Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Xác định sức mạnh thị trường đáng kể theo luật cạnh tranh 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

THÁI VĨNH THÁI

XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

THÁI VĨNH THÁI

KHÓA: 43

MSSV: 1853401020230

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Đặng Quốc Chương

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Đặng Quốc Chương, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023
Tác giả

Thái Vĩnh Thái


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

ACCC

Ủy ban cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Úc
(Australian Competition and Consumer Commission)

CR

Tỷ lệ tập trung (Concentration ratio)

EC

Ủy ban Châu Âu (European Commission)


ECJ

Tòa án Tư pháp Châu Âu (European Court of Justice)

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

HHI

Chỉ số Herfindahl – Hirschman Index

NĐ 116/2005
NĐ 35/2020
OECD
SCP
TFEU
TPA
VCCA

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh 2004
Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh 2018
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
Mơ hình Cấu trúc- Hành vi- Kết quả (StructureConduct- Performance)
Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu (Treaty
on the Functioning of the European Union)

Đạo luật Hành nghề thương mại 1974 (Trade Practices
Act)
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Vietnam
Competition & Consumer Authority)


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ VÀ XÁC ĐỊNH
SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ ........................................................................ 5
1.1 Lý luận về sức mạnh thị trường đáng kể .................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm sức mạnh thị trường đáng kể ...................................................... 5
1.1.2 Các phương pháp xác định sức mạnh thị trường đáng kể .......................... 13
1.1.3 Vai trò của sức mạnh thị trường đáng kể ................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC
XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ.................................................. 28
2.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể.. 28
2.1.1 Hoa Kỳ ....................................................................................................... 28
2.1.2 Liên minh Châu Âu .................................................................................... 32
2.1.3 Australia ..................................................................................................... 35
2.2 Quy định pháp luật Việt Nam về việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể ........ 35
2.2.1 Tương quan thị phần .................................................................................. 39
2.2.2 Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường........................................................ 42
2.2.3 Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng ......................................... 46
2.2.4 Nhóm tiêu chí về lợi thế cạnh tranh khác của doanh nghiệp ..................... 48
2.3 Một số gợi ý nhằm hoàn thiện pháp luật về việc xác định sức mạnh thị trường đáng
kể ................................................................................................................................ 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 59



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh tạo cho các doanh nghiệp động lực nhằm hoàn thiện và cải tiến sản
phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp ấy cung cấp. Việc kiểm soát và hạn chế các tác
động đến từ các hành vi phản cạnh tranh như lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền,
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, tập trung kinh tế là nhiệm
vụ then chốt của pháp luật cạnh tranh. Từ lần đầu được ban hành vào năm 2004, Luật
cạnh tranh đã thể hiện các quy định chưa được thực thi một cách hiệu quả qua 87 vụ việc
lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được điều tra1.
Nhằm khắc phục các hạn chế của Luật cạnh tranh 2004, Luật cạnh tranh 2018 được ban
hành với nhiệm vụ tăng cường, bổ sung các quy định về phát hiện dấu hiệu của hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên,
từ khi Luật cạnh tranh 2018 được ban hành đến nay, số lượng vụ việc về vị trí thống lĩnh
được điều tra, xử lý vẫn còn khá khiêm tốn. Bên cạnh sự ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đến nền kinh tế, việc thiếu hụt về giải quyết vụ việc liên quan đến vị trí thống lĩnh
này xuất phát từ việc các yếu tố quy định xác định sức mạnh thị trường đáng kể của
doanh nghiệp chưa được hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Điều này tạo nên sự khó
khăn trong q trình thi hành và dễ mắc phải sự chủ quan trong quá trình xem xét.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể
trong việc xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, tác giả quyết định chọn đề tài:
“Xác định sức mạnh thị trường đáng kể theo Luật cạnh tranh 2018” nhằm làm rõ hơn
cách đánh giá các yếu tố tạo nên sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp, nhóm doanh
nghiệp từ đó làm cơ sở để phục vụ việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể trong thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp trong
cùng thị trường liên quan ở Việt Nam là một vấn đề mới về cả lý luận lẫn thực tiễn. Hiện
nay, tồn tại ít nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nghiên
cứu nổi bật liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến như:

Đào Ngọc Báu (2016), Một số vấn đề về quy chế pháp luật lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường ở Việt Nam hiện nay, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia. Cơng trình tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về lạm dụng vị trí thống lĩnh

1

Bộ Công thương (2017), Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật cạnh tranh, Hà Nội, tr. 8.

1


thị trường trên thế giới và trong nước, phân tích khái niệm vị trí thống lĩnh, sức mạnh thị
trường đáng kể và xác định các tiêu chí để nhận diện vị trí thống lĩnh, sức mạnh thị
trường đáng kể.
Trần Thùy Linh (2020), Kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học
Luật Hà Nội. Luận án đã đề cập đến những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, thực trạng pháp luật và tình hình thực thi về kiểm
sốt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam, từ đó đề ra phương hướng
và giải pháp hồn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài không đi sâu nghiên cứu, phân tích yếu
tố sức mạnh thị trường đáng kể theo Luật Cạnh tranh 2018 mà chỉ dừng ở việc lý giải,
đánh giá một cách sơ bộ.
Thái Thị Trà Giang (2021), Xác định sức mạnh thị trường đáng kể theo Luật cạnh
tranh 2018, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Khóa
luận đề cập các vấn đề lý luận, thực tiễn về vấn đề xác định sức mạnh thị trường đáng
kể; phân tích, đánh giá chi tiết về các tiêu chí xác định sức mạnh thị trường đáng kể. Tuy
nhiên, đề tài vẫn chưa đi sâu vào các khía cạnh kinh tế học của định nghĩa về sức mạnh
thị trường đáng kể cũng như các cơ sở kinh tế đối với các phương pháp và yếu tố xác
định sức mạnh thị trường đáng kể.

Ngoài ra, một số cơng trình nghiên cứu khác tuy khơng liên quan trực tiếp đến đề
tài nhưng phục vụ để nghiên cứu trong một vài khía cạnh của khóa luận có thể kể đến
như:
Nguyễn Tấn Phát (2018), Pháp luật chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường gây thiệt hại trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Ngọc Quỳnh (2020), Chống hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm
bóc lột khách hàng theo Luật Cạnh tranh 2018, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài “Xác định sức mạnh thị trường đáng kể theo Luật
cạnh tranh 2018”, tác giả hướng tới các mục đích quan trọng sau:
Thứ nhất, đưa ra hệ thống những vấn đề mang tính lý luận về xác định sức mạnh
thị trường đáng kể;

2


Thứ hai, làm rõ và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia khác về việc xác
định sức mạnh thị trường đáng kể;
Thứ ba, đưa ra các gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật trên cơ sở lý luận, pháp luật
và thực tiễn nghiên cứu đã có trong đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế học và pháp lý cơ bản liên quan
đến sức mạnh thị trường đáng kể, thực tiễn về quy định pháp luật tại Việt Nam và kinh
nghiệm của một số nước có nền tảng pháp lý về việc xác định sức mạnh thị trường đáng
kể.
Phạm vi nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận về sức mạnh thị trường đáng kể trong
pháp luật Việt Nam được quy định trong Luật cạnh tranh năm 2018, Nghị định
35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh 2018; đồng thời
liên hệ, so sánh với Luật cạnh tranh 2004 và Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh 2004. Bên cạnh đó, tác giả tham khảo kinh
nghiệm lập pháp của một số nước có nền tảng pháp lý phát triển, từ đó đưa ra các gợi
mở nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam liên quan xác định sức mạnh thị
trường đáng kể.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để giải quyết được các mục tiêu và vấn đề nghiên cứu đặt ra, khóa luận sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Đây là hai phương
pháp chủ đạo được sử dụng xun suốt trong đề tài. Thơng qua việc phân tích nền tảng
lý luận và thực tiễn, tác giả tổng hợp các phân tích nhằm đưa ra cái nhìn tồn diện về các
quy định được sử dụng trong việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể. Từ cơ sở tổng
hợp, tác giả đưa ra sự đánh giá đối với các tiêu chí được sử dụng đối với xác định sức
mạnh thị trường đáng kể.
Thứ hai, phương pháp so sánh, được sử dụng để so sánh và đối chiếu các quy định
của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật của một số quốc gia/khu vực trên
thế giới về định nghĩa sức mạnh thị trường đáng kể, các phương pháp và tiêu chí trong
việc xác định sức mạnh thị trường đáng kể... Qua đó, tác giả đánh giá những vấn đề

