Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

(Luận văn) đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn tính đường nghiệp ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.34 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LAN
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁ RÔ PHI ĐƠN
TÍNH ĐƢỜNG NGHIỆP ƢƠNG TỪ GIAI ĐOẠN

n

CÁ HƢƠNG LÊN CÁ GIỐNG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Ni trồng thủy sản

Khoa

: Chăn ni thú y

Khóa học

: 2011 – 2015


Thái nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LAN
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁ RÔ PHI ĐƠN
TÍNH ĐƢỜNG NGHIỆP ƢƠNG TỪ GIAI ĐOẠN

n

CÁ HƢƠNG LÊN CÁ GIỐNG”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Ni trồng thủy sản
: Chăn ni thú y
: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Từ Trung Kiên
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Thái nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập đề tài tốt nghiệp cuối khóa, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy hướng dẫn PGS.TS Từ Trung Kiên, cùng với sự quan tâm
giúp đỡ của Nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi – Thú y và
các cán bộ trong Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội đã gúp đỡ tôi thu nhận
được nhiều kiến thức mới, đồng thời đây cịn là thời gian giúp tơi làm quen,
áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, làm cơ sở nền tảng cho tôi trong
cuộc sống cũng như trong công việc chuyên môn sau này.
Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Nhà
trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, đặc biệt là sự chỉ bảo quan
tâm hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Từ Trung Kiên và
các cán bộ trong Trung tâm giống thủy sản Hà Nội đã giúp đỡ tơi khơng chỉ
về chun mơn mà cịn giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt hời

n

gian thực tập.

Nhân dịp này tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới các bạn sinh viên lớp K43 –
Nuôi trồng thủy sản đã trao đổi và giúp đỡ tơi trong q trình thực tập. Đồng
thời qua đây tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã giúp
đỡ và động viên tôi suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng 06 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Lan


ii

LỜI MỞ ĐẦU
Với phương châm đào tạo (học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn) để đào tạo người cán bộ khoa học kỹ thuật vừa có trình độ lý luận
cao vừa có tay nghề chun mơn vững vàng nhằm đưa nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Chính vì vậy, giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước
khi ra trường của mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh viên
của trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun nói riêng là khơng thể thiếu
trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Để từ đó sinh viên củng cố lại
kiến thức, nâng cao tay nghề chun mơn, tạo lịng hăng say nhiệt tình với
nghề nghiệp, rèn luyện được tính tự lập và trách nhiệm của bản thân trong
công việc, giúp sinh viên áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác nghiên cứu
và phục vụ sản xuất khi ra trường.
Xuất phát từ cơ sở đó được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, sự

n

phân công của Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi-Thú y, được sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội
tôi đã tiến hành chuyên đề nghiên cứu: “Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô
phi đơn tính Đƣờng Nghiệp ƣơng từ giai đoạn cá hƣơng lên cá giống”.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chun mơn cịn hạn chế, kinh

nghiệm thực tế chưa có nhiều nên khóa luận tốt nghiệp này khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô
giáo và bạn bè để bài khóa luận được hồn thiện hơn.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số lồi cá rơ phi có giá trị kinh tế cao trong NTTS .................. 5
Bảng 2.2: Nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của một số lồi cá rơ phi ........ 9
Bảng 2.3: Phân biệt cá đực và cá cái qua đặc điểm hình thái bên ngoài ........ 13
Bảng 2.4: Lượng thức ăn cho cá ăn trong giai doạn xử lý giới tính đực ........ 15
Bảng 2.5: Sản lượng cá rô phi nuôi ở một số nước trên thế giới .................... 22
Bảng 2.6: Hiện trạng diện tích, số lượng lồng bè ni cá rơ phi ở các vùng . 25
Bảng 4.1: Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................... 34
Bảng 4.3: Kích thước các chiều đo của cá (mm) ............................................ 35
Bảng 4.4. Khối lượng tích lũy ......................................................................... 36

n

Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối ................................................. 37
Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn ................................................. 38
Bảng 4.7. Môi trường ương nuôi cá qua các giai đoạn ................................... 39
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế ương nuôi cá........................................................ 42


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cá rơ phi Đường Nghiệp ................................................................... 4
Hình 2.2: Phân biê ̣t cá rơ phi đực, cái bằng mắt thường................................. 13
Hình 2.3: Phân biê ̣t cá rơ phi đực, cái ............................................................. 14
Hình 2.4: Biểu đồ sản lượng cá rô phi trên thế giới năm 2013 ....................... 18
Hình 4.1: Đồ thị tăng kích thước cơ thể cá ..................................................... 35
Hình 4.2: Đồ thị biến động độ pH trong q trình ương cá rơ phi ................. 40
Hình 4.3: Đồ thị biến động nhiệt độ nước trong quá trình ương ni ............ 41
Hình 4.4: Đồ thị biến động về độ trong của nước trong q trình ương ni ........41
Hình 4.5: Đồ thị biến động oxy hịa tan trong q trình ương nuôi ............... 42

