Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đệm lót sinh học cho gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.6 KB, 12 trang )

Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn ni gia cầm

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÀI LIỆU

TẬP HUẤN
ỨNG DỤNG ĐỆM LĨT SINH HỌC
TRONG CHĂN NI GIA CẦM

Phan Rang – Tháp Chàm, tháng 6/2015

1


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn ni gia cầm

KỸ THUẬT CHĂN NI GIA CẦM BẰNG ĐỆM LĨT SINH HỌT CHĂN NI GIA CẦM BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌM BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌNG ĐỆM LÓT SINH HỌM LÓT SINH HỌC
I. Giới thiệu khái quát về Chăn nuôi sinh học
1. Chăn nuôi sinh học là gì ?
Chăn ni sinh học là phương pháp ni dưỡng động vật trên đệm lót
chuồng có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau lâu dài
trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật
có hại và gây bệnh nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm
các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch khơng ơ
nhiễm, ít ruồi muỗi và vi sinh vật gây hại, do đó vật ni tăng sinh trưởng và có
sức đề kháng cao.
2. Đặc điểm của chăn ni sinh học
- Tạo mơi trường thích hợp tại khu vực ni: nhiệt độ, độ ẩm thích hợp;
khơng có mùi thối và khí độc; giảm thiểu vi sinh vật gây bệnh; không cần thu dọn


phân và rửa vệ sinh chuồng nuôi trong suốt q trình ni.
- Trong q trình chăn ni, có thể sử dụng các biện pháp xử lý tiêu độc
bình thường, khơng ảnh hưởng đến tác dụng của đệm lót sinh học.
3. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chăn nuôi sinh học
Nguyên lý cơ bản của phương pháp chăn ni sinh học đó là tạo một mơi
trường trong sạch không ô nhiễm, tăng cường dinh dưỡng cho vật nuôi (nhờ được
cung cấp một nguồn protein vi sinh vật có giá trị trong đệm lót), tăng khả năng
tiêu hóa hấp thu, tăng sức đề kháng, tăng sinh trưởng…
* Cơ chế hoạt động của đệm lót lên men:
Thành phần cơ bản của đệm lót lên men bao gồm: các chủng loại VSV có
lợi đã được tuyển chọn + nguyên liệu làm chất độn (chất xơ).

2


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm
Thành phần trong chế phẩm vi sinh tổng hợp

S

Loại

Số lượng

TT
1

Bacillus sp.

2-3.106 – 5.108CFU


2

Lactobacillus sp.

2-3.106 – 5.107CFU

3

Sacharomyces sp.

1.107 – 5.108 CFU

4

Nitrosomonas sp

1.105 - 1.106 CFU

5

Thiobacterium sp.

1.105-1.106 CFU

4. Vai trò của các chủng loại VSV
- Tạo ra các hợp chất hữu cơ như rượu, axit có tác dụng giữ cho đệm lót
có pH ổn định, có lợi cho VSV có ích và khơng có lợi cho các vi sinh vật gây
bệnh trong đệm lót.
- Phân giải mạnh và đồng hóa tốt các thành phần có trong chất thải động

vật để chuyển hóa các chất vơ hại thành các protein của bản thân các vi sinh vật
có ích.
- Sử dụng các thành phần khí thải gây độc hại: sử dụng khí thải để sinh
trưởng phát triển và khử được khí độc ở chuồng ni (tổng hợp protein từ nguồn
dinh dưỡng là NH3, NH4+ ; oxi hóa NH3, NH4+ thành NO2 và NO3 ; sử dụng
hoặc oxi hóa H2S thành các muối sunfat).
- Ức chế các vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây thối rữa Chostridium
perfringens, các vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli. Salmonella… do có khả
năng sản sinh ra các các chất kháng vi khuẩn như axit lactic, axit axetic, rượu
ethylic, ester, H2O2, Bacteriocin.
Bên cạnh đó các chủng VSV phải có khả năng thích ứng cao trong những
điều kiện biến đổi của ngoại cảnh (nhiệt độ cao và độ axit cao), đồng thời phải quan
hệ cộng sinh, cộng tồn do đó tạo nên sự cân bằng sinh thái ổn định.

