Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.14 KB, 59 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình sáng kiến kinh nghiệm của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong sáng kiến là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tam Kỳ, ngày 2 tháng 4 năm 2022
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Hồng Phúc

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm
Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đặt ra yêu cầu mới cho
giáo dục – đào tạo là phát triển tối đa các năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp
họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Giáo dục theo hướng trải nghiệm có ý nghĩa to
lớn trong việc tạo điều kiện và cơ hội để hình thành cho người học những năng lực,
phẩm chất và giá trị mà xã hội cần như sự độc lập, sáng tạo, tích cực, tự tin, dễ hòa
nhập, dễ chia sẻ…giúp họ vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết
các vấn đề có ý nghĩa với cuộc sống của họ.
Với định hướng dạy học phát triển năng lực, hoạt động trải nghiệm trở thành
hoạt động bắt buộc trong nhà trường. Do đó, đòi hỏi giáo viên mầm non tương lai cần
nắm vững hoạt động trải nghiệm trong nhà trường để thiết kế những hoạt động trải
nghiệm đạt mục tiêu dạy học hiện nay.


Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe là một phần của giáo dục thể chất trong chương
trình giáo dục mầm non. Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non khơng
những góp phần vào việc phát triển trí tuệ, thể lực cho trẻ mà cịn góp phần quan trọng
vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao
động cho trẻ mầm non.
Việc nghiên cứu sáng kiến với mong muốn giúp sinh viên có cơ sở lí luận và
thực hành thiết kế hoạt động trải nghiệm giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu
giáo một cách dễ dàng, nâng cao hiệu quả thực tập sư phạm và là cơ sở để giảng viên
có căn cứ cập nhật, nâng cao chất lượng bài giảng – làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên ngành giáo dục Mầm non các khóa sau.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “ Hướng dẫn thiết kế hoạt động
trải nghiệm giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo” làm sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
2. Mục tiêu của Sáng kiến
Hướng dẫn thiết kế hoạt động trải nghiệm giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho
trẻ mẫu giáo.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến

thiết kế hoạt động trải nghiệm, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
3.2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3



-

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến nhận xét của những Giảng viên

chuyên ngành Giáo dục Mầm non.
-

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của sinh viên ngành Giáo dục

Mầm non khi thiết kế hoạt động trải nghiệm Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm
non.
-

Phương pháp phỏng vấn: trao đổi, trò chuyện với sinh viên, các giáo viên

hướng dẫn sinh viên kiến tập, thực tập….
3.3.
-

Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng tốn thống kê xử lý các thơng tin.

4. Đối tượng nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế hoạt động trải nghiệm Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu
giáo.
4.2.


Khách thể nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo.
5. Phạm vi nghiên cứu
Hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục mầm non Thiết kế hoạt động trải nghiệm
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo theo định hướng phát triển năng lực.
6. Bố cục của tổng kết SK
Chương 1: Cơ sở lí luận
-

Các khái niệm liên quan

-

Vai trò của hoạt động trải nghiệm

-

Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm

-

Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

-

Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe

-


Quy trình giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non

Chương 2: Hướng dẫn thiết kế hoạt động trải nghiệm Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
cho trẻ mẫu giáo.
-

Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm

-

Cấu trúc hoạt động trải nghiệm
4


-

Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm

NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG - SỨC KHỎE CHO TRẺ MẪU GIÁO
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Trải nghiệm
Sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế
giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực
tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và

phát triển thế giới khách quan.
Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến
thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trải nghiệm là quá trình cá nhân được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiệp,
được chiêm nghiệm, tự tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo tahnhf kinh nghiệm
riêng của bản thân. 5, tr.8
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm
việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những
đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thơng qua các
hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những
năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng
dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực
tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo
dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích
luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
1.1.3. Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe
Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non là quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch của giáo viên lên tình cảm, lí trí của trẻ mầm non nhằm hình

5


thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động để giúp cho trẻ biết tự giác chăm lo cho
vấn đề ăn uống và sức khoẻ của bản thân mình. 3
1.1.4. Hoạt động trải nghiệm Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe
Hoạt động trải nghiệm Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non là hoạt
động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân trẻ

được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội với nội dung
giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe theo chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ
kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của trẻ.
1.2.