3


tương đồng và có sự tham khảo, học hỏi những quy định tiến bộ nhằm gợi mở và đưa ra
một số góp ý hồn thiện pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp kinh tế học pháp luật được sử dụng nhằm phân tích tính hợp
lý và khả thi của các quy phạm pháp luật dựa trên các lý thuyết kinh tế học. Cơng trình
đã dùng phương pháp của kinh tế học pháp luật cạnh tranh trong việc xem xét mức độ

tập trung của thị trường thông qua các chỉ số cơ bản bao gồm: thị phần, mức độ tích tụ
thị trường (chỉ số Concentration Ratio (CR) – Tỷ lệ tập trung) và chỉ số Herfindahl –
Hirschman Index (HHI)... và các phương pháp kinh tế trong việc ước lượng sức mạnh
thị trường đáng kể và các yếu tố liên quan như chỉ số Lerner, các chỉ số trong đánh giá
sức mạnh tài chính như hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, hệ số đầu tư...
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, khóa luận
“Xác định sức mạnh thị trường đáng kể theo Luật cạnh tranh 2018” có kết cấu gồm 2
chương:
Chương 1: Lý luận về sức mạnh thị trường đáng kể và xác định sức mạnh thị
trường đáng kể
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc xác định sức mạnh
thị trường đáng kể

4


CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ VÀ
XÁC ĐỊNH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KỂ
1.1 Lý luận về sức mạnh thị trường đáng kể
1.1.1 Khái niệm sức mạnh thị trường đáng kể
1.1.1.1 Cơ sở hình thành khái niệm dưới góc nhìn kinh tế học và góc nhìn luật
học
Theo khái niệm được OECD định nghĩa về “cạnh tranh” thì “Cạnh tranh là một
tình huống trong một thị trường mà tại đó các cơng ty hoặc người bán độc lập cố gắng
có được sự hưởng ứng của người mua để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể 2”.
Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải mang lại các sản phẩm hoặc dịch vụ với giá
cả phù hợp nhằm thu hút được người tiêu dùng với chất lượng tối ưu. Nhờ vào các nỗ
lực “tối ưu hóa” giá cả và chất lượng của hoạt động “cạnh tranh”, người tiêu dùng được
gia tăng phúc lợi kinh tế và thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của họ.

Khi đề cập đến cạnh tranh thì hai thái cực về cạnh tranh3 được nhắc đến, đó là “cạnh
tranh hồn hảo” và “độc quyền”. Trong khi “cạnh tranh hoàn hảo” được đề cập đến như
một trạng thái lý tưởng của thị trường, nơi mà có sự hiện diện của nhiều người mua và
nhiều người bán và sản phẩm trên thị trường là đồng nhất, khi đó, cả hai phía đều khơng
thể tác động đến giá cả của sản phẩm đó. Trạng thái này là trạng thái lý tưởng khi đảm
bảo được sự ganh đua của hầu hết doanh nghiệp và phúc lợi mà người tiêu dùng được
hưởng. Ngược lại, trạng thái “độc quyền” được xem là một thái cực đối lập, cạnh tranh
bị triệt tiêu hoàn toàn trên thị trường của trạng thái này và trạng thái này làm cho “nền
kinh tế không đạt được hiệu quả phân bổ, hiệu quả sản xuất, hiệu quả năng động” 4, lợi
ích chỉ hướng đến một trong hai bên là bên mua hoặc bên bán.
Cả hai trạng thái trên được xem là rất hiếm và chỉ xảy ra trên lý thuyết hoặc tồn tại
với các điều kiện giả định cho trước. Do đó, hầu hết các thị trường đều tồn tại ở trạng
thái “cạnh tranh không hoàn hảo”, đây là trạng thái tồn tại ở giữa hai thái cực trên. Trạng
thái này được xác định do việc thiếu một số tiêu chí để đạt được hồn tồn đến một trong
hai thái cực trên. Do khơng thể tiến đến một trong hai trạng thái lần lượt là “cạnh tranh
hồn hảo” nơi mà giá thị trường khơng do bất kỳ bên nào quyết định và “độc quyền” nơi
mà giá chỉ do một bên mua hoặc bên bán hoàn toàn áp đặt, trạng thái này được chia làm
2

OECD (1993), “Glossary of Industrial Organization Economics and Competition Law”,
truy cập ngày 18/3/2023
3
Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld (2015), Microeconomics, Nxb. Pearson, tr. 357
4

Massimo Motta (2004), Competition policy: theory and practice, Nxb. Cambridge University Press, tr. 50

5



hai loại đó là: cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm5. Ở cấp độ thị trường
này, tồn tại các chủ thể tham gia, nhờ vào tính khác biệt nhất định của hàng hóa hoặc
dịch vụ họ cung cấp hay sự tham gia của ít chủ thể ở một phía, có khả năng tác động đến
giá thị trường với những mức độ nhất định. Trên cơ sở đó, khả năng tác động đến giá thị
trường được các nhà kinh tế học xem là yếu tố đầu tiên để xác định “sức mạnh thị trường”
của các chủ thể tham gia trên thị trường.
“Sức mạnh thị trường” là thuật ngữ kinh tế được sử dụng nhiều trong phân tích cấu
trúc thị trường và mô tả các doanh nghiệp độc quyền hay có vị trí tương đối trong thị
trường đó. Thuật ngữ này được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà
kinh tế học như John Bates Clark và Alfred Marshall vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20. Việc sử dụng thuật ngữ này một cách phổ biến là nhờ vào các cơng trình
nghiên cứu của hai nhà kinh tế học là Joan Robinson và Edward Chamberlin vào những
năm 1930. Trong cơng trình nghiên cứu “Kinh tế học về Cạnh tranh khơng hồn hảo”
của Robinson được xuất bản vào năm 1933, đã giới thiệu khái niệm “sức mạnh độc
quyền” đề cập đến khả năng của một người mua duy nhất ảnh hưởng đến giá của một
sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hơn nữa, sức mạnh thị trường có thể phát sinh ở những
thị trường có sự cạnh tranh khơng hồn hảo, chẳng hạn như trong các ngành chỉ có một
vài cơng ty lớn. Trong những thị trường như vậy, các cơng ty có thể sử dụng sức mạnh
thị trường của mình để hạn chế sản lượng và tăng giá, dẫn đến giảm phúc lợi kinh tế.
Các cơng ty có sức mạnh thị trường có thể sử dụng nhiều chiến lược định giá khác nhau,
chẳng hạn như phân biệt giá và định giá giới hạn, để duy trì sức mạnh thị trường của họ
và ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Cùng thời điểm đó, tác phẩm nghiên cứu “Lý thuyết về cạnh tranh độc quyền” của
Chamberlin đã giới thiệu khái niệm “cạnh tranh độc quyền” mô tả một cấu trúc thị trường
trong đó có nhiều cơng ty sản xuất các sản phẩm tương tự nhưng khác biệt, mỗi công ty
có một mức độ sức mạnh thị trường nhất định. Chamberlin lập luận rằng các cơng ty có
sức mạnh thị trường có thể sử dụng các chiến lược khác biệt hóa của họ, chẳng hạn như
xây dựng thương hiệu và quảng cáo, để tạo ra một mức độ sức mạnh độc quyền trong thị
trường tương ứng của họ. Điều này có thể cho phép họ tính giá cao hơn mức có thể trong
một thị trường cạnh tranh hồn hảo, dẫn đến giảm phúc lợi kinh tế. Các cơng ty có thể

sử dụng sự khác biệt hóa sản phẩm để làm cho sản phẩm của họ hấp dẫn hơn đối với
người tiêu dùng và khi làm như vậy, tạo ra một mức độ sức mạnh thị trường.

