Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Ứng dụng phần mềm, hệ thống vbdlis trong công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUANG HUY

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM, HỆ THỐNG VBDLIS TRONG CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khóa học:
Khoa:

Chính quy
Quản lý đất đai
2020 - 2023
Quản lý tài nguyên

Thái Nguyên - 2023


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUANG HUY
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM, HỆ THỐNG VBDLIS TRONG CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TỈNH THÁI NGUN



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hướng dẫn:

Chính quy
Quản lý đất đai
K52 VB2 QLĐĐ
Quản lý tài nguyên
2020 - 2023
TS. Trần Thị Mai Anh

Thái Nguyên - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Huy



LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị
Mai Anh – Giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm
Thái Ngun đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm để
em sửa chữa và hồn thiện tốt nhất bài luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại Văn
phòng Đăng ký đất đai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Do thời gian thực tập tương đối ngắn với kiến thức của bản thân còn hạn
chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóa luận khó tránh những
thiếu sót. Vì vậy, em hi vọng nhận được sự góp ý từ q thầy cơ để bài luận
văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 6 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Huy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... II
MỤC LỤC .........................................................................................................................III
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quan....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................3
2.1. Khái quát chung thủ tục hành chính về đất đai .......................................... 3
2.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm thủ tục hành chính................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm thủ tục hành chính về đất đai .................................................. 5
2.1.4. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam .............................. 6
2.2. Hệ thống VBDLIS...................................................................................... 8
2.2.1. Tổng quan về hệ thống VBDLIS ............................................................ 8
2.2.2. Tổng quan về hệ thống VBDLIS .......................................................... 10
2.3. So sánh hệ thống VBDLIS và các hệ thống GIS đã sử dụng................... 10
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........12
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 12
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 12


3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................. 13
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 13
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 13
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................14
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ............. 14
4.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội........................................................ 14
4.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội ........................................... 15
4.2. Đánh giá kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm
của VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 17
4.2.1. Kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm của
VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 17

4.2.2. Đánh giá chung kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6 tháng
đầu năm của VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên....................................... 20
4.3. Xây dựng chức năng, cách sử dụng phân hệ địa chính trong VBDLIS để
quản lý hồ sơ địa chính ................................................................................... 21
4.3.1. Giới thiệu chức năng, cách sử dụng phân hệ địa chính VBDLIS ......................21
4.3.2. Xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính...............................................42
4.4. Ứng dụng phân hệ địa chính trong VBDLIS Desktop cập nhật chỉnh lý cơ
sở dữ liệu không gian ...................................................................................... 49
4.4.1. Quy trình chỉnh lý biến động trên cơ sở dữ liệu không gian ................ 49
4.4.2. Ứng dụng chức năng phân hệ VBDLIS desktop để chỉnh lý cơ sở dữ
liệu không gian ................................................................................................ 53
4.5. Kết quả ứng dụng hệ thống VBDLIS và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả cơng tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................ 56


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................58


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…
đất đai còn chứa đựng nhiều tài ngun khống sản cho con người, nó cịn là
chỗ dựa vững chác cho loài người tồn tại và phát triển lâu dài.

Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS được xây dựng dựa trên nền tảng cốt
lõi là hệ thống quản lý dữ liệu VDMS do Vietbando tự nghiên cứu & phát
triển. VBDLIS là hệ thống thông tin tập trung, sử dụng cơng nghệ điện tốn
đám mây theo xu hướng chung của thế giới. Quy mơ hệ thống có khả năng co
dãn linh hoạt và tức thời theo nhu cầu sử dụng thực tế. Có khả năng đáp ứng
yêu cầu nghiệp vụ chung của cả nước và yêu cầu đặc thù của mỗi địa phương
nhờ công nghệ tùy biến quy trình Workflow. Cung cấp giải pháp GIS tổng thể
bao gồm ứng dụng nghiệp vụ trên nền Web và công cụ biên tập dữ liệu trên
nền Desktop.
Tăng cường khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ và sử dụng lại thông tin
và cơ sở hạ tầng thông tin;
Nâng cao khả năng giám sát và đánh giá đầu tư; đảm bảo việc triển khai
đồng bộ các ứng dụng CNTT, hạn chế sự trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời
gian triển khai;
Tăng cường sự linh hoạt để phát triển và triển khai thực hiện của các
thành phần và hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế;
Tạo cơ sở để xác định thành phần và hệ thống thông tin cần thiết để phát
triển và các lộ trình, trách nhiệm thực hiện chính phủ điện tử tại Việt Nam;
Phục vụ việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tập trung, thống nhất
trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc
gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam.


