Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Địa vị pháp lý của đại hội đồng cổ đông trong quản trị công ty đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.44 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------------

NGUYỄN QUỐC DŨNG

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN QUỐC DŨNG
KHÓA: 43
MSSV:1853401020043
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ TỪ THANH THẢO

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Từ Thanh Thảo, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả khóa luận

NGUYỄN QUỐC DŨNG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BGĐ

Ban giám đốc

BKS

Ban kiểm sốt

CTCP

Cơng ty cổ phần

CTĐC

Cơng ty đại chúng


ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

IFC

Tổ chức tài chính quốc tế

KSV

Kiểm sốt viên

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QTCTĐC

Quản trị công ty đại chúng

SEC


Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ

TGĐ

Tổng giám đốc

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG ...........6
1.1. Khái quát về công ty đại chúng và quản trị công ty đại chúng.........................6
1.1.1. Khái quát về công ty đại chúng ..................................................................6
1.1.2. Khái quát về quản trị công ty đại chúng.....................................................9
1.2. Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng ................18
1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng18
1.2.2. Tính khách quan của sự tồn tại thiết chế Đại hội đồng cổ đông trong công
ty đại chúng ........................................................................................................19
1.2.3. Đặc điểm địa vị pháp lý Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng .21
1.2.4. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của Đại hội
đồng cổ đông trong công ty đại chúng ...............................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................25

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
TRONG QUẢN TRỊ CƠNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HỒN THIỆN .........................................................................................................26
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về Đại hội đồng cổ đông công ty đại
chúng ......................................................................................................................26
2.1.1. Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng ......................26
2.1.2. Hoạt động của Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng .........................32
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng cổ đông trong
quản trị công ty đại chúng .....................................................................................42
2.2.1. Về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông ...............................................42
2.2.2. Về hoạt động của Đại hội đồng cổ đông ..................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................46
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng, các cơng ty đại chúng (CTĐC) ngày càng trở nên phổ biến với những ưu
điểm và vai trị quan trọng của mình. Với khả năng huy động vốn rộng rãi, CTĐC là
loại hình doanh nghiệp có sự tham gia quản lý và điều hành của nhiều cổ đông là chủ
sở hữu công ty. Tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết của CTĐC tạo thành cơ quan
có thẩm quyền cao nhất của cơng ty là Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Cổ đông có
quyền tham gia quản lý cơng ty, dựa trên tỷ lệ cổ phần nắm giữ của mình biểu quyết
để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của CTĐC theo quy định của pháp luật
và điều lệ cơng ty. Vì vậy, pháp luật về doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vị trí
pháp lý của ĐHĐCĐ trong cơ cấu quyền lực của CTĐC.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã dành Chương V, gồm 66 điều luật (Từ Điều
111 đến Điều 176), để quy định về loại hình doanh nghiệp cơng ty cổ phần (CTCP)

nói chung (CTĐC nói riêng) trong đó có 15 điều luật quy định về ĐHĐCĐ (từ Điều
135 đến Điều 148). Địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ thể hiện đây là cơ quan có quyền
quyết định cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng nhất trong CTĐC. Điều này
tương thích với lý thuyết quản trị doanh nghiệp về việc tạo ra cơ chế và quy định để
đảm bảo cơng ty được điều hành và kiểm sốt. Q trình áp dụng Luật Doanh nghiệp
ở Việt Nam đã phản ánh rằng mặc dù ĐHĐCĐ được quy định là cơ quan quyết định
cao nhất trong CTĐC nhưng tính quyền lực và tự do dân chủ của ĐHĐCĐ phần lớn
chỉ là hình thức. Hội đồng quản trị (HĐQT) chuẩn bị các chương trình và nhân sự
cho các cuộc bầu cử, trong khi đa số cổ đông chỉ nhận được thông tin cơ bản qua báo
cáo của HĐQT. Nếu công ty hoạt động bình thường và khơng có vấn đề gì, thì các cổ
đơng thường tán thành với sắp đặt của HĐQT. Vì vậy, đa số các cổ đơng chỉ tham gia
ĐHĐCĐ vì tính hình thức. Thực tế, các cuộc họp ĐHĐCĐ chỉ diễn ra thực sự trong
những doanh nghiệp có sự đấu đá giữa các nhóm cổ đơng lớn tranh giành quyền lực.
Tại những cuộc họp như vậy, quyền và nghĩa vụ của cổ đông và các quy định về
ĐHĐCĐ mới được áp dụng triệt để phần nào.
Chính vì thế, để ĐHĐCĐ trở thành cơ quan quyết định cao nhất, có quyền lực
thực sự trong quản trị công ty đại chúng (QTCTĐC) thì cần phải có một địa vị pháp
lý rõ ràng, đầy đủ và khoa học được quy định trong hệ thống pháp luật. Hơn nữa, các
cổ đông cần phải hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình và đảm bảo trách nhiệm đối
với vốn đầu tư vào công ty. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Địa vị pháp lý của Đại hội
đồng cổ đông trong quản trị cơng ty đại chúng” cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Luật học. Thơng qua khóa luận, tác giả mong muốn phân tích các quy định pháp luật

1


trong nước và quốc tế liên quan đến địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ trong QTCTĐC để
đưa ra những kiến nghị thực tiễn giúp hoạt động của ĐHĐCĐ đạt được hiệu quả và
thành cơng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ đã được nhiều tác giả thực hiện.
Qua quá trình khảo sát, cho đến thời điểm hiện nay đã có một số cơng trình nghiên
cứu khoa học về ĐHĐCĐ CTĐC được cơng bố dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ
thể có các nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Đỗ Hà Thuận An (2010), “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần đại chúng tại
Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM. Luận văn đi
sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị công ty, quản trị công ty niêm yết và
pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng phản
ánh thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết và một số giải pháp kiến nghị.
- Hà Thị Thu Hằng (2010), “Pháp luật về quản trị công ty đại chúng, thực trạng
áp dụng tại công ty cổ phần Vinafco”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại
học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ khái niệm và khung pháp luật
và thể chế cho quản trị cơng ty nói chung và QTCTĐC nói riêng, mơ hình, cách thức
QTCTĐC ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhưng Luận văn lại đi sâu tìm hiểu
về quá trình hình thành và phát triển, mơ hình, cách thức quản trị VINAFCO từ khi
công ty được công nhận là CTĐC để đánh giá ưu điểm và nhược điểm của pháp luật
hiện hành về quản trị công ty áp dụng vào quản trị công ty VINAFCO. Như vậy, Luận
văn mới chỉ nghiên cứu pháp luật về QTCTĐC dựa trên một CTĐC cụ thể, mà chưa
nghiên cứu vấn đề pháp luật về tổ chức, quản lý CTĐC nói chung ở Việt Nam.
- Ngơ Thị Hải Chiến (2014), “Hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng cổ đông
Công ty cổ phần”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM. Luận
văn đi vào làm sáng tỏ những quy định hiện hành về quản trị nội bộ CTCP, phân tích
những quy định của pháp luật, chỉ ra những điểm còn vướng mắc, cần sửa đổi, đưa
ra những giải pháp, kiến nghị để khắc phục hạn chế. Những vấn đề luận văn nghiên
cứu phục vụ cho việc hồn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2005 nên có những điểm
chưa tương thích với Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành.
- Phoutavanh Phithayaphone (2020), “Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông
trong công ty cổ phần và thực tiễn thi hành tại CHND Lào”, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn cung cấp thêm góc nhìn của tác giả nước
ngồi đối với các quy định pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ và có

sự đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật Lào. Tuy nhiên, luận văn cịn mang tính

