Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vận dụng triết học mác lê nin về nguyên tắc khách quan vào trong giảng dạy môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.25 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN VĂN A
MSV :

VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
VỀ NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN
VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tiểu luận triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
khơng chun ngành Triết học

TP. HỒ CHÍ MINH 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
VỀ NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN
VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Tiểu luận triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
không chuyên ngành Triết học

NGUYỄN VĂN A


MSSV :………………
CHỨC VỤ:…………
ĐƠN VỊ CƠNG TÁC:…

TP. HỒ CHÍ MINH 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................2
PHẦN 1 : LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ NGUYÊN TẮC
KHÁCH QUAN.....................................................................................................2
1.1.Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan............................................2
1.2.Nội dung của nguyên tắc khách quan..................................................3
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc khách quan.......................5
PHẦN 2 : VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN VÀO GIẢNG
DẠY MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.........6
KẾT LUẬN..................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................


MỞ ĐẦU
Triết học Mác – Lê Nin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa
Mác – Lê Nin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy của con người.
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin là thế giới quan, phương
pháp luận cung cấp những tri thức khái lược về lịch sử triết học, nội dung cơ bản
của các nguyên lý ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Trong nội dung bản thể luận của Triết học Mác – Lê Nin, khi nghiên cứu về
mối quan hệ của vật chất và ý thức. Các nhà khoa học Chủ nghĩa Mác – Lê nin

đã nghiên cứu vật chất quyết định đến ý thức và ý thức cũng sẽ tác động trở lại
đối với vật chất từ đó đưa ra nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc khách quan
xuất phát từ thực tiễn khách quan tức là tính chất khách quan của vật chất. Khi
xem xét nghiên cứu một sự vật, hiện tượng chúng ta phải xuất phát từ bản thân
sự vật hiện tượng đó, phải xem xét thực tiễn khách quan, tôn trọng thực tiễn
khách quan liên quan đến nó để đánh giá. Và đồng thời cũng phát huy tố chất
của nhân tố chủ quan, chống lại bệnh ỷ lại, chủ quan duy ý chí.
Nguyên tắc khách quan được vận dụng trong thực tiễn cuộc sống của chúng
ta. Với những vai trò và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc khách quan
nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Vận dụng triết học Mác – Lê Nin về
nguyên tắc khách quan vào giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh Trung
học phổ thơng” để làm bài nghiên cứu của mình.

1


NỘI DUNG
PHẦN 1 : LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỀ NGUYÊN TẮC
KHÁCH QUAN
1.1.Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan
Từ mối quan hệ giữa vật chất quyết định ý thức. Vật chất tồn tại khách quan
độc lập với ý thức nên vật chất được coi là cái có trước, là tính thứ nhất.Ý thức
chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc của con người nên ý thức
là cái có sau. Triết học Mác – Lê Nin cũng khẳng định : “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”1. Vật chất và ý thức có mối liên hệ mật thiết với
nhau. “Mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của
vật chất . vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo . Vật chất luôn vận
động và biến đổi nên con người càng phát triển về cả thể chất và tinh thần,

cùng với đó ý thức cũng phát triển ngày một tiến bộ về cả nội dung và hình
thức.”2
Và ý thức cũng tác động trở lại đối với vật chất: “Tính độc lập tương đối
của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc
con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, khơng lệ thuộc
máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.” 3Sự tác động của ý
thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt
động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất
để phục vụ cho cuộc sống con người. Đó chính là thể hiện tính chủ quan của ý
thức tác động trở lại đối với vật chất. Bởi vì, ý thức chính là sự phản ánh thế giới
khách quan vào trong bộ óc con người nên nó một mặt phản ánh thế giới khách
quan và một mặt có những tư duy biện chứng.
Triết học Mác – Lê nin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất
phát trừ thực tế khách quan. Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ
tính khách quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không
thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà nó khơng có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt
1

