Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUY HOẠCH TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN 2010 " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.65 KB, 6 trang )

1
QUY HOẠCH TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN 2010
Nguyễn Thanh Sơn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Ở
Việt Nam, từ tháng 4/2006, Chiến lược phát triển tài nguyên nước quốc gia mới ra đời đã định hướng theo
xu hướng này. Báo cáo trình bày quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 với 5 lưu
vực sông: Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu, Xê Pôn và Sê Păng Hiêng trên các nguyên tắc của Chiến lược nói
trên.
1. Giới thiệu chung
Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc
gia, một vùng lãnh thổ hay một lưu vực sông bao gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương
thức quản lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Khi tiến hành quy hoạch tổng hợp nguồn nước thường gặp phải các mâu thuẫn: a) giữa các ngành
dùng nước; b) giữa sử dụng và phát triển bền vững và c) giữa khai thác và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó,
một nguyên tắc cơ bản, mang tính chỉ đạo trong việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước của tỉnh
Quảng Trị là được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Điều này được thể hiện rõ ở Văn kiện
Đại hội Đảng IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và cũng là khẩu hiệu của Đại hội Đảng
X “trí tuệ, đoàn kết và phát triển bền vững”. Khái niệm phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên nước
đã được cụ thể ở Luật Tài nguyên nước quốc gia và Chiến lược phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc
gia. Theo báo cáo của ủy ban Brundtland 1987 Phát triển bền vững được định nghĩa như sau: "sự phát triển
nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế
hệ tương lai". Phát triển bền vững có ba thành phân cơ bản là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và bảo
vệ môi trường.
Một chiến lược phát triển bền vững là: "một quá trình lặp lại của các suy nghĩ, các hành động có sự
phối kết hợp và tham gia của nhiều thành phần để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường theo
hướng cân bằng và tổng hợp ở các cấp độ địa phương và trung ương". Quá trình này bao gồm phân tích hiện
trạng, thiết lập các chính sách và các kế hoạch hành động, thực thi các kế hoạch hành động, theo dõi và đánh
gia kết quả. Các nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng một chiến lược phát triển tài nguyên nước của tỉnh
Quảng Trị bao gồm:
· Phù hợp với Chiến lược phát triển tài nguyên nước quốc gia (Việt Nam), vùng lãnh thổ (khu


vực Miền Trung).
· Gắn với các đặc điểm, hiện trạng và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi
trường của tỉnh
· Chiến lược phải đưa ra được các thứ tự ưu tiên phát triển và đầu tư
· Kế thừa các chiến lược và quy hoạch đã có.
Chiến lược tài nguyên nước quốc gia của Việt Nam [1] mới được ban hành vào tháng 4/2006 và còn
chưa được áp dụng vào thực tiễn. Theo đó, những nội dung chính khi tiến hành Quy hoạch tổng hợp tài
nguyên nước tỉnh Quảng Trị cần đảm bảo các mục tiêu sau:
1. Tối ưu hoá các lợi ích đa mục tiêu từ tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác.
Luận cứ này được xác lập trên cơ sở tính toán cân bằng nước cho các lưu vực sông và các quy hoạch tổng thể
cho nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại và du lịch đã được duyệt, trong đó hai
nhiệm vụ hàng đầu mang tính chất quốc gia là đảm bảo nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
2. Tối ưu hoá việc sản xuất điện năng. Nhiệm vụ này thường có mâu thuẫn với nhiệm vụ phòng chống
lũ cần được giải quyết một cách hợp lý nhất, đặc biệt khi thuỷ điện Rào Quán đi vào hoạt động.
3. Phòng chống lũ lụt. Rà soát và đánh giá lại các công trình phòng lũ, các tuyến đê, kè dọc các sông
Hiếu, Cam Lộ, Thạch Hãn, đồng thời khoanh các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, xây mới các hồ chứa vừa
nhằm mục đích tích trữ nước đồng thời làm nhiệm vụ điều tiết nước vào mùa lũ, giảm tải cho việc thoát lũ qua
cửa Tùng và cửa Việt.
4. Đảm bảo cấp nước cho dân sinh và công nghiệp. Tính đến việc cấp nước cho hai thị xã Đông Hà và
Quảng Trị, đặc biệt là Đông Hà, trong tương lai khi nâng cấp lên thành phố, các công trình cấp nước sạch cho
cư dân ở nông thôn. Đảm bảo cấp nước cho các khu công nghiệp, các khu thương mại, các khu du lịch và các
chợ đầu mối trên cơ sở cân bằng nước ở các lưu vực sông và đặc thù tài nguyên nước mặt và nước ngầm.
5. Duy trì chất lượng nước theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành (Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN–1995) đối với các đối tượng sử dụng nước. Đặc biệt lưu ý với các nguồn cấp nước sinh hoạt, du lịch
và nghỉ dưỡng tại các lưu vực sông chảy qua các thị xã, các khu sinh thái và vấn đề xâm nhập mặn tại các
vùng cửa sông và vùng ven biển.
6. Quy hoạch cần tính đến sự duy trì bền vững môi trường. Khi quy hoạch cần tính đến vấn đề dự trữ
2
nước để đảm bảo phát triển bền vững tránh cho việc khai thác làm tổn hại đến khả năng tái tạo của tài nguyên
nước mặt cũng như nước ngầm.