2


chất liệt kê các quy định pháp luật mà chưa phân tích một cách chuyên sâu những vấn
đề mang tính nổi bật của thực tiễn pháp luật.
- Nguyễn Anh Thư (2020), “Pháp luật về vai trò và thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông trong công ty cổ phần và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank)”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn tập trung phân tích và đánh giá về vai trị, thẩm quyền của ĐHĐCTT trong
CTCP từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện đối với các quy định có liên quan đồng thời
so sánh với q trình thực thi, áp dụng pháp luật tại Vietcombank. Tuy nhiên, việc
tập trung phân tích dựa trên các quy định pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp
CTCP chưa thể đánh giá được tồn diện mơ hình CTĐC của Vietcombank đối với
các vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
Ngoài ra ở cấp độ bài viết tạp chí, có thể kể đến bài viết “Một số vấn đề pháp lý
về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam” của tác giả Hà Thị Thanh Bình (2013),
đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2013. Bài viết mới chỉ bước đầu khái quát
về CTĐC và nêu ra những điểm khác biệt giữa Thông tư số 121/2012/TT-BTC về
những vấn đề nổi cộm trong QTCTĐC như bảo vệ cổ đông CTĐC, hoạt động của
HĐQT, Ban kiểm soát (BKS), kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi và
cơng bố thơng tin của CTĐC, chứ chưa đi sâu phân tích, làm rõ những quy định pháp
luật về tổ chức, quản lý CTĐC và thực trạng áp dụng những quy định. Tiếp theo đó,
các tác giả Trần Thăng Long, Phan Huy Lâm (2021) đã cập nhật những vấn liên quan
đến điểm mới trong quy định của pháp luật doanh nghiệp liên quan đến ĐHĐCĐ
thông qua bài viết “Bàn về một số quy định liên quan đến đại hội đồng cổ đông theo
Luật Doanh nghiệp năm 2020”, Nghiên cứu lập pháp (Số 13). Tuy nhiên, trong khung
khổ một bài viết tạp chí vẫn chưa thể hiện một cách toàn diện và đầy đủ nhất về các
khía cạnh pháp lý liên quan đến QTCT thơng qua các hoạt động của ĐHĐCĐ.

Từ những phân tích, đánh giá về các tác phẩm, tác giả có liên quan đến chủ đề
QTCT thơng qua phân tích các quy định pháp lý của ĐHĐCĐ có thể thấy việc tiếp
tục nghiên cứu về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ trong QTCT, đặc biệt là đối với
QTCTĐC vẫn rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới đạt được các mục đích
nghiên cứu quan trọng sau:
Thứ nhất, hệ thống và phát triển những vấn đề lý luận quan trọng về địa vị pháp
lý của ĐHĐCĐ trong quản trị CTĐC.

3


Thứ hai, làm rõ, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của
ĐHĐCĐ trong quản trị CTĐC; thơng qua đó, tác giả đưa ra các đánh giá về bất cập,
vướng mắc và khó khăn liên quan đến áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Thứ ba, đánh giá thực tiễn tài phán liên quan đến địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ
trong quản trị CTĐC từ một số vụ án, vụ việc điển hình.
Thứ tư, đưa ra một số gợi mở, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị
pháp lý của ĐHĐCĐ trong quản trị CTĐC trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên
cứu trong đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông
trong quản trị công ty đại chúng”, trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ trong quản trị
CTĐC.
Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ
trong quản trị CTĐC.
Thứ ba, thực tiễn tài phán và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về địa vị

pháp lý của ĐHĐCĐ trong quản trị CTĐC.
Thứ tư, kinh nghiệm pháp luật điều chỉnh đối với quyền hạn, nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý của ĐHĐCĐ CTĐC ở các nước trên thế giới có lịch sử và kinh nghiệm
về quản trị công ty như Mỹ, Anh, Úc… và chuẩn mực quản trị công ty do Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ban hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu để tài
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu các quyền
hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của ĐHĐCĐ CTĐC, cũng như nghiên cứu cấu
trúc quản trị và mối quan hệ giữa ĐHĐCĐ CTĐC với các cơ quan khác của CTĐC
trong các văn bản pháp luật Việt Nam đang có hiệu lực như: Luật số: 59/2020/QH14
của Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020 (Luật Doanh nghiệp năm 2020),
Luật số: 54/2019/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2019 (Luật
Chứng khoán năm 2019), Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng
khốn (Nghị định 155/2020/NĐ-CP), Thơng tư số 116/2020/TT-BTC của Bộ Tài
chính ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn một số điều về quản trị công
ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng
khốn (Thơng tư 116/2020/TT-BTC). Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu các quy định

4


pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của một số nước trên thế giới như Mỹ, Úc,
Anh,... và chuẩn mực quản trị doanh nghiệp do OECD ban hành để gợi mở việc tiếp
thu các kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp: Hai phương pháp
này được dùng để phân tích và đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu về các

vấn đề lý luận, các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ trong quản trị CTĐC. Bên cạnh
đó, hai phương pháp này còn được dùng để nghiên cứu thực tiễn xét xử và thực tiễn
áp dụng pháp luật liên quan. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp được dùng để tổng hợp
và kết luận về kết quả nghiên cứu.
Thứ hai, phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối
chiếu thực trạng pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với thực trạng pháp luật một số
quốc gia, khu vực khác trên thế giới về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý
của ĐHĐCĐ trong CTĐC; từ đó, đánh giá mức độ tương đồng, khác biệt và điểm
tiến bộ để gợi mở, kiến nghị cho Việt Nam. Phương pháp này cịn được dùng để tìm
ra sự thay đổi của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014
về các quy định ĐHĐCĐ.
Thứ ba, phương pháp phân tích bản án, vụ việc: sử dụng khi đề cập đến tình
hình thực thi các quy định pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý
của ĐHĐCĐ CTĐC trên thực tế, qua đó tạo góc nhìn toàn diện hơn trong nghiên cứu
pháp luật về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ trong quản trị CTĐC.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tham khảo.
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát nội dung nghiên cứu.
Phần nội dung: Đề tài chia làm 2 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông
trong quản trị Công ty đại chúng
Chương 2: Thực trạng địa vị pháp lý Đại hội đồng cổ đông trong quản trị Công
ty đại chúng và một số kiến nghị hoàn thiện
Phần kết luận: Tổng kết lại nội dung đã đạt được.

5


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG QUẢN TRỊ CƠNG TY ĐẠI CHÚNG

1.1. Khái qt về cơng ty đại chúng và quản trị công ty đại chúng
1.1.1. Khái quát về cơng ty đại chúng
Từ khi thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam được chính thức đi vào hoạt
động ngày 28/07/2001, khái niệm “công ty đại chúng” dần trở thành một thuật ngữ
được sử dụng ngày càng phổ biến. Tính đến tháng 06/2023, TTCK Việt Nam có tổng
cộng 3,2301 CTĐC niêm yết trên 3 sàn chứng khốn chính: (i) Sở giao dịch chứng
khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), (ii) Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
và (iii) Sàn giao dịch Upcom (UPCOM). Sự phát triển của TTCK Việt Nam khiến
các CTĐC đã và đang khẳng định được vai trị của mình trong nền kinh tế.
Với vai trị ngày càng lớn của mình trong nền kinh tế, CTĐC là loại hình doanh
nghiệp thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều tác giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguồn gốc của khái niệm CTĐC xuất phát từ thông lệ của nhiều nước mà ở đó CTCP
tùy thuộc vào quy mô vốn và số lượng cổ đông được chia thành công ty nội bộ (private
company) và CTĐC (public company). Cơng ty nội bộ thường là những cơng ty có
quy mơ vốn nhỏ, có ít cổ đơng, khơng chào bán cổ phiếu ra công chúng đồng thời cổ
phiếu chưa được niêm yết giao dịch trên các sở giao dịch chứng khốn. Do vậy, cơng
ty nội bộ khơng phải thực hiện việc kiểm tốn báo cáo tài chính và cơng bố thông tin
theo quy định của pháp luật.
Khác với công ty nội bộ, CTĐC là những cơng ty có quy mơ vốn lớn, số lượng
cổ đông nhiều, phạm vi và địa bàn hoạt động rộng, có cổ phiếu được niêm yết giao
dịch trên TTCK. Bên cạnh đó, CTĐC phải tuân thủ các quy định định về tính minh
bạch như nghĩa vụ kiểm tốn báo cáo tài chính và cơng bố thơng tin đồng thời phải
áp dụng các nguyên tắc về quản trị công ty. Về mặt ngữ nghĩa, CTĐC được xem là
công ty được sở hữu bởi nhiều người, tức công chúng. Theo Từ điển The Oxford
Modern English thì “Cơng ty đại chúng là cơng ty bán cổ phiếu của mình cho tất cả
những người mua trên thị trường mở” (Public Company is a company which sells its
shares to all buyers in open market)2. Theo khái niệm này thì tiêu chí xác định CTĐC
là phạm vi phân phối cổ phiếu của CTĐC cho các nhà đầu tư với số lượng không hạn
chế mà không phụ thuộc vào quy mô về vốn của công ty. Tuy nhiên, tại mỗi quốc
gia, các cách định nghĩa này lại khác nhau. Luật Công ty của Anh 3 quy định CTĐC