V.I. Lênin (1980), Tồn tập, t. 18, NXB Tiến Bộ . tr. 151.
Võ Văn Thưởng ( chủ biên) ,Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin 2019, NXB Bộ giáo dục và đào tạo, tr 74
3
Võ Văn Thưởng ( chủ biên) ,Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin 2019, NXB Bộ giáo dục và đào tạo, tr 101
2

2


động thì chúng ta phải ln ln xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng thì đều phải
xuất phát từ thực tế khách quan. Tơn trọng vai trị quyết định của đời sống vật

chất đối với đời sống tinh thần của con người.
Như vậy, xuất phát từ thực tế khách quan, tơn trọng khách quan có ý nghĩa
rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó cũng cần

phát huy nhân tố chủ quan, chính là nhân tố có thể vận dụng những điều
kiện khách quan để có thể biến những khả năng thành hiện thực.
1.2.Nội dung của nguyên tắc khách quan

Phạm trù “khách quan” và vai trò của khách quan:
Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại khơng phụ thuộc
vào ý thức của chủ thể, hợp thành hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động
đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức để chủ thể thực hiện
nhiệm vụ để đạt đến mục tiêu đó.
Vai trị của khách quan là cơ sở, tiền đề cho những nhận thức chủ quan của
con người. Nó bao gồm những điều kiện, khả năng và những quy luật khách
quan không phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của con người. Từ đó cung cấp cho
con người những tri thức để tránh quan điểm chủ quan duy ý chí, cái nhìn sai
lệch về đối tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng. Theo V.I.Lênin, trong đời sống xã
hội thì “khách quan khơng phải theo ý nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý
thức, những con người, có thể tồn tậi và phát triển không phụ thuộc vào sự tồn
tại của những sinh vật có ý thức (...), mà khách quan theo ý nghĩa là tồn tại xã
hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người4”.

Phạm trù “chủ quan” và vai trò của chủ quan:
Phạm trù “chủ quan” dùng để chỉ tất cả những gì cấu thành phẩm chất và
năng lực của chủ thể trong hoạt động nhận thức để xác định mục tiêu, nhiệm vụ
và lựa chọn phương thức thực hiện nhiệm vụ để đạt đến mục tiêu đó.
Vai trị của chủ quan chính là những ý thức của con người về thế giới xung
quanh. Là những tư duy biện chứng của quá trình phản ánh thế giới khách quan
vào bộ óc của con người. Là khả năng vận dụng những nhận thức và thực tiễn để


4

V I. Lênin (1980), Toàn tập, t. 18, Sđd. tr. 403

3


biến suy nghĩ, khả năng thành hiện thực nhằm thõa mãn nhu cầu của chính chủ
thể đó.
Nội dung của ngun tắc khách quan được đưa ra như sau:
Theo CN Mác - Lê Nin đưa ra quan điểm về nguyên tắc khách quan :“Trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng điều kiện khách quan, quy luật
khách quan. Đồng thời biết phát huy tính năng động chủ quan của ý thức,
Chống chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí.”5
Như quan điểm của Lê Nin là: “Mọi nhận thức và hành động phải xuất
phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách, quan, đồng thời phải phát huy tính
năng động của chủ quan”6
Từ những lý luận trên, chúng ta rút ra được 3 nội dung như sau:
Thứ nhất, trong thực tiễn và nhận thức chúng ta cần phải tôn trọng điều kiện
khách quan và quy luật khách quan. Như vậy, nguyên tắc khách quan trước hết
là tơn trọng vai trị của vật chất quyết định đến ý thức, cần phải xem xét những
thuộc tính, những mối liên hệ của bản thân sự vật, hiện tượng không được lấy ý
muốn chủ quan của bản thân mình để áp đặt lên đối tượng khác. Mỗi chúng ta
cần xem xét sự vật hiện tượng là chính bản thân nó, khơng để bị ảnh hưởng bởi
các tác nhân chủ quan chi phối để dẫn tới những nhận thức và đánh giá sai lệch
về chúng. Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động cần phải căn
cứ vào những điều kiện thực tế, có kế hoạch tránh những yếu tố khách quan cản
trở.
Thứ hai, phát huy tính năng động chủ quan

