Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH SỐNG THANH CAO, TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.03 KB, 25 trang )

Chuyên đề 5
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH SỐNG THANH CAO,
TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA HỒ CHÍ MINH
LỜI NĨI ĐẦU
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nội dung
quan trọng trong Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa
XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Quán triệt, chấp hành Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 08/7/2016
Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị số 87-CT/QUTW về Đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ qn
đội và tồn quân, nhằm làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của các tổ
chức, của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tăng
cường bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi
vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao trong toàn quân, việc biên soạn tài liệu này góp
phần làm rõ một số nội dung cơ bản và biện pháp nhằm đẩy mạnh học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Qua
đó hồn thiện phẩm chất, nhân cách cho mỗi quân nhân, đáp ứng với yêu cầu
xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong
giai đoạn hiện nay.

1


NỘI DUNG
I. PHONG CÁCH SỐNG THANH CAO, TRONG SẠCH, GIẢN DỊ
CỦA HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ
Chí Minh
Phong cách là một cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống, ổn định và đặc


trưng của chủ thể. Nó bị chi phối bởi các nhân tố như truyền thống văn hóa, lối
sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân…
Phong cách không phải là bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành bởi sự phấn
đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi không ngừng của chủ thể.
Phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu
ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người, được thể hiện trong
mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có
giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, phát triển theo lơgíc đi từ suy nghĩ (phong
cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua hoạt động
sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt).
Phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị là sống có đạo đức, ln chí
cơng vơ tư (khơng cầu kì, khơng xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn
cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân), được mọi người xung quanh kính trọng; được
thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Cách ăn, mặc, ở, đi lại và giao tiếp
hàng ngày; cách hành xử của mỗi người, cử chỉ, cách thể hiện bản thân... được
hình thành qua quá trình rèn luyện kiên trì, bền bỉ.
Phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh là
những phẩm chất, chuẩn mực thể hiện riêng trong con người Hồ Chí Minh. Đó
là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hàng ngày; là cách sống
chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có
ham muốn danh lợi riêng cho mình; đó là tình thương u con người hịa quyện
với tình u thiên nhiên tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp
chặt chẽ với những rung động say mê của một tâm hồn nghệ sĩ. Phong cách đó
2


khơng chỉ tác động đến nhận thức mà cịn có sức cảm hoá con người, là phong
cách của một vĩ nhân nhưng không xa lạ, khác thường, mà rất gần gũi, ai ai cũng
có thể học tập và làm theo.
2. Những biểu hiện chủ yếu trong phong cách sống thanh cao, trong

sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
a) Phong cách sống thanh cao
Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là một nét đẹp văn hóa, cũng
đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người. Thanh cao ấy là cốt cách của bậc hiền
triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí
Minh. Phong cách đó được bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, từ q hương, gia
đình Hồ Chí Minh và chính từ những phẩm chất riêng của Hồ Chí Minh, thể hiện
như sau:
* Một là, Hồ Chí Minh là người cống hiến cả cuộc đời cho dân tộc Việt
Nam.
Hồ Chí Minh suốt cuộc đời ln vì việc chung, vì lợi ích chung của cả
dân tộc, của đất nước. Cuộc sống riêng của Người đã thực sự hòa nhịp chung
vào lợi ích chung của cả dân tộc, chăm lo cho lợi ích chung của cả dân tộc, dù ở
trên bất kỳ cương vị nào. Khi trở thành Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, Người
ln quan niệm đó là nhiệm vụ mà nhân dân giao cho nên phải hết lòng, hết sức
phục vụ nhân dân. Khi được ủy thác quyền lực thì làm việc hết lịng, hết sức,
cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận, bao giờ
đồng bào cho lui thì phải vui lịng lui. Cả cuộc đời của Người là sự hy sinh lớn
lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tơi chỉ có một ham muốn,
ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” 1.
Trước lúc đi xa, Người viết trong Di chúc: “Suốt đời tơi hết lịng, hết sức phục
vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới
này, tơi khơng có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ
1