Chính vì lý do đó em chọn đề tài: “Ứng dụng phần mềm, hệ thống
VBDLIS trong công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tỉnh
Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quan
Ứng dụng phần mềm, hệ thống VBDLIS trong công tác giải quyết thủ tục
hành chính về đất đai tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Sử dụng phần mềm, hệ thống VBDLIS xử lý hồ sơ đất đai.
- Xuất báo cáo, thống kê tình trạng xử lý hồ sơ để kiểm tra giám sát quá trình
giải quyết hồ sơ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết
thủ tục hành chính về đất đai bằng phần mềm, hệ thống VBDLIS.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần củng cố và hệ thống cơ sở lý luận khoa học về thủ tục hành
chính. Vận dụng vào công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Ứng dụng phần mềm đẩy mạnh được công tác giải quyết thủ tục hành chính
về đất đai.
- Giảm thời gian chi phí trong cơng tác ln chuyển và lưu trữ hồ sơ.
- Kiểm sốt được quy trình, thời gian xử lý hồ sơ giúp giảm được lượng hồ sơ
chậm hạn.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan thủ tục hành chính về đất đai
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về thủ tục hành chính
"Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu,
điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết
một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức (Quốc hội, 2013).
Thủ tục hành chính có các dấu hiệu sau:
+ Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện để giải quyết
một công việc cụ thể.
+ Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định.

+ Liên quan đến việc giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
+ Được thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức cung
cấp dịch vụ công.
+ Thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
+ Không áp dụng đối với các TTHC không liên quan đến cá nhân, tổ chức
(TTHC trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan
hành chính nhà nước với nhau); Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục
thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước (131/2014/NQHĐND) (Quốc hội, 2013).
2.1.1.2. Nội dung thủ tục hành chính
Nội dung quy định về một TTHC cụ thể bao gồm đầy đủ các bộ phận tạo
thành cơ bản sau đây:
- Tên gọi của TTHC;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;


- Hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện TTHC;
- Cơ quan thực hiện TTHC;
- Kết quả thực hiện TTHC;
- Trường hợp có mẫu đơn, mẫu tờ khai; mẫu kết quả thực hiện TTHC; yêu
cầu, điều kiện thực hiện TTHC; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai; mẫu kết
quả; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của TTHC (Chính
phủ, 2017).
2.1.2. Đặc điểm thủ tục hành chính
2.1.2.1. Các đặc điểm chính
Các thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính
nhà nước.
5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các
quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thơng giữa các thủ
tục hành chính liên quan, thực hiện phân cơng, phân cấp rõ ràng, minh bạch,
hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách
nhiệm hồn chỉnh.
Thủ tục hành chính đã và đang có ý nghĩa nhất định trong q trình quản lí
hành chính nhà nước đó là: bảo đảm cho các quy định nội dung của luật hành
chính được thực hiện; đảm bảo cho các quy phạm nội dung của các ngành luật
khác đi vào cuộc sống, bảo đảm cho việc thi hành các quyết định HC được
thống nhất; Làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và