5. Vai trò của nguyên liệu làm đệm lót
3


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Tạo ra môi trường sống cho hệ VSV. Yêu cầu của nguyên liệu phải có
thành phần chất xơ cao, khơng độc và khơng gây kích thích. Đặc biệt nguyên liệu
phải bền vững với sự phân giải của VSV, đảm bảo thời gian sử dụng kéo dài. Các
loại chất độn xếp theo thứ tự về chất lượng là: mùn cưa, vỏ trấu, vỏ hạt bông, vỏ
đậu, thân cây bông, lõi bắp, thân cây bắp…
Khi sử dụng đệm lót, VSV sẽ tạo ra vịng tuần hồn sinh vật. Trong q
trình chăn ni, vật ni thải ra các chất thải trên đệm lót sẽ cung cấp dinh dưỡng
cho VSV sử dụng. Đồng thời, VSV phân giải phân và nước tiểu tạo thành các
chất trao đổi và protein của bản thân chúng, cung cấp dinh dưỡng cho gia cầm;
trợ giúp q trình tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cho vật nuôi sử dụng. VSV sinh

trưởng phát triển ở mức độ nhất định đảm bảo sinh ra một nhiệt lượng nhất định.
Vịng tuần hồn được ln chuyển trong thời gian dài tạo ra một môi trường
không chất thải.
II. Lợi ích của việc sử dụng đệm lót sinh học để xử lý đệm lót trong
chăn ni gia cầm
Phân gia cầm được tiêu hủy đã tạo mơi trường sạch, có lợi cho sức khỏe
của gia cầm cũng như người chăn nuôi. Do khơng phải thay độn lót trong suốt
q trình ni nên giảm tối đa nhân công dọn chuồng, tăng sức đề kháng của gia
cầm, giảm tỷ lệ chết và loại thải ở gia cầm, tăng khả năng sinh trưởng, giảm tiêu
tốn thức ăn, giảm cơng và chi phí trong việc chữa trị bệnh và định kỳ phun thuốc
sát trùng. Gia cầm ni trên nền đệm lót khơng bị viêm bàn chân, lơng mượt và
sạch. Do đó lợi nhuận cao hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Công
nghệ chăn ni trên đệm lót sinh học với kỹ thuật làm chuồng, chuẩn bị đệm lót
và chăm sóc vật ni đơn giản vì vậy người chăn ni có thể áp dụng tốt.
Đệm lót sinh học là đệm lót trên nền chuồng chăn nuôi. Đệm này hiện
đang được khuyến cáo là mùn cưa. Mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất,
chế biến gỗ (tốt nhất là gỗ xoài). Mùn này được đưa vào nền chuồng ni, sau đó
được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Hệ men này có tác dụng
chủ yếu:

- Phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hơi, thối;

4


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm

- Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự
lên men sinh khí hơi thối;
- Phân giải một phần mùn cưa;

- Giữ ấm cho vật ni do đệm lót ln ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ
men vi sinh vật.
Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống.
Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước
tiểu và phân gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ,
còn phân trong vòng 2-3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hơi thối của phân, giảm
ruồi muỗi, tạo mơi trường thơng thống cho vật ni phát triển khỏe mạnh và
không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đặc biệt, protein vi sinh vật
tạo ra trong mùn cưa của đệm lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho gia cầm. Khi
được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân thải sẽ chuyển hóa thành protein
của vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy q trình tiêu hóa của vật
nuôi tốt hơn.
Dự án nghiên cứu và thử nghiệm men vi sinh trong chăn nuôi của Khoa
Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đang
được thí điểm tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương. Kết quả ban đầu cho thấy men
vi sinh kích thích vật ni tiêu hóa tốt, mau lớn, ít bệnh tật, có khả năng khử mùi
ngay từ trong dạ dày vật nuôi với tỷ lệ khử mùi khoảng 80%.
Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn.
Việc tiêu hóa tốt cịn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm,
vị ngọt tự nhiên cho thịt và trọng lượng vật nuôi cũng tăng 5% so với chăn nuôi
thông thường. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí
lao động do giảm được cơng tắm rửa, nền và dọn chuồng.
* Tại sao lại tiết kiệm 60% nhân lực? vì:
- Khơng sử dụng nhân lực dọn, rửa chuồng hàng ngày;
- Chỉ sử dụng nhân lực để cho vật nuôi ăn, quan sát diễn biến trạng thái
của vật nuôi.
* Tại sao lại tiết kiệm 10% thức ăn? vì:

