lOMoARcPSD|15963670
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGUYỆN VỌNG QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.
HỒ CHÍ MINH
Tiểu luận cuối kỳ
Mơn học: Phân tích dữ liệu
MÃ SỐ LỚP HP: DANA230606_02CLC
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 02
HỌC KỲ: II – NĂM HỌC: 2020-2021
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1/NĂM 2022
lOMoARcPSD|15963670
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
NGUYỆN VỌNG QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
GVHD: TS. Nguyễn Thị Như Thúy
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1. Trần Thị Thanh Trúc (NT)
2. Nguyễn Thị Ngọc Hằng
3. Nguyễn Thanh Trường
4. Nguyễn Công Hậu
5. Cao Nguyễn Đan Vy
6. Huỳnh Thị Như Quỳnh
-
20124341
20124248
20124345
20124249
20124349
20124018
ĐIỂM:
NHẬN XÉT CỦA GV:
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
.......................................................................
……………………
GV ký tên
lOMoARcPSD|15963670
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề cương nghiên cứu khoa học được
sử dụng cho môn Phương pháp nghiên cứu và phục vụ làm đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường sau này. Đây là cơng trình nghiên cứu độc lập
với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Như Thúy (khoa Lý luận Chính trị
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), đề cương có vận
dụng và phát huy những thành quả nghiên cứu trước đó. Tất cả tài liệu
tham khảo được sử dụng từ những nguồn chính thống, những nền tảng
thư viện mở, mã nguồn mở, và nếu có sử dụng tài liệu bản quyền thì phải
có văn bản cho phép của tác giả, nhóm tác giả. Chúng tơi cam đoan đề
cương này là dùng vào mục đích học tập, khơng dùng vào bất kỳ mục ích
nào khác.
Thay mặt nhóm tác giả
Nhóm trưởng
Trần Thị Thanh Trúc
lOMoARcPSD|15963670
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế nhóm đã hồn thành đề
cương chi tiết với đề tài “Nghiên cứu nguyện vọng quay lại trường học
của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh”. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Như Thúy
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để chúng tơi hồn
thành đề cương này.
Qua đây, chúng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các tác giả, nhóm tác
giả đi trước đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các tài liệu mở cho tôi
tiếp cận và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi đã cố gắng để hồn thành đề
cương, bằng việc tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi, tiếp thu ý kiến của
thầy cô và bạn bè. Do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của
bản thân mỗi thành viên còn nhiều hạn chế, nên nghiên cứu khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề cương và xa hơn là đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường sắp tới được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2022
Thay mặt nhóm tác giả
Nhóm trưởng
Trần Thị Thanh Trúc
lOMoARcPSD|15963670
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU...................................................................................2
SĐ 2.4.1. Mơ hình Hệ thống thơng tin thành cơng ……………………..25.............................2
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1
2.
Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................3
2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................3
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................4
4.
Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................4
5.
Ý nghĩa lý luận (khoa học) và thực tiễn.........................................................................5
5.1. Ý nghĩa lý luận (khoa học)...........................................................................................5
5.2 Ý nghĩa lý luận thực tiễn...............................................................................................5
6.
Đóng góp của đề tài.........................................................................................................5
7.
Bố cục của đề tài..............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................................7
1.1.
Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nguyện vọng quay lại trường học
trực tiếp của sinh viên trên thế giới:..................................................................................7
1.2.
Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nguyện vọng quay lại trường học
trực tiếp của sinh viên Việt Nam......................................................................................12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1....................................................................................................21
CHƯƠNG 2............................................................................................................................23
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................23
2.1.
Khái niệm công cụ...............................................................................................23
2.2.
Lý thuyết tiếp cận.................................................................................................24
2.3.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................25
2.4.
Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................27
2.5
Địa bàn nghiên cứu.............................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................30
3.1. Phân tích thống kê mơ tả (Mô tả mẫu nghiên cứu).................................................30
3.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của khách hàng...................................30
3.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo.............................................................................34
3.2.1 Đánh giá chất lượng thông tin:...............................................................................34
3.2.2. Rào cản công nghệ...................................................................................................35
3.2.3. Rào cản tương tác...................................................................................................35
lOMoARcPSD|15963670
3.2.4. Mức độ an toàn .......................................................................................................36
3.2.5. Nguyện vọng quay lại học trực tiếp tại trường ....................................................36
3.3. Phân tích nhân tố khám phá.....................................................................................36
3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với (EFA) các biến độc lập.....................................37
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với (EFA) các biến phụ thuộc................................39
3.4. Phân tích ma trận hệ số tương quan.........................................................................40
3.5. Phân tích hồi quy.......................................................................................................42
3.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.......................................................................44
3.5.2. Kết quả phân tích hồi quy và mức độ tác động của từng nhân tố.......................44
3.5.3. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng...........................................45
3.5.4. Kiểm định sự khác biệt về ý nghĩa mong muốn quay lại trường học của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh................................45
3.6. Kết quả phân tích dữ liệu..........................................................................................49
3.6.1 Kiểm định các giả thuyết thống kê..........................................................................49
3.6.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nguyện vọng quay trở lại
trường học của sinh viên sư phạm kĩ thuật thành Phố Hồ Chí Minh...........................51
3.7: Đề xuất phương pháp nhằm khuyến khích sinh viên đến trường học trực tiếp....52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................59
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................................62
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................................67
lOMoARcPSD|15963670
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
lOMoARcPSD|15963670
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
SĐ 2.4.1. Mơ hình Hệ thống thơng tin thành cơng ……………………..25
SĐ 2.4.2. Mơ hình Nguyện vọng quay lại học trực tiếp tại trường……..26
lOMoARcPSD|15963670
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói rằng ba năm trở lại đây dịch bệnh COVID-19 đã tác động
mạnh mẽ, gây xáo trộn lên mọi mặt đời sống của cịn Thế giới và trong
đó có Việt Nam. Theo thống kê trên cổng thơng tin thì trung bình mỗi
ngày tại Việt Nam có hơn 7000 ca nhiễm, hơn 60 ca tử vong do COVID19 và phủ khắp trên 60 tỉnh thành phố. Đặc biệt tại thành phố Hồ Chí
Minh, đây là nơi chịu thiệt hại vô cùng mặt nề do số người mắc và tử
vong cao nhất cả nước; đồng thời phải thực hiện các biện pháp giãn cách
xã hội vô cùng nghiêm túc. Các trường Đại học đã triển khai cho các sinh
viên học online tại nhà mà không cần thiết phải đến trường. Tuy nhiên,
hiện tại qua việc tiêm vaccine cho cộng đồng do nhà nước triển khai thì
người có 2 mũi vắc xin sẽ được đi làm việc và hướng tới sinh viên cũng
có cơ hội được quay trở lại trường học.
Trong thời kỳ 4.0, việc tiếp xúc với cơng nghệ thơng tin khơng cịn
là việc quá xa lại đối với các bạn sinh viên. Trong bối cảnh đại dịch, việc
học online càng khẳng định được vị thế ưu việt của mình. Lần đầu tiên,
mơ hình học này lại được áp dụng rộng rãi như thế này, mặc dù trước đây
cũng có một hình thức học khá tương tự như là MOOC của trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhưng với mục đích hỗ
trợ học phí và giảm chi phí cho nhà trường. Chính nhờ hình thức học trực
tuyến đã giải quyết được tình huống cấp bách là dù tình hình dịch bệnh
vẫn đang căng thẳng thì sinh viên vẫn được học tập.
Tuy nhiên trong quá trình học tập bằng hình thức online vẫn xảy ra
rất nhiều tranh cãi về tính hiệu quả thực sự của nó. Có hai luồng ý kiến
trái chiều về việc có nên tiếp tục hình thức học tập này khơng hay nên
khuyến khích các bạn sinh viên quay lại trường học. Theo đánh giá của
lOMoARcPSD|15963670
các bạn sinh viên về hình thức học tập khơng mấy hiệu quả về chất
lượng.
Thứ nhất, hình thức học này khiến sinh viên gặp khó khăn trong
vấn đề tiếp thu kiến thức. Điều này do ý thức mỗi người hay yếu tố ngoại
cảnh tác động làm các bạn khó mà tập trung vào việc học. Ngồi ra, các
bạn có thể gặp vấn đề thiết bị, kết nối mạng không ổn định làm q trình
học bị đứt qng.
Thứ hai, khó khăn trong làm bài nhóm do khoảng cách địa lý,
khơng thể chọn thời gian trùng khớp làm giảm chất lượng bài làm, hiệu
quả của bài giảng.
Thứ ba, nhu cầu giao tiếp của sinh viên bị giảm đi đáng kể. Nếu
trong khoảng thời gian cịn đi học tại trường thì sinh viên có thể tham gia
các chương trình, hoạt động, câu lạc bộ,.... Nhưng trong tình hiện tại thì
các hoạt động bị hạn chế đi rất nhiều.
Nhưng lại có khá nhiều bạn lại thích thú khi được học online như thế
này vì nó đem lại cho các bạn những lợi ích nhất định.
Thứ nhất, hình thức học tập này giúp bạn tiết kiệm được nhiều
khoản chi phí. Các chi phí được tiết kiệm như là học phí, phí đi lại,....
Những khoảng tiền đó hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên và gia đình của các
bạn ấy rất nhiều.
Thứ hai, nó giúp các bạn tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu thời
gian phải di chuyển đến trường. Ngồi ra, có hình thức học trực tuyến còn
cho sinh viên tự sắp xếp thời gian học tập sao cho thật hợp lý.
lOMoARcPSD|15963670
Thứ ba, sinh viên ở các tỉnh thành khác có thể ở bên cạnh gia đình
nhiều hơn. Trong thời điểm dịch bệnh vẫn cịn hồnh hành như thế này
thì có thể phụ giúp gia đình cũng sẽ khiến các bạn yên tâm học hành hơn.