Trong mỗi ý thức của con người tồn tại sự khác nhau chính ở sự sáng tạo,
năng động và tư duy của con người. Ý thức chính là hình thức đặc trưng và chỉ
có của con người. Vì vậy, ý thức nó phụ thuộc vào tố chất của bản thân mỗi con
người hay còn gọi là “ tự ý thức”. Nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối, tác
động của thực tiễn khách quan. Trong cuộc sống con người được tự do trải
nghiệm thế giới, mỗi một trải nghiệm sẽ tạo nên kinh nghiệm và ý thức để cho
họ nhận thức sâu sắc hơn các yếu tố, điều kiện khách quan, khả năng của bản
thân và vận dụng tất cả những điều đó để thực hiện ý chí, mục tiêu của bản thân.
5

Giáo trình học phần Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lê nin tr131-229
Bài viết “ Nguyên tắc khách quan trong triết học” />6

4


Những hình ảnh khách quan đi vào trong bộ óc con người khơng chỉ được con
người tiếp nhận mà cịn được cải biến đi trong đó và phát triển sáng tạo nên
những nhận thức mới có thể tác động trở lại với vật chất làm biến đổi những điều
kiện khách quan bên ngồi. Vì vậy, phát huy tính năng động chủ quan của con
người chính là sự chủ động trong mọi hồn cảnh. Chỉ có phát huy nhân tố chủ
quan bên trong mỗi con người thì mới có thể đạt được những mục đích, mục tiêu
của con người phục vụ cho nhu cầu của bản thân con người, góp phần cải tạo thế
giới và sáng tạo nên lịch sử.
Ngược lại, nếu con người không phát huy được sự sáng tạo, năng động của
ý thức thì sẽ rơi vào tình trạng ỷ lại, chờ đợi người khác mà không tự tiến lên tìm
tịi, phát triển bản thân. Khơng vận dụng được các nhân tố khách quan và chủ
quan để có thể đạt được mục tiêu của mình.Tính năng động, sáng tạo của ý thức
mặc dù rất to lớn, nhưng nó khơng thể vượt quá tính quy định của những tiền đề
vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ

quan của các chủ thể hoạt động.
Thứ ba, chống chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí
Những quan niệm chủ quan, duy ý chí chính là đi ngược lại với nguyên tắc
khách quan. Chủ nghĩa chủ quan là cách thức nhận thức và hoạt động chỉ căn cứ
vào quan niệm, mong muốn, nguyện vọng, ý chí của chủ thể mà coi thường, bất
chấp điều kiện khách quan, quy luật khách quan, Biểu hiện của chủ quan duy ý
chí trong nhận thức và hoạt động thì kết quả dẫn đến thất bại. Những điều kiện,
quy luật khách quan nó khơng trực tiếp tạo ra được thành quả nhưng nó cung cấp
cho con người những tri thức về thế giới khách quan để có thể vận dụng vào
trong cuộc sống, thay đổi tư duy và nhận thức của con người từ đó đạt được
thành cơng.
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc khách quan
Khách quan là yếu tố giữ vai trò quyết định nên trong nhận thức và thực
tiễn con người phải tôn trọng nguyên tắc khách quan. Tôn trọng những điều kiện,
quy luật khách quan của cuộc sống, khơng nên nóng vội, chủ quan duy ý chí,
thiếu trung thực dẫn tới hậu quả khôn lường. Một số biểu hiện của tôn trọng
nguyên tắc khách quan: “Phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở cho mọi hoạt
động, phải tôn trọng các quy luật khách quan, tôn trọng sự thật đồng thời phải
5