VAI TRÒ CỦA TRẢI NGHIỆM, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ GIÁO

DỤC DINH DƯỠNG SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
1.2.1. Vai trò của trải nghiệm
1.2.1.1. Thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ mầm non
Mục tiêu giáo dục trẻ mầm non đã được xác định trong chương trình giáo dục
mầm non là “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và
phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền
tảng, những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tiếp theo và cho việc học tập suốt
đời”
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là cách tốt nhất giúp trẻ
phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất cần thiết, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng,
nhanh chóng thích ứng với cuộc sống hiện tại, tạo nền tảng cho việc học tập trong các
bậc học sau có kết quả, cũng như làm chủ cuộc sống trong tương lai.
1.2.1.2. Tích hợp nội dung giáo dục trẻ mầm non
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo ra những tình huống thực tiễn,
gần gũi với trẻ trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi tình huống có liên quan đến sự vật,
hiện tượng; các mối quan hệ của những đối tượng khác nhau trong môi trường tự
nhiên, xã hội. Đây là nguồn thông tin vô cùng phong Phú, đa dạng mà trẻ có cơ hội
được tiếp cận trong hoạt động trải nghiệm. Ví dụ, với hoạt động “Bé làm món salad”
tích hợp nhiều nội dung giáo dục: khám phá rau củ quả; các dụng cụ gia đình; quy


6


trình chế biến món ăn; cách bài trí món ăn; các quy định về ăn uống; văn hoá, vệ
sinh1.3.1
1.2.1.3. Tạo cơ hội để sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo mơi trường để các nhà giáo dục
có thể sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực dựa trên đặc điểm nhận thức, cảm
xúc, kinh nghiệm, kĩ năng của trẻ lứa tuổi ở tuổi mầm non. Trong quá trình trải
nghiệm, trẻ là trung tâm, chủ thể của các hoạt động và các mối quan hệ nên trẻ ln có
cảm giác tự do, thoải mái, tự tin; thể hiện sự chủ động, tích cực, linh hoạt trong hoạt
động; tự giác nỗ lực hết sức để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ do mình lựa chọn
và khi cần thiết sẽ chủ động đề nghị sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Trẻ cũng
biết đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, bạn bè cũng như chủ động
vận dụng các kinh nghiệm lĩnh hội được vào thực tiễn.
1.2.1.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục và kết nối kinh nghiệm trẻ học được ở
trường với gia đình và cộng đồng
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm của trẻ là môi trường liên kết các
lực lượng giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội; tận dụng được ưu thế của các
nguồn lực này về trí tuệ, tinh thần, vật chất, tạo ra hiệu quả kép của quá trình giáo dục:
gia đình, xã hội tham gia hỗ trợ, kiểm soát hoạt động giáo dục của nhà trường và
ngược lại, nhà trường chủ động điều chỉnh hoạt động giáo dục để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội. 6, tr.12
1.2.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn,
chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn.
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng
động và thích ứng. Trẻ được trải qua q trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ
đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy

trở nên thú vị hơn với người dạy.
1.2.3. Vai trò của giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe
Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ dần trở thành
chủ nhân của ngơi nhà sức khoẻ của mình, biết tự giác lựa chọn, điều chỉnh hành vi,

7


thói quen ăn uống, vệ sinh phịng bệnh, luyện tập sức khoẻ sao cho có lợi nhất cho sức
khoẻ của bản thân.
Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ khơng những góp phần vào việc phát triển trí tuệ
và thể lực cho trẻ mầm non mà cịn góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm
vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ mầm non.
Các nhà khoa học đã chứng minh được ảnh hưởng và mối quan hệ qua lại chặt
chẽ giữa dinh dưỡng, sức khoẻ và sự phát triển.
Ngoài ra, việc giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm
non cịn tạo ra sự liên thơng về giáo dục dinh duỡng và sức khoẻ ở các bậc học. Đó là
cơ sở, tiền đề để xây dựng nên những con người có đầy đủ sức khoẻ, trí tuệ và năng
lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 3
1.3.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm

xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những
vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Thông qua hoạt động trải nghiệm này, những kinh nghiệm đã trải qua chuyển
hoá thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng
tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây
dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự
nhiên và với nghề nghiệp.
1.4.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ GIÁO DỤC

DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE
1.4.1. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
Ở trường mầm non, để được tham gia nhiều hoạt động khác nhau và mỗi hoạt
động có ưu thế riêng. Trong chương trình giáo dục mầm non, các hình thức hoạt động
cơ bản có thể kể đến là hoạt động chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt
động lễ hội, hoạt động thăm quan, hoạt động giao lưu…Mỗi hình thức hoạt động giáo
dục có đặc trưng duyên và có ưu thế khác nhau đối với việc giáo dục trẻ theo hướng
trải nghiệm.
8


