Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ UEH MÔN LOGISTIC NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA TẬP ĐOÀN IKEA VÀ CÔNG TY PHÚ TÀI TRONG KINH DOANH GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
- - -   - - -

DỰ ÁN CUỐI KỲ
Mơn học: LOGISTICS
Đề tài:

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA
TẬP ĐỒN IKEA VÀ CÔNG TY PHÚ TÀI TRONG
KINH DOANH GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Thị Anh Tâm
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Mã lớp học phần: BUS503020

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


THƠNG TIN THÀNH VIÊN VÀ ĐĨNG GĨP CHO
DỰ ÁN
Bảng phân cơng nhiệm
vụ

Phần trăm
đóng góp
trong nhóm

Trần Thị
Kim Linh


Nghiên cứu câu 5 và chỉnh
sửa, tổng hợp bài.

100%

Hà Minh
Châu

Nghiên cứu câu 3, câu 4,
phân chia công việc

100%

Vũ Thu Hà

Làm phần mở đầu, câu 1
và tổng hợp phần đánh giá
thành viên.

100%

Trương
Huỳnh Anh
Thư

Nghiên cứu câu 2 và phần
kết luận. Tìm tài liệu, viết
lời cảm ơn.

100%


Họ và tên

MSSV

Gmail

1


LỜI CẢM ƠN
Dự án cuối kỳ này là kết quả của sự nỗ lực đến từ các thành viên của nhóm 5. Trong q
trình thực hiện nghiên cứu, nhóm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ để hoàn thành đúng
thời hạn một cách tốt nhất.
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Trần Thị Anh Tâm, giảng viên bộ
môn Logistics, người đã trực tiếp giảng dạy cho nhóm chúng em. Cảm ơn cơ đã cung cấp nhiều
thông tin cũng như hướng dẫn làm bài để nhóm có thể hồn thành dự án một cách tốt nhất.
Đồng thời nhóm xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp FT002 đã giải đáp những thắc mắc của
nhóm trong suốt q trình làm bài.
Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện đề tài này cũng như do hạn chế về thời gian làm bài và
sự hiểu biết có giới hạn nên nhóm chúng em khơng tránh khỏi một vài thiếu sót. Mong cơ góp
ý, nhận xét để dự án của nhóm được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................................ 5

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 6
1.

Mục tiêu và ý nghĩa bài báo cáo ....................................................................................................... 6

2.

Tính cấp thiết của báo cáo................................................................................................................. 6

3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................... 6

1. CHUỖI CUNG ỨNG GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM NỘI THẤT CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN PHÚ
TÀI……………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………7
1.1.

Chuỗi cung ứng gỗ Cơng ty Cổ phần Phú Tài .............................................................................. 7

1.1.1.

Nhà cung cấp nguyên liệu ..................................................................................................... 7

1.1.2.

Nhà máy chế biến, sản xuất gỗ ............................................................................................. 7

1.1.3.

Đóng gói và phân phối sản phẩm ......................................................................................... 9


1.1.4.

Cửa hàng đại lý ..................................................................................................................... 9

1.1.5.

Xuất khẩu ............................................................................................................................ 10

1.1.6.

Nhập khẩu ........................................................................................................................... 10

1.2.

Một số sản phẩm nội thất gỗ của công ty Phú Tài tại thị trường Việt Nam ................................ 11

2. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC TRONG CÁCH THỨC VẬN CHUYỂN GIỮA IKEA VÀ PHÚ TÀI.
YÊU CẦU ĐẶC THÙ TRONG VẬN CHUYỂN – ĐÓNG GÓI – LƯU TRỮ VÀ PHƯƠNG THỨC
VẬN CHUYỂN TỐT NHẤT ..................................................................................................................... 12
2.1.

Cách thức vận chuyển giữa IKEA và Công ty Phú Tài .............................................................. 12

2.1.1.

Giống nhau.......................................................................................................................... 13

2.1.2.


Khác nhau ........................................................................................................................... 13

2.2.

Những yêu cầu đặc thù cho mặt hàng gỗ .................................................................................... 15

2.2.1.

Những đặc tính của gỗ ........................................................................................................ 15

2.2.2.

Những yêu cầu khi vận chuyển............................................................................................ 15

2.2.3.

Những yêu cầu khi đóng gói................................................................................................ 16

2.2.4.

Những yêu cầu khi lưu trữ .................................................................................................. 17

2.3.

Phương thức vận chuyển tối ưu nhất........................................................................................... 17

2.3.1.

Ưu điểm ............................................................................................................................... 17


2.3.2.

Nhược điểm ......................................................................................................................... 18

3


3.

CÁC HỆ THỐNG CNTT VÀ VIỆC DÙNG PHẦN MỀM ĐỒNG BỘ ............................................. 18
3.1.

3.1.1.

Công nghệ Faceworks ......................................................................................................... 18

3.1.2.

Phần mềm ECUS5 VNACCS ............................................................................................... 20

3.1.3.

Phần mềm quản lý giao hàng logistic (LIS) Winta ............................................................. 20

3.2.
4.

5.

6.


Các hệ thống CNTT .................................................................................................................... 18

Đồng bộ phần mềm các thành viên trong Logistic trong chuỗi logistic ..................................... 21

DỰ ĐOÁN NHU CẦU TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH SẢN XUẤT..................................................... 22
4.1.

Dự báo nhu cầu qua phương thức sản xuất ATO ........................................................................ 22

4.2.

Dự báo qua phần mềm ................................................................................................................ 22

4.3.

Công cụ dự báo của IKEA .......................................................................................................... 23

ƯU THẾ HỢP TÁC THỤY ĐIỂN – VIỆT NAM .............................................................................. 25
5.1.

Giới thiệu chung về Thụy Điển .................................................................................................... 25

5.2.

Quan hệ ngoại giao ..................................................................................................................... 26

5.3.

Những quy định của Thụy Điển đối với sản phẩm gỗ ................................................................. 26


5.3.1.

Thuế quan............................................................................................................................ 26

5.3.2.

