Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo – nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.14 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI:

BỆNH HÌNH THỨC TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO – NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”. Đảng và Nhà nước ta đã thật sự coi “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách
hàng đầu”. Từ xưa đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, Giáo dục
ln có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn. Giáo dục được xem như là chức năng
tất yếu và vĩnh hằng của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội về
mọi mặt. Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi
phối tồn xã hội, hình thành ở mỗi cá nhân thếgiới quan, tư tưởng chính trị, ý
thức, tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.Thế
nhưng, sản phẩm hiện nay của giáo dục đào tạo ra có đúng với mong đợi và chủ
trương của nhà nước hay không? Tại sao Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có cuộc
vận động "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục". Thực tế, ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên
nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh hình thức trầm kha. Khi
người đào tạo bị nhiễm bệnh hình thức thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người,
thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh hình thức. Như thế quả là tai hại cho xã
hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hồnh hành trong ngành giáo dục như hiện
nay. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như đề ra những giải pháp cải thiện bệnh
hình thức này, em xin lựa chọn đề tài “Bệnh hình thức trong Giáo dục và đào
tạo – nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp khắc phục” với mong muốn góp
phần vào việc giảm bớt các tiêu cực trong giáo dục để giáo dục được trong sạch


và thực hiện đúng chức năng mà xã hội mong đợi.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2


2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nắm được những biểu hiện, nguyên nhân của bệnh
hình thức từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp khắc phục.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, tiểu luận có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về bệnh hình thức trong
giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, đưa ra những biểu hiện, nguyên nhân và đánh giá thực trạng của
căn bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất giải pháp chủ yếu khắc phục những tiêu cực của bệnh hình
thức trong giáo dục và đào tạo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
- Đọc và tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến bệnh hình thức
trong giáo dục và đào tạo
- Phương pháp chuyên ngành, phương pháp liên ngành, từ đó phân tích và
tổng hợp, đối chiếu và so sánh, logic và lịch sử, tra cứu tài liệu tại phòng

đọc… với tinh thần lý luận kết hợp với thực tiễn

3


NỘI DUNG
I.

Những vấn đề cơ bản về bệnh hình thức trong giáo dục và đào tạo

1.

Gíao dục – đào tạo
- Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà bản chất của nó là sự
truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ
lồi người; là q trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích
khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của
người dạy và người học theo hướng tích cực; góp phần hồn thiện
nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngồi, góp
phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã
hội đương đại. Nhờ đó, các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bổ sung và
phát triển những kiến thức và kinh nghiệm của thế hệ trước, trên cơ sở
đó mà nhân loại ngày càng phát triển.
- Giáo dục là đặc tính của con người, xã hội người; là hoạt động tác
động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người
làm cho họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu
cầu đề ra.
- Đào tạo là một quá trình đặc thù của giáo dục, nó hướng về giáo dục
chuyên nghiệp. Đó là sự phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo…- những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo những tiêu

chuẩn xác định đòi hỏi ở một cá nhân để thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn nhất định.
- Giáo dục (Education) và đào tạo (Training) có chức năng khác nhau.
Giáo dục có chức năng giúp người học mở mang kiến thức - những
kiến thức chung, cơ bản cần thiết nhất cho mỗi người trong sự tồn tại
và tham gia vào đời sống cộng đồng. Đào tạo lại có chức năng giúp

4


người học biết làm một công việc cụ thể nào đó. Nội dung của đào tạo
có tính tập trung hơn so với nội dung của giáo dục.
- Tựu trung, giáo dục và đào tạo là hoạt động trang bị kiến thức,
phương pháp và rèn luyện kỹ năng nhằm hình thành những năng lực
và phẩm chất cho người học theo những tiêu chuẩn nhất định của bậc
học, ngành học.
2.