1.4.1.1. Hoạt động chơi
Hoạt động chơi được coi là một hoạt động mà động cơ nằm trong quá trình chứ không
nằm trong kết quả của hoạt động. Khi chơi, trẻ khơng chú tâm vào một lợi ích thiết
thực nào, trong trò chơi con người với tự nhiên và xã hội được mô phỏng lại. Hoạt
động chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui vẻ phấn chấn và dễ chịu.
Ưu thế của hoạt động chơi đối với việc giáo dục theo hướng trải nghiệm cho
trẻ:
- Phù hợp với đặc điểm tâm lý và là hoạt động chủ đạo nên trẻ ln hứng thú,
tích cực tham gia hoạt động để tích lũy nhiều kinh nghiệm.
- Trẻ thích chơi nhiều loại trị chơi khác nhau, mỗi trị chơi có ưu thế riêng đối
với việc giáo dục trẻ:

+ Trị chơi đóng vai, trẻ có cơ hội để mơ phỏng hiện thực cuộc sống. Đây là cơ
hội để thể hiện một cách đa dạng các tình huống mà con người biểu hiện với nhau
trong cuộc sống. Từ đó, giúp trẻ lĩnh hội các chuẩn mực hành vi trong ứng xử với
nhau và với mơi trường xung quanh.
+ Trị chơi đóng kịch, trẻ được nhập vai các nhân vật để mô phỏng mối quan hệ
giữa con người với nhau và với môi trường xung quanh dựa trên các cốt truyện của tác
phẩm văn học. Qua đó, sẽ có cơ hội được thể hiện cảm xúc và sự sáng tạo của mình
khi nhập vai, tiếp nhận các bài học về đạo đức một cách sâu sắc hơn.
+ Trị chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức rõ ràng cho người lớn đặt ra nên sẽ
làm phương tiện hữu hiệu để cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng, hành vi cho trẻ
theo mục tiêu giáo dục cụ thể.
+ Trị chơi vận động có luật chơi rõ ràng sẽ được thực hiện các hoạt động cần
thiết của con người trong cuộc sống. Do vậy, trò chơi này khơng chỉ góp phần tăng
cường thể lực, bảo vệ và củng cố sức khỏe cho trẻ mà còn phát triển sử dụng để hình
thành và củng cố các chuẩn mực hành vi.
+ Các trò chơi sáng tạo như trò chơi lắp ghép- xây dựng, trò chơi với các vật liệu
tự nhiên: như đất cát, sỏi, đá, nước tạo nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện ý tưởng sáng tạo,
độc lập giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc cùng nhau.
1.4.1.2. Hoạt động học
Hoạt động học không phải là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non, nhưng giữ
vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học. Hoạt động học của trẻ
9


ở trường mầm non có đặc điểm: mục tiêu hoạt động là phát triển toàn diện nhân cách:
nhận thức, thể chất, đạo đức, ngôn ngữ và nghệ thuật; nội dung hoạt động rất đa dạng
với các thể loại khác nhau như: tốn, mơi trường xung quanh, thể chất,văn học, ngơn
ngữ, tạo hình, âm nhạc; Phương pháp tổ chức hoạt động được tiến hành theo hướng
tăng cường thực hành trải nghiệm, thông qua các hoạt động chơi và khai thác các cơ
hội để tích hợp mục tiêu, nội dung giáo dục; Các phương tiện tổ chức hoạt động đa

dạng, phong phú, khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: sử dụng môi trường tự nhiên, xã
hội xung quanh trẻ, các phương tiện nghệ thuật (tranh, ảnh, mơ hình, sơ đồ, các tác
phẩm văn học, công nghệ thông tin…) và thực tiễn cuộc sống hàng ngày; mối quan hệ
giữa giáo viên và trẻ gắn bó thân thiết như mẹ với con hoặc như những người bạn
đồng hành nên rất cởi mở, thoải mái và bình đẳng.
Ưu thế của hoạt động học đối với việc giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ:
-

Qua hoạt động học trẻ được trải nghiệm việc khám phá các loại kiến thức tự

nhiên, xã hội, nghệ thuật từ đó trẻ tự chúng có thể biết được hứng thú, nhu cầu, khả
năng năng lực sở trường của mình, đồng thời được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc
khi tham gia các hoạt động đó.
-

Hoạt động học được tổ chức dưới hình thức tích hợp mục tiêu, nội dung giáo

dục và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống sẽ tạo các cơ hội cho trẻ dễ dàng sử
dụng kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội được vào thực tiễn, làm cho kỹ năng của trẻ được
rèn luyện, kiến thức được củng cố. Trẻ ngày càng có thái độ đúng trong quá trình học
và hiệu quả của hoạt động này sẽ ngày càng cao hơn.
-