5

David Begg (2010), Kinh tế học Vi mô, Nxb. Thống kê, tr. 164

6


Nhìn chung, cả hai cơng trình trên đã giúp định hình cách hiểu hiện đại về sức mạnh
thị trường và vai trị của sự khác biệt hóa sản phẩm trong việc tạo ra nó đi cùng với các
tác động của nó đối với phúc lợi kinh tế.
Dưới góc nhìn của các nhà kinh tế, thuật ngữ “sức mạnh thị trường” sở hữu nhiều
định nghĩa do các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều quan tâm đến khả năng tác động
lên giá cả thị trường. Đơn giản nhất, “Sức mạnh thị trường” được hiểu là sức mạnh tác
động lên giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ tồn tại trên thị trường6. Với góc độ này, “sức
mạnh thị trường” được định nghĩa phụ thuộc lên khả năng điều chỉnh giá cả của hàng
hóa hay dịch vụ trên thị trường. Đây là cách định nghĩa đơn giản và được tiếp cận bởi
hầu hết các luật gia trên thế giới. Cách định nghĩa này dễ dàng hướng đến hiện tượng
tăng giá trên giá thành sản xuất của một hàng hóa hay dịch vụ là do có sự hiện diện của
“sức mạnh thị trường” theo các mơ hình kinh tế học cổ điển. Việc tăng giá này khiến
khách hàng không thể mua được sản phẩm ở mức giá thành sản xuất đã bao gồm một tỷ
lệ lợi nhuận cho doanh nghiệp và những sản phẩm mang mức giá đó sẽ khơng được sản
xuất. Hơn nữa, doanh số từ các sản phẩm này sẽ không tồn tại và khách hàng cũng không
hưởng được các phúc lợi đến từ việc mua hàng ở mức giá đó. Mơ hình kinh tế học cổ
điển định nghĩa sự mất mát trên bằng thuật ngữ “tổn thất tải trọng” hay là sự thiếu hiệu
quả dưới góc nhìn xã hội. Điều này kéo theo việc khách hàng phải chịu tổn thất từ việc
mua hàng kém thỏa mãn hơn và quy mô của nền kinh tế nhỏ hơn so với không tồn tại
“sức mạnh thị trường”.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế gần như cho rằng định nghĩa này là quá đơn giản và dễ
gây nhầm lẫn với các hiện tượng khác về giá cả hàng hóa hay dịch vụ mà khơng có sự
liên quan đến các vấn đề chính của “sức mạnh thị trường”. Các nhà kinh tế kết hợp khả
năng điều chỉnh giá cả với các yếu tố7 như “đường cầu dốc xuống”, “chi phí biên”, “kiểm
sốt sản lượng” nhằm đưa ra cái nhìn đầy đủ về “sức mạnh thị trường”. Vì thế, họ sáng
tạo thêm các định nghĩa mới mang tính kỹ thuật hơn dựa trên nhiều yếu tố ngồi giá
nhằm đưa ra khái niệm chính xác và tồn diện hơn về thuật ngữ “sức mạnh thị trường”.
Sức mạnh thị trường có thể được định nghĩa về mặt kỹ thuật là “khả năng của một cơng
ty hoặc một nhóm cơng ty kiểm sốt giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách
hạn chế sản lượng, tác động đến nhu cầu hoặc kiểm soát nguồn cung”. Định nghĩa này
cho chúng ta thấy đa diện hơn về “sức mạnh thị trường” ngồi yếu tố chính là khả năng
6

Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld (2015), tlđd (3), tr. 358

7

Nicolas Petit (2022), “Understanding Market Power”, Robert Schuman Centre for Advanced Studies
Research Paper, số 14/2022, tr.3.

7


điều chỉnh giá. Hiện tượng giá thị trường được điều chỉnh có thể nằm ngồi việc sử dụng
“sức mạnh thị trường” mà liên quan đến các yếu tố như mối liên hệ cung-cầu, lợi nhuận
của doanh nghiệp và khả năng thương lượng của doanh nghiệp đó.
Hiện tượng tăng giá hoặc thiết lập giá bán trên giá thành sản xuất có thể quan sát
được ở thị trường thông thường và không liên quan đến việc sử dụng “sức mạnh thị
trường”. Giá cả thị trường có thể biến đổi dựa vào các cú sốc về cung hoặc về cầu. Các
cú sốc tích cực về cung hoặc cầu có thể dẫn đến kết quả là giá trên thị trường được gia

tăng đáng kể. Đây là diễn biến của thị trường và có thể nằm ngoài khả năng tác động của
doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường.
Lợi nhuận được tính dựa trên sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất. Việc
doanh nghiệp tăng giá trên giá thành sản xuất có thể đến từ mục đích gia tăng lợi nhuận
chứ khơng đến từ việc sử dụng “sức mạnh thị trường”. Thêm vào đó, khả năng thương
lượng của doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến giá thị trường. Nếu doanh nghiệp có
khả năng thương lượng tốt, họ có thể đạt được giá tối ưu hơn từ đối tác và nhà cung cấp.
Tuy nhiên, nếu khả năng thương lượng kém, doanh nghiệp có thể phải chấp nhận mức
giá cao hơn và không đạt được lợi nhuận cao.
Trên cơ sở đó, OECD vào năm 1993 lần đầu đưa ra định nghĩa về “sức mạnh thị
trường” dựa trên góc độ về kinh tế: “sức mạnh thị trường đề cập đến khả năng của một
công ty (hoặc nhóm các cơng ty) tăng và duy trì giá trên mức sẽ đạt được trong bối cảnh
cạnh tranh”8. Định nghĩa trên được đưa ra dựa trên tiêu chí về giá cả thị trường và với
biểu hiện trực tiếp là tăng và duy trì giá đó trong bối cảnh phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác. Góc độ này tiếp cận khái niệm với bối cảnh thị trường cạnh tranh khơng
hồn hảo và ở mức độ đơn giản nhất của khái niệm “sức mạnh thị trường”. Nhìn thấy,
các khuyết điểm của định nghĩa ở cấp độ đơn giản nhất theo các nhà kinh tế học, OECD
từng bước cải thiện định nghĩa “Sức mạnh thị trường” ở các tài liệu, cơng trình nghiên
cứu, hội thảo của mình. Thuật ngữ “sức mạnh thị trường” vẫn giữ lại phần liên quan đến
giá cả nhưng được thêm vào các yếu tố khác như “giữ chất lượng của sản phẩm hay dịch
vụ dưới mức cạnh tranh”9, “bằng các cách như tiếp cận nguồn cung, khách hàng, kênh
phân phối, quyền sở hữu trí tuệ.”. Các yếu tố được thêm vào góp phần làm rõ hơn bản
chất của thuật ngữ, đồng thời, hướng đến mục đích tương tự của các nhà kinh tế là phân
biệt các hiện tượng về giá khơng có sự sử dụng “sức mạnh thị trường”.
8

OECD (1993), tlđd (2), tr. 169.

9


OECD (2020), “Abuse of dominance in digital markets: Background note by the Secretariat”,
truy cập ngày 21/3/2023.

