Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ……………..
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC
MƠN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THCS

Mơn/Lĩnh vực: Ngữ văn
Mã môn: 27
Tác giả sáng kiến: ……………….

………………, tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu....................................................................................
2. Tên sáng kiến:....................................................................................................
3. Tác giả sáng kiến:..............................................................................................
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :..............................................................................
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:..............................................................................
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:..............................................................
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.............................................................................
8. Những thông tin cần được bảo mật: không......................................................
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:.................................................
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã


tham gia áp dụng sáng kiến:.................................................................................
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Cuối thế kỉ XX, Liên hiệp quốc đã đề ra bốn trụ cột trong học tập là:
“Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình”. Nhưng khơng đầy năm năm sau phương châm học tập của Liên hiệp
quốc đã phải thay đổi đưa việc tự học lên hàng đầu: “Học để học cách tự học,
học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Như vậy,
Liên hiệp quốc đã đánh giá rất cao vai trò của việc tự học.
Trong đời sống văn hoá khoa học xưa và nay, trong nước và ngồi nước,
có thể dẫn ra bao tấm gương tự học đã đi đến thành công. Như vậy có thể thấy
vấn đề tự học khơng phải là vấn đề mới lạ, hơn nữa còn là vấn đề hết sức quan
trọng trong sự học của mỗi con người.
Từ xa xưa ông cha ta đã đề cao vấn đề tự học trong sự thành công của mỗi
con người qua những câu nói gần gũi, dễ hiểu và khá sâu sắc: “Học ăn, học nói,
học gói, học mở”, “Học thầy khơng tày học bạn” … Đến thời đại Hồ Chí Minh
(từ năm 1945 đến nay), vấn đề tự học thực sự được phát động, triển khai một
cách nghiêm túc và rộng rãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người khởi xướng,
vừa là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Người luôn coi trọng và đề cao việc
học và nhất là tinh thần tự học ở mỗi người: “lấy tự học làm cốt”. Phương châm
ấy là những bài học kinh nghiệm sâu sắc được rút ra từ chính sự tự học bền bỉ và
thành công trong cuộc đời cách mạng đầy truân chuyên của Người. Tư tưởng và
phương pháp đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Mục tiêu giáo dục trong nhà trường hiện nay là đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài. Học sinh học hết THCS phải có được những hiểu biết cơ bản về
đất nước, dân tộc, có niềm tin và trách nhiệm với cuộc sống với bản thân,… Để
đạt được mục tiêu đó, điều 24 Luật giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục
trong nhà trường phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các văn bản: Nghị quyết
Trung ương V khóa VIII: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo
ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện
và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự
học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”; Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã ban hành về Đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi
1


đơi với hành, lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 cũng
chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt được. Trong đó, năng lực tự chủ
và tự học được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với người học. Môn
Ngữ văn là môn học công cụ, có vai trị quan trọng trong việc phát triển cho học
sinh các năng lực chính: Năng lực ngơn ngữ, năng lực văn học đồng thời góp
phần giáo dục tư tưởng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Như vậy có thể thấy vai trị tự học của người học được đánh giá rất cao.
Và đặc biệt việc hình thành cho học sinh năng lực tự học, việc rèn cho học sinh
phương pháp tự học trong bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông hết sức quan
trọng và cần thiết. Nhưng làm thế nào để hình thành và phát huy việc tự học của
mỗi học sinh trong nhà trường? Đó trước hết là nhiệm vụ của mỗi thầy cô giáo

và toàn ngành giáo dục.
Trong thực tế giảng dạy những năm gần đây, vấn đề tự học của học sinh
rất hạn chế. Hỏi các em biết đến những tác phẩm văn học nào? Hay “Nghĩa của
từ này là gì?” … các em hầu như xa lạ và khơng biết. Có nhiều nguyên nhân
khiến các em trở nên hạn chế như vậy. Do khoa học công nghệ quá phát triển,
mạng Internet bùng nổ, nhiều trị chơi và hình thức giải trí hấp dẫn dẫn đến việc
các em ít đọc, khơng chịu tìm hiểu, ỷ lại vào văn mẫu, … Nhất là với học sinh
lớp 6 vừa vào đầu cấp học, phải làm quen với bộ môn mới, khác với môn Tiếng
Việt ở bậc Tiểu học.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy rằng hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Vì vậy người
viết xin được đưa ra một vài giải pháp về vấn đề này.
2. Tên sáng kiến:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC MÔN
NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THCS”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: .........................
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS ...............
- Số điện thoại: .....................
E_mail: .........................
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Giáo viên: ……………………….
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực Khoa học xã hội - môn Ngữ văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Ngày 16/9/2022
2


7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Nội dung của sáng kiến
7.1.1. Một số vấn đề về tự học
7.1.1.1. Tự học là gì?
Theo Từ điển Giáo dục học: “Tự học là quá tình tự mình hoạt động, lĩnh
hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành khơng có sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở đào tạo”
Như vậy có thể hiểu, tự học là q trình người học tự mình chủ động học
hỏi, tìm tịi nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức thông qua tài liệu, sách vở,
Internet, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; tự mình học tập để chiếm
lĩnh tri thức khoa học và rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo… Tự học là một hoạt
động tự thân mang tính tích cực, chủ động và tự giác không cần ai nhắc nhở,
thúc ép.
Các hình thức tự học: Tự học có sự hướng dẫn của thầy cơ, tự học trên
Internet, trên truyền hình, tự học ở lớp, tự học ở nhà…
7.1.1.2. Năng lực tự học
“Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khóa
tiếp nhận tri thức với quan niệm của thời đại là học suốt đời. Có năng lực tự
học mới có thể tự học suốt đời. Năng lực tự học bao gồm tư duy tích cực, độc
lập, sáng tạo”
(V.A Cruchetxki)
Năng lực tự học là một trong 8 năng lực quan trọng và cần thiết phải hình
thành ở học sinh trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay.