Phương tiện của hoạt động học chính là mơi trường sống thực tiễn các sản

phẩm văn hóa xã hội mà con người tạo nên. Khi tham gia hoạt động học, trẻ không chỉ
học cách sử dụng các phương tiện này, chúng còn tham gia chuẩn bị, thậm chí tạo ra
các phương tiện cho hoạt động của mình. Từ đó sẽ càng trân trọng, giữ gìn các phương
tiện và sản phẩm hoạt động.
-


Mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa trẻ và giáo viên trong hoạt động làm cho cả

hai đồng cảm với nhau hơn. Từ đó, giáo viên dễ điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với
hứng thú, khả năng của trẻ; trẻ cũng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong hoạt động.
Sự tương tác tích cực trong hoạt động học cũng giúp trẻ được chia sẻ học tập lẫn nhau.
Điều này sẽ giúp cho hoạt động học có hiệu quả hơn và cịn giảm bớt các xung đột
giữa trẻ với giáo viên giữa trẻ với bạn bè.
10


1.4.1.3. Hoạt động lao động
Trẻ lứa tuổi mầm non có thể tham gia hoạt động lao động như: trực nhật, chuẩn
bị (bàn ăn, hoạt động học, chơi, ngủ); tự phục vụ (rửa mặt, rửa tay, đánh răng, mặc, cởi
trang phục…); dọn dẹp lớp học, góc chơi, sân, vườn, chăm sóc và trồng cây xanh (rau,
hoa, cây cảnh…); chăm sóc động vật nuôi (cá, gà, vịt, mèo…). Hoạt động lao động đối
với trẻ mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một
phương tiện giáo dục. Trẻ tham gia hoạt động lao động ở trường dưới hình thức tập
thể, nhóm, cá nhân.
Ưu thế của hoạt động lao động đối với việc giáo dục theo hướng trải nghiệm cho
trẻ mầm non:
- Lao động là hình thức hoạt động cơ bản của con người. Do vậy, qua lao động
trẻ được trải nghiệm các hoạt động khác nhau, tích lũy được các kinh nghiệm về việc
sử dụng các công cụ lao động, cách thức tương tác với môi trường tự nhiên, xã hội,
con người; khám phá sự thay đổi các đối tượng do tác động của con người và môi
trường.
- Tham gia hoạt động lao động dưới nhiều hình thức khác nhau như lao động
tập thể, theo nhóm, cá nhân, trẻ sẽ lĩnh hội được các kinh nghiệm làm việc hợp tác,
phối hợp chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ chung, lập kế hoạch, triển khai thực hiện…, các
phẩm chất của người lao động đã được hình thành như cần cù chịu khó, có tinh thần

trách nhiệm khả năng độc lập tính tự giác…
- Tham gia hoạt động lao động, trẻ có cơ hội đặt mình vào vị trí của người lao
động, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm của bản thân trong q trình lao động. Từ
đó, đó sẽ khơng chỉ tích lũy được kiến thức, hình thành kỹ năng nhưng mà thái độ của
trẻ với quá trình lao động cũng được bộc lộ rõ hơn, tình cảm của trẻ đối với người lao
động tích cực hơn và càng trân trọng kết quả lao động do con người tạo ra. Điều này sẽ
kích thích trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ chân thành và tự điều chỉnh thái độ, hành vi
cho phù hợp với các hoạt động và các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.
1.4.1.4. Hoạt động tham quan
Tham quan là hoạt động diễn ra ngoài phạm vi trường mầm non. Trong thời gian
tham quan, trẻ có thể quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, những thay đổi diễn
ra trong môi trường sống, quan sát tác động của người lớn vào môi trường và cách cải
tạo môi trường để đáp ứng nhu cầu cuộc sống…
11


Dựa trên địa điểm tham quan, có thể chia các loại hình tham quan thành tham
quan mơi trường tự nhiên và tham quan môi trường xã hội. Tham quan môi trường tự
nhiên bao gồm các danh lam thắng cảnh, công viên, rừng, sơng hồ, biển đảo… với
mục đích khám phá, trải nghiệm. Tham quan môi trường xã hội bao gồm nơi lao động
sản xuất như: cánh đồng, trang trại, nhà máy, xí nghiệp…, các di tích lịch sử, cơng
trình văn hóa… nhằm giáo dục trẻ truyền thống văn hóa, tình yêu quê hương đất nước,
niềm tự hào dân tộc.
Ưu thế của hoạt động tham quan đối với việc giáo dục theo hướng trải nghiệm
cho trẻ mầm non:
Tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử thường thu hút sự chú ý của
trẻ. Thông qua hoạt động này sẽ phát triển óc quan sát, hứng thú nghiên cứu mơi
trường xung quanh, học xem xét đối tượng và xác định những đặc điểm nổi bật của nó.
Cái đẹp của tự nhiên tạo cho trẻ xúc cảm, những ấn tượng không phai mờ nhằm phát
triển những tình cảm thẩm mỹ. trên cơ sở đó sẽ hình thành tình u q hương, đất