được gọi là public limited company, viết tắt là Plc (đuôi Plc bắt buộc phải ghi sau tên
1

Số liệu tham khảo từ truy cập ngày 01/06/2023
Tơn Tích Q (2006), Nâng cao tính minh bạch của CTĐC trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước, Hà Nội, tr. 7
3 Điều 58, Chương 2, Phần 5, Companies Act of the United Kingdom 2006 (Luật Công ty của Vương Quốc Anh năm 2006),
xem tại: truy cập 01/6/2023
2

6


công ty). Plc cần số vốn tối thiểu là 50.000 bảng Anh, được huy động vốn và giao
dịch cổ phần rộng rãi, số cổ đông tham gia không giới hạn và có tối thiểu hai thành
viên quản trị thường trực (công ty nội bộ chỉ cần một). Đạo luật Công ty của Úc 4 quy
định theo hướng cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức cơng ty sở hữu tư
nhân/nội bộ (proprietary company) hoặc CTĐC (public company). Các cơng ty nội
bộ thường có quy mơ nhỏ và số lượng chủ sở hữu tối đa không quá 50 cổ đông không
phải là người lao động trong công ty (non-employee shareholders)5, trong khi đó, các
CTĐC thì khơng bị hạn chế số lượng cổ đông. Đồng thời, chỉ CTĐC mới có quyền
huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu ra cơng chúng.
Tại Việt Nam, theo Luật Chứng khốn năm 2019, thuật ngữ “Công ty đại chúng”
được định nghĩa khá rõ ràng khi quy định CTĐC là CTCP thuộc hai loại hình sau
đây6:
Một là, cơng ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là
10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư khơng phải là cổ đơng
lớn nắm giữ. So với Luật Chứng khốn năm 2006 vốn điều lệ đã góp của CTĐC thay
đổi từ 10 tỷ đồng trở lên thành 30 tỷ đồng trở lên. Sự thay đổi này có thể lý giải bởi
vì điều kiện trở thành CTĐC theo Luật Chứng khốn năm 2006 trước đây tương đối

“dễ thở” để tạo điều kiện tham gia thị trường cũng như giúp doanh nghiệp dễ dàng
huy động vốn qua kênh chào bán cổ phiếu ra công chúng, cũng như tạo thêm một
kênh đầu tư tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư7. Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm
2019 với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng CTĐC đạt mức vốn điều lệ từ 30
tỷ đồng trở lên là 1.572 (chiếm 81,04% tổng số lượng CTĐC tại thời điểm thống kê)8.
Do đó, để tiếp tục nâng cao năng lực tài chính của CTĐC, tạo sự an tồn cho TTCK
và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và thì Luật Chứng khốn
năm 2019 điều chỉnh vốn điều lệ cao hơn phù hợp xu thế tăng trưởng của nền kinh
tế. Bên cạnh đó, mơ hình CTĐC địi hỏi chi phí hoạt động cao để tổ chức các cuộc
họp với số lượng cổ đông lớn nên việc nâng điều kiện vốn điều lệ đã góp của CTĐC
nhằm hạn chế những công ty chưa thực sự “sẵn sàng” để trở thành CTĐC. Ngoài điều
kiện về vốn điều lệ thì CTĐC phải đáp ứng điều kiện về cổ đơng nắm giữ cổ phiếu
biểu quyết. Đây là điểm mới hoàn tồn so với Luật Chứng khốn năm 2006 được bổ
sung vào điều kiện trở thành CTĐC tại Luật Chứng khoán năm 2019. Điều này góp
Điều 112 (1), Chương 2A, Corporations Act of Australia 2001 (Luật Công ty của Úc 2001), xem tại:
truy cập 01/6/2023
5 Điều 113 (1), Chương 2A, Corporations Act of Australia 2001 (Luật Công ty của Úc 2001), xem tại:
truy cập 01/6/2020
6 Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019
7 Nguyễn Minh Hằng (2021), Một số điểm mới trong các quy định về chào bán chứng khốn ra cơng chúng theo Luật
Chứng khốn 2019, Kỷ yếu hội thảo: Những điểm mới của Luật Chứng khoán 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 6
8 Theo số liệu tại Trang thông tin điện tử của Tổng cục thống kê tại địa chỉ:
4

7


phần tích cực đối với ý nghĩa của CTĐC khi đảm bảo tính đại chúng cho tất cả các
nhà đầu tư có mong muốn sở hữu cổ phần của cơng ty mà không bị ràng buộc bởi các
yêu cầu về chuyên môn. Mặt khác, quy định về việc 10% số cổ phiếu có quyền biểu

quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư nắm giữ nhằm hạn chế các cổ đông lớn có thể gây
ảnh hưởng cá nhân lên các hoạt động của công ty thông qua việc năm giữ số lượng
cổ phần đủ khả năng chi phối các quyết định của ĐHĐCĐ.
Hai là, công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng
thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). So với Luật
Chứng khốn năm 2006 thì Luật Chứng khốn năm 2019 đã quy định chặt chẽ bằng
cách bổ sung điều kiện đăng ký với UBCKNN. Với quy định này, CTĐC đã thực hiện
chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng sẽ phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ
của UBCKNN để bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư, đảm bảo hoạt động của
TTCK diễn ra an toàn, đúng pháp luật.
Như vậy, theo định nghĩa này có thể chia CTĐC thành hai loại, cụ thể: (1) CTĐC
niêm yết và (2) CTĐC không niêm yết. Các CTĐC buộc phải tuân thủ các quy định
của Luật Chứng khốn về cơng bố thơng tin và minh bạch cũng như cần tuân thủ quy
chế quản trị công ty (QTCT). Các công ty khi đã đủ điều kiện là CTĐC buộc phải
đăng ký với UBCKNN để trở thành CTĐC.
Từ quy định trên, căn cứ theo pháp luật chứng khoán và pháp luật doanh nghiệp
của Việt Nam thì CTĐC có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, CTĐC là CTCP theo pháp luật về doanh nghiệp. Đây là đặc điểm đầu
tiên được ghi nhận tại Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019. Theo đó, CTĐC mang
đầy đủ các đặc điểm cơ bản CTCP như: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần, Chủ sở hữu công ty là các cổ đông đồng thời cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của cơng ty trong phạm vi số vốn đã
góp, Cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt,...
Thứ hai, CTĐC có sự tách biệt giữa chức năng giám sát và chức năng điều hành.
Điều này là một trong những sự khác biệt giữa CTĐC và CTCP theo pháp luật doanh
nghiệp. Theo đó, Chủ tịch HĐQT của CTĐC sẽ khơng được kiêm nhiệm chức danh
Giám đốc (GĐ) hoặc Tổng giám đốc (TGĐ)9. Việc quy định Chủ tịch HĐQT không
được kiêm nhiệm chức danh TGĐ nhằm tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”
tại doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản trị công ty của doanh nghiệp, đảm bảo sự
minh bạch trong hoạt động của CTĐC.


