Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường tiểu học xuân đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 12 trang )


































PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẨM MỸ
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐƯỜNG

Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HUY ĐỘNG GIÁO VIÊN, HỌC SINH
THAM GIA XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐƯỜNG


Người thực hiện: Lê Đức Dũng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục R
- Phương pháp dạy học bộ môn: ……………… 1
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 1
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1Hiện vật khác





Năm học 2011 – 2012



BM 01-Bia SKKN




SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
- Họ và tên: Lê Đức Dũng
- Ngày tháng năm sinh: 06/12/1957
- Nam, nữ: Nam
- Địa chỉ: Ấp 1 - Xuân Đường - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
- Điện thoại: 0613727356 (CQ) / ĐTDĐ: 0988927236
- Fax: E-mail:
- Chức vụ: Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Đường – huyện Cẩm Mỹ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 1997
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học

- Số năm có kinh nghiệm: 34
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số giải pháp giúp học sinh đạt chuẩn phân môn LTVC lớp 4 dạng
bài Mở rộng vốn từ.
+ Một số giải pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên
nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học chương trình tiểu học thay sách
+ Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện hoạt động học nhằm đạt chuẩn
thể loại văn miêu tả phân môn TLV lớp 5.
+ Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện hoạt động học nhằm đạt chuẩn
thể loại văn miêu tả phân môn TLV lớp 4.




BM02-
LLKHSKKN


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG GIÁO VIÊN, HỌC SINH
THAM GIA XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐƯỜNG

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
không những là định hướng chiến lược để xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam
mà còn là kim chỉ nam dẫn đường cho giáo dục nước ta tiếp tục phát triển nhất là trong
bối cảnh đổi mới hiện nay. Như thế việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các
cuộc vận động lớn và phong trào thi đua của toàn ngành giáo dục từ các năm học qua
chính là những hoạt động tích cực nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư

tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng vào dạy học để góp phần xứng đáng cho sự
nghiệp xây dựng nền kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới.(1)
2. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ký
ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, phong trào thi đua
này là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Phong trào này xây dựng, củng cố mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, thầy
với trò, trò với trò, nhà trường với cộng đồng. Trong ngôi trường thân thiện, thầy và trò
được khơi gợi hứng thú, tình cảm để chủ động tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy và học
tập. Nhà trường không chỉ là môi trường sư phạm có chất lượng giáo dục luôn được
nâng cao mà còn là nơi có môi trường sống lành mạnh, an toàn, hợp vệ sinh và biết trân
trọng những giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng.(2)
3. Một trong những mục tiêu quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” là đem lại hiệu quả tích cực, hỗ trợ cho việc
nâng cao chất lượng dạy học ở mỗi trường học. Bên cạnh đó, đây là một phong trào
mang tính chất mở nên mỗi đơn vị có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm
của địa phương. Trong đó việc tổ chức cho giáo viên và học sinh, hai lực lượng quan
trọng trong nhà trường, cùng tham gia, để cả hai cùng thể hiện được mối quan hệ thân
thiện, tích cực, từ mối quan hệ này xây dựng, phát triển với các mối quan hệ khác bên
trong và tiếp tục mở rộng ra với lực lượng bên ngoài nhà trường là cách làm của nhiều
cơ sở giáo dục hiện nay nên có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhiều đơn vị bạn.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh
tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học
Xuân Đường để triển khai thực hiện và phát triển bền vững phong trào.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, tương trợ. Người dạy các nhà giáo phải có
tinh thần đoàn kết, kỷ luật, phát huy dân chủ, đó là mối quan hệ gắn bó giữa thầy với
thầy, thầy với trò, cần đoàn kết toàn thể nhà trường thành một khối, phát huy cao độ

tinh thần dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo nên sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng
tạo và đổi mới trong giáo dục. Như thế xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích
cực chính là xây dựng nhà trường Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, và cũng chính
là một trong những cách thực hiện phù hợp của mỗi nhà trường nhằm hưởng ứng cuộc
vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.(3)
BM03
-
TMSKKN


