Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát trong phân môn Âm nhạc 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.69 KB, 4 trang )

BIỆN PHÁP: “Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội
dung học Hát trong môn Âm nhạc 6”
I. Mục đích của biện pháp
“Giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học tốt nội dung học Hát
trong môn Âm nhạc 6”. Giải pháp của tôi nhằm mục đích:
- Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp
được việc học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đơi với
hành” từ đó giúp học sinh nắm vững được nội dung chương trình, kiến thức của
mơn Âm nhạc một cách khoa học nhất đồng thời tạo hứng thú đối với môn học
trong một số tiết học.
- Giúp các em học sinh gần gũi và cảm nhận âm nhạc tốt hơn trong cuộc
sống.
- Khơi dậy tính sáng tạo và hưng phấn học tập, giúp các em phát triển một
cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam
mê, sở thích, có sáng tạo trong học tập bộ môn Âm nhạc.
II. Nội dung của biện pháp
1. Tính cần thiết của giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh học
tốt nội dung học Hát trong môn Âm nhạc 6
Là một giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc, bằng ngôn ngữ nghệ thuật chúng ta
phải làm sao cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong lời ca và trong những
nốt nhạc từ đó giúp học sinh biết hát chuẩn xác về giai điệu, hát rõ lời, đúng tiết
tấu, hát có sắc thái diễn cảm, biết tạo cảm xúc cho người nghe. Qua đó chúng ta
có thể khai thác được khả năng hoạt động âm nhạc của học sinh: Phát hiện ra
những học sinh có năng khiếu khuyến khích giúp đỡ các em phát triển khả năng
âm nhạc, nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. Vì vậy mỗi giáo viên đứng lớp
nói chung và giáo viên dạy mơn Âm nhạc nói riêng đều phải có sự sáng tạo, tìm
ra phương pháp giảng dạy khoa học và thiết thực nhất, để đưa chất lượng dạy và
học ngày một được nâng cao.



2. Các biện pháp thực hiện giải pháp
2.1. Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần Khởi động
Ngay từ khi giáo viên bước vào lớp, với thái độ vui vẻ và thân mật đối với
học sinh, đến việc đánh giá khách quan công bằng trong việc kiểm tra bài cũ...
đều là những yếu tố góp phần tạo nên khơng khí vui vẻ hào hứng chung của cả
lớp để chuẩn bị tinh thần bước vào bài học mới. Nhưng có lẽ sự hứng thú học
tập chỉ thực sự bắt đầu với phần khởi động, giới thiệu vào bài mới, mục mới tạo
sự hấp dẫn đối với học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh nghe một số bài hát
về chủ đề bài học.
2.2. Tạo hứng thú cho học sinh trong phần hình thành kiến thức mới
Thơng qua các phương pháp dạy học giáo viên tránh cách dạy thông báo
khô khan tẻ nhạt thì giáo viên phải nắm chắc đặc trưng mơn học âm nhạc để có
cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với
phương châm: Học vui - vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập hát
nặng nề, căng thắng. Phải vận dụng mọi phương pháp để cải tiến cách dạy từng
phân mơn theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo
thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi
bài học mỗi tiết dạy.
2.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Ngoài việc dạy hát đơn thuần theo các bước cơ bản như giới thiệu tác giả,
tác phẩm, hát mẫu, khởi động giọng, dạy hát từng câu theo lối móc xích, …, thì
giáo viên cịn phải biết tích hợp những kiến thức của các bộ môn khác vào môn
âm nhạc như môn lịch sử, địa lý, văn học, giáo dục công dân, giáo dục an ninh
quốc phòng, …, sẽ thu hút sự chú ý, đam mê khám phá của học sinh.
2.4. Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu
tố tạo nên cảm xúc
Một giờ học sinh động, giáo viên không thể không sử dụng các phương
tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến chủ đạo đó là sách giáo khoa, nhạc cụ,
tranh ảnh. Đặc biệt, giáo viên phải biết sử dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy, thay thế bảng phụ bằng máy chiếu, để học sinh có cái nhìn về hình ảnh



được minh họa một cách trực quan, sinh động hơn. Tất cả các phương tiện đó
giáo viên phải biết cách sử dụng cho phù hợp với nội dung của từng bài học.
Biết minh họa một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích tinh thần học tập của các
em.
III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp trong thực tế giảng dạy
Trong dạy học nói chung, dạy Âm nhạc nói riêng tôi thiết nghĩ mỗi một
giáo viên ai cũng mong muốn học sinh mình đều đạt những yêu cầu cơ bản về
kiến thức cũng như kĩ năng. Môn học Âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có
một tiết, thật ít ỏi nhưng các em được làm quen với Học hát, Nghe nhạc, TĐN,
Lý thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc,Vận dụng sáng tạo, là một tác động
lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp dạy trên, trong
những năm qua đối với việc học Âm nhạc ở trường, tôi thấy kết quả chất lượng
được nâng lên rõ rệt. Các em đã biết trình bày hồn chỉnh một bài hát (hát kết
hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Với sự hướng
dẫn tận tình gợi mở của giáo viên, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng
nhạc làm mẫu chính xác của giáo viên đã giúp các em tự tin trả lời câu hỏi và
trình bài trước lớp. Việc học tốt trong giờ học chính khố đã giúp HS hoạt động
tốt trong các hoạt động ngoại khoá.
IV. Kết luận, đề xuất, kiến nghị
1. Kết luận
Từ kết quả áp dụng trong thực tế giảng dạy bộ môn Âm nhạc của bản
thân, tơi nhận thấy đề tài này có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh
khối 6 trong các nhà trường phổ thông, với tất cả đồng nghiệp làm công tác
giảng dạy bộ môn Âm nhạc 6.
Khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy đại bộ phận các em đã có sự tự giác
và u thích mơn học, ở các tiết học có sự sơi nổi hơn, tích cực hơn, lượng học
sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học trở
lên sinh động, hấp dẫn.

2. Kiến nghị
Đối với Nhà trường:


- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh.
- Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị, nhạc cụ, đồ dùng học tập,
tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn.
- Đầu tư xây dựng phòng học chức năng để học sinh có khơng gian hoạt
động nghệ thuật.
Biện pháp “Một số giải pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh lớp 6
học tốt phân môn học hát”. đã được áp dụng hiệu quả cho học sinh khối lớp 6,
Trường THCS Bình Dương, thị xã Đơng Triều. Biện pháp này lần đầu được
dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp thị xã năm học 2021-2022 và
chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.



×