9

Khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020

8


Thứ ba, mối liên hệ chặt chẽ trên TTCK10. CTĐC là loại hình cơng ty được thiết
kế phù hợp để huy động vốn từ cơng chúng đầu tư thì TTCK chính là phương tiện để
loại hình cơng ty này thực hiện điều đó. Ngồi sự điều chỉnh Luật Doanh nghiệp,
CTĐC cịn chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khốn và các văn bản hướng dẫn thi
hành với tư cách luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, CTĐC thuộc một số lĩnh vực đặc
biệt như ngân hàng, bảo hiểm... còn phải chịu sự điều chỉnh luật chuyên ngành đó.
Thứ tư, CTĐC phải có nghĩa vụ áp dụng các quy định của pháp luật về quản trị
công ty và công bố thông tin theo quy định của pháp luật 11. Qua đó, hình thành nên
một cơ chế để quản lý nguồn vốn của cơng chúng một cách hiệu quả và minh bạch,
kiểm sốt và quản trị các rủi ro có thể phát sinh. Từ đó, tạo niềm tin nơi các nhà đầu
tư và giúp họ có được những thơng tin chính xác, trung thực và kịp thời về hoạt động
của CTĐC để có thể đưa ra các quyết định mua hoặc bán chứng khốn phù hợp.
Dựa các đặc điểm của CTĐC có thể nhận thấy loại hình doanh nghiệp này có
những ưu điểm vượt trội về: (i) Mức độ minh bạch và công khai, (ii) Cơ chế quản trị
và bộ máy quản lý chuyên nghiệp, (iii) Khả năng huy động vốn vượt trội và (iv) Sự
phân tán rủi ro. Tuy nhiên khi tổ chức doanh nghiệp theo mơ hình CTĐC cũng gặp
khơng ít thách thức đến từ sự gia tăng các chi phí để thực hiện các chế độ báo cáo,
công bố thông tin nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật cũng như sự thiếu ổn
định của công ty đến từ sự thay đổi nhanh chóng về số lượng cổ đơng cơng ty. Ngồi
ra với một cơ cấu tổ chức tương đối phức tạp so với các loại hình doanh nghiệp cịn
lại thì CTĐC cần phải có mội đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp để có thể vận hành
hiệu quả, tuy nhiên việc tìm kiếm, phát triển và giữ chân các cán bộ quản lý chuyên

nghiệp và đáng tin cậy là một cơng việc khó khăn. Trở ngại cuối cùng và cũng trở
ngại quyết định đối với những người sở hữu CTĐC chính là quy định về vốn tối thiểu
của CTĐC thường sẽ cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác (nếu xét cùng
một lĩnh vực/ngành nghề).
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn vốn, tạo dựng lòng tin đối với cổ đông, nhà đầu tư, thực hiện QTCT tốt là con
đường tất yếu đối với tất cả các CTĐC ở Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới nói
chung. Vì vậy, CTĐC cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến QTCT thông qua các tiêu
chuẩn thực thi về QTCT.
1.1.2. Khái quát về quản trị công ty đại chúng
1.1.2.1. Khái niệm quản trị cơng ty đại chúng

Lương Đình Thi (2015), Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr. 9
Lê Vũ Nam (Chủ biên) (2017), Pháp luật về quản trị công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb.
ĐHQG-TPHCM, tr. 39
10
11

9


Vào những năm 1970, công ty Penn Central Railway đã nộp đơn xin phá sản và
HĐQT của công ty đã bị cơng chúng chỉ trích một cách rộng rãi. Cùng lúc đó Ủy ban
Chứng khốn Hoa Kỳ (SEC) đã phát hiện ra các khoản thanh toán rộng rãi của các
tập đồn cho các quan chức nước ngồi vì làm sai lệch hồ sơ cơng ty. Do đó, vấn đề
quản trị công ty đã được SEC quan tâm hàng đầu và chính cơ quan này cũng đưa ra
quan điểm về cải cách quản trị cơng ty một cách chính thức12. Đến năm 1976, thuật
ngữ “quản trị công ty” lần đầu tiên xuất hiện trong Đăng ký Liên bang - tạp chí chính
thức của chính phủ liên bang Hoa Kỳ13.
Kể từ thập niên 2000 đến nay đã chứng kiến sự gia tăng sâu sắc các nghiên cứu

về QTCT (Corporate governance) rộng lớn từ các lĩnh vực học thuật như tài chính,
kế tốn14, quản trị15 và kinh tế và xã hội16. Có thể thấy QTCT có vai trị quan trọng
trong cơng ty để làm giảm đi căng thẳng trong mối quan hệ giữa cổ đông và nhà quản
lý, giữa công ty và các bên liên quan, đặc biệt giúp nâng cao hiệu quả tài chính cơng
ty. Có nhiều định nghĩa khác nhau về QTCT vừa trong thực tiễn lẫn trong nghiên cứu
học thuật. Tuy nhiên, kể từ sau các sự kiện về sự sụp đổ của nhiều công ty lớn trên
thế giới, chẳng hạn như WorldCom, Enron và Arthur Andersen, được khẳng định có
liên quan đến vấn đề QTCT17, các học giả đã xem xét lại định nghĩa cũng như các
khía cạnh khác nhau của QTCT và cho rằng sự khác biệt về văn hóa, hệ thống pháp
luật và diễn biến lịch sử từ nước này sang nước làm cho khó xác định một định nghĩa
thống nhất chung về quản trị công ty.
Từ quan điểm hẹp, QTCT được định nghĩa là “cách thức mà các nhà cung cấp
tài chính cho cơng ty đảm bảo bản thân họ nhận được lợi nhuận tốt từ việc đầu tư”18.
Định nghĩa này hẹp ở chỗ nó nhấn mạnh đến các nhà cung cấp tài chính và khơng
nhận ra mối quan hệ giữa các bên liên quan và các nhà quản lý của công ty. Tương
tự, Ủy ban Cadbury định nghĩa một hệ thống quản trị là “hệ thống mà cơng ty được
chỉ đạo và kiểm sốt”19.

Tham khảo thêm tại: Brian R. Cheffins (2012), “The History of Corporate Governance”, Law Working Paper
No.184/2012, European Corporate Governance Institute (ECGI), p. 2
13 Ocasio W. and J. Joseph (2005). “Cultural Adaptation and Institutional Change: The Evolution of Vocabularies of
Corporate Governance, 1972-2003”, Poetics, 33: p. 163-78
14 Aguilera, R.V., Desender, K., Bednar, M.K. & Lee, J.H. (2015), “Connecting the dots: Bringing external corporate
governance into the corporate governance puzzle”, Academy of Management Annals, 9(1), p. 483-573
15 Aguilera, R.V. & Jackson, G. (2010), “Comparative and international corporate governance”, Academy of Management
annals, 4(1), p. 485-556
16 Filatotchev, I. & Boyd, B.K. (2009), “Taking stock of corporate governance research while looking to the future”,
Corporate Governance: An International Review, 17(3), p. 257-265
17 Erkens, D.H., Hung, M. & Matos, P. (2012), “Corporate governance in the 2007–2008 financial crisis: Evidence from
financial institutions worldwide”, Journal of Corporate Finance, 18(2), p. 389-411

18 Shleifer, A. & Vishny, R.W. (1997), “A survey of corporate governance”, The journal of finance, 52(2), p. 737-783
19 Cadbury, A. 1992a, Report of the committee on the financial aspects of corporate governance, vol. 1, Gee, p. 14
12