1.2. Hồ Chủ tịch đề ra nhiệm vụ nhà trường Việt Nam phải quan tâm giáo dục
học sinh một cách toàn diện. Để làm được điều này, người thầy phải tìm cách dạy thế
nào để trò có thể tự mình làm được hầu hết hoạt động học, tự hoạt động để chiếm lĩnh
tri thức mới. Nguyên tắc vàng của nền giáo dục mới là mỗi cá nhân tự làm ra sản phẩm
giáo dục cho chính mình, người thầy giáo thân thiện là người tổ chức quá trình học để
cho học sinh tự mình làm ra sản phẩm học tập theo nguyên tắc thầy thiết kế- trò thi
công, sự tích cực của học sinh chính là sự chủ động tham gia, thể hiện được ý kiến cá
nhân. Vì thế tính tích cực học tập của học sinh, nhất là học sinh tiểu học, có được chính
là do kết quả một quá trình giáo dục, dạy học sáng tạo, đầy trách nhiệm của mỗi giáo
viên.(4)
1.3 Tính tích cực học tập của học sinh được củng cố, phát triển thông qua việc
trao đổi, giao tiếp với nhau. Trong đó, dạy học theo nhóm là một trong những hình thức
phổ biến. Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học
tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp.Trong
nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn cách hợp tác làm việc với
nhau. Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng
giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính
tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Vì thế người thầy cần tổ chức, hướng dẫn
học sinh tiểu học hình thành, phát triển các kỹ năng hoạt động theo nhóm.(5)
1.4 Trường học thân thiện là ngôi trường có cảnh quang hài hòa, thân thiện, an

toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt động ngoài trời. Điều này được quy định rõ
theo nội dung thứ nhất của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. Trường học xanh,
sạch, đẹp có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen gìn giữ
bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng các em đang
sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn
minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường. Như thế việc huy động giáo viên,
học sinh cấp tiểu học cùng tham gia phong trào xây dựng trường, lớp xanh sạch đẹp là
việc làm cần thiết. (4)
Để có thể xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trường Tiểu học
Xuân Đường phải vận dụng những quan điểm chỉ đạo, bài học kinh nghiệm trên để giải
quyết được một số khó khăn, trong đó trở ngại chính là làm thế nào để huy động đội
ngũ giáo viên, học sinh thực sự tham gia mà cả hai lực lượng này cảm thấy không phải
thêm công sức, thời gian.
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để giải quyết được khó khăn chính đã nêu trên, tập thể sư phạm nhà trường đã
thảo luận, thống nhất 2 nội dung cần tập trung là đổi mới phương pháp dạy học, xây
dựng trường xanh sạch đẹp, từ đó trường đăng ký tham gia phong trào với phương
châm “ tích cực chuyển biến dạy học-thể hiện hình thức thân thiện.” Với định hướng
này nhà trường lần lượt khắc phục khó khăn với hai giải pháp chính bằng cách phối hợp
những hoạt động cơ bản của quá trình dạy học, đó là hoạt động tương tác sư phạm giữa
ba yếu tố: giáo viên- học sinh- hoàn cảnh cụ thể của trường.
Giải pháp 1: Hợp tác, chia sẻ để thân thiện,tích cực hoạt động dạy học
Xây dựng trường học thân thiện trứơc tiên phải từ các yếu tố bên trong, đó là
môi trường “lành mạnh, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, tương trợ”, môi trường này thể
hiện bằng sự ứng xử có văn hóa giữa các thầy cô giáo, từ đó tạo ấn tượng thân thiện
nhằm nêu gương cho học sinh. Vì thế chúng tôi xây dụng việc hợp tác và chia sẻ giữa
giáo viên và học sinh theo 3 mối quan hệ: thầy-thầy; thầy-trò; trò-trò.