Nhà nước Việt Nam ta đang đẩy mạnh việc tồn dân tiêm vaccine để
có thể hoạt động sản xuất bình thường, thiết lập cuộc sống “bình thường
mới”. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến sơ kết về cơng tác phịng, chống
dịch Covid-19 với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội
theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực
hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ về các giải
pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra sáng nay (15/8/2021),
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dứt khốt phải tiêm
miễn phí vaccine cho tồn dân. Tại khá nhiều địa phương, người được
tiêm hai mũi vaccine sẽ được đi lại bình thường nhưng vẫn tuân thủ giãn
cách và cũng là mục tiêu hướng tới của tất cả các tỉnh trên cả nước. Chính
vì thế, các bạn sinh viên có thể sẽ chuẩn bị tinh thần được tham gia học
trực tiếp tại trường. Điều này sẽ gây hứng thú nhưng cũng có tiếc nuối
cho các bạn sinh viên tại các trường đại nói chung và các bạn Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Nhận thấy những
nguyện vọng này của các bạn sinh viên là một vấn đề vô cùng mới mẻ,
đang diễn ra ngoài xã hội và bên trong Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà nhóm em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu
nguyện vọng quay lại trường học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
lOMoARcPSD|15963670
Nghiên cứu nguyện vọng quay lại trường học của sinh viên trường ta
về việc quay trở lại trường học, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu, nguyện vong quay lại trường học của sinh viên Trường đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất kiến nghị, giải pháp
thiết thực nằm trong tầm hiểu biết của bản thân.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu và phân tích các vấn đề lý luận về nguyện vọng của sinh
viên trường ta đối với việc quay lại trường học.
Mô tả thực trạng về nguyện vọng của sinh viên trường ta đối với
việc quay lại trường học của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu và phân tích những yếu tố tác động đến nhu cầu, nguyện
vong quay lại trường học của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo
của nhà trường, phục vụ nhu cầu học tập của các bạn sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn hình
thức học tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nguyện vọng quay lại trường học của sinh viên Trường
đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
lOMoARcPSD|15963670
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài tập chỉ tập trung nghiên cứu tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh – Số 1, Võ Văn Ngân, phường Linh
Chiểu, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Thời gian: Đề tài viết đề cương chi tiết từ tháng 9 năm 2021 đến
tháng 1 năm 2022, thực hiện khảo sát và phân tích dữ liệu sơ cấp và viết
báo cáo hoàn chỉnh từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố tác động đến
nhu cầu, nguyện vong quay lại trường học của sinh viên Trường đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
H1. Chất lượng thơng tin có ảnh hưởng đến nguyện vọng quay lại
trường học của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh.
H2. Rào cản cơng nghệ có ảnh hưởng đến nguyện vọng quay lại
trường học của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh.
H3. Rào cản tương tác có ảnh hưởng đến nguyện vọng quay lại
trường học của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh.
H4: Mức độ an tồn có ảnh hưởng đến nguyện vọng quay lại trường
học của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Ý nghĩa lý luận (khoa học) và thực tiễn
lOMoARcPSD|15963670
5.1. Ý nghĩa lý luận (khoa học)
Đề tài nghiên cứu nhu cầu, mong muốn trong việc về việc quay lại
trường học học tập trực tiếp của các bạn sinh viên Trường đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Rồi từ đó nêu lên những vấn đề
lý luận cơ bản về nhu cầu lựa chọn hình thức học tập trong các trường đại
học trên đất nước Việt Nam. Quan điểm, sự cần thiết, các tiêu chí đánh
giá nhu cầu của sinh viên và các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng học tập của sinh viên.
5.2 Ý nghĩa lý luận thực tiễn
Đề tài nghiên cứu về nhu cầu quay lại trường học của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm gần đây, đặc biệt là khi dịch Covid-19 hoành hành, khi các bạn đã có
một khoảng thời gian khá dài tiếp xúc với hình thức học tập trực tuyến:
Kết quả đạt được, những điểm nổi bật, những mặt còn hạn chế và phân
tích ngun nhân. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp mang tính định
hướng chung cho việc phát triển dịch vụ giáo dục, và giải pháp cụ thể
nâng cao mức độ hài lòng về dịch vụ giáo dục cho sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đóng góp của đề tài
Xác định được nhu cầu quay lại trường học của sinh viên, cho thấy
được hiệu quả hoạt động và sức ảnh hưởng của hình thức học trực tuyến
trong suốt thời gian dịch COVID-19 diễn ra và liên tục tiếp thu những ý
kiến của các bạn sinh viên để hoàn thiện các dịch vụ giáo dục của trường
từ đó liên hệ đến khơng gian rộng hơn là tồn thể nền giáo dục Việt Nam.
lOMoARcPSD|15963670
Góp phần làm nổi bật lên sự quan tâm của sinh viên của nhà trường,
thể hiện sự tiếp cận xu hướng toàn cầu trong việc sử dụng phương thức
học tập mới này. Đặc biệt, xu thế đó đang phát triển mạnh mẽ khi đại dịch
Covid-19 rất phức tạp, đòi hỏi phải hạn chế tiếp xúc xã hội.
Đưa ra một vài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động từ đó làm
tăng mức độ hài lòng của sinh viên với dịch vụ giáo dục tại nhà trường.
Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau.
7. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng quay lại trường
học của sinh viên.
lOMoARcPSD|15963670
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nguyện vọng quay
lại trường học trực tiếp của sinh viên trên thế giới:
Theo hai tác giả Vandana Mehra và Faranak Omidian trong Tạp chí
Cơng nghệ Giáo dục Malaysia Tập 11, Số 2, tháng 6 năm 2011 với bài
viết Examining Students’ Attitudes Towards E-learning: A Case from
India (Kiểm tra thái độ của học sinh đối với học tập trực tuyến: Một
trường hợp từ Ấn Độ) , 2011.Tác giả cho thấy xu hướng sử dụng Elearing như một công cụ học tập và giảng dạy hiện đang nhanh chóng mở
rộng sang lĩnh vực giáo dục (Liaw và cộng sự, 2006). E-learing bao gồm
một loạt các ứng dụng và quy trình dựa trên cơng nghệ ICT, bao gồm học
tập trên máy tính, học tập dựa trên web, lớp học ảo, cộng tác kỹ thuật số
và mạng (Hambrecht, 2000). Bates (2001) cũng mở rộng phạm vi học tập
điện tử trong giáo dục đại học từ lớp học được nâng cấp công nghệ đến
học tập phân tán. Bài viết đã nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với
việc học trực tuyến tại trường Đại học Panjab ở Ấn Độ và tìm ra các yếu
tố có thể dự đoán thái độ của sinh viên đối với việc học trực tuyến. Lý
thuyết về mơ hình chấp nhận cơng nghệ thực sự được thiết kế để kiểm tra
thái độ của người dùng đối với công nghệ mới. Kết quả cho thấy 76,0%
Học sinh tích cực đáng kể đối với E-learing.Tuy nhiên, 24% sinh viên lại
có thái độ tiêu cực. Khoảng 82% sinh viên nhận thấy được sự hữu ích
của E-learing và khoảng 57% sinh viên dự định sẽ áp dụng E-learing.
Hơn nữa, 71,4% thái độ của sinh viên đối với học tập điện tử được giải
thích bởi các biến độc lập, cụ thể là, nhận thức Tính hữu ích của học tập
điện tử, Ý định sử dụng. Kết quả này phù hợp với Devis (1989), người đã
tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tính hữu ích được nhận thức (U), ý
định (I) và thái độ của người dùng (A). Kể từ đây, Người quản lý chương
trình có thể tập trung vào những yếu tố này được cho là sẽ ảnh hưởng đến
lOMoARcPSD|15963670
thái độ của học sinh trong việc áp dụng học tập điện tử để đề ra các
phương pháp giảng dạy tốt hơn.
Theo Sahar Abbasi, Tahera Ayoob, Abdul Malik, Shabnam Iqbal
Memon với bài viết Perceptions of students regarding E-learning during
Covid-19 at a private medical college (Nhận thức của sinh viên về học
trực tuyến trong Covid-19 tại một trường cao đẳng y tế tư nhân), 2020.
Mặc dù đã áp dụng rộng rãi e-learning trên tồn thế giới, nó chưa bao giờ
được coi là một phần của giáo dục chính thức ở Pakistan bởi phần lớn các
tổ chức cho đến khi Covid-19 lan rộng gần đây Tuy nhiên, do tình trạng
khóa học, hiện nay rất nhiều trường học, cao đẳng và thậm chí cả các
viện đại học y khoa và nha khoa trên toàn quốc đang chuyển sang học
trực tuyến. Xét về sự ra đời tương đối gần đây của phương pháp giảng
dạy này ở Pakistan, cả giáo viên và học sinh vẫn đang trong quá trình làm
quen với hệ thống mới. Tại thời điểm này, điều quan trọng là phải tìm
hiểu ý kiến và quan điểm của học sinh về phương pháp dạy và học ảo
này. Cho dù người học có hài lòng với phương pháp luận mới, muốn bất
kỳ sửa đổi nào, hay muốn quay trở lại hoàn toàn cách học thông thường,
sẽ là một điểm thú vị để khám phá. Bài viết đã nghiên cứu về nhận thức
của sinh viên đối với việc học trực tuyến tại một trường Cao đẳng y tế tư
nhân trong dịch bệnh Covid-19. Qua đó đã cho thấy 77% sinh viên có
nhận thức tiêu cực đối với e learning, 76% sinh viên sử dụng thiết bị di
động để học trực tuyến.Trong đó 86% sinh viên cảm thấy học trực tuyến
ít ảnh hưởng đến việc học của họ. Nhìn chung, đa số sinh viên thích giảng
dạy mặt đối mặt hơn giảng dạy điện tử. Kết quả chính của kết quả cho
thấy học sinh chưa sẵn sàng cho việc học trực tuyến.
Theo Rachael Mwende, Caroline Mramba,Dominic Mutonga, Rhoda
Nchogu, Marsellah Ogendo, Dorcas Ngechu, Garama Mramba, Jeniffer
Mwema, Rita Miriti, Japheth Ogada, và Winnie Barawa với bài viết
Students’ perceptions on the implementation of e-learning: Helpful or
lOMoARcPSD|15963670
unhelpful?( Nhận thức của sinh viên về việc triển khai học tập điện tử:
Hữu ích hay khơng hữu ích?), 2020. Mục đích của bài nghiên cứu này là
xác định việc sẵn sàng quay lại trường học của sinh viên sau khi bị đóng
cửa do COVID-19.Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy 76,7%
(194) trong số những người được hỏi đã sẵn sàng quay lại trường đại học
ngay lập tức trong khi 23,3% (59) sẵn sàng tiếp tục học sau đó, 67,8%
(40) người được hỏi muốn quay lại sau đó vì sợ nhiễm bệnh COVID-19,
78% (175) người được hỏi biết rằng trường đại học đã được sử dụng như
một trung tâm cách ly nhưng họ vẫn sẵn sàng quay lại trường đại học
ngay lập tức.