10


Quan điểm cộng sản lại cho rằng công ty phải có trách nhiệm với cả các bên
khác chứ khơng chỉ các cổ đông. Tiêu biểu cho quan điểm này, tác giả Ashe-Edmunds
đã đưa ra định nghĩa: “QTCT bao gồm các hoạt động định hướng, điều hành và kiểm
sốt cơng ty nhằm đáp ứng quyền lợi đồng thời cho cả nhà đầu tư, người lao động và
nhà điều hành công ty”20.
Định nghĩa QTCT cịn có thể tìm thấy trong các quy chế, điều lệ quản trị công
ty của các tổ chức kinh tế quốc tế. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) tại Việt Nam cũng
khẳng định rằng khơng có một định nghĩa về quản trị cơng ty có thể áp dụng được
cho tất cả các tình huống và khu vực pháp lý. Các định nghĩa khác nhau tồn tại cho
đến ngày nay phần lớn phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu hoặc các thể chế, các quốc
gia và truyền thống pháp lý. Cách tiếp cận vấn đề của các tổ chức tổ chức kinh tế
quốc tế cũng có những điểm tương đồng với các nhà nghiên cứu. Ở một góc nhìn tổng
quát, IFC (2010) định nghĩa ngắn gọn “quản trị cơng ty là những cấu trúc và quy trình
trong việc định hướng và kiểm sốt cơng ty”21. Trong khi đó, vào năm 1999, Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xuất bản tài liệu “Các nguyên tắc quản trị
cơng ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó đưa ra một định
nghĩa chi tiết hơn về QTCT: “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều
hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội
đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan.
Quản trị cơng ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác
định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả
hoạt động của công ty. Quản trị công ty chi được cho là có hiệu quả khi khích lệ được
Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và

của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động
của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích cơng ty sử dụng các nguồn lực
một cách tốt hơn”22.
Dù vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm đối với khái niệm về QTCT, nhưng có thể
hiểu QTCT là hệ thống các thiết chế, chính sách, quy định và quy trình được xây
dựng nhằm định hướng, điều hành và kiểm sốt cơng ty với mục tiêu đảm bảo và cân
bằng quyền và lợi ích của công ty, người quản lý và cổ đông, người lao động và cả
khách hàng. Qua đó, nâng cao uy tín, niềm tin, sự minh bạch của cơng ty, giúp công
ty hoạt động hiệu quả, đạt được những mục tiêu chung, chiến lược đã đề ra23.

20

Ashe-Edmunds, S. (2012) The Difference Between Corporate Governance & Corporate Management, Demand Media,
p. 48
21 IFC (2010), Cẩm nang quản trị công ty, tr. 6
22 OECD (1999), OECD Principles of Corporate Governance, p. 11
23 Lê Vũ Nam (Chủ biên) (2017), tlđd (11), tr. 51

11


Dựa trên những khái niệm về QTCT và sự phát triển của CTĐC trong thực tiễn,
nhiều nhà nghiên cứu đã kết hợp để đưa ra những khái niệm về quản trị coogn ty đại
chúng (QTCTĐC). Do đó, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về QTCTĐC nhưng
chưa có một định nghĩa thống nhất về QTCTĐC có thể áp dụng cho mọi trường hợp
và mọi thể chế bởi vì khái niệm này sẽ tùy thuộc vào quan điểm của các tác giả, theo
các góc độ, các quốc gia khác nhau hay theo truyền thống pháp lý,...Có thể kể đến
một số cách định nghĩa nổi bật sau:
Tác giả Marn J.T.K. và Romuald D.F. đã đưa ra khái niệm “Quản trị công ty đại
chúng niêm yết trên sàn chứng khoán là hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ

nhằm định hướng, vận hành và kiểm sốt cơng ty đại chúng”24.
Hoặc theo nhà nghiên cứu Al-Najjar đã định nghĩa một cách chi tiết và cụ thể
hơn, thì “Quản trị cơng ty đại chúng là quá trình Quản trị kinh doanh hiệu quả trong
các công ty đại chúng bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ
chức và quy tắc. Xét theo các góc độ, ở góc độ cá nhân công ty, quản trị công ty là
phương thức tối đa hóa mọi giá trị của cơng ty nhằm đáp ứng những nghĩa vụ pháp
lý, trách nhiệm tài chính và trách nhiệm hợp đồng của cơng ty. Trong góc độ này, Hội
đồng quản trị có vai trị quan trọng trong khả năng cân đối lợi ích của các cổ đơng
với những người có lợi ích liên quan khác với cơng ty như các nhân viên, các khách
hàng, người cung cấp, nhà đầu tư và cộng đồng nhằm đạt được những giá trị bền vững
lâu dài. Theo góc độ vĩ mơ, quản trị cơng ty là q trình thúc đẩy các doanh nghiệp
phát triển và đảm bảo tính trách nhiệm trong việc thực thi các quyền lực của họ. Vai
trò các chính sách của nhà nước là tạo ra cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và
thực thi một kỷ luật nhằm giảm thiểu sự xung đột giữa lợi ích xã hội và lợi ích tư
nhân”25
Một cách khái qt, trong khóa luận này khái niệm QTCTĐC được hiểu là hệ
thống kiểm sốt và quy trình nội bộ mà thơng qua đó các công ty đại chúng được
quản lý đồng thời là cách thức để xác định quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của các
thành phần như: Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, cổ đông và những
chủ thể có liên quan khác trong cơng ty đại chúng.
1.1.2.2. Đặc điểm của quản trị công ty đại chúng
QTCTĐC sẽ bao gồm các đặc điểm như sau:

Marn Joel Tham Kah, Romuald Dondjio Fomedjou (2012), “The impact of corporate governance mechanism and
corporate performance: A study of listed companies in Malaysia”, Journal for the Advancement of Science & Arts, Vol. 3,
No. 1, p. 31-45
25 Al-Najjar B. (2014), “Corporate governance, tourism growth and firm performance: Evidence from publicly listed
tourism firms in five Middle Eastern countries”, Tourism Management, Vol. 42, p. 342-351
24


12


Thứ nhất, QTCTĐC được thể hiện qua các cơ cấu, quy trình để xác định và điều
hịa một hệ thống các mối quan hệ26: hoạt động của CTĐC tồn tại thông qua các mối
quan hệ giữa các chủ thể như: các cổ đơng, BGĐ, HĐQT, BKS. Ngồi ra, bên cạnh
các mối quan hệ nội tại này, CTĐC cịn có sự tương tác với xã hội, cộng đồng xung
quanh, đó là mối quan hệ giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, giữa con nợ và chủ
nợ, giữa một tổ chức với mơi trường mà tại đó tổ chức này hoạt động... Các mối quan
hệ này thường được thể hiện thành các quy chế, quy trình, và tổng hịa tất cả cùng
làm nên quản trị công ty27.
Thứ hai, QTCTĐC nhằm cân bằng lợi ích của các mối quan hệ của CTĐC: Các
bên trong CTĐC có thể có những lợi ích khác nhau, điển hình nhất là những xung đột
lợi ích giữa các cổ đông và thành viên BGĐ, thường được gọi là vấn đề Ông chủ Người làm thuê28. Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản
trị, chẳng hạn giữa các cổ đông và các thành viên HĐQT. Vì vậy, nhiệm vụ cốt lõi
của QTCTĐC là phải phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp nhằm
cân bằng những xung đột lợi ích.
Thứ ba, QTCTĐC hướng tới việc định hướng và kiểm sốt CTĐC nhằm đạt
được lợi ích của các bên: Cơng cụ được các bên trong CTĐC sử dụng chính để giải
quyết các xung đột về lợi ích là quyền kiểm sốt cơng ty. Cổ đơng, những người chủ
sở hữu doanh nghiệp, trực tiếp bỏ vốn nhưng lại không trực tiếp điều hành hoạt động
hàng ngày của doanh nghiệp, do đó, để đảm bảo đồng vốn của mình bỏ ra được sử
dụng một cách hiệu quả, các cổ đơng thường có xu hướng tìm cách tăng cường sự
kiểm sốt đối với BGĐ. Trong khi đó, BGĐ, với tư cách là chủ thể trực tiếp điều hành
hoạt động hàng ngày của công ty, điều đầu tiên họ cần đó là quyền được chủ động ra
quyết định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa kể, quyền kiểm soát
doanh nghiệp cũng là một phương tiện để BGĐ lợi dụng cơ hội kinh doanh của công
ty nhằm thu lời cá nhân.
Thứ tư, QTCTĐC là cơ chế thúc đẩy công bằng, minh bạch và tín nhiệm 29:
QTCTĐC sẽ cụ thể hóa việc phân phối lợi ích và chia sẻ trách nhiệm đối với các thiết

chế quản trị bên cạnh việc tạo nên những động lực khuyến khích sử dụng nguồn lực
một cách hiệu quả. Mặt khác, QTCTĐC có thể ngăn chặn việc các bên trong CTĐC