Bệnh hình thức

- “Căn bệnh” hình thức là làm những việc khơng đáng làm, khơng nên
làm; bé nhưng lại làm to; là nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, thậm
chí cố ý đánh lừa về bản chất của sự việc, cố tình tạo nên các giá trị,
phẩm chất ảo. “Bệnh” hình thức ln có mối quan hệ chặt chẽ với hội,
lãng phí, “căn bệnh” hình thức gắn liền với "căn bệnh" thành tích,
nặng về phơ trương với tính chất “đầu voi đi chuột”, “cưỡi ngựa
xem hoa, che giấu những điều không minh bạch, hoặc gắn liền với âm
mưu “hợp lý hóa” để tư lợi, tham nhũng. “Căn bệnh” hình thức cịn có
thể do tâm lý sĩ diện, muốn “cho bằng chị bằng em”…
3. Biểu hiện của bệnh hình thức trong giáo dục – đào tạo

Bệnh hình thức, bệnh thành tích trong giáo dục hết sức nặng nề, càng
ngày càng trầm trọng thêm. Các trường học thay vì phấn đấu dạy tốt,
học tốt, thì lại cố gắng làm nổi bật “thương hiệu” bằng những hoạt
động rất hình thức: Thi học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi, thầy cô
giáo phải viết sáng kiến kinh nghiệm, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, đẩy
học sinh kém lên lớp để giảm bớt tỉ lệ lưu ban, tổ chức rầm rộ các cuộc
thi văn nghệ, thể dục thể thao… Trong các cuộc thi, nhất là thi tốt
nghiệp thì dùng đủ mọi biện pháp để trường mình có thứ bậc cao…
Bệnh thành tích nhiều khi ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã vơ tình trở thành
bệnh dối trá.
5


II.

Nguyên nhân và thực trạng của bệnh hình thức trong giáo dục và
đào tạo ở Việt Nam hiện nay

1. Nguyên nhân
Có rất nhiều ngun nhân của tình trạng này, các nguyên nhân cơ bản là:
- Cơ chế và một số quy định chung về thi đua, kiểm tra đánh giá, thanh
tra, kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo bồi dưỡng sử dụng, chính
sách đãi ngộ cán bộ quản lý……khơng phù hợp.
- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa đảm
bảo đúng yêu cầu, trong đó đáng quan tâm nhất là thiếu trung thực,
chạy theo thành tích.
- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo đúng yêu
cầu, trong đó đáng quan tâm nhất là thiếu trung thực, chạy theo thành
tích.
- Phụ huynh học sinh vẫn cịn nặng tư tưởng thành tích dẫn đến tình

trạng “chạy trường tốt, “chạy điểm”. “gởi gấm”, gị ép con em học
thêm tràn lan….
-

Ngồi ra, chế độ đãi ngộ với giáo viên còn thấp, khiến họ phải tự
bươn chải, sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực khác nhau như dạy thêm, chạy
điểm, mua điểm trong thi cử...

2.

Thực trạng
- Điển hình là vụ việc tiêu cực gian lận điểm thi THPT quốc gia năm
2018 xảy ra tại các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Hịa Bình cịn vượt xa
cả “bệnh hình thức” mà là chạy theo lợi ích cá nhân, gây bức xúc
trong dư luận xã hội. Khơng chỉ vậy, vì chạy theo thành tích, nhiều
trường đã đẩy sĩ số học sinh lên lớp 100%, trong khi thực tế có học
sinh học đến lớp 5, lớp 6 cịn chưa đọc thơng, viết thạo…
-

Nhiều năm nay, có hiện tượng bất thường là phần lớn các nhà
trường đều công bố 98% số học sinh/lớp hoặc số học sinh toàn
6


trường đạt danh hiệu học sinh giỏi, thậm chí có trường đạt 100%.
Nhiều trường nâng điểm do lãnh đạo hoặc từ giáo viên, học sinh,
cũng chỉ vì giữ “thành tích” của trường không sụt giảm, bị trừ điểm
thi đua. Nếu bị trừ điểm thi đua thì dẫn đến giáo viên sẽ mất điểm,
bị trừ tiền thưởng, trường mất danh hiệu, hiệu trưởng sẽ khó được
đề bạt cất nhắc ở vị trí cao hơn. Vì vậy, hành vi tự lừa dối về thành