7. Duy trì phát triển thuỷ sản. Quy hoạch tài nguyên nước đáp ứng các khu nuôi trồng thuỷ sản, tính
các diện tích mặt nước để khai thác một cách hợp lý ở các đầm nuôi, các hồ chứa trên các lưu vực sông.
8. Quy hoach tài nguyên nước đáp ứng các Quy hoạch ngành và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Quảng Trị đến 2010 [2, 3] và 2020, chú ý đến sự đáp ứng về tài chính và khả năng đầu tư các công
trình. Đặc biệt ưu tiên các công trình thuỷ lợi, cấp nước và phòng lũ.
2. Các bước tiến hành
2.1. Kiểm kê và đánh giá tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị
Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có năm hệ thống sông chính: (1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là
sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và
Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2660 km
2
, độ dài sông chính
là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực
là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5. (2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực
là 809 km
2
, dài 64,5 km, độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới
sông là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43. (3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá
Tam Gaing về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km
2
, dài 65 km. Đầu nguồn lưu vực nằm
ở địa phận tỉnh Thừa Thiên – Huế. (4) Hệ thống sông Xê Pôn và (5) Sê Păng Hiêng nằm ở phía tây và tây bắc
của tỉnh, thuộc tây Trường Sơn, đổ vào sông Mê Công.
Toàn tỉnh có 2 trạm đo lưu lượng Gia Vòng và trạm Rào Quán và 6 trạm đo mưa. Tài nguyên nước
được đánh giá qua tài nguyên nước mưa, nước sông ngòi, nước trên các hồ đập và nước dưới đất. Các kết quả
tính toán đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị [4] cho phép rút ra một số kết luận như sau:
Về tài nguyên nước mưa
- Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng năm tính trung bình
trên phạm vi toàn tỉnh trên 2400 mm phân bố không đều theo không gian, phụ thuộc vào hướng sườn dốc và
độ cao địa hình có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Nơi mưa ít nhất là những thung

