HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHAN THỊ TƯƠI
ĐA HÌNH MỘT SỐ GEN ỨNG VIÊN VÀ MỐI LIÊN HỆ
VỚI TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN Ỉ
Ngành:
Chăn ni
Mã số:
9 62 01 05
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Đỗ Đức Lực
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Thịnh
Phản biện 1:
PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc
Viện chăn ni
Phản biện 2:
PGS.TS. Võ Thị Bích Thuỷ
Viện nghiên cứu Hệ gen
Phản biện 3:
TS. Nguyễn Thị Diệu Thuý
Viện Công nghệ sinh học
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ
, ngày
tháng
năm 2023
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những trung tâm đa đạng sinh học phong phú trên thế giới.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thối đa
dạng sinh học, trong đó có suy giảm nguồn gen vật nuôi. Trong số 27 giống lợn bản địa ở
Việt Nam, có 5 giống lợn đã tuyệt chủng và 9 giống có nguy cơ tuyệt chủng (Luc, 2013).
Lợn Ỉ được đánh giá là một trong những giống lợn bản địa có nguy cơ tuyệt chủng cao (Lê
Viết Ly, 1999). Mặc dù đã được đưa vào chương trình bảo tồn từ những năm 1990, nhưng
số lượng lợn Ỉ vẫn bị suy giảm nhanh chóng và hiện nay chỉ cịn một số ít cá thể được ni
tại cơng ty TNHH Lợn giống Dabaco (Chu Minh Khôi, 2019). Phục tráng giống lợn Ỉ là
nhiệm vụ cấp thiết nhằm bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm và ngăn ngừa sự suy giảm
đa dạng sinh học. Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng sản xuất của lợn Ỉ, nhưng hầu hết
các nghiên cứu đã được thực hiện cách đây tương đối lâu (Phạm Hữu Doanh, 1985; Đặng
Vũ Bình, 1993; Lê Viết Ly, 1999; Võ Văn Sự & cs., 2004). Nhằm phục vụ cho công tác
bảo tồn và phát triển giống lợn Ỉ, cần thực hiện các nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất
của đàn hiện có, chọn tạo và nhân đàn để gia tăng số lượng cá thể, cải thiện năng suất sinh
sản và sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt của giống lợn này.
Trong những thập kỷ gần đây, việc ứng dụng thành tựu của di truyền phân tử kết hợp
với phương pháp chọn lọc truyền thống đã góp phần nâng cao tính chính xác, rút ngắn
thời gian và làm tăng tốc độ cải thiện di truyền của các tính trạng mong muốn trong cơng
tác chọn lọc giống vật nuôi (Lê Thị Thu Huệ, 2021). Các locus tính trạng số lượng và các
gen chức năng liên quan chặt chẽ với các tính trạng sản xuất ở lợn được khám phá
(Hoàng Thị Thuý & cs., 2021; Nguyen Huu Tinh & cs., 2021). Trên thế giới, nhiều gen
ứng viên đã được chứng minh có mối liên hệ với tính năng sản xuất của lợn. Đối với tính
trạng sinh sản ở lợn, nhiều gen đã được phát hiện có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu kích
thước và khối lượng ổ đẻ như gen Oestrogen receptor (ESR), Folicle stimulate hormone
beta sub-unit (FSHB), Prolactin receptor (PRLR), Retinol binding protein 4 (RBP4); Leptin
receptor (LEPR), Retinoic acid receptor gamma (RARG); Prostaglandin-endoperoxide
synthase 2 (COX2), Epidermal growth factor (EGF) (Rohrer & cs., 1994; Messer & cs.,
1996; Ollivier & cs., 1997; Vincent & cs., 1997; Stratil & cs., 1998; Rothschild & cs., 2000;
Linville & cs., 2001; Matoušek & cs., 2003; Mikhaĭlov & cs., 2014). Một số gen được cho
rằng có mối liên quan đến các chỉ tiêu sinh trưởng bao gồm gen pituitary-specific
transcription factor (PIT1) (Yu & cs., 1995; Franco & Lorenzo, 2005; Nguyen Huu Tinh &
cs., 2021), Melanocortin 4 receptor (MC4R), growth hormone releasing hormone (GHRH),
growth hormone (GH) và Insulin-like growth factor 2 (IGF2) (Kim & cs., 2000; Van Laere &
cs., 2003; Wenjun & cs., 2003; Ologbose & cs., 2020). Một số gen đã được chứng minh có
mối liên hệ với các tính trạng năng suất, chất lượng thịt lợn bao gồm Heart fatty acid-binding
protein (H-FABP) (Jankowiak & cs., 2010; Lee & cs., 2010), Porcine phosphoinositide-3kinase, class 3 (PIK3C3) (Kim & cs., 2005; Hirose & cs., 2011), Calpastatin (CAST) (Đurkin
& cs., 2009; Nguyen Trong Ngu & cs., 2012; Ropka-Molik & cs., 2014), Myogen (MYOG)
(Đỗ Võ Anh Khoa, 2012), protein kinase AMP-activated non-catalytic subunit gamma 3
(PRKAG3) (Đặng Hồng Biên, 2016). Đa hình các gen ESR, PRLR, FSHB, RBP4, PIT1,
MC4R, GHRH, FUT1, H-FABP, CAST, PIK3C3 và MYOG đã được chứng minh có mối
liên hệ với các tính trạng sinh sản, sinh trưởng, năng suất chất lượng thịt trên nhiều giống
lợn trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về đa hình các gen ứng
viên và mối liên quan giữa các gen này đến khả năng sinh sản, khả năng sinh trưởng,
năng suất và chất lượng thịt trên giống lợn Ỉ.
1
Để có cơ sở đề xuất ứng dụng các chỉ thị phân tử trong chọn lọc nâng cao năng suất
sinh sản, sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt trên giống lợn Ỉ, nghiên cứu đánh
giá mối liên hệ giữa đa hình các gen ứng viên với tính năng sản xuất của giống lợn này là
cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đa hình các gen ứng viên và mối liên hệ giữa đa hình các gen với
các tính trạng sinh sản, sinh trưởng, năng suất chất lượng thịt của lợn Ỉ, đề xuất các chỉ thị
phân tử hỗ trợ trong chọn lọc nhằm cải thiện khả năng sản xuất và chất lượng thịt lợn Ỉ,
góp phần bảo tồn nguồn gen vật quý hiếm, phát triển giống lợn Ỉ theo hướng chăn nuôi
bền vững, có hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định được đặc điểm của lợn Ỉ thơng qua kích thước một số chiều đo của lợn Ỉ
cái và đực trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp.
(2) Đánh giá được đa hình các gen ESR, PRLR, FSHB, RBP4, PIT1, MC4R, GHRH,
FUT1, H-FABP, CAST, PIK3C3 và MYOG trên quần thể lợn Ỉ ni bảo tồn tại Cơng ty CP
tập đồn Dabaco, Việt Nam.
(3) Đánh giá được mối liên hệ giữa đa hình các gen ứng viên với tính năng sản xuất
của lợn Ỉ, trong đó đánh giá mối liên hệ giữa đa hình các gen ESR, PRLR, FSHB với năng
suất sinh sản, đa hình các gen PIT1, H-FABP, CAST, PIK3C3 và GHRH với khả năng sinh
trưởng và đa hình các gen PIT1, H-FABP, PIK3C3, CAST với năng suất thân thịt và chất
lượng thịt của lợn Ỉ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào các nội dung: Đánh giá đặc điểm sinh học của lợn Ỉ trong điều
kiện chăn nuôi công nghiệp thơng qua kích thước một số chiều đo của các cá thể đực và
cái; Đánh giá đa hình một số gen ứng viên trên quần thể lợn Ỉ và mối liên hệ giữa đa hình
các gen với tính năng sản xuất của lợn Ỉ nuôi bảo tồn tại Công ty CP tập đồn Dabaco,
Việt Nam.
Các thí nghiệm về năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất
lượng thịt và mẫu mô tai của lợn Ỉ được thực hiện tại Công ty TNHH lợn giống Dabaco
Lương Tài (xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) từ 2019 đến 2020 và Công ty
TNHH lợn giống Dabaco Phú Thọ (Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) từ 20212022. Phân tích đa hình gen, chất lượng thịt được tiến hành tại phịng thí nghiệm Di
truyền, phịng thí nghiệm Trung Tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
phịng thí nghiệm Thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi và Trung tâm Công
nghệ sinh học, Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco (xã Tân Chi, huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh).
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã xác định được đa hình của 12 gen (ESR, PRLR, FSHB, RBP4, PIT1, MC4R,
GHRH, FUT1, H-FABP, CAST, PIK3C3 và MYOG) trên quần thể lợn Ỉ và mối liên hệ
giữa các đa hình gen này với các chỉ tiêu về năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng,
năng suất chất lượng thịt. Kiểu gen AA của gen FSHB có tác động tích cực đến một số chỉ
tiêu về năng suất sinh sản (SCSS, SCSSS, SCCN, SCCS, KLSSO, KLCSO, KLCSC) và
kiểu gen AB của gen GHRH cải thiện khối lượng cơ thể lúc 2 tháng tuổi.
2
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học cung cấp nguồn thông tin về một số đa hình
các gen (ESR, PRLR, FSHB, RBP4, PIT1, MC4R, GHRH, FUT1, H-FABP, CAST, PIK3C3
và MYOG) ở lợn Ỉ và mối liên hệ của các đa hình này với năng suất sinh sản, khả năng
sinh trưởng và năng suất chất lượng thịt, cung cấp nguồn tư liệu có giá trị trong chọn lọc
giống lợn theo kiểu gen nhằm cải thiện khả năng sản xuất ở lợn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho các cơ sở sản xuất giống có cơ sở để chọn lọc lợn Ỉ theo kiểu gen AA (gen
FSHB) nhằm nâng cao năng suất sinh sản và mang alen B (gen GHRH) để nâng cao khả
năng sinh trưởng.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò của chỉ thị di truyền trong chọn lọc giống vật nuôi
Phương pháp chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình cần thời gian đánh giá dài và hiệu
quả chọn lọc thấp đối với một số tính trạng khó quan sát hoặc khơng thể quan sát được
trên chính bản thân con vật và các tính trạng có hệ số di truyền thấp. Nhằm nâng cao
hiệu quả của các chương trình giống vật ni, kết hợp giữa phương pháp chọn lọc
truyền thống với kỹ thuật di truyền phân tử là cần thiết. Với những thành tựu trong lĩnh
vực sinh học phân tử và công nghệ gen, số lượng lớn các đa hình gen ở mức độ ADN
đã được khám phá và ứng dụng như các chỉ thị để xác định cơ sở di truyền cho những
biến dị kiểu hình (Beuzen & cs., 2000).
