Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đệm lót sinh học nuôi gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.6 KB, 2 trang )

Cần chuẩn bị làm đệm lót sinh học
+ 1 gói BALASA-N01
+ 5kg bột (bột ngô hoặc cám gạo...)
+ Trấu và mùn cưa đủ rải cao 10cm so với bề mặt chuồng trộn theo tỷ lệ 6 trấu/4 mùn cưa
(nếu không có bà con có thể dùng nguyên trấu hoặc nguyên mùn cưa cũng được)
+ Chuồng nuôi: Đối với chuồng nuôi cũ: Bà con có thể tận dụng chuồng nuôi cũ miễn sao
tránh được ánh nắng và nước mưa hắt vào chuồng, chuồng nên có các lỗ thoát xuống đất.
Chuồng chưa đổ nền càng tốt. Đối với chuồng nuôi mới thì bà con không cần đổ nền để giảm
chi phí.
Các bước tiến hành làm đệm lót sinh học
Bước 1: Bà con tiến hành dọn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, phun thuốc khử trùng chuồng
nuôi.
Bước 2: Rải hỗn hợp trấu và mùn cưa đã trộn lên nền chuồng sao cho lớp hỗn hợp cao
hơn nền chuồng khoảng 10 cm.
Bước 3: Tiến hành thả gà vào chuồng nuôi.
Bước 4: Sau 3 ngày kể từ khi thả gà vào chuồng chứa hỗn hợp mùn cưa và chấu ta tiến
hành ủ men.
Bước 5: Sau 5 đến 6 ngày ta quan sát nền chuồng nuôi thấy phân rải kín bề mặt chuồng
thì ta dùng cào ngắn trộn phân vào hỗn hợp chấu và mùn cưa. Sau đó tiến hành rải hỗn
hợp men đã ủ lên bề mặt đệm lót. Tiếp theo cho gà vào chuồng .Vậy là bà con đã làm
xong đệm lót sinh học cho chuồng nuôi.
Lưu ý : Với gà úm bà con phải quan sát khi nào phân rải khắp mặt chuồng mới rắc
men.Bởi gà con lượng phân ít. Mà phân chính là chất dinh dưỡng cho cho các chung vi
khuẩn trong men ủ sinh sống. Thông thường "bước 4" ta thực hiện sau 7 ngày và "bước
5" sau 9 ngày.
Cách ủ men
Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn với 5 kg bột đã chuẩn bị từ trước, bà con lưu ý trộn thật
đều. Tiếp theo cho vào hỗn hợp khoảng 2,5 đến 3 lít nước sạch,cho nước vào từ từ rồi
đảo đều cho hỗn hợp có độ ẩm vừa phải, không được ướt hoặc khô quá. Cho hỗn hợp
vào hộp hoặc túi buộc kín và để chỗ ấm ủ khoảng 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua
thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót là được.


Quá trình bảo dưỡng đệm lót sinh học
Cứ sau 4 đến 5 ngày cào nhẹ trên bền mặt đệm lót để đảm bảo cho phân được phân hủy
tốt nhất.
Cứ 20 đến 25 ngày bà con nên bổ sung thêm hỗn hợp BALASA-N01 và Bột cho đệm lót.
Khoảng ¼ gói balasa-n01+1 Kg bột phương pháp làm ở bước 3. Gói BALASA-N01 còn
thừa ta hàn lại hoặc buộc chặt để dùng lần sau
Để đảm bảo chuồng nuôi luôn được tránh nắng và mưa tốt, nên để chuồng thông thoáng
không được đóng kín.
Nếu biết cách bảo dưỡng đệm lót sinh học bà con có thể sử dụng từ 3 đến 4 vụ (1 năm)
mà không phải thay mới.
Lợi ích mà chế phẩm sinh học BALASA-N01 đem lại :
Đối với môi trường:

+ Chuồng không có mùi hôi, có thể chăn nuôi ở khu dân cư đông và diện tích nhỏ.

+ Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại.




+ Phân giải được 1 phần chất độn, hỗn hợp đệm lót làm phân bón cho cây trồng rất
tốt.

Đối với vật nuôi
+ Đàn gà ít dịch bệnh, hạn chế rõ rệt các bệnh tiêu chảy, đường hô hấp.
+ Đàn gà tăng trọng nhanh.
+ Ít tiêu tốn thức ăn.
Loại chuồng


Thức ăn tiêu tốn (kg)

Tăng trọng của gà (kg)

Có sử dụng đệm lót

2,11 kg

1 kg

Không sử dụng đệm lót

2,8 kg

1 kg

Từ đây ta thấy giảm thức ăn tiêu tốn, mang lại lợi nhuận.
Chú ý :Trong mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học bà con nên kết hợp sử dụng
với Men Vi Sinh Hoạt Tính để làm chín thức ăn. Tạo ra hàm lượng thức ăn dinh dưỡng cao,
phân gà thải ra ít.
NHÀ PHÂN PHỐI CHẾ PHẨM SINH HỌC BALASA-N01 VÀ MEN VI SINH HOẠT TÍNH
Trụ sở tại Hà Nội: Ô3 - LÔ4 - ĐỀN LỪ 1 - HOÀNG MAI - HÀ NỘI - XEM BẢN ĐỒ
Hotline: 01683311777 / 0943540011
Web : www.mensinhhoc.com
Email: - www.facebook.com/mensinhhoc/




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×