8


Dưới góc nhìn luật học, khái niệm “sức mạnh thị trường” được định nghĩa dựa trên
góc độ tiếp cận đơn giản nhất của các nhà kinh tế học là “khả năng tác động lên giá cả”.
Các nghiên cứu về kinh tế lẫn cách định nghĩa này ảnh hưởng đến việc áp dụng và giải
thích các quy định về “sức mạnh thị trường” trong môi trường pháp lý. Nhắc đến Luật
cạnh tranh là nhắc đến các quốc gia có nền thương mại phát triển lâu đời, trong đó, tiêu
biểu như Hoa Kỳ, Anh. Theo Bộ Tư pháp và Ủy ban thương mại công bằng của Hoa Kỳ,
khái niệm “sức mạnh thị trường” được định nghĩa là “khả năng duy trì giá cả trên mức
giá cạnh tranh trong một giai đoạn đáng kể mà vẫn thu được lợi nhuận”10. Song song đó,
theo hướng dẫn của Cục thương mại công bằng Anh về đánh giá sức mạnh thị trường thì
“sức mạnh thị trường có thể được hiểu là khả năng duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh
hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận”11.
Đối với một số học giả ở Hoa Kỳ thì thuật ngữ "sức mạnh thị trường" được hiểu là khả
năng của doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp phối hợp hành động) có thể gia
tăng giá bán lên trên mức giá cạnh tranh mà không bị giảm doanh số quá nhiều đến mức
phải hủy bỏ việc tăng giá bán12. Các định nghĩa trên có điểm chung là đều hướng đến
khả năng duy trì mức giá trên mức giá cạnh tranh trong một khoảng thời gian nhất định
mà vẫn có thể thu được lợi nhuận. Năng lực “khống chế giá cả” được xem là tiêu chí đầu
tiên để xác định sức mạnh thị trường. Hơn nữa, mức độ khống chế về giá phải được xem
xét dưới góc độ so sánh với giá trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo là khi khơng có chủ
thể nào có “sức mạnh thị trường”. Thêm vào đó, các tiêu chí về “chất lượng” hay “sản
lượng” cũng được thêm vào nhằm phân biệt với các hiện tượng khác về giá và thích hợp
với sự cải thiện và biến đổi không ngừng của các định nghĩa của các nhà kinh tế khi
nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong điều kiện của cạnh tranh khơng hồn hảo, các chủ thể
trên thị trường đều nắm giữ “sức mạnh thị trường” nhất định nhưng không phải mọi lúc

sức mạnh đó đủ để các chủ thể này ảnh hưởng đến yếu tố giá cả của thị trường và không
phải mọi hiện tượng do “sức mạnh thị trường” gây ra đều hướng đến yếu tố giá cả. Với
thời đại cách mạng cơng nghệ lần thứ 4 thì xuất hiện một số sản phẩm hoặc dịch vụ
khơng có giá được cung cấp bởi các chủ thể kinh doanh trên thị trường số mà doanh thu

10

U.S. Department of Justice and the Federal Trade Commission (2010), “Horizontal Merger Guidelines”,
truy cập ngày 22/3/2023.
11
Office of Fair Trading, “Market definition - Understanding Competition law”,
/>pdf, truy cập ngày 22/3/2023.
12
William M. Landes & Richard A. Posner (1981), “Market Power on Antitrust cases”, nxb. Harvard Law
Review, số 5/1981, tr. 3.

9


đến từ các hoạt động khác như các sản phẩm, dịch vụ khác đi kèm hoặc độc lập với sản
phẩm, dịch vụ chính hoặc các hoạt động về quảng cáo hay xúc tiến sản phẩm, dịch vụ
khác. Do đó, các khái niệm chỉ phụ thuộc vào năng lực khống chế giá cả tỏ ra chưa phù
hợp trong các tình huống này mà nên chuyển hướng vào các tiêu chí khác như “chất
lượng” hoặc “sản lượng” so với mức của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
1.1.1.2 Các yếu tố đánh giá mức độ đáng kể của sức mạnh thị trường
Trong thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo, các chủ thể trong thị trường này đều
nắm giữ một mức độ nhất định sức mạnh thị trường, đều có khả năng tác động lên giá cả
nên sức mạnh thị trường thường được phân chia làm hai loại là “sức mạnh thị trường
nhỏ, không đáng kể” và “sức mạnh thị trường đáng kể”. Ngoài ra, ở một số quốc gia mà
tiêu biểu là Đức, sức mạnh thị trường còn bao gồm thêm một loại đó là “sức mạnh thị

trường tương đối”13. Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp được xem xét ở mức độ
đáng kể khi sức mạnh thị trường này đủ để doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp hành
động độc lập trước các sức ép của đối thủ cạnh tranh hay việc gia nhập thị trường của
các đối thủ tiềm năng. Nhờ vào mức độ “đáng kể” này, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các
quyết định ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường mà không chịu sự ảnh hưởng của sức ép
cạnh tranh đến từ người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng. Sức mạnh này
giúp doanh nghiệp có thể đi đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, thu được lợi nhuận trong
một khoảng thời gian tương đối mà bỏ qua sự cân nhắc đến phản ứng của các đối thủ
cạnh tranh và người tiêu dùng. Trong trường hợp sức mạnh thị trường được thực hiện
bởi người mua thì nó biểu hiện ở khả năng giảm giá trả cho nhà cung cấp dưới mức cạnh
tranh (dưới giá thành sản xuất) trong một khoảng thời gian đáng kể mà vẫn thu được sự
thỏa mãn về nhu cầu tiêu dùng. Pháp luật về chống lũng đoạn (antitrust) của Hoa Kỳ,
cụ thể với Đạo luật Sherman không nêu ra khái niệm “Sức mạnh thị trường đáng kể” mà
chỉ tiếp cận dưới hai khái niệm chính là “sức mạnh thị trường” và “sức mạnh lũng đoạn”.
Thuật ngữ “sức mạnh lũng đoạn” dưới góc độ kinh tế hướng đến đó là “sức mạnh thị
trường” của các doanh nghiệp lũng đoạn hay còn được xem là một doanh nghiệp độc
quyền trên thị trường. Còn dưới góc độ của đạo luật và thực tiễn xét xử thì “sức mạnh
lũng đoạn” là “sức mạnh thị trường” ở mức độ tương đối đáng kể hoặc ở mức độ cao.
Cụ thể, trong vụ án “Estman kodak” Tòa án cho rằng “sức mạnh lũng đoạn áp dụng tại
Điều 2 Đạo luật Sherman đương nhiên yêu cầu cao hơn so với sức mạnh thị trường được
áp dụng tại Điều 1 Đạo luật này”14. Thêm vào đó, đối với Tịa án tối cao Hoa Kỳ, “sức
13
14

Điều 20 German Act against Restraints of Competition
Eastman Kodak Co. v. Image Technical Services, Inc., 504 U.S 451 (1992), p. 133.