5



Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm

- Vật nuôi thu nhận được một số chất từ nền đệm lót sinh học do sự lên
men phân giải phân, nước tiểu, mùn cưa;
- Khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật ni tốt hơn do con vật ăn, hít được
một số vi sinh vật có lợi, vật ni hoạt động nhiều hơn.
* Tại sao môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm? vì:
- Khơng có chất thải từ chăn ni ra mơi trường (phân, nước thải của vật
nuôi được hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải thành thức ăn lẫn với đệm lót);
- Khơng có mùi hơi thối từ phân, nước tiểu của vật nuôi do hệ men vi sinh
vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và diệt hết các vi sinh vật có hại và là
các vi sinh vật sinh mùi khó chịu…;
- Hạn chế ruồi, muỗi (vì khơng có nước để muỗi sinh sản, khơng có phân
để ruồi đẻ trứng).
- Các mầm bệnh là nguyên nhân lây lan dịch bệnh sẽ bị tiêu diệt hoặc hạn
chế tới mức thấp nhất.
- Cải thiện môi trường sống cho con người.
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.
* Tại sao sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về màu, mùi,
vị gần với chăn ni hữu cơ? Vì:
- Vật nuôi không bị stress từ môi trường và vật nuôi vận động nhiều;
- Thức ăn khơng trộn các chất kích thích, vật ni khơng những khơng bị
bệnh mà cịn thu nhận được nhiều khống vitamin từ đệm lót sinh học;
- Úm gia cầm trên đệm lót gia cầm con sẽ khỏe mạnh, đồng đều, ít bị
bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gia cầm ni trên nền đệm lót khơng bị thối bàn
chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn
dư kháng sinh.
* Hoạch tốn kinh tế người chăn ni sẽ được lợi:
- Môi trường không ô nhiễm.

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn.
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên.

6


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm

III. Kỹ thuật chăn ni gia cầm bằng đệm lót sinh học
1. Chuẩn bị chuồng trại
- Đối với chuồng cũ có tráng nền, thì khi sử dụng cần đục lỗ ciment,
đường kính khoảng 30cm, khoảng cách giữa hai lỗ là 40cm.
- Nếu chuồng xây mới thì khơng cần tráng (sử dung nền đất) sẽ giảm chi
phí xây dựng. Phần tường xây cao khoảng 80cm, sau đó áp lưới B40 vào là được.
2. Kỹ thuật làm đệm lót
2.1. Nguyên liệu làm đệm lót:
- Trấu, mùn cưa
- Cám gạo, cám bắp
- Chế phẩm sinh học BALASA-N01
- Nước sạch.
2.2 Kỹ thuật làm đệm lót
2.2.1. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu
Thực hiện làm đệm lót lên men cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gia cầm
vào chuồng.
Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gia cầm nuôi úm, 2 - 3 ngày đối với gia
cầm nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng
cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót lên men (cần quây gọn gia cầm về 1 phía để
tránh gây xáo trộn đàn gia cầm).
Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều Chế phẩm men BALASAN01 lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được

phân tán đều khắp.
Cách làm Chế phẩm men BALASA-N01: 01 kg Chế phẩm sinh học
BALASA- N01 trộn đều với 5 - 7 kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 - 3,2lít
nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 - 3
ngày (mùa đông cần giữ nhiệt độ ủ ấm, để không làm giảm chất lượng đệm lót).

7


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Lưu ý: Cần phải làm Chế phẩm men BALASA-N01 trước khi sử dụng từ
2- 3 ngày.
2.2.2. Phương pháp làm đệm lót lên men với nguyên liệu là mùn cưa
hoặc kết hợp với trấu
Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên chất độn mùn cưa hoặc kết hợp
với trấu thường áp dụng để ni vịt, ngan, thỏ (thải phân có nước nhiều) hoặc gà
thịt, gà đẻ (thời gian nuôi kéo dài).
Thực hiện làm đệm lót lên men cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước:

Bước1: Rải lớp mùn cưa dày 15 - 20
cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu
thì đầu tiên rải 8cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm
mùn cưa).

Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao
cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt
mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả gia cầm vào nuôi.
Lưu ý: phun nước và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.
Bước 3: Giống như bước 2 của phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu

là trấu
Bước 4: Rắc đều Chế phẩm men
BALASA-N01 đã được chế biến lên tồn bộ
bề mặt độn lót. Sau đó dùng tay xoa trên mặt
để men được phân tán đều khắp.
Làm Chế phẩm men BALASA-N01 như đã
nêu trong phương pháp làm với nguyên liệu là trấu.