1.1. Xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa thầy với thầy

Mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” là một vấn đề không mới song để trở thành hiện thực cần có một quá
trình đi từ nhận thức đến hành động tự giác của nhiều lực lượng. Trong đó đội ngũ quan
trọng nhất là tập thể giáo viên của nhà trường. Đội ngũ giáo viên “thân thiện, tích cực”
là một tập thể có biểu hiện hợp tác và chia sẻ trong công tác chuyên môn. Đó là một đội
ngũ biết tự học và giúp nhau nâng cao năng lực soạn giảng. Mỗi thầy cô giáo đều có
điểm mạnh, điểm yếu riêng về kiến thức, kỹ năng sư phạm. Cái khó của trường là làm
sao cho tất cả thầy cô giáo cùng giúp nhau phát huy tính chủ động, sáng tạo để đổi mới
phương pháp dạy học. Nhà trường đã giải quyết cái khó này bằng cách tạo một hướng
liên kết trong sinh hoạt chuyên môn và đánh giá chuẩn nghề.
Trong sinh hoạt chuyên môn, đầu tiên trường đề nghị hai khối cùng thử nghiệm
soạn và dạy giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin.Công việc này đòi hỏi có hiểu
biết nhất định về tin học, điều mà mỗi thầy cô của trường khó có thể làm một mình.
Anh em giáo viên có cơ hội để làm việc chung như lên mạng tìm, tải thông tin, chuẩn
bị phần trình chiếu, thiết bị dạy học Các cuộc họp chuyên môn đã có nội dung thiết
thực để trao đổi sâu, khoảng hơn một tháng, nhà trường có được sản phẩm đầu tiên là 2
giáo án điện tử. Hai tiết dạy minh họa tuy còn hạn chế về nội dung, phương pháp nhưng
lợi ích đạt được là đã hình thành một môi trường làm việc thân thiện, đó là thông qua
họp tổ chuyên môn mỗi thành viên đã đóng góp, học tập lẫn nhau. Từ kết quả bước đầu
này, nhà trường khuyến khích cả đội ngũ sư phạm tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin vừa tạo bước chuyển đổi mới phương pháp dạy học đồng thời củng cố, phát
triển mối quan hệ thân tiện, tích cực thầy –thầy.
Với chuẩn nghề, trường xây dựng hệ thống minh chứng đánh giá chuẩn nghề
theo hướng khuyến khích hợp tác, chia sẻ. Khi định thang điểm cho mỗi tiêu chí của
chuẩn nghề, mỗi thầy cô giáo chỉ đạt mức điểm giỏi khi minh chứng được việc chia sẻ
về chuyên môn và được tập thể đồng tình hợp tác.
Như thế từ việc hợp tác, chia sẻ trong soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông
tin, trong thu thập minh chứng đánh giá chuẩn nghề, trường đã khơi gợi thành nhu cầu
học lẫn nhau để dạy hiệu quả hơn; nhu cầu tự khắng định năng lực chuyên môn của mỗi
thầy cô giáo. Từ nhu cầu thúc đẩy sáng tạo, sáng tạo của mỗi thầy cô được được tập thể

trân trọng và góp sức phát huy thêm. Theo suy nghĩ của chúng tôi, đó cách quan hệ gắn
bó giữa thầy với thầy để trở thành một đội ngũ nhà giáo thân thiện, tích cực.
1.2. Xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa thầy và trò
Nếu quan hệ “thân thiện, tích cực” giữa thầy với thầy là cơ bản thì quan hệ “thân
thiện, tích cực” giữa thầy và trò là trọng tâm. Trường học thân thiện phải làm cho mọi
hoạt động giáo dục đều vui tươi, nhẹ nhàng, hấp dẫn đối với học sinh.Trong các hoạt
động giáo dục, tiết học là đơn vị quan trọng nhất. Thực tế đã chứng minh, một tiết học
mà thầy giúp cho trò được phát huy tối đa khả năng cá nhân thì đó là quan hệ “thân
thiện, tích cực”. Có điều số học sinh đạt yêu cầu này thường là học sinh có năng lực học
tập khá, giỏi. Như thế cái khó là xây dựng quan hệ thân thiện giữa thầy với học sinh
chưa đạt chuẩn, không đề các em này trở thành người khách lạ ngay trong lớp học của
mình dẫn đến tự ti, chán học. Để khắc phục khó khăn thiếu quan hệ “ thân thiện, tích
cực”giữa thầy với học sinh yếu, chúng tôi đã gợi ý với thầy cô trường xây dựng, phát
triển quan hệ thân thiện, tích cực thầy- trò bằng cách hợp tác& chia sẻ thông qua
phương tiện học tập thầy trò cùng có thể chuẩn bị là “Phiếu học tập”.
Gọi là “hợp tác” vì khi soạn bài thầy đầu tư thiết kế “Phiếu học tập” theo mục
tiêu bài dạy; tại lớp, thầy nêu nhiệm vụ, cách thức thực hiện, học sinh theo gợi ý của