Các năng lực cần hình thành cho học sinh
3


Trong Chương trình tổng thể, chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu cần đạt về năng lực tự học đối với học
sinh Trung học cơ sở là:

a) Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,
chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
b) Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Lập và thực hiện kế hoạch học tập; thực
hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ
học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn
bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc
bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng
của giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu thư viện.
c) Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn
chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ
của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
Để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, giáo viên cần vận dụng
phương pháp dạy học phù hợp để phát huy tối đa năng lực tự học của học sinh.
Mà trước hết cần hiểu năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động
trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí, ...
Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống. Trên cơ sở đó người dạy thơng qua tổ chức các hoạt động học tập, để
giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp
thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Vì vậy vai trị của người thầy là người tổ
chức và chỉ đạo, học sinh là người tiến hành các hoạt động học tập như : tái
hiện kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết
vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn, ...
Như vậy năng lực tự học được hình thành và rèn luyện ở cả không gian
trên lớp học và không gian ở nhà. Thầy là người phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động của học sinh trong quá trình học tập, hình thành và phát triển năng lực
tự học cho học sinh qua các hoạt động : sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép,
tìm kiếm xử lí thơng tin, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong đời sống.
7.1.1.3. Năng lực tự học môn Ngữ Văn

Năng lực tự học môn Ngữ văn của học sinh là khả năng tự thực hiện thành
công hoạt động học tập (tự khám phá, tự nghiên cứu, tự chiếm lĩnh các kiến
thức) trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng đã có về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn và các thuộc tính cá nhân khác như
động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí trong học tập khi giải quyết các vấn
đề của cuộc sống. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, học sinh được rèn luyện
và phát huy những kĩ năng quan trọng như tự đọc sách, tự đọc tài liệu, tự tóm tắt
nội dung văn bản, tự phát hiện luận điểm, tự tìm ra vẻ đẹp của nhân vật, tự tìm
ra ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ…
4


Hình thành và phát triển năng lực tự học mơn Ngữ văn cho học sinh ở
tồn bộ q trình học tập từ việc tự giác chủ động chuẩn bị bài ở nhà, tích cực tự
giác trong giờ học và sau khi xong giờ học:
- Chuẩn bị bài ở nhà (trước giờ học): học sinh soạn bài theo câu hỏi
hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và theo hướng dẫn của thầy. Ở khâu
này, học sinh phải tự mình phát hiện vấn đề, thu thập thơng tin, phân tích, cắt
nghĩa và đánh giá nội dung được học để đề ra cách giải quyết vấn đề. Sản phẩm
của hoạt động tự học này là bài soạn được ghi lại trong vở Soạn văn, Phiếu học
tập, ...
- Trong giờ học: học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học do
giáo viên tổ chức như đọc, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, nghe và trình bày ý kiến,
làm bài tập, viết, vẽ tranh, làm thơ, kể chuyện, đóng vai…
- Sau giờ học: học sinh tiếp tục tìm hiểu, tra cứu thêm tài liệu, đọc sách
kết nối theo chủ đề hoặc theo thể loại, hoặc theo kiểu văn bản, ghi chép vào “sổ
tay văn học”, làm bài tập, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, ngoại khóa…
Để nâng cao hiệu quả tự học môn Ngữ văn cho học sinh bậc THCS không
chỉ là thầy tích luỹ được nhiều kiến thức rồi truyền thụ cho học sinh mà cần phải
có sự chuẩn bị bài chu đáo cho giờ dạy. Sự chuẩn bị chu đáo ấy bao gồm cả sự

chuẩn bị của thầy và sự chuẩn bị của trị. Chuẩn bị của trị chính là sự tự học với
những định hướng mà thầy giao cho. Có chuẩn bị chu đáo cho bài học của mình
thì mới đem lại sự thành cơng cho giờ học; và tự học theo định hướng của thầy
chính là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.
7.1.2. Một số quan điểm về việc hình thành năng lực tự học môn Ngữ Văn
cho học sinh THCS.
7.1.2.1. Theo thiết kế bài học truyền thống
Theo thiết kế bài học truyền thống, việc hình thành năng lực tự học môn
Ngữ văn cho học sinh chưa được chú trọng.
Thứ nhất, bởi đó là chương trình dạy học theo định hướng nội dung. Nội
dung dạy học được quy định chi tiết trong chương trình. Về phương pháp dạy
học, giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học;
học sinh là người tiếp thu kiến thức một cách thụ động, những tri thức đã được
chuẩn hóa, quy định sẵn. Hình thức học chủ yếu ở trên lớp, những điều thầy nói
là “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Tiêu chí đánh giá người học của
chương trình này chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học. Việc
phát huy năng lực tự học, tự khám phá bị hạn chế bởi lối dạy một chiều áp đặt.
Thứ hai, lứa tuổi các em học sinh THCS đang tập làm, cần phải được rèn
luyện và hình thành các thói quen, nếu khơng được hướng dẫn bài bản, chưa
được hướng dẫn cụ thể thì các em sẽ không tự giác. Việc hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà thường bị coi nhẹ, nó chỉ chiếm một thời lượng rất nhỏ trong một tiết
dạy (khoảng 3 phút). Đa số giáo viên coi việc học bài và làm bài ở nhà của học
sinh là vấn đề đương nhiên và yêu cầu học sinh phải thực hiện. Giáo viên không
5