Theo Madeleine Mant , Asal Aslemand , Andrew Prine và Alyson
Jaagumägi Holland
với bài viết University students’ perspectives,
planned uptake, and hesitancy regarding the COVID-19 vaccine: A multimethods study (Quan điểm của sinh viên đại học, sự tiếp thu có kế hoạch
và sự do dự về vắc-xin COVID-19: Một nghiên cứu đa phương pháp),
2020. Mục đích chính của bài nghiên cứu này là điều tra mức độ sẵn sàng
nhận vaccine COVID-19 của sinh viên đại học khi họ có sẵn vắc xin này.
Vào tháng 6, 77,8% sinh viên được khảo sát (n = 483) sẵn sàng chủng
ngừa COVID-19; vào tháng 9, 79,6% sẵn sàng (n = 1269). Các phân tích
hồi quy logistic đa thức và nhị phân cho thấy rằng nhận thức ngày càng
tăng về mức độ nghiêm trọng của COVID-19 đã dự đoán khả năng người
trả lời sẵn sàng tiêm vắc xin COVID-19 trong cả hai cuộc khảo sát. Trong
cuộc khảo sát thứ hai, những sinh viên cho biết họ sẽ được khuyến khích
tiêm vắc-xin COVID- 19 nếu bác sĩ / dược sĩ của họ đề nghị thì khả năng
sẵn sàng tiêm vắc-xin cao hơn 76 lần so với những người không được tư
vấn y tế khuyến khích. Các cuộc phỏng vấn cho thấy những lo ngại về tốc
độ triển khai vắc xin, tính an tồn và hiệu quả. Việc hấp thu vắc xin là
một vấn đề quan trọng. Sử dụng HBM làm khuôn khổ, các cuộc khảo sát
hàng loạt của chúng tôi chỉ ra rằng cả giai đoạn đầu của đại dịch, trước
lOMoARcPSD|15963670
khi tiêm chủng gần được chấp thuận hoặc sẵn có rộng rãi và trong các thử
nghiệm lâm sàng, gần 80% sinh viên đại học dự định tiêm vắc xin
COVID-19, mặc dù dự kiến là cá nhân thời gian hấp thụ khác nhau. Mặc
dù đa số chỉ ra rằng họ sẵn sàng tiêm vắc-xin, các sinh viên vẫn bày tỏ sự
do dự về các rào cản, chẳng hạn như độ an toàn của vắc-xin liên quan đến
tốc độ sản xuất và thử nghiệm chúng. Mức độ nghiêm trọng nhận thức
được của từng cá nhân cao hơn đối với COVID-19 là dự đoán về ý định
sử dụng vắc xin trong cả hai cuộc khảo sát. Trong cuộc khảo sát thứ hai,
khuyến nghị của bác sĩ / dược sĩ (dấu hiệu hành động) để sử dụng
COVID-19 là dự đoán về sự sẵn sàng tiêm vắc-xin của những người tham
gia. Sự minh bạch từ các cơ quan y tế cơng cộng và chính phủ là rất quan
trọng để đảm bảo sự tin tưởng và tiếp nhận của công chúng khi sinh viên
đại học chờ đợi đến lượt mình để đủ điều kiện tiêm vắc-xin. Sự tin tưởng
vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà học sinh thể hiện là
một kết quả quan trọng; những người hành nghề y tế tuyến đầu nên
hướng tới việc cung cấp thông tin liên lạc rõ ràng và nhất qn về tính an
tồn của vắc xin để khuyến khích sinh viên đại học tiếp nhận vắc xin.
Theo Guoqi Cai, Sihui Luo, Xueying Zheng, Tong Yue, Peng Zhou,
Tengchuan Jin, Xinmin Chu, Zhaohui Lu, Xiaowen Hu, Zuojun Shen,
Tian Xue và Jianping Weng với bài viết Safety of reopening universities
and colleges using a combined strategy during coronavirus disease 2019
in China: cross sectional study (An toàn của việc mở lại các trường đại
học và cao đẳng sử dụng chiến lược kết hợp trong thời kỳ dịch bệnh do
coronavirus 2019 ở Trung Quốc: nghiên cứu cắt ngang), 2020. Bài viết
nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn của việc mở lại các trường đại học
và các trường cao đẳng sử dụng chiến lược kết hợp ở Trung Quốc. Kết
quả cho thấy Trong số 13.116 người tham gia, 4067 người đã xét nghiệm
axit nucleic SARS-CoV-2 và khơng có kết quả dương tính được nhận
dạng. Trong số 9049 người tham gia đã chọn thực hiện các xét nghiệm
Downloaded by ng?c trâm ()
lOMoARcPSD|15963670
kháng thể, 28 (0,3%) đã kiểm tra dương tính nhưng không ai được xác
nhận bằng các xét nghiệm axit nucleic bổ sung. Trực tuyến bảng câu hỏi
được thu thập từ 5741 người tham gia (trung bình 25,1 tuổi, 35% nữ).