thầy suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức nhằm đạt được mục tiêu bài học. Để
làm được yêu cầu này, học sinh cần hiểu và làm đúng theo lệnh của giáo viên. Muốn
học sinh hiểu, lệnh làm việc của thầy cô cần đúng yêu cầu về hình thức và nội dung. Về
hình thức cần bảo đảm học sinh nghe được, về nội dung phải nêu đủ những việc học
sinh cần làm. Và để giúp học sinh làm đúng theo lệnh, giáo viên phải chú ý quan sát
học sinh làm việc, dự kiến “khó” mà học sinh có khả năng gặp phải để hợp tác với các
em. Gọi là “chia sẻ”, vì sau khi làm việc, học sinh thông báo kết quả, trình bày sản
phẩm của mình. Dựa vào kết quả này, người thầy yêu cầu học sinh giải thích cách làm;
mời cả lớp tham gia nhận xét để sửa chữa chung; bổ sung, nhấn mạnh và tổ chức cho
học sinh ghi nhớ điều cần thiết.



(Học sinh sử dụng phiếu học tập, bảng tay kết hợp TBD để có sản phẩm trong
hoạt động học)
Lúc đầu, nhà trường thực hiện đối với hai môn văn hóa cơ bản, mỗi tiết học, thầy
thiết kế và tập cho học sinh sử dụng ít nhất một “Phiếu học tập” ở hoạt động trọng tâm,
dần dần mở rộng cho nhiều hoạt động, nhiều môn học. Như thế quan hệ “thân thiện,
tích cực” giữa thầy-trò là trong mỗi tiết học đã được xây dựng, phát triển bằng đổi mới
phương pháp dạy học, trong giờ học tất cả học sinh tham gia đều tham gia hoạt động,
với thiết bị học đơn giản, dễ làm là “Phiếu học tập” hoặc đơn giản hơn là bảng tay của
từng em, thầy cô giáo theo dõi được kết quả, kiểm tra kết quả làm việc, đánh giá mức
độ tiến bộ của từng học sinh. Với học sinh, thông qua làm việc, các em dần dần học
được cách học. Nhờ đó mỗi em học sinh hình thành dần thói quen tự học một cách tích
cực, độc lập, sáng tạo; riêng với các em còn khó khăn về một môn học nào đó được
thêm tự tin vì được thầy theo sát giúp đỡ, cảm thấy bản thân đang tiến bộ dần, đây cũng
chính là kết quả mối quan hệ gắn bó giữa thầy với trò mà ngôi trường thân thiện cần đạt
đến và tiếp tục phát triển cụ thể việc đổi mới phương pháp dạy học: cả lớp tích cực học
tập, mỗi em phát huy năng lực cá nhân.

1.3. Xây dựng, phát triển quan hệ “thân thiện, tích cực” giữa trò với trò.
Hầu hết các cuộc thi thường tạo ra sự ganh đua công bằng và niềm vui.Tuy nhiên
cuộc thi trong lớp học nếu không khéo thì chỉ đem lại công bằng, niềm vui cho những
em có năng khiếu nhưng khó thể có công bằng, niềm vui với các em còn lại, với những
em vốn ít cơ hội chiến thắng sẽ mất dần hứng thú học tập. Trường học thân thiện, tích
cực là nơi không tạo ra sự ganh đua học tập vì bản thân mình mà khuyến khích học sinh
học tập bằng phương pháp hợp tác để cùng nhau phát triển. Để tạo được sự thân thiện,
tích cực giữa các em học sinh với nhau, trong mỗi tiết học, chúng tôi tổ chức cho học
sinh hoạt động nhóm nhỏ và nhóm đôi cũng với định hướng hợp tác và chia sẻ
Đầu năm học, trường chọn nội dung từ đĩa tài liệu hỗ trợ của chương trình Bồi
dưỡng thường xuyên giới thiệu cho học sinh về cách học nhóm. Từ đó, từng bước củng
cố cho các em kỹ năng hoạt động nhóm nhằm đạt kết quả cao. Mỗi học sinh đều biết rõ
nhiệm vụ của nhóm, nhiệm vụ của bản thân, cùng suy nghĩ và tham gia vào hoạt động