Phi thuế quan ...................................................................................................................... 28

5.4.

Giao thông vận tải ....................................................................................................................... 29

5.5.

Đối với chính sách của Chính phủ ............................................................................................... 30

KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 31
6.1.

Kết quả chính từ bài nghiên cứu ................................................................................................. 31

6.2.

Hai bài học về logistics ............................................................................................................... 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 33
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÀNH VIÊN NHÓM ...................................................................................... 35

4



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Chuỗi cung ứng gỗ của cơng ty Phú Tài ............................................................................ 7
Hình 2: Nhà máy chế biến gỗ của Cơng Ty Phú Tài ...................................................................... 8
Hình 3: Công nhân công ty Phú Tài bốc dỡ gỗ ............................................................................... 9
Hình 4: Đóng gói và phân phối sản phẩm gỗ.................................................................................. 9
Hình 5: Container chứa sản phẩm gỗ chuẩn bị xuất khẩu ............................................................ 10
Hình 6: Kho ngun liệu gỗ trịn được nhập khẩu để chế biến..................................................... 11
Hình 7: Một số sản phẩm gỗ nội thất nổi bật của Phú Tài ............................................................ 12
Hình 8: Tỷ trọng khối lượng vận chuyển hàng hóa IKEA trên tồn thế giới trong năm 2011 ..... 14
Hình 9: Phần mềm SAP ................................................................................................................ 23
Hình 10: Hệ thống kho bãi của IKEA ........................................................................................... 24
Hình 11: Đất nước Thụy Điển ...................................................................................................... 25
Hình 12: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lưfven ...................... 26
Hình 13: Cảng Gothenburg, Thụy Điển ........................................................................................ 29

5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu và ý nghĩa bài báo cáo
Ngành gỗ toàn cầu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, tiêu thụ gỗ gỗ tăng mạnh nhờ
sự phục hồi kinh tế tại các quốc gia tiêu thụ chính như Mỹ và EU. Tại Việt Nam, công nghiệp chế
biến gỗ đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực. Chất lượng sản phẩm được đánh
giá cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đây là một cơ hội tốt để cho các
doanh nghiệp kinh doanh gỗ tại Việt Nam mở rộng quy mô, phát triển thị trường và tham gia vào
chuỗi cung ứng gỗ thế giới. Bài báo cáo là cái nhìn tổng quan về một ví dụ doanh nghiệp cụ thể.
Đưa ra những đặc thù, ưu thế, hạn chế với một số giải pháp giải pháp trong quản trị chuỗi cung
ứng và hoạt động logistics. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể phối hợp và thúc đẩy hoạch định (xây

dựng) chiến lược để có sự kết hợp chặt chẽ và thích ứng tối ưu nhất trong việc tiếp cận với chuỗi
cung ứng tồn cầu, tạo lập mơ hình quản lý - kinh doanh hiệu quả và kết dính.
2. Tính cấp thiết của báo cáo
Bài báo cáo sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra những cách khắc phục và giải quyết cũng
như là phương thức vận chuyển tối ưu nhất trong hoạt động kinh doanh cũng như trong cơ hội hợp
tác cùng IKEA. Dựa trên các yêu cầu đặc thù trong vận chuyển - đóng gói - lưu trữ, những điểm
giống - khác nhau trong cách thức vận chuyển gỗ giữa IKEA và Công ty Phú Tài.
Các CNTT mà công ty Phú Tài sử dụng mạng những ưu thế và nghi ngại trong việc đồng bộ
hệ thống phần mềm trong chuỗi logistics. Đó có thể là rào cản để kết hợp các thông tin và sử dụng
chung một hệ thống thông tin.
Thông qua phương thức ATO, phần mềm ERP và SAP/CRM và các công cụ dự báo của IKEA
(Demand Sensing) gợi ý các cách dành cho doanh nghiệp tham khảo để dự đoán nhu cầu trước khi
sản xuất. Hỗ trợ điều phối hoạt động kinh doanh được hiệu quả nhất.
Cuối cùng, doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu thế và lưu ý những điểm cần thiết để tạo điều
kiện cho mối quan hệ hợp tác với IKEA. Bởi những nhấn mạnh trong bài báo cáo về quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Thụy Điển, quy định về thuế quan và phi thuế quan của Thụy Điển đối với sản
phẩm gỗ nhập khẩu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: Mơ tả, so sánh,
phân tích, tổng hợp và logic. Nhằm tìm hiểu sâu sắc về các hành vi và lý do quyết định chi phối
trong quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh gỗ.
6


1. CHUỖI CUNG ỨNG GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM NỘI THẤT CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÚ TÀI
1.1. Chuỗi cung ứng gỗ Cơng ty Cổ phần Phú Tài

Hình 1: Chuỗi cung ứng gỗ của công ty Phú Tài


1.1.1. Nhà cung cấp nguyên liệu
Công ty tiến hành thu gom hoặc thu mua vật liệu thô là cây gỗ sau khi được cưa, chặt đổ
và xử lý sơ về cành, tán tại các bãi. Đứng trước hệ quả của việc khai thác rừng quá mức trong
thời gian qua, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam đang được nỗ lực cải thiện thông qua phát
triển trồng rừng. Tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất cây lâm nghiệp, chế
biến rừng xuất khẩu. “Sản lượng gỗ rừng trồng tăng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo chủ động trên 70% nguồn nguyên liệu đầu vào, từng bước giảm phụ thuộc vào
nguyên liệu nhập khẩu, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời tạo
ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam” (Tổng cục Thống kê, 2021). Gỗ khai
thác được quản lý thích hợp và được di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng đến các bãi gỗ, nhà
máy cưa và nhà máy chế biến.