Cao phơi nhiễm rủi ro và các triệu chứng liên quan đến COVID-19 được
báo cáo ở 8,3% và 7,4% người tham gia, tương ứng. Bệnh đi kèm (tăng
huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính và bệnh thận mãn tính) rất hiếm
(0,2% -1,5%). Sử dụng một chiến lược kết hợp để phịng ngừa và kiểm
sốt COVID-19, có thể mở cửa lại một cách an toàn các trường đại học
và cao đẳng ở những vùng có nguy cơ thấp và có thể khơng cần thiết phải
sàng lọc trong phịng thí nghiệm để tìm nhiễm COVID-19 ở học sinh.
Các nghiên cứu sâu hơn cần thận trọng đánh giá mức độ an toàn của việc
mở lại các trường học, nếu có, ở các khu vực có nguy cơ trung bình và
cao.
Theo James C. Benneyan, Christopher Gehrke, Iulian Ilieş, Nicol
Nehls với bài viết Potential Community and Campus Covid-19 Outcomes
Under University and College Reo pening Scenarios (Cộng đồng tiềm
năng và Cơ sở Covid-19 Kết quả trong các kịch bản mở lại trường đại
học và cao đẳng ),2020. Bài viết đánh giá phạm vi tiềm năng của lây
nhiễm, tử vong Covid-19 trong khuôn viên trường và cộng đồng do các
kế hoạch mở cửa lại trường đại học và cao đẳng và các biện pháp phòng
ngừa. Như một trường hợp cơ bản, tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong ở học
sinh được dự đoán trong 16 tuần trong các hoạt động bình thường mà
khơng có biện pháp phịng ngừa (hoặc không tuân thủ) dao động từ 472
đến 9.484 (4,7% đến 94,8%) và 2 đến 61 (0,02% đến 0,61%) trên 10.000
học sinh dân số, tương ứng. Về nguồn lực truy tìm liên lạc và cách ly, có
tới 17 đến 1.488 tổng số tiếp xúc trên 10.000 sinh viên có thể xảy ra vào
một ngày nhất định trong suốt học kỳ cần được xác định vị trí, kiểm tra
và nếu được bảo đảm cách ly. Có thể tính được tổng số tiếp xúc cộng
đồng, nhiễm trùng và tử vong dự đoán bổ sung lần lượt dao động từ 1 đến
Downloaded by ng?c trâm ()
lOMoARcPSD|15963670
187, 13 đến 820 và 1 đến 21, giả sử trường đại học khơng lấy thêm các
biện pháp phịng ngừa để hạn chế rủi ro phơi nhiễm. Số ngày trung bình
(SD) cho đến khi 1% và 5% sinh viên trong trường bị nhiễm bệnh lần
lượt là 11 (3) và 76 (17) ngày; 34,8% các trường hợp lặp lại dẫn đến hơn
10% học sinh bị nhiễm bệnh vào cuối học kỳ. Giai đoạn đầu tiên lan tỏa
“điểm không quay trở lại” xảy ra trung bình vào ngày thứ 84 (+/- 20
ngày, khoảng thời gian 95%). Các không quay trở lại” xảy ra trung bình
vào ngày thứ 84 (+/- 20 ngày, khoảng thời gian 95%). Các số ca lây
nhiễm (hiện nay là 360 đến 6.976 trên 10.000 học sinh) và ít tử vong hơn
36% đến 50% (hiện nay là 1 đến 39 trên 10.000 học sinh). Kiểm tra hoàn
hảo và cách ly ngay lập tức tất cả sinh viên khi đến trường vào học kỳ bắt
đầu làm giảm tiếp tục lây nhiễm từ 58% đến 95% (hiện nay là 200 đến
468 trên 10.000 sinh viên) và tỷ lệ tử vong từ 95% đến 100% (hiện nay là
0 đến 3 trên 10.000 sinh viên) . Tuy nhiên, sự không chắc chắn. Sự lây
nhiễm phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố cơ hội ngẫu nhiên, có thể
kiểm sốt được (ví dụ: bố cục vật lý) và khơng kiểm sốt được (ví dụ:
hành vi của con người). Các ý nghĩa quan trọng ở cấp chính phủ và tổ
chức học thuật bao gồm nhu cầu rõ ràng về các tiêu chí cụ thể để điều
chỉnh hoạt động của khuôn viên trường vào giữa học kỳ,các phương pháp
để phát hiện khi điều này là cần thiết và các kế hoạch dự phòng được thực
hiện tốt để làm điều đó.