Lê Vũ Nam (Chủ biên) (2017), tlđd (11), tr. 51
Võ Thị Hà Linh (2015), Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm
yết của Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 7
28 Ben Francis, Richard Poole (2015), Oxford Business English dictionary for learner' of English, Oxford University Press,
p. 233
29 Nguyễn Thu Hiền (2010), “Nâng cao hiệu quả quản trị cơng ty ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Chuyên mục Tài chính
Doanh nghiệp, số 9/2010, tr. 17
26
27

13


tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên quan, giao dịch ngầm hay các thủ đoạn
tương tự30.
1.1.2.3. Vai trị của quản trị cơng ty đại chúng
QTCT một cách có hiệu quả trước tiên đem lại những lợi ích cho chính doanh
nghiệp thông qua việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
CTĐC. Nâng cao chất lượng quản trị công ty sẽ giảm thiểu rủi ro liên quan đến các
gian lận tài chính hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của cơ quan quản lý cấp
cao từ đó góp phần nâng cao uy tín của cơng ty tạo cơ sở cho việc tiếp cận vốn từ thị
trường được thuận lợi hơn. Các nhà đầu tư thường sẽ chú ý đến các doanh nghiệp
thực hiện QTCT tốt và thể hiện qua Báo cáo tài chính hàng năm, sự tăng trưởng ổn
định của cổ phiếu cơng ty,…từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Công ty càng thể
hiện sự tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch
về tài chính sẽ được xem như là một người phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của
công chúng đầu tư31. CTĐC càng thu hút được nhiều nhà đầu tư sẽ tăng cường khả

năng huy động vốn với một mức chi phí thấp.
Do đó, QTCT tốt đóng góp vào việc tăng cường hoạt động kinh doanh và mở
rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngồi với chi phí hợp lý, góp phần giảm
thiểu rủi ro kinh doanh và thúc đẩy đầu tư và phát triển bền vững. Những CTĐC thực
hiện tốt vấn đề QTCT sẽ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng tính bền
vững trong kinh doanh và sức chống chịu với các rủi ro đồng thời mức trung bình lợi
nhuận của các doanh nghiệp thuộc nhóm quản trị tốt cao hơn mức trung bình lợi
nhuận của các doanh nghiệp thuộc nhóm quản trị kém hơn 32. Ngược lại, QTCT yếu
kém có thể dẫn đến việc khơng kiểm sốt được xung đột lợi ích giữa các thành viên
cơng ty hay việc những cổ đông với số lượng cổ phần chiếm tỷ lệ rất lớn sẽ có khả
năng chi phối tồn bộ hoạt động của công ty dẫn đến hoạt động kinh doanh nhiều rủi
ro, thiếu bền vững, cổ đông nhỏ bị lạm dụng và chiếm đoạt lợi ích,… những vấn đề
này là nguyên nhân làm cho tranh chấp nội bộ kéo dài và dẫn đến sụp đổ của doanh
nghiệp.
1.1.2.4. Nguyên tắc của quản trị cơng ty đại chúng
Trải qua q trình lịch sử lâu dài của hoạt động kinh doanh, đã có rất nhiều bộ
quy tắc về các thơng lệ và nguyên tắc QTCT tốt đã được xây dựng và áp dụng. Hơn

30

Quản trị công ty: Khuôn khổ thực hiện, Ngân hàng Thế giới (Corporate Governance: A Framework for Implementation,
the World Bank). Xem thêm: PK=64193027&piPK=64187937
&theSitePK=523679&menuPK=64187510&searchMenuPK=64187283&siteName=WDS&entityID=000094946_000826
05593465 truy cập ngày 23/05/2023
31 IFC (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Hà Nội, tr. 21
32 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (2022), Báo cáo đánh giá quản trị công ty doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm
2022, tr. 28

14



200 bộ quy chế QTCT đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ33
phần lớn các bộ quy tắc này tập trung vào vai trò của BKS hoặc HĐQT; một số bộ
quy tắc đã có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế. Trong đó, chỉ có Các ngun tắc
Quản trị cơng ty của OECD là có hướng dẫn cho cả các nhà hoạch định chính sách
lẫn các doanh nghiệp và đề cập khá đầy đủ các lĩnh vực trong phạm vi QTCT. Bộ
nguyên tắc quản trị cơng ty do OECD ban hành gồm có 6 nhóm nguyên tắc với 32
nguyên tắc cơ bản34 được thiết kế theo mơ hình quản trị của CTĐC với các nội dung
tóm tắt như sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo cơ sở cho một khn khổ quản trị cơng ty có hiệu quả.
Khuôn khổ quản trị công ty phải thúc đẩy các thị trường minh bạch và hiệu quả, phù
hợp với pháp luật và xác định rõ sự phân công trách nhiệm của các nhà giám sát, quản
lý và thực thi pháp luật.
Nguyên tắc 2: Quyền của cổ đông. Các cổ đơng có quyền đảm bảo cho khung
quản trị doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, cổ đơng có quyền được
biết, được tham gia trực tiếp tới các thông tin, quyết định liên quan đến những thay
đổi cơ bản của công ty. Một trong những quyền quan trọng của cổ đơng để thể hiện
quyền lợi của mình gắn liền với số cổ phần đó là được tham gia vào quá trình biểu
quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ. Thêm vào đó, cổ đơng bao gồm cả cổ đơng thiểu số đều
có quyền được trao đổi với nhau về các vấn đề liên quan tới quyền cổ đông cơ bản
được nêu trong Nguyên tắc QTCT. Đồng thời, nguyên tắc quản trị cần tạo điều kiện
thực hiện quyền sở hữu và phải được đối xử một cách công bằng cho các cổ đông bao
gồm cả các nhà đầu tư.
Nguyên tắc 3: Đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đơng. Tất cả các cổ đông đều
phải được đối xử công bằng như nhau. Ngồi ra, cần kiểm sốt và ngăn cấm các giao
dịch nội gián hoặc tư lợi cá nhân. Trong chính sách quản trị doanh nghiệp hoặc các
cuộc họp ĐHĐCĐ cần phải công khai rõ ràng danh sách cán bộ quản lý cấp cao với
những lợi ích kèm theo hoặc bất kỳ các giao dịch nào có thể ảnh hưởng đến công ty
hoặc quyền lợi của các bên tham gia.
Nguyên tắc 4: Vai trị của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT: Quyền

của các bên liên quan được thực thi theo các quy định của pháp luật hoặc theo các
thỏa thuận song phương phải được tôn trọng. Quyền khiếu kiện, khiếu nại khi lợi ích,
quyền hạn của mình bị xâm phạm hoặc khơng được đảm bảo. Bên cạnh đó, các bên
liên quan được cung cấp các thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời khi
tham gia vào các hoạt động quản trị của công ty.
Số liệu thống kê và nội dung đầy đủ của các Bộ quy tắc được trình bày tại trang web của Viện Quản trị công ty Châu
Âu: truy cập ngày 01/6/2023
34 Xem thêm: OECD (2015), G20/OECD các nguyên tắc quản trị công ty
33

