VIỆT BẮC
8 CÂU ĐẦU
Bài thơ được Tố Hữu sáng tác để bày tỏ nỗi niềm lưu luyến và thiết tha của những người lính cũng như
nhân dân vùng núi rừng Việt Bắc. Tám câu thơ đầu của “Việt Bắc” là sự bày tỏ rõ ràng và sâu sắc nhất
cảm xúc của những người có mặt trong cuộc chia ly ấy.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn
Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng lối xưng hơ mình – ta hết sức thân mật và tình cảm. Đặc biệt
đây là cách xưng hô thường thấy trong những câu ca dao – dân ca về giao duyên giữa vợ chồng, đôi lứa
với nhau. Nhân dân và người lính Việt Bắc, qua những năm tháng gắn bó, chiến đấu cùng nhau mà tình
cảm của họ cũng mặn nồng, sâu sắc như người thân trong gia đình. Tố Hữu đã khéo léo mang sắc thái
tình cảm đơi lứa vào tình nghĩa qn dân. Chính điều đó đã mang lại cho người đọc cảm nhận 8 câu đầu
bài thơ việt bắc một tâm trạng xúc động và quyến luyến như đang hịa nhập vào chính nhân vật “mình”
Và đây cũng chính là nét đặc sắc trong phong cách thơ của nhà thơ khi sử dụng những hình ảnh mang
màu sắc dân gian rất riêng
+ Đại từ xưng hơ “mình” ở đây mang hình ảnh của người cán bộ cách mang, đơi khi cũng là tiếng nói
của nhân dân Việt Bắc. Ngược lại, khi xưng hô “ta” đó cũng chính là nhân dân nơi vùng núi Tây Bắc hay
cũng là người cán bộ cách mạng ấy. Nhưng có lẽ những người nhân dân VB đã lên tiếng trước bởi họ
cảm nhận và nhạy cảm trước sự đổi thay. Mỗi người đọc sẽ có những suy nghĩ về nhân vật khác nhau.
Thế nhưng dù có thế nào, hai đại từ “mình, ta” ấy vẫn tuy 2 mà 1, có sự chuyển hóa ngơi cho nhau. Điều
đó thể hiện sự gắn bó khăn khít giữa 2 hình dáng, 2 tính cách những cùng chung 1 nhịp đập, chung 1 nỗi
tha thiết bịn rịn lúc chia xa.
“Mình về mình có nhớ ta” là câu hỏi tu từ mà người ở lại giành cho kẻ ra đi. Câu hỏi ấy thực ra
cũng chẳng cần phải trả lời. Người ở lại như muốn hỏi chính mình, liệu rằng những người chiến sĩ ấy khi
về xi thì có cịn nhớ những kỉ niệm, những năm tháng chiến đấu đã trải qua cùng nhau, có cịn nhớ về
núi rừng, về cuộc sống nơi bản nhỏ tuy không giàu sang về vật chất nhưng luôn bao la về mặt nghĩa tình.
“Mười lăm năm ấy” là trạng từ chỉ thời gian mà Tố Hữu đã rất tinh tế khi cho vào câu thơ để nói
lên khoảng thời gian gắn bó cùng nhau tuy khơng khơng dài nhưng cũng chẳng ngắn để những người cán
bộ cách mạng và nhân dân VB cùng hiểu về nhau nhiều hơn, cùng sẻ chia những khó khăn, gian khổ nơi
chiến trường. “Mười lăm năm” kể từ năm 1940 sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đến năm 1954 sau khi kết
thúc chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” với sự gắn bó “mình đây ta đó
đắng cay ngọt bùi”.
Người ở lại hỏi rằng “Mình về mình có nhớ khơng” như gợi nhắc. Bởi Việt Bắc là cội nguồn của
Cách mạng, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Vì vậy nên xin người về đừng qn mà hãy
“nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ rừng”. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng rất linh hoạt và tài tình
của TH về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Qua đó cũng nhắc thế hệ con cháu rằng
đừng bao giờ quên đi cái nơi sinh ra ta, đã cho ta hình hài và luôn hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về
quê hương của mình.