lũng khuất gió như Khe Sanh, Tà Rụt và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn. Nơi mưa nhiều nhất
là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn, thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ. Mức độ dao động của
lượng mưa năm với hệ số biến đổi dao động trong khoảng từ 0,20 đến 0,24.
- Lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị phân phối không đều trong năm, hình thành hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Các khu vực thuộc sườn phía Đông Trường Sơn có mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn, chỉ 3
đến 4 tháng (IX – XI, XII) còn mùa khô kéo dài tới 8-9 tháng (XII, I – VIII). Các khu vực thuộc sườn phía
Tây Trường Sơn có mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn (VI – – XI, khoảng 6 tháng) còn mùa khô ( XII – V).
Sự phân hóa giữa hai mùa mưa - khô khá sâu sắc. Tại sườn phía Đông Trường Sơn, tổng lượng mưa cả mùa
mưa chiếm 59-73% tổng lượng mưa năm; trong khi đó, mùa khô chỉ chiếm 27-41%. Tại sườn phía Tây
Trường Sơn, tổng lượng mưa của mùa mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa năm còn mùa khô chỉ chiếm
chưa đầy 20%.
- Phân phối mưa năm theo tháng trong tỉnh Quảng Trị phân hoá thành 2 dạng rất khác biệt. Sườn
phía đông Trường Sơn có phân phối mưa trong năm dạng 2 đỉnh; cực đại chính xuất hiện vào X, đỉnh phụ
xuất hiện vào tháng VI do có mưa "tiểu mãn", cực tiểu chính xuất hiện trong các tháng I ¸ IV còn cực tiểu
phụ xuất hiện vào tháng VII. Sườn phía tây Trường Sơn có phân phối mưa trong năm dạng 1 đỉnh, cực đại
xuất hiện vào X còn cực tiểu xuất hiện trong các tháng I ¸ IV.
Về tài nguyên nước sông
- Nằm trong vùng mưa tương đối lớn nên dòng chảy năm trong tỉnh Quảng Trị cũng khá dồi dào. Mô
đun dòng chảy năm bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 45,4 l/skm
2
, tương đương với lớp dòng chảy 1431,2 mm.
Chuẩn dòng chảy năm phân bố không đều theo không gian, biến đổi theo độ cao địa hình từ 30 l/skm
2
đến 60
l/skm
2
. Thượng nguồn các sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ, hạ lưu sông Ô Lâu có nguồn nước rất dồi dào,
mô đun dòng chảy hàng năm đạt tới 50-60 l/skm
2
. Hữu ngạn của thượng nguồn sông Xê Pôn và phần sông

Đa-krông trên dãy Trường Sơn là những khu vực có lượng dòng chảy nghèo nhất, mô đun dòng chảy năm đạt
30-40 l/skm
2
. Vùng đồng bằng ven biển và đảo Cồn Cỏ có dòng chảy năm vào loại trung bình, mô đun dòng
chảy năm đạt 38-45 l/skm
2
. Các khu vực còn lại có chuẩn dòng chảy năm khoảng 40-50 l/skm
2
.
- Theo lưu vực, hệ thống sông Ô Lâu có dòng chảy năm phong phú nhất (48,3 l/skm
2
, tương đương
1524 mm); hệ thống sông Bến Hải (45,8 l/skm
2
, tương đương 1444,7 mm); hệ thống sông Sê Păng Hiêng
(45,7 l/skm
2
, tương đương 1442,2 mm) và hệ thống sông Thạch Hãn (44,8 l/skm
2
, tương đương 1442,8 mm).
3
- Tổng lượng dòng chảy năm, trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị là 6,673 km
3
, trong đó: hệ
thống sông Bến Hải 1,31 km
3
(chiếm 19,6 %), hệ thống sông Thạch Hãn khoảng 3,92 km
3
(58,8 %), hệ
thống sông Ô Lâu 0,50 km

3
(7,55 %) và hệ thống sông Sê Păng Hiêng 1,05 km
3
(15,8 %). Mức đảm bảo
nước tính trung bình hàng năm trên một người dân hiện tại của tỉnh Quảng Trị là 10750 m
3
/người, cao hơn
nhiều so với trung bình của cả nước (4750 m
3
/người).
- Dòng chảy tỉnh Quảng Trị phân phối rất không đều trong năm. Mùa lũ duy trì trong khoảng thời
gian 4 tháng, chiếm tới 62,5-80% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài 8 tháng, chiếm khoảng
20-37,5%. Hầu hết, phân phối dòng chảy trong năm cũng có dạng hai đỉnh. Cực đại chính xuất hiện vào tháng
XI, đỉnh phụ xuất hiện do lũ tiểu mãn vào tháng V hoặc VI. Cực tiểu chính xuất hiện vào tháng IV và cực tiểu
phụ vào tháng VII. Riêng các lưu vực sông trên sườn tây Trường Sơn thì có phân phối dòng chảy trong năm
dạng 1 đỉnh với cực đại xuất hiện vào tháng X và cực tiểu vào tháng III.
- Kết quả phân tích chất lượng nước sông cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý-hóa học-vi sinh của
các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, có
thể sử dụng tốt cho nông nghiệp và các mục đích khác. Tuy nhiên, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải thông qua
xử lý trước khi sử dụng.
Về tài nguyên nước hồ
- Quảng Trị hiện có 101 hồ chứa có dung tích từ dưới 1 triệu m
3
đến trên 10 triệu m
3
. Tổng trữ
lượng nước tại các hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trên 221 triệu m
3
, đảm bảo tưới cho diện tích trên 12 nghìn
hecta.