nước và thái độ trân trọng đối với sự vật, hiện tượng xung quanh.
Tham quan nơi lao động sản xuất, trẻ được quan sát hoạt động lao động sản xuất
thực tế, được trực tiếp tham gia vào quá trình lao động tạo ra sản phẩm. Do đó, những
kiến thức, kinh nghiệm và cảm xúc tích cực được tích lũy tạo ra những tình cảm tích
cực của trẻ đối với người lao động, sản phẩm lao động cũng như quá trình lao động.
Tham quan các cơng trình văn hóa: bảo tàng, tượng đài, nhà văn hóa, đình
làng… giúp mở rộng hiểu biết của trẻ về mơi trường văn hóa xã hội; Sẽ được chiêm
ngưỡng cấu trúc các cơng trình, được mở rộng vốn hiểu biết về các nền văn hóa, các
dân tộc cũng như được tìm hiểu các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng,
về trang phục, lễ hội, phong tục tập quán truyền thống…
1.4.1.5. Hoạt động lễ hội
Hoạt động lễ hội là hoạt động phản ánh các sự kiện văn hóa, lịch sử, xử lý xã
hội của quốc tế, đất nước, dân tộc, địa phương và con người diễn ra trong các thời
điểm nhất định trong năm. Việc khôi phục và tạo dựng các lễ hội nhằm mục đích giáo
dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời làm thỏa mãn các nhu cầu tinh
thần cho con người.
Ưu thế của lễ hội đối với việc giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non:

12


Tham gia vào hoạt động lễ hội, trẻ được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác
nhau và điều này sẽ để lại các ấn tượng mạnh mẽ, không phai mờ trong tâm trí trẻ. Từ
đó, khơi dậy nguồn năng lượng mạnh mẽ trong trẻ, chứa đầy thông tin và cảm xúc tích
cực, kích thích trẻ mong muốn khám phá, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung
quanh.
Sự phong phú về nội dung các lễ hội khiến cho trẻ được tham gia hoạt động đa
dạng, được tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau; từ đó tạo ra các cơ hội để trẻ rèn
luyện kỹ năng, hành vi, cách ứng xử phù hợp. Đây là các bài học thực tế hấp dẫn nhất,
sống động nhất và dễ đi vào lịng người nhất mà việc tiếp nhận nó dưới hình thức phù

hợp với mọi lứa tuổi và khả năng nhận thức khác nhau.
Các lễ hội với sự hấp dẫn và tính thực tiễn của nó giúp trẻ được trải nghiệm trong
nhiều tình huống trị, vai trị, vị trí khác nhau. Tùy từng độ tuổi, trẻ có thể tham gia trải
nghiệm với vai trò là người quan sát, người tham gia chuẩn bị, người trực tiếp tạo ra
các sản phẩm phục vụ lễ hội, người biểu diễn nghệ thuật, đàm thoại với các nhân vật
chính của lễ hội… Thơng qua lễ hội, trẻ khơng chỉ tích lũy được kiến thức, kinh
nghiệm, hành vi mà chúng cịn có cơ hội để tự khám phá, hiểu bản thân, bạn bè và mọi
người xung quanh hơn.
Các hoạt động lễ hội phong phú về nội dung và hình thức tổ chức, diễn ra vào
các thời điểm khác nhau trong năm năm sẽ làm món quà quý giá mà xã hội dành tặng
cho trẻ. Mỗi hoạt động lễ hội có giá trị trải nghiệm riêng nên người giáo viên cần khai
thác các ưu thế của mỗi loại nhằm đạt mục đích giáo dục phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Tết Trung Thu (15/8 âm lịch): Là ngày Tết dành riêng cho thiếu niên, nhi đồng.
Trẻ sẽ được trải nghiệm việc rước đèn, phá cỗ, ngắm Trăng, tham gia vào các chương
trình văn nghệ của trường.
Ngày hội đến trường (5/9): Trẻ được trải nghiệm khơng khí hân hoan, tưng bừng
của ngày hội tới trường; được cha mẹ đưa đến trường, gặp thầy cô, cô bạn bè mới, khi
được trải qua các cung bậc cảm xúc, vừa háo hức, vừa lo lắng và vỡ ịa trong khơng
khí của ngày tựu trường.
Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11): Là ngày lễ giáo dục truyền thống tôn sư trọng
đạo của dân tộc Việt Nam. Để được trải nghiệm, khám phá ý nghĩa truyền thống tôn sư
trọng đạo của dân tộc, tham gia các hoạt đồng trang trí trường lớp; làm quà tặng thầy
cô giáo; các công việc của thầy, cô thông qua các hoạt động, trò chơi khác nhau.
13