1.1.2. Nhà máy chế biến, sản xuất gỗ

7


Nguyên liệu gỗ sau khi được chuyển từ các bãi khai thác về nhà máy chế biến, tại đây sẽ
được vệ sinh đảm bảo chất lượng sau đó tiến hành gia công để tạo thành phẩm. Tất cả được vận
hành thiết bị máy móc hiện đại theo quy trình kỹ thuật, từ các khâu cưa xẻ theo đúng kích thước
yêu cầu, sẫy gỗ, tạo phơi (khoan lỗ - tạo hình mài nhẵn), lắp ráp hoàn thiện và cuối cùng là sơn
phủ để vừa tạo lớp màng bảo vệ sản phẩm gỗ được lâu dài vừa mang tính thẩm mỹ cao hơn.

Hình 2: Nhà máy chế biến gỗ của Cơng Ty Phú Tài
Công ty Phú Tài hiện sở hữu 4 nhà máy gỗ lớn bao gồm: Nhà máy Thắng Lợi, nhà máy
Đồng Nai, nhà máy Vina G7, nhà máy Phù Cát… Công suất tinh chế bao gồm gỗ nội, ngoại
thất đạt 44.900 m3/năm và gỗ ván ép đạt 25.000 m3/năm.
Tuy nhiên, do nguồn cung nguyên liệu chế biến nội địa không đủ đáp ứng. Để phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng năm công ty thực hiện nhập khẩu một lượng gỗ
nguyên liệu thô lớn từ hầu hết đến các nước Nam Phi, Brazil, Uruguay, Papua New Guinea,

Malaysia, New Zealand, Solomon… đảm bảo có nguồn gốc từ các khu rừng được cấp chứng
nhận quản lý bền vững.

8


Hình 3: Cơng nhân cơng ty Phú Tài bốc dỡ gỗ

1.1.3. Đóng gói và phân phối sản phẩm
Các thành phẩm nội thất, ngoại thất như: Bàn ghế, sofa, tủ, giường, xích đu… sau khi được
gia cơng đầy đủ tại khâu chế biến cho ra thành phẩm hoàn chỉnh sẽ được đóng gói, ghi nhãn –
xuất xứ theo quy định, và được xếp chồng sẵn sàng để chuẩn bị phân phối ra thị trường xuất
khẩu hoặc các cửa hàng đại lý, bán lẻ nội địa. Ngồi ra, cơng ty Phú Tài còn kinh doanh gỗ
tròn, gỗ xẻ phục vụ trong lĩnh vực xây dựng và đóng tàu thuyền.

Hình 4: Đóng gói và phân phối sản phẩm gỗ
1.1.4. Cửa hàng đại lý
Công ty tiến hành phân phối sản phẩm đến các cửa hàng đại lý bằng xe tải, container vận
chuyển. Tại đây, các đại lý sẽ dễ dàng thực hiện quảng bá về sản phẩm và tiếp cận với nhiều
9


đối tượng khác hàng khắp cả nước, giao hàng đến tận nơi tiêu thụ cho khách hàng. Đây cũng là
kênh phân phối quan trọng của công ty tại thị trường Việt Nam, giúp tạo lập mối quan hệ với
khách hàng một cách tốt nhất, duy trì lịng trung thành của khách hàng.

1.1.5. Xuất khẩu

Hình 5: Container chứa sản phẩm gỗ chuẩn bị xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu chính của cơng ty Phú Tài bao gồm Mỹ, EU và Nhật Bản, đặc biệt

Mỹ chiếm tổng doanh thu xuất khẩu lớn nhất với số lượng đơn hàng dự báo sẽ gia tăng do
hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và nhờ tác động của các hiệp định CPTPP,
EVFTA và VPA/FLEGT có hiệu lực.
Các sản phẩm xuất khẩu sẽ được đóng gói, sau đó xếp đầy vào các container và bố trí một
cách tối ưu nhất các container lên tàu vận chuyển bằng đường thủy sang các nước nhập khẩu.

1.1.6. Nhập khẩu
Công ty Phú Tài đáp ứng được cả hai nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ chính phục
vụ tiêu dùng trong nước bao gồm: các sản phẩm được hồn thiện bởi nhà máy chế biến của
cơng ty và các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ nước ngoài.

10


Hình 6: Kho ngun liệu gỗ trịn được nhập khẩu để chế biến
“Hiện Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của châu Á. Do nguồn cung nguyên
liệu trong nước không đủ để chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm
nước ta phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài” (Tổng cục Thống kê, 2021).
Ngoài việc kinh doanh gỗ xuất khẩu, Phú Tài là đơn vị nhập khẩu và phân phối gỗ nguyên liệu
lớn cho nhiều nhà sản xuất gỗ uy tín tại Việt Nam. Thị trường phân phối trải dài khắp cả 3 miền
Bắc – Trung – Nam.

1.2. Một số sản phẩm nội thất gỗ của công ty Phú Tài tại thị trường Việt Nam
Kinh doanh gỗ là một trong số những lĩnh vực chủ lực tạo nên danh tiếng và thương hiệu
của công ty tại thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm công ty sản xuất bao gồm: đồ
gỗ nội thất, đồ gỗ dùng ngoài trời, các sản phẩm đồ gỗ khác và kinh doanh gỗ tròn, gỗ xẻ.

11



Hình 7: Một số sản phẩm gỗ nội thất nổi bật của Phú Tài

2. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC TRONG CÁCH THỨC VẬN CHUYỂN GIỮA IKEA
VÀ PHÚ TÀI. YÊU CẦU ĐẶC THÙ TRONG VẬN CHUYỂN – ĐÓNG GÓI –
LƯU TRỮ VÀ PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN TỐT NHẤT
2.1. Cách thức vận chuyển giữa IKEA và Công ty Phú Tài
12


2.1.1. Giống nhau


Sử dụng vận tải đường bộ

Không quá bất ngờ khi đây là phương thức vận tải phổ biến nhất của IKEA cũng như của
công ty Phú Tài. Sở dĩ phương thức này được sử dụng nhiều nhất vì tính tiện lợi, linh hoạt,
khơng địi hỏi các quy trình kỹ thuật quá phức tạp mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu vận chuyển
đa dạng của khách hàng và chi phí tiết kiệm hơn nhiều so với đường hàng không.