15


Nguyên tắc 5: Công bố thông tin và minh bạch. Việc công bố thông tin phải bao
gồm nhưng không hạn chế các thông tin quan trọng. Các CTĐC cần áp dụng tiêu
chuẩn chất lượng cao trong việc công bố thông tin kế tốn, tài chính và phi tài chính.
Đặc biệt, kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm tốn độc lập,
đủ năng lực và có chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập và khách
quan.
Nguyên tắc 6: Trách nhiệm của HĐQT. Mọi hoạt động của HĐQT phải được
cung cấp đầy đủ các thông tin. Đồng thời, HĐQT cần phải đối xử cơng bằng đối với
các cổ đơng và các nhóm cổ đông khác nhau trong việc đưa ra các quyết định. Bên
cạnh đó, HĐQT phải ln quan tâm tới lợi ích của các cổ động, hoạt động vì mục
đích cao nhất. Đặc biệt, HĐQT có khả năng đưa ra những phán quyết độc lập, khách
quan về các vấn đề của công ty.
Các nguyên tắc QTCT của OECD được xây dựng trên cơ sở các giá trị cốt lõi
bao gồm:
Sự công bằng: Khuôn khổ QTCT của OECD hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền
lợi các cổ đông, đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông, kể cả các cổ đơng
thiểu số và cổ đơng nước ngồi.

Tính trách nhiệm: khuôn khổ QTCT của OECD yêu cầu công ty phải đảm bảo
quyền lợi của các bên liên quan, khuyến khích sự hợp tác giữa công ty và các bên liên
quan trong việc đảm bảo tính bền vững về mặt tài chính cơng ty.
Tính minh bạch: khn khổ QTCT của OECD hướng đến việc đảm bảo tính
cơng khai thơng tin về các vấn đề quan trọng của cơng ty như tình hình tài chính, kết
quả hoạt động kinh doanh.
Trách nhiệm giải trình: khn khổ QTCT của OECD đảm bảo việc giám sát có
hiệu quả của HĐQT cũng như trách nhiệm giải trình của HĐQT trước cơng ty và các
cổ đơng.
Cùng với các nguyên tắc QTCT, Hội đồng Bộ trưởng OECD đã phê chuẩn lần
đầu Mơ hình Thẻ điểm Quản trị cơng ty vào năm 1999 và cho đến nay mơ hình này
đã và đang dần trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, cơng
ty, nhà đầu tư và các bên có quyền lợi liên quan khác trên tồn thế giới. Mơ hình này
nhấn mạnh tầm quan trọng của QTCT và cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các sáng
kiến quản lý ở các quốc gia. Mô hình này đã được rà sốt lại kỹ càng để cập nhật
những diễn biến mới nhất ở các quốc gia thành viên và không thành viên của OECD.
Đến nay, Mô hình thẻ điểm Quản trị cơng ty mới nhất được cập nhật bởi các
nguyên tắc Quản trị công ty của OECD xuất bản năm 2015 với mục tiêu nâng cao
hơn nữa hiệu quả QTCT của các doanh nghiệp niêm yết, Các lĩnh vực QTCT được

16


chú trọng đánh giá trong Mơ hình Thẻ điểm Quản trị cơng ty bao gồm: vai trị của
HĐQT; Cấu trúc HĐQT (BKS/Tiểu ban kiểm toán, các Tiểu ban chuyên trách của
HĐQT); Đảm bảo công bố thông tin và minh bạch; Đảm bảo quyền cổ đơng; Đối xử
bình đẳng giữa các nhóm cổ đơng; Đảm bảo kiểm sốt giao dịch với các bên liên
quan; Đảm bảo vai trò các bên hữu quan chính yếu ...
Hiện nay, các nguyên tắc QTCT của OECD đã được sử dụng như là một cơ sở
quan trọng cho việc xây dựng thẻ điểm. Các nguyên tắc này đánh giá một cách chi

tiết quyền của cổ đông, đối xử cơng bằng giữa các cổ đơng, vai trị của các bên liên
quan, cơng bố thơng tin và tính minh bạch, và trách nhiệm của HĐQT. Mức trọng số
đối với các nội dung chấm điểm với tổng số là 100%, cụ thể như sau: Quyền của cổ
đông (10%); Đối xử cơng bằng giữa các nhóm cổ đơng (15%); Vai trị của các bên có
quyền lợi liên quan trong QTCT (10%); Công bố thông tin và minh bạch (25%); và
Trách nhiệm của HĐQT (40%).
Mơ hình Thẻ điểm Quản trị cơng ty có vai trị quan trọng đối với hoạt động
QTCT và sự phát triển của các CTĐC. Dựa trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng bộ
chỉ số QTCT của OECD, rất nhiều bộ chỉ số QTCT đã được xây dựng dựa trên thông
tin được thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng như báo cáo thường niên, báo cáo
tài chính, trang web của cơng ty...
Bên cạnh đó, năm 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) đã
phối hợp với IFC ban hành Bộ nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất đầu tiên của
Việt Nam. Bộ Nguyên tắc QTCT theo Thông lệ tốt nhất đầu tiên của Việt Nam được
ra mắt với mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn và sự phát triển bền vững của nền kinh
tế, đưa ra một loạt khuyến nghị về thông lệ QTCT tốt nhất theo OECD, trọng tâm
dành cho các CTĐC tại Việt Nam.
Bộ nguyên tắc bao gồm các tiêu chuẩn cao hơn yêu cầu tối thiểu theo quy định
pháp luật, khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các thơng lệ quốc tế tốt nhất. Bộ
Nguyên tắc tập trung giải quyết các vấn đề ưu tiên trong thực thi QTCT của các doanh
nghiệp Việt Nam. Sáu trong số mười nguyên tắc tập trung vào chức năng hoạt động
của HĐQT, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải cải thiện hơn nữa tại nhiều doanh nghiệp
trong nước. Bốn nguyên tắc còn lại gồm các lĩnh vực như: Mơi trường kiểm sốt,
cơng bố thông tin và minh bạch, quyền của cổ đông và quan hệ với các bên có quyền
lợi liên quan. Bộ nguyên tắc cũng gồm các điều khoản liên quan tới kinh doanh có
trách nhiệm như thúc đẩy đa dạng giới và khuyến khích sự tập trung mạnh mẽ hơn
vào các vấn đề môi trường và xã hội trong HĐQT.
Bộ nguyên tắc được thực hiện thông qua HOSE và HNX sẽ thúc đẩy việc áp
dụng các thông lệ QTCT tốt nhất và theo dõi, giám sát việc các CTĐC áp dụng bộ