Tết Nguyên Đán: là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, được tổ chức hàng năm
vào thời điểm kết thúc năm cũ chào đón năm mới. Tham gia hoạt động đón chào Tết
Nguyên Đán, trẻ được trải nghiệm các tập tục truyền thống của dân tộc (chuẩn bị đón
Tết, Khám phá ẩm thực, Du xuân, thăm hỏi, chúc mừng, các trị chơi dân gian, khơng

khí của lễ Tết…)
Ngày quốc tế phụ nữ (8/3), Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10): sẽ được trải nghiệm
các hoạt động chuẩn bị: làm quà tặng bà, mẹ, cô; chuẩn bị văn nghệ; Tham gia vào
các hoạt động lễ hội: biểu diễn văn nghệ, chơi các trò chơi, Tặng hoa, làm việc tốt để
chúc mừng bà, mẹ, cô…
Ngày kỷ niệm thành lập các ngành nghề: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt
Nam (22/12); ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và ngày quốc tế lao động
(1/5): Trẻ được trải nghiệm khơng khí tưng bừng của ngày lễ hội; khi tham gia chuẩn
bị dọn dẹp, trang trí lớp học cùng với giáo viên trước ngày lễ hội.
Ngày diễn ra các sự kiện thế giới: Ngày môi trường thế giới (5/6).
Ngày sinh nhật của trẻ: Trẻ được trải nghiệm cảm xúc về sự quan tâm của mọi
người với nhau; được sống trong khơng khí đầy tình thương u của người thân và bạn
bè; đây là dịp để trẻ thể hiện sự quan tâm với mọi người và đặc biệt là với ba mẹ.
5, tr.24
1.4.2. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ
mầm non

14


1.4.2.1. Tích hợp GDDDSK qua hoạt động học một cách trực quan, cụ thể, dễ nhớ,
dễ hiểu hơn… làm phong phú cho nội dung phương pháp học tập.
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học về “Một số loại rau” có
thể tích hợp nội dung GDDD cho trẻ như: lợi ích của rau, quả đối với sức khỏe con
người, đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước khi ăn, cách chọn rau quả (tươi, không giập
nát, không bị thối,…), cách chế biến đơn giản (gọt vỏ, rửa quả…),…
1.4.2.2. GDDDSK thông qua hoạt động chơi, kể chuyện, thơ ca, đồng dao, đóng
kịch, tập tơ, vẽ, xé, dán…
1.4.2.3. GDDDSK mọi lúc, mọi nơi

-

Thời điểm đón, trả trẻ: Khi trẻ đến lớp, nhắc nhở trể để giày, dép ngay ngắn,

đúng nơi quy định, trò chuyện với trẻ để trẻ biết đi học cần ăn mặc phù hợp với thời
tiết như quàng khăn, đi tất khi trời lạnh, không được tự mình đến trường khi khơng
được phép của cha mẹ. Trên đường đi đến trường học không được đi sát hồ, ao, vũng
nước lớn, không được về cùng với người lạ khi cơ giáo khơng cho phép.
-

Trong giờ dạo chơi ngồi trời: cho trẻ quan sát, phân biệt, so sánh các loại rau

quả, con vật, trò chuyện với trẻ để trẻ biết lợi ích của chúng đối với sức khỏe con
người; nhắc nhở trẻ không đưa tay bẩn dụi lên mắt, không vức rác ra sân trường,
không được chơi những vật sắc nhọn; không được ngậm hột, hạt, không ngậm vật bẩn
vào mồm và rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp; hướng dẫn một số nguyên tắc an toàn
khi chơi ngồi trời: chơi những nơi an tồn, khơng chơi gần ao hồ, những đồ chơi
được phép chơi và không được phép chơi (vật sắc nhọn, vật nguy hiểm…). Trong quá
trình trẻ chơi ngoài trời, GV chỉ cho trẻ những nơi trẻ không được đến gần như: giếng
nước, vũng nước…
-

Trong giờ ăn, giới thiệu cho trẻ những thức ăn trẻ được ăn, nhắc nhở trẻ nhai kĩ,

ăn uống gọn gàng.
-

Giờ ngủ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ, tự lấy gối ngủ, tuyệt đối khơng

được ra ngồi khi không được phép.