thật sự chú ý hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách học bài, làm bài và chuẩn bị
bài. Trong khoảng thời gian còn lại khoảng vài phút của giờ học người thầy dặn
dò học sinh về nhà học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa, hoàn tất bước cuối
cùng của tiến trình dạy học. Một thao tác mang nặng tính hình thức và theo thói

quen hơn là chú ý đến tính hiệu quả thực sự của nó. Cịn kết quả chuẩn bị của
học sinh đến đâu thì đã được đánh giá bằng con điểm qua việc có học thuộc bài
hay khơng. Nhưng cho dù có quan niệm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh
qua việc kiểm tra cho điểm thì khơng phải giờ nào cũng có thể kiểm tra được hết
số học sinh trong lớp. Vì thế việc học bài, làm bài và chuẩn bị bài của học sinh ở
nhà là hết sức chiếu lệ. Như thế có nghĩa là việc tự học của các em chưa tích
cực, tự giác. Dần dần triệt tiêu đi sự sáng tạo của học sinh, các em ỷ lại vào văn
mẫu.
Thứ ba, sâu xa hơn nữa, việc tìm hiểu và cảm nhận văn học không thể
thực hiện theo kiểu nhồi nhét khiên cưỡng. Học sinh cần được tiếp cận văn bản
của tác phẩm với một khoảng thời gian đủ dài để suy ngẫm về nó, trăn trở với
nó, rung động cùng nó, có nhu cầu khám phá lĩnh hội nó đến tận cùng thì quá
trình dạy học văn mới thực sự đạt được hiệu quả mong muốn. Nếu không được
chuẩn bị chu đáo, tìm hiểu kĩ lưỡng thì trong quá trình dạy học ở trên lớp giáo
viên phải mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh tiếp cận với văn bản,
tiếp cận với bài tập mẫu để đi đến kiến thức cần đạt trong khi những việc này
học sinh có thể tự học ở nhà. Điều đó dẫn đến hệ quả là học sinh tiếp thu kiến
thức một cách rất khó khăn chứ chưa nói đến việc học sinh tích cực chủ động
chiếm lĩnh tri thức.
Từ đó cho thấy việc đổi mới dạy học văn trước hết phải bắt đầu từ khâu
đầu tiên của quá trình dạy học là hình thành cho học sinh năng lực tự học, hướng
dẫn học sinh tự học trước khi lên lớp, tự học ngay trên lớp. Vai trò của người
thầy hết sức quan trọng trong công việc này.
7.1.2.2. Theo quan điểm đổi mới.
Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học thì việc hình thành năng
lực tự học cho học sinh là vơ cùng quan trọng. Nó là một trong 8 năng lực quan
trọng và cần thiết, là năng lực đầu tiên phải hình thành ở học sinh (năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính tốn, năng lực sử dụng cơng
nghệ thơng tin). Để hình thành năng lực này, việc hướng dẫn học sinh tự học là

vô cùng quan trọng, thậm chí có người cịn nhấn mạnh nó cịn quan trọng hơn
việc học ở trên lớp bởi nó có vai trò quyết định trong việc làm cho học sinh trở
thành cá thể chủ động của quá trình học tập chứ không phải là cá thể thụ động
tiếp thu lĩnh hội kiến thức mà thầy dẫn dắt và truyền đạt. Tất nhiên việc hướng
dẫn học sinh tự học không phải là một việc làm mới mẻ, nhưng điều chúng tôi
muốn nhấn mạnh ở đây chính là việc đổi mới trong tư duy, trong nhận thức
và hành động của người thầy. Có đổi mới trong tư duy, trong nhận thức thì
việc hướng dẫn học sinh tự giác học tập ở trên lớp cũng như ở nhà mới được coi
trọng. Trên lớp mà các em khơng tích cực, tự giác, chủ động thì việc học ở nhà
6


cũng khơng có. Ngược lại các em tích cực, tự giác, chủ động trong việc học bài
ở nhà thì lên lớp sẽ tích cực, hào hứng và hiệu quả. Bởi tâm lí của các em là
thích được giao nhiệm vụ và muốn thể hiện khả năng của mình.
7.1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tự học cho học sinh trong mơn Ngữ
Văn THCS
Việc hình thành cho học sinh năng lực tự học thông qua hướng dẫn học
sinh phương pháp tự học không phải chỉ làm trong một giờ mà là một việc
làm của cả một quá trình dạy học. Nó địi hỏi người giáo viên phải thấm
nhuần quan điểm đổi mới giáo dục, phải đầu tư thời gian, công sức để có được
một phương pháp giảng dạy thống nhất trong tồn bộ bộ mơn cũng như trong
từng tiết dạy, bài dạy. Vì thế, ngồi việc đưa ra định hướng u cầu chung đối
với mơn học nó cịn rất linh hoạt theo từng kiểu bài, từng phân môn, từng tiết
học cụ thể; mặt khác nó cũng phải phù hợp với đối tượng học sinh và năng lực
trình độ của giáo viên. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ
thể đối với phân môn Văn trong môn Ngữ văn.
Giải pháp 1: Đặt ra yêu cầu đối với môn học.
Ngay từ buổi đầu nhập môn cho học sinh lớp 6 THCS, giáo viên phải định
hướng cho học sinh cách thức và yêu cầu học tập bộ môn. Muốn học tốt môn