Việc kết hợp các chỉ thị di truyền với chọn lọc truyền thống đã đem lại nhiều hiệu
quả như nâng cao tính chính xác, rút ngắn thời gian chọn giống đồng thời làm tăng tốc
độ cải thiện di truyền của các tính trạng mong muốn (Lê Thị Thu Huệ, 2021). Chọn lọc
dựa vào sự hỗ trợ của chỉ thị di truyền cho thấy ưu thế so với chọn lọc theo phương
pháp truyền thống, đặc biệt là trên các tính trạng có khả năng di truyền thấp, di truyền
liên kết với giới tính hoặc các tính trạng biểu hiện muộn trong q trình phát triển của
vật ni, khó khăn và tốn kém để đánh giá (Đặng Vũ Bình, 2019).
2.2. Đặc điểm ngoại hình, hiện trạng và công tác bảo tồn các giống lợn bản địa
Việt Nam
Theo báo cáo của Tạ Thị Bích Duyên & Đặng Hồng Biên (2016), Việt Nam có
khoảng 30 giống lợn bản địa. Các giống lợn bản địa Việt Nam có đặc điểm ngoại hình đa
dạng, được chia thành 4 nhóm chính bao gồm: (1) nhóm lợn đen tồn thân và lợn đen có
vệt trắng ở đầu, 4 chân, chót đi bao gồm 19 giống lợn; (2) nhóm lợn lang gồm 7 giống;
(3) nhóm lợn Hung bao gồm lợn có màu hung nâu tồn thân hoặc hung nhạt gồm 2 giống;
(4) nhóm lợn có da và lơng tồn thân màu trắng gồm 2 giống. Trong số 30 giống lợn này,
có 6 giống khơng cịn tìm thấy các cá thể mang đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống
(Tạ Thị Bích Dun & Đặng Hồng Biên, 2016).
Bảo tồn nguồn gen vật ni là một vấn đề cấp bách có tính chất tồn cầu (Hoffmann &
Scherf, 2010). Công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ
năm 1990. Cho đến nay, đã có nhiều dự án khai thác, bảo tồn, đánh giá, khai thác và phát
triển nguồn gen các giống lợn địa phương Việt Nam đã được Nhà nước đầu tư nghiên cứu.
Chương trình bảo tồn các động vật bản địa quý hiếm ở Việt Nam đã thành cơng trong việc
áp dụng chương trình bảo tồn in-situ và phục hồi được một số lồi động vật có nguy cơ
như gà Hồ, Đông Tảo, Ri, vịt Cỏ, vịt Bầu và đặc biệt là lợn Móng Cái. Dự án “Thành lập
hệ thống ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ
thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học” do Viện Chăn ni chủ trì dưới
3
nguồn tài trợ từ Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện khảo sát 33 quần thể lợn bản địa Việt
Nam tại 22 tỉnh. Tổng số 7.121 tinh cọng rạ được lấy từ 6 giống lợn (Mường Tè, Hung Hà
Giang, Mường Khương, Cỏ Bình Thuận, Kiềng Sắt và Móng Cái) trên địa bàn 6 tỉnh (Lai
Châu, Hà Giang, Lào Cai, Bình Thuận, Quảng Ngãi và Quảng Ninh) được lưu trữ trong hệ
thống ngân hàng gen của Viện Chăn ni.
Chương trình bảo tồn nguồn gen lợn Ỉ bắt đầu từ những năm 1990 đến năm 1994 và kết
thúc do hạn chế về tài chính. Năm 2005, lợn Ỉ được Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
đưa vào danh sách các giống vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn. Từ năm 2016, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã giao cho Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco lưu giữ, phục tráng và bảo
tồn giống lợn Ỉ. Theo thông tin tại Nghị định số 46 NĐ46/2022/NĐ-CP, lợn Ỉ là một trong 4
giống lợn thuộc danh mục giống vật nuôi bị đe doạ tuyệt chủng cần được bảo tồn.
2.3. Tình hình nghiên cứu về năng suất sinh sản của các giống lợn bản địa
Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các giống lợn bản địa Việt Nam có tuổi
động dục lần đầu tương đối sớm. Nhiều giống bắt đầu động dục ở 3-4 tháng tuổi, thậm chí
lợn Lũng Pù 2-3 tháng đã động dục. Số con sơ sinh sống/ổ ở lợn bản địa tương đối thấp,
nhiều giống chỉ đạt 5-8 con. Ngoại trừ một số giống có khả năng sinh sản tốt hơn như
Mường Lay 14 vú, Móng Cái, Lang Hồng, Hạ Lang, còn lại đa số các giống lợn bản địa có
khả năng sinh sản thấp hơn nhiều so với các giống lợn ngoại.
Khả năng sinh sản là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của hệ thống
chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, hệ số di truyền của tính trạng này thường ở mức thấp và biểu hiện
trong giai đoạn cuối trong quá trình phát triển của cơ thể, nên việc chọn lọc, cải thiện năng
suất sinh sản bằng các biện pháp truyền thống thường không mang lại hiệu quả cao. Do đó,
việc nhận biết các gen ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái là rất cần thiết.
Ảnh hưởng của một số gen khác đến kích thước ổ đẻ của lợn nái đã được chứng minh
bao gồm gen ESR (Rothschild & cs., 1996; Chen & cs., 2011), FSHB (Rohrer & cs.,
1994), PRLR (Vincent & cs., 1997), leptin receptor (LEPR) (Stratil & cs., 1998), RBP4
(Rothschild & cs., 2000), retinoic acid receptor gamma (RARG) và melanin receptor 1A
(MTNRIA) (Messer & cs., 1996, 1997; Ollivier & cs., 1997), prostoglandin endoperoxide
synthase 2 (COX2) và epidermal growth factor (EGF) (Linville & cs., 2001). Mặc dù đa
hình của một số gen ứng viên liên quan đến năng suất sinh sản của lợn nái đã được nghiên
cứu trên các giống lợn ngoại và một số giống lợn bản địa ở nhiều nơi trên thế giới, tuy
nhiên thông tin công bố trên các giống lợn bản địa Việt Nam còn rất hạn chế về các gen,
chưa đầy đủ các chỉ tiêu. Đặc biệt, mối liên hệ giữa đa hình các gen ứng viên với năng suất
sinh sản của các giống lợn bản địa chưa được đánh giá đầy đủ.
2.4. Tình hình nghiên cứu về năng suất sinh trưởng của các giống lợn bản địa
Các giống lợn bản địa đa số có tầm vóc nhỏ và trung bình, có những giống khi trưởng
thành có khối lượng cơ thể chỉ đạt trên dưới 30 kg. Bên cạnh đó, lợn bản địa thường được
ni theo hình thức chăn thả hoặc bán chăn thả, tận dụng nguồn thức ăn nghèo chất dinh
dưỡng nên tốc độ sinh trưởng chậm. Tăng khối lượng trung bình/ngày ở giai đoạn từ 2 đến
8 tháng tuổi ở đa số các giống lợn bản địa ở mức dưới 200g/con/ngày. Một số giống sinh
trưởng rất chậm như lợn Bản, lợn Kiềng Sắt, lợn Khùa, Hung Hà Giang…
Các nghiên cứu về gen liên quan đến sinh trưởng của các giống lợn bản địa ở Việt
Nam đã được chú trọng trong những năm gần đây. Con lai giữa lợn đực rừng Thái Lan và
lợn nái địa phương Pác Nặm mang gen GHRH dạng đồng hợp tử AA có tốc độ tăng trọng
hàng ngày ở giai đoạn tháng thứ 7 đến 8 cao hơn so với lợn mang kiểu gen AB và BB
(Nguyễn Văn Nơi & cs., 2010). Đa hình gen GH ảnh hưởng đến khối lượng của lợn Hung
lúc 2 tháng tuổi, khối lượng của lợn Mẹo ở các thời điểm 4, 6 và 8 tháng tuổi (Nguyễn
4
Văn Trung, 2022). Đỗ Võ Anh Khoa (2012) cho biết sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tỷ lệ thịt xẻ được tìm thấy giữa các kiểu gen MYOG, trong đó những lợn mang kiểu gen
AB có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn những lợn mang kiểu gen BB và AA. Kết quả nghiên cứu trên
lợn Duroc của Hoàng Thị Thuý & cs. (2021) cho thấy mối liên kết giữa đa hình các gen
MC4R, PIT1, GH và LEP với tăng khối lượng. Nguyen Huu Tinh & cs. (2021) cũng ghi
nhận mối liên hệ giữa đa hình gen PIT1 và gen MC4R với chỉ tiêu tăng khối lượng trung
bình/ngày giai đoạn 25-100kg của lợn Duroc.