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 627

3



lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”2.
* Hai là, yêu thương con người, hịa mình với thiên nhiên
Sự thanh cao của Hồ Chí Minh cịn là sự u thương con người và hịa
mình với thiên nhiên. Suốt cuộc đời của mình, Người ln quan tâm và dành tình
cảm cho mọi tầng lớp người. Người luôn đau trước những nỗi đau của người dân
mất nước, của những người chịu cảnh lầm than. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ,
thương bộ đội, chiến sĩ dân công. Người luôn cảm thông, chia sẻ nỗi đau của mọi
người, mọi nhà và dành tình cảm cho mọi tầng lớp người.
Đối với Hồ Chí Minh, yêu thương con người không chỉ là sự quan tâm
đối với con người mà đó cịn là sự hy sinh tất cả vì con người.
Người quan niệm: Cơm cán bộ ăn, áo cán bộ mặc, vật liệu cán bộ dùng
đều là của dân, thì việc phục vụ dân, làm cơng bộc của dân là nhiệm vụ của
người cán bộ, đảng viên. Ngày 9/12/1961, nói chuyện với những cán bộ, đảng
viên lâu năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân khơng đủ muối, Đảng phải lo.
Dân khơng có gạo ăn đủ no, dân khơng có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các
cháu bé khơng có trường học, Đảng phải lo. Tơi lo chuyện này lắm: các cháu
mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc Đảng phải lo… ngay đến cả tương, cà,
mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo”3. Ý thức phục vụ nhân dân không phải
nằm ở Nghị quyết, Chỉ thị, hơ hào, kêu gọi, nói sng, mà phải được xuất phát
từ lịng thương u nhân dân, từ đó có động lực để ngày đêm nghĩ cho dân, lo
cho dân, lo từ việc lớn đến việc nhỏ.
Hồ Chí Minh yêu tha thiết cảnh vật xung quanh Người. Đó là những hàng
dâm bụt, những cây xồi hay những bơng hoa sen… song Người hết sức yêu mến
và quý trọng. Trong những năm tháng cuối đời, Người sống trong ngôi nhà sàn
đơn sơ giản dị, ngát hương thơm của cây cỏ, hoa lá trong vườn nhưng tâm hồn thì
lộng gió bốn phương thời đại. Người ln ln có sự q trọng và bảo vệ những
giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
* Ba là, Hồ Chí Minh là người có tấm lịng khoan dung, độ lượng
2

3

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 625
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 272

4


Khoan dung, độ lượng trong Hồ Chí Minh biểu hiện ở lịng u thương
mênh mơng, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện
trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, cịn nhỏ nhen, thấp kém; từ đó
Người nhắc nhở chúng ta “phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy
nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”4. “Đối với những đồng bào lạc
lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ”.
Đối với những quan lại cũ, cả với những người từng có nợ máu với cách
mạng, Người cũng khun “khơng nên đào bới những chuyện cũ ra làm án
mới,... mà nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung”. Để làm được điều đó,
Người nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những thiên kiến, hẹp hịi: “Sơng to,
biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu”5.
Trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, khi băng qua một cánh
rừng, Người và đoàn cán bộ cao cấp của ta tình cờ gặp mấy chiến sỹ đang áp
giải hai tên tù binh Pháp, hôm ấy đúng vào ngày lễ Giáng sinh của người công
giáo. Ngay sau khi gặp mặt, Người tuyên bố rằng: Thay mặt Chính phủ Việt
Minh tơi phóng thích cho hai ơng! Hơm nay là lễ Giáng sinh tôi gửi lời chúc
mừng tới vợ con và gia đình các ơng cũng như tồn thể nhân dân Pháp. Việc làm
của Người khiến những chiến sỹ Việt Minh hết sức bất ngờ vì hai tên tù binh là
những nhân vật quan trọng trong quân đội Pháp.
b) Phong cách sống trong sạch
Nét đặc sắc trong phong cách sống trong sạch của Hồ Chí Minh chính là ở
Người có cuộc sống khơng tư lợi cho bản thân mình, là người khơng màng tới

cơng danh địa vị, ln thực hiện cần, kiệm, liêm chính, thể hiện như sau:
* Một là, Hồ Chí Minh là người cần, kiệm, liêm, chính
Từ trong lời nói đến việc làm, Hồ Chí Minh ln ln tự mình thực hiện
cần, kiệm, liêm, chính.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp
đến khi trở thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh ln nêu cao lối sống cần kiệm,
4
5

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 672
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 130