4 câu thơ tiếp theo là tiếng lịng của người miền xi với biết bao nỗi nhớ thương, bịn rịn khi rời
xa vùng đất TB:
-
-
-
-
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
Những từ láy liên tiếp: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn đã khắc họa rõ nét tâm trạng rối bời của
nhân vật trữ tình trong phút chia ly. Bâng khuân là cảm xúc buồn vui lẫn lỗi, bởi buồn vì phải xa nhân
dân, xa mảnh đất VB đầy ân tình, vui vì được trở về miền xi, về que hương của mình. Thế nhưng, có
lẽ người ra đi mang tâm trạng buồn nhiều hơn là vui. Bởi “bồn chồn” là bộc lộ được tâm trạng cảm xúc
day dứt, nôn nao khiến cho những bước đi cũng bịn rịn, ngập ngừng không muốn chia xa. Giống như
chân lý mà Chế Lan Viên từng khẳng định: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”.
Các chiến sĩ, cán bộ đáp lại lời của bà con dân bản đó là bà con và đất trời chiến khu đã trở thành một
phần trong tâm hồn họ. Người đi là các cán bộ về xi. Họ ra đi nhưng vẫn mang trong mình nỗi lo lắng
và nhung nhớ. Họ thương người dân chiến khu VB đầy xa xôi. Họ lo lắng rồi đây, trong những năm
tháng tiếp theo, người dân nơi đây sẽ như thế nào. Thật sự, chưa nơi đâu mà tình cảm quân dân lại thắm
đượm đến như thế!
Hình ảnh buổi chia ly đầu nước mắt, nghẹn ngào con tim diễn ra chiến sĩ cách mạng và người Việt
Bắc được lột tả đậm nét ở hai câu thơ cuối:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay”
Nói đến “áo chàm” là người ta nghĩ ngay tới hình ảnh chiếc áo màu nâu, là màu áo của bà con
nông dân lam lũ, cực khổ đã lao động cần mẫn phục vụ cho Cách mạng. Đây cũng chính là hình ảnh
hoán dụ đầy hiện thực được nhà thơ đưa vào sử dụng. Áo chàm là đại diện cho toàn thể nhân dân Việt
Bắc đang ra tiễn những anh bộ đội lên đường về xuôi. Những chiếc áo chàm màu – màu khó phai, như
tương trưng cho tình nghĩa thủy chung giữa người đi và kẻ ở. Chính màu áo ấy, con người ấy đã làm vẻ
vang và góp phần làm nên chiến thằng lịch sử của dân tộc. “biết nói gì hơm nay” khơng phải là khơng
biết nói gì, mà đó là những lời nói kh bật thành tiếng vì quá xúc động. Những lời nói ấy như được gói
gọn trong 3 tiếng “cầm tay nhau” để cảm nhận nỗi lòng của nhau. Bởi từ bàn tay, trái tim con người sẽ dễ
dàng cảm nhận được. Khối óc con người sẽ dễ dàng nhận dạng được. Dù tình cảm vơ cùng keo sơn gắn
bó, nhưng giữa những con người ấy vẫn có lí trí. Họ hiểu rằng, khơng cịn cách nào khác. Cuộc vui nào
rồi cũng đến lúc chia li. Nhưng chia li trong nước mắt hạnh phúc vẫn hơn là trong đau khổ. Dù là phải xa
nhau nhưng người dân Việt Bắc và các chiến sĩ vẫn có niềm vui của chiến thắng.
Cùng với dấu ba chấm cùng cách ngắt nhịp 3/5 ở câu thơ cuối như càng làm tăng thêm cái tình cảm
mặn nồng ấy. Nó giống như một nốt lặng trong một khn nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân dài sâu lắng.