- Chất lượng nước hồ đạt tiêu chuẩn loại B, đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho nông nghiệp và các mục
đích khác, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải xử lý trước khi sử dụng.
Về tài nguyên nước ngầm
Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước, ở từng vùng trong tỉnh có thể dự báo triển vọng khai thác
nước dưới đất như sau.
- Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An có thể khai thác nước
dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia. Tổng lưu lượng khai thác có thể đạt tới 10.000
m
3
/ngày. Ở Gio Linh, kết quả thăm dò cho thấy có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m
3
/ngày.
Vùng thị xã Đông Hà và thị trấn Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công
suất tổng cộng đạt tới 19.000m
3
/ngày. Vùng phía tây thị xã Đông Hà cũng có thể khai thác đạt tới lưu lượng
2.800m
3
/ngày.
- Miền đồi núi phía tây, tây nam : Ở Cam Lộ có thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước
trầm tích carbonat với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m
3
/ngày. Ở các vùng trong miền đồi núi chỉ có thể
khai thác nước dưới đất bằng các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào
khoảng 0,5 đến 10 m
3
/h và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng khai thác trong một số thời
gian để mực nước tĩnh hồi phục.
- Các nguồn nước nóng và nước khoáng trong tỉnh đều có chất lượng tốt, cần nhanh chóng điều tra
chi tiết, xây dựng kế hoạch khai thác, phát huy hiệu quả đưa vào sử dụng cho các mục đích nghỉ dưỡng và du

lịch
2.2. Dự báo và tính toán nhu cầu dùng nước tỉnh Quảng Trị năm 2010
Tính toán nhu cầu của các hộ sử dụng nước chính trong tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 [5] được tổng
hợp từ các số liệu theo Niên giám thống kê của tỉnh năm 2005 và các chỉ tiêu tăng trưởng dân số đô thị và
nông thôn, diện tích canh tác, phát triển công nghiệp, thủy sản, đô thị, bảo vệ môi trường trong các báo cáo
quy hoạch các ngành này ở địa phương đến 2010. Cán cân nước đến 2010 thể hiện ở bảng sau:
Cân bằng nước I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Nước đến 315 176 109 112 242 307 273 452 1021 1684 1317 763 6772
Nước dùng
175
199
220 196 272 320 312 205 140 132 131 159 2461
Cán cân nước
140
-23
-111 -84 -30 -13 -39 247 881 1552 1186 604 4310
Cơ cấu sử dụng nước đến 2010 thể hiện trong hình 1, sau đây
TT
Hạng mục
cấp nước
Nhu cầu
(triệu m
3
)
Cơ cấu cấp nước
4
1
Sinh hoạt, TS,
DLTM
41.4

2
Môi trường,
giao thông
1275.1
3 Công nghiệp 159.5
4 Nông nghiệp 857.2
Tổng 2333.2
Theo hình 1 cho thấy các hộ dùng nước chính năm 2010 sẽ là: nước dùng cho bảo vệ môi trường
54%; nông nghiệp 37% ; tiếp đó là công nghiệp 7%, còn các ngành khác như nước sinh hoạt, thủy sản,
thương mại và du lịch vẫn chiếm một tỷ trọng bé (khoảng 2%). Từ việc nhận xét cơ cấu sử dụng nước trên địa
bàn tỉnh, việc lập quy hoạch chọn đối tượng nông nghiệp làm đối tượng ưu tiên chính trong quy hoạch.
2.3. Lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở tính toán nhu cầu sử dụng nước đến 2010 của các hộ sử dụng nước chính trong phạm vi
toàn tỉnh, cân đối các nguồn tài nguyên nước trên các lưu vực sông, đã tiến hành lập quy hoạch tài nguyên
nước [6] trên các nguyên tắc cơ bản sau:
· Thỏa mãn mọi nhu cầu dùng nước của các hộ sử dụng nước, ưu tiên cho công tác bảo vệ
môi trường, nông nghiệp và phòng lũ.
· Điều tiết phân phối dòng chảy bằng các biện pháp công trình (hồ chứa, đập dâng) và phi
công trình (trồng rừng, thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ ) Nâng cấp các công trình đã có
(hồ chứa, đập dâng, trạm bơm) và dự kiến các công trình mới để đảm bảo cân bằng nước
trong từng hệ thống (lưu vực). Quan điểm cân bằng ở đây là giữ nước mặt ở các tháng thừa
nước để bù đắp cho các tháng thiếu nước trên các lưu vực cụ thể. Chỉ rõ nguồn nước và khu
tưới dự kiến. Theo tính toán, đến 2010 nguồn nước thiếu trong các tháng mùa kiệt khoảng
600 triệu m
3
, trong khi đó lượng nước hiện có trong các hồ chứa hiện tại mới chỉ đạt 200
triệu m
3
, lượng nước cần tích trữ thêm khoảng 400 triệu m
3

.
· Tận dụng tối đa nguồn nước mặt, khi cần thiết mới sử dụng nước ngầm bổ sung (chủ yếu
cấp nước sinh hoạt và công nghiệp)
· Xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có
định hướng năm 2020. Các giải pháp thực hiện quy hoạch phù hợp với Chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh đến 2010.
5
3. Kết luận và kiến nghị
Qua việc lập Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, tập thể tác giả đã rút ra những kết
luận sau đây:
1. Tài nguyên nước mặt Quảng Trị khá dồi dào, hàng năm, trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị
hình thành một tổng lượng dòng chảy cỡ 6,673 km
3
song lại phân bố rất không đều theo các tháng trong năm,
do vậy lũ lụt, hạn hán vẫn là nguy cơ thường trực trên tất cả các lưu vực sông nói riêng và toàn tỉnh nói chung
Mặc dù chỉ kéo dài 4 tháng nhưng mức độ tập trung dòng chảy trong mùa lũ khá lớn, chiếm tới 62,5 - 80%
tổng lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt kéo dài tới 8 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm
khoảng 20 - 37,5% tổng lượng dòng chảy cả năm. Chất lượng nước vẫn thuộc loại sạch, đạt tiêu chuẩn loại B
cho cấp nước nông nghiệp và công nghiệp.
2. Tài nguyên nước ngầm khá hạn chế. Phần lớn diện tích là đới nước ngầm không liên tục, khó khăn
trong việc tổ chức khai thác công nghiệp. Tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị tuy không lớn,
nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng đáp ứng các nhu cầu dùng nước của một số đô thị, nhu cầu sinh hoạt
của các vùng nông thôn và miền núi.
3. Tuy có một số lượng hồ chứa nước khá lớn trên địa bàn tỉnh, nhưng việc quản lý tổ chức vận hành
còn mang tính cục bộ, chưa mang tính hệ thống. Hơn nữa do công tác duy tu, bảo dưỡng hồ đập và hệ thống
kênh mương còn hạn chế nên chưa phát huy được khả năng cấp nước như thiết kế đặt ra. Hầu hết các hồ chứa
còn hoạt động dưới công suất thiết kế.
4. Điều tra hiện trạng các hộ dùng nước cho thấy phần lớn nước được tập trung cho việc tưới tiêu
trong sản xuất nông nghiệp, chiếm một tỷ trọng lớn. Thống nhất với các nghiên cứu trước đây rằng: các công
trình phòng lũ đủ để phòng lũ tiểu mãn và lũ sớm. Riêng lũ chính vụ cần có biện pháp phòng tránh. Việc đẩy