tích nhiều khi được coi là đương nhiên. PGS, TS Dương Quang
Hiển, Viện Khoa học Xã hội nhân văn quân sự (Bộ Quốc phòng)
khẳng định, những biểu hiện “bệnh hình thức” trong giáo dục có các
nhóm như: Về kết quả học tập học sinh, sinh viên, thi giáo viên dạy
giỏi, thi đại trà văn bằng, chứng chỉ; dạy thêm, học thêm… Sự khác
nhau căn bản giữa thành tích và bệnh hình thức, bệnh thành tích là
giữa cái thật và cái giả. Yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt đó
chính là tính trung thực. Vì vậy, nỗ lực để đạt thành tích của một cá
nhân hay tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương.
Còn những tiêu cực, “bệnh hình thức” cần lên án và xóa bỏ.
- Đối với học sinh, bệnh hình thức được biểu hiện ở khía cạnh học
sinh gian dối trong học tập cốt để có thành tích cao, học sinh nhờ
can thiệp làm đẹp học bạ, hồ sơ để được khen thưởng hoặc được lên
lớp.
- Đặc biệt học sinh, sinh viên quá chú trọng các kỳ thi để lấy điểm số
cao mà khơng chú tâm tới kiến thức mình thu nạp được. Vì vậy,
nhiều học sinh khơng có những hiểu biết xã hội, thiếu kỹ năng sống,
còn sinh viên ra trường thiếu kiến thức thực tế, không đáp ứng được
nhu cầu của nhà tuyển dụng.
- Biểu hiện bệnh thành tích ở giáo viên khá rõ nét, giáo viên dung
túng, bao che lỗi của học sinh do sợ ảnh hưởng thi đua hàng tuần

7


của lớp. Giáo viên có những biểu hiện đối phó như sát đến ngày
kiểm tra, cho học sinh làm trước những bài gần giống đề kiểm tra
để đạt điểm cao hơn, sẵn sàng nâng điểm cao hơn thực tế, làm đẹp
học bạ để lớp mình được đánh giá cao.
- Đối với cấp lãnh đạo, có 4 biểu hiện của bệnh thành tích:

 Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo xếp loại học lực, hạnh kiểm học
sinh vào cuối kỳ, cuối năm cao hơn thực tế để nhà trường đạt các
chỉ tiêu thi đua.
 Lãnh đạo nhà trường báo cáo thiếu trung thực với cấp trên và
cha mẹ học sinh.
 Lãnh đạo nhà trường dung túng, tạo điều kiện cho cấp dưới thổi
phồng, ngụy tạo thành tích, che giấu những hạn chế yếu kém để
nhà trường đạt danh hiệu thi đua.
 Lãnh đạo nhà trường mua chuộc cấp trên và những người có
chức, quyền để lấp liếm những yếu kém, hạn chế của cá nhân
cũng như của nhà trường để nhà trường đạt danh hiệu thi đua.
- Đối với cha mẹ học sinh, họ xin điểm, chạy chứng chỉ, giấy khen
giải thưởng cho con mình để có hồ sơ học tập đẹp để có thành tích
cao hơn thực lực là phổ biến và tương đối phổ biến, chính quyền địa
phương cũng góp phần tạo ra bệnh thành tích trong giáo dục.
- Chính quyền địa phương gây áp lực cho ngành giáo dục bằng mọi
cách đạt chỉ tiêu thi đua do địa phương đặt ra. Cơ quan quản lý giáo
dục các cấp báo cáo nâng cao thành tích so với thực tế và cơ quan
quản lý cịn có biểu hiện dung túng, làm ngơ sự gian dối của cấp
dưới vì thành tích của ngành là biểu hiện của bệnh hình thức.
8


III. Giải pháp khắc phục bệnh hình thức trong Giáo dục và đào tạo
1. Giải pháp về cán bộ quản lí
Trong chiến lược phát triển giáo dục cho đến năm 2020 của Chính Phủ đề
ra hai giải pháp cơ bản đó là: đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và
đổi mới đội ngũ giáo viên cán bộ quản lí, trong đó khâu đột phá là đổi mới
quản lí, muốn đổi mới quản lý điều kiện tiên quyết là cán bộ quản lý phải có đủ
phẩm chất và năng lực cần thiết. Cán bộ quản lí có vai trị cực kì quan trọng