-

Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

15


-

Thường xuyên nhắc nhở trẻ không vứt đồ chơi bừa bãi ra sàn nhà, hướng dẫn trẻ

thu gọn đồ chơi gọn gàng, sắp xếp đúng nơi quy định sau khi chơi. Thời điểm tổng vệ
sinh đồ chơi, hướng dẫn trẻ tham gia lau, rửa đồ chơi.
-

Phối hợp với gia đình để GDDD, vệ sinh và sức khỏe cho trẻ, hình thành thói

quen tốt về vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, biết tự chăm sóc sức khỏe và an toàn
cho bản thân.
1.4.2.4. DDDSK qua hoạt động “Bé tập làm nội trợ”
Có thể triển khai hoạt động này tại khu vực chơi phân vai hoặc tổ chức vào hoạt
động chiều.
-

Qua hoạt động “Bé làm nội trợ”, trẻ được thực hành, tiếp thu một số kiến thức về

dinh dưỡng như cách ăn; cách chế biến; cách chọn thức ăn giàu dinh dưỡng như chất
béo (dầu, mỡ, bơ, pho mát, lạc…), chất bột (bánh mì, bột gạo, khoai…), chất đạm
(sữa, thịt bị, đỗ xanh, đỗ tương…), vitamin và muối khoáng (một số rau, củ, quả).
-


Giúp trẻ biết sử dụng đồ dùng phục vụ việc ăn uống và biết chế biến một số thức

ăn, nước uống đơn giản. Hình thành ở trẻ thói quen ăn uống tốt, thích thú với các món
ăn do mình tạo ra và giúp trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, sớm có ý thức
lao động tự phục vụ.
-

Phát triển ở trẻ

+ Kĩ năng hợp tác: Trẻ làm việc cùng nhau, giúp nhau trong khi làm món ăn, sắp xếp
và trao đổi cách làm, cùng thưởng thức sản phẩm làm ra.
+ Mở rộng vốn từ, kĩ năng giao tiếp: Trẻ được làm quen, biết một số từ mới có liên
quan: cán mỏng, trộn, nhào, lăn, vê bánh, đóng khn, chia bánh, cắt miếng, thái hạt
lựu, thái lát mỏng; trao đổi với nhau về cách làm, về những hiện tượng xảy ra trong
quá trình thực hành (pha nước cam, pha sữa,…)

16


+ Phát triển nhận thức: Trẻ nếm, ngửi, quan sát mùi, vị, hình dáng của các sản phẩm
nhằm giúp trẻ nhận ra mùi vị đặc trưng của từng loại thực phẩm: vị chua của chanh,
giấm…; vị ngọt của đường, mật, hoa quả…; vị mặn của muối; vị đắng của bột cháy; vị
chát của chuối xanh, hồng xiêm…; vị béo ngậy của bơ, dầu ăn, quả bơ…; trẻ biết thực
phẩm được lấy từ phần nào của cây (hoa, quả, củ, thân,…), của con vật (thịt,
xương…), chú ý giúp trẻ nhận biết sự thay đổi trạng thái của sản phẩm (lỏng, đặc,
mềm,…)
-

Phối hợp với gia đình: Động viên, khuyến khích, huy động sự tham gia của các


bậc cha mẹ trong việc thực hiện các nội dung “Bé tập làm nội trợ” như thu thập các tài
liệu, tranh ảnh có liên quạn; tham gia triển lãm “triển lãm” tranh “Bé tập làm nội trợ”;
tham gia tổ chức liên hoan sinh nhật, lễ, tết với trẻ; trò chuyện, hướng dẫn trẻ thực
hành “Bé tập làm nội trợ”.
-

Tổ chức các hội thi, triển lãm các món ăn để góp phần làm phong phú thêm các

hoạt động GDDD cho trẻ.
Một số điểm cần lưu ý khi hướng dẫn trẻ tập làm nội trợ
-

Đảm bảo an toàn cho trẻ

-

Đảm bảo vệ sinh 2, tr.70

17


1.5. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG – SỨC
KHỎE CHO TRẺ MẪU GIÁO
1.5.1. Phát triển nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo.
Tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ mà có thể lựa chọn, phát triển nội dung cho
phù hợp dựa trên Chương trình đào tạo giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
a. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thơng thường và lượi ích của chúng đối với
sức khỏe
* Nhận biết, làm quen với các nhóm thực phẩm và một số thao tác chế biến món ăn

đơn giản
- Nhận biết tên gọi và phân loại thực phẩm theo các nhóm sau: nhóm giàu chất
đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất bột đường, nhóm giàu vitamin và muối
khống.
- Nguồn gốc của các loại thực phẩm
+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt các loại (thịt gà, thịt lợn, thịt bò, …),
các các loại (cá đồng, cá biển, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá thu, cá ngừ…), tôm, cua, ốc,
hến, trứng gia cầm, sữa và các chế phẩm từ sữa.
+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: đậu các loại (đậu tương, đậu xanh, đậu
đen, đậu đỏ,…), lạc, vừng, dầu ăn, rau, củ, quả các loại.
- Nhận biết các thực phẩm khác nhau về màu sắc, kích thích, hình dạng, mùi vị,
trạng thái…
- Trẻ biết thực phẩm được chế biến, ăn theo nhiều cách khác nhau: muốn ăn đu
đủ phải bỏ vỏ, bỏ hạt; đu đủ xanh có thể làm nộm, làm dưa góp (ăn sống), nấu canh
hoặc xào (nấu chín); đu đủ chín vàng có thể cắt thành miếng hoặc có thể chế biến
thành nước sinh tố, ướp đường. Một loại thực phẩm có nhiều cách chế biến và có thể
phối hợp các thực phẩm khác: thịt luộc, thịt kho, thịt xào rau, thịt làm bánh, làm
nem…; phở bò, phở gà, phở heo…
- Hướng dẫn trẻ làm quen với một số món ăn đơn giản thơng qua “bé tập làm nội
trợ”: pha nước quả (cam, chanh), làm nước ép, sinh tố (dưa hấu, đu đủ, xoài, bơ, …),
quả ướp đường, sữa chua…
18


- Tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, khơng kiêng khem vơ lí.
* Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe và sự cần thiết của việc ăn uống đầy đủ,
hợp lí và sạch sẽ
- Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con người
+ Con người cần ăn, uống đầy đủ, hợp lí và sạch sẽ. Ăn uống tốt sẽ giúp cơ thể
mau lớn, ít ốm đau, da hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn, thông minh, học giỏi.

+ Ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe: thực phẩm cho nhiều năng lượng
giúp trẻ vui chơi, chạy, nhảy (sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, thịt, cá, trứng, dầu mỡ, lạc,
vừng,…); thực phẩm giúp sáng mắt, da mịn màng (nhất là rau màu xanh, màu đỏ, củ
quả màu vàng, đỏ, …); thực phẩm giúp trẻ thông minh, nhanh lớn (thịt, trứng, cá, dầu,
lạc, vừng, rau, củ, quả,…). Từ đó, trẻ sẵn sàng và có thái độ chủ động trong việc ăn,
uống những thức ăn mà cô giáo và cha mẹ chế biến.
+ Ăn ít, ăn thiếu một số loại thức ăn, ăn không sạch sẽ sẽ bị suy dinh dưỡng, ốm
đau, bệnh tật. Ví dụ: nếu trẻ khơng ăn dầu mỡ, rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm dễ
bị qng gà; khơng ăn rau quả dễ bị chảy máu chân răng, ăn vặt quá nhiều, lười hoạt
động, xem tivi suốt ngày dễ dẫn đến béo phì.
- Cho trẻ biết ăn thức ăn sạch sẽ và bảo quản thực phẩm một cách đơn giản:
+ Chọn thực phẩm sạch, ngon: không dập nát, không ôi thiu.
+ Ăn uống sạch sẽ, ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã được đun sơi; ăn
chậm, nhai kĩ; không làm rơi vãi thức ăn. Thức ăn phải được đựng trong đồ dùng sạch,
cất và đậy cẩn thận, không để ruồi đậu,, kiến bâu.
- Các bữa ăn trong ngày:
+ Nhận biết sự khác nhau giữa các bữa ăn trong ngày. Ví dụ: Hằng ngày, trẻ ăn
3 – 5 bữa, ở trường trẻ ăn 2 bữa: một bữa chính và một bữa phụ; bữa chính trẻ ăn 2
bát, bữa phụ ăn 1 bát; thức ăn bữa chính là cơm, thịt, rau và thức ăn bữa phụ là bánh,
sữa hoặc hoa quả.
+ Các kiến thức tối thiểu, đặc trưng về các bữa ăn trong các ngày lễ Tết.
+ Mỗi bữa cần ăn đủ các loại thức ăn, cần ăn hết suất trong các bữa ăn hằng ngày.

19


+ Có hứng thú trong ăn uống, vui lịng chấp nhận và thử các thức ăn mới, không
kén chọn các loại thức ăn.

20




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×