chống tư tưởng chủ quan,nóng vội; chống thái độ định kiến, giả dối, thiếu trung
thực”.7
Chủ quan là yếu tố vận dụng các quy luật, các điều kiện và các khả năng
khách quan để biến “xu hướng có thể” thành hiện thực nên phải phát huy tính
năng động chủ quan. Phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan
chính là coi trọng nhân tố con người trong mọi hoạt động thực tiễn của cuộc
sống. Là tôn trọng sự giáo dục, tri thức khoa học, ý chí, đạo đức, …của con
người để có thể cải tạo thế giới khách quan.
Cần chống lại bệnh chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí là nằm ngồi ngun tắc

khách quan. Khơng coi trọng các quy luật khách quan và xem xét theo điều kiện
khách quan.Bệnh ỷ lại, thụ động của cá nhân chủ quan : Chỉ trơng chờ vào người
khác, khơng có chí hướng tự vươn lên, thay đổi bản thân mình.
PHẦN 2 : VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN VÀO GIẢNG
DẠY MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng đối với nhận thức của con người. “Là
hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản
phẩm xã hội - lịch sử.” Với sự hội nhập quốc tế như ngày nay, việc học ngôn
ngữ Tiếng anh đóng vai trị quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Là
mang mọi người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn trong công việc và cũng
như cuộc sống. Với nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc khách
quan đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Việc vận dụng
nguyên tắc này vào trong dạy học ngôn ngữ Tiếng Anh cho học sinh Trung học
phổ thông là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. Từ việc vận dụng
nguyên tắc khách quan vào dạy học Tiếng anh góp phần phát triển những
phương pháp dạy học và nội dung bài học mới giúp học sinh có thể nhanh chóng
tiếp thu và ghi nhớ, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

7

Tạp chí Cộng sản “ Quán triệt nguyên tắc khách quan và quan điểm toàn diện theo Tư tưởng Hồ Chí Minh –
yêu cầu quan trọng hàng đầu trong đánh giá, bổ nhiệm đúng cán bộ” (2021)
/>%2C-bo-nhiem-dung-can-bo.aspx

6


Mơn học Tiếng anh là một học đặc thù, nó là học một ngơn ngữ mới đối với
học sinh. Nó không chỉ là đạt được điểm số cao, học thuộc bài trong sách vở hay
làm đúng bài tập được giáo viên giao phó. Mà mục đích cao hơn cả của mơn học

này chính là giúp cho các học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết thành thạo. Sử dụng Tiếng anh như là một ngôn ngữ giao tiếp thứ
hai trong cuộc sống để học sinh có đủ năng lực, tự tin làm việc trong mơi trường
hội nhập quốc tế. Nắm được nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc khách quan mỗi
giáo viên cần biết vận dụng vào trong quá trình giảng dạy của mình.
Trong dạy học môn Tiếng Anh trước tiên cần phải tuân theo những điều
kiện, quy luật khách quan. Mỗi giáo viên cần chấp hành nghiêm chỉnh nội dung
giảng dạy, mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và đào
tạo, của Nhà trường, tổ chuyên môn đã đề ra trong năm học. Hoàn thành đầy đủ
theo chương trình, số lượng tiết học đã quy định.
Xây dựng kế hoạch dạy học như soạn giáo án cho từng bài học, cho một
tuần học, một khóa học, một năm học chính là phát huy yếu tố năng động, tự chủ
phù hợp với điều kiện khách quan của môn học. Nhằm điều chỉnh những mục
tiêu dạy học sao cho phù hợp với trình độ, năng lực, mức độ nhận thức của học
sinh. Sử dụng những phương pháp dạy học tích cực để có những đánh giá về
hiệu quả của từng phương pháp và sử dụng phương pháp phù hợp đối với môn
Tiếng Anh.
Chúng ta nhận thấy rằng, phát huy yếu tố sáng tạo của bản thân chính là vận
dụng tri thức khoa học vào trong công việc và cuộc sống. Mỗi giáo viên cần trau
dồi kiến thức tin học, kiến thức xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học
– kỹ thuật vào trong giảng dạy như : Sử dụng các video, hình ảnh, powerpoint,…
các hội thoại về Tiếng anh đề hướng dẫn các học sinh có thể tiếp thu nhanh
chóng và ghi nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó, sử dụng các App học Tiếng Anh online
dưới sự hướng dẫn của giáo viên… Sự sáng tạo của giáo viên chính là một yếu
tố quan trọng để học sinh hình thành nên tư duy, tác động tích cực đến chất
lượng dạy học. Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi kỹ năng
nghề nghiệp cũng như những tri thức xã hội để có thể vận dụng vào trong cơng
việc dạy học của mình.