công dân; Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhất
định; Bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Là
biện pháp tối ưu trong các biện pháp có thể được thực hiện để bảo đảm yêu
cầu quản lý nhà nước và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức (Chính phủ, 2010).
2.1.2.2. Yêu cầu về bộ phận tạo thành cơ bản của thủ tục hành chính.
Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hồn thành khi đáp ứng đầy đủ các
bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;
kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu
đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu,
điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.
2.1.3. Đặc điểm thủ tục hành chính về đất đai
2.1.3.1. Các loại thủ tục hành chính về đất đai
Thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai được quy định tại các Điều 195, Điều 196,
Điều 197 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018 (sau đây gọi tắt là Luật đất
đai). Theo đó, có các loại thủ tục hành chính sau đây:
- Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;


- Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây
dựng;
- Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
- Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi
hành quyết định thu hồi đất;
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại
cơ quan hành chính;
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Theo nguyên tắc hiến định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”, tính pháp
quyền của nền hành chính được thể hiện trên cả hai phương diện: công cụ,
phương thức quản lý nhà nước và chế độ tuân thủ pháp luật trong cơ chế vận
hành. Theo tinh thần pháp quyền, quyền con người, quyền công dân là vấn đề

phải được quy định bằng văn bản dưới hình thức luật và chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Do
đó, yêu cầu đối với TTHC mới ban hành là phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực
hiện.
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều
kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một
công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Xuất phát từ ý nghĩa, tác
động của TTHC đến mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, Điều 14 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 chỉ cho phép bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương quy định TTHC trong
trường hợp được luật giao. Theo quy định này, các văn bản nêu trên chỉ được
quy định TTHC khi được giao trong luật, không phải được giao trong các văn
bản dưới luật và phải được giao trực tiếp trong luật, không phải suy luận từ
chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực
trong việc đánh giá nhu cầu ban hành, nội dung cũng như các tác động của
TTHC, nhưng kết quả chưa được như mong đợi, các cơ quan nhà nước, nhất
là cơ quan ở Trung ương chưa có nhiều cố gắng trong đơn giản hóa TTHC


trong dịch vụ cơng trực tuyến, nói theo văn bản pháp luật là tái cấu trúc quy
trình để đưa vào sử dụng.
Nội dung văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề gắn với cơ chế điều chỉnh
pháp luật. Thẩm quyền ban hành văn bản được quyết định bởi mức độ quan
trọng, sự ổn định và tính chất của quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Các văn bản
có hiệu lực pháp lý cao thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội ổn định, đã bộc lộ rõ khuynh hướng vận động chủ yếu. Những văn bản có
hiệu lực pháp lý thấp hơn thường được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ xã hội
mới xuất hiện, chưa được kiểm nghiệm về sự ổn định. Hạn chế chủ thể được
đặt ra TTHC trong thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của địa phương

không chỉ được lý giải dưới góc độ cơ chế điều chỉnh pháp luật mà cịn được
xem là biện pháp pháp lý nhằm góp phần tạo lập mơi trường kinh doanh
thơng thống, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ
chức, doanh nghiệp.
2.1.4. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Thời gian qua, hoạt động cải cách TTHC của các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước (HCNN) đã đạt được những kết quả khả quan. Mối quan hệ giữa cơ
quan HCNN với người dân và DN được cải thiện đáng kể, thông qua một loạt
các biện pháp như cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thơng; cơng khai hóa, minh bạch hóa các quy định về TTHC (nhất là
TTHC về thuế và bảo hiểm xã hội). Theo đó, các TTHC được rà soát, sửa đổi,
bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và DN.
Mục tiêu quan trọng nhất của cải cách TTHC là tạo thuận lợi cho người dân,
các tổ chức và DN, đồng thời giảm áp lực cho các cơ quan cơng vụ. Chính vì
vậy, Quyết định số 45/2016/QÐ-TTg ngày 19/10/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ
bưu chính cơng ích đã ra đời, góp phần thực hiện tốt mục tiêu này. Sau hai
năm triển khai thí điểm việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC
qua bưu điện, hiện 63 bưu điện tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức
thực hiện dịch vụ này. Năm 2018, có hơn 12 triệu lượt hồ sơ đã được tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện, tăng 33% so với cùng kỳ.
Nhiều thủ tục trước đây người dân phải đi lại, chờ đợi thì nay đã trở nên đơn
giản hơn rất nhiều, bởi việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đã