2.5. Tình hình nghiên cứu về năng suất, chất lượng thịt của các giống lợn bản địa
Các kết quả nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt trên các giống lợn bản địa Việt
Nam cho thấy khối lượng giết mổ của lợn bản địa đa phần là thấp, chủ yếu ở mức dưới
50kg lúc 8 tháng tuổi. Các giống lợn bản địa có tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc
thấp hơn so với các giống lợn ngoại. Thịt của lợn bản địa có giá trị pH nằm trong mức giới
hạn bình thường, màu sắc của cơ thăn ở một số giống sẫm màu và độ đỏ cao hơn so với
các giống lợn ngoại. Thịt của các giống lợn bản địa trong nước thường có tỷ lệ mất nước
bảo quản thấp, độ dai cao nhưng tỷ lệ mất nước chế biến tương đương với thịt của các
giống lợn ngoại. Mặc dù được đánh giá chung là có chất lượng thơm ngon, ít ngấy và phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, các nghiên cứu về chất lượng thịt trên các giống lợn
bản địa chủ yếu thực hiện trên các chỉ tiêu kỹ thuật và cảm quan, các công bố về thành
phần hố học, hàm lượng các axít amin, tỷ lệ mỡ dắt và chất lượng mỡ thông qua thành
phần axit béo còn nhiều hạn chế.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa điểm bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm theo dõi năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, mổ khảo sát năng
suất, chất lượng thịt và mẫu mô tai của lợn Ỉ được thực hiện tại Công ty TNHH lợn giống
Dabaco Lương Tài (xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) từ 2019 đến 2020 và
Công ty TNHH lợn giống Dabaco Phú Thọ (Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) từ
2021 đến 2022.
3.1.2. Địa điểm phân tích mẫu
- Phân tích đa hình gen được thực hiện tại phịng thí nghiệm Di truyền, Khoa Chăn
nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Công nghệ sinh học, Công ty TNHH
lợn giống hạt nhân Dabaco (xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
- Các chỉ tiêu chất lượng thịt (pH, màu sắc, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước
chế biến, độ dai) của lợn Ỉ được tiến hành tại phịng thí nghiệm Di truyền, Khoa Chăn
ni, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
- Phân tích thành phần hố học của thịt lợn được tiến hành tại phịng thí nghiệm Trung
tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Phân tích hàm lượng axit amin trong thịt lợn Ỉ được tiến hành tại Phịng Phân tích
thức ăn và sản phẩm chăn ni, Viện Chăn ni.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2022. Bao gồm 3
nội dung:
(1) Đặc điểm của lợn Ỉ nuôi bảo tồn: tiến hành từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 7 năm 2022;
(2) Xác định đa hình gen các gen ứng viên trên quần thể lợn Ỉ: tiến hành từ tháng 1
năm 2019 đến tháng 3 năm 2021;
5
(3) Đánh giá mối liên hệ giữa đa hình gen ứng viên với khả năng sản xuất của lợn Ỉ:
- Mối liên hệ với năng suất sinh sản: tiến hành từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 5 năm 2022;
- Mối liên hệ với khả năng sinh trưởng: tiến hành từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 12
năm 2022;
- Mối liên hệ với năng suất và chất lượng thịt: tiến hành từ tháng 10 năm 2020 đến
tháng 12 năm 2021.
3.3. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đặc điểm của lợn Ỉ ni bảo tồn
Kích thước một số chiều đo (cm) của lợn Ỉ được xác định theo phương pháp của Ritchil
& cs. (2014), các chiều đo bao gồm: rộng đầu, dài đầu, dài tai, dài thân, dài lưng, dài đi,
cao vai, cao lưng.
3.3.2. Xác định đa hình gen các gen ứng viên trên quần thể lợn Ỉ
Kiểu gen của các gen ESR, PRLR, FSHB, RBP4, MC4R, PIT1, GHRH, FUT1, H-FABP,
CAST, PIK3C3, MYOG được xác định bằng kỹ thuật đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn
(Polymerase Chain Reaction - Restriction Fragment Length Polymorphism: PCR-RFLP).
3.3.3. Đánh giá mối liên hệ giữa đa hình các gen ứng viên với tính năng sản xuất của lợn Ỉ
3.3.3.1 Đánh giá mối liên hệ giữa đa hình các gen ESR, PRLR, FSHB với năng suất
sinh sản của lợn nái Ỉ
Mẫu mô tai và số liệu sinh sản được thu thập từ 126 lợn nái giống Ỉ, tổng số 269 ổ đẻ.
Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản bao gồm: tuổi phối giống lần đầu (TPLĐ, ngày),
tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ, ngày), khoảng cách lứa đẻ (KCLĐ, ngày), thời gian cai sữa
(TGCS, ngày), số con sơ sinh/ổ (SCSS, con), số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS, con), số con
để nuôi/ổ (SCĐN, con), số con cai sữa/ổ (SCCS, con), khối lượng sơ sinh/ổ (KLSSO, kg),
khối lượng sơ sinh/con (KLSSC, kg), khối lượng cai sữa/ổ (KLCSO, kg), khối lượng cai
sữa/con) (KLCSC, kg).
3.3.3.2. Đánh giá mối liên hệ giữa đa hình gen PIT1, H-FABP, CAST/HinfI, PIK3C3
và GHRH với khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Mẫu mô tai và số liệu sinh trưởng được thu thập từ 111 cá thể ở 2 tháng tuổi và 109 cá
thể ở 8 tháng tuổi. Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh trưởng bao gồm: Khối lượng ở 2
tháng tuổi (KL2, kg/con), khối lượng ở 8 tháng tuổi (KL8, kg/ con), tăng khối lượng trung
bình/ngày giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi (TKL2, g/con/ngày), tăng khối lượng trung
bình/ngày giai đoạn từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi (TKL8, g/con/ngày), số ngày tuổi trung
bình ở 2 tháng tuổi (NT2TT, ngày), số ngày tuổi trung bình ở 8 tháng tuổi (NT8TT, ngày).
3.3.3.3. Mối liên hệ giữa đa hình gen PIT1, H-FABP, PIK3C3 và CAST với năng suất
thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ
Mẫu mô tai và số liệu năng suất, chất lượng thịt được thu thập từ 23 lợn Ỉ (12 cái và 11
đực thiến) ở 8 tháng tuổi. Năng suất thân thịt được đánh giá theo quy trình mổ khảo sát
phẩm chất thịt lợn ni béo TCVN 3899-84 (Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước,
1984). Các chỉ tiêu năng suất thân thịt bao gồm: khối lượng giết mổ (kg), khối lượng móc
hàm (kg), tỉ lệ móc hàm (TLMH) (%), khối lượng thịt xẻ (kg), tỉ lệ thịt xẻ (TLTX) (%),
dày mỡ lưng 1 (DML1) (mm), dày mỡ lưng 2 (DML2) (mm), dài thân thịt (DTT) (cm), tỉ
lệ nạc trên khối lượng giết mổ (%), tỉ lệ nạc trên khối lượng móc hàm (%) và tỉ lệ nạc trên
khối lượng thịt xẻ (%).
Các chỉ tiêu chất lượng thịt bao gồm giá trị pH sau 45 phút (pH45) và 24 giờ (pH24) từ
thời điểm giết thịt, màu sắc (L*, a* và b*), độ dai, tỷ lệ mất nước bảo quản (TLMNBQ) và
tỷ lệ mất nước chế biến (TLMNCB).
6
Hàm lượng vật chất khô (VCK), protein thô, lipit và khống tổng số (g/100g mẫu thịt
tươi) được phân tích theo TCVN 8135:2009; TCVN 8134:2009; TCVN 8136:2009 và
TCVN 7142:2002 (tương đương với phương pháp ISO 1442: 1997; ISO 937: 1978; ISO
1443: 1973 và ISO 936: 1998).
Hàm lượng 17 loại axit amin (g/100 g mẫu khô), bao gồm Aspartic, Glutamic, Serine,
Histidine, Glycine, Threonine, Alanine, Arginine, Tyrosine, Valine, Methionine,
Phenylalanine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Proline, Cystine được xác định bằng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp (high-performance liquid chromatography - HPLC).
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý trên phần mềm SAS 9.1 (SAS, 2002). Các tham số thống kê bao
gồm dung lượng mẫu (n), trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (SD), trung bình bình
phương bé nhất (LSM) và sai số chuẩn (SE).
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỢN Ỉ NI BẢO TỒN
Kích thước một số chiều đo của lợn Ỉ ni bảo tồn được trình bày ở Bảng 4.1. Chiều
dài thân của lợn Ỉ trong nghiên cứu này dài hơn so với kết quả nghiên cứu trên lợn Ỉ của
Bùi Anh Tuấn (2020). Lợn Ỉ có chiều dài thân dài hơn so với lợn Hung, lợn Mẹo (Nguyễn
Văn Trung, 2022); lợn Móng Cái, lợn Mường Khương, lợn Hạ Lang, lợn Hương, lợn
Mường Lay (Bùi Anh Tuấn, 2020) nhưng ngắn hơn so với lợn Rừng Tây Nguyên (Nguyễn
Thị Phương Mai, 2017). Dài lưng của Ỉ dài hơn so với lợn bản địa ở Nigeria (Adeola &
cs., 2013) và lợn bản địa ở Nam Phi (Kutwana & cs., 2015).
Dài đầu của lợn Ỉ thấp hơn so với lợn Hung và lợn Mẹo (Nguyễn Văn Trung, 2022),
lợn bản địa Nam Phi (Kutwana & cs., 2015) nhưng ngắn hơn lợn bản địa Bangldesh
(Ritchil & cs., 2014). Rộng đầu ở lợn Ỉ rộng hơn so với lợn Hung, lợn Mẹo (Nguyễn Văn
Trung, 2022) và lợn bản địa ở Nigeria (Adeola & cs., 2013), tuy nhiên lại hẹp hơn lợn bản
địa Bangladesh (Ritchil & cs., 2014).
Bảng 4.1. Kích thước chiều đo (cm) lợn Ỉ 12 đến 16 tháng tuổi (n=40)
Chỉ tiêu
Rộng đầu
Dài đầu
Dài tai
Dài thân
Dài lưng
Dài đuôi
Cao vai
Cao lưng
Mean±SD
11,33±2,54
24,23±3,65
12,71±1,89
111,93±18,18
80,13±12,43
26,81±3,68
56,79±7,21
55,98±6,12
Min
7,50
18,00
9,50
73,00
45,00
20,00
43,00
43,00
Max
23,00
33,00
17,50
139,00
103,00
37,00
68,00
66,00
Tai của lợn Ỉ là dài hơn so với lợn Hung và lợn Mẹo (Nguyễn Văn Trung, 2022), lợn
Rừng Tây Nguyên (Nguyễn Thị Phương Mai, 2017) nhưng ngắn hơn so với lợn bản địa
Nigeria (Adeola & cs., 2013) và lợn bản địa Ấn Độ (Kalita & cs., 2018).