để có được sản phẩm chung mang tính hợp tác cao của cả nhóm. Nhà trường củng chú ý
đến nhóm đôi để tận dụng được bàn ghế, giảm thời lượng di chuyển để các em vừa thể
hiện được năng lực của bản thân vừa sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ thường xuyên cho nhau.



( Học sinh sử dụng phiếu học tập để hình thành sản phẩm trong học nhóm)
Như thế nhờ chuẩn bị và tập cho học sinh vào hoạt động nhóm, nhà trường bước
đầu phát huy được lợi ích của việc dạy học theo nhóm. Học sinh đã được tham gia từng
bước trong mỗi hoạt động học dưới sự hướng dẫn của thầy cô, được chia sẻ hiểu biết,
kinh nghiệm của bản thân, được cơ hội học tập từ bạn và cùng phát huy vai trò trách
nhiệm đối với lớp, đây củng là cách khai thác ưu điểm phương pháp dạy học theo nhóm
nhằm xây dựng, phát triển quan hệ thân thiện, tích cực trò-trò.
Giải pháp 2: Thân thiện với môi trường
Môi trường giáo dục của trường tiểu học thân thiện là môi trường có khả năng
giúp mỗi em học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từ những hoạt động mà học
sinh gắn bó trong toàn bộ thời gian đi học, qua đó các em được tập luyện những kĩ năng
cần thiết để ứng xử trong cuộc sống. Bên cạnh đầu tư cho lớp học, theo chúng tôi cần
làm cho mỗi học sinh thân thiện với nhà vệ sinh, sân trường và rác thải.

2.1.Học sinh thân thiện với nhà vệ sinh.
Năm học 2008-2009, trường chúng tôi tiếp nhận 3 phòng vệ sinh mới tại điểm
trường chính, mỗi phòng có nhà xí xổm giật nước, bồn tiểu cá nhân, bồn rửa có kiếng
soi. Ngay từ đầu sử dụng, đã có nhiều việc bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến của chúng tôi:
long não trong bồn tiểu để khử bớt mùi hôi có em bốc làm đồ chơi, có em bỏ cả cuộn
giấy vệ sinh vào bồn xí,có em mở mà không khóa vòi nước để nước chảy tràn ra cả nhà
vệ sinh. Tại điểm trường lẻ, UBND xã có đầu tư sửa chữa 2 nhà vệ sinh có xí bệt riêng
cho nam, nữ song tình hình có cũng không khá hơn như các em không dội nước, bỏ
giấy làm tắc nghẽn hố xí.Thêm vào đó, bơm nước trong những ngày đầu luôn có sự cố
kỹ thuật. Lo lắng về nhà vệ sinh bốc mùi đã thực sự ám ảnh chúng tôi. Để giải quyết