được triển khai tại gần 1.600 bưu điện văn hóa xã. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh,
mỗi ngày, Sở Tư pháp phải giải quyết từ 600 – 1.200 hồ sơ hành chính phục
vụ người dân, DN. Trong đó, khoảng 50% lượng hồ sơ là cấp phiếu lý lịch tư
pháp. Hiện nay, người dân không cần trực tiếp đến Sở vẫn có thể nộp và nhận
phiếu lý lịch tư pháp. Rõ ràng, với việc nhận hồ sơ và trả kết quả qua bưu

điện, người dân và DN có thể tiết kiệm được nhiều thời gian, cơng sức và chi
phí đi lại, chờ đợi.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết
TTHC tại nhà, một điểm nổi bật khác trong lĩnh vực cải cách TTHC thời gian
qua là việc triển khai thí điểm đưa bộ phận một cửa các cấp về đặt tại trụ sở
của bưu điện ở một số địa phương theo Nghị định số 61/2018/NÐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết TTHC. Lợi ích mang lại trước hết đối với Ủy ban nhân
dân (UBND) các cấp sẽ không phải bố trí kinh phí để xây dựng trụ sở, nhất là
khơng phải bỏ chi phí thường xun để duy trì, sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở,
trang thiết bị cho bộ phận một cửa.
Những hạn chế, bất cập trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản lý,
cải cách TTHC vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là việc tổ
chức thực hiện 25 nghị quyết của Chính phủ tại một số bộ, ngành cịn chậm.
Hoạt động đánh giá tác động và lấy ý kiến đơn vị kiểm soát TTHC đối với các
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC chưa được thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc; việc thẩm định quy định TTHC trong một số văn
bản quy phạm chưa chặt chẽ, dẫn đến TTHC trên nhiều lĩnh vực còn phức tạp
và tiếp tục là rào cản trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, đời sống nhân
dân.
Thẩm quyền giải quyết các TTHC còn nhiều cửa và khâu trung gian, chưa rõ
ràng trong các quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong quản lý một số
lĩnh vực. Phương thức thực hiện các TTHC của các cơ quan HCNN cịn mang
tính kinh nghiệm, chưa tích cực áp dụng những tiến bộ công nghệ tin học để
phù hợp với nhu cầu trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, đó là: nhận thức, tư
duy về quản lý HCNN trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chậm



được đổi mới, chưa thấy được hết ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách
của cải cách TTHC; chưa xây dựng được cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu
quả đối với đội ngũ cơng chức thực thi công vụ trong tiếp nhận và giải quyết
TTHC trong các lĩnh vực; xây dựng và vận hành chính phủ điện tử chưa đáp
ứng yêu cầu của cải cách TTHC.
Nội dung đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết TTHC là gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC
với quá trình tiếp nhận, xử lý TTHC tại bộ phận một cửa, tạo cơ sở hình thành
dữ liệu đầy đủ và chính xác; đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu
phục vụ việc đơn giản hóa trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết
hồ sơ TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở
ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thơng; nâng cao tính chủ động với việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
của bộ phận một cửa; đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết
TTHC theo thời gian thực trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới.
Trong nhiều năm trở lại đây, bộ máy hành chính ở một số quốc gia trên thế
giới đã thay đổi theo hướng nghiên cứu, áp dụng phương thức quản lý, giá trị
quản trị từ khu vực tư sang khu vực công, xác định người dân là khách hàng
của cơ quan hành chính. Cải cách TTHC kết hợp với cải cách công vụ đã nỗ
lực tạo sự chuyển biến về nhận thức, thái độ của công chức trong giải quyết
công việc của người dân, doanh nghiệp. Cùng với việc tiếp nhận và vận dụng
phương thức đánh giá hoạt động thơng qua kết quả, khuyến khích tính chủ
động của cơng chức, các quy định cứng nhắc, phức tạp trong các quy trình xử
lý cơng việc đã được loại bỏ.
2.2. Hệ thống VBDLIS
2.2.1. Tổng quan về hệ thống VBDLIS
Hệ thống VBDLIS là giải pháp kỹ thuật nhắm hỗ trợ cho các địa phương
xây dựng, quản lý, lưu trữ và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, bao gồm cả giải
pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai tại Trung ương và địa

