Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các thuốc điều trị tăng huyết áp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.05 KB, 5 trang )

Các thuốc điều trị tăng huyết
áp
Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất và là
nguyên nhân tử vong hàng đầu, với các biến chứng nặng
như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, thiếu máu
cơ tim.


Theo phân loại bệnh tăng huyết áp mới (the JNC 7 report)
ta cần lưu ý đến giai đoạn tiền tăng huyết áp
(prehypertension), thể hiện huyết áp trên 120-139 và
huyết áp dưới 80-90, giai đoạn này cần phải thay đổi lối
sống (ăn nhạt, vận động thể lực).
Có nhiều thuốc trị cao huyết áp đang được sử dụng ở
nước ta, chia thành nhiều nhóm với một số đặc tính như
sau:
1. Nhóm thuốc lợi tiểu:
- Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid,
Spironolacton, Amilorid, Triamteren
- Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể,
tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ
huyết áp.
- Dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ, có thể phối hợp với
thuốc khác khi cao huyết áp nặng thêm. Cần lựa chọn loại
phù hợp do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng
acid uric trong máu, tăng cholesterol máu.
2. Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương:
- Gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin
- Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh
gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây
trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết


áp.
3. Nhóm thuốc chẹn alpha:
- Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin
- Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại
đầu dây thần kinh (là chất sinh học làm tăng huyết áp), do
đó làm hạ huyết áp.
- Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết
áp tư thế đứng), đặc biệt khi dùng liều đầu tiên.
4. Nhóm thuốc chẹn beta:
- Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol,
Metoprolol, Atenolol, Labetolol, Acebutolol
- Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim,
mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.
- Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng,
ngực hoặc nhức nửa đầu.
- Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy
tim, nhịp tim chậm.
5. Nhóm thuốc đối kháng calci:
- Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin,
Isradipin, Verapamil, Diltiazem
- Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi
vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây giãn
mạch và từ đó làm hạ huyết áp. - Dùng tốt cho bệnh nhân
có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao
tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong
cơ thể.
6. Nhóm thuốc ức chế men chuyển:
- Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril,
Perindopril, Quinepril, Tradola-pril
- Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men

chuyển angiotensin (angiotensin converting enzym, viết
tắt ACE). Nhờ men chuyển angiotensin xúc tác mà chất
sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính
chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. - Nếu
men chuyển ACE bị thuốc ức chế (làm cho không hoạt
động) sẽ không sinh ra angiotensin II, gây ra hiện tượng
giãn mạch và làm hạ huyết áp.
- Thuốc hữu hiệu trong 60% trường hợp khi dùng đơn độc
(tức không kết hợp với thuốc khác).
- Là thuốc được chọn khi bệnh nhân bị kèm hen suyễn
(chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu,
chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho
khan.
7. Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin:
- Những thuốc dùng trị huyết áp thuộc các nhóm kể trên
vẫn còn nhiều nhược điểm về mặt hiệu quả cũng như các
tác dụng phụ, vì vậy việc nghiên cứu tìm những thuốc
mới vẫn tiếp tục được đặt ra.
- Ðặc biệt, nhóm thuốc ức chế men chuyển xuất hiện từ
đầu những năm 1980 (được công nhận là thuốc không thể
thiếu trong điều trị cao huyết áp) đã thúc đẩy các nhà
khoa học tìm ra những thuốc mới tác động đến men
chuyển ACE.
- Các nghiên cứu gần đây nhận thấy nếu tác dụng chính
vào men chuyển ACE, làm cho men này bất hoạt thì thuốc
sẽ gây nhiều tác động phụ như ho khan (là tác dụng phụ
khiến nhiều người bệnh bỏ thuốc không tiếp tục dùng).
Nguyên do là vì men chuyển ACE không chỉ xúc tác biến
angiotensin I thành angiotensin II gây tăng huyết áp mà
còn có vai trò trong sự phân hủy một chất sinh học khác

có tên là bradykinin

×