Sử dụng vận tải đường sắt

Đây cũng là một trong những phương thức vận tải sử dụng khác nhiều trong vận chuyển
các hàng hóa nặng như gỗ và nội thất gỗ bởi chi phí khá rẻ và ít biến động về giá cước cũng
như khả năng ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu. Tuy nhiên, hình thức này lại khơng
tiện lợi cho doanh nghiệp vì chỉ chạy theo tuyến đường ray cố định, không linh hoạt so với
đường bộ và nếu gặp trục trặc sẽ phải mất nhiều thời gian để sửa chữa hơn so với các loại hình
khác.



Sử dụng vận tải đường thủy

Đây gần như là phương thức được sử dụng nhiều nhất khi vận tải phục vụ xuất khẩu cho
hầu hết các ngành hàng. Ưu điểm nổi bật nhất của loại vận tải này so với các loại hình là khả
năng vận chuyển khối lượng hàng hóa rất lớn, lớn hơn gấp hàng chục lần so với vận tải đường
bộ. Tuy nhiên, không thể vận chuyển hàng với tốc độ cao bởi tốc độ tàu thường khá chậm và
phải tốn nhiều thời gian duyệt của hải quan nên khó để vận chuyển nhanh các đơn hàng. Nhưng
vì khả năng vận chuyển được số lượng lớn và chi phí rẻ hơn nhiều so với hàng không, đây là
phương thức mà cả IKEA và công ty Phú Tài sử dụng để phục vụ xuất khẩu hàng hóa.


Hạn chế sử dụng đường hàng khơng

Khơng chỉ IKEA và công ty Phú Tài, đa số các công ty bán sản phẩm có trọng lượng nặng
nói chung hay đồ nội thất gỗ nói riêng đều hạn chế sử dụng phương thức này bởi chi phí quá
cao, yêu cầu các quy trình kỹ thuật phức tạp mà hiệu quả mang lại không quá nổi bật so với các
phương thức nêu trên.

2.1.2. Khác nhau
Ngoài các phương thức vận tải nêu trên, IKEA cịn sử dụng một phương thức khác đó là
vận tải đa phương thức hay còn gọi là vận tải liên hợp. Đây là phương thức vận tải mà doanh
nghiệp sẽ chọn từ hai phương thức vận tải khác nhau (trong số năm phương thức bao gồm

13


đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không và đường ống) trong một hợp đồng vận tải từ
một địa điểm ở một nước tới một địa điểm chỉ định tại một nước khác. Với một thương hiệu đa
quốc gia nổi tiếng như IKEA thì việc sử dụng vận tải đa phương thức như vậy. Nhìn vào hình
bên dưới dễ dàng thấy IKEA đã áp dụng phương thức này từ rất lâu và theo báo cáo năm 2018,

IKEA sẽ cố gắng phát triển mạnh hơn ở hình thức vận tải này. Cịn đối với Doanh nghiệp cơng
ty Gỗ Phú Tài của Việt Nam, cơng ty cũng có sử dụng phương thức này nhưng chỉ chiếm một
phần không đáng kể so với IKEA.

Hình 8: Tỷ trọng khối lượng vận chuyển hàng hóa IKEA trên tồn thế giới trong năm 2011 (theo
loại hình vận tải)
Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường Statista (Đức)
Điểm khác biệt thứ hai là hiện nay, vận tải đường sắt của IKEA đang được chú tâm để phát
triển mạnh, so với 2% trong năm 2011 thì đến năm 2018 đã tăng lên 13% và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng trong tương lai ( Statista Research Department, 2012). Theo IKEA, vận tải đường sắt điện
khơng chỉ loại bỏ hồn tồn việc phát thải khí ơ nhiễm và vật chất dạng hạt dọc theo các tuyến
đường vận chuyển mà còn giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và tiếng ồn. Khác với IKEA, công
ty gỗ Phú Tài tập trung sử dụng phương thức đường bộ nhiều hơn bởi tính tiện lợi và tiết kiệm
chi phí.
Đối với cơng ty Phú Tài, từ trước đến nay công ty đã và đang sử dụng các hình thức vận tải
thơng qua bên thứ ba là các công ty và đại lý vận tải để sử dụng dịch vụ vận tải khi vận chuyển
hàng hóa, gỗ đi trong nước và xuất khẩu. Trong khoảng thời gian trước đó, IKEA cũng chọn
hình thức vận tải thơng qua bên thứ ba, nhưng hiện nay IKEA đã mua mua container và thuê

14


tàu để tự vận chuyển hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lý do của hành
động tốn kém này là bởi tình trạng tắc nghẽn cảng tại cảng và các sự cố phải chờ đợi cả tháng
làm cho các chuyến vận tải thường bị chậm trễ. Từ đó gây nên tình trạng thiếu ngun liệu thơ
và các vấn đề trong chuỗi cung ứng tồn cầu đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng và hết hàng (The
Maritime Executive, 2021).

2.2. Những yêu cầu đặc thù cho mặt hàng gỗ
2.2.1. Những đặc tính của gỗ

-

Dễ hút ẩm, dễ bốc hơi nước

-

Dễ bị mốc phá hoại: mất mỹ quan.

-

Dễ bị mục nát: do vi khuẩn gây nên.

-

Dễ biến dạng khi thay đổi nhiệt độ đột ngột

-

Dễ bị cháy: đặc biệt gỗ khô, nhiều nhựa.

-

Dễ bị nứt nẻ, cong vênh.

-

Dễ bị hà ăn: đặc biệt ngâm nước mặn.

2.2.2. Những yêu cầu khi vận chuyển
Đối với vận chuyển trong nội địa, các doanh nghiệp thường sử dụng là xe tải, xe container.