phương. Với nền tảng dữ liệu mở, phần mềm VBDLIS đáp ứng các yêu cầu
về xây dựng CSDL địa chính và các CSDL thành phần khác như quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai đảm bảo đúng tiêu


chuẩn dữ liệu cơ sở, an tồn thơng tin, phục vụ quy trình nghiệp vụ và tăng
tính chủ động trong quá trình vận hành và khai thác sử dụng, trên cơ sở quản
lý chung dữ liệu cả nước.
VBDLIS DESKTOP là một phần mềm biên tập, chỉnh sửa và hiển thị dữ liệu
bản đồ một cách hồn thiện trên máy tính cá nhân. Có thể thực hiện các
nhiệm vụ phân tích địa lý phức tạp, tạo các bản đồ chuyên đề trên các trường
thuộc tính ở bên trong dữ liệu của bạn và nhiều tính năng mạnh mẽ khác như :
Kết hợp và chia tách đối tượng, tạo vùng đệm và chuyển đổi (conversion)
giữa các đối tượng vùng, đường điểm… Bạn có thể tương tác qua lại giữa đối
tượng hình học và dữ liệu thuộc tính một cách trực quan.
Ngồi ra, người dùng có thể thực hiện các câu lệnh truy vấn dữ liệu thuộc tính
(SQL Query) hoặc theo các ràng buộc của dữ liệu không gian (SQL Spatial),
xây dựng các mạng lưới Topo hoặc phân đoạn cho các lớp dữ liệu đường.
VBDLIS DESKTOP giúp người dùng kiểm tra tính chính xác (Validate
topology) của dữ liệu bản đồ bằng nhiều luật topo được xây dựng sẵn (32
luật).
Phần mềm cũng xây dựng sẵn các tập lệnh (command line) song song cùng
với các menu chức năng để giúp người dùng thuận tiện trong các thao tác biên
tập. Thêm nữa, công cụ cho phép bạn có thể tạo ra các lớp dữ liệu từ các
nguồn dữ liệu về Geographic Information System khác : Shapefiles (*.shp),
MapInfo (*.MIF), KML, DGN, WFS,… Và xuất ngược ra các định dạng
khác : Shapefiles, MapInfo và GML.
Với Hệ Quy Chiếu và Hệ Tọa Độ, VBDLIS DESKTOP cho phép người dùng
xây dựng, chỉnh sửa và thiết lập các hệ quy chiếu và hệ tọa độ khác nhau :
VN2000 (múi chiếu 3 và 6 độ theo kinh tuyến trục từng địa phương),

WGS84,… Người dùng có thể sử dụng các hệ tọa độ từ thư viện được dựng
sẵn hoặc có thể tạo một hệ tọa độ mới để phục vụ cho công việc biên tập bản
đồ. Ngoài hệ tọa độ hiển thị chung cho tất cả các lớp dữ liệu (layers). Ứng
dụng cho phép người dùng thiết lập các hệ tọa độ khác nhau cho mỗi lớp dữ
liệu.
Tài liệu hướng dẫn này bao gốm tất cả các mô tả hướng dẫn chi tiết sử dụng
các chức năng của phần mềm giúp người dùng có thể xây dựng một dữ liệu
bản đồ hồn chỉnh. Đi kèm với nó là cơng cụ xây dựng và quản lý các loại


