Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

LỰC LƯỢNG TUẦN TRA KIỂM SOÁT CẢNH SÁT BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.04 KB, 85 trang )

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẢNH SÁT BIỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ HỒN THIỆN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu chữ

Chữ viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

viết tắt
UNCLOS

The United Convention on Công ước của Liên hợp

1982
ASEAN

the Law of the Sea 1982
quốc về Luật Biển 1982
Associantion of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông

DOC

Asian Nations
Nam Á
Declaration on Conduct of Tuyên bố về cách ứng xử
the Parties in the South của các bên trên Biển Đông

COC
CSB


CSBVN
LLCSBVN
XHCN
BTL
IUU

China Sea
Code of Conduct

Illegal

unreported

unregulated fishing

Bộ Quy tắc ứng xử
Cảnh sát biển
Cảnh sát biển Việt Nam
Lực lượng cảnh sát biển
Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa
Bộ Tư lệnh
and Hoạt động đánh cá


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 1. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật và
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển (Nguồn: canhsatbien.vn)
.....................................................................................................................15
Ảnh 2. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tống đạt các quyết định đối với

tàu Pacific Ocean. (Ảnh: Cảnh sát biển cung cấp)............................................................35


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỰC LƯỢNG TUẦN TRA, KIỂM
SOÁT TRÊN BIỂN CỦA CẢNH SÁT BIỂN
I.

Định nghĩa
1. Khái niệm
2. Lịch sử của Cảnh sát biển Việt Nam

II.

Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động và thẩm quyền xử phạt vi

phạm của Cảnh sát biển Việt Nam
1.

Nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển Cảnh sát biển

Việt Nam
2.

Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam

3.


Phạm vi hoạt động

4.

Quy trình tuần tra

III.

Chức năng, vai trò của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển

IV.

Nghĩa vụ, trách nhiệm và các hành vi bị cấm đối với Cảnh sát biển

VN
V.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động – Hệ thống tổ chức

CHƯƠNG 2: THƯC TIỄN THI HÀNH NHIỆM VỤ CỦA CẢNH SÁT
BIỂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN – MỞ RỘNG
I.

Thành tựu

II.

Hạn chế


III.

Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện


MỞ RỘNG
I.

Lực lượng nòng cốt trong việc tuần tra, kiểm soát trên biển Việt
Nam hiện nay

II.

Tại sao Việt Nam lại chưa sử dụng hải quân để giải quyết vụ HD-

981?
III.

Tình hình quần đảo Hoàng Sa hiện nay? Việt Nam nên làm gì?

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng kinh tế, là cửa ngõ giao lưu


quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển một số ngành mũi nhọn của
đất nước. Việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng,
an ninh, đối ngoại là đòi hỏi bức thiết nhằm nâng cao đời sống nhân dân,
nhanh chóng tạo ra thế và lực trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh
vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đơng, có diện tích rộng
khoảng 1 triệu km2, gần 3.000 đảo, quần đảo; bờ biển có chiều dài hơn
3.260 km, trải dài qua 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó nhiều tỉnh,
thành phố có hệ thống cảng biển, các khu kinh tế, du lịch ven biển là cửa
ngõ, đầu mối giao thương về kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực và thế giới; là tuyến gia othông hàng hải quốc tế,
cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng; có vai trò, vị trí chiến lược về kinh tế,
an ninh, quốc phòng, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc Việ Nam.
Hiện nay, tình hình Biển Đơng diễn biến phức tạp, khó lường, ngun
do từ tham vọng về chính sách phát triển kinh tế biển và kiểm soát biển của
các nước trong khu vực; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền
thống, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn lậu,
gian lận thương mại; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn trên
biển, liên tiếp xảy ra. Do đó, Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng, ban hành
chính sách, pháp luậtt, từng bước hoàn chỉnh cơ cấu, tổ chức bộ máy nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ biển đảo Tổ quốc.