Dài đuôi lợn Ỉ tương đương với lợn Mẹo nhưng ngắn hơn so với đuôi lợn Hung
(Nguyễn Văn Trung, 2022). Đuôi lợn Ỉ dài hơn lợn đực và cái rừng ở Tây Nguyên
(Nguyễn Thị Phương Mai, 2017), lợn bản địa ở Ấn Độ (Kalita & cs., 2018), nhưng ngắn
hơn đuôi của lợn bản địa ở Bangladesh (Ritchil & cs., 2014). Cao vai của lợn Ỉ cao hơn so
với cao lưng, thể hiện đặc điểm ngoại hình của giống lợn Ỉ là lưng võng.
Các chỉ tiêu rộng đầu, dài đầu, dài thân, dài lưng, dài đuôi, cao vai và cao đuôi của lợn
Ỉ đực đều cao hơn lợn cái. Riêng chỉ tiêu dài tai ở lợn Ỉ đực và cái là như nhau. Lợn Ỉ trong
nghiên cứu này có chiều dài và chiều cao tương đối lớn so với các giống lợn bản địa khác
như lợn Hung, Mẹo, Móng Cái, Hạ Lang, Mường Khương, Mường Lay, Hương nhưng lại
7
ngắn và thấp hơn so với lợn rừng và lợn bản địa Tây Nguyên. So với các giống lợn bản địa
ở nước ngồi, lợn Ỉ có tầm vóc trung bình.
4.2. ĐA HÌNH CÁC GEN ỨNG VIÊN TRÊN QUẦN THỂ LỢN Ỉ
Kết quả tần số alen và kiểu gen của các gen ứng viên trên quần thể lợn Ỉ được trình bày
trong Bảng 4.2.
4.2.1. Đa hình gen ESR
Sản phẩm PCR của gen ESR được cắt bằng enzyme PvuII tạo nên ba kiểu gen AA (1
băng kích thước 120 bp), AB (3 băng tương ứng với kích thước 120 bp, 65 bp và 55 bp) và
BB (2 băng tương ứng với kích thước 65 và 55 bp).
Bảng 4.2. Kiểu gen và tần số alen của các gen ESR, PRLR, FSHB và RBP4
Gen
n
ESR
133
PRLR
151
FSHB
120
RBP4
151
MC4R
206
PIT1
196
GHRH
210
FUT1
210
H-FABP
167
CAST/ MspI
220
CAST/ HinfI
227
CAST/ RsaI
163
PIK3C3
172
MYOG
151
AA
*1
**0,008
AA
0
0
AA
77
0,642
AA
151
1
AA
0
0
AA
85
0,434
AA
175
0,833
AA
0
0
HH
40
0,240
CC
52
0,236
AA
65
0,286
EE
58
0,356
CC
24
0,140
AA
148
0,980
Kiểu gen
AB
35
0,263
AB
69
0,457
AB
42
0,35
AB
0
0
AG
1
0,005
AB
102
0,520
AB
35
0,167
AG
0
0
Hh
64
0,383
CD
93
0,423
AB
95
0,419
EF
66
0,405
CT
101
0,587
AB
3
0,020
BB
97
0,729
BB
82
0,543
BB
1
0,008
BB
0
0
GG
205
0,995
BB
9
0,046
BB
0
0
GG
210
1
hh
63
0,377
DD
75
0,341
BB
67
0,295
FF
39
0,239
TT
47
0,237
BB
0
0
Allele
A
37
0,139
A
69
0,228
A
196
0,817
A
302
1,000
A
1
0,002
A
272
0,694
A
385
0,917
A
0
0,000
H
144
0,431
C
197
0,448
A
225
0,496
E
182
0,558
C
149
0,433
A
299
0,990
χ²
B
229
0,861
B
233
0,772
B
44
0,183
B
0
0,000
G
411
0,998
B
120
0,306
B
35
0,083
G
420
1,000
h
190
0,569
D
243
0,552
B
229
0,504
F
144
0,442
T
195
0,567
B
3
0,010
1,298
0,255
13,242
0,000
3,420
0,064
NA
-
1
9,923
0,002
-
0,424
NA
7,989
0,005
4,638
0,031
6,026
0,014
5,224
0,022
6,594
0,010
-
1,000
NA: Không sử dụng được phép thử, * Tần suất quan sát, ** Tần số kiểu gen hoặc alen
8
P
Trên quần thể lợn Ỉ nghiên cứu, tần số xuất hiện của alen B (0,861) cao hơn so với alen
A(0,139). Tương ứng với kết quả này, kiểu gen BB (0,7529) ở quần thể lợn Ỉ xuất hiện với
tần số cao hơn so với kiểu gen AB (0,263) và kiểu gen AA (0,008), trong đó kiểu gen AA
chỉ được tìm thấy trên một cá thể duy nhất trong quần thể nghiên cứu. Tần số alen của gen
ESR/PvuII trên quần thể lợn Ỉ ở trạng thái cân bằng HWE (P>0,05). Trên quần thể lợn Ỉ cái
chỉ tìm thấy hai kiểu gen AB và BB, trong khi đó, trên quần thể lợn Ỉ đực, kiểu gen AA
xuất hiện với tần số rất thấp (0,022). Tần số kiểu gen của quần thể lợn Ỉ đực và cái đều
tuân theo định luật HWE.
4.2.2. Đa hình gen PRLR
Kết quả phân tích đa hình gen PRLR/AluI cho thấy trên quần thể lợn Ỉ chỉ xuất hiện hai
kiểu gen AB (có 3 băng tương ứng là 104 bp, 85 bp và 59 bp) và BB (2 băng tương ứng là
104 bp và 59 bp). Tần số alen B (0,772) cao hơn so với alen A(0,228). Kiểu gen đồng hợp
BB (0,543) có tần số cao hơn kiểu gen dị hợp AB (0,457) và khơng tìm thấy cá thể mang
kiểu gen AA. Ở lợn Ỉ cái và đực, alen B đều có tần số cao hơn alen A. Tuy nhiên ở lợn
đực, tần số kiểu gen BB (0,851) cao hơn nhiều so với tần số kiểu gen AB (0,149) trong khi
ở lợn cái, tần số của 2 alen này lại khá đồng đều. Tần số kiểu gen trên lợn đực Ỉ là cân
bằng theo định luật HWE nhưng không duy trì cân bằng trên lợn cái Ỉ. Tần số kiểu gen
PRLR của quần thể lợn Ỉ trong nghiên cứu này khơng đạt trạng thái cân bằng HWE
(P<0,001).
4.2.3. Đa hình gen FSHB
Phân tích đa hình gen FSHB được cắt bằng enzyme HaeIII trên quần thể lợn Ỉ cho
thấy xuất hiện 3 kiểu gen: kiểu AA có 4 băng tương ứng 208 bp, 173 bp, 159 bp và 84
bp); kiểu AB có 5 băng tương ứng là 332 bp, 208 bp, 173 bp, 159 bp và 84 bp; kiểu BB
có 3 băng tương ứng là 332 bp, 208 và 84 bp. Tần số alen A (0,817) cao hơn so với alen
B (0,183). Tương ứng với tần số alen, kiểu gen AA có tần số cao nhất (0,642), tiếp theo là
kiểu gen AB (0,35). Kiểu gen BB chiếm tỷ lệ rất thấp (0,008) với chỉ 1 cá thể duy nhất
được ghi nhận. Tần số kiểu gen của đa hình gen FSHB/HaeIII trên quần thể lợn Ỉ tuân theo
định luật HWE.
Trên quần thể lợn cái Ỉ chỉ xuất hiện 2 kiểu gen AA và AB với tần số tương ứng 0,632
và 0,368. Cả 3 đa hình gen FSHB/HaeIII đều xuất hiện trên quần thể lợn Ỉ đực, trong đó
kiểu gen BB có tần số rất thấp (0,023), tần số của kiểu gen AA và AB lần lượt là 0,659 và
0,318. Alen A chiếm ưu thế với tần số 0,818 trên quần thể lợn đực Ỉ. Tần số kiểu gen
FSHB/HaeIII duy trì cân bằng theo định luật HWE (P=0,049) trên quần thể lợn đực Ỉ
nhưng khơng duy trì trên quần thể lợn cái Ỉ (P=0,645).
4.2.4. Đa hình gen RBP4
Trên quần thể lợn Ỉ, sản phẩm PCR của gen RBP4 được cắt bằng enzyme MspI chỉ xuất
hiện một kiểu gen duy nhất là AA với 4 băng 190 bp, 154bp, 136 bp và 70 bp. Do đó, đối
với gen RBP4, alen A và kiểu gen AA ở quần thể lợn Ỉ xuất hiện với tần số 1,000; khơng
tìm thấy alen B và kiểu gen AB, BB trong quần thể lợn Ỉ. Kết quả về tần số kiểu gen và
alen của gen RBP4/MspI là như nhau ở quần thể lợn Ỉ đực và lợn Ỉ cái (Bảng 4.5) do chỉ có
kiểu gen AA được tìm thấy.
4.2.5. Đa hình gen MC4R
Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích đa hình gen MC4R/TaqI trên quần thể lợn Ỉ
chỉ ghi nhận 2 kiểu gen AG (có 3 băng tương ứng với kích thước 226 bp, 156 bp và 70 bp)
và GG (có 2 băng tương ứng với kích thước 156 và 70 bp) trong đó kiểu gen AG chỉ được
tìm thấy trên 1 cá thể duy nhất trong tổng số 206 cá thể. Kiểu gen GG là kiểu gen chiếm
9
ưu thế với tần số 0,995 trên quần thể lợn Ỉ. Tương ứng, alen G có tần số 0,998, cao hơn
nhiều so với tần số alen A (0,002). Tần số kiểu gen MC4R/TaqI trên quần thể lợn Ỉ ở trạng
thái cân bằng HWE (P=1,000). Trên quần thể lợn đực Ỉ chỉ xuất hiện duy nhất kiểu gen
GG với tần số alen G là 1,000. Quần thể lợn cái Ỉ có 2 kiểu gen AG và GG, trong đó chỉ có
1 cá thể duy nhất mang kiểu gen AG. Tần số kiểu gen của quần thể lợn cái Ỉ ở trạng thái
cân bằng HWE.