định dạng kiểu mẫu (styles) phù hợp cho từng loại đối tượng khác nhau từ thư
viện tạo sẵn hoặc do người dùng thiết lập nên.
VBDLIS DEKSTOP được xây dựng dưới dạng Core + Plugins. Do đó, cho
phép các nhà phát triển phần mềm có thể viết và tích hợp các modules vào
phần mềm dưới dạng plugins với ngôn ngữ hỗ trợ là Visual C++ 2015 trở
lên.- Phần mềm VBDLIS là giải pháp kỹ thuật nhắm hỗ trợ cho các địa
phương xây dựng, quản lý, lưu trữ và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, bao gồm
cả giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai tại Trung ương và
địa phương. Với nền tảng dữ liệu mở, phần mềm VBDLIS đáp ứng các yêu
cầu về xây dựng CSDL địa chính và các CSDL thành phần khác như quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai đảm bảo đúng
tiêu chuẩn dữ liệu cơ sở, an tồn thơng tin, phục vụ quy trình nghiệp vụ và
tăng tính chủ động trong q trình vận hành và khai thác sử dụng, trên cơ sở
quản lý chung dữ liệu cả nước.
- Minh bạch thông tin quy hoạch đất đai cho người dân, giúp người dân dễ
dàng tra cứu thông tin
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục dịch vụ công liên quan tới lĩnh vực đất
đai
- Tăng hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước với lĩnh vực đất đai
- Đảm bảo bảo mật cơ sở dữ liệu đất đai

2.2.2. Các phân hệ VBDLIS
- Phân hệ thống kê, kiểm kê
- Phân hệ Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
- Phân hệ Giá đất
- Phân hệ địa chính, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai
- Công cụ VBDLis Desktop chỉnh lý biến động không gian.
2.3. So sánh hệ thống VBDLIS và các hệ thống GIS đã sử dụng
- VBDLIS là hệ thống thông tin tập trung, sử dụng cơng nghệ điện tốn đám
mây theo xu hướng chung của thế giới.


- Quy mơ hệ thống có khả năng co dãn linh hoạt và tức thời theo nhu cầu sử
dụng thực tế.
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chung của cả nước và yêu cầu đặc
thù của mỗi địa phương nhờ cơng nghệ tùy biến quy trình Workflow.
- Cung cấp giải pháp GIS tổng thể bao gồm ứng dụng nghiệp vụ trên nền Web
và công cụ biên tập dữ liệu trên nền Desktop.
- Tăng cường khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ và sử dụng lại thơng tin và
cơ sở hạ tầng thông tin;
- Nâng cao khả năng giám sát và đánh giá đầu tư; đảm bảo việc triển khai
đồng bộ các ứng dụng CNTT, hạn chế sự trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời
gian triển khai;
- Tăng cường sự linh hoạt để phát triển và triển khai thực hiện của các thành
phần và hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế;
- Tạo cơ sở để xác định thành phần và hệ thống thông tin cần thiết để phát
triển và các lộ trình, trách nhiệm thực hiện chính phủ điện tử tại Việt Nam;
- Phục vụ việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tập trung, thống nhất trên
phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia,
quốc tế được công nhận tại Việt Nam.
Với phương pháp hỗ trợ trực tuyến, trong quá trình triển khai, đơn vị thực

hiện liên tục, kịp thời hiệu chỉnh, cập nhật và bổ sung các chức năng phần
mềm theo yêu cầu đặc thù của địa phương từ quá trình vận hành, xử lý, cập
nhật CSDL thường xuyên tại tại VPĐK đất đai tỉnh và Chi nhánh các huyện,
thị, thành phố. Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền
của người sử dụng đất (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2022)


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hồ sơ đất đai của hộ gia đình cá nhân và tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên
- Cơ sở dữ liệu không gian
- Hệ thống VBDLIS phân hệ địa chính
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2023.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Đánh giá thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Nội dung 2. Đánh giá kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6
tháng đầu năm của VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên
- Kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm của
VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá chung kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6
tháng đầu năm của VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên
Nội dung 3. Ứng dụng phân hệ địa chính trong VBDLIS xây dựng quy
trình quản lý hồ sơ địa chính
- Giới thiệu chức năng, cách sử dụng phân hệ địa chính BDLIS quản lý

hồ sơ địa chính
- Xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính
Nội dung 4. Ứng dụng phân hệ địa chính trong VBDLIS Desktop cập
nhật chỉnh lý cơ sở dữ liệu không gian


- Quy trình chỉnh lý biến động trên cơ sở dữ liệu không gian
- Ứng dụng chức năng phân hệ VBDLIS desktop để chỉnh lý cơ sở dữ
liệu không gian
Nội dung 5: Kết quả ứng dụng hệ thống VBDLIS và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của
tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập hồ sơ đất đai (nguồn nhập từ một cửa các chi nhánh)
- Thu thập các văn bản, hướng dẫn sử dụng hệ thống VBDLIS
- Thu thập các thông tư, nghị định, quyết định liên quan đến cơng tác giải
quyết thủ tục hành chính về đất đai của tỉnh Thái Nguyên
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập hồ sơ đất đai ( nguồn nhận hồ sơ từ người dân)
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Scan PDF và máy scan để scan hồ sơ đất đai.
- Nhập hồ sơ qua hệ thống một cửa của tỉnh Thái Nguyên.
- Luân chuyển hồ sơ qua hệ thống VBDLIS để xử lý và lưu trữ hồ sơ.


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 75 km, và là tỉnh nằm trong Vùng thủ đô Hà Nội.
Năm 2022, Thái Nguyên là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 25 về
số dân, xếp thứ 14 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP đạt
150.195 tỉ Đồng (tương ứng với 6,3 tỉ USD) đứng thứ 2 vùng Trung du và
miền núi phía Bắc
Tỉnh Thái Ngun có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm
các loại sau:
Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình
thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi
thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phịng
hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây
lương thực cho nhân dân vùng cao.
Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên sa thạch,
bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa
nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ
độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công
nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây trà (một đặc sản của Thái
Nguyên).
Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân
bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của
chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh
tác.
Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm
69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm
30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả
năng sản xuất nơng nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.


Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí

hậu Thái Ngun vào mùa đơng được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện
Võ Nhai.
Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành
phố Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 21,5 - 23 °C (tăng dần từ Đông
sang Tây và từ Bắc xuống Nam); chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:
28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái
Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C
và 3 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ (giảm
dần từ Đông sang Tây) và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông,
lâm nghiệp.
Theo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PCI) năm 2019 của các tỉnh,
thành phố, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 12/63 với tổng số 67,71 điểm, tăng 6
bậc so với năm 2018. Đứng đầu vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam (Chỉ số
PAPI) năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đạt tổng điểm 46.471, thuộc nhóm 16 tỉnh
đạt điểm cao nhất (đứng thứ 3 cả nước), sau tỉnh Quảng Ninh (48.811 điểm)
và tỉnh Đồng Tháp (46.961 điểm). 6/8 chỉ số nội dung PAPI của tỉnh nằm
trong nhóm đạt điểm cao nhất. Cụ thể: Chỉ số Thủ tục hành chính cơng đạt
7.656 điểm; Chỉ số kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng đạt 7.278 điểm;
Chỉ số công khai, minh bạch trong việc ra quyết định đạt 6.322 điểm; Chỉ số
tham gia của người dân cấp cơ sở đạt 6.216 điểm; Chỉ số trách nhiệm giải
trình với người dân đạt 5.335 và Chỉ số quản trị điện tử đạt 3.463 điểm. Thái
Nguyên cũng là tỉnh duy nhất có tới 6 chỉ số nội dung tăng điểm phần trăm so

với năm 2019.