10



mạnh lũng đoạn” được định nghĩa là khả năng doanh nghiệp có sức mạnh để có thể tăng
và duy trì mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cao hơn giá được xác định trong điều
kiện thị trường cạnh tranh thơng thường15. Vì thế, thuật ngữ “sức mạnh lũng đoạn” mà
Hoa Kỳ sử dụng tương đương với thuật ngữ “sức mạnh thị trường đáng kể”.
Ở Liên minh Châu Âu, pháp luật cạnh tranh tiếp cận “sức mạnh thị trường đáng
kể” dưới góc độ “vị trí thống lĩnh”. Điều này không được ghi nhận trong các quy định
chung tại Hiệp định EC hay TFEU mà được ghi nhận trong thực tiễn xét xử và các văn
bản chung khác như tại Điều 4 Chỉ thị 2002/21/EC về khuôn khổ chung trong ngành điện
tử viễn thông quy định sức mạnh thị trường đáng kể được xác định bởi sự nắm giữ và
hưởng lợi từ vị trí tương đương với vị trí thống lĩnh trên thị trường và hành xử độc lập
đáng kể với đối thủ cạnh tranh, khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.
Thuật ngữ “sức mạnh thị trường đáng kể” được sử dụng tương đương với thuật ngữ
“vị trí thống lĩnh” khi tiếp cận ở góc độ hành vi. Thực tiễn xét xử còn cho thấy việc xem
xét một chủ thể kinh doanh có vị trí trên thị trường với mức độ thống lĩnh nếu nắm giữ
“sức mạnh thị trường đáng kể”. Năm 1978, trong phán quyết đối với vụ việc United
Brands v. Commission, Tịa án cơng lý Châu Âu (European Court of Justice - ECJ) lần
đầu tiên định nghĩa vị trí thống lĩnh thơng qua khả năng thực hiện việc ngăn cản hoạt
động cạnh tranh hiệu quả đang tồn tại và duy trì khả năng ấy trên thị trường liên quan
một cách độc lập đáng kể với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và với những khách
hàng tiêu dùng cuối cùng16. Tiếp đó, năm 1979, ECJ đã sử dụng lặp lại khái niệm này
khi ra phán quyết trong vụ việc Hoffmann La Roche v. Commission và khẳng định về
hành vi lạm dụng là hành vi của một chủ thể kinh doanh có vị trí thống lĩnh trên thị
trường có tác động gây cản trở đối với việc duy trì mức độ cạnh tranh hiện tại trên thị
trường hoặc sự phát triển của cạnh tranh17. Qua các phán quyết trên, ECJ đã tiếp cận theo
hành vi lạm dụng “sức mạnh thị trường đáng kể” nhằm định nghĩa và khái quát thuật
ngữ “vị trí thống lĩnh”. Việc hành động độc lập đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh được xem là khá xa vời và khơng có nhiều
ý nghĩa theo các lý thuyết kinh tế và thực tiễn kinh doanh. Trong thực tế, để điều này
xảy ra cần phải có hai điều kiện: (1) sức mạnh độc quyền, (2) độ rào cản gia nhập của
thị trường mà doanh nghiệp đang tồn tại là rất lớn, tồn tại ít hay rất ít các doanh nghiệp

15

Thomas G. Krattenmaker và Robert H. Lande (1987), “Monopoly power and market power in Antitrust
Law”, Nxb. Georgetown Law Journal, số 76, tr. 241.
16
Phán quyết của Tòa án công lý Châu Âu, vụ việc United Brands v. Commission, 1978.
17

Phán quyết của Tịa án cơng lý Châu Âu, vụ việc Hoffmann - La Roche, 1979.

11


cùng kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp thỏa mãn cả hai điều kiện
trên nhưng vẫn khó có thể bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng nếu như hàng
hóa của doanh nghiệp khơng phải là hàng hóa thiết yếu. Song song đó, Cục thương mại
công bằng Anh xác định: “Một chủ thể kinh doanh trên thị trường khơng thể đạt được vị
trí thống lĩnh trừ khi nó nắm giữ sức mạnh thị trường đáng kể” 18. Như vậy, có thể thấy
sự thống nhất của pháp luật EU trong việc tiếp cận thuật ngữ “sức mạnh thị trường đáng
kể” thông qua hành vi của các chủ thể kinh doanh sở hữu “vị trí thống lĩnh”.
1.1.1.3 Định nghĩa về sức mạnh thị trường đáng kể
Thông qua các phân tích trên, “sức mạnh thị trường đáng kể” được xem là mức độ
cao hơn so với “sức mạnh thị trường” và được sử dụng tương đương với các thuật ngữ
“sức mạnh lũng đoạn” đối với pháp luật Hoa Kỳ hay “vị trí thống lĩnh” đối với pháp luật
EU.
“Sức mạnh thị trường đáng kể” có thể được hiểu là mức độ mà doanh nghiệp có
thể đưa ra các quyết định một cách tương đối độc lập so với thị trường, ít hoặc thậm chí
là khơng gặp phải sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc sự gia
nhập của các đối thủ tiềm năng và cũng như là phản ứng của người tiêu dùng cuối cùng.
Điều này giúp doanh nghiệp có khả năng gia tăng lợi nhuận từ việc tăng giá và duy trì

mức giá cao hơn giá đã được xác định trong thị trường cạnh tranh hoặc duy trì chất lượng
hay sản lượng dưới mức của thị trường cạnh tranh. “Sức mạnh thị trường đáng kể” nên
được phân tích dưới hai khía cạnh chính là: (1) khía cạnh về kiểm sốt giá, chất lượng,
sản lượng và (2) khía cạnh về khả năng loại trừ. Thứ nhất, đối với khía cạnh về kiểm
sốt giá, chất lượng, sản lượng thì đây là khả năng doanh nghiệp có khả năng tăng và
duy trì mức giá cao hơn giá thị trường hoặc hạn chế sản lượng, chất lượng thấp hơn giá
thị trường nhằm gia tăng lợi nhuận đạt được. Doanh nghiệp có thể “trục lợi”, thu được
nhiều lợi nhuận từ việc sử dụng các lợi thế đến từ sức mạnh thị trường của mình. Thứ
hai, đối khía cạnh về khả năng loại trừ, đây được xem là sức mạnh mà thơng qua đó,
doanh nghiệp có khả năng ngăn cản, kìm hãm; thậm chí loại trừ đối thủ cạnh tranh trực
tiếp trên thị trường hoặc các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường và từ đó, doanh
nghiệp có thể tác động đến cấu trúc cạnh tranh hiện có trên thị trường nhằm tạo ra lợi
thế và thu được lợi nhuận về phía mình.

18

Office of Fair Trading, “Assessment of market power”,
/>pdf, truy cập ngày 02/4/2023.

12


Pháp luật cạnh tranh ra đời nhằm xây dựng và duy trì một mơi trường cạnh tranh
lành mạnh trước các nguy cơ các hành vi đến từ các biến tướng của cạnh tranh, trong đó
có các hành vi lạm dụng ưu thế của các doanh nghiệp sở hữu “sức mạnh thị trường”. Do
đó, việc các chủ thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình để thực hiện các hành vi
hạn chế cạnh tranh cần được ngăn cấm nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên
liên quan. Vì thế, việc xác định liệu một doanh nghiệp cụ thể có đang nắm giữ sức mạnh
thị trường hay khơng là một việc làm quan trọng nhằm đánh giá tính bất hợp pháp của
các hành vi do chính doanh nghiệp đó thực hiện. Hơn hết, yếu tố tiên quyết cần được

làm rõ và quy định là khái niệm về “sức mạnh thị trường” và “sức mạnh thị trường đáng
kể”.
1.1.2 Các phương pháp xác định sức mạnh thị trường đáng kể
Vấn đề về việc xác định “sức mạnh thị trường đáng kể” được xem là một trong
những mối quan tâm của các chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh của các quốc
gia. Việc quy định cụ thể cách đánh giá và xác định “sức mạnh thị trường đáng kể” sẽ
giúp cho việc xem xét các yếu tố của doanh nghiệp như tính độc lập của doanh nghiệp
trước các sức ép từ mơi trường cạnh tranh, mối quan hệ giữa tính độc lập và quyết định
liên quan đến giá cả, chất lượng, sản lượng với sự tác động của các quyết định này đến
người tiêu dùng cuối cùng.
Trong các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng đòi hỏi các cơ quan
cạnh tranh hay tòa án ở các quốc gia phải đánh giá “sức mạnh thị trường đáng kể”. Vấn
đề đặt ra là việc xác định như thế nào, dựa vào những yếu tố nào. Thông thường để đánh
giá và xác định được sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm
quyền hay tòa án phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, sử dụng nhiều loại chứng
cứ trực tiếp và/hoặc gián tiếp khác nhau.
Xác định “sức mạnh thị trường đáng kể” là việc đo lường “sức mạnh thị trường”
có ở mức độ đáng kể hay không. Việc đo lường “sức mạnh thị trường” thu hút rất nhiều
các nghiên cứu của các học giả cũng như là phương pháp tiếp cận rất đa dạng và dựa
trên nhiều yếu tố. Về cơ bản, có hai cách tiếp cận được xem xét khi xác định và đo lường
sức mạnh thị trường được đề cập trong các tài liệu nghiên cứu là Phương pháp tiếp cận
cấu trúc được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế Tổ chức Ngành và Phương pháp
tiếp cận phi cấu trúc dựa trên tài liệu của Tổ chức Ngành thực nghiệm mới (New
Empirical Industrial Organisation- NEIO)19.
19

Phạm Hồng Linh (2021), “Đánh giá sự tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại
Việt Nam”, Nxb. Học viện Ngân hàng , Số 232, tr.34.