1.2. Các nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nguyện vọng quay
lại trường học trực tiếp của sinh viên Việt Nam
Theo tác giả Hoàng An, trong Tạp chí Khoa học & Phát triển có bài
viết Thói quen học trực tuyến trong mùa dịch: Nhìn từ dữ liệu khảo sát sơ
bộ, 2020, tác giả chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đối với
thói quen học tập tại nhà trong quá trình đóng cửa trường học do ảnh
hưởng của dịch bệnh. Cụ thể, kết quả sơ bộ cho thấy sự khác biệt về thói
quen học tập rõ rệt giữa học sinh trường công lập và tư thục, học sinh ở
Downloaded by ng?c trâm ()
lOMoARcPSD|15963670
các độ tuổi khác nhau, và học sinh với gia cảnh khác nhau. Trong thời
gian ảnh hưởng dịch bệnh, số giờ học trực tuyến trung bình của học sinh
trường cơng lập là 2,8 giờ và số giờ học trực tuyến trung bình của học
sinh trường tư thục là 4,6 giờ. Đối với số giờ học theo phương pháp
truyền thống, các con số lần lượt là 3,1 giờ và 3,8 giờ; số giờ học trực
tuyến của học sinh các khối cấp 2 trung bình từ 3,1 đến 5,2 giờ; trong khi
đối với học sinh cấp 3 con số này còn từ 2,1 đến 2,9 giờ. Nhóm học sinh
sống trong gia đình có thu nhập trên trung bình (từ 20 đến 30 triệu
đồng/tháng) dùng ít thời gian hơn cho phương pháp học truyền thống, do
ở những gia đình này học sinh có nhiều công cụ, nguồn tài nguyên phong
phú hơn dẫn đến học trực tuyến nhiều hơn. Bên cạnh đó, định hướng
nghề nghiệp (thể hiện qua phương án lựa chọn tổ hợp xét tuyển đại học)
ảnh hưởng lớn tới thói quen học tập. Cụ thể, học sinh định hướng thi khối
A1 (Toán, Hóa, Anh) có tổng số giờ tự học cao nhất trong tất cả các khối
- 4,7 giờ - cao hơn khoảng 1,8 giờ so với các học sinh định hướng thi
khối C (Văn, Sử, Địa). Trong khi đó, thời gian học trực tuyến của những
học sinh định hướng thi khối D (Tốn, Văn, Anh) ít hơn hai tiếng so với
những học sinh khối A (Tốn, Lý, Hóa) và là thấp nhất trong tất cả các
khối - trung bình là 2,6 giờ. Cuối cùng, kết quả sơ bộ chỉ ra tầm quan
trọng của các yếu tố hỗ trợ việc học tập tại nhà hiệu quả theo thứ tự: Tài
nguyên học tập phong phú; Môi trường học tập; Động viên từ gia đình;
Động lực tự thân; Xác định được mục tiêu học tập mỗi ngày; Kỹ năng tập
trung; Sự trao đổi, chia sẻ với bạn bè hàng ngày.
Theo tác giả Đặng Thị Thúy Hiền, trong Tạp chí Khoa Học Đại Học
Huế: Kinh Tế Và Phát Triển có bài viết Các Yếu Tố Rào Cản Trong Việc
Học Online Của Sinh Viên Khoa Du Lịch – Đại Học Huế, 2020, tác giả
nhận định: cách mạng công nghệ 4.0 ảnh hưởng trên hầu hết các khía
cạnh trong cuộc sống của chúng ta dựa trên nền tảng công nghệ thông tin
và truyền thông, và giáo dục cũng khơng nằm ngồi cuộc cách mạng này.
Downloaded by ng?c trâm ()
lOMoARcPSD|15963670
Học online (học trực tuyến) ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của
mình trong việc chia sẻ và chuyển giao tri thức trong giáo dục, nhất là
trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Dù vậy, thực
tiễn việc triển khai học online vẫn còn rất nhiều rào cản. Nghiên cứu cho
thấy, trong các yếu tố phân tích thì những rào cản về sự tương tác và
những rào cản về môi trường được sinh viên đánh giá là những rào cản
lớn nhất. Hầu hết các sinh viên nhận xét là họ muốn quay lại giảng đường
sau khi kết thúc dịch Covid-19 và nếu tiếp tục học online trong thời gian
tiếp theo thì giảng viên nên tạo ra những bài giảng thú vị và lôi cuốn hơn.
Sinh viên cũng cảm thấy “Lo ngại về hiệu quả của việc học online”, họ
cho rằng chất lượng học online không hiệu quả như học truyền thống. Rất
nhiều sinh viên được khảo sát đã đề xuất nhanh chóng quay lại giảng
đường, họ cũng đề xuất nếu học online thì giáo viên cần có những giải
pháp để việc học thú vị hơn, sinh động hơn để lôi cuốn người học, đối với
những môn học liên quan đến nghiệp vụ, thực hành thì nên sắp xếp thời
gian dạy offline hơn là online. Ở cuối bài viết, tác giả đã chỉ ra 4 nhóm
rào cản chính trong việc học online của sinh viên là (1) Rào cản kinh tế,
(2) Rào cản về sự tương tác, (3) Rào cản tâm lý và (4) Rào cản về môi
trường.