7



Người giáo viên là một nhân tố chủ quan đối với bản thân nhưng cũng là
nhân tố khách quan đối với các em học sinh. Vì vậy, mọi hành động, lời nói, cử
chỉ, đạo đức của người giáo viên tác động mạnh mẽ vào trong ý thức của học
sinh. Giáo viên cần truyền được năng lượng tích cực, tạo cảm hứng u thích
mơn học Tiếng anh, tâm lý thoải mái cho học sinh thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu
quả tốt đối với sự tiếp thu ngôn ngữ của các em học sinh.
Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông từ 15-18 tuổi là lứa
tuổi thanh niên, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm lý, tình
cảm. Lứa tuổi này là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực
lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy
mà các nhà tâm lý học Chủ nghĩa Mác cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên
thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy
luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Vì vậy giáo viên cần có những lời khen,
lời động viên khích lệ tinh thần học tập đối với các em trong mơn học Tiếng
Anh. Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu
sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người
lớn. Bởi vậy, người giáo viên cần là người chỉ dẫn và chúng cần lắng nghe các
em nhiều hơn, mặt khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách
quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được
đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức
hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện
nhân cách của bản thân.
Trong giảng dạy đôi khi phải đối mặt với nhiều khó khăn như : cở vật chất
cịn thiếu thốn, điều kiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu… Người giáo viên
cần tôn trọng nguyên tắc khách quan, vận dụng những nền tảng vật chất sẵn có
của Nhà trường để thực hiện dạy học, đồng thời có những ý kiến, đề xuất để Nhà
trường có thể đưa ra kế hoạch khắc phục nó. Khơng được tự ý áp đặt suy nghĩ
của bản thân đối với học sinh. Cần tôn trọng từng cá nhân học sinh trong môi

trường giáo dục để các em có thể phát huy hết khả năng của bản thân, phát triển
tồn diện. Cần đảm bảo mơi trường, cơ sở vật chất khơng ảnh hưởng đến q
trình học tập của học sinh, kiểm soát các thiết bị giảng dạy như : loa, máy chiếu,
máy tính… hoạt động ổn định. Kiểm soát các yếu tố thuộc về bản thân giáo viên