13



Cách tiếp cận cấu trúc cung cấp các thước đo sức mạnh theo những đặc điểm cấu
trúc của thị trường. Cách tiếp cận này là theo quan điểm tổ chức ngành truyền thống dựa
trên mơ hình Cấu trúc- Hành vi- Kết quả (Structure- Conduct- Performance) (SCP) của
Bain (1951). Mơ hình SCP dựa trên các giả thuyết rằng cấu trúc ảnh hưởng hành vi mà
hành vi ảnh hưởng đến kết quả và do đó cấu trúc ảnh hưởng đến kết quả. Hơn nữa, mơ
hình SCP giả định rằng do cấu trúc thị trường có liên quan đến hành vi cạnh tranh và sức
mạnh thị trường nên cạnh tranh được đo lường bằng các thước đo cấu trúc thị trường,
chủ yếu là các thước đo liên quan đến mức độ tập trung. Các thước đo theo cách tiếp cận
cấu trúc có lợi thế hơn vì khơng địi hỏi nhiều dữ liệu và dễ dàng ước tính ở cấp độ ngành
hoặc quốc gia. Tuy nhiên, việc đo lường cạnh tranh thông qua các chỉ số tập trung bị hạn
chế cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận này mang tính chất tĩnh và ngắn hạn,
không đưa ra được một lý thuyết mang tính tương tác ngược chiều mà chỉ theo một chiều
từ cấu trúc đến kết quả và có xu hướng bỏ qua hành vi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong khi cấu trúc ngành có thể bị doanh nghiệp biến đổi vì ích lợi riêng, đặc biệt khi họ
dựng lên các hàng rào gia nhập thị trường. Do việc phân tích dựa vào mức độ tập trung
của thị trường nên yếu tố chính được sử dụng ở phương pháp được xem xét là thị phần.
Ngồi yếu tố thị phần, cịn các yếu tố khác thuộc cấu trúc cạnh tranh cũng được phân
tích nhằm đưa ra cái nhìn tồn diện về mức độ tập trung như rào cản gia nhập-mở rộng,
chi phí chuyển đổi, sức mạnh người mua, và các yếu tố khác đặc thù của ngành, lĩnh vực
mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Song song đó, phương pháp phi cấu trúc tiếp cận các thước đo cạnh tranh xuất phát
từ việc giải thích hành vi của doanh nghiệp. Cách tiếp cận này đánh giá sức mạnh thị
trường của doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu tồn tại ở cấp doanh nghiệp như doanh thu,
lợi nhuận, chi phí, sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, khả năng loại bỏ đối thủ cạnh
tranh... Phương pháp này giúp việc đánh giá và xác định “sức mạnh thị trường” một cách
hiệu quả do tiếp cận trực tiếp hành vi của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, do
các phương pháp đo lường phụ thuộc trực tiếp vào số liệu của doanh nghiệp nên dễ bị
tác động và cần phải thu thập ở mức độ nhất định để thực hiện đo lường một cách chính

xác.

14


1.2.1.1 Phương pháp xác định sức mạnh thị trường đáng kể dựa theo các yếu
tố của phương pháp cấu trúc
a. Thị phần:
Đối với yếu tố “thị phần”, được định nghĩa một cách đơn giản là tỷ lệ phần trăm
của doanh thu bán ra của doanh nghiệp so với tổng doanh thu bán ra của toàn thị trường20.
Về bản chất, thị phần thể hiện được số lượng khách hàng thực tế mà doanh nghiệp thực
sự có được trên thị trường đó. Vì thế, thơng thường, thị phần thường được xem là dấu
hiệu quan trọng, yếu tố đầu tiên khi phân tích và xem xét “sức mạnh thị trường đáng kể”
của một doanh nghiệp. Thị phần của các doanh nghiệp càng biến động càng cho thấy thị
phần của một doanh nghiệp (dù là lớn) cũng chỉ có tính chất tạm thời và thị trường tồn
tại sự cạnh tranh gay gắt trên. Điều này thể hiện sự tương quan yếu giữa thị phần và sức
mạnh thị trường mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Thêm vào đó, việc tăng giá của các
doanh nghiệp có thị phần lớn dễ gặp sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hoặc sự
phản ứng của người tiêu dùng khi lựa chọn các mặt hàng hóa do các đối thủ cạnh tranh
cung cấp hoặc các đối thủ tiềm năng khi rào cản gia nhập thị trường đó ở mức thấp. Do
đó, thị phần của doanh nghiệp nếu chỉ xét riêng lẻ mà không kết hợp với các yếu tố khác
trên thị trường thì thị phần khơng phản ánh được sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp
có.
Tuy vậy, cơng cụ được sử dụng phổ biến nhất để xác định sức mạnh thị trường lại
chính là thị phần. Thị phần giúp cho quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh bước đầu trong
việc xác định vụ việc đang xem xét có khả năng xảy ra các vấn đề về lạm dụng sức mạnh
thị trường hay khơng, góp phần định hướng cuộc điều tra. Vì thế, thị phần cao chỉ là điều
kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để xác định một doanh nghiệp có nắm giữ sức mạnh
thị trường hay không.
Việc xác định thị phần của doanh nghiệp cần được kết hợp với việc xác định mức

độ tập trung trên thị trường. Nhằm đo lường mức độ tập trung trên thị trường, tồn tại hai
công cụ được sử dụng phổ biến nhất là tỷ lệ tập trung (Concentration Ratio-CR) và chỉ
số Herfindhal-Hirschman (HHI). Tỷ lệ tập trung cho ta chỉ số thống kê đơn giản về mức
độ tập trung trên thị trường. Tỷ lệ tập trung được xác định dựa trên tổng thị phần của các
doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường và số doanh nghiệp thường được tính toán theo số
chẵn (từ 2 doanh nghiệp đến 4 doanh nghiệp...). Tuy vậy, việc sử dụng tỷ lệ này cũng
gặp hai hạn chế lớn:

20

Philip Kotler và Gary Armstrong (2021), Principle of Marketing, Nxb. Pearson, tr. 534.