Ngữ văn yêu cầu đầu tiên với học sinh là phải đọc nhiều, thuộc nhiều và viết
nhiều. Để có được khả năng đó học sinh cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Yêu cầu thứ nhất: Học sinh có Sổ tay văn học.
Sổ tay văn học là hình thức ghi chép của cá nhân những nội dung liên
quan đến văn học. Việc sử dụng sổ tay văn học giúp học sinh có thói quen ghi
chép, tích lũy tư liệu, thể hiện ý tưởng, cách sắp xếp nội dung, cách trình bày,
mở rộng vốn từ vựng của mình...
Ghi chép, trình bày trong sổ tay văn học là hình thức thư giãn trong học
tập: học mà chơi - chơi mà học rất thú vị, lại rèn được nhiều phẩm chất kĩ năng
tốt đẹp như yêu cái đẹp, tính cẩn thận, tỉ mỉ...
Sổ tay văn học giúp các em phát triển kĩ năng viết, khả năng phân tích và
bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình trước đối tượng, trước một vấn đề văn học.
Với ý nghĩa vai trò như vậy nên giáo viên đặt ra yêu cầu đối với việc học
tập bộ mơn phải có là sổ tay văn học.
Khi có sổ tay văn học, yêu cầu học sinh ít nhất mỗi tuần 3 buổi dành ra
khoảng thời gian 30 phút để ghi chép những nội dung liên quan đến vấn đề học
trong tuần.
Để các em thực hiện nghiêm túc yêu cầu này, giáo viên cho học sinh biết
mục đích của sổ tay văn học là để các em tự cập nhật kiến thức về bộ môn Ngữ
văn như thông tin về tác giả, tác phẩm văn học, các câu văn, bài văn hay, các từ
ngữ khó, kiến thức liên quan tới tác phẩm hoặc văn bản, các câu nói nổi tiếng có
ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa nhân sinh… nhằm hình thành vốn văn học phong phú
và sự u thích mơn học.
7


Để kích thích sự hứng thú với yêu cầu này, giáo viên cho học sinh tham
khảo, xem những hình ảnh về sổ tay văn học, cách trình bày, trang trí trên sổ tay
để học sinh có cảm nhận và định hướng thẩm mĩ cho mình khi sử dụng.
Các hình ảnh sau có thể cho học sinh tham khảo:


8


9


- Yêu cầu thứ hai: Có góc học tập riêng và xây dựng thời gian biểu hợp
lý kế hoạch hóa việc tự học.
Thống nhất với phụ huynh để mỗi em phải có góc học tập riêng, có bàn
học, ghế ngồi, đảm bảo đủ ánh sáng, đủ yên tĩnh và đủ các đồ dùng học tập. Mỗi
em phải tự xây dựng cho mình một thời gian biểu trong tuần, dán ở góc học tập.
Thời gian biểu xây dựng cụ thể, khoa học, phân bố quỹ thời gian ở nhà để học
tập hiệu quả.
Bên cạnh thời khóa biểu ở trường, người học phải tự xây dựng cho mình
một thời gian biểu bố trí thời gian tự học phù hợp với lượng kiến thức của các
mơn học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng.
Xây dựng thời gian biểu cho mình và thực hiện học sinh sẽ có kĩ năng
quản lí thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian trong ngày khoa học, hợp lí. Có thời
gian biểu việc học tập và nghỉ ngơi thư giãn sẽ hiệu quả.
Có thời gian biểu khơng chỉ các em thực hiện khoa học, ngay ngắn mà
cha mẹ các em cũng dễ theo dõi, đôn đốc nhắc nhở.

10


Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng thời gian biểu theo mẫu
sau:
Buổi


Thời gian

Học môn

Ghi chú

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ Tư

Thứ Năm

Thứ Sáu

Thứ Bảy

Chủ nhật
- Yêu cầu thứ ba: Soạn bài và làm bài tập theo hướng dẫn của thầy, tự
giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK - Viết các bài thu hoạch cá nhân
sau khi học xong các tác phẩm văn học đặc sắc.
Đây là công việc, nhiệm vụ học tập bắt buộc phải làm hằng ngày. Khơng
chỉ nêu u cầu, giáo viên cịn phối hợp với phụ huynh trong việc học bài và làm
bài ở nhà của học sinh. Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà nếu học
sinh không thực hiện hoặc lười nhác sẽ trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Trong
thực tế dạy học, bản thân tôi đã thực hiện cách thức này với học sinh lớp 6,7 và
thấy các em rất sợ bị mời phụ huynh hoặc bị cô giáo gọi điện cho phụ huynh.
Mỗi lần đem vở lên để cô giáo kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc chuẩn bị bài nếu
11



