay đó phải được hoàn trả cho chủ sở
hữu có kèm theo khoản lợi tức nhất định.
Có nhiều loại tín dụng: Tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng
nhà nước, tín dụng tập thể, tín dụng ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường,
quan hệ tín dụng được luận giải gắn với đặc điểm chu chuyển vốn. Thật vậy
trong các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và dân cư do đặc điểm chu chuyển
của vốn tiền tệ luôn có một bộ phận vốn tiền tệ nhàn rỗi (Tiền lương chưa đến
kỳ trả, tiền mua vật tư, máy móc thiết bị chưa đến kỳ mua, tiền để giành của
dân cư chưa đến kỳ mua sắm...) nhưng cần được sử dụng để sinh lời. Trong khi
đó một số doanh nghiệp, tổ chức xã hội và dân cư khác muốn có vốn để đầu tư,
mở mang doanh nghiệp, mua sắm hàng tiêu dùng... nhưng chưa có tích luỹ vốn
kịp. Như vậy trong cùng một thời điểm, một số người có vốn nhưng chưa cần
sử dụng có nhu cầu cho vay, một số người khác cần vốn nhưng lại chưa có, làm
nảy sinh quan hệ tín dụng và tín dụng xuất hiện là một tất yếu khách quan. Đặc
điểm quan trọng của tín dụng là người cho vay có quyền sở hữu nhưng không
có quyền sử dụng, còn người đi vay có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở
hữu. Nói cách khác đặc điểm của vốn tín dụng là quyền sở hữu tách rời quyền
sử dụng.
Ngoài ra tín dụng nước ta còn có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Quan hệ tín dụng dựa trên nền kinh tế hàng hoá mới hình
thành, đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nên tín dụng
ngân hàng đã và đang phát triển thêm nhiều hình thức mới, phù hợp với yêu
cầu hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Thứ hai: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại nhiều
thành phần, vưà cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau dưới sự quản lý và điều tiết
thống nhất của nhà nước. Nhận thức đúng đặc điểm này sẽ làm cho quan hệ
tín dụng không bị biến dạng, không dẫn đến bị lợi dụng, chiếm dụng hoặc
chiếm đoạt vốn của nhà nước và của nhân dân.
Thứ ba: Quan hệ tín dụng trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.,
Theo dòng lịch sử hình thành và phát triển cơ chế thị trường và quan hệ tín
dụng cho thấy:
- Cơ chế thị trường được hình thành và phát triển sớm đó là cơ chế thị
trường tự do, gắn với ”Bàn tay vô hình” theo quan điểm của Ađam-smith, cơ
chế này có vai trò tích cực, song không thể không có những hạn chế nhất định
mà việc khắc phục những hạn chế không thể thiếu được vai trò quản lý, điều
tiết của nhà nước với tư cách là ”Bàn tay vô hình” trong nền kinh tế thị trường
hiện đại.
- Cũng như việc hình thành các quan hệ tín dụng lúc đầu do tư nhân tiến
hành phát triển một cách tự phát, mà lãi suất của nó từ chỗ ”nặng lãi” không
theo quy luật giá trị, đến chỗ vận động theo cơ chế thị trường lên xuống theo
quan hệ cung cầu vốn trên thị trường do các ngân hàng thương mại tư nhân
thao túng. Tất nhiên quan hệ tín dụng hoàn toàn theo cơ chế này không thể coi
là hoàn hảo nếu không có sự quản lý, điều tiết của ngân hàng qua hệ thống
ngân hàng Nhà nước. Như vậy là trong lịch sử các ngân hàng thương mại tư
nhân có trước các ngân hàng Nhà nước. Song đến lượt sự xuất hiện ngân hàng
nhà nước đã đưa quan hệ tín dụng nhất là tín dụng ngân hàng lên tầm cao
mới, mà sự vận động và phát triển của nó theo cấu trúc và thể chế mới của hệ
thống ngân hàng hiện đại một hợp phần không thể thiếu được của kinh tế thị
trường hiện đại.
1.2.1.2 - Các hình thức tín dụng:
Qua quá trình hình thành và phát triển tín dụng trải qua các hình thức
tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà
nước, tín dụng tiêu dùng.
- Tín dụng nặng lãi: Tín dụng nặng lãi gắn liền với sự phân công lao
động xã hội và phân hoá giai cấp làm nảy sinh kẻ giàu người ngèo. Tính chất
nặng lãi của loại tín dụng này đã phản ánh đầy đủ bản chất của nó: Trình độ