trong đổi mới quản lí và chống bệnh hình thức. Nếu như cán bộ quản lý giáo
dục có đầy đủ phẩm chất theo đúng yêu cầu của Đảng và Nhà nước đặt ra chẳng
hạn như trung thực, thật thà, dũng cảm…..thì làm gì có chuyện bệnh hình thức
xảy ra? Nếu như Ban giám hiệu Nhà trường không hình thức, trung thực thì có
giáo viên nào dám khơng trung thực và hình thức? Vì vậy cần phải quan tâm tới
đội ngũ này trước tiên.
1.1. Củng cố và sàng lọc đội ngũ cán bộ quản lí
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kiểm định chất lựơng cán bộ quản lí
từ đó mà rà sốt đánh giá lại tồn bộ đội ngũ cán bộ quản lí một cách
khoa học, trên cơ sở đó để bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt.....
- Mạnh dạn miễn nhiệm ngay những cán bộ quản lí thiếu nhiệt tình, thiếu
năng lưc, thiếu trung thực, chạy theo hình thức…. Đặc biệt là những đối
tượng khơng muốn làm cán bộ quản lí, bản chất cơng tác quản lí lãnh đạo
phải tự nguyện mới quyết tâm phấn đấu rèn luyện phẩm chất năng lực
lãnh đạo quản lí.
- Mạnh dạn miễn nhiệm các cán bộ quản lí làm việc hết nhiệm kì (5 năm)
mà hiệu quả cơng tác thấp, “trung bình chủ nghĩa”.
- Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có tâm huyết. Thực hiện tốt cơng tác cán bộ
kế cận dự bị.
1.2.

Bồi dưỡng cán bộ quản lí

9


Cán bộ quản lý giỏi, có đầy dủ phẩm chất và năng lực cần thiết sẽ có đủ
bản lĩnh chống bệnh thành tích, hình thức có hiệu quả bằng chính cơng tác quản
lý thực tiễn của mình. Bệnh hình thức, chạy theo thành tích là biểu hiện sự yếu
kém cả về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Tổ chức có chất lượng các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí theo chương
trình, bồi duỡng mang tính chất đào tạo; tổ chức cho các đối tượng đương
chức, kế cận và dự bị. Mạnh dạn đổi mới phương thức bồi dưỡng theo
hướng tăng kĩ năng quản lí hơn là nhận thức lí thuyết. Đánh giá nghiêm
túc kết quả bồi dưỡng.
-

Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của
từng địa phương.

- Tổ chức hoạt động “câu lạc bộ hiệu trưởng” để trao đổi kinh nghiệm quản
lí và tìm giải pháp mới cho quản lí nhà trường, đồng thời bồi dưỡng
những phẩm chất cần thiết cho người cán bộ quản lý giáo dục.

1.3.

Chế độ chính sách đối với cán bộ quản lí
Thực tế, chế độ phụ cấp cho cán bộ quản lí hiện nay là khơng thu hút,

khơng kích thích cán bộ quản lý. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên giỏi,
có năng lực khơng muốn làm quản lí ở trường học cũng như đưa về các cơ quan
quản lý. Ở các nước, người đứng đầu một tổ chức thu nhập cao hơn rất nhiều
lần so với người khác trong đơn vị.
Như vậy giải pháp hàng đầu cần tiến hành mạnh mẽ là củng cố, sàng lọc
đội ngũ cán bộ quản lí, đầu tư đúng mức cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng, chế độ
chính sách thỏa đáng. Sự đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao vì đây là khâu
đột phá trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
2. Quản lí tốt chất lượng giáo dục, đảm bảo trung thực trong kiểm tra
đánh giá


10


Để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, áp lực từ xã hội… Khơng ít giáo viên, nhà
trường đã hạ thấp yêu cầu đánh giá, không đảm bảo thực thi nghiêm túc các văn
bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Có trường, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chỉ được
xếp loại hạnh kiểm học sinh từ khá trở lên, có giáo viên dạy rất “tệ” nhưng điểm
kiểm tra của học sinh bao giờ cũng từ 7 điểm trở lên. Hiện tượng thiếu trung
thực trong đánh gía kiểm tra khơng phải là hiếm. Cái mà giáo dục hiện nay
cần là sự trung thực. Vịêc đánh giá quản lí chất lượng sẽ quyết định cho
việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Từ lâu ta quá chú ý đổi mới
phương pháp dạy - học nhưng ít chú ý đến quản lý chất lượng nên hiệu quả đổi
mới phương pháp chưa nhiều. Những việc cần thiết nên làm là:
- Quản lí chặt chẽ việc đánh giá cho điểm của giáo viên. Chấm dứt tình
trạng dạy học giáo dục không ra làm sao, nhưng đánh giá học sinh là tốt,
giỏi , gian dối như thế là tự lừa dối mình lừa dối xã hội. Cán bộ quản lí
trường học phát hiện nhận diện ra các giáo viên này khơng phải là khó,
có điều là có mạnh dạn cương quyết hay không hay là làm ngơ, thậm chí
“bật đèn xanh” cho giáo viên.
- Tổ chức quản lí chặt chẽ vịêc kiểm tra 1 tiết thi học kì.( ra đề chung, cắt
phách, chấm chéo,…). Việc này có một số trường đã làm và có hiệu quả
tốt.
- Thơng qua hai kì thi quan trọng: thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học
mà phân loại đánh giá từng giáo viên. Từ trước đến nay ta thường chú ý
đến tỉ lệ tốt nghiệp để xếp hạng chất lượng giáo dục giữa các trường. Từ
nay cần tính điểm trung bình cộng của từng môn thi cho từng lớp, từng
trường để đánh giá chất lượng sẽ đảm bảo chính xác khoa học và có tác
dụng tốt ( cách mà Bộ GD-ĐT đã làm trong kỳ thi tuyển sinh Đại học ).
3. Xây dựng đôi ngũ giáo viên:
Giáo viên trực tiếp quyết định đến chất lượng giáo dục, nhưng đội ngũ