n


v

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2.Mục đích nghiên cứu................................................................................ 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa của khoa học........................................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
2.1. Cở sở khoa học và pháp lý của đề tài ..................................................... 4
2.1.1. Phân loại............................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 5
2.1.3. Mơi trường sống................................................................................ 6


n

2.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng .................................................................. 8
2.1.5. Tốc độ sinh trưởng .......................................................................... 10
2.1.6. Đặc điểm sinh sản ........................................................................... 11
2.2. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi ............................................................... 12
2.3. Tập tính sinh sản ................................................................................... 13
2.4. Xử lý cá bột bằng hormone 17α – Methyltestosteron .......................... 14
2.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................. 15
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ................................................ 15
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 23
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 27
3.2.1. Địa điểm .......................................................................................... 27
3.2.2. Thời gian ......................................................................................... 27


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................ 27
3.4.1. Phương pháp điều tra ...................................................................... 27
3.4.2. Phương pháp theo dõi ..................................................................... 27
3.4.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu ......................................................... 29
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 30
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 32
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 32
4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ............................................... 32
4.1.2


Biện pháp thực hiện .................................................................... 32

4.1.3.

Kết quả phục vụ sản xuất............................................................ 33

4.1.4. Kết luận và bài học kinh nghiệm .................................................... 33
4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài ..................................................................... 34

n

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn .................................................. 34
4.2.2. Kích thước cá qua các thời kỳ ........................................................ 35
4.2.3. Tiêu thụ thức ăn .............................................................................. 38
4.2.4. Thay đổi mơi trường trong q trình ương ni ............................. 38
4.2.5. Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 42
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 44
5.1 Kết luận .................................................................................................. 44
5.2 Đề nghị ................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cá rô phi là tên gọi chung của khoảng 80 lồi cá thuộc họ Cichlidae, có
nguồn gốc Châu Phi. Mặc dù cá có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng chúng lại

được nuôi tập trung chủ yếu ở 2 khu vực chính đó là các nước châu Á và Nam
Mỹ, trong đó sản lượng cá rơ phi ở các nước châu Á chiếm đến 80% sản
lượng cá rơ phi trên tồn thế giới. Hiện có khoảng trên 100 nước trên thế giới
nuôi cá rô phi với các loài khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào loài cá rô
phi vằn. Cá rô phi được coi là đối tượng ni thuỷ sản có tiềm năng to lớn cho
tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu nên đang được đầu tư nghiên cứu phát triển
mạnh trong thế kỷ 21 (Fitzsimmons, 2000)[16].
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ni trồng thuỷ sản: Diện

n

tích mặt nước tiềm năng phong phú, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác một
cách có hiệu quả. Những năm gần đây sản lượng ni thuỷ sản của cả nước
không ngừng tăng cao và đa dạng về sản phẩm. Hiện nay diện tích ni và
sản lượng cá rô phi ở nước ta cũng đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, miền
Bắc Việt Nam lại gặp khó khăn khi ni cá rơ phi đó là mùa đơng lạnh: mùa
vụ ni ngắn, kích thước thương phẩm nhỏ do tâm lý sợ cá bị chết rét do đó
đã thu hoạch từ sớm. Để đẩy nhanh và đưa cá rô phi thành đối tượng nuôi chủ
lực ở miền Bắc, trong tương lai cần phải khắc phục được những nhược điểm
của hình thức canh tác hiện nay. Việc xem xét khả năng chịu lạnh của cá rô
phi được xem như là một trong những khía cạnh khoa học để dần nâng cao
khả năng chịu lạnh của cá rô phi.
Trong những năm vừa qua có nhiều cơng trình nghiên cứu thành cơng
nhằm phát huy những đặc tính ưu việt đáp ứng nhu cầu của người ni như cơng
trình nghiên cứu cho ra cơng nghệ sản xuất giống cá rơ phi tồn đực thông qua


2

sử dụng hormon, lai xa, tạo con siêu đực. Chọn giống là một trong những biện

pháp nhằm tăng khả năng thích ứng của động vật với điều kiện mơi trường mới.
Cá rơ phi đơn tính dịng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc
Philipin có tỷ lệ đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có kích thước, trọng lượng cơ
thể lớn, mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch, mõm gẫy, mồm vểnh
ngược lên, thịt dày khơng có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch,
có giá trị kinh tế cao. So với cá rơ phi thơng thường, cá rơ Đường Nghiệp có khả
năng lớn nhanh tốc độ siêu tốc tối đa nặng từ 3,5 đến 4kg/ con. Loại cá rơ này có
khả năng chịu đựng nhiệt và lượng oxi trong nước thấp hơn thơng thường. Có thể
ni trong mơi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn, tốc độ sinh trưởng nhanh ít
bệnh tật chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/ con vẫn phát triển lớn bình thường.
Dùng thức ăn cơng nghiệp có hệ số từ 1 đến 1,2kg thức ăn / 1kg cá. Hiện nay cá rô
phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng ni chính trên thế giới và được chọn là