Tác giả Nguyễn Thị Đoan Trân (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh) trong Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á với bài
viết Sự gắn kết của sinh viên và chất lượng cuộc sống đại học: Nghiên
cứu thông qua giá trị dịch vụ cảm nhận và mục đích cuộc sống, 2019. Tác
giả nghiên cứu về sự gắn kết của sinh viên đối với trường đại học mà họ
đang theo học nhằm chứng minh mối quan hệ của sự gắn kết này với chất
lượng cuộc sống đại học. Tác giả cũng tìm thấy và chứng minh giá trị
dịch vụ cảm nhận và mục đích cuộc sống chính là hai biến tiền tố quan
trọng đối với sự gắn kết của sinh viên. Trong đó, cho thấy giá trị dịch vụ
cảm nhận chính là nhận thức/đánh giá của sinh viên về những gì họ được
Downloaded by ng?c trâm ()
lOMoARcPSD|15963670
nhận khi tham gia vào quá trình học tập tại trường, vậy nên, nếu sinh viên
nhận thức giá trị này chính là nguyện vọng nội tại mà họ theo đuổi nhằm
thỏa mãn nhu cầu cơ bản thì họ sẽ cảm thấy hài lịng và hạnh phúc với
q trình học tập của mình. Song song đó, xét cụ thể ở giai đoạn đại học,
nếu sinh viên càng xem đây là mục đích cuộc sống của họ thì điều này
càng tạo nên tâm lý thỏa mãn lớn hơn, dẫn đến họ hài lòng và hạnh phúc
hơn trong cuộc sống tại trường, hay nói cách khác, chất lượng cuộc sống
đại học tốt hơn. Do vậy, kết quả của việc sinh viên gắn kết vào q trình
học tập ở trường chính là sự thỏa mãn hay hạnh phúc của họ, tất yếu rằng
họ càng gắn kết thì càng đạt được sự hạnh phúc nhiều hơn. Kết quả cho
thấy việc đo lường chất lượng cuộc sống đại học trong mối quan hệ với
sự gắn kết của sinh viên đối với trường mà họ đang học thông qua các
tiền tố của sự gắn kết là yếu tố chất lượng dịch vụ cảm nhận và mục đích
cuộc sống của sinh viên.
Theo Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân
Nhi (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) có bài viết Một Số Khó
Khăn Của Sinh Viên Khi Học Trực Tuyến Trong Bối Cảnh Đại Dịch
Covid-19, 2021. Bài viết nhận định việc chuyển đổi hình thức học tập
truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra khơng ít những thách thức
đối với sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ ra một số khó khăn về khơng gian
học tập cũng như các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của
sinh viên. Cụ thể, có đến 64% sinh viên cho rằng khơng có khơng gian
riêng tư để học tập trực tuyến và thường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn
79,1%; 71% sinh viên nhấn mạnh thường bị người nhà làm phiền và cảm
thấy gị bó, không được đi lại chiếm tỉ lệ 73,7%. Cùng với đó, những yếu
tố tâm lý như “Khó tập trung”, “Thiếu động lực”cũng là một trong những
rào cản mà sinh viên gặp phải khi học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu đồng thời cho thấy quá trình tương tác giữa người dạy và
người học cũng phần nào cho thấy sự ảnh hưởng đến kết quả học tập của
Downloaded by ng?c trâm ()
lOMoARcPSD|15963670
sinh viên. Cụ thể, có tới 88,5% sinh viên cho rằng đúng một phần và hoàn
toàn đúng với việc sinh viên và giảng viên khó tương tác, trao đổi và
73,3% sinh viên cho rằng thầy cô giáo dạy không thu hút, sinh động như
dạy trực tiếp trên lớp truyền thống. Trong tương lai, khi việc dạy học trực
tuyến được công nhận, điều này đồng nghĩa với việc phải tính đến các
giải pháp và kế hoạch dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và
hiệu quả dạy học. Do đó, việc xác định những khó khăn và rào cản của
người học trong quá trình học trực tuyến được xem là cần thiết để có thể
giảm thiểu những tác động tiêu cực và nâng cao chất lượng học tập trực
tuyến trong tương lai. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các yếu tố tâm lý,
môi trường và phương tiện/ thiết bị học tập được xem là những nguyên
nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của sinh viên gặp nhiều trở
ngại. 25% sinh viên cho rằng bản thân thiếu kỹ năng tương tác với giảng
viên và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị cơng nghệ thơng tin cịn
hạn chế chiếm 24%. Đáng chú ý, tỷ lệ sinh viên có tâm lý chán nản,
không hứng thú với việc học trực tuyến chiếm đến 43%.
Hai tác giả Lê Nam Hải và Trần Yến Nhi trong Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ có bài viết Nghiên Cứu Sự Hài Lịng Của
Người Học Đối Với Hình Thức Học Tập Trực Tuyến (E-Learning):
Trường Hợp Sinh Viên Ngành Kinh Tế Tại Thành Phố Hồ Chí Minh,
2020. Theo tác giả, khi xem xét trong bối cảnh triển khai hình thức học
tập trực tuyến tại Việt Nam cùng với việc kế thừa một số nghiên cứu đi
trước của Roca et al. (2006), Sun et al. (2008), Wu et al. (2008), nghiên
cứu này đề xuất các giả định cơ bản rằng sự hài lòng của người học sẽ bị
tác động bởi các nhân tố là nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích,
chất lượng thơng tin, chất lượng hệ thống; giảng viên hướng dẫn; dịch vụ
hỗ trợ; chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Kết quả nghiên
cứu đã làm rõ được những vấn đề liên quan đến hình thức học trực tuyến
và sự hài lịng của người học thơng qua mơ hình nghiên cứu được đề xuất
Downloaded by ng?c trâm ()