17


ngun tắc này. Ngồi ra, Việt Nam đang tích cực thực hiện các biện pháp cần thiết
để nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên thị trường mới nổi
trong bảng xếp hạng của MSCI (Morgan Stanley Capital International) và FTSE
(Financial Times Stock Exchange) nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên việc tạo
ra một hệ thống quản trị minh bạch tại các doanh nghiệp là điều cần được thúc đẩy.
Tuy nhiên, các nguyên tắc quản trị công ty của OECD hay Bộ nguyên tắc QTCT
theo thông lệ tốt nhất chỉ tập trung phần lớn quy định nhằm hướng dẫn QTCT thông
qua các hoạt động của HĐQT mà chưa đánh giá cao vai trò của ĐHĐCD trong QTCT.
Mặc dù khơng phải là cơ quan có chức năng thực hiện các hoạt động QTCT một cách
thường nhật nhưng vai trị của ĐHĐCĐ trong cơng ty là cực kỳ quan trọng, đặc biệt
trong bối cảnh một bộ phận thành viên HĐQT chưa làm tốt vai trị của mình hay thậm
chí có những sai phạm gây ra thiệt hại cho công ty. Do vậy, cần phải bổ sung những
nguyên tắc nhằm đánh giá đúng vị trí, vai trị của ĐHĐCĐ trong QTCT.
1.2. Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng
1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý Đại hội đồng cổ đông trong cơng ty đại chúng
Hệ thống các văn bản luật chính thống của Việt Nam liên quan đến doanh nghiệp
cho tới thời điểm hiện nay bao gồm: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật
Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quản lý, sử
dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Phá sản,
Luật hợp tác xã, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,...đều chưa đưa ra bất cứ một định
nghĩa nào về địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ trong CTCP nói chung và CTĐC nói riêng.
Theo Từ điển Luật học thì địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan
hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở quy định của pháp luật35. Địa vị pháp
lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động
của mình. Thơng qua địa vị pháp lý ta có thể phân biệt được chủ thể pháp luật này
với chủ thể rất khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí, tầm quan trọng của chủ thể

trong mối quan hệ pháp lý. Về mặt lý luận, địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ có thể được
hiểu theo phương diện là chế định pháp lý về ĐHĐCĐ hoặc theo phương diện tổng
thể các quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ.
Theo phương diện là chế định pháp lý thì địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của ĐHĐCĐ36.

Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, tr. 58
Phạm Xuân Dương (2017), Địa vị pháp lý của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Học viên khoa học xã hội, tr. 7
35
36

18


Tiếp cận theo phương diện khác thì địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ trong CTĐC là
tổng thể các quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ trên cơ sở các quy định của pháp luật
tạo cho ĐHĐCĐ có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập trong mối
quan hệ với HĐQT, BKS, BGĐ và các cổ đông.
Theo phương diện này thì địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ có các dấu hiệu cơ bản
là:
Một là, Địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ hình thành trên cơ sở các quy định của pháp
luật. Tức là pháp luật quy định về ĐHĐCĐ và tất cả các quy định của pháp luật về
ĐHĐCĐ sẽ xác lập lên địa vị pháp lý của nó.
Hai là, Địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ của
ĐHĐCĐ. Pháp luật là “quy tắc xử sự”, trong đó những phương thức xử sự cơ bản là
“được” và “phải”, tức là quyền và nghĩa vụ. Địa vị pháp lý của bất kỳ thể nhân, pháp
nhân nào cũng cơ bản được hình thành trên cơ sở những quy tắc xử sự mà pháp luật
trao, đối với ĐHĐCĐ cũng vậy. Nói cách khác thì vị trí của ĐHĐCĐ về mặt pháp lý

thể hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho nó.
Ba là, Địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ thể hiện trong việc nó được độc lập tham gia
các quan hệ pháp luật. ĐHĐCĐ với tư cách là một bộ phận, một thiết chế trong cơ
cấu tổ chức quản lý của CTĐC nó sẽ được tham gia quan các quan hệ pháp luật với
các bộ phận, thiết chế khác trong doanh nghiệp phù hợp với quyền và nghĩa vụ nhằm
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nó. Trong đó, xuất phát từ bản chất pháp lý của
mình, điều lệ cơng ty sẽ có vai trị quan trọng trong việc cụ thể hóa các quyền và
nghĩa vụ của Đại hội cổ đông trên cơ sở không trái với các quy định “tối thiểu” của
pháp luật về công ty.
Bốn là, Địa vị pháp lý của ĐHĐCĐ thể hiện trong các quan hệ pháp luật và mối
liên hệ với HĐQT, BKS, BGĐ và các cổ đông. Đây là các bộ phận, cá nhân thuộc cơ
cấu tổ chức quản lý của CTĐC hoặc có quyền tham gia quản trị doanh nghiệp. Do
cùng tham gia quản lý, điều hành, quản trị doanh nghiệp nên Đạ hội đồng cổ đơng
tham gia mối quan hệ và có mối liên hệ với các bộ phận, cá nhân này. Thông qua các
quan hệ và mối liên hệ này, vị trí của ĐHĐCĐ trong CTĐC càng củng cố và từng
bước khẳng định tầm quan trọng.
1.2.2. Tính khách quan của sự tồn tại thiết chế Đại hội đồng cổ đông trong
công ty đại chúng
Thứ nhất, ĐHĐCĐ được hình thành bắt nguồn từ tư cách là chủ sở hữu của cổ
đông.
Tại Việt Nam, mọi tổ chức và cá nhân đều được quyền tự do đầu tư và kinh
doanh, trong đó phổ biến nhất là hình thức đầu tư thơng qua việc thành lập các tổ

19


chức kinh tế bằng cách thành lập mới, góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp
vào các tổ chức kinh tế hiện có để thực hiện hoạt động kinh doanh và đầu tư, nhằm
tăng tài sản cá nhân và góp phần làm giàu cho đất nước và xã hội. Nói cách khác,
việc cá nhân thành lập hoặc tham gia vào doanh nghiệp là để thực hiện quyền tự do

đầu tư và kinh doanh của mình. Khi thành lập hoặc tham gia vào doanh nghiệp, tổ
chức và cá nhân có sự linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp, trong đó
có CTĐC. CTĐC là một hình thức doanh nghiệp, đại diện tiêu biểu cho mơ hình tự
do đầu tư và kinh doanh của tổ chức và cá nhân. Đây cũng là một hình thức đầu tư
kinh doanh phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Sau khi thành lập, các doanh nghiệp trở thành các thực thể kinh tế độc lập, được
pháp luật cấp quyền tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quyền tự do và quyền
tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể được thực hiện bởi các chủ sở hữu
hoặc thành viên của nó. Đối với các CTĐC, các cổ đơng là chủ sở hữu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên với số lượng chủ sở hữu rất lớn, các CTĐC rất khó để quyết định
những vấn đề liên quan đến hoạt động thường nhật cơng ty. Do đó, để thực hiện quyền
tự do kinh doanh và quyền tự chủ kinh doanh, các cổ đông phải chủ động tham gia
vào quyết định và quản lý công ty thông qua ĐHĐCĐ.
ĐHĐCĐ là nơi tập trung tồn bộ cổ đơng của cơng ty và đóng vai trò quan trọng
trong việc thể hiện quyền lãnh đạo của các cổ đông. Đây là cơ quan quan trọng để
đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng nhất của cơng ty. Qua ĐHĐCĐ, các cổ
đơng có thể tham gia và quyết định về chiến lược và quyết định quan trọng khác của
công ty. Như vậy, ĐHĐCĐ ra đời nhằm đảm bảo sự tham gia và đại diện cho quyền
và lợi ích của cổ đơng trong quản trị và quyết định của CTĐC.
Thứ hai, ĐHĐCĐ hình thành từ yêu cầu quản trị công ty.
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, CTĐC cần có một cơ cấu tổ
chức rõ ràng và chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động sản xuất
và kinh doanh. Cơ cấu tổ chức quản trị của CTĐC được xác định bởi quy định pháp
luật và Điều lệ công ty. Trong cơ chế quản trị của CTĐC, yêu cầu đầu tiên là đảm
bảo quyền lực của các chủ sở hữu và cổ đông, cho phép họ thể hiện quyền lực của
mình và quyết định các vấn đề của tổ chức để thực hiện quyền đầu tư kinh doanh của
mình. Đồng thời, cơ cấu quản trị của CTĐC cũng phải đảm bảo sự bình đẳng của cổ
đơng thơng qua tỷ lệ vốn góp. Tuy nhiên, sự bình đẳng này dựa trên vốn thường dẫn
đến hiện tượng lạm quyền của các cổ đông lớn, gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ. Hệ
thống quản trị của công ty phải kiểm soát, hạn chế hoặc loại bỏ hiện tượng này.

Đối với cơ cấu tổ chức quản lý của CTĐC, cần thiết phải đảm bảo hoạt động
hiệu quả của bộ máy để thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.

20


×