n

đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rơ phi sạch xuất khẩu.
Cá rơ phi đơn tính dịng Đường Nghiệp hiện nay được bà con nông dân áp
dụng ni thành cơng. Nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con
cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô Đường Nghiệp Philipin là đối tượng ni
chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch
xuất khẩu tại nước ta.
Trước sự gia tăng diện tích ni cá rô Đường Nghiệp như hiện nay, vấn đề
cần thiết cần được giải quyết hiện nay là làm sao tăng được năng suất ương để đáp
ứng đủ nhu cầu cho người nông dân về số lượng và chất lượng con giống, giảm
giá thành sản phẩm nhằm hồn thiện quy trình sản xuất giống để nghề nuôi cá rô
Đường Nghiệp được ổn định. Một trong hương nghiên cứu cho mục tiêu này là
trình độ và kỹ thuật ương phải đảm bảo. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tơi
thực hiện đề tài  Đánh giá khả năng sản xuất của cá rơ phi đơn tính Đƣờng
Nghiệp ƣơng từ giai đoạn cá hƣơng lên cá giống .



3

1.2.Mục đích nghiên cứu
Thấy được hiệu quả kinh tế của ương cá rơ phi đơn tính Đường Nghiệp
từ hương lên giống.
Thấy được năng suất giống của cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp.
Xác định tỷ lệ sống và sự phát triển của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Bổ sung thêm các thông tin về kỹ thuật ương cá rơ phi đơn tính Đường Nghiệp.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ương giai đoạn từ cá
hương lên cá giống.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa của khoa học
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật ương cá hương lên cá giống.
Thấy được các yếu tố gây ảnh hưởng chính lên tỷ lệ sống và sự phát

n

triển của cá ở giai đoạn từ cá hương lên cá giống.
Thấy được khả năng chịu đựng và thích nghi với mơi trường mới của cá.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được năng suất và giá trị kinh tế của cá rơ phi đơn tính Đường Nghiệp.
Kết quả của đề tài có thể áp dụng trong cơng tác sản xuất giống cá nước
ngọt ở quy mô trang trại và nông hộ.


4

Phần 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cở sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Phân loại
Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:
Tilapia (cá đẻ cần giá thể)
Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng)
Cá rô và Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng)
Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc:
Bộ cá vược Perciformes
Bộ phụ

Percoidae

Họ

Cichlidae

Giống

Oreochromis

n

Loài Cá rơ phi vằn O.niloticus.

Hình 2.1: Cá rơ phi Đường Nghiệp
Theo thống kê có khoảng 80 lồi cá rơ phi được phân loại thuộc 3 giống
chính, đó là: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis, nhưng theo đánh giá chỉ có



5

khoảng 10 lồi có giá trị kinh tế trong ni trồng thuỷ sản (NTTS) (Magintosh và
Little, 1995)[20].
Giống Tilapia: Đẻ trứng bám vào giá thể (tổ đẻ) bằng cỏ rác. Sau khi đẻ, cá
đực và cá cái cùng tham gia bảo vệ tổ. Giống này phân bố chủ yếu ở Tây Phi và
Trung Phi.
Giống Sarotherodon: Đào tổ đẻ trứng, chỉ có cá đực ấp trứng trong miệng.
Giống này phân bố chủ yếu ở Bắc Phi.
Giống Oreochromis: Cá đực đào tổ đẻ, chỉ có cá cái ấp trứng trong miệng
đến khi cá nở thành cá bột. Giống này phân bố rải rác ở miền Đơng, Trung Phi.
Hiện nay có 3 lồi chính được phổ biến tại Việt Nam là :
Cá rô phi cỏ Oreochromis mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm
1953 từ Thái Lan.
Cá rô phi vằn (Rô phi Đài Loan O.niloticus) được nhập vào Việt Nam

n

năm 1974 từ Đài Loan.

Cá rô phi đỏ (red Tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm
1985 từ Malaysia.
Bảng 2.1: Một số loài cá rơ phi có giá trị kinh tế cao trong NTTS
Giống

Lồi

Tilapia

T. zillii, T. Rendalli


Sarotherodon

S. galilaeus

Oreochromis

O. niloticus, O. urelepishorno, O. mossambicurum,
O. aureu, O. Andersoni, O.macrochir, O.spilurus

2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá rơ có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song
song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía
trên xuống phía dưới và phân bố khắp vi đi. Vi lưng có những sóc trắng