được vấn nạn này, chúng tôi đã phải huy động nhiều nguồn, trong đó nỗn lực của thầy
và trò là chính.
Một, nhờ các anh em giáo viên có biết về điện mua máy bơm, đặt đường dây
điện dự phòng để bảo đảm có nguồn nước cho nhà vệ sinh phòng khi chờ máy bơm
chính có sự cố.Hai, tính toán và đề xuất Ban đại diện CMHS trường hỗ trợ các dụng cụ,
thuốc tẩy rửa để lau chùi sàn nhà, các bồn rửa tay, bồn tiểu, bồn cầu hằng ngày.Ba, tận
dụng các phương tiện trực quan của trường có được để thầy giới thiệu các động tác cần
thiết khi sử dụng từng loại nhà vệ sinh.Bốn, thầy tìm nhiều cách nhắc cho học sinh nhớ
để tiêu, tiểu đúng: nhớ bằng mắt khi nhìn các hình ảnh, bảng nội quy trường, nội quy tại
các lớp học; nhớ bằng tai khi nghe dặn dò trong các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh
hoạt Đội, sinh hoạt Sao; nhớ bằng việc làm khi một số thầy cô là thành viên của Chi
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường trực ở nhà vệ sinh vào các giờ “cao điểm” giúp các
em cách xử lý các sự cố. Sau một năm học, học sinh đã có thói quen sử dụng đi kèm
với giữ gìn, và nhà trường từng bước nâng cấp từ sạch chuyển sang đẹp bằng nhờ giáo
viên chuyên Mỹ thuật trang trí thêm hình vẽ tạo cảm giác thoải mái cho các em khi cần
vào nhà vệ sinh.
2.2 Học sinh thân thiện với sân trường
Hoạt động vui chơi góp phần phát triển nhân cách học sinh. Với học sinh tiểu
học, sân chơi là nơi phát trịển,mở rộng tình bạn chung lớp,chung trường. Nếu được
hướng dẫn, qua vui chơi, trẻ được học tập kỹ năng sống khi tuân theo luật chơi. Học
sinh sẵn sàng đón nhận bạn khác vào cuộc chơi một cách vô tư, thậm chí còn biết
nhường nhịn, nhận phần khó khi bạn chơi ít tuổi hay có sức khỏe yếu hơn. Tuy nhiên,
từ nhiều năm qua, trường chỉ có sân mà chưa có chỗ để học sinh vui chơi.Chúng tôi đã
giải quyết khó khăn này bằng hai bước xây dựng sân và tổ chức cho học sinh vui chơi.
Việc xây dựng sân chơi được tham khảo ý kiến các thầy cô giáo để có được mẫu
phù hợp với sở thích của học sinh. Ban đầu, chúng tôi vẽ trên sân trường, rồi làm một
số thiết bị vận động rẻ tiền như cầu thăng bằng bằng các vật liệu xi-măng, gạch thi công
sửa chữa còn dư, xích đu bằng bánh xe, sau đó làm khu vui chơi mô phỏng “sân chơi kỳ
diệu”. Phần kinh phí do vận động từ CMHS và từ kinh phí hoạt động của nhà trường.
Để bảo đảm giáo dục và an toàn cho học sinh, trường bố trí mỗi lớp 1 tiết Thể dục tăng

để giáo viên hướng dẫn giúp các em lựa chọn trò chơi ưa thích, nhóm bạn thích hợp để
cùng tham gia hoạt động.




(Học sinh vui chơi với cầu đi thăng bằng, dụng cụ vận động do nhà trường làm
từ các phế liệu xây dựng)
Từ khi học sinh sử dụng được các dụng cụ vui chơi, các vụ việc cãi nhau, đánh
nhau có giảm bớt do các em giảm được cảm giác tù túng không được vận động. Điều
lợi ích lớn nhất là bổ sung, phát triển mối quan hệ trò– trò trên phạm vi toàn trường;
mối quan hệ bạn bè đã được hình thành một cách tự nhiên, các em dễ dàng làm quen,
hợp tác-chia sẻ để vui chơi với nhau.
Học sinh thân thiện với rác