Đối với vận chuyển gỗ xuất khẩu, người ta thường sử dụng đường biển để tiết kiệm chi phí, các
mặt hàng gỗ cũng được chứa trong các khoang tàu rời hoặc thùng container để đưa lên tàu. Tuy
thời gian vận chuyển nội địa ngắn hơn so với việc vận chuyển xuất khẩu, tuy nhiên vấn đề vận
chuyển cần lưu ý đặc biệt là độ ẩm của gỗ, cần so sánh độ ẩm của ở điểm đến và điểm đi và
đảm bảo độ ẩm của hai khu vực không được quá chênh lệch nhau. Nếu độ ẩm chênh lệch đáng
kể, tại điểm đi hoặc trên container vận chuyển cần phải điều chỉnh độ ấm cho phù hợp với điểm
đến để sản phẩm khơng bị nứt hay biến dạng trong q trình vận chuyển. Bên cạnh yếu tố độ
ẩm nổi bật cũng còn những yếu tố khác như nhiệt độ, ánh sáng,... Do đó, dù là khoang xe,
khoang tàu hay các thùng container thì cũng cần những yêu cầu đặc thù sau đây:

-

Khoang vận chuyển cần chuẩn bị các dây hút ẩm/ túi hút ẩm để tránh hiện tượng gỗ hút ẩm
khi nhiệt độ bên ngồi xuống. Tuyệt đối khơng cho các hàng hóa dạng gỗ tiếp xúc trực tiếp
với nước.
15


-

Khoang chứa phải sạch sẽ, không ẩm ướt, khoang hàng kín đảm bảo cho sản phẩm tránh
tiếp xúc với ánh nắng.

-

Không để sản phẩm gỗ tiếp xúc với dung môi hữu cơ. Dung mơi có thể làm hư lớp sơn bề
mặt gỗ.

-


Tuyệt đối không chất chồng các sản phẩm gỗ lên nhau hoặc đặt hàng nặng khác lên sản
phẩm gỗ.

-

Trải một miếng lót lót mút xốp có độ dày, mềm thích hợp đủ để đỡ được trọng lượng của
đồ gỗ. Điều này làm giảm xóc, hạn chế đồ gỗ bị va vào nhau, tránh việc sản phẩm bị gãy
hay cong. Sử dụng túi khí chèn hàng để chèn lót khi cần thiết.

-

Sử dụng các loại dây đai chằng buộc bền chắc như dây đai và quá trình chằng buộc cần cẩn
thận để cố định sản phẩm. Dây đai có độ đàn hồi và được buộc chắc chắn sẽ giúp sản phẩm
không bị xê dịch và chịu áp lực va đập lớn. Nên lựa chọn những con đường bằng phẳng, ít
gồ ghề khi vận chuyển.

-

Điều chỉnh các điều kiện độ ẩm, nhiệt độ trong khoang sao cho thích hợp với điểm đến để
tránh nứt nẻ, biến dạng sản phẩm.

-

Đối với các loại gỗ thô hay gỗ đã qua xử lý thành hình dạng khối, những loại gỗ lớn nặng,
dài, rẻ tiền xếp dưới cùng; gỗ nhỏ, nhẹ, giá trị cao xếp trên.

2.2.3. Những yêu cầu khi đóng gói
Có nhiều điểm giống nhau trong đóng gói phục vụ giữa việc vận chuyển và việc lưu trữ.

-


Với những loại bàn ghế không thể tháo lắp thì nên đóng gói thật kỹ các sản phẩm bằng bìa
carton, vải dày, xốp nổ, đảm bảo sao cho ốp vừa sát sản phẩm đặc. Biệt quấn kỹ các góc
cạnh của tủ bàn để tránh va quẹt gây hư hại. Trước khi đóng gói cho việc lưu trữ phải luôn
đảm bảo các mặt hàng gỗ đã được vệ sinh thật kỹ, khô ráo và không thấm nước.

-

Sau khi bọc các sản phẩm bằng carton, vải dày, tiến hàng bọc màng nilon (màng PE) xung
quanh sản phẩm để tạo được lớp chống ẩm đơn giản, đảm bảo chất lượng của hàng hóa.

-

Đối với các mặt hàng mỹ nghệ nhỏ cần phải đóng gói bằng thùng carton và chèn lót kỹ bên
trong để không bị hư. Các thùng hàng cũng cần được đóng thành kiện với nhau để cứng
cáp hơn, khó bị đổ vỡ hơn.
16


-

Đối với khi vận chuyển, các mặt hàng gỗ cần được đóng gói thành các họp vng trước
khi đưa lên container.

2.2.4. Những yêu cầu khi lưu trữ
Khi làm kho lưu trữ để đảm bảo cho các sản phẩm gỗ luôn trong trạng thái tốt nhất, doanh
nghiệp cần thực hiện những việc sau đây:

-


Kiểm soát lượng ẩm trong kho bằng cách trang bị máy hút ẩm, tránh cho lượng ẩm khơng
khí vượt quá mức quy định gây hư hại đến chất lượng đồ gỗ. Ngồi ra cũng có thể trang bị
các tụi hút ẩm ở những nơi thường xuyên động nước.

-

Tuyệt đối không để các sản phẩm từ gỗ bị ngập nước hay chịu ảnh hưởng từ mưa bão.

-

Vì tính chất dễ bị ẩm mốc, mọt ăn, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra các sản phẩm
gỗ trong kho để kịp thời xử khi nấm mốc, mối, mọt xuất hiện.

-

Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Kho lưu trữ cần là một kho kín, tránh gió
và ánh sáng mặt trời bởi khi có ánh nắng chiếu vào, nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến cho
các mặt hàng gỗ bị xỉn màu, biến dạng. Rõ thấy nhất ở các sàn gỗ mỏng, ghi bị ánh nắng
chiếu vào thường xuyên sẽ dễ bị cong vênh. Nếu có thể, nên lắp đặt máy điều hòa để điều
chỉnh nhiệt độ ln theo một mức cụ thể.

-

Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các loại chất hóa chất chuyên dụng để ngâm tẩm dùng
cho chuyên ngành bảo quản gỗ.

-

Với đặc tính dễ bắt cháy, tuyệt đối không để sản phẩm tiếp xúc với lửa hay nhiệt độ cao.