không học bài và làm bài, yêu cầu học sinh đọc số điện thoại của bố mẹ và nhận
xét vào vở, về lấy nhận xét chữ kí của cha mẹ học sinh rất sợ và việc thực hiện
yêu cầu từ những buổi học sau đã có tiến bộ hơn. Nếu thực hiện nghiêm khắc
ngay từ lớp 6,7 thì lên đến lớp 8,9 các em đã thành nếp, thành thói quen tự học
bộ môn.
- Yêu cầu thứ tư: Trong giờ học yêu cầu các em thực hiện cùng một lúc
5 thao tác: đọc, nghe, nghĩ, nói, viết
Đọc: có thể đọc thành tiếng, có thể đọc thầm (tự đọc);
Nghe: nghe giảng, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nghe câu trả
lời của bạn;
Nghĩ: suy nghĩ để đưa ra ý kiến của mình trước vấn đề đặt ra;
Nói: thể hiện khả năng trình bày các vấn đề một cách logic, phát triển vốn
từ, hình thành phong cách tự tin;
Viết: tự diễn đạt nội dung kiến thức trong bài học theo cách hiểu và bằng
ngơn ngữ của mình.
u cầu này giúp các em tập trung chú ý, huy động các kĩ năng để thực
hiện nhiệm vụ học tập. Đây là yêu cầu khó đối với học sinh THCS vì tâm lí lứa
tuổi này khá phức tạp, các em rất hiếu động, dễ mất tập trung, hay bị chi phối và
xao nhãng bởi tác động xung quanh trong lớp học và cả bên ngoài lớp học.
Muốn vậy giáo viên phải là người tổ chức giờ học để thu hút sự tập trung chú ý
của các em vào bài học, qua các phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp
với kiểu bài lên lớp. Có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực để các em cùng tham gia: Kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ
thuật KWL (K: điều em đã biết, W: điều em muốn biết, L: điều em học), kĩ thuật
KWL+H (H: điều học sinh tiếp tục tìm tịi nghiên cứu, mở rộng).
- u cầu thứ năm: Khuyến khích học sinh có thói quen viết nhật kí
Viết nhật kí là một hình thức thú vị bởi bất kì ai cũng có những tâm sự,
nỗi niềm cần bày tỏ, chia sẻ. Những tâm tư ấy có thể tâm sự, chia sẻ với cha me,

bạn bè nhưng cũng có những tâm sự chỉ muốn một mình mình biết. Lứa tuổi học
trị lại càng có những điều thầm kín ấy.
Có khi viết nhật kí chỉ đơn giản là ghi lại những thông tin quan trọng
trong ngày, những việc đã làm và cả những điều tồi tệ... Nhật kí cũng là một
dạng tư liệu quý để rèn luyện và phát triển bản thân. Nhiều người thành cơng
cũng nhờ có thói quen ghi nhật kí, nhất là với những người theo nghề viết lách.
Thời gian dành cho viết nhật kí mỗi ngày dành một khoảng thời gian 1520 phút) để tập diễn đạt tình cảm suy nghĩ của mình thành câu văn, đoạn văn.
Giải pháp 2: Hình thành cho học sinh thói quen chuẩn bị bài trước khi đến
lớp.
Để giờ học của thầy và trò trên lớp có hiệu quả, có thành cơng hay khơng
thì việc học sinh tự học ở nhà (bao gồm cả học bài cũ và chuẩn bị bài mới) quyết
12


định 50%. Muốn vậy giáo viên phải hình thành cho học sinh thói quen chuẩn bị
bài, năng lực tự học.
Việc hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới không phải là
một công việc làm vội vàng, chiếu lệ khi trống hết giờ đã điểm. Người thầy phải
coi đây là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Việc chuẩn bị bài có kĩ
lưỡng chu đáo hay khơng nó quyết định rất lớn tới hiệu quả của giờ học tiếp
theo. Các em có hứng thú chờ đợi giờ văn hay không, những vấn đề đặt ra trong
bài học có lay động được học sinh khơng? Sự chú ý của các em vào quỹ đạo cần
thiết của giờ văn sắp tới đã có chưa?… Đó là những tiền đề tâm lí cần thiết để
các em bước vào giờ học mà công đoạn chuẩn bị bài ở nhà của các em với sự
hướng dẫn chu đáo, có tính tốn kĩ lưỡng của thầy cơ. Chuẩn bị bài ở nhà chính
là bước tập dượt cho sự cảm thụ ở lớp được sâu sắc hơn.
Hình thành cho học sinh thói quen ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu
cầu của thầy rất cần phải có sự kiểm tra để đánh giá khả năng tự học của các em.
Nếu không kiểm tra thì học sinh sẽ cảm thấy đây là một việc làm thừa thãi, tốn
thời gian là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh lười học văn, ngại học văn. Khâu

kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà đánh giá khả năng tự học của học sinh rất cao.
Nếu khơng học sinh cũng sẽ tạo ra sự đối phó trong học tập, lên mạng tìm bài
mẫu hoặc chép bài của bạn, hoặc làm qua quýt cốt có bài đối phó với cơ.
Hình thành thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp vừa giúp học sinh
củng cố khắc sâu kiến thức đã học, vừa tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mới tốt
hơn. Giúp khả năng đọc hiểu và có những thắc mắc để trao đổi với thầy cô, bạn
bè làm cho sự hiểu biết của mình thấu đáo hơn. Cơng việc này sẽ giúp ích rất
nhiều cho các em nhất là với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới – dạy
học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Năng lực tự học là cơ sở
để hình thành và phát triển nhiều phẩm chất, năng lực tốt đẹp khác: tinh thần
trách nhiệm, ý thức học tập và rèn luyện tự giác, tính chủ động, phong thái tự
tin, tinh thần sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức. Như thế kết quả học tập sẽ được nâng
lên, được thầy cô và bạn bè yêu quý...
Công việc chuẩn bị của học sinh ở nhà có nhiều mặt, đa dạng. Có thể là
tập đọc, đọc tìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ một vài chi tiết nghệ thuật,
một kiến thức cụ thể có liên quan đến tác phẩm... Nhưng nội dung chủ yếu vẫn
là nhằm khơi dậy hứng thú cho học sinh đối với văn bản (tác phẩm) và định
hướng cho học sinh vào những vấn đề then chốt mà giáo viên sẽ hướng dẫn học
sinh đi sâu vào phát hiện, tìm hiểu ở trên lớp. Câu hỏi chuẩn bị tuyệt đối không
được tuỳ tiện. Sau đây là một số công việc cụ thể:
* Kĩ năng đọc văn bản.
Đặc thù của phân môn văn là tiếp cận văn bản để hiểu được giá trị của văn
bản (tác phẩm). Vì vậy việc hướng dẫn học sinh đọc văn bản ở nhà là vô cùng
quan trọng. Tuy nhiên, việc đọc văn bản ở đây không phải là thưởng thức một
tác phẩm văn học nên không thể đọc lướt qua mà là đọc có định hướng, đọc để
tìm hiểu, suy ngẫm một số vấn đề trọng tâm có liên quan đến bài học. Muốn làm
13