4.2.6. Đa hình gen PIT1
Sản phẩm được cắt bằng enzyme RsaI tạo nên ba kiểu gen khác nhau (AA, AB và BB).
Kiểu gen AA có 4 băng tương ứng với kích thước 774 bp, 710 bp, 103 bp và 108 bp; kiểu
gen AB có 6 băng tương ứng với kích thước 774 bp, 710 bp, 388 bp, 322 bp,103 bp và
108bp; kiểu gen BB có 5 băng tương ứng với kích thước 774 bp, 388 bp, 322 bp,103 bp và
108bp. Kiểu gen BB xuất hiện với tần số thấp (0,046) hơn so với kiểu gen AA (0,434) và
AB (0,520). Tần số hai alen A và B tương ứng là 0,6904 và 0,306. Tần số alen và kiểu gen
PIT1/RsaI có xu hướng tương tự nhau trên quần thể lợn Ỉ cái và đực.
4.2.7. Đa hình gen GHRH
Sản phẩm PCR của gen GHRH được cắt bằng enzyme AluI tạo nên 2 alen tương ứng là
A và B. Alen A xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với kích thước 250 và 100 bp và alen
B xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với kích thước 230 và 100 bp. Tổ hợp hai alen tạo
nên 3 kiểu gen: AA (2 băng với kích thước 250 và 100 bp), AB (3 băng vơi kích thước 250,
230 và 100 bp) và BB (2 băng với kích thước 230 và 100 bp) (Baskin & Pomp, 1997).
Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích đa hình gen GHRH/AluI trên quần thể lợn Ỉ chỉ ghi
nhận hai kiểu gen AA và BB. Tần số kiểu gen AA (0,833) và alen A (0,917) là chiếm ưu thế
so với kiểu gen AB (0,167) và alen B (0,083). Tần số kiểu gen và alen của đa hình gen
GHRH theo tính biệt của lợn Ỉ cho thấy xu hướng tương tự trên lợn cái và đực (Bảng 4.7),
trong đó chỉ có 2 kiểu gen AA và AB được ghi nhận, với tần số xấp xỉ 0,8 và 0,2. Tương
ứng, tần số 2 alen A và B là ở mức gần 0,9 và 0,1. Tần số kiểu gen GHRH trên quần thể lợn
Ỉ tính chung và theo tính biệt đều đạt trạng thái cân bằng HWE (P=0,424; 0,599 và 0,868).
4.2.8. Đa hình gen FUT1
Theo phương pháp mơ tả bởi Meijerink & cs. (1997), sản phẩm PCR của gen FUT1
được cắt bằng enzyme Hin6I tạo nên 2 alen tương ứng là alen A và alen G. Hai alen A, G
tạo nên ba kiểu gen AA, AG và GG. Kiểu gen AA xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với
kích thước 328 và 93 bp; Kiểu gen AG xuất hiện điểm cắt cho 4 băng ADN với kích thước
328; 241; 93 và 87 bp; Kiểu gen GG xuất hiện điểm cắt cho 3 băng ADN với kích thước
241; 93 và 87 bp. Trong nghiên cứu này, trên quần thể lợn Ỉ chỉ xuất hiện một kiểu gen
duy nhất là GG. Tần số kiểu gen GG và alen G là 1,000. Trên lợn cái và đực Ỉ, chỉ ghi
nhận kiểu gen GG với tần số 1,000.
4.2.9. Đa hình gen H-FABP
Sản phẩm PCR của gen H-FABP được cắt bằng enzyme HinfI tạo nên 2 alen tương ứng
là alen H xuất hiện điểm cắt cho 5 băng ADN với kích thước 339, 172, 98,59 và 25 bp và
alen h xuất hiện điểm cắt cho 4 băng ADN với kích thước 339, 231, 98 và 25 bp. Ba kiểu
gen HH, Hh và hh xuất hiện với tần số tương ứng là 0,24; 0,383 và 0,431. Alen H có tần
số thấp hơn alen h. Tần số kiểu gen của đa hình H-FABP/HinfI trên đàn lợn Ỉ không tuân
theo định luật HWE (P=0,005). Tần số kiểu gen và alen H-FABP ở quần thể lợn đực và cái
Ỉ là khác nhau. Tần số alen H và h trên lợn Ỉ cái là 0,4 và 0,6, trong khi ở lợn Ỉ đực đều là
0,5. Tần số kiểu gen H-FABP/HinfI ở trạng thái cân bằng HWE trên quần thể lợn đực Ỉ
(P>0,05) nhưng khơng duy trì trên quần thể lợn cái Ỉ (P=0,01).
10
4.2.10. Đa hình gen CAST
Sản phẩm PCR của gen CAST được cắt bằng enzyme MspI tạo nên 2 alen tương ứng là
C (3 băng ADN với kích thước 646, 502 và 275 bp) và alen D (3 băng ADN với kích
thước 502, 370 và 275 bp). Sản phẩm PCR của gen CAST được cắt bằng enzyme HinfI tạo
nên 2 alen tương ứng là alen A (4 băng ADN với kích thước 646, 372, 200 và 174 bp) và
alen B (4 băng ADN với kích thước 503, 372, 200 và 174 bp).
Sản phẩm PCR của gen CAST được cắt bằng enzyme RsaI tạo nên 2 alen tương ứng là
alen E (5 băng ADN với kích thước 649, 240, 183, 162 và 89 bp) và alen F (5 băng ADN
với kích thước 649, 370, 183, 162 và 89 bp). Kết quả phân tích đa hình gen CAST/HinfI,
CAST/RsaI và CAST/MspI trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của Ernst &
cs. (1998).
Tần số kiểu gen và alen của các đa hình gen CAST/MspI, CAST/HinfI và CAST/RsaI
trên lợn Ỉ cho thấy mỗi điểm đa hình đều xuất hiện đầy đủ 3 kiểu gen mong đợi, trong đó
kiểu gen dị hợp tử có tần số cao hơn so với các kiểu gen đồng hợp tử. Tương ứng, trên mỗi
điểm đa hình, hai alen xuất hiện với tần số khá tương đồng nhau (từ 0,442 đến 0,558). Xu
hướng kết quả tương tự cũng được ghi nhận trên các quần thể lợn đực và cái.
Tần số kiểu gen của các đa hình CAST/MspI, CAST/HinfI và CAST/RsaI trên quần thể
lợn đực Ỉ đạt trạng tỷ lệ cân bằng theo định luật HWE (P>0,05). Tuy nhiên trên quần thể
lợn cái Ỉ, tần số kiểu gen của các đa hình này khơng duy trì trạng thái cân bằng HWE (P<0,05).
4.2.11. Đa hình gen PIK3C3
Sản phẩm PCR của gen PIK3C3 được cắt bằng enzyme Hpy8I tạo nên 2 alen tương
ứng là C và T. Alen C xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với kích thước 67 và 35 bp và
alen T xuất hiện điểm cắt cho 1 băng ADN với kích thước 102 bp. Trên quần thể lợn Ỉ xuất
hiện đầy đủ 3 đa hình của gen PIK3C3/Hpy8I, trong đó kiểu gen dị hợp tử CT có tần số
(0,587) cao hơn hai kiểu gen đồng hợp tử CC (0,140) và và TT (0,237). Tần số hai alen C
và T xuất hiện ở mức khá tương đồng (0,433 và 0,567). Xu hướng tương tự cũng được xác
định trên quần thể lợn Ỉ đực và cái. Tuy nhiên, tần số kiểu gen PIK3C3/Hpy8I ở trạng thái
cân bằng HWE trên quần thể lợn đực (P=0,588) nhưng khơng duy trì trên quần thể lợn cái
(P=0,004) và quần thể lợn Ỉ tính chung (P=0,010).
4.2.12. Đa hình gen MYOG
Sản phẩm PCR của gen MYOG được cắt bằng enzyme MspI tạo nên 2 alen tương ứng
là A và B (Soumillion & cs., 1997). Alen A xuất hiện điểm cắt cho 1 băng ADN với kích
thước 353 bp và alen B xuất hiện điểm cắt cho 2 băng ADN với kích thước 219 và 134 bp.
Trong nghiên cứu này, trên quần thể lợn Ỉ chỉ xuất hiện hai kiểu gen AA và AB với tần số
tương ứng 0,980 và 0,02. Alen A là alen chiếm ưu thế (tần số 0,990) trong đàn. Tương tự,
trên đàn lợn cái Ỉ cũng ghi nhận 2 kiểu gen AA và AB, trong đó alen A chiếm 98,6%. Tuy
nhiên trên đàn lợn Ỉ đực chỉ xuất hiện kiểu gen duy nhất là AA, do đó alen A có tần số
xuất hiện 1,000. Tần số kiểu gen của đa hình gen MYOG/MspI trên quần thể lợn Ỉ tính
chung và trên đàn lợn cái Ỉ ở trạng thái cân bằng HWE (P=1,000).
Kết quả xác định đa hình của 12 gen ứng viên trên quần thể lợn Ỉ cho thấy có 6 gen
(PRLR, RBP4, MC4R, GHRH, MYOG và FUT1) không xuất hiện đầy đủ các đa hình mong
đợi, trong đó gen RBP4 và FUT1 chỉ ghi nhận một kiểu gen duy nhất. Chỉ có 5 gen (ESR,
FSHB, MC4R, GHRH và MYOG) có tần số kiểu gen ở trạng thái cân bằng HWE. Do số
lượng cá thể lợn Ỉ thế hệ xuất phát cịn lại ít, các cá thể đực và cái có quan hệ huyết thống
gần nên nguy cơ cận huyết trong đàn rất cao. Đây có thể là nguyên nhân làm giảm sự đa
dạng trong quần thể nghiên cứu, dẫn tới khơng xuất hiện đầy đủ các đa hình gen ứng viên.