5


giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa,
không chuộng những nghi thức sang trọng. Người luôn dành sự quan tâm đặc
biệt tới đời sống của nhân dân. Người nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon,
mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hồn cảnh. Trong lúc nhân dân
ta cịn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp,
như vậy là khơng có đạo đức” 6. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã
kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát
cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng. Vậy tơi xin đề
nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.
Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm
sau, khỏi đến nỗi chết đói”7. Chính Hồ Chí Minh là người đã nêu gương về
những vấn đề mà mình đặt ra để cho mọi người học tập và noi theo. Người
gương mẫu nhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo.
Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Người cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho

chiến sĩ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo
gửi cho Người, Người cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sĩ trực
phịng khơng trong những ngày hè nóng bức. Người thường nói: Nhân dân cịn
đói khổ, tơi ăn ngon sao được, nhân dân cịn rách rưới mình mặc thế này cũng là
đầy đủ lắm rồi.
* Hai là, Hồ Chí Minh là người có đời tư trong sáng, đức khiêm tốn phi
thường
Cuộc sống đời tư trong sáng và đức khiêm tốn phi thường của Người đã
làm cho Người trở thành một biểu tượng mẫu mực về phong cách sống trong
sạch. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời chỉ lo
cho nước, cho dân.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, dù ở đâu, làm gì, Hồ Chí Minh sẵn
sàng chấp nhận mọi cơng việc, miễn là việc đó có lợi cho tổ chức, cho cách
6
7

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 589
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 33

6


mạng. Người tâm sự khi phải giữ trọng trách Chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên
không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch
là vì đồng bào ủy thác thì tơi phải gắng sức làm, cũng như người lính vâng mệnh
lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tơi rất vui
lịng lui. Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ,
nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ

già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với vịng danh lợi”8.
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (31-10-1946), Người nói: “Lần này là
lần thứ hai Quốc hội giao phó cho tơi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt Nam
chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội ủy cho tôi hay cho
ai cũng phải gắng mà làm. Tôi xin nhận. Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội,
trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh khơng phải là kẻ tham quyền
cố vị, mong được thăng quan phát tài” 9. Trong lời tuyên bố, Người nhấn mạnh
việc đảm nhận chức vụ trong một hoàn cảnh đất nước khó khăn, đầy gian khổ, hy
sinh khi “Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất”. Chức vụ đó là do
Quốc hội (nhân dân) ủy thác thì phải gắng sức làm. Cịn thì đồng bào đã cho lui
thì lại vui vẻ trở về cuộc sống của một người dân bình thường.
Người ln khẳng định: Sự nghiệp anh hùng Cách mạng Việt Nam là của
toàn Đảng, toàn dân, tồn qn ta; cịn khuyết điểm thì Người nhận về mình. Hiếm
có một vị lãnh tụ nào trên thế giới đứng trước tồn dân để tự phê bình, nhận lấy
khuyết điểm của mình và cho rằng do mình “tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm
đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào”. Có lẽ, Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy
nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ quốc, nhưng khi đi vào cõi vĩnh
hằng, trên ngực áo khơng hề có bất kỳ một tấm huân, huy chương nào…

c) Phong cách sống giản dị
* Một là, trong sinh hoạt hàng ngày Hồ Chí Minh có cuộc sống như mọi
8
9

Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 187
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 487

7



người dân bình thường
Trong sinh hoạt hàng ngày, Người hết sức giản dị như những người lao
động bình thường khác, khơng có sự phân biệt của một ngun thủ quốc gia hay
một thường dân. Sự giản dị đó được thể hiện rõ trong từng chi tiết sinh hoạt đời
thường. Song ở Hồ Chí Minh, sự giản dị đó lại có những điểm hết sức độc đáo
mang tính nhân đạo sâu sắc thể hiện ngay trong cách ăn, mặc, ở của Người.
Về ăn, sau một thời gian dài (30 năm) xa q hương, đất nước nhưng
Người khơng qn những món ăn mang đậm nét quê hương như: Rau luộc, cà
muối, dưa chua,…và trong bữa ăn hàng ngày Người vẫn thích dùng những thứ
ấy. Thời gian làm việc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong cơ
quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Khi ăn xong, bao
giờ Người cũng sắp xếp lại mâm bát cho gọn ghẽ, thể hiện sự tôn trọng đối với
người phục vụ mình.
Về mặc, quần áo và cách mặc của Người cũng vô cùng giản dị, gần gũi và
thân quen như mọi người xung quang nhưng vẫn toát lên sự lịch thiệp và tao nhã.
Quần áo trong ngoài cũng chỉ vài ba bộ quần áo cánh mầu gụ nhẹ nhàng dân dã,
có nghi lễ mới mặc là bộ ka ki, nhưng vẫn đi đôi dép lốp cao su quen thuộc. Khi
ra nước ngồi cơng tác, Người mặc đồ nỉ màu đen thẫm có cúc cài cổ, đi giầy da .
Có lần Người tới thăm Xí nghiệp May 10 đơn vị có biếu Người bộ quần áo kaki,
Người nhận và sau đó gửi lại cùng lá thư “Cảm ơn các cô, các chú đã biếu Bác bộ
áo. Bác đã nhận rồi. Nay Bác gửi bộ áo ấy làm giải thưởng cho một đợt thi đua”10.
Về ở, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, sinh hoạt trong khu
kháng chiến của núi rừng Việt Bắc, nơi ở của Người chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ
bé; những lúc trên đường hành quân, di chuyển thường chỉ là một mái lán đơn sơ.
Khi trở về thủ đô Hà Nội, Người đã chọn nơi ở và làm việc cho mình là một ngơi
nhà chật hẹp của người thợ điện phục vụ cho Phủ Tồn quyền Đơng Dương cũ,
cho dù Đảng, Nhà nước mời Người ra ở toà nhà lớn Phủ Chủ tịch cho đàng hồng
hơn, nhưng Người từ chối.
10


Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr.88

8


* Hai là, giản dị trong cách cách nói và cách viết
Mỗi bài nói, bài viết của Người đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với
những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ
Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thơng tin cao và chính
xác. Chính tính chính xác và chân thực đó đã làm nên sức thuyết phục cao của
những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực,
chính xác là yêu cầu đầu tiên của Người đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói,
khi viết. Người thường nhắc nhở: Viết phải đúng sự thật, khơng được bịa ra;
khơng nên nói ẩu; chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ
viết…
Đối với mỗi bài viết của Người, sau khi đã hoàn thiện, Người thường đem
cho mọi người đọc và đóng góp ý kiến. Người ln tiếp thu những ý kiến đóng
góp của mọi người. Sau khi đã có ý kiến đóng góp, Người thường tự tay mình
đánh máy bản thảo để vừa đánh, vừa ngẫm, và tự sửa chữa mà khơng nhờ đến
bất cứ ai. Có như vậy, Người cho rằng mỗi lần viết là một lần chỉnh sửa, mỗi lần
chinh sửa giúp cho chúng ta trở nên thơng suốt hơn.
Hồ Chí Minh thường dùng những câu đơn, câu ngắn, những câu mang tính
hội thoại để phù hợp với đặc điểm tư duy của người Việt Nam và tạo nên giao
cảm dễ dàng với người nghe. Đặc biệt, Người thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ
trong cách viết, cách nói trong từng văn cảnh và tình huống giao tiếp cụ thể, nên
hiệu quả tuyên truyền, giáo dục rất cao. Ví dụ: Người viết: Sợ phê bình, tức là
quan liêu hóa, tức là tự mãn, tự túc, tức là mèo khen mèo dài đuôi.
* Ba là, nếp sống ngăn nắp, quy củ, mực thước
Trong sinh hoạt hàng ngày, Người ln đặt cho mình u cầu cao về tính
kế hoạch, làm việc hết sức chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp gọn gàng, thường

xuyên chú ý đến việc rèn luyện sức khoẻ, sắp xếp thời gian thực hiện mọi cơng
việc thật hợp lý và sao cho có hiệu quả tốt nhất. Hồ Chí Minh có thói quen đọc
báo, bản tin trước giờ làm việc hàng ngày, đánh dấu các bài cần chú ý để tiện
việc theo dõi, trao đổi ý kiến và sử dụng khi cần thiết. Những công việc trong
9


ngày, trong tuần, trong tháng từ việc họp hành, làm việc với các đồng chí lãnh
đạo chủ chốt, hay phụ trách các bộ, ban, ngành, tiếp khách trong nước và quốc
tế, đến việc viết báo, đọc và trả lời thư từ, đi thăm cán bộ, nhân dân các địa
phương hay cơ sở, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ v.v… đều được Người bố
trí hợp lý để tốn ít thời gian, ít làm phiền đến cơ sở mà lại có hiệu quả nhất.
Sự ngăn nắp, quy củ, mực thước ở Hồ Chí Minh được thể hiện mọi lúc,
mọi nơi. Dù trong thời kỳ kháng chiến, nơi ở và làm việc của Người chỉ là
những mái lá, hang động đơn sơ và sau này khi Người ở trong ngôi nhà sàn thì
sự sắp xếp, ngăn nắp đó lại càng được Người chú ý. Đồ đạc, tài liệu Người sắp
xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, khơng bao giờ lẫn lộn. Sách, báo, tài
liệu, Người xếp để dễ thấy, dễ tìm. Ấm chén, bút mực… cũng đều có quy định
chỗ để hẳn hoi. Cứ sau mỗi buổi làm việc, Người xếp máy chữ vào một túi
riêng, còn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thận.
II. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH SỐNG
THANH CAO, TRONG SẠCH, GIẢN DỊ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG
QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
a) Vị trí, ý nghĩa của việc học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của
Hồ Chí Minh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của
quân đội hiện nay. Qua việc học tập và làm theo phong cách sống thanh cao,

trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh giúp cho mỗi qn nhân khơng ngừng hồn
thiện về phẩm chất và nhân cách, đạo đức, xây dựng niềm tin cách mạng đồng
thời góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của
Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên và quân nhân trong Quân đội trở
thành tấm gương để quần chúng nhân dân nhìn vào học tập và noi theo. Đồng
10


thời, qua học tập phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí
Minh giúp cho việc củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với cán bộ, đảng
viên, cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, học tập
và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là nhiệm vụ cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay nói
chung và trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.
b) Thực trạng việc thực hiện phong cách sống thanh cao, trong sạch,
giản dị trong Quân đội giai đoạn hiện nay
Trong thời gian qua việc thực hiện phong cách sống thanh cao, trong sạch,
giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Việc giáo dục về phong cách sống thanh cao, trong
sạch, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sỹ ở các đơn vị trong
tồn qn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức, trách nhiệm, phong cách, lối sống của mỗi quân nhân. Nội dung,
hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách, tác phong
chính quy, mẫu mực cho bộ đội được quan tâm, coi trọng và triển khai có trọng
tâm, trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh với việc đẩy mạnh cuộc vận động “Phát huy truyền
thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, “Quân đội chung sức xây
dựng nông thôn mới”… Qua việc thực hiện đó làm cho quân nhân trong Quân
đội nhân dân Việt Nam có sự gần gũi, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau; đạo

đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp được quân nhân nhận thức sâu sắc…
Tuy nhiên, trong quân đội việc học tập và làm theo phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh vẫn cịn có những hạn chế nhất
định. Vẫn cịn khơng ít quân nhân trong đó có cả cán bộ, đảng viên chủ chốt ở
các cấp nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về sống thanh cao, trong sạch,
giản dị. Ở một số đơn vị, việc thực hiện chưa trở thành việc làm thường xuyên,
thành ý thức tự giác của mỗi quân nhân nhất là người đứng đầu; cịn có hiện
11


tượng, có đơn vị coi đây như là một phong trào, một cuộc vận động do đó học
thì nhiều những sự chuyển biến trong mỗi quân nhân còn hạn chế. Biểu hiện chủ
nghĩa cá nhân vẫn còn xuất hiện trong cán bộ, đảng viên và quần chúng: Không
chăm lo đến lợi ích chung, lợi ích tập thể mà chỉ chăm lo cho ích của bản thân;
hám danh tiếng, địa vị, hiếu thắng hơn người, tự cao tự đại, ganh tỵ, kèn cựa địa
vị với đồng đội, đố kỵ, bè phái, cục bộ, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng;
công việc đều chung chung, đại khái, thiếu tác phong sâu sát, cụ thể, chỉ đạo
công tác chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính, tự do tùy tiện trong cơng tác, bê
tha trong sinh hoạt, lười biếng, thiếu trách nhiệm... Có những biểu hiện sống
không trong sạch, không lành mạnh, vi phạm về đạo đức lối sống, sống tiêu cực,
lãng phí, phơ trương hình thức. Những biểu hiện đó như: việc ăn chặn tiêu chuẩn
của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều; bớt xén kinh phí huấn luyện, xây dựng đơn vị
làm quỹ riêng; lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý xâm phạm tiêu chuẩn của
bộ đội…
Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chuẩn mực về phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh thành các tiêu chí của một số cơ
quan, tổ chức đảng các cấp còn hạn chế. Việc đưa nội dung học tập và làm theo
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị vào nội dung giáo dục ở đơn vị
hiệu quả còn chưa cao, chưa phù hợp, thuyết phục.

Việc tổ chức kiểm tra, giám sát ở một số đơn vị còn chưa thường xuyên,
liên tục, chưa đạt được mục tiêu về nâng cao phẩm chất, đạo đức, nhân cách và
lối sống cho mỗi quân nhân.
Ở một số đơn vị vẫn cịn có hiện trượng qn nhân vi phạm đạo đức, lối
sống, không chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức... Việc phát hiện, xây dựng, bồi
dưỡng, tuyên dương nhân rộng các gương điển hình ở một số đơn vị chưa
thường xuyên chất lượng còn hạn chế.
c) Yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ phương hướng
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh
12


nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp, trình độ chính quy, sức mạnh
chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Để thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong giai
đoạn mới đối với quân đội, vấn đề trước tiên là phải tiếp tục chăm lo xây dựng
Đảng bộ quân đội trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đẩy mạnh “Xây dựng Quân đội nhân dân và Cơng an nhân cách mạng, chính quy,
tính nhuệ, từng bước hiện đại”11. Đó là vấn đề sống cịn của cách mạng, đồng thời
đó cũng là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành của Quân
đội nhân dân Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt với quân đội. Kết hợp xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh
với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Kết hợp giữa xây dựng đội ngũ đảng
viên với xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó trọng tâm là xây dựng đội ngũ cấp
uỷ với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp.
Một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng Đảng bộ Quân đội
thực sự vững mạnh trong sạch đủ sức lãnh đạo qn đội trong tình hình hiện nay
đó là phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị

số 87-CT/QUTW, tập trung xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng
viên và quân nhân trong quân đội. Có xây dựng được đạo đức cách mạng thì
mỗi quân nhân trong quân đội mới thực sự có phong cách sinh hoạt, phong cách
làm việc mẫu mực. Mỗi quân nhân cần học tập và làm theo phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Nội dung, biện pháp học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
a) Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm cho cán bộ, đảng viên về đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách
sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh

11

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr. 312.

13


Đây là giải pháp cơ bản hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả của việc học tập
và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Để
nâng cao chất lượng của việc học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong
sạch, giản dị của Hồ Chí Minh cần có sự tác động của nhiều yếu tố, nhiều hoạt
động, giải pháp đồng bộ, trong đó trực tiếp là cơng tác giáo dục cho cán bộ, đảng
viên. Thực hiện giải pháp này cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, giáo dục sự cần thiết phải học tập phong cách Hồ Chí Minh nói
chung, phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói riêng
Có thể nói, con người hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của ý thức, vì
thế muốn rèn luyện phẩm chất, phong cách cho người cán bộ, đảng viên phụ thuộc
không nhỏ vào nhận thức của họ về vấn đề đó. Trên tinh thần đó, muốn nâng cao

chất lượng của cán bộ, đảng viên với việc học tập và làm theo phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh, trước hết phải tăng cường giáo dục
nâng cao nhận thức cho họ về vị trí, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập và làm
theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Việc nâng cao nhận thức về phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị
của Hồ Chí Minh là cơ sở để cho bản thân của mỗi cán bộ, đảng viên phải giữ gìn,
khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể; ln có ý thức trau dồi
phẩm chất chính trị, tư tưởng, phải thật sự là công bộc của dân, có quan hệ mật
thiết với quần chúng nhân dân.
Thứ hai, giáo dục về tư tưởng, tấm gương của Hồ Chí Minh về phong
cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị.
Một trong những nội dung giáo dục quan trọng cho cán bộ đảng viên
trong học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ
Chí Minh đó là phải giáo dục thơng qua tấm gương đạo đức của Người. Thông
qua việc giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giúp cho mỗi
cán bộ, đảng viên luôn chăm lo học tập nâng cao trình độ lý luận, học tập lý luận
14


gắn liền với thực tế công việc; không ngừng học tập để nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện
mọi lúc, mọi nơi của người cán bộ. Trong mọi vấn đề, người cán bộ, đảng viên
phải nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
trước tập thể và cấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến bộ. Phải giáo dục cho họ thấy
rõ những hình thức biểu hiện phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của
Hồ Chí Minh
Thứ ba, giáo dục đạo đức cách mạng và những chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp trong giai đoạn cách mạng mới
Giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đảng viên,

để mỗi người thực sự thành thật tự nhận rõ khuyết điểm của mình trước tổ chức
đảng, trước đồng chí của mình và trước quần chúng. Thơng qua giáo dục đạo
đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp giúp cho cán bộ, đảng viên có cách nhìn
đúng đắn hơn; mỗi cán bộ, đảng viên qua đó tự hồn thiện được nhân cách của
người quân nhân cách mạng trong giai đoạn mới, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ
của đơn vị mình. Thực tế cho thấy thơng qua giáo dục những phẩm chất đạo đức
cách mạng và đạo đức nghề nghiệp làm cho mỗi cán bộ đảng viên có chuyển
biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ
thù trong tình hình mới. Qua việc giáo dục đó giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên tự
soi, tự sửa nhận rõ những khuyết điểm và có hướng sửa chữa tích cực để hồn
thiện bản thân mình hơn.
Thứ tư, giáo dục về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị nhằm xuyên tạc, bôi nhọ phong cách sống thanh cao,
trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục nâng cao
nhận thức cho cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm
theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Bởi có
nhận thức được đúng đắn âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch thì mới có biện
pháp làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn đó. Để làm thất bại được những âm
15


mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch hòng xuyên tạc phong cách sống thanh cao,
trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh thì điều kiện tiên quyết và bắt buộc đối với
mỗi cán bộ, đảng viên là phải hiểu được bản chất của phong cách đó là gì.
Trước u cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
quân đội; sự chống phá của các thế lực thù địch bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn
hết sức thâm độc và xảo quyệt; mặt khác thực tiễn ln ln vận động và phát
triển, địi hỏi nội dung giáo dục cho cán bộ, đảng viên phải có sự đổi mới cho
phù hợp với đặc điểm đối tượng và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan và đơn vị.

Để thực hiện được những nội dung trên cần phải thực hiện tốt các biện
pháp giáo dục sau:
Giáo dục thông qua chương trình học tập lý luận chính trị cho từng đối
tượng và xây dựng kế hoạch phấn đấu của từng cá nhân.
Giáo dục thông qua sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức, công tác tuyên
truyền, cổ động, hoạt động văn hóa văn nghệ; chú trọng các hình thức nói
chuyện, kể chuyện, diễn đàn, tọa đàm, thăm quan, thi tìm hiểu… về thân thế, sự
nghiệp, cuộc đời bình dị mà vĩ đại của Hồ Chí Minh.
Giáo dục thơng qua các phong trào thi đua và hoạt động thực tiễn tại đơn vị.
Giáo dục thơng qua nêu gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương người tốt việc tốt.
Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức giáo dục - đào tạo, nâng cao
chất lượng học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị
của Hồ Chí Minh.
b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực
lượng trong học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
Đây là giải pháp cơ bản, định hướng mục tiêu, yêu cầu, nội dung học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Để thực
hiện tốt nhóm giải pháp này, cần tập trung vào các nội dung biện pháp sau:
* Đối với cấp ủy, tổ chức đảng các cấp
16


Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải nâng cao nhận thức, xác định rõ vai
trò, trách nhiệm, thường xuyên đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo học tập
và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh
sát với tình hình, nhiệm vụ đơn vị. Phải gắn kết quả của việc học tập và làm theo
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh nhất là đội ngũ
cán bộ, đảng viên với kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, cấp ủy, tổ

chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Nội dung, biện pháp lãnh đạo, bồi dưỡng phải tồn diện, từ khâu xác định
mục đích, u cầu, nội dung đến triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát q
trình thực hiện. Trong đó chú trọng gắn việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính
trị, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật với việc đẩy mạnh học tập và làm theo
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Thường xuyên gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh trong hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng với các cuộc vận động
khác của các cấp, các ngành, các tổ chức và phong trào thi đua quyết thắng trong
các cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò các tổ chức, huy động mọi lực lượng, tạo
thành sức mạnh tổng hợp, đưa việc học tập và làm theo phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả tốt.
Cấp ủy, tổ chức đảng phải chủ động xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo
thực hiện chức năng, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện chức
năng đội quân công tác, lao động sản xuất kết hợp chặt chẽ với thúc đẩy việc học
tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Cấp ủy, tổ chức đảng cần có chủ trương lãnh đạo để phòng ngừa, kịp thời
phát hiện và xử lý mọi biểu hiện và hành động làm ảnh hưởng xấu tới việc học
tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh.
Chất lượng, hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên. Do vậy, phải thường xuyên kiện
toàn về mặt tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ
chức đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy viên, cán bộ chủ
17


trì. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò gương mẫu trong học tập, rèn
luyện của cán bộ, đảng viên. Qua đó, vừa nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện
quân nhân trong đơn vị, vừa nêu gương đảng viên trước quần chúng.
* Đối với cơ quan chính trị các cấp