được điều đó giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ thể cho học sinh trong việc

đọc bài. Giáo viên cần hướng dẫn cho các em các thao tác đọc:
- Đọc tồn bộ văn bản để có cái nhìn khái quát và những rung động thẩm
mĩ về văn bản.
- Đọc lại để hiểu từ ngữ, câu chữ.
- Đọc lại một lần nữa để xác định được bố cục của văn bản, nội dung của
từng phần, tìm hiểu các yếu tố nhân vật, sự việc, ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật
miêu tả nhân vật,…(đối với các văn bản tự sự); các biện pháp tu từ, từ vựng và
ngữ pháp, vần, nhịp điệu,…(đối với văn bản thơ); các cách lập luận, luận chứng,
luận cứ (đối với văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận); các yếu tố ngôn ngữ
kịch, hành động kịch, xung đột kịch….(đối với văn bản kịch )…
- Nhận xét, đánh giá sơ bộ về giá trị tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của văn
bản.
- Ghi chú lại những từ ngữ, những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ để hỏi giáo
viên. Qua đó cũng biết được những vấn đề mình quan tâm, cũng là để nhắc nhở
mình chăm chú hơn khi nghe giảng.
* Kĩ năng đọc và tìm hiểu kĩ phần chú thích để tìm hiểu các vấn đề có
liên quan đến tác giả và văn bản.
Khi học sinh chuẩn bị bài ở nhà, phần chú thích trong sách giáo khoa vơ
cùng quan trọng. Nó cung cấp cho các em những thông tin cơ bản về tác giả, tác
phẩm, hồn cảnh sáng tác, vị trí trích đoạn, các từ ngữ khó cần giải nghĩa, ... là
cơ sở để các em tìm hiểu giá trị văn chương của văn bản. Nếu là đoạn trích thì sẽ
có những thơng tin tóm tắt tác phẩm, vị trí đoạn trích để các em có cái nhìn tổng
thể về tác phẩm và hiểu được một phần của tác phẩm qua văn bản trích. Nếu là
chương trình sách giáo khoa mới thì giáo viên cần phải định hướng rõ hơn cách
tìm hiểu.
- Về tác giả: cần chú ý tới thân thế và sự nghiệp. Cụ thể là năm sinh, năm
mất; quê hương, gia đình; thời đại, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác. Những vấn đề
đó ảnh hưởng, chi phối đến nội dung sáng tác như thế nào?
Ví dụ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (Ngữ văn 9) khi tìm hiểu phần tác
giả có thể thấy 4 yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du là quê hương,

gia đình, thời đại, cuộc đời: Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về thi
thư, trên q hương của những câu hị ví dặm. Thời thơ ấu sống trong giàu sang
nên hiểu về cuộc sống xa hoa, phong lưu của giới quý tộc, về thân phận của
người ca nhi kĩ nữ trước xã hội đồng tiền có sức mạnh vạn năng. Thời đại sống
của ơng đầy biến động dữ dội, sự thay ngôi đổi chủ trong giới cầm quyền, ông
phải lưu lạc nhiều nơi, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng, có nhiều trải nghiệm và
hiểu thêm về cuộc sống khốn cùng của người dân... Tất cả các yếu tố đó đã ảnh
hưởng sâu sắc đến sáng tác của ơng, để ơng hướng ngịi bút vào hiện thực trở
thành nhà nhân đạo chủ nghĩa.

14


- Về văn bản (hoặc tác phẩm): cần chú ý tới hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
của văn bản (tác phẩm), cần hướng dẫn học sinh đặt văn bản vào hoàn cảnh lịch
sử và xã hội, thời đại sống của tác giả. Như thế việc tìm hiểu tác phẩm sẽ sâu sắc
hơn.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9). Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác để thấy được giá trị tư
tưởng của văn bản: Thế kỉ XVI là thời kì nhà Lê bắt đầu suy thối, các tập đồn
phong kiến tranh giành quyền bính gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Điều đó
ảnh hưởng đến cuộc đời và số phận của biết bao con người nhất là người phụ nữ.
Vũ Nương chính là nạn nhân bi thảm của xã hội phong kiến đầy bất công và
khủng hoảng ấy.
Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” Trích Đơn Ki-hơ-tê của Xéc-van-tét
(Ngữ văn 8) ta nên hướng dẫn học sinh tự đọc và tìm tài liệu với định hướng
trên học sinh sẽ thấy được thời đại tác giả sinh sống là thế kỉ XVI, XVII thời kì
chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển trong lòng chế độ xã hội phong kiến
với các công ty độc quyền, những gã khổng lồ thâu tóm mọi hoạt động của xã
hội. Mặt khác giai cấp phong kiến vẫn muốn duy trì chế độ đem lại cho nó quá