Trước tình hình đó, việc xây dựng và phát triển Lực lượng Cảnh sát biển
(LLCSB) thành lực lượng chuyên trách, nòng cốt để thực thi pháp luật và
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các vùng biển và thềm lục địa
của Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, chính đáng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Vì thế, việc giới thiệu cũng như là có những bình luận sâu hơn về thẩm

quyền nhiệm vụ, trách nhiệm của các lực lượng thực hiện việc tuần tra,
kiểm soát Cảnh sát trên biển là một việc làm đúng đắn, giúp chúng ta hiểu
thêm về công việc thường ngày của họ cũng như là nâng cao thêm sự yêu
quý đối với lựclượng này, cung cấp cách nhìn đúng đắn và nâng cao trách
nhiệm trong việc góp phần giữ gìn biển đảothiêng liêng của tổ quốc.Với
những lý do cao cả trên nhóm đã chọn đề tài “Lực lượng tuần tra, kiểm
soát của Cảnh sát biển theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Vì với phương diện là lực lượng chủ chốt trong việc tham gia giải quyết
những vi phạm có nguy cơ đ edọa đến chủ quyền Việt Nam, cũng như đảm
nhiệm vị trí bảo vệ, kiểm sốt vùng lãnh thổ đặc biệt thiêng liêng này, nên
các công tác, quy định của pháp luật nước ta dành cho những lực lượng
chuyêntrách này luôn được sự quan tâm lớn không chỉ từ phía Đảng, Nhà
nước mà còn từ phía nhân dân ViệtNam.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Lực lượng tuần tra, kiểm soát Cảnh sát biển Việt
Nam
+ Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của bài tiểu
luận, tác giả hướng đến phạm vi nghiên cứu là các nội dung được quy định


trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018. Đồng thời, tác giả có sự khai thác
các yếu tố văn bản quốc tế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
1982 (UNCLOS 1982) để phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà tác giả
hướng đến.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung xuyên suốt của tiểu luận được thực hiện trên cơ sở áp dụng các
phương pháp nghiên cứu luật học, áp dụng cơng cụ phân tích lịch sử đi đến
phân tích quy định pháp luật.
5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài
tiểu luận có kết cấu chia thành 3 Chương như sau:
+ Chương 1: Khái quát chung về Lực lượng tuần tra, kiểm soát của Cảnh
sát Biển Việt Nam
+ Chương 2: Thực tiễn thi hành nhiệm vụ của Cảnh sát Biển Việt Nam và
số kiến nghị giải pháp khắc phục
+ Chương 3: Mở rộng


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỰC LƯỢNG TUẦN TRA, KIỂM
SOÁT CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
I.

Định nghĩa và lịch sử của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Định nghĩa
Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển là một trong những
nhiệm vụ quan trọng để thực thipháp luật trên biển, góp phần giữ vững mơi
trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền cácvùng biển, đảo
của Tổ quốc. Tuần tra là hoạt động lưu động trên biển của lực lượng tuần
tra trên biển ViệtNam thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra,
kiểm soát đối với tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động trong vùng biển
Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tuần tra trên biển.
Còn kiểm soát là hoạt động của lực lượng kiểm soát biển Việt Nam, soát
xét giấy tờ, tài liệu về người, trang bị, hàng hóa; tiến hành áp dụng các biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm; thu thập chứng cứ, tài liệutrên
tàu thuyền bị kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm
theo quy định của phápluật.
Căn cứ theo Điều 47 của Luật Biển Việt Nam 2012, quy định Lực
lượng tuần tra, kiểm soát trên biển như sau:

“Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm: các lực lượng có thẩm
quyền thuộc Qn đội nhândân, Cơng an nhân dân, các lực lượng tuần tra,
kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc
trung ương, lực lượng bảo vệcủa tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực


lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm sốttrên biển khi được
cơ quan có thẩm quyền huy động.”
Trong đó, các lực lượng có thẩm quyền thuộc:
+ Quân đội nhân dân: Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ
chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam
có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển,hải đảo thuộc chủ
quyền của Việt Nam trên Biển Đơng; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành
vi vi phạmchủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi xch quốc gia
của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạtđộng bình thường của Việt Nam
trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp
luậtViệt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo
pháp luật Việt Nam và các điềuước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn
sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc
tiến công xâm lược trên hướng biển.
+ Công an nhân dân.
+ Các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
Lực lượng dân quân tự vệ (Tại khoản 5 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ thì
Dân quân tự vệ biển là lực lượnglàm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển
Việt Nam) của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trungương, lực
lượng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có
trách nhiệm thamgia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm
quyền huy động. Thơng qua hoạt động này, lực lượng tuần tra, kiểm soát

trên biển sẽ kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lýcác hành vi vi phạm pháp
luật trên biển.


Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những lực lượng vũ trang nhân
dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò vơ cùng quan
trọng trong việc quản ý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp
hành pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước
quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm
lục địa của nước này.
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, hoạt
động theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên theo Điều 3 Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự
quản lý thống nhất của Chính phủ. Cảnh sát biển Việt Nam tên tiếng Anh
là: “Vietnam Coast Guard” hay viết tắt là “VCG”, nguyên văn “Bảo vệ Bờ
biển Việt Nam”. Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo
quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam số 33/2018/QH14 ngày
19/11/2018.
2. Lịch sử hình thành lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
– Trước năm 1998, chính quyền Việt Nam khơng có một cơ quan Cảnh sát
biển chuyên dụng nào mà chỉ có lực lượng hải quân tuần tra ngoài khơi
cùng các hoạt động quân sự khác. Ngoài ra là các đội tàu tuần tra thuộc Bộ
Tư lệnh Biên Phòng, trong đó có các trạm kiểm sốt ở cửa sông, cảng biển.
Còn lại, tất cả trách nhiệm tuần tra sông thuộc về Cảnh sát Giao thông
đường thủy (Cục Cảnh sát giao thông đường thủy – C68) dưới sự chỉ đạo
của Công an các tỉnh và thành phố.



– Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được thành lập
Ngày 28 tháng 8 năm 1998, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt
Nam. Lúc mới thành lập thì Cục cảnh sát biển chỉ là một Cục chức năng và
không chỉ huy các Vùng cảnh sát biển được thành lập sau đó. Ngày 28
tháng 8 cũng được chọn làm ngày kỷ niệm Cục cảnh sát Biển Việt Nam

– Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng
và đồng thời các Vùng cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Cục.

– Năm 2013, Cục cảnh sát biển đổi tên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo
Nghị định số 96/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 08 năm 2013 của Chính Phủ,
Có con dấu hình quốc huy, là cơ quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính
phủ Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có ngân sách riêng của Nhà nước,
có cảnh hiệu, cảnh phục riêng do Chính phủ quy định. Ngày 10 tháng 9
năm 2014, các Vùng cảnh sát biển được đổi tên thành Bộ tư lệnh Vùng
cảnh sát biển theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng.

– Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã
thơng qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.
Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt
động của Cảnh sát biển Việt Nam.
Với truyền thống “kiên quyết, dũng cảm, khắc phục khó khăn, đồn kết
hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, mỗi bước đi của Cảnh sát biển Việt Nam


đều gắn liền với nhiệm vụ cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc trong
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Qua hơn 23 năm xây
dựng và trưởng thành, Cảnh sát biển Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước,
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; được cấp

ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội, Nhân dân cả nước, kiều bào Việt
Nam ở nước ngoài cũng như dư luận quốc tế tiến bộ, chuộng hòa bình quan
tâm, ủng hộ.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban
hành Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018, Về chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng nêu rõ
những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, trong đó có
giải pháp tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp
luật trên biển. Nghị quyết chỉ rõ, cần “hoàn thiện tổ chức các lực lượng
bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang
thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng
tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền
lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước. Xây dựng lực lượng công an khu
vực ven biển, đảo, các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển
vững mạnh, làm nịng cốt bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
vùng biển, đảo. Nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng trực tiếp
làm nhiệm vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, cứu nạn, cứu hộ,
ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực biển, đảo; bảo đảm
an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh tế khu
vực biển; xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân vùng biển, đảo”.


Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, “kinh tế biển, các vùng
biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết
cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản,
phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực”, tạo ra
việc làm ổn định cho khoảng 9 triệu người, thay đổi về cơ cấu ngành, nghề

theo hướng hiện đại hóa.
Việt Nam đang tăng cường phát triển lực lượng dân quân biển. Vào cuối
tháng 1/2022, Việt Nam đã tổ chức lễ Thượng cờ cho một đơn vị dân quân
mới tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một đơn vị sở hữu năm tàu thép mà các
nhà nghiên cứu Trung Quốc cho là có trang bị súng máy hạng nặng.
Sáu tháng trước đó, đơn vị đầu tiên của "lực lượng tự vệ và dân quân biển
thường trực" của Việt Nam đã được thành lập tại một tỉnh phía Nam khác
là Kiên Giang. Theo truyền thông nhà nước, các đơn vị tương tự dự kiến sẽ
được thành lập tại ít nhất bốn tỉnh ven biển khác.
Trải qua 25 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng; được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các ban, bộ ngành Trung
ương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương; sự phối hợp, hiệp
đồng chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội;
các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đã phát huy bản chất tốt
đẹp và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng,
đoàn kết, chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, khắc phục khó khăn, hoàn
thành toàn diện các nhiệm vụ được giao, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất
sắc, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Toàn Lực lượng đã tích cực, chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị
trong và ngoài Quân đội, các địa phương ven biển nắm chắc tình hình trên
biển, tham mưu, đề xuất kịp thời với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
các chủ trương, đối sách về bảo vệ chủ quyền biển, đảo; duy trì nghiêm chế
độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật.
Tổ chức tốt các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm sốt, giữ gìn an ninh, trật
tự, an toàn trên biển; phối hợp chặt chẽ cùng các lực lượng trên biển, kiên
quyết, kiên trì, mưu trí, dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng

biển, đảo của Tổ quốc; kiên quyết đấu tranh, phòng chống có hiệu quả với
các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; xung kích tiên phong làm nhiệm vụ
tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nơi biển xa; là lực lượng nòng cốt trong tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biển, đảo, ngăn ngừa, chống khai
thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
Đẩy mạnh các hoạt động dân vận, đền ơn, đáp nghĩa, an sinh xã hội với
nhiều mơ hình tiêu biểu như: chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với
ngư dân”, “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo”, cuộc thi “Em
yêu biển đảo quê hương” được cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa
phương đánh giá cao. Tích cực, chủ động tổ chức và tham gia nhiều sáng
kiến, hoạt động hợp tác, đối ngoại quốc phòng hiệu quả, trong đó có
chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”, góp
phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới,
chung tay xây dựng vùng biển Việt Nam và khu vực ổn định, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác, phát triển.


Ảnh 1. Cảnh sát biển Vi t Nam là lực lượng nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toànt và bảo v an ninh quốc gia, tr ật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toànt tự, an toàn
trên biển (Nguồn: canhsatbien.vn)

Ghi nhận những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; Đảng, Nhà nước, Quân đội đã trao tặng cho Cảnh sát biển Việt Nam
nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân; 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 21 Huân chương Chiến
công và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; hơn 30 lượt tập thể được Thủ tướng
Chính phủ tặng Cờ thi đua, Bằng khen. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 25 năm
Ngày truyền thống (28/8/1998 - 28/8/2023), Cảnh sát biển Việt Nam tiếp
tục vinh dự được đón nhận Hn chương Chiến cơng hạng Nhì. Đây là sự
động viên, khích lệ kịp thời, là động lực mạnh mẽ để Lực lượng Cảnh sát
biển ngày càng vững vàng hơn, tự tin hơn, đoàn kết hơn, trách nhiệm hơn

trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.


II.

Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của CSBVN

1. Nhiệm vụ
Hiện nay, Biển Đông được đánh giá là một trong những vùng biển có
nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới, khơng chỉ liên quan đến lợi ích của
nhiều quốc gia ven Biển Đông, mà còn liên quan đến lợi ích chính trị của
nhiều cường quốc hải dương trên thế giới. Tình hình vùng biển Việt Nam
tiếp tục xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp, nhạy cảm, khó lường, các
tình huống liên quan đến quốc phòng – an ninh trên biển liên tiếp xảy ra do
chính sách phát triển kinh tế biển và tham vọng kiểm soát biển của các
nước trong khu vực; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống,
tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, ma túy, buôn lậu, gian lận thương
mại; vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn trên biển có tác động
khơng nhỏ đến u cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tuần
tra và kiểm soát trên biển của nước ta. Do đó, chức năng, nhiệm vụ của lực
lượng này ngày càng trở nên nặng nề và quan trọngtrong tình hình mới.
Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại Điều 8 Luật Cảnh
sát biển Việt Nam, theo đó cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ sau
đây:
-

Thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất

chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp
luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm

quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt
Nam, bảo đảm trật tự, an tồn và đấu tranh phịng, chống tội phạm, vi
phạm pháp luật trên biển.


Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Cảnh sát biển có quyền nổ sung đối với
các tàu và phương tiện trên biển, trừ các tàu của cơ quan đại diện ngoại
giao và lãnh sự, tàu chở người và con tin (Điều 14). Tuy nhiên, quyền này
bị giới hạn trong một số trường hợp khi:
– người có hành vi vi phạm sử dụng vũ khí chống lại, sử dụng các biện
pháp khác đe dọa trực tiếp đến tính mạng và an ninh phương tiện của Cảnh
sát biển;
– Cảnh sát biển biết rõ tàu thuyền do người bị truy đuổi điều khiển cố ý
trốn thoát;
– Cảnh sát biển biết rõ tàu thuyền chở người bị truy đuổi hoặc vũ khí bất
hợp pháp, thuốc nổ, tài liệu bất hợp pháp, bí mật nhà nước, ma túy, báu vật
quốc gia cố ý trốn thoát;
– Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển hoặc cướp vũ
trang có ý định trốn thốt.
Cần thiết nhắc lại rằng, việc sử dụng súng có thể mang lại hậu quả
nghiêm trọng. Vì vậy, nổ súng trên biển cần phải bị hạn chế. Cảnh sát biển
chỉ nổ súng trong trường hợp khẩn cấp, sau khi ra lệnh dừng lại bằng tín
hiệu, hành động và âm thanh, hoặc nổ súng cảnh báo trước và nghiêm túc
chấp hành lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Cảnh sát biển có thẩm quyền hoạt động trong tất cả các vùng biển Việt
Nam từ nội thủy, lãnh hải đến các giới hạn ngoài của vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa Việt Nam để đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cũng
như duy trì thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Cảnh sát biển có thể tiến

hành kiểm tra và kiểm sốt để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tài nguyên, ngăn


chặn và chống ô nhiễm môi trường; bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn; phát
hiện, ngăn chặn và chống buôn người, vận chuyển trái phép và buôn bán
ma tuý, cướp biển và các vi phạm khác. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Việt Nam được Luật Cảnh sát biển năm 2018 mở rộng hơn so với Pháp
lệnh Cảnh sát biển năm 1998 và 2008. Cảnh sát biển Việt Nam được mở
rộng phạm vi hoạt động cả vào nội thủy và biển cả trong trường hợp tồn tại
biển cả trong Biển Đông theo tinh thần của phán quyết của Tòa Trọng tài
quốc tế về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc năm 2016. Cảnh sát
biển Việt Nam có chức năng kép, vừa là thành phần quan trọng của lực
lượng vũ trang nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, vừa làm chức
năng cảnh sát giữ gìn an ninh, trật tự, mơi trường biển và tìm kiếm cứu nạn.
Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của mình, Cảnh sát biển có trách nhiệm
hợp tác với chính quyền địa phương, lực lượng quân đội, lực lượng hải
quân, Bộ đội Biên phòng, Công an, lực lượng kiểm ngư Việt Nam, lực
lượng dân quân, lực lượng kiểm soát chuyên nghiệp (thuế quan, vệ sinh,
kiểm dịch) và các lực lượng khác. Cảnh sát biển chịu trách nhiệm chính
trong việc quản lý các hành động một cách thống nhất, hiệu quả và linh
hoạt để giải quyết sự cố kịp thời và giúp đỡ lẫn nhau trong việc thực hiện
nhiệm vụ và nghĩa vụ của các lực lượng trên biển theo quy định của pháp
luật.
Trong cùng một vùng biển, khi vi phạm liên quan đến nhiệm vụ, trách
nhiệm và thẩm quyền của nhiều tổ chức, cơ quan, lực lượng khác nhau,
nguyên tắc “phát hiện vi phạm trước, xử lý trước” sẽ được áp dụng theo
thẩm quyền của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức, cơ quan khơng có
thẩm quyền thì phải giao nộp hồ sơ, người bị truy bắt, bằng chứng, tàu,
phương tiện vi phạm pháp luật, quy định cho tổ chức, cơ quan, lực lượng có



thẩm quyền. Tổ chức, cơ quan và lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thơng
báo kết quả điều tra và xử lý cho cơ quan chuyển giao.
-

Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an

ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ
tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
-

Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an

ninh, trật tự, an tồn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc
phục sự cố mơi trường biển.
Nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cứu hộ được quy định tại điều 33 của luật
biển Việt Nam được quy định dựatrên cơ sở là những nguyên tắc cơ bản
của nghĩa vụ giúp đỡ trên biển được quy định tại điều 98 UNCLOS1982.
Theo đó nếu tàu, thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc có sự cố xảy ra
liên quan đến txnhmạng thủy thủ cần sự giúp đỡ khẩn cấp thì thuyền trưởng
hay chủ chủ phương tiện có thể phát txn hiệucầu cứu khẩn cấp cho cơ quan
tìm kiếm cứu nạn cứu hộ của Việt Nam để yêu cầu sự trợ giúp. Lúc đó,
cơquan tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ sẽ phát tin đến cho lực lượng chuyên
trách để có thể huy động phươngtiện ra ứng cứu hoặc nếu có lực lượng tuần
tra, kiểm sốt của nước ta trong khu vực gần đó, có thể đanglàm nhiệm vụ
khác, khi tiếp nhận được tin báo thì tùy vào sự phù hợp về điều kiện, trang
thiết bị, phương tiện mà có thể tham gia vào việc tìm kiếm; tuy nhiên, theo
khoản 2 điều 33 Luật biển Việt Nam thì nghĩavụ cứu hộ cứu nạn trên biển
không chỉ dành riêng cho lực lượng chuyên trách mà các chủ thể khác khi
phát hiện thấy có sự việc xảy ra hoặc nhận được sự huy động của cơ lực

lượng kiểm soát theo quy địnhtại khoản 5 điều 33 trong phạm vi mình hoạt
động và có điều kiện để tham gia hoàn toàn có thể chủ độngtrong việc thực


hiện cơng tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, miễn là không gây thiệt hại cho
con người, tàisản của chủ thể đó. Việc này hoàn toàn được Nhà nước và
pháp luật nước ta ủng hộ, sau khi thực hiệnxong thì phải thơng báo cho cơ
quan chun trách biết để có những bước xử lý đúng theo quy định củapháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quy định, liên quan đến việc bàn giao
người, phương tiện, cứuchữa…
Việt Nam luôn là một đất nước nhân đạo và luôn sẵn sàng thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ sựsống con người trong hoàn cảnh gặp nạn,
đặc biệt sự việc khơng chỉ có trách nhiệm trong vùng biển củaViệt Nam mà
còn trong phạm vi khu vực và quốc tế, điều này đã được đề cập đến tại điều
33 khoản 3 củaluật biển Việt Nam. Nếu có một hoặc nhiều quốc gia trong
khu vực có yêu cầu mong muốn Việt Namphối hợp trong việc tìm kiếm cứu
nạn quốc tế liên quan đến txnh mạng con người, tài sản của quốc gianước
ngoài đó thì Việt Nam sẽ có những sự trợ giúp cần thiết trong việc phối hợp
với các lực lượng chứcnăng của cơ quan nước ngoài trong việc tìm kiếm.
Điển hình là việc tìm kiếm máy bay MH-370 tại VịnhThái Lan, nước ta
cũng đã điều động nhiều tàu, thuyền, tàu bay của các lực lượng tuần tra,
kiểm soát trênbiển, và đã cho phép các lực lượng này phối hợp quốc tế với
lực lượng của các nước bạn trong khu vựcđể tìm kiếm. Bên cạnh đó, tại
khoản 7 điều 33 Luật biển Việt Nam cũng cho phép các tàu nước ngoài
được vào vùng biển Việt Nam để tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, và các tàu này
cũng phải tuân theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam.
- Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình
huống quốc phòng, an ninh trên biển.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.




×