15


Thứ nhất là chỉ số này chỉ xem xét dựa vào số tổng hợp nên sẽ không phản ánh
được quy mơ của từng doanh nghiệp liên quan. Ví dụ, một thị trường với 4 doanh nghiệp,
mỗi doanh nghiệp chiếm 20% thị phần, sẽ có cùng tỷ lệ tập trung của một thị trường có
4 doanh nghiệp, thị phần của mỗi doanh nghiệp lần lượt là 40%, 20%, 10%, 10% (mặc
dù rất có thể mức độ cạnh tranh trên hai thị trường ấy là hoàn toàn khác nhau)
Thứ hai, xuất phát từ việc chỉ lấy một vài doanh nghiệp lớn nhất để tính nên sẽ dễ
dàng bỏ qua thị phần của các doanh nghiệp cịn lại trên tồn bộ thị trường liên quan.
Để khắc phục nhược điểm này của tỷ lệ tập trung, cơ quan cạnh tranh của các nước
thường áp dụng tỷ lệ tập trung kết hợp với chỉ số HHI. Chỉ số HHI thường được sử dụng
trong việc phân tích các vụ sáp nhập theo chiều ngang, chỉ số này xem xe tất cả các
doanh nghiệp trong một ngành và được tính bằng tổng của bình phương thị phần của tất
cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan để xác định mức độ tập trung trên thị
trường đó. Chỉ số này sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 10,000. Các nhà kinh tế cho
rằng chỉ số HHI càng cao thì mức độ tập trung trên thị trường càng lớn (nghĩa là mức độ
cạnh tranh càng thấp). Chỉ số HHI bằng 10,000 có nghĩa là một doanh nghiệp đang nắm

giữ vị thế độc quyền trên thị trưởng ấy. Trong các vụ sáp nhập, cơ quan cạnh tranh sẽ
tính toán chỉ số HHI trên thị trường liên quan trước khi sáp nhập và sau khi sáp nhập,
sau đó so sánh hai chỉ số này để đưa ra quyết định sơ bộ về tác động tiềm tàng của giao
dịch sáp nhập đối với cạnh tranh.
Việc sử dụng tiêu chí thị phần cũng yêu cầu các cơ quan cạnh tranh phải xác định
chính xác thị trường liên quan nhằm khoanh vùng được thị trường để đưa ra chính xác
số lượng các doanh nghiệp đang cùng kinh doanh trên thị trường đó để tính thị phần.
Tuy nhiên, việc phân định ranh giới giữa các thị trường là rất khó khăn cho các cơ quan
tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh. Hơn nữa, việc phân tích yếu “thị phần” nên được
phân tích trong sự vận động liên tục của thị trường. Việc xem xét yếu tố này cần được
phân tích và đánh giá theo ba điều kiện sau: (1) thông tin thị phần và mức biến động thị
phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghi vấn trên thị trường liên quan trong một
khoảng thời gian từ trước đến khi xảy ra hành vi lạm dụng; (2) thông tin thị phần và mức
biến động thị phần của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan; (3) xem xét và
đánh giá yếu tố thị phần của doanh nghiệp bị điều tra hay bị nghi vấn trong mối tương
quan và biến động cùng với các doanh nghiệp đối thủ.
Việc xem xét xu hướng vận động của thị trường trên cơ sở thị phần, đánh giá mối
tương quan và sự biến đổi về mức thị phần giữa các chủ thể tham gia thị trường sẽ giúp
cơ quan cạnh tranh hay tòa án có được những thơng tin quan trọng để xem xét các yếu
16


tố của cạnh tranh hiện tại, cũng như dự đoán xu thế phát triển của các đối thủ cạnh tranh
và mơi trường cạnh tranh tương lai. Doanh nghiệp có mức thị phần cao khơng có nghĩa
là doanh nghiệp đó có sức mạnh đáng kể hay có vị trí thống lĩnh. Thị phần chỉ là một
trong những chỉ tiêu đánh giá, mặc dù quan trọng nhưng khơng đóng vai trị quyết định.
Việc xem xét và đánh giá “sức mạnh thị trường đáng kể” không nên dựa trên chỉ riêng
yếu tố “thị phần” vì dễ dẫn đến sự chủ quan trong xem xét và đánh giá đến các tiêu chí
khác cũng như tạo ra hiện tượng “ngưỡng an toàn” để các doanh nghiệp có thị phần
khơng q cao nhưng vẫn lạm dụng “sức mạnh thị trường đáng kể”.

Do đó, yếu tố “thị phần” và các phương pháp tính tốn mức độ tập trung thị trường
được sử dụng làm căn cứ đánh giá sức mạnh thị trường của doanh nghiệp kết hợp với
việc xem xét các yếu tố khác của thị trường. Mối quan hệ tương quan giữa thị phần và
mức độ tập trung của thị trường là một trong những dấu hiệu cho thấy các quan ngại về
cạnh tranh, ví dụ như doanh nghiệp có thị phần cao trên thị trường có mức độ tập trung
lớn sẽ có sức mạnh thị trường hơn là trong trên thị trường có mức độ tập trung thấp.
b. Rào cản gia nhập, mở rộng đối với các doanh nghiệp khác:
Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác được xác định
như là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể. Bên cạnh việc
phân tích yếu tố “thị phần”, việc phân tích yếu tố rào cản lại có thể xác định được tầm
quan trọng của các đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng từ đó thấy được sức mạnh thị
trường đáng kể của doanh nghiệp. Nếu rào cản mở rộng hoặc gia nhập thị trường thấp,
doanh nghiệp có thị phần cao chưa thể khẳng định là có vị trí thống lĩnh. Ví dụ, với việc
điều chỉnh tăng giá của doanh nghiệp có thị phần cao, các đối thủ cạnh tranh có thể mở
rộng sản xuất nhằm tăng sản lượng để hạn chế tác động của việc điều chỉnh giá. Thêm
vào đó, các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường có tiềm lực tài chính mạnh có thể sản
xuất sản phẩm với mức giá thấp hơn, từ đó, tác động của việc điều chỉnh giá bị giảm đi
trên thị trường. Các phân tích về cạnh tranh đã chỉ ra rằng khả năng gia nhập thị trường
của các công ty mới sẽ tạo ra sự kiềm chế mạnh mẽ đối với hành vi cạnh tranh của các
doanh nghiệp hiện có, ngăn cản các doanh nghiệp này (kể cả các doanh nghiệp có thị
phần cao) thực hiện sức mạnh thị trường của mình. Điều này có nghĩa là sức mạnh thị
trường lớn chỉ có được khi khả năng mở rộng sản xuất hoặc gia nhập thị trường khó
khăn, và khi đó, doanh nghiệp sẽ có thể duy trì hành động đơn phương trong khoảng thời
gian tương đối.
Yếu tố này bao gồm hai thành tố lần lượt là rào cản gia nhập và rào cản mở rộng
thị trường. Đối với thành tố rào cản gia nhập là những yếu tố có khả năng gây cản trở
17


đối với sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới. Rào cản gia nhập có thể là rào cản

tự nhiên, rào cản chiến lược, rào cản về tài chính hay cơ chế chính sách. Rào cản gia
nhập thị trường phát sinh khi một doanh nghiệp có lợi thế hơn (không hẳn là do hoạt
động hiệu quả hơn) so với các doanh nghiệp tiềm năng từ việc gia nhập thị trường trước
và/hoặc từ việc có được những đặc quyền (chẳng hạn về sản xuất hay phân phối) hoặc
từ việc có sự ưu tiên trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào của sản xuất.
Để đánh giá về rào cản gia nhập thị trường nhất định, những yếu tố sau đây thường
được xem xét:
(i) Chi phí chìm được hiểu là những chi phí mà doanh nghiệp buộc phải bỏ ra để
gia nhập thị trường nhưng lại khơng có khả năng thu hồi khi doanh nghiệp rút khỏi thị
trường ấy, ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí thu tư cho hoạt động nghiên cứu và chế
tạo sản phẩm. Doanh nghiệp mới sẽ chỉ gia nhập thị trường nêu lợi nhuận ước tính từ thị
trường đó lớn hơn chi phí chìm khi gia nhập, do đó cần xem xét mức độ mà chi phí chìm
có thể làm hạn chế, gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới.
(ii) Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào chủ chốt và các kênh phân phối: Việc gia
nhập thị trường có thể bị hạn chế nếu việc tiếp cận các yếu tố đầu vào chủ chốt và các
kênh phân phối khó khăn và các doanh nghiệp hiện có đang nắm giữ đặc quyền hay
quyền ưu tiên đối với các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra trong sản xuất
(iii) Các quy định pháp lý cũng có thể trở thành rào cản gia nhập thị trường (chẳng
hạn, các quy định pháp lý có thể hạn chế số lượng các doanh nghiệp được hoạt động trên
thị trường nhất định thông qua chế độ cấp phép của Nhà nước).
(iv) Hiệu quả theo quy mô diễn ra khi chi phí bình qn giảm do sản lượng tăng.
Trong thị trường nơi các doanh nghiệp hiện hành đang thu được hiệu quả theo quy mô,
doanh nghiệp mới muốn gia nhập thị trưởng đó cũng sẽ phải mở rộng quy mơ sản xuất
của mình mới có thể cạnh tranh được, điều này cũng đồng nghĩa với việc làm tăng chi
phí chìm cho doanh nghiệp muốn gia nhập và có thể gây ra phản ứng cạnh tranh quyết
liệt từ các doanh nghiệp hiện hành. Trong một số trường hợp, các yếu tố này sẽ trở thành
rào cản gia nhập thị trường.
(v) Hiệu ứng mạng lưới xảy ra khi càng có nhiều người người tham gia một mạng
lưới thì mạng lưới ấy càng được người sử dụng đánh giá cao. Chẳng hạn, càng có nhiều
người tham gia vào một mạng điện thoại di động thì giá trị của mạng lưới ấy càng tăng