mặn hạ du và lượng nước cần để đảm bảo phát triển môi trường bền vững theo định mức, cần chiếm một tỷ
trọng rất lớn (trên 50%) nhưng chưa được chú trọng. Tỷ lệ cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, du lịch
thương mại và thủy sản chiếm chưa đến 10%.
5. Công tác quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được
tiến hành theo các lưu vực sông, có nguồn cấp nước độc lập (dòng chảy trên khu vực và đầu mối cấp nước tập
trung theo hệ thống sông) chủ yếu giải quyết các vấn đề về nguồn nước, chống hạn, tiêu úng, chống lũ tiểu
mãn và lũ hè thu, tránh lũ chính vụ. Phương án chỉ đạo trong quy hoạch nhằm đáp ứng nguồn nước phục vụ
các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi dựa trên các công trình đã có, phân lại vùng cấp nước, bổ sung các công
6
trình mới để điều hòa nguồn nước trên từng lưu vực, kết hợp sử dụng nước mặt và nước ngầm.
6. Với tổng lượng nước dồi dào, địa hình thuận lợi để tích nước nhưng hiện nay trữ lượng toàn bộ
các hồ mới chỉ đạt khoảng 200 triệu m
3
, trong khi lượng nước thiếu trong mùa kiệt hiện nay là khoảng 300
triệu m
3
, và con số đó trong tương lai là 600 triệu m
3
vào năm 2010 và 700 triệu m
3
vào năm 2020. Việc đầu
tư, quy hoạch xây dựng thêm cũng như việc cải tiến việc quản lý vận hành hồ chứa là một vấn đề cần được
nghiên cứu kỹ.
Qua quá trình tiến hành lập lập Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước đến 2010 có định hướng 2020,
có một số kiến nghị như sau:
1. Hiện nay số liệu về thủy văn rất không đầy đủ, cả tỉnh mới có một trạm đo lưu lượng tại Gia
Vòng trên sông Bến Hải. Để cơ bản có tài liệu thủy văn cần bổ sung thêm các trạm. Trên sông Bến Hải: Đặt
thêm một trạm đo mực nước và độ mặn tại Cửa Tùng. Trên hệ thống sông Thạch Hãn: Đặt một trạm đo lưu
lượng, mực nước trên sông Cam Lộ (tại trạm bơm Cam Lộ), đặt một trạm đo mực nước tại An Mã, trạm đo
mực nước và độ mặn tại Cửa Việt.

2. Nhằm đảm bảo cấp nước thỏa mãn các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, từ nguồn tài nguyên
nước tiềm năng khá dồi dào, địa hình khá thuận lợi cần phải tích cực huy động vốn đầu tư vào các hồ chứa
nước bằng cách:
- Cải tạo nâng cấp các hồ chứa hiện đang sử dụng đạt mức 85% thiết kế, xây mới các hồ ở đầu nguồn
các sông Thạch Hãn, Bến Hải đưa tổng trữ lượng nước hồ chứa lên khoảng 300 triệu m
3
đến 2010 và 450
triệu m
3
đến 2020 bao gồm: (1) cụm công trình Hồ Xá, cụm Thượng Thạch Hãn và ven Quốc lộ 9 tưới cho
cây trồng cạn (2) cụm thượng nguồn các sông Cam Lộ, Vĩnh Phước và Bến Hải, đặc biệt là các công trình
tiếp nước hồ Vĩnh Phước 2 và (3) cụm sông Sa Lung - Mè Tré và Khe Mướp - Tân Bích
3. Hiện nay việc quản lý tài nguyên nước đang chưa có một sự quản lý thống nhất và đồng bộ. Cần
có một tổ chức quản lý điều hành chung ở cấp tỉnh để giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa các hộ dùng
nước và các địa phương có chung nguồn nước trong tỉnh.
Tài liệu tham khảo
1. Cục Quản Lý Nước, Bộ TN&MT, 2006 Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, Hà Nội
2. UBND tỉnh Quảng Trị, 1996. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng
Trị thời kỳ 1996-2010. Quảng Trị.
3. UBND tỉnh Quảng Trị, 2000. Báo cáo bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Quảng Trị (từ nay đến 2010).
4. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, 2006. Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, Báo cáo
chuyên đề công trình "Lập quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định
hướng 2020", Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2006. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị,
Báo cáo chuyên đề công trình "Lập quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có
định hướng 2020", Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự, 2006. Báo cáo công trình "Lập quy hoạch tổng thể tài nguyên
nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020", Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thanh Sơn, Khoa KTTV-HDH, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Tel:

8584943; E-mail:
GENERAL PLANNING WATER RESOURCE FOR QUANG TRI PROVINCE APPLIED TO 2010
Nguyen Thanh Son
College of Sciense, VNU
General planning water resource for river basins is applied world-wide. Vietnam
national strategy to develop water resource is constructed since April, 2006, following this
trend. This paper introduces general planning water resource for Quang Tri province to 2010
for 5 river basins, including Ben Hai, Thach Han, O Lau, Xe Pond, and Se Pang Hieng, based
on principles of the above strategy.

×