Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Trên Sầu Riêng Sữa Hạt Lép Bằng Paclobutrazol doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.27 KB, 3 trang )

Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Trên Sầu Riêng
Sữa Hạt Lép Bằng Paclobutrazol
Đề tài "Hiệu quả của paclobutrazol lên sự ra hoa trái vụ trên giống sầu riêng
sữa hạt lép" của nhóm các nhà khoa học Nguyễn Văn Hâu, Đỗ Thị Út, Trần
Quốc Tuấn (Bộ môn Khoa học Cây trồng- Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH
Cần Thơ) được tiến hành tại trại thực nghiệm giống và cây trồng của Trường
ĐH Cần Thơ trong 2 vụ 1999-2000 và 2000-2001.
Giống sầu riêng sữa hạt lép 6 năm tuổi được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên
hoàn toàn, 4 lần lập lại, mỗi lần lập lại tương ứng với 1 cây, có 3 nghiệm
thức là đối chứng không xử lý hóa chất, phun paclobutrazol lên lá ở 2 nồng
độ là 1.000 và 1.500ppm. Paclobutrazol được xử lý bằng cách phun đều lên
tán lá. Các chỉ tiêu theo dõi gồm các yếu tố thời tiết trong thời gian thí
nghiệm, biến độ ẩm đất ở độ sâu 30 và 60 cm được lấy ở điểm và tính trị số
trung bình trong thời gian xử lý ra hoa, đặc tính ra hoa, đậu trái, thời gian từ
lúc xử lý hóa chất.
Trong năm 1999-2000, cây sầu riêng được xử lý paclobutrazol bắt đầu nhú
mầm sau khi được xử lý hóa chất 57 ngày, trong khi đối chứng nhú mầm hoa
chậm hơn 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi nhú
mầm hoa dài ngày hay ngắn phụ thuộc vào thời gian hoa xuất hiện vào mùa
khô. Trong năm 1999–2000, do mùa khô liên tục kéo dài, làm cho cây sầu
riêng hầu như chỉ cho hoa tập trung có một đợt. Trong khi năm 2000–2001,
sầu riêng ra hoa làm 2 lần, trong điều kiện có xiết nước và đậy mặt líp bằng
nilon.
Trong năm 1999–2000, tổng số trái/cây và năng suất (kg/cây) của nghiệm
thức xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000ppm (31 trái và 55,5 kg/cây) cao
hơn đối chứng (12,3 trái và 24,6kg). Trong khi năm 2000-2001, năng suất
của cả 2 nghiệm thức xử lý paclobutrazol (38,8 và 44,1kg/cây) đều cao hơn
đối chứng (4,8kg/cây). Mùa nghịch qua 2 vụ (31 trái) và trọng lượng trái/cây
(55,5kg) của cây xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 ppm cao hơn nghiệm
thức đối chứng (12,3 trái và 24,6kg), nhưng nghiệm thức xử lý ở nồng độ
1.500ppm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối


chứng. Trên giống sầu riêng khổ qua xanh, nhà khoa học Trần Văn Hâu
cũng đã tìm thấy ở cả 2 nồng độ 1.000 và 1.500ppm đều làm tăng năng suất
1,5 lần so với đối chứng. Kết quả này có thể do nồng độ xử lý paclobutrazol
thích hợp làm tăng số chùm hoa/cây và số hoa/chùm đã làm tăng năng suất
trong khi nồng độ xử lý cao ảnh hưởng đến sự ra hoa và phát triển trái sầu
riêng sữa hộp lép nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng trái.
Qua những kết quả có được sau khi thí nghiệm, các nhà khoa học đã rút ra
kết luận:
-Thời gian từ khi xử lý hóa chất đến khi bắt đầu xuất hiện mầm hoa tùy
thuộc vào thời gian khô hạn. Trong điều kiện có xử lý paclobutrazol cây sầu
riêng ra hoa khi có thời gian khô hạn từ 7-10 ngày và ẩm độ đất sâu 30cm
đạt 28,4%
-Xử lý paclobutrazol ở nồng độ 1.000 và 1.500ppm có tác dụng kích thích
cho sầu riêng ra hoa sớm hơn không xử lý từ 7-15 ngày.
-Xử lý paclobutrazol làm tăng số chùm hoa/cây, tỉ lệ số cành hoa dẫn đến
tăng năng suất số trái/cây và năng suất từ 22,5%

×