Thái Nguyên cùng với Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai và Bắc Giang
nằm trong nhóm 5 tỉnh thành được các doanh nghiệp đánh giá có cơ sở hạ
tầng tốt nhất năm 2019 vừa qua, cũng là những trung tâm công nghiệp lớn của
cả nước.
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của khu vực đơng
bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái
lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái
Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội,
một trung tâm kinh tế đang phát triển ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là
một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước với quy mô tổng cộng
hàng chục trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các Viện
Nghiên cứu
4.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Ngun có nhiều
khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ
khác. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng
khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên
liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích
đất nơng nghiệp tồn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ
yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh cịn có diện tích tương đối lớn
để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn ni đại gia súc, chăn ni
bị sữa.
Thái Ngun là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái
Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngồi
nước. Tồn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng),
trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng
trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên

15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm.
Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha,
có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…


4.2. Đánh giá kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6 tháng
đầu năm của VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm
của VP Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên
Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các
huyện, thành phố tiếp nhận tổng số 53.011 hồ sơ, trong đó có 47.756 hồ sơ
nhận mới, số hồ sơ kì trước chuyển sang là 5.255 hồ sơ. Số hồ sơ đã giải
quyết là 46.132 hồ sơ, đúng hạn là 46.002 hồ sơ, chiếm 99.71% tổng số hồ sơ
giải quyết, số hồ sơ quá hạn là 130 hồ sơ, chiếm 0.29% tổng số hồ sơ đã giải
quyết, 4.777 hồ sơ đang trong quá trình giải quyết. Cụ thể:
- Tại Văn phòng Đăng ký đất đai tiếp nhận 1.751 hồ sơ, trong đó có 1.371 hồ
sơ nhận mới, 380 hồ sơ chuyển sang từ kì trước. Có 1.456 hồ sơ được giải
quyết đúng hạn, 208 hồ sơ đang trong thời hạn giải quyết, 01 hồ sơ quá hạn
trả kết quả, 86 hồ sơ trả lại do không đủ điều kiện.
- Tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố, tiếp nhận
51.472 hồ sơ, trong đó có 46.571 hồ sơ nhận mới, 4.901 hồ sơ từ kì trước
chuyển sang. Đã giải quyết là 44.848 hồ sơ, giải quyết đúng hạn là 44.721 hồ
sơ (chiếm 99.72% tổng số hồ sơ đã giải quyết), hồ sơ giải quyết quá hạn là
127 hồ sơ (chiếm 0.28 % tổng số hồ sơ đã giải quyết), 4.595 hồ sơ đang trong
thời hạn giải quyết; trả lại 2.029 hồ sơ do không đủ điều kiện. Cụ thể:
1. Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký bổ sung tài sản trên đất.
Số hồ sơ cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký bổ sung tài sản
trên đất đã tiếp nhận là 8.644 hồ sơ (nhận mới 7.526 hồ sơ, từ kỳ trước

chuyển sang là 1.118 hồ sơ). Đã giải quyết đúng hạn 7.006 hồ sơ; quá hạn 36
hồ sơ; hồ sơ đang giải quyết là 1.086 hồ sơ; trả lại 516 hồ sơ do không đủ
điều kiện. Cụ thể:
* Cấp lần đầu GCN
Số hồ sơ cấp lần đầu GCN đã tiếp nhận là 3.062 hồ sơ (Nhận mới 2.330 hồ sơ,
từ kỳ trước chuyển sang là 732 hồ sơ). Giải quyết đúng hạn 2.397 hồ sơ; đang
trong giải quyết là 487 hồ sơ; trả lại 178 hồ sơ do không đủ điều kiện.


×