8


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn ni gia cầm

2.2.3. Làm đệm lót lên men để nuôi gia cầm đẻ trên lồng tầng
* Đối với chuồng ni đã có sẳn:
Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50
cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men ngun liệu làm đệm lót ở bên
ngồi sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị: Để làm cho 50 m2 diện tích đệm lót chuồng
- Đem 1 kg Chế phẩm sinh học BALASA-N01 trộn 5 kg bột bắp và cám
gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày
sẽ được dịch lên men.
- Trước khi làm lấy 5 kg bột ngơ và cám gạo, sau đó lấy hơn 2,5 lít dịch
lên men đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều.
Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:
Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 10 cm lên nền.
Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý men trên mặt chất độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót
sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
Chú ý: Do mùn cưa khô cần thêm nước cho phù hợp.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có
thể sử dụng được.
Hồn thiện đệm lót lên men trong chuồng ni:
Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm.
Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt
là được.
* Đối với chuồng làm mới
Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30
cm, sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm:
Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm
mùn cưa.

9


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột bắp và cám, xử lý lên men lên mặt chất độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn,
sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có
thể sử dụng được.
2.2.4. Trường hợp sử dụng ln chuồng úm gia cầm để nuôi tiếp
Khi đạt đến 22 ngày tuổi, sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc
đều chế phẩm men đã được chế lên tồn bộ bề mặt, sau đó dùng tay xoa trên mặt
để men được phân tán đều khắp là được.
IV. Sử dụng và bảo dưỡng đệm lót lên men
- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 2-5 ngày cào trên bề
mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy
nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay khơng

và lượng phân nhiều hay ít.
- Trong q trình cào trên bề mặt đệm lót khơng được cào sâu xuống sát
nền chuồng, cách nền 2cm.
- Ni trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa
thơng thống, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gia cầm vẫn
sinh trưởng tốt, khỏe mạnh
- Để đệm lót ln khơ và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian
(20 ngày) cần phải bảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc Chế
phẩm sinh học BALASA-N01 được chế đều lên mặt).
Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gia cầm vào những ngày nóng,
thường bố trí thời gian làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gia cầm.
- Tránh để bị nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót.
- Khi ni gia cầm trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống,
nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
- Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NH3 và thối nhẹ là tác dụng phân
giải phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt

10


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn ni gia cầm

q; đệm lót bị nén khơng tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù
hợp, nhưng chung nhất là phải làm khơ, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung Chế
phẩm sinh học BALASA-N01 .
- Do nhiệt độ ở đệm lót ln ấm nóng nên khi úm gia cầm chỉ cần qy
kín ở dưới khoảng trên dưới 50 cm cịn phía trên phải để thống, đặc biệt trong
mùa nóng.
- Mùa nóng khi úm gia cầm do đệm lót ln ln ấm vì vậy nên treo đèn
cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gia cầm bị nhiễm lạnh ẩm dễ bị bệnh.


* Thời gian sử dụng đệm lót
Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng
từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
Nguyên liệu dùng làm đệm lót lên men: Dùng chất độn là mùn cưa tốt
nhất. Có thể sử dụng riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là
trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên mặt.

11


Tài liệu tập huấn mơ hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn ni gia cầm

Độ dầy độn lót lên men: Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn
hơn so với chất độn dầy.
Chế độ bảo dưỡng: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý
- Độn lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho nên sau
vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân
sẽ được phân hủy nhanh hơn.
- Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót.
- Định kì bảo dưỡng đệm lót.
Chế độ ni dưỡng gia cầm: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn
hoặc nước uống cho gia cầm hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm
tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra.
V. Một số chú ý trong việc chống nóng đệm lót
Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi ni gia cầm trên đệm lót lên
men là việc chống nóng trong mùa hè. Do đệm lót ln sinh nhiệt nên ở các mùa
có thời tiết mát lạnh thì ni gia cầm rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ khơng q
nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều.

Cụ thể:
- Cần mở hết cửa cho thơng thống, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để
thốt hơi nóng và làm mát chuồng ni, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho
gia cầm bị sỉu, có thể bị chết.
- Trong trường hợp khơng có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng
nóng nhất có thể thực hiện ni trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới.
Chú ý: nếu nền chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và
tránh nền bị nhiểm bẩn.
* Nguyên liệu để làm đệm lót sinh học là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột
ngô, bã sắn… Nếu việc mua mùn cưa q khó khăn thì người chăn ni gia
cầm có thể sử dụng các nguồn chất xơ khác thay thế như: bột ngô, bã sắn …

Chúc bà con chăn nuôi thành công !

12



×