8


như : sức khỏe, giọng nói, phát âm chuẩn… các yếu tố đều ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động giảng dạy.
Người giáo viên cần thay đổi nhận thức trong đánh giá học sinh cần xem
xét năng lực của từng cá nhân, chúng ta không thể xem tất cả các học sinh đều có
khả năng như nhau mà quy chuẩn một sự đánh giá chung. Đánh giá học sinh
không phải chỉ thông qua điểm số của một hay một vài bài kiểm tra trên lớp mà
đánh giá học sinh cần xem xét cả quá trình học tập của học sinh, mức độ thành
thạo trong sử dụng ngôn ngữ. Đánh giá trung thực, khách quan đối với các em từ
đó có thể phát huy tố chất của từng học sinh. Nhận thấy từng vấn đề mà mỗi học
sinh đang gặp phải từ đó có những giải pháp phù hợp. Đảm bảo sự công bằng
trong đánh giá học sinh, không thiên vị từ đó sẽ nhận được sự tơn trọng từ phía
học sinh, các em sẽ tích cực hơn trong học tập.
Giáo viên cần phát huy tính năng động của bản thân, ln chủ động trong
mọi tình huống, chống lại những suy thối về đạo đức, lối sống, bệnh ỷ lại, lười
biếng trong mỗi cá nhân. Phải ln tích cực tìm tịi cái mới, phát huy nhân tố con
người nhất là đối với mơn học Tiếng Anh thì cần chủ động thay đổi phương pháp
dạy học, gắn liền lý thuyết và thực hành. Đối với môn Tiếng Anh, việc thực hành
thường xuyên và thực hành mỗi ngày là yếu tố then chốt để có thể học tốt và tạo
được thói quen học tập. Vì vậy, giáo viên cần tăng cường thực hành để học sinh
có nhiều hơn thời gian tập luyện và ghi nhớ đồng thời sử dụng thành thạo và đạt
kết quả tốt nhất.


9


KẾT LUẬN
Nguyên tắc khách quan là một quy luật phổ biến của cuộc sống, xuất phát
từ những quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Nó là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người. Có thể khái quát rằng bản chất của nguyên tắc khách quan là khi
đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta cần tơn trọng thực tiễn
khách quan của sự vật hiện tượng đó, tránh những suy nghĩ duy ý chí, ý kiến chủ
quan của cá nhân mà không tuân theo quy luật khách quan của cuộc sống như
vậy là vi phạm quy tắc khách quan trong đánh giá. Nguyên tắc khách quan mặt
khác chính là cần phải phát huy tính năng động, chủ quan biện chứng của ý thức
con người. Mọi sự vật, hiện tượng là luôn luôn biến đổi, thay đổi vậy nên ý thức
của con người cũng cần chủ động, sáng tạo trong tư duy của mình. Tránh sự ỷ
lại, khơng tiến thủ của bản thân. Chỉ có sự phát triển sáng tạo khơng ngừng của ý
thức mới có thể tác động trở lại thực tại khách quan, thay đổi và ứng phó với
những biến đổi của quy luật khách quan của cuộc sống.
Trong giảng dạy môn Tiếng Anh cần vận dụng nguyên tắc khách quan. Tôn
trọng những thực tiễn khách quan của cuộc sống, điều kiện và cơ sở vật chất
trong giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tơn trọng năng lực tiếp nhận
của mỗi học sinh đối với môn học. Từ thực tiễn khách quan đưa ra đánh giá
trung thực và cũng vận dụng những điều kiện khách quan để phát huy tính năng
động, sáng tạo của học sinh. Tính sáng tạo và niềm yêu thích là động lực quan
trọng để học sinh có thể tích cực học tập và rèn luyện môn học. Vận dụng
nguyên tắc khách quan vào trong dạy học Tiếng Anh là tuân thủ theo quy luật
khách quan của lịch sử, thay đổi nhận thức bằng những hành động thực tiễn là
điều mà mỗi giáo viên cần tích cực phát huy trong dạy học và trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, t. 18, NXB Tiến Bộ . tr. 151.

10


2. Võ Văn Thưởng ( chủ biên) ,Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin 2019,
NXB Bộ giáo dục và đào tạo, tr 74
3. Võ Văn Thưởng ( chủ biên) ,Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin 2019,
NXB Bộ giáo dục và đào tạo, tr 101
4. V I. Lênin (1980), Tồn tập, t. 18, Sđd. tr. 403
5. Giáo trình học phần Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lê nin
tr131-229
6. Tạp chí Cộng sản “ Quán triệt nguyên tắc khách quan và quan điểm
toàn diện theo Tư tưởng Hồ Chí Minh – yêu cầu quan trọng hàng
đầu trong đánh giá, bổ nhiệm đúng cán bộ”
(2021) />
11



×