-

Phải xịt khử nấm mốc, côn trùng một cách định kỳ, lau bề mặt sản phẩm gỗ bằng chất tẩy
rửa vi khuẩn để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

-

Hạn chế chất chồng các sản phẩm gỗ lên nhau, trong trường hợp bất khả kháng thì chỉ đặt
những đồ nhẹ, nhỏ lên sản phẩm gỗ, không nên chất quá nhiều sẽ tác động xấu đến kết cấu
của sản phẩm.

2.3. Phương thức vận chuyển tối ưu nhất
Nhóm cho rằng phương thức vận tải container là phương thức tối ưu nhất để vận chuyển gỗ
và đồ nội thất gỗ. Cụ thể là sẽ vận tải container bằng xe (đường bộ) đối với nội địa và container
đường biển khi xuất khẩu.

2.3.1. Ưu điểm

17


Là hình thức vận chuyển (đối với đường biển) phát triển rất mạnh và được xem là tiên

-

tiến nhất hiện nay.

-

Giá cả hợp lý đối với doanh nghiệp, không quá đắt như vận chuyển hàng không.


-

Hoạt động với năng suất rất cao nhờ sử dụng các thiết bị chuyên dụng cho việc xếp
dỡ, tàu vận chuyển và kho bãi.
Các container yêu cầu chất lượng cũng như độ kín cao giúp các hàng hóa đặc biệt là

-

gỗ/sản phẩm từ gỗ được bảo vệ một cách tốt nhất, tránh hư hỏng mất mát do khí hậu
thời tiết gây.

-

Có thể điều chỉnh các yếu tố, yêu cầu đặc thủ của mặt hàng gỗ như nhiệt độ, độ ẩm,...

-

Thời gian hành hải nhanh do tốc độ vận chuyển lớn và thời gian nằm bến ngắn. Giảm
thời gian làm thủ tục nhờ giảm hao hụt, mất cắp.

2.3.2. Nhược điểm
Yêu cầu phải có hệ thống bến bãi, trang thiết bị xếp dỡ chuyên dụng, tàu chở chuyên

-

dụng.
Giá khá đắt nhưng chung quy lại rẻ hơn đường hàng không.

-


3. CÁC HỆ THỐNG CNTT VÀ VIỆC DÙNG PHẦN MỀM ĐỒNG BỘ
3.1. Các hệ thống CNTT
Với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ thơng tin giúp ích cho đời sống thì cơng nghệ
cũng đã làm giảm các hoạt động về giấy tờ, lưu giữ thông tin và đề xuất sáng kiến trong vận
chuyển hàng hóa trong sản xuất và chuỗi cung ứng. Công ty Phú Tài cũng đã phần nào bắt kịp
xu hướng thế giới và đưa các cơng nghệ vào cơng ty của mình để tăng năng sản xuất.

3.1.1. Công nghệ Faceworks
Công nghệ đầu tiên công ty đưa vào trong cơng ty mình là Faceworks - một phần mềm công
nghệ giống với ERP, nhưng được sửa đổi để phù hợp với ngành gỗ.
Lợi ích của cơng ty khi áp dụng Faceworks:


Quản lý, theo dõi và triển khai kế hoạch sản xuất chế biến gỗ
-

Phần mềm quản lý Faceworks giúp cơng ty có thể hiện thực các kế hoạch sản xuất
theo từng giai đoạn trong năm,…Quản lý hiệu suất hoạt động của từng nhà nhà máy.

18


-

Hỗ trợ việc tạo lập lô hàng cho từng sản phẩm, cho phép: tạo lập lô hàng từ nhiều kế
hoạch hoặc tạo lập nhiều lô hàng cho một kế hoạch.

-


Cập nhật trạng thái đơn hàng. Bảo mật dữ liệu đơn hàng, giúp người sản xuất và mua
có thể quan sát tình trạng đơn hàng để đưa ra chiến lược sản xuất phù hợp hơn, theo
trình tự và dễ hiểu cho người xem

-

Người quản lý có thể tính tốn, ước lượng ngân sách cho từng bước sản xuất, dự trù
nguồn nhân lực phù hợp cho các công đoạn


-

Phần mềm quản lý sản xuất ngành gỗ Faceworks giúp quản lý nguồn lao động
Phần mềm quản lý sản xuất gỗ Faceworks có chức năng cập nhật số lượng nhân viên
của nhà máy theo ngày.

-

Cập nhật năng suất làm việc của nhân viên như: thời gian làm việc, hiệu suất sản xuất
ra sản phẩm.

-

Nhờ quản lý được công việc của nhân viên thường xuyên mà cơng ty có thể đưa ra các
mức lương phù hợp cho năng lực của nhân viên.

-

Không chỉ cập nhật về cơng việc, phần mềm cịn có nhiều chức năng giúp ích rất nhiều
cho ban nhân sự của cơng ty khi nó có thể cập nhật các thơng tin hồ sơ của nhân viên

như hợp đồng, bảo hiểm, các phúc lợi của nhân viên.



Phần mềm quản lý sản xuất ngành gỗ Faceworks giúp quản lý gỗ và nguyên liệu sản
xuất

Faceworks giúp cơng ty biết được số lượng và tình trạng của nguyên liệu, bàn ghế gỗ theo
danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm. Nhờ vậy mà cơng ty có thể tính tốn thời gian cần mua
hàng, xuất kho tốt hơn so với trước đây, quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Đối với cơng ty khi có q nhiều thiết bị máy móc sản xuất thì phần mềm sẽ quản lý các
thiết bị, máy móc để tránh tình trạng mất cắp do nhân viên trong cơng ty lấy. Cũng vì phần
mềm có thể quản lý máy móc đưa ra các số liệu cụ thể, công ty dựa vào số liệu này để đưa ra
các đầu tư thiết bị phù hợp cho sản xuất của Phú Tài.


-

Quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm
Phần mềm Faceworks giúp các bộ phận bán hàng, sản xuất biết vị trí đơn hàng, trạng
thái đơn hàng, giá đơn hàng ở bất kỳ nơi đâu. Tránh phải mất hoặc thất lạc đơn hàng.

-

Quản lý doanh số bán hàng của cả hệ thống và của từng loại sản phẩm bất cứ lúc nào.

19


-


Giúp cho các nhân viên có thể dễ dàng trao đổi công việc với nhau, kết hợp hiệu quả
để cho kết quả công việc tốt nhất.

-

Faceworks cũng hỗ trợ công ty bảo mật thông tin tốt hơn, giúp các bộ phận chức năng
nhìn được trực tiếp năng suất của cơng việc và giám đốc có thể theo dõi được hoạt
động của cơng ty mình.

-

Sự tiện lợi của Faceworks là cơng ty chỉ cần sử dụng một phần mềm mà không cần
phải sử dụng riêng lẻ từ phần mềm cho từng bộ phận khác nhau.

3.1.2. Phần mềm ECUS5 VNACCS
Để nhập khẩu gỗ và mua gỗ từ Việt Nam tương đối khó khăn vì yêu cầu nhiều giấy tờ và
thủ tục do yêu cầu của chính phủ về chính sách bảo vệ rừng ở Việt Nam. Nhằm rút gọn thời
gian làm thủ tục và thuận tiện hơn trong mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm về gỗ công
ty Phú Tài đã mua và sử dụng phần mềm ECUS5 VNACCS. Đây cũng là một phần mềm giống
với e-procurement.

-

Chức năng của ECUS5 VNACCS
Phần mềm hỗ trợ khai báo hải quan tất cả các giấy tờ từ khai nhập khẩu, xuất khẩu,
vận chuyển, thuế, khử trùng,....Đây là một sự tiện lợi rất lớn đối với đối với công ty
khi công ty thường xuyên xuất khẩu hàng qua Châu Âu, Mỹ, Châu Á. .

-


Phần mềm này giúp lập báo cáo thống kê tờ khai nhập, xuất theo các tiêu chí trên tờ
khai, theo thời gian, thống kê tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu..Tra cứu hàng hóa
trong trình xuất nhập khẩu.

-

Quản lý các danh mục dữ liệu chuẩn: Quản lý danh mục dữ liệu chuẩn đồng bộ với hệ
thống hải quan, tự động cập nhật qua internet.

-

Quản lý danh sách đối tác trong quá trình xuất nhập khẩu.

-

Tự động cập nhật chương trình qua internet: Tính năng tự động cập nhật giúp doanh
nghiệp ln luôn được cập nhật phiên bản mới ưu việt hơn và theo đúng văn bản mới
nhất của Hải quan và Bộ Tài chính.

3.1.3. Phần mềm quản lý giao hàng logistic (LIS) Winta

20


Vì có khá nhiều cơng ty con, cơ sở sản xuất nến Phú Tài đã sử dụng đến một phần mềm
quản lý logistic cho công ty để thuận tiện hơn trong quản lý hiệu quả trong vận chuyển giữa các
đối tác với nha. Công ty đã sử dụng phần mềm quản lý giao hàng logistic Winta.
Phần mềm tổng hợp các thông tin về khách hàng địa chỉ giao hàng, số lượng hàng trong
một phần mềm quản lý thông tin. Khi có đơn hàng giữa các thành viên trong logistic. Người

quản lý mua hàng, vận chuyển hàng sẽ sử dụng phần mềm điều phối.


Chức năng của phần mềm logistic Winta
-

Thực hiện giám sát quá trình vận chuyển đơn hàng từ vị trí, nhiệt độ, trạng thái đơn
hàng, thời gian nhận hàng.

-

Hỗ trợ giúp quản lý vận tải về mặt chi phí triệt để, chi tiết và hiệu quả với rất nhiều
các phương án khác nhau được đưa ra.

-

Đánh giá hiệu quả, chi phí đối với các đơn vị vận tải khác nhau nhằm đưa ra quyết
định hợp tác kinh doanh.

-

Thực hiện thành lập đơn hàng trực tiếp, từ đó giảm thiểu nhiều thao tác không cần
thiết theo phương pháp truyền thống.

3.2. Đồng bộ phần mềm các thành viên trong Logistic trong chuỗi logistic
Theo những gì nhóm đã tìm hiểu được về Cơng ty Phú Tài thì cơng ty có sử dụng phần mềm
đồng bộ với các nhà cung ứng và khách hàng của mình, tuy nhiên khơng phải tất cả. Cơng ty
Phú Tài sử dụng phần mềm vận chuyển hàng hóa Winta. Vì để sử dụng được phần mềm này
cơng ty phải chia sẻ thông tin và đồng bộ phần mềm với những thành viên trong chuỗi logistic
như về số lượng, thời gian giao hàng, người nhận, người gửi, giá bán. Nhưng các công ty vẫn

rất cẩn trọng và chỉ đồng bộ một phần dữ liệu và thông tin sản xuất kinh doanh của mình vì:
Thứ nhất, lo ngại bảo mật của các công ty sản xuất. Khi chuyển đổi số các thông tin sẽ được
đưa lên phần mềm, các hacker sẽ ăn cắp các bị mật thông tin sản xuất của các cơng ty. Cơng ty
bị lỗ bí mật sẽ bị mất quyền lợi trong mua bán như đấu thầu gỗ, giá bán sản phẩm sẽ bị đẩy
xuống.
Thứ hai, giới hạn trong công nghệ thông tin cũng gây cản trở cho việc chia sẻ thông tin giữa
các thành viên với nhau. Mỗi công ty sử dụng một hệ thống khác nhau nên khi thực hiện đồng
bộ mất rất nhiều thời gian và chi phí.

21


 Vì hai lý do trên một số thành viên trong chuỗi logistic nghi ngại về vấn đề đồng bộ và họ
khơng chấp nhận chia sẻ thơng tin của mình. Để có một sự đồng bộ giữa các thành viên là
rất khó thực hiện và nếu có thì cịn rất nhiều hạn chế, hoạt động không hiệu quả. Trong
tương lai để có sự thành cơng trong việc đồng bộ này thì các cơng ty cần đầu tư nguồn lực
nhiều hơn, đặc biệt đối với mảng công nghệ phần mềm.