Xây dựng các tiêu chí cụ thể cho cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng cũng như
đối với từng cán bộ, đảng viên. Căn cứ vào đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của
từng tổ chức, đối tượng trong đơn vị để chủ động xây dựng các tiêu chí phù hợp.
Trong đó, tập trung xây dựng hệ thống tiêu chí đối với cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng
và đảng viên; 05 nội dung xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới: Bản lĩnh
chính trị vững vàng, kiên định; động cơ đúng, trách nhiệm cao; đạo đức, lối
sống trong sạch, lành mạnh; trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công
tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hành dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh;
đồn kết gắn bó với nhân dân, đồn kết nội bộ và đồn kết quốc tế.. Đây là
những tiêu chí quan trọng trong việc thực hiện học tập và làm theo phong cách
sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó cơ quan
chính trị các cấp cần cụ thể hóa đối với từng đối tượng cho phù hợp.
Chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chu đáo, thiết
thực gắn với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết
quả tổ chức quán triệt, học tập, làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch,
giản dị của Hồ Chí Minh ở từng đơn vị.
Làm tốt cơng tác quán triệt, chỉ đạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua quyết
thắng trong đơn vị, công tác tuyên truyền cổ động sôi nổi, rộng khắp, lôi cuốn mọi
lực lượng trong đơn vị tham gia. Tổ chức cho từng cá nhân và tập thể đăng ký phấn
đấu thực hiện nghiêm túc, đồng thời gắn việc học tập và làm theo phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh là một tiêu chuẩn để xem xét, đánh
giá, bình xét thi đua - khen thưởng, phân loại chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của
tổ chức, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị.
Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, khắc
phục những khâu yếu, điểm yếu trong thực hiện học tập và làm theo phong cách
18


sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh, từ đó tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị

đối với từng cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị. Kết hợp chặt chẽ việc học tập và làm
phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh với Cuộc vận
động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, các
ngày lễ kỷ niệm lớn, ngày truyền thống của quân đội, đơn vị và phong trào xây
dựng, nêu gương người tốt, việc tốt, khen thưởng, kỷ luật trong đơn vị.
* Đối với chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp
Chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp cần phải đề
cao tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng
về học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ
Chí Minh. Xác định rõ quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm đối với việc học tập và
làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của quân nhân ở đơn vị.
Chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp cần cụ thể
hóa nội dung yêu cầu học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch
giản dị của Hồ Chí Minh của qn nhân vào kế hoạch cơng tác, nội dung, yêu
cầu xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; đồng thời đề cao tinh thần
trách nhiệm trong triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi các kế hoạch đã đề ra.
* Đối với các tổ chức quần chúng
Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Tổ chức đồn thanh niên cần phát huy được vai trị nịng cốt, là lực lượng
xung kích trong phối hợp với các tổ chức quần chúng khác và hội đồng quân nhân
trong đơn vị thực hiện tốt cơng tác giáo dục đồn viên thanh niên về thực hiện mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, về sự thành công của công cuộc đổi mới, về những phẩm
chất tốt đẹp của truyền thống Bộ đội Cụ Hồ; về tấm gương sống thanh cao, trong
sạch, giản dị của Hồ Chí Minh; về những chuẩn mực của đạo đức cách mạng; về
những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong tình hình mới. Ln ln
tích cực rèn luyện về năng lực, nâng cao trình độ phương pháp tác phong công tác

19



của quân nhân để mỗi quân nhân có sự trưởng thành và hoàn thiện về nhân cách
ngày càng tốt hơn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Cơng tác đồn và phong trào thanh niên trong quân đội cần kết hợp nhiều
hình thức phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền, giáo dục tinh thần tích cực
trong học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ
Chí Minh. Quán triệt và thực hiện tốt chương trình giáo dục chính trị hàng năm
cho chiến sĩ và nội dung, chương trình giáo dục của đoàn thanh niên cho đoàn
viên thanh niên bảo đảm về nội dung, hình thức, thời gian và quân số tham gia.
Khuyến khích, động viên đồn viên, thanh niên tích cực tự giác học tập, nghiên
cứu Nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của đồn, tham gia có chất
lượng các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động do Đảng, Nhà
nước và Quân đội phát động. Gắn việc học tập và làm theo phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua xung
kích, như phong trào: “Thanh niên quân đội học tập và làm theo lời Bác”,
“Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh
Bộ đội Cụ Hồ”…, với các đợt sinh hoạt, học tập chính trị. Phát huy vai trị năng
động, sáng tạo của tuổi trẻ và ý thức tự giác, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn
viên trong thực hiện học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch,
giản dị của Hồ Chí Minh.
Thơng qua hoạt động thực tiễn của đoàn viên thanh niên đảm bảo cho việc
học tập và làm theo phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí
Minh đạt hiệu quả cao.
Tổ chức cơng đồn phụ nữ
Tổ chức cơng đồn phụ nữ cần chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục, thu hút đoàn viên, hội viên, phối hợp với đoàn thanh niên, các cơ quan chức
năng tiến hành các biện pháp nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo phong cách
sống thanh cao, trong sạch, giản dị của Hồ Chí Minh cho các hội viên trong tổ chức
của mình. Bằng nhiều hình thức hoạt động, với các phong trào hành động thiết thực
như: Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà; Phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc...
20




×