Một trong những vấn đề lớn mà nhà trường phải xử lý rác do học sinh thải ra, số
em học hai buổi ngày mỗi năm học một tăng thêm nên số rác từ sinh hoạt, trong ăn
uống của trẻ cũng tăng thêm nhiều hơn. Lúc đầu, chúng tôi hợp đồng với Hợp tác xã vệ
sinh chuyển đổ toàn bộ. Có điều, nhà trường vẫn trăn trở phải làm gì để giáo dục học
sinh có ý thức về tiết kiệm, về bảo vệ môi trường với những vật dụng do chính mình
thải bỏ. Chúng tôi quyết định chọn cách hướng dẫn học sinh cùng tham gia hoạt động
có tên “thùng nhỏ đến thùng to đổi lấy tiền”
Thùng nhỏ là thùng rác tại lớp, tại căn tin, ở mỗi nơi này trường bố trí hai thùng
chứa rác: một đưng giấy, một đựng các rác thải khác. Cuối buổi học, thầy hướng dẫn
tròh chuyển từ hai thùng nhỏ đến hai thùng to. Liên Đội TNTP Hồ Chí Minh trường
phụ trách thu gom chung và bán lại rác đã thu gom. Số tiền thu được cả thầy-trò dùng
để mua quà tặng đến thăm các gia đình chính sách tại địa phương.
Với cách làm này chúng tôi đã nối dài được việc dạy học tích hợp giáo dục kỹ
năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; biến kiến thức thành thành vi cần
rèn luyện hằng ngày. Được sự tham gia của các em, phong trào xanh, sạch, đẹp được

duy trì tương đối bền vững, trong lớp, trong trường đã trở thành nơi rèn cho học sinh
tập hành vi văn minh có giá trị lớn hiện nay là không xả rác và tiết kiệm năng lượng.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau ba năm học tham gia phong trào, nhà trường đã có những chuyển biến tích
về tay nghề của đội ngũ giáo viên, về chất lượng giáo dục, về trường học xanh-sạch-đẹp
và thêm gắn bó với sự phát triển của địa phương. Một số kết quả nhà ghi nhận được có
đối chiếu với năm học 2007-2008:
Nội dung 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011
GV giỏi cấp huyện, tỉnh 12,1%

30,3%

27,2%

30,3%

Lớp 2 buổi/ngày 0

6

9

11

HS lớp 1 lên lớp thẳng 89,8%

93,4%

94,6%


95,9%

HS giỏi cấp huyện, tỉnh 1,4%

2,5%

3,3%

5.3%

Phòng học bộ môn 0

1

2

3

Thư viện 01

TT

TTXS

TTXS

Vận động 6 triệu

16 triệu


17 triệu

19 triệu

Danh hiệu thi đua LĐTT

LĐXS

LĐXS

LĐXS

IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Một, “ thân thiện” có nghĩa là có tình cảm tốt và sống tử tế với nhau. Như thế, cơ
sở để thực hiện phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” về pháp
lý là sự dân chủ, bình đẳng và về đạo đức là chia sẻ, nâng đỡ nhau giữa các thành viên
mà cốt lõi là tập thể giáo viên của đơn vị.
Hai, thực hiện phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”là huy động tất cả các các yếu tố bên trong, bên ngoài nhà trường cùng hoạt động
để từng học sinh có thể phát huy năng lực của bản thân trong từng hoạt động với các
bạn chung lớp, chung trường.
Ba, nhà trường thân thiện là đơn vị huy động có hiệu quả sự tham gia tích cực
của hai đối tượng chính là thầy-trò vừa hoàn thành nhiệm vụ dạy tốt-học vừa đáp ứng
đựơc nhu cầu thực tiễn và ngày càng phát triển của địa phương.




V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa

XI, kì họp thứ 7 thông quan ngày 14/6/2005;
2.Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT và Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008
của Bộ trưởng BGDĐT chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
3.Hồ Chí Minh toàn tập-Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 1996
4.Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực-Nhiều tác giả-
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam-2009
5. Tài liệu BDTX cho GVTH chu kì II, Tập I- Nhiều tác giả- Nhà xuất bản Tiền
Giang- 2005

NGƯỜI THỰC HIỆN




Lê Đức Dũng




















BM04-NXĐGSKKN

PHÒNG GD – ĐT CẨM MỸ
TRƯỜNG TH XUÂN ĐƯỜNG


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Xuân Đường, ngày 16 tháng 01 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân
Đường
Họ và tên tác giả: Lê Đức Dũng Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Xuân Đường – Cẩm Mỹ - Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 1- Phương pháp dạy học bộ môn: 1
- Phương pháp giáo dục 1- Lĩnh vực khác: 1
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1
Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
Có giải pháp hoàn toàn mới 1
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1
Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 1
Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 1 Khá 1 Đạt 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)





THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

×