giáo viên của ta hiện nay, một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu.
11


Cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nhất là phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp.
3.1.

Sàng lọc đội ngũ giáo viên.
Cần mạnh dạn tiến hành nhanh chóng sàng lọc đội ngũ giáo viên theo chủ

trương của tỉnh. việc sàng lọc đổi với những người không đủ bằng cấp tương
đối dễ, nhưng khó khăn là đối với giáo viên có đủ bằng cấp nhưng không đảm
đang được nhiệm vụ, thiếu nhiệt tình, thiếu trung thực. Với đối tượng này, vai
trị của nhà trường là rất quan trọng, phải quản lí chất lượng nghiêm túc kết hợp
với bộ phận đánh giá của Sở GD-ĐT để sàng lọc.
Hiện nay nguồn nhân lực cho ngành giáo dục khơng phải là thiếu, chúng
ta có đủ điều kiện, thời cơ để mạnh dạn sàng lọc đội ngũ. Đã đến lúc phải loại
bỏ ngay những giáo viên thiếu lương tâm nghề nghiệp, đối phó, hình thức, thiếu
trung thực trong công tác giáo dục. Muốn làm được việc nầy cần mạnh dạn bổ
sung thêm hình thức kỹ luật nặng đối với những ai thiếu trung thực trong ngành
giáo dục
3.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Hiệu trưởng các trường cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của
mình bằng nhiều hình thức với những nội dung thiết thực, bổ ích, nhất là
phải thường xuyên bồi dưỡng về phảm chất đạo đức, các giá trị cần có
của một nhà giáo hơm nay chẳng hạn như lịng trung thực, lương tâm
nghề nghiệp, thiên chức nhà giáo…. Quản lí chất lượng, bồi dưỡng sử
dụng đội ngũ giáo viên là một thể thống nhất. Thực tiễn các trường tiên
tiến đều làm tốt khâu này mà đảm bảo được chất lượng giáo dục.

- Nên tiến hành khảo sát đánh giá chính xác thực trạng tay nghề đội ngũ
giáo viên phổ thông để có giải pháp bồi dưỡng thích hợp.

12


KẾT LUẬN
Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà
nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là ngun khí của quốc gia. Giáo dục
chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh
của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên
những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ
tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát
triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội
nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh
này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại
sinh tử khơng khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có
thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, khơng phải vì có
một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có
cường thịnh hay khơng tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để
có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không, cần phải học tập thật tốt,
ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho
bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó khơng
phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói khơng với những tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PGS,TS. Đoàn Thị Minh Oanh, Giáo trình Lãnh đạo, quản lý giáo dục,
khoa học và mơi trường.
2. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị quốc gia, năm 2005.
3. PGS Văn Như Cương, Bệnh hình thức, bệnh thành tích trong giáo dục ngày
càng trầm trọng, báo Công an nhân dân, năm 2015.
4. Qúy Tùng, Khắc phục “bệnh thành tích” trong giáo dục, báo Nhân dân điện
tử, năm 2020.
5. Đỗ Phú Thọ, Bệnh hình thức, báo Quân đội Nhân dân, năm 2017.

14



×