nhiều đặc quyền đặc lợi. Nó câu kết với Giáo hội Cơ đốc lấy nhà thờ làm trụ cột
tinh thần. Nó tước đoạt tự do, quyền sống của con người. Vì cực đoan tàn bạo
nên thời đại đã sản sinh ra nền văn hoá phục hưng với phong trào nhân văn chủ
nghĩa đấu tranh đòi tự do dân chủ cho con người. Bản thân cuộc đời tác giả gặp
nhiều vất vả lận đận…. Trên cơ sở đó học sinh sẽ nhận thấy từ những vấn đề của
thời đại xã hội Tây Ban Nha và cuộc đời của bản thân, nhà văn đã dựng nên một
Đôn Ki-hô-tê kiệt tác, một Đôn Ki-hô-tê với khát vọng tự do làm rung động con
tim của hàng triệu độc giả nhiều thế hệ ….
- Tìm hiểu các từ khó để cắt nghĩa từ ngữ trong văn bản, hiểu được nghĩa
của từ trong văn cảnh để hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản.
Chẳng hạn khi tìm hiểu văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích (Ngữ văn 9) để
thấy được tâm trạng đau đớn, chua xót, bẽ bàng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng
ở lầu Ngưng Bích ta khơng thể khơng tìm hiểu kĩ từ “khóa xn” trong câu thơ
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xn”. “Khóa xn” là khóa kín tuổi xuân, ý nói
cấm cung - điều này dành cho con gái nhà quyền quý nhưng với Thúy Kiều
trong cảnh ngộ trở thành gái lầu xanh, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đang
trong âm mưu mới của Tú Bà thì từ “khóa xn” là sự mỉa mai chua xót cho
thân phận của mình. Nhờ từ ngữ này ta càng rõ hơn tâm trạng đau đớn, buồn tủi,
xót xa của Thúy Kiều, thấy được vẻ đẹp tự ý thức được nhân phẩm đang bị chà
đạp vùi dập.
* Kĩ năng trả lời các câu hỏi theo định hướng sách giáo khoa và
hướng theo giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản.
Tuỳ theo từng nội dung bài dạy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời
các câu hỏi trong sách giáo khoa theo hướng nội dung và giá trị văn bản. Thao
tác này nếu không được sự hướng dẫn và kiểm tra cụ thể của giáo viên rất dễ trở
thành hình thức, chiếu lệ vì học sinh, để đáp ứng yêu cầu máy móc của thầy có
15


thể chép lại của nhau hoặc sao chép từ các sách tham khảo. Để tránh hiện tượng

này giáo viên nên khuyến khích sự cảm thụ cá nhân của học sinh, kể cả khi
những cảm thụ ấy khơng hồn tồn đúng như cách hiểu của thầy, miễn là cách
hiểu ấy không làm méo mó hay xun tạc tác phẩm hoặc khơng mang tính giáo
dục. Câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu cốt để học sinh hiểu đúng, trúng vấn đề. Làm
tốt cơng việc này ở nhà thì giờ học trên lớp sẽ hoàn toàn là một cuộc trao đổi,
thảo luận tự giác, khơng khí của giờ học sẽ sơi nổi và mang tính dân chủ hơn
chứ khơng bị bó hẹp trong những khuân mẫu đơn điệu và nhàm chán.
Chẳng hạn khi dạy học văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri (Ngữ
văn 8) yêu cầu học sinh đọc và định hướng tìm hiểu giá trị văn bản theo 3 nội
dung:
- Lòng nhân ái giữa con người với con người (Xiu, Giôn-xi, Bơ-men)
- Khát vọng sống của con người mà nhà văn muốn đề cập.
- Quan điểm nghệ thuật mà O Hen-ri muốn truyền tải thông qua kiệt tác
của cụ Bơ-men (Một tác phẩm được coi là kiệt tác phải là tác phẩm như thế
nào?)
Nếu giáo viên làm tốt được điều đó thì chắc chắn học sinh sẽ chuẩn bị bài
cụ thể và trọng tâm cho giờ học sâu hơn. Và giờ học ấy sẽ đem lại hiệu quả cho
cả thầy và trò.
* Kĩ năng sưu tầm các tài liệu liên quan tới tác giả và văn bản.
Trước hết là những kiến thức về văn bản. Đa số các văn bản học trong
chương trình là những trích đoạn của tác phẩm, khuôn khổ của một giờ dạy lại
không cho phép học sinh tiếp cận với tác phẩm hồn chỉnh. Vì vậy việc khuyến
khích học sinh tìm đọc tác phẩm trọn vẹn là một phương pháp rất tốt để giúp học
sinh cảm nhận tác phẩm trong tính tồn vẹn của nó và qua đó khơi dậy hứng thú
của các em đối với mơn học. Tác phẩm có thể được khai thác từ nhiều nguồn
khác nhau nhưng dễ dàng và tiện lợi nhất là từ các thư viện và thư viện điện tử.
Thời đại hiện nay là thời đại thơng tin tồn cầu với mạng In-tơ-net là một công
cụ vô cùng hữu hiệu cho học tập của học sinh. Nếu biết khai thác một cách đúng
đắn thì học sinh sẽ được mở rộng kiến thức bởi kho tàng tri thức của nhân loại.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số địa chỉ đáng tin cậy trên mạng để

học sinh tìm tài liệu và tác phẩm văn học như: ebook.com, Hocmai.com,
Onbai.com.vn ….
Kiến thức trên mạng rất phong phú, phức tạp thậm chí là bao hàm cả
những kiến thức chưa được thẩm định vì vậy giáo viên cần giúp học sinh chọn
lọc thơng tin và kiến thức bổ ích. Giáo viên phải là người giải đáp những thắc
mắc trong quá trình sưu tầm kiến thức của học sinh tránh những hiểu biết lệch
lạc, chệch hướng.