6

chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đi có màu hồng nhạt.
Có kích thước, trọng lượng co thể lớn, mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao,
mắt lồi và sếch, mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày khơng có xương
răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch, có giá trị kinh tế cao.
2.1.3. Mơi trường sống
Nhiệt độ:
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rơ phi từ 20-32oC, thích hợp
nhất là 25-320C. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 42oC. Nhiệt độ càng thấp thì
cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
Theo Bardach và cs (1972)[12], nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát
triển của trứng và cá con sau khi nở. Nhiệt độ thấp hay cao vượt quá giới hạn
cho phép đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến sinh dục, sức sống của cá


n

con. Nhiệt độ tối thiểu để cá rô phi sinh sản là 20oC. Biên độ nhiệt độ thích
hợp cho sự phát triển của phôi cá rô phi là 25-30oC và cho cá con là 28-30oC.
Cá rơ phi là lồi cá có nguồn gốc nhiệt đới nên khả năng thích nghi với nhiệt
độ cao tốt hơn với nhiệt độ thấp. Biên độ nhiệt của cá rô phi rất rộng 11 –
42oC (Bardach và cs, 1972)[12]. Nhiệt độ cho cá rô phi sinh trưởng và phát
triển là 28 – 30oC (Lê Quang Long, 1964)[ 7]. Ở nhiệt độ thấp hơn 15,5oC cá
rô phi ngừng hoạt động và hồn tồn ngừng ăn. Q trình sinh sản của cá rô
phi chỉ xảy ra khi nhiệt độ nước trên 22oC, nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi
sinh sản là 26 – 29oC. Ở nhiệt độ nước dưới 20oC tuyến sinh dục ngừng phát
triển (Chervinski, 1982)[15].
Độ mặn:
Cá rơ phi là lồi rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường
nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối
từ 0-40‰.


7

Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh,
mình dày, thịt thơm ngon.
pH:
Mơi trường có độ pH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rơ phi, nhưng cá có
thể chịu đựng trong mơi trường nước có độ pH thấp bằng 4. Cá rơ phi có khả
năng sống được ở biên độ pH từ 4 – 11 (Chervinski, 1982)[15], nhưng pH
thấp hoặc cao quá giới hạn thích hợp đều khơng có lợi cho q trình sinh
trưởng và phát triển của cá rô phi. Giá trị pH = 4 – 6,5 ảnh hưởng xấu đến
sinh trưởng của cá rô phi, khi giá trị pH bằng 6,5 khả năng sinh sản của cá

giảm đi rõ rệt (Bongco, 1991)[14].
Oxy hồ tan:
Cá rơ phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo
dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà

n

tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.
Theo Pha ̣m Anh Tuấ n (1996)[10], trong mơi trường có hàm lươ ̣ng oxy
hịa tan thấ p cá sẽ giảm tiêu thu ,̣ giảm các hoạt động trao đổi chất và giảm tốc
đô ̣ sinh trưởng . Vì vậy, để ni cá rơ phi thương phẩm đạt hiệu quả cao , khi
cá đạt 200g/con ao cầ n phải đươ ̣c su ̣c khí vào sáng sớm lúc 5 -6 giờ sáng.
Cá rơ phi có khả năng sống ở những vùng nước có hàm lượng oxy hòa
tan thấp nhờ khả năng sử dụng oxy trên mặt nước. Tilapia có thể sống trong
ao với hàm lượng oxy thấp hơn 1,0 mg/l, nhưng không thể sống kéo dài khi
hàm lượng oxy thấp hơn 0,7 mg/l (Balarin và haller, 1982)[11]. Hàm lượng
oxy thấp nhất mà cá rô phi có thể sống trong một thời gian ngắn là 0,1 mg/l
đối với O.mossambicus và O.niloticus; 0,2 mg/l đối với O.aureus (Chervinski,
1982[15]. Cá rơ phi có thể chịu đựng được hàm lượng oxy

hòa tan dưới 0,1

mg/l trong thời gian ngắ n nhưng ngưỡng gây chế t cho cá khoảng
mg/l (Vũ Đình Liệu, 2004)[6].

0,1 – 0,3


8


Độ trong của nước:
Nguồn nước phải ít đục hay độ trong cao. Cách đo độ trong đơn giản
nhất là đưa bàn tay vào trong nước đến khuỷu tay (cùi chỏ) và nhìn theo bàn
tay, nếu cịn nhìn thấy bàn tay là nguồn nước có độ trong thích hợp.
Nếu muốn đo độ trong chính xác, có thể dùng đĩa hai màu (Secchi). Đĩa có
dạng hình trịn, đường kính 20 phân (cm), được chia làm 4 ơ trong đó 2 ơ sơn
trắng và hai ơ sơn đen. Gắn đĩa vng góc với một thanh gỗ tại tâm điểm của
đĩa hoặc dùng dây treo để thao tác dễ dàng. Khi đo, thả đĩa chìm vào nước
chầm chậm đến khi mắt thường khơng cịn phân biệt giữa hai màu đen trắng
trên mặt đĩa, sau đó hơi kéo nhẹ đĩa lên đến khi có thể phân biệt giữa hai màu
đen trắng trên mặt đĩa thì dừng lại. Đo khoảng cách từ mặt nước đến mặt đĩa
chính là độ trong của nước. Nếu nguồn nước có độ trong lớn hơn 30 là nguồn
nước tốt.