vì người sử dụng được kết nối với nhiều người hơn trên cùng một mạng di động. Hiệu
ứng mạng lưới, cũng giống như hiệu quả theo quy mơ, có thể khiến việc gia nhập thị

18


trưởng trở nên khó khăn hơn nếu quy mơ tối thiểu để cạnh tranh được tương đối lớn so
với quy mô chung của thị trường.
Việc xem xét, đánh giá rào cản gia nhập thị trường và những lợi thế chúng mang
đến cho các doanh nghiệp hiện hành là công việc phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành nhiều
bước khác nhau. Ví dụ, cần phải khảo sát các doanh nghiệp hiện hành và các doanh
nghiệp tiềm năng về chi phí chìm ước tính để gia nhập thị trường, mức độ khó dễ của
việc có được các yếu tố đầu vào và các kênh phân phối thiết yếu, khả năng các quy định
pháp lý có thể ảnh hưởng tới việc gia nhập thị trường, chi phí tối thiểu để có thể hoạt
động trên quy mơ có thể cạnh tranh được, và tất cả các yếu tố khác có thể cản trở việc
gia nhập thị trường.
Đối với thành tố rào cản mở rộng là những yếu tố mà có thể cản trở hay hạn chế
khả năng gia tăng sản lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả của những chủ thể đang
kinh doanh trên thị trường với mức giá hợp lý để đáp ứng nhu cầu. Như vậy, khác với
rào cản gia nhập thị trường, rào cản mở rộng sản xuất liên quan đến khả năng tạo ra sức
ép cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hành trên thị trường (chứ không phải các doanh
nghiệp tiềm năng) đối với một hoặc một số doanh nghiệp khác.
Nếu các doanh nghiệp hiện hữu không gặp phải rào cản mở rộng thị trường đáng
kể nào, các doanh nghiệp này có thể nhanh chóng phản ứng việc tăng giá của doanh
nghiệp khác bằng cách tăng sản lượng và khiến cho việc tăng giá đó khơng cịn mang lại
nhiều lợi nhuận nữa.
Việc phân tích các rào cản mở rộng thị trường đóng vai trị quan trọng trong các vụ
việc cạnh tranh bởi lẽ ngay cả khi rào cần gia nhập thị trường là cao thì rào cản mở rộng
thị trường lại có thể thấp và vì thế sẽ thật sai lầm khi chỉ dựa vào rào cản gia nhập thị
trường cao để kết luận rằng một doanh nghiệp có thị phần lớn đang nắm giữ sức mạnh

thị trường. Trong trường hợp đó, cần phải nghiên cứu cả rào cản mở rộng thị trường, nếu
rào cản này là thấp đối với các doanh nghiệp hiện hành thì chứng tỏ doanh nghiệp có thị
phần lớn nhưng cũng khơng có sức mạnh thị trưởng. Việc phân tích rào cản mở rộng thị
trường. cũng được thực hiện tương tự theo cách phân tích rào cản gia nhập thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng tới rào cản gia nhập thị trường như chi phí chìm, các quy định
pháp lý, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào chủ chốt và các kênh phân phối... cũng có
thể ảnh hưởng tới khả năng mở rộng thị phần và khả năng tác động tới cạnh tranh của
các doanh nghiệp hiện tại.
Khi xác định các rào cản liên quan đến việc gia nhập và mở rộng thị trường cần tập
trung phân tích khả năng các đối thủ cạnh tranh hình thành các hành vi liên kết thống
19


lĩnh thị trường. Một số loại rào cản gia nhập và mở rộng thị phần bắt nguồn từ môi trường
pháp lý và kinh tế gắn liền với thị trường liên quan. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh cũng
không nhất thiết phải tìm chứng cứ về rào cản mở rộng hoặc gia nhập thị trường trong
lĩnh vực thường xuyên có sự gia nhập mới các đối thủ cạnh tranh. Nếu những nỗ lực
nhằm mở rộng hoặc gia nhập không thành công, có thể do hành vi ngăn cản, thì việc mở
rộng hoặc gia nhập ít có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh.
c. Khả năng thay đổi nguồn cung:
Khả năng chuyển đổi nguồn cung là khả năng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng
thường có xu hướng rất nhạy cảm với các yếu tố về giá, về chất lượng sản phẩm trên thị
trường, trong đó, giá là yếu nhạy cảm nhất. Khi phải xem xét về giá sản phẩm, người
tiêu dùng phải xem xét đến yếu tố chi phí chuyển đổi. Đây là việc xem xét mức chi phí
mà khách hàng phải bỏ ra để chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp
khác. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh trên thế giới thường xem xét yếu tố giá so sánh ở
mặt tương quan, có nghĩa là, so sánh giữa giá và sản lượng, giá và chất lượng sản phẩm,
chứ không so sánh đơn thuần về tổng giá hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, khi người tiêu dùng
nhạy cảm về giá, cũng đồng nghĩa với nhạy cảm về sản lượng, chất lượng của hàng hóa,
dịch vụ đó. Khi giá trên thị trường tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng sẽ tìm kiếm

hàng hóa, dịch vụ có thuộc tính tương tự với hàng hóa, dịch vụ đó để thay thế. Nếu như
việc chuyển đổi dễ dàng, thì đồng nghĩa với việc rào cản trên thị trường thấp, ngược lại,
nếu như việc chuyển đổi khó khăn, thì rào cản thị trường cao.
Đối với khả năng chuyển đổi nguồn cung, cần xem xét các yếu tố như: hàng hóa,
dịch vụ có thể thay thế cho hàng hóa đó, xác định hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho hàng hóa,
dịch vụ liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, xác định việc chuyển đổi hàng hóa,
dịch vụ liên quan có bao gồm việc chuyển đổi hàng hóa, dịch vụ bổ trợ hay khơng và
xác định chi phí và thời gian chuyển đổi của khách hàng. Ngoài ra, yếu tố chuyển đổi
nguồn cung trong các trường hợp doanh nghiệp đạt được vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền do kết quả đấu thầu hoặc do hợp đồng ký kết dài hạn, thường khơng có ý nghĩa
do trong các trường hợp này, quan hệ kinh tế giữa bên mua và bên bán được ổn định
bằng hợp đồng và khó có khả năng thay đổi.
d. Sức mạnh người mua:
Trên thị trường, không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới sở hữu sức mạnh thị
trường mà bên mua cũng sở hữu sức mạnh thị trường 21. Sức mạnh người mua là khả

21

Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld (2015), tlđd (3), tr. 364

20


×