4. DỰ ĐOÁN NHU CẦU TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH SẢN XUẤT
4.1. Dự báo nhu cầu qua phương thức sản xuất ATO
Chiến lược ATO (Assembly to order) yêu cầu các bộ phận cơ bản của sản phẩm phải được
sản xuất sẵn nhưng chưa được lắp ráp. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, các bộ phận sẽ được
nhanh chóng lắp ráp và gửi đến khách hàng. Chiến lược ATO là sự kết hợp giữa chiến lược
MTS (Make to stock - sản phẩm được hoàn thiện từ trước) và chiến lược MTO (Make to order
- sản xuất theo đơn đặt hàng) (Kenton, 2021).
Ngày nay các công ty sản xuất rất hạn chế việc sản xuất hàng loạt và để hàng tồn kho mà
thay vào đó là sản xuất theo lắp ráp theo đơn hàng (ATO) với hình thức này cơng ty sẽ giảm
diện tích kho chứa, xoay vòng vốn và hàng tồn kho nhanh hơn, giảm lượng hàng tồn kho không
bán được. Tuy nhiên để sử dụng được hiệu quả theo phương thức sản xuất này thì cơng ty phải
có được một cơng cụ dự báo nhu cầu hiệu quả.


4.2. Dự báo qua phần mềm
Đối với cơng ty nhỏ và vừa thì họ sử dụng các phần mềm như ERP và SAP/CRM để dự
đoán sản lượng cần sản xuất cần một mùa. Như đã nêu ở trên ERP là phần mềm lưu trữ thông
tin khách hàng theo thời gian, công ty sử dụng số liệu có sẵn để dự đốn được lượng cầu của
sản phẩm.

22


Hình 9: Phần mềm SAP
Cịn CRM là phần mềm quản lý khách hàng, ngày nay CRM được áp dụng nhiều ở các công
ty trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì gần đây mới được biết đến rộng rãi nhưng chưa được
nhiều công ty áp dụng. CRM cũng được xem là một công cụ để dự báo nhu cầu sản phẩm qua
các thơng tin về sự u thích của khách hàng, nhưng đây chỉ là một sản phẩm bổ trợ giúp đỡ
nhà quản trị có cái nhìn rộng hơn trong chiến lược sản xuất chứ khơng hồn tồn phụ thuộc vào
nó nhiều.

4.3. Cơng cụ dự báo của IKEA
Cơng cụ Demand Sensing (cảm biến nhu cầu)
Hệ thống dự báo mà IKEA sử dụng không giống như các phương pháp dự báo truyền thống,
Demand Sensing (cảm biến nhu cầu) sử dụng một loạt các tín hiệu nhu cầu và các cơng cụ tốn
học để tạo ra các dự báo chính xác hơn có liên quan đến các sự kiện trong thế giới thực.
Cơng ty có thể tận dụng tới 200 nguồn dữ liệu cho mỗi sản phẩm để tính tốn dự báo và dự
đốn nhu cầu trong tương lai một cách thơng minh và hiệu quả hơn. Công cụ cảm biến nhu cầu
này có thể sử dụng một số yếu tố ảnh hưởng, chẳng hạn như sự gia tăng lượt ghé qua cửa hàng
trong một khoảng thời gian cụ thể của tháng (khi nhận được tiền lương), sở thích mua sắm trong
trong các dịp lễ Tết, ảnh hưởng của sự thay đổi theo mùa đối với việc mua hàng và nhiều yếu
tố khác. Sau đó máy sử dụng một kỹ thuật mơ hình dự đốn được gọi là phân loại hoặc cây


23


quyết định. Những tiến bộ về sức mạnh tính tốn và kỹ thuật mơ hình hóa cho phép các nhà dự
báo chạy hàng trăm mơ hình cây quyết định hơi khác nhau, mỗi mơ hình học hỏi từ các mơ hình
trước đó cũng như từ việc quan sát các biến động bán hàng thực tế. Nhờ vậy mà công cụ này
dự đốn chính xác hơn các dự đốn dựa trên số liệu các năm cũ để dự báo như truyền thống
(Kaufhoulz, 2020). Công cụ Demand Sensing là một cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo độc đáo để
lập kế hoạch chuỗi cung ứng. Đây là phần mềm AI lớn nhất trong chuỗi cung ứng của IKEA.

Hình 10: Hệ thống kho bãi của IKEA
Trong quá khứ, IKEA có khoảng 92% dự báo được chấp nhận và 8% đã được điều chỉnh.
Và bây giờ, với công cụ Demand Sensing, IKEA đang ở mức gần 98% dự báo được chấp nhận,
với chỉ 2% được điều chỉnh. Khả năng dự đốn gần như chính xác tuyệt đối của phần mềm hỗ
trợ lớn đến kế hoạch sản xuất, và chiến lược hoạt động của IKEA mà hiếm cơng ty nào có được
(IKEA, 2021).
Với cơng cụ dự báo thơng minh, cơng cụ dự đốn nhu cầu ở cấp độ tồn cầu và sau đó được
chia nhỏ đến cấp độ khu vực, quốc gia và cửa hàng. Tuy nhiên, Demand Sensing xây dựng dữ
liệu từ quan điểm địa phương, với khách hàng địa phương là trung tâm của dự báo. Sau khi dự
báo cửa hàng địa phương được thực hiện, dự báo đó có thể đi lên cấp thị trường, quốc gia, khu
vực và toàn cầu.
Hãy hiểu điều này với một ví dụ. Trong cửa hàng IKEA ở Furuset (Oslo, Na Uy), giả sử có
một xu hướng cho rằng một sản phẩm đang bán nhanh hơn dự kiến. Với công cụ Demand
Sensing, dự báo về sản phẩm đó sẽ tăng lên ở Furuset, Oslo, nhưng khơng tăng ở phần còn lại
của Na Uy. Với hệ thống mà IKEA hiện đang sử dụng, dự báo sẽ được nâng lên cho cả nước
24


×