n

Qua quá trình thực nghiệm cho thấy tất cả các ao nuôi đều có độ trong
thích hợp cho cá rơ phi sinh trưởng và phát triển, giá trị độ trong dao động từ
20 - 40 cm. Đây là độ trong thích hợp cho tất cả loài cá nước ngọt.
2.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng
Tập tính ăn:
Tính ăn của cá rơ phi thay đổi theo từng lồi, từng giai đoạn phát triển
và mơi trường ni.
Khi cịn nhỏ, cá rơ phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ
yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn
bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh.
Tuy nhiên, trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá
tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khơ, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám
mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng. Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy
có mức sâu từ 1-2m.



9

Theo Lê Văn Thắng (1999)[9], nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay đổi
theo từng giai đoạn phát triển. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì protein đóng vai
trị quan trọng nhất cả về số lượng và chất lượng. Các lồi cá khác nhau có nhu
cầu protein khác nhau, ngay trong cùng một loài nhu cầu protein cũng khác nhau,
giữa các độ tuổi và điều kiện môi trường nuôi khác nhau.
Đối với cá nhỏ nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn nhiều hơn cá
lớn, cá nuôi trong hệ thống nghèo thức ăn tự nhiên, đòi hỏi hàm lượng protein
trong khẩu phần thức ăn cao hơn so với cá nuôi trong môi trường giàu thức ăn
tự nhiên hay trong ao có bón phân. Nhu cầu protein của một số lồi cá rơ phi
được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của một số lồi cá rơ phi
Lồi

hồng

Cá bột – cá

Khẩu phần
Protein (%)

Hệ thống nuôi

n

Rô phi


Giai đoạn

20 – 30

Bể nước mặn

Cỡ cá lớn

28

Lồng nước mặn

Cá bột

30 – 40

Nước ngọt

O.niloticus

Cá nhỏ

24

Bể nước mặn

O.niloticus

Cá bột


40

Ao nước ngọt

O. niloticus

Cá lớn

27,5 - 35

Bể nước ngọt

Florida
Tilapia
Rô phi
hồng

thịt

Nguồn

Clark và ctv,
1990
Utanabe và ctv,
1990
Santiago và
Laron, 1991
Shiau và
Huang, 1990
Siddiqui và

ctv, 1988
Tuần và ctv,
1998


10

Khẩu phần ăn:
Khẩu phần ăn của cá rô phi phụ thuộc vào lồi, kích cỡ, mức năng
lượng trong khẩu phần cho ăn, chất lượng nước, tần số và lượng thức ăn tự
nhiên trong thủy vực. Thực tế trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả, năng
suất và sản lượng cao khi cá được cho ăn với khẩu phần hợp lý, phù hợp với
từng điều kiện ao nuôi. Thông thường khẩu phần ăn của cá giảm dần theo %
khối lượng quần đàn khi cá đang tăng trưởng. Tuy nhiên khẩu phần thức ăn
của cá cần được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiện thời tiết, chất lượng
nước và tình trạng sức khỏe của cá.
Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức
ăn chế biến, cá rơ phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
Sinh trưởng:
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, khẩu phần ăn của chúng bao gồm hỗn hợp

n

tảo phù du, động vật phù du, giun đất, côn trùng ở dưới nước, mùn bã hữu cơ
và có khi cả các lồi phân hữu cơ (Zhong Lin, 1991). Đặc biệt cá rơ phi thích
ăn ấu trùng muỗi, ở nhiều nơi nuôi cá rô phi vằn để diệt muỗi (Trần Văn
Quỳnh, 1980).
2.1.5. Tốc độ sinh trưởng
Cá rô phi cũng như các lồi cá khác có tốc độ sinh trưởng và phát triển
đặc trưng. Tuy nhiên, các loài cá khác nhau thì sự phát triển cũng khác nhau.

Theo Khater và cs (1988)[18], trong cùng mô ̣t loài các dòng khác nhau
cũng có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của cá
O.niloticus dòng GIFT, Ivory Coast và dòng Ghana trong cùng mô ̣t điề u kiê ̣n nuôi
cho thấ y dòng GIFT có tố c đô ̣ tăng trưởng nhanh nhấ,tkém nhất là dịng Ghana.
Nghiên cứu về sinh trưởng ở Philippin đớ i với cá O. niloticus dòng Israel, dòng
Singapor và dòng Đài Loan kế t quả cho thấ y dòng Israel có tố c đô ̣ sinh trưởng tố t
nhấ t, kém nhất là dòng Đài Loan(Tayamen và cs, 1988)[21].


11

Sự sinh trưởng của cá rô phi mang tiń h chấ t đă ̣c trưng của loài , các lồi
rơ phi khác nhau có tố c đô ̣ sinh trưởng khác nhau . Lồi O.niloticus có tốc độ
tăng trưởng và phát triể n nhanh vươ ̣t trô ̣i so với các loài O. mossambicus (Đa ̣i
học Cần Thơ , 1994). Cá rơ phi O.niloticus có tốc đơ ̣ sinh trưởng nhanh nhấ t
sau đó đến O. galilaeus và O. aureu (Low – McConnell, R.H 1982)[19].
Theo Nguyễn Việt Dũng (2008)[4], tố c đơ ̣ sinh trưởng của cá rơ phi
cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, môi trường nước, dinh dưỡng…
Bón phân cho ao ni tạo thức ăn tự nhiên cho cá là một phương pháp có hiệu
quả, tiế t kiê ̣m chi phí và đang đươ ̣c áp du ̣ng nhiề u để tăng sản lươ ̣ng thủy sản .
Tuy nhiên lươ ̣ng phân bón tùy vào tiǹ h hiǹ h cu ̣ thể của ao nuôi . Ở Thái Lan,
điề u kiê ̣n tự nhiên tương tự như ở nước ta , đã bón phân theo tỷ lệ là 4kg N và
1kg P/ha/ngày. Trong ao nuôi , bón phân mà khơng sử dụng thức ăn bổ sung
thì vẫn có thể đạt năng suất cao. Ở Brazil, nuôi cá rô phi đơn tính trong ao với
mâ ̣t đơ ̣ 8000 con/ha (trọng lượng trung bình 25g/con) và cứ một tuần bón

n

500kg phân gà/ha. Kế t quả năng suấ t đa ̣t 1,35 tấ n/ha sau 189 ngày nuôi, trọng
lươ ̣ng trung bin

̀ h khi thu hoa ̣ch đa ̣t 1,86kg/con.
Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
nhiệt đơ, mội trường nước, dinh dưỡng...
Nhiệt độ và độ sâu nước ao cũng ảnh đến tốc độ tăng trưởng của cá rô
phi. Cá rơ phi Đường Nghiệp có khả năng lớn nhanh tốc độ siêu tốc tối đa
nặng từ 3,5 đến 4kg/ con.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Thành thục sinh dục: Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh
dục vào tháng thứ 3, 4 khi cá có trọng lượng thơng thường là 100-150g/con
(cá cái). Vậy kích thước thành thục sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào điều
kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi. Cá ni trong mơ hình thâm
canh năng suất cao. Cá cái tham gia sinh sản lần đầu khi trọng lượng đạt trên
200g trong khi đó ở điều kiện ni kém, cá cái bắt đầu đẻ khi trọng lượng cơ
thể mới khoảng 100g.


12

Sự phát dục và thành thục lần đầu của cá rơ phi phụ thuộc vào các lồi
cá, mơi trường sống và chế độ dinh dưỡng của cá, nhìn chung cá rô phi
O.niloticus thành thục muộn hơn so với cá rô phi O.mossambicus (Macintosh
và Little, 1995)[20]. Nếu trong điều kiện nuôi dưỡng thuận lợi, giàu dinh
dưỡng, cá rô phi lớn nhanh và phát dục ở kích cỡ lớn, ngược lại nếu sống
trong điều kiện nuôi dưỡng không đầy đủ, cá thành thục ở kích thước nhỏ
(Low – McConell, 1982)[19]. Trong tự nhiên cá rô phi thành thục lần đầu sau
4-6 tháng tuổi, khi cá đạt 100 -150g (Heppher và Pruginin, 1982 [17]; Nguyễn
Công Dân, 1998 a,b [3]).
2.2. Chu kỳ sinh sản của cá rơ phi
Hầu hết các lồi cá rơ phi trong giống Orechromis đều tham gia sinh
sản nhiều lần trong 1 năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp cá rô phi đẻ quanh

năm (10, 11 lứa ở các tỉnh phía nam; 5-7 lứa ở các tỉnh phía bắc). Quan sát buồng
trứng cá rô phi cho thấy: trong buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng,
từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ. Vì vậy, trong tự nhiên ở các ao

n

ni cá rơ phi chúng ta gặp rất nhiều cá con ở các cỡ khác nhau (trừ ao ni cá rơ
phi đơn tính). Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng đến khoảng 2000 trứng.
Chu kỳ sinh sản của cá rô phi thường kéo dài từ 3 - 4 tuần (tính từ lần đẻ này đến
lần đẻ tiếp theo).
Chu kỳ sinh sản của cá rơ phi có thể kéo dài 3 – 4 tuần, cá rơ phi có thể
sinh sản tới 12 lần trong 1 năm. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 20oC cá ngừng
sinh sản (Nguyễn Công Dân và Trần Văn Vỹ, 1996)[2] Sự hình thành và phát
triển tuyến sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi cá,
cỡ cá, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ nước, độ muối... Ở Việt Nam do điều kiện
nhiệt đới nên cá sinh sản gần như quanh năm, riêng miền bắc nước ta có mùa
đơng nên thời điểm đầu vụ xuân và cuối vụ thu thường xảy ra hiện tượng cá
bố mẹ thì đẻ được nhưng trứng ấp kéo dài đến khi nở thành cá bột thì bị dị
hình nhiều, đưa vào xử lý đơn tính đực hay bị bệnh nên hao nhiều, tỷ lệ sống
chỉ đạt khoảng 10-30%. Khả năng sinh sản của cá rô phi đơn tính Đường
Nghiệp rất kém do chúng là con lai F1. Vì vậy, khơng cho sinh sản.


13

2.3. Tập tính sinh sản
Ðến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp
của cá rơ phi rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây
ngực, vây lưng và vây đi, khi đó ở con cái có màu hơi vàng. Ngoài ra con
cái xoang miệng hơi chễ xuống.

Để phân biệt cá đực và cá cái của rô phi người ta dựa vào hình thái bên
ngồi và phương pháp giải phẫu tuyến sinh dục.
Bảng 2.3: Phân biệt cá đực và cá cái qua đặc điểm hình thái bên ngồi
(Lê Văn Thắng, 1999)[9]
Đặc điểm phân biệt

Cá đực

Cá cái

Nhỏ, hàm dưới trề do

Đầu

To và nhô cao

Màu sắc

Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ Màu nhạt hơn

Lỗ niệu sinh dục

ngậm trứng và con

2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và 3 lỗ: lỗ niệu. Lỗ sinh dục
lỗ hậu mơn

và lỗ hậu mơn

n


Hình dạng huyệt

Đầu thốt lỗ niệu sinh
dục dạng lồi, hình nón
dài và nhọn.

Dạng trịn hơi lồi và
khơng nhọn như cá đực.

Hình 2.2: Phân biê ̣t cá rô phi đực, cái bằng mắt thường


14

Hình 2.3: Phân biê ̣t cá rơ phi đực, cái
2.4. Xử lý cá bột bằng hormone 17α – Methyltestosteron
* Theo Đặng Xuân Kỳ thức ăn được phối trộn như sau: 10g vitamin C

n

trộn đều với 1000g bột cá nhạt, sau đó làm ướt đều bằng 0,3 – 0,5lít etanol 96
độ đã hịa tan 60mg 17α – Methyltestosteron. Sau đó phơi khơ và bảo quản ở
nơi thống mát nhưng khơng q 2 tuần.
* Xử lý cá bột trong ao
- Chuẩn bị ao như nuôi vỗ cá bố mẹ nhưng không gây màu nước,
khơng bón phân vơ cơ, hữu cơ. Độ sâu ao từ 1,2 – 1,5m.
- Mật độ cá bột khi xử lý: 10 - 15 con/lit.
- Thời gian xử lý: 21 ngày
- Chăm sóc cá và quản lý:

Cá bột được cho ăn bằng thức ăn trộn hormone đực hóa giới tính.
Lượng thức ăn hàng ngày được tính như bảng 2.4:


15

Bảng 2.4: Lƣợng thức ăn cho cá ăn trong giai doạn xử lý giới tính đực
Lịch cho ăn

Lƣợng cho ăn

Số lần cho ăn/ngày và

(% theo trọng lƣợng cá)

thời gian cho ăn

5 ngày đầu

25

4 lần (8, 11, 14, 16 giờ)

5 ngày tiếp

20

4 lần (8, 11, 14, 16 giờ)

5 ngày tiếp


15

4 lần (8, 11, 14, 16 giờ)

6 ngày cuối

10

4 lần (8, 11, 14, 16 giờ)

(Nguồn: Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc)
Trong thời gian xử lý giới tính, thường xuyên kiểm tra trọng lượng cá
và tình hình ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp, tránh thừa gây ô
nhiễm nước.
Theo dõi hoạt động của cá để biết tình hình sức khỏe và bệnh cá để có
biện pháp kịp thời.

n

2.5 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
2.5.1.1 Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rơ phi trên thế giới.
Nhiều lồi thuỷ hải sản có giá trị cao đang được rất nhiều nước quan
tâm và chú trọng phát triển. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đạt được
một số kết quả đáng kể. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp chọn giống
truyền thống đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới để nâng cao chất lượng
giống theo tính trạng thì việc sử dụng cơng nghệ di truyền phân tử (ADN)
cũng bắt đầu được sử dụng. Việc kết hợp công nghệ di truyền phân tử với
chọn giống truyền thống của công ty Genomar đã tạo ra dịng cá rơ phi GST1

và GST3 có tốc độ tăng trưởng cao hơn (khoảng 20%) sau mỗi thế hệ, hệ số
thức ăn thấp hơn, tỷ lệ sống đạt cao và giảm tỷ lệ cận huyết xuống dưới 3% ở
mỗi thế hệ (Hans Magnus, 2004).


16

Từ năm 1997 trở lại đây, phương pháp chọn giống cá rơ phi truyền
thống đã được áp dụng chương trình chọn giống theo tính trạng, Trong đó chủ
yếu tập trung vào tính trạng tăng trưởng để nâng cao chất lượng di truyền, đã
được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Cá rơ phi dịng GIFT đã được bố trí
ni thử nghiệm ở 5 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam. Với mục đích khảo nghiệm chất lượng di truyền của đàn cá chọn giống
thông qua việc ni để so sánh với các lồi rơ phi khác trong cùng điều kiện
nuôi khác nhau. Kết quả thu được rất đáng quam tâm, dịng GIFT có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn 15 – 20 % so với các dòng cá khác hiện đang được
nuôi ở Việt Nam (Nguyễn công Dân và cs,1998)[3].
Đầu tiên là chương trình chọn giống nâng cao chất lượng di truyền cá
rô phi ở Phillipine, kết quả đã tạo ra cá rơ phi dịng GIFT có tốc độ tăng
trưởng vượt trội 75% so với quần đàn bố mẹ ban đầu sau 5 thế hệ chọn giống,

n

đồng thời tỷ lệ sống cũng được nâng cao (Bentsen và cs, 1998)[13].
Ngoài ra, Phillipine cũng đầu tư nâng cao chất lượng di truyền của cá
rô phi thông qua việc lai tạo với tổ tiên của chúng để tạo ra sản phẩm là cá rô
phi vằn GET EXELL tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn ở các môi
trường ni khác nhau (Taymen, 2004)[21].
Bên cạnh đó, phương pháp chọn giống để nâng cao tốc độ tăng trưởng
đã được thực hiện tại Malaysia với vật liệu chọn giống là cá rơ phi dịng GIFT

được nhập từ Phillipine đã cho kết quả tốt và sau mỗi thế hệ chọn giống cũng
đã thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 10% (Ponzoni và cs, 2005).
Cũng với vật liệu nghiên cứu là rô phi vằn. Indonesia cũng đã đầu tư
nghiên cứu để nâng cao chất lượng di truyền thông qua các tổ hợp lai khác
nhau, kết quả là đã tạo ra được dòng cá Nila Jica có tốc độ sinh trưởng cao
trong điều kiện môi trường nuôi của Indonesia (nguồn www.dkp.go.id). Chọn
giống nâng cao tốc độ sinh trưởng đã bắt đầu được thực hiện tại Malawi với


17

kết quả thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 7,2% sau mỗi thế hệ
(Maluwa and Gjerde, 2005).
Còn tại một số nước châu Âu thì phương pháp chọn giống cũng đang
được quan tâm trong những năm gần đây. Tại Hà Lan phương pháp chọn
giống truyền thống theo tính trạng đã thực hiện với mục đích nâng cao tỷ lệ
phi lê và đã thu được kết quả tốt (Rutten và cs, 2005).
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất
lượng cá rơ phi thương phẩm như: Chọn giống để làm chậm quá trình phát
dục ở cá rô phi của tác giả Schwark và Langholz (1998) đang được thực hiện
tại Trung Quốc, Ai Cập; chọn giống để tăng khả năng chịu lạnh tại Israel...
2.5.1.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới.
Cá rô phi là một đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi cá có
tốc độ tăng trưởng nhanh, thích ứng với nhiều điều kiện nuôi khác nhau cũng

n

như điều kiện môi trường khắc nghiệt; chất lượng thịt thơm ngon, chứa nhiều
hàm lượng dinh dưỡng cần thiết và là một trong những đối tượng xuất khẩu
có giá trị cao (Nguyễn Dương Dũng, 2005)[5]. Do đó, cá rơ phi đã được ni

rộng rãi trên 100 nước trên thế giới (FAO, 2004)[1], trong đó các dịng cá
thuộc lồi rơ phi vằn O. niloticus (Nile tilapia) được quan tâm và chọn nuôi
rộng rãi.
Cá rô phi hiện là đối tượng nuôi quan trọng thứ hai trong các lồi cá
nước ngọt chỉ đứng sau nhóm cá chép (Fitzsimons và Gonznlez, 2005)[16].
Sản lượng cá rô phi nuôi trên thế giới tăng nhanh, trong 20 năm gần đây sản
lượng cá rô phi nuôi trên thế giới tăng gần 8 lần, từ 200.000 tấn năm 1980,
đến 400.000 tấn năm 1991 và đạt gần 1,6 triệu tấn năm 2003, giá trị ước tính
khoảng 2,5 tỷ USD, dự đốn năm 2010 tổng giá trị cá rơ phi ni tồn cầu đạt
5 tỷ USD (Fitzsimmon, 2005)[16].


×