16


Giải pháp 3: Hình thành cho học sinh kĩ năng nghe và ghi bài trên lớp
Nghe và ghi bài trên lớp là một kĩ năng quan trọng trong việc tự học của
học sinh. Trên lớp cần tập trung chú ý nghe giảng ngay từ đầu tiết học, kết hợp
nghe và ghi theo cách hiểu của mình.
Nghe trên lớp khơng phải chỉ là nghe lời giảng, câu hỏi của thầy mà cịn
nghe ý kiến trình bày của bạn. Đây gọi là kĩ năng lắng nghe tích cực. Tập trung
chú ý nghe vấn đề thầy trình bày, giảng giải ngay từ đầu để hiểu được trọn vẹn
nội dung vấn đề. Đánh dấu những từ ngữ mà mình cho là quan trọng, ý nghĩa,
cầm tìm hiểu. Tập trung vào những chi tiết, hình ảnh, nội dung mà thầy nhắc đi
nhắc lại, mở rộng liên hệ xung quanh vấn đề để giúp ta hiểu cặn kẽ vấn đề.
Chẳng hạn trong văn bản “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du (Ngữ văn 9) khi khai thác, tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân
có câu thơ “Khn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Từ “khn trăng” là hình
ảnh ước lệ nhưng dễ hiểu, dễ cảm nhận. Người đọc ai cũng nhận ra vẻ đẹp của
“khuôn trăng” Thúy Vân - khuôn mặt tròn trịa, tươi đẹp, hiền hòa như trăng rằm.
Nhưng từ “nét ngài” là từ khó khơng dễ gì hiểu ngay được. “Nét ngài nở nang”
đây là một hình ảnh ước lệ phải tìm hiểu mới hình dung ra được Nguyễn Du tả
về lơng mày của Thúy Vân nó đậm đà cong vút nổi bật trên khuôn trăng rạng rỡ.
Theo quan niệm thẩm mĩ của dân gian đó là vẻ đẹp “Mặt hoa da phấn, mắt

phượng mày ngài” (ngài: râu của con ngài – con tằm đang hóa thành bướm, chỉ
lơng mày cong vút như râu con ngài - “Râu hùm, hàm én, mày ngài” (Nguyễn
Du)). Nhưng còn một cách hiểu khác về từ “nét ngài”, đây là từ địa phương Hà
Tĩnh, “nét ngài” là nét người, chỉ thân thể con người, chỉ đường nét, cơ thể của
Thúy Vân nở nang cân đối. Thúy Vân có vẻ đẹp hình thể hài hịa khn trăng thì
đầy đặn, nét người thì nở nang đúng theo chuẩn mực về cái đẹp của người phụ
nữ phúc hậu “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Hồ Xuân Hương). Dù hiểu theo
cách nào thì chữ ấy cũng toát lên vẻ đẹp của Thúy Vân đúng kiểu người phụ nữ
theo quan điểm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến “Dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan
trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ” vì vậy chân dung Thúy Vân như dự báo về
cuộc đời phong lưu phú quý hơn người.
Kết hợp nghe và ghi bài. Ghi bài là một khâu rất quan trọng trong quá
trình hình thành kiến thức của học sinh, điều đó càng trở nên đặc biệt quan trọng
đối với mơn Ngữ Văn. Bởi vì trong quá trình ghi bài học sinh được rèn luyện
các kĩ năng liên quan đến cảm thụ văn chương, phát triển vốn từ, viết câu văn
đúng ngữ pháp ... Trong dạy học truyền thống thầy đọc trò chép lời giảng giải
phân tích của thầy. Cịn trong dạy học tích cực, học sinh khơng ghi bài một cách
máy móc, thụ động mà ghi chép một cách chủ động, thao tác ghi bài được tiến
hành đồng thời với các thao tác: nghe, nói, nghĩ, đọc. Học sinh khơng ghi những
gì cần thiết theo nội dung bài giảng của giáo viên mà ghi những gì mình thấy
hay, tâm đắc và có ích. Do vậy, trong một lớp học không phải tất cả các học sinh
đều ghi bài giống nhau mà tùy thuộc vào mức độ hiểu bài, khả năng tư duy, vốn
từ vựng, năng lực cảm thụ văn chương, sự u thích mơn học... mà có những
cách ghi bài khác nhau. Vở ghi của học sinh khi đó được coi là một sản phẩm
17


của hoạt động học được cá nhân hóa. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần
hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cách ghi bài cho học sinh, kiên nhẫn giúp đỡ các em có
thể ghi bài theo cách mà mình có sở trường và thuận tiện cho mình học nhất.

Hình thức ghi chép theo cách hiểu và sự sáng tạo cá nhân: viết tắt, kí hiệu theo
cách của mình, lập biểu bảng, sơ đồ tư duy, ....

Cách ghi bài của học sinh
18



×