11
4.3. ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐA HÌNH CÁC GEN ỨNG VIÊN VỚI TÍNH
NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN Ỉ
4.3.1. Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR, PRLR và FSHB với năng suất sinh sản của
lợn nái Ỉ
4.3.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ
Các tham số thống kê mô tả về năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ được trình bày trong
Bảng 4.3. Tuổi phối giống lần đầu của lợn Ỉ trong nghiên cứu này là muộn hơn so với các
kết quả nghiên cứu trên lợn Ỉ trước đó (Lê Viết Ly, 1999) và so với các giống lợn nội khác
như lợn Hung, lợn Mẹo, lợn Cỏ, lợn Hương, lợn Mường Tè, lợn Mường Khương, lợn
Lũng Pù và lợn Bản Hồ Bình (Đặng Hồng Biên, 2016; Trịnh Phú Ngọc & cs. (2016);
Nguyễn Hữu Tỉnh, 2016; Nguyễn Văn Trung, 2022; Phạm Hải Ninh, 2022). Tuổi đẻ lứa
đầu của lợn nái Ỉ muộn hơn so với lợn Mẹo, lợn Hương, lợn Cỏ, lợn Mường Tè, lợn
Mường Khương, lợn Lũng Pù và lợn Bản Hồ Bình.
Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Ỉ dài hơn so với kết quả theo dõi trên lợn Lũng Pù và
lợn Bản Hồ Bình (Đặng Hoàng Biên, 2016), lợn Hung, lợn Mẹo (Nguyễn Văn Trung,
2022), lợn Hương (Phạm Hải Ninh, 2022).
Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Thời gian cai sữa (ngày)
Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con)
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Khối lượng cai sữa/con (kg)
n
71
66
155
190
267
267
267
190
197
197
169
169
Mean
314,44
412,45
207,05
36,25
9,31
8,59
7,92
7,05
4,91
0,64
36,86
5,10
SD
93,93
88,06
85,64
7,38
2,34
2,29
2,32
1,87
1,57
0,14
13,61
1,05
Thời gian cai sữa trung bình ở lợn Ỉ là 36,25 ± 7,38 ngày, muộn hơn so với các giống
lợn ngoại nhưng sớm hơn so với các giống lợn bản địa Việt Nam. Sự khác nhau về TGCS
của các giống lợn bản địa Việt Nam có thể do ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và
điều kiện chăn nuôi khác nhau ở các vùng miền. Trong nghiên cứu này, lợn Ỉ được chăn
nuôi trong điều kiện công nghiệp với hệ thồng chuồng nuôi khép kín và sử dụng thức ăn
hỗn hợp, được chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh theo quy trình tại cơ sở, do đó đảm
bảo điều kiện cho phép lợn được cai sữa sớm hơn so với các giống lợn bản địa khác.
Lợn nái Ỉ có SCSS, SCSSS, SCĐN, SCCS; KLSSO, KLSSC, KLCSO, KLCSC cao
hơn so với một số giống lợn bản địa trong nước như lợn Hung, lợn Mẹo (Nguyễn Văn
Trung, 2022); lợn Lũng Pù, lợn Bản Hồ Bình (Đặng Hồng Biên, 2016), lợn Kiềng Sắt
(Hồ Trung Thơng & cs, 2013); lợn Mường Khương (7,61 con), lợn Mán (7,63 con) (Trịnh
Phú Ngọc & cs., 2016) nhưng thấp hơn so với lợn nái Móng Cái (Phùng Thăng Long &
cs., 2017), lợn Ơ Lâm (Tạ Thị Bích Dun & Đặng Hồng Biên, 2016). Do các nghiên
cứu được thực hiện ở các vùng miền khác nhau, điều kiện chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng,
thức ăn, cơng tác quản lý đàn và trình độ kỹ thuật không đồng nhất nên hiệu quả so sánh
năng suất sinh sản giữa các giống lợn bản địa chỉ mang tính tương đối. Trong nghiên cứu
12
này, lợn Ỉ được ni trong điều kiện chuồng kín, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, áp
dụng quy trình chăm sóc ni dưỡng theo quy trình tại cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi
cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn mẹ và lợn con, được áp dụng biện pháp cai sữa
sớm cho lợn con, do đó kết quả năng suất sinh sản của lợn Ỉ cao hơn so với nhiều giống
lợn bản địa khác ở trong nước.
4.3.1.2. Mức độ ảnh hưởng của đa hình gen ESR, PRLR, FSHB, lứa đẻ và năm đến
năng suất sinh sản của lợn Ỉ
Ảnh hưởng của các yếu tố đa hình gen (ESR, PRLR và FSHB), lứa đẻ và năm đến năng
suất sinh sản của lợn Ỉ được trình bày trong Bảng 4.4.
Kết quả cho thấy, đa hình các gen ESR và PRLR không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh
sản của lợn Ỉ trong nghiên cứu này. Đa hình gen FSHB có ảnh hưởng rõ rệt đến 7 trong số
11 chỉ tiêu theo dõi bao gồm SCSS, SCSSS, SCĐN, SCCS, KLSSO, KLCSO, KLCSOC
(P<0,05). Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ có sự sai khác giữa các năm
(P<0,05), ngoại trừ TPLĐ (P>0,05).
Bảng 4.4. Hệ số xác định (R²), mức độ ảnh hưởng (P) của một số yếu tố đến năng suất
sinh sản của lợn nái Ỉ
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con)
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Khối lượng cai sữa/con (kg)
ESR
0,2560
0,2731
0,1168
0,5086
0,4077
0,4549
0,0906
0,8677
0,8482
0,2444
0,6275
PRLR
0,4073
0,4163
0,9362
0,3821
0,9020
0,7907
0,9248
0,6767
0,8925
0,4332
0,0842
FSHB
0,2421
0,5203
0,3934
0,0004
0,0118
0,0014
0,0016
0,0214
0,2467
0,0010
0,0044
Lứa
0,3673
0,7048
0,4903
0,9515
0,3653
0,4824
0,6169
0,3571
0,1020
Năm
0,4166
0,0417
0,0703
0,0008
<,0001
<,0001
<,0001
0,0074
<,0001
<,0001
0,0412
R² (%)
6,30
13,45
8,42
12,06
25,31
18,50
22,80
9,27
40,56
22,45
21,06
4.3.1.3. Ảnh hưởng của đa hình gen ESR đến năng suất sinh sản của lợn Ỉ
Kết quả phân tích đa hình gen ESR/PvuII cho thấy trên quần thể lợn nái Ỉ trong nghiên
cứu này chỉ xuất hiện hai kiểu gen AB và BB. Đa hình gen ESR khơng ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ trong nghiên cứu này.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của ESR đến năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con)
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Khối lượng cai sữa/con (kg)
n
28
28
55
106
106
106
83
83
83
75
75
13
AB
LSM
324,71
424,94
185,78
9,13
8,43
7,75
7,41
4,71
0,61
38,69
5,20
SE
18,67
16,89
12,47
0,25
0,23
0,24
0,24
0,20
0,01
1,87
0,14
n
43
38
100
161
161
161
106
112
112
93
93
BB
LSM
296,91
399,88
208,92
9,33
8,65
7,96
6,97
4,67
0,60
36,25
5,13
SE
16,30
15,67
9,89
0,20
0,18
0,19
0,22
0,17
0,01
1,84
0,14
Kết quả phân tích ảnh hưởng của đa hình gen ESR trên lợn nái Ỉ cho thấy chưa có cơ sở
để sử dụng đa hình gen ESR làm chỉ thị trong chọn lọc lợn nái Ỉ.
4.3.1.4. Ảnh hưởng của đa hình gen PRLR đến năng suất sinh sản của lợn Ỉ
Kết quả phân tích đa hình gen PRLR cắt bởi enzyme giới hạn AluI trong nghiên cứu
này cho thấy có chỉ có 2 kiểu gen AB xuất hiện trên quần thể lợn nái Ỉ.
Năng suất sinh sản của lợn Ỉ theo kiểu gen AB và BB của gen PRLR được trình bày ở
Bảng 4.6. Đa hình gen PRLR khơng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản trên lợn nái Ỉ
(P>0,05). Từ kết quả của nghiên cứu này, chưa có đủ cơ sở để đề xuất gen PRLR như một
gen ứng viên trong chọn lọc lợn nái Ỉ.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của đa hình gen PRLR đến năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con)
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Khối lượng cai sữa/con (kg)
n
46
41
85
154
154
154
109
119
119
102
102
AB
LSM
320,90
421,63
196,78
9,11
8,55
7,89
7,20
4,64
0,60
36,68
5,03
SE
14,92
14,03
11,11
0,22
0,20
0,21
0,22
0,16
0,01
1,66
0,13
n
25
25
70
113
113
113
80
76
76
66
66
BB
LSM
300,73
403,20
197,92
9,35
8,52
7,82
7,17
4,74
0,60
38,27
5,30
SE
19,74
18,19
11,12
0,23
0,21
0,22
0,24
0,20
0,01
2,01
0,15
4.3.1.5. Ảnh hưởng của đa hình gen FSHB đến năng suất sinh sản của lợn Ỉ
Trong nghiên cứu này, trên quần thể lợn nái Ỉ xuất hiện 2 kiểu gen FSHB/HaeIII là AA
và AB. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đa hình gen FSHB đến các chỉ tiêu năng suất sinh
sản của lợn nái Ỉ được trình bày trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của FSHB đến năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Số con sơ sinh/ổ (con)
Số con sơ sinh sống/ổ (con)
Số con để nuôi/ổ (con)
Số con cai sữa/ổ (con)
Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Khối lượng cai sữa/con (kg)
n
46
41
101
172
172
172
125
124
124
112
112
AA
LSM
325,02
419,60
191,18
9,74e
8,87a
8,30c
7,61c
4,96a
0,61
41,10c
5,40c
SE
15,25
14,59
9,88
0,20
0,18
0,19
0,20
0,16
0,01
1,63
0,13
n
25
25
54
95
95
95
64
71
71
56
56
AB
LSM
296,61
405,23
203,52
8,72f
8,21b
7,41d
6,76d
4,42b
0,59
33,84d
4,93d
SE
19,42
17,56
12,34
0,25
0,23
0,24
0,26
0,20
0,01
2,10
0,16
, , : Các giá trị LSM trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức
P<0,05; P<0,01 và P<0,001.
ab cd ef
Kiểu gen FSHB ảnh hưởng đến SCSS (P<0,001), SCSSS (P<0,05), SCĐN và SCCS
(P<0,01), KLSSO (P<0,05), KLCSO (P<0,01) và KLCSC (P<0,05). Đối với các chỉ tiêu
này, các cá thể mang kiểu gen AA có năng suất cao hơn so với kiểu gen AB.
Kết quả phân tích ảnh hưởng của đa hình gen FSHB đến năng suất sinh sản của lợn nái
Ỉ cho thấy đa hình gen FSSB có ảnh hưởng đến hầu hết các chỉ tiêu kích thước và khối
lượng ổ đẻ, trong đó kiểu gen AA cho thấy ảnh hưởng có lợi lên các chỉ tiêu sinh sản của
14
lợn nái so với kiểu gen AB. Do đó, chọn lọc và khai thác lợn nái Ỉ mang kiểu gen AA có
thể cải thiện được năng suất sinh sản so với kiểu gen AB.
Kết quả phân tích ảnh hưởng của đa hình các gen ứng viên đến năng suất sinh sản của
lợn nái Ỉ cho thấy đa hình các gen ESR và PRLR khơng có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ
tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Ỉ. Ngược lại, đa hình gen FSHB lại có mối liên hệ với
hầu hết các chỉ tiêu kích thước và khối lượng ổ đẻ của lợn nái Ỉ, trong đó kiểu gen AA
được chứng minh là kiểu gen có lợi thế so với kiểu gen AB. Do đó chọn lọc theo kiểu gen
FSHBAA có thể cải thiện một số chỉ tiêu sinh sản trên lợn nái Ỉ so với kiểu gen AB. Năng
suất sinh sản của lợn nái Ỉ tương đối ổn định qua các lứa đẻ. Phân tích khả năng sinh sản
của lợn nái Ỉ theo các năm cho thấy xu hướng năng suất sinh sản giảm dần qua các năm,
điều này có thể có mối liên hệ với hiện tượng cận huyết trong quần thể nghiên cứu.
4.3.2. Mối liên hệ giữa đa hình gen PIT1, H-FABP, CAST/HinfI, PIK3C3 và GHRH với
khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
4.3.2.1. Khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Một số tham số thống kê mơ tả về sinh trưởng của lợn Ỉ được trình bày trong Bảng 4.8.
Lợn Ỉ có khối lượng lúc 2 tháng tuổi và 8 tháng tuổi cao hơn so với hầu hết các giống lợn
bản địa khác ở Việt Nam (Đặng Hồng Biên, 2016; Tạ Thị Bích Dun & Đặng Hồng
Biên, 2016; Đào Thị Bình An & cs., 2019; Nguyễn Văn Trung, 2022). Tăng khối lượng
của lợn Ỉ trong nghiên cứu này thấp hơn so với lợn lai F1 (Rừng × Meishan), lợn Táp Ná,
lợn Ô Lâm, nhưng cao hơn so với nhiều giống lợn bản địa khác như lợn Vân Pa, lợn Hung,
lợn Mẹo, lợn Bản Điện Biên, lợn Lửng (Phan Xuân Hảo & Ngọc Văn Thanh, 2010;
Nguyễn Thị Thuỷ Tiên & cs., 2013; Tạ Thị Bích Duyên & Đặng Hồng Biên, 2016; Đào
Thị Bình An & cs., 2019; Hà Xuân Bộ & cs., 2021; Nguyễn Văn Trung, 2022).
Bảng 4.8. Khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
NT2TT (ngày)
NT8TT (ngày)
n
111
109
111
109
111
109
Mean
10,72
52,79
162,45
217,18
65,43
246,98
SD
2,99
12,52
33,73
45,15
9,38
54,95
Khối lượng cơ thể và tăng khối lượng của lợn Ỉ, bên cạnh ảnh hưởng của yếu tố di
truyền giống, có thể xuất phát từ yếu tố dinh dưỡng thức ăn và quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng. Lợn Ỉ trong nghiên cứu này được nuôi trong điều kiện chuồng kín, ăn thức ăn hỗn
hợp hồn chỉnh, được áp dụng các biện pháp cai sữa sớm cho lợn con nên sinh trưởng tốt,
khối lượng qua các thời điểm đạt mức cao hơn so với nhiều nghiên cứu trên các giống lợn
bản địa khác.
4.3.2.2. Mức độ ảnh hưởng của gen PIT1, H-FABP, CAST/HinfI, PIK3C3, GHRH và tính
biệt
Mức độ ảnh hưởng của đa hình gen PIT1, H-FABP, CAST/HinfI, PIK3C3, GHRH và tính
biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ được thể hiện trong Bảng 4.9. Các gen ứng viên
khơng có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ, ngoại trừ gen GHRH ảnh
hưởng đến khối lượng lúc 2 tháng tuổi và TKL giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi của lợn thí
nghiệm (P<0,001). Tính biệt ảnh hưởng đến khối lượng lúc 8 tháng tuổi và TKL giai đoạn từ
sơ sinh đến 8 tháng tuổi của lợn Ỉ (P<0,001).
15
Bảng 4.9. Mức độ ảnh hưởng (P) của một số đa hình và tính biệt đến khả năng sinh
trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
PIT1
H-FABP
0,1375
0,4151
0,0779
0,4789
0,0973
0,1479
0,1100
0,2110
CAST/
HinfI
0,2912
0,3832
0,2805
0,4487
PIK3C3
GHRH
0,6144
0,8900
0,7426
0,7988
<,0001
0,5900
<,0001
0,8660
Tính
biệt
0,3798
0,0014
0,4827
0,0157
R²
(%)
61,40
43,89
32,25
21,23
R²: hệ số xác định
4.3.2.3. Ảnh hưởng của đa hình gen PIT1 đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Trong nghiên cứu này, xuất hiện đầy đủ 3 kiểu gen mong đợi, bao gồm AA, AB và BB.
Đa hình gen PIT1 khơng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Ỉ (Bảng 4.9 và 4.10).
Như vậy, việc chọn lọc và sử dụng lợn Ỉ mang kiểu gen PIT1 không làm ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của đa hình gen PIT1 đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
n
56
43
56
43
AA
LSM
11,69
54,31
177,30
222,41
SE
0,31
1,80
4,56
7,72
n
51
59
51
59
AB
LSM
11,07
51,57
166,90
211,36
SE
0,31
1,58
4,58
6,75
n
4
6
4
6
BB
LSM
10,11
50,90
149,74
214,41
SE
1,04
4,50
15,58
19,30
4.3.2.4. Ảnh hưởng của đa hình gen H-FABP đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Trong nghiên cứu này, đa hình gen H-FABP/HinfI xuất hiện 3 kiểu gen bao gồm HH, Hh
và hh. Khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ theo kiểu gen H-FABP/HinfI được thể hiện trong Bảng
4.11. Đa hình H-FABP không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ (Bảng 4. 9 và 4.11).
Theo một số nghiên cứu trước đó, H-FABP được cho rằng có ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng của động vật thông qua cơ chế điều khiển sự sinh trưởng và biệt hoá tế bào. Sự
kết hợp của H-FABP và A-FABP được biết đến như một chất ức chế sự phát triển của tuyến
vú (Specht& cs., 1996), đồng thời H-FABP là chất ức chế sự sinh trưởng và biệt hố tế bào
biểu mơ tuyến vú ở bò, chuột và người (Lehmann & cs., 1989; Zavizion & cs., 1993; Yang &
cs., 1994). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, đa hình gen H-FABP khơng ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của lợn Ỉ (P>0,05).
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của đa hình gen H-FABP đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
n
21
30
21
30
HH
LSM
11,39
52,76
170,95
218,42
SE
0,57
2,35
8,51
10,06
n
40
33
40
33
Hh
LSM
11,10
54,29
166,77
223,59
SE
0,44
2,20
6,64
9,43
n
50
46
50
46
Hh
LSM
10,38
49,73
156,21
206,18
SE
0,44
2,35
6,58
10,05
Sự không thống nhất về ảnh hưởng của đa hình gen H-FABP đến khả năng sinh trưởng
của lợn trong các nghiên cứu trên có thể xuất phát từ sự đóng góp của nhiều yếu tố bao gồm
di truyền giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, sự đa dạng di truyền trong quần thể.
4.3.2.5. Ảnh hưởng của đa hình gen CAST/HinfI đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Trong nghiên cứu này, xuất hiện đầy đủ 3 kiểu gen CAST/HinfI là AA, AB và BB. Khả
năng sinh trưởng của lợn Ỉ theo kiểu gen CAST/HinfI được trình bày trong Bảng 4.12. Khơng
có mối liên hệ giữa đa hình gen CAST với các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Ỉ trong nghiên cứu
này (P>0,05) (Bảng 4. 9 và 4.12).
16
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của đa hình gen CAST/HinfI đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
n
34
24
34
24
AA
LSM
10,65
53,93
160,55
221,61
SE
0,47
2,65
6,97
11,36
n
48
60
48
60
AB
LSM
11,34
50,45
170,64
208,79
SE
0,46
1,93
6,93
8,29
n
29
25
29
25
BB
LSM
10,88
52,41
162,75
217,79
SE
0,52
2,55
7,77
10,94
Trong nghiên cứu này, khơng tìm thấy mối liên kết giữa đa hình gen CAST/HinfI với các
chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Ỉ. Do đó chọn lọc các tính trạng theo chỉ thị kiểu gen CAST/HinfI
không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ.
4.3.2.6. Ảnh hưởng của đa hình gen PIK3C3 đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Trên quần thể lợn Ỉ ghi nhận có 3 kiểu gen PIK3C3/Hpy8I bao gồm CC, CT và TT. Khả
năng sinh trưởng của lợn Ỉ theo kiểu gen PIK3C3 được trình bày trong Bảng 4.13. Đa hình
gen PIK3C3/Hpy8I khơng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Ỉ trong nghiên cứu
này (P>0,05). Chọn lọc các tính trạng khác theo kiểu gen PIK3C3 không làm ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của đa hình gen PIK3C3 đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
n
35
32
35
32
CC
LSM
10,93
52,63
164,60
219,26
SE
0,48
2,41
7,19
10,32
n
48
53
48
53
CT
LSM
10,72
51,60
161,85
212,52
SE
0,49
1,96
7,35
8,38
N
28
24
28
24
TT
LSM
11,21
52,55
167,47
216,40
SE
0,48
2,58
7,14
11,07
4.3.2.7. Ảnh hưởng của đa hình gen GHRH đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Trên quần thể lợn Ỉ được khảo sát, chỉ ghi nhận 2 trong số 3 kiểu gen mong đợi của đa
hình GHRH/AluI bao gồm kiểu gen AA và AB. Khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ theo kiểu gen
GHRH được trình bày ở Bảng 4.14.
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của đa hình gen GHRH đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
n
83
79
83
79
AA
LSM
9,89f
51,61
148,96f
216,94
SE
0,38
1,97
5,71
8,45
n
28
30
28
30
AB
LSM
12,02e
52,92
180,33e
215,18
SE
0,52
2,31
7,70
9,92
: Các giá trị LSM trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
ef
Kiểu gen GHRH ảnh hưởng đến khối lượng lúc 2 tháng tuổi và TKL giai đoạn từ sơ sinh
đến 2 tháng tuổi của lợn Ỉ (P<0,001), trong đó các cá thể mang kiểu gen dị hợp tử AB có khối
lượng cơ thể và mức tăng khối lượng cao hơn so với kiểu gen đồng hợp AA (Bảng 4.24). Tuy
nhiên mối liên hệ này khơng được tìm thấy tại thời điểm kết thúc ở 8 tháng tuổi (P>0,05).
Như vậy, đa hình gen GHRH có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ, trong đó
kiểu gen AB cho thấy ảnh hưởng có lợi so với kiểu gen AA. Do đó có thể sử dụng gen GHRH
làm chỉ thị phân tử trong chọn lọc để cải thiện tốc độ sinh trưởng của lợn Ỉ. Tuy nhiên do
trong quần thể lợn Ỉ khơng tìm thấy các cá thể mang kiểu gen BB, nên việc chọn lọc và nhân
đàn các cá thể mang kiểu gen AB sẽ mất nhiều thời gian hơn.
4.3.2.8. Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ
Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ được trình bày trong Bảng
4.15. Trong nghiên cứu này, lợn Ỉ cái có khối lượng kết thúc tại thời điểm 8 tháng tuổi và
TKL8 cao hơn so với lợn đực thiến (P<0,01 và P<0,05).
17
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của tính biệt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Ỉ
Chỉ tiêu
KL2 (kg)
KL8 (kg)
TKL2 (g/ngày)
TKL8 (g/ngày)
n
61
77
61
77
Cái
LSM
11,12
56,19c
166,63
228,65a
SE
0,43
1,92
6,46
8,23
Đực thiến
LSM
10,79
48,33db
162,66
203,47b
n
50
32
50
32
SE
0,44
2,34
6,58
10,03
, : Các giá trị LSM trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức P<0,05 và
P<0,01.
ab cd
Khả năng sinh trưởng của lợn Ỉ theo tính biệt trong nghiên cứu này thống nhất với báo cáo
của Phạm Hữu Doanh (1985) cho rằng từ 4-8 tháng tuổi, lợn Ỉ đực ln có khối lượng thấp
hơn lợn Ỉ cái, ở thời điểm 8 tháng tuổi, mức chênh lệch là khoảng 10kg. Một số nghiên cứu
khác trên lợn bản địa Việt Nam cũng cho thấy ảnh hưởng của giới tính đến khả năng sinh
trưởng, nhưng trong các nghiên cứu này, lợn đực có sinh trưởng cao hơn so với lợn cái (Tạ
Thị Bích Dun & Đặng Hồng Biên, 2016; Phạm Hải Ninh, 2022; Nguyễn Văn Trung
2022). Tuy nhiên, trên lợn Ỉ và một vài giống lợn khác lại cho thấy xu hướng ngược lại. Đây
có thể là đặc điểm đặc trưng của giống lợn này.
Như vây, đa hình các gen PIT1, H-FABP, CAST, PIK3C3 không ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng của lợn Ỉ, đa hình gen GHRH có mối liên hệ với khối lượng cơ thể lúc 2 tháng
tuổi và TKL giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi của lợn Ỉ, trong đó kiểu gen AB thể hiện ưu
thế so với kiểu gen AA. Kết quả đạt được cho thấy triển vọng cải thiện khả năng sinh
trưởng của đàn lợn Ỉ thông qua chọn lọc alen B gen GHRH của lợn Ỉ.
4.3.3. Mối liên hệ giữa đa hình gen PIT1, H-FABP, PIK3C3 và CAST với năng suất thân
thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ
4.3.3.1. Mức độ ảnh hưởng của đa hình gen và tính biệt
Mức độ ảnh hưởng của đa hình gen PIT1, H-FABP, PIK3C3, CAST và tính biệt đến
năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ được trình bày trong Bảng 4.16.
Bảng 4.16. Mức độ ảnh hưởng (P) một số đa hình và tính biệt và đến năng suất thân
thịt, chất lượng thịt lợn Ỉ
Chỉ tiêu
Khối lượng giết mổ (kg)
Khối lượng móc hàm (kg)
Tỉ lệ móc hàm (%)
Khối lượng thịt xẻ (kg)
Tỉ lệ thịt xẻ (%)
Dày mỡ lưng 1 (mm)
Dày mỡ lưng 2 (mm)
Dài thân thịt (cm)
Tỉ lệ nạc trên khối lượng giết mổ (%)
Tỉ lệ nạc trên khối lượng móc hàm (%)
Tỉ lệ nạc trên khối lượng thịt xẻ (%)
pH45
pH24
L*
a*
b*
Tỉ lệ mất nước bảo quản (%)
Tỉ lệ mất nước chế biến (%)
Độ dai (N)
n
23
23
23
23
23
23
23
22
16
16
16
23
23
23
23
23
23
23
23
PIT1
0,34
0,31
0,08
0,32
0,14
0,08
0,42
0,39
0,76
0,59
0,53
0,36
0,59
0,59
0,45
0,74
0,13
0,64
0,63
H-FABP
0,93
0,83
0,28
0,82
0,36
0,22
0,51
0,78
0,84
0,80
0,74
0,36
0,86
0,33
0,36
0,28
0,77
0,06
0,67
PIK3C3
0,90
0,80
0,12
0,81
0,45
0,23
0,72
0,95
0,71
0,95
0,99
0,29
0,82
0,39
0,86
0,69
0,79
0,07
0,84
CAST
0,45
0,40
0,60
0,48
0,72
0,89
0,37
0,93
0,45
0,40
0,73
0,73
0,19
0,82
0,65
0,95
0,65
0,35
0,49
Tính biệt
0,49
0,68
0,10
0,64
0,62
0,002
0,02
0,82
0,51
0,86
0,95
0,18
0,10
0,0096
0,63
0,15
0,28
0,13
0,91
R² (%)
27,14
28,40
50,05
26,65
49,70
73,80
57,35
23,56
49,79
50,05
44,40
49,36
46,40
57,33
31,68
47,77
41,23
57,50
24,84
R²: hệ số xác định
Kết quả cho thấy đa hình của các gen trong nghiên cứu này khơng có ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ (P>0,05). Tính biệt có ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu DML1 (P<0,01), DML2 (P<0,05) và giá trị L* (P<0,01).
18
4.3.3.2. Ảnh hưởng của đa hình gen PIT1 đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt
Đối với gen PIT1, 3 kiểu gen AA, AB và BB được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Khơng có mối liên hệ giữa PIT1 với các chỉ tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt của
lợn Ỉ (P>0,05).
4.3.3.3. Ảnh hưởng của đa hình gen H-FABP đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt
Tương tự như đối với gen PIT1, 3 kiểu gen HH, Hh và hh của H-FABP cũng được tìm
thấy trong nghiên cứu này. Đa hình này khơng có mối liên hệ (P>0,05) với tất cả các chỉ
tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ.
4.3.3.4. Ảnh hưởng của đa hình gen PIK3C3 đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt
Sản phẩm PCR của gen PIK3C3 cắt bởi enzyme giới hạn Hpy8I ghi nhận sự tồn tại 3
kiểu gen là CC, CT và TT trong nghiên cứu này. Kết quả trình bày trong Bảng 4.16 cho
thấy PIK3C3 không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt của
lợn Ỉ (P>0,05). Do vậy khơng có cơ sở đề xuất chọn lọc theo chỉ thị PIK3C3 đối với năng
suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ.
4.3.3.5. Ảnh hưởng của đa hình gen CAST đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt
Ba đa hình AA, AB và BB của gen CAST cắt bởi enzyme giới hạn HinfI trên mẫu gen
lợn Ỉ đã được xác định trong nghiên cứu này. Khơng có mối liên hệ giữa CAST với các chỉ
tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ (Bảng 4.16). Kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của CAST đến các chỉ tiêu chất lượng thịt lợn cho thấy trên các giống lợn khác
nhau, mức độ ảnh hưởng của CAST lên các tính trạng này là khác nhau (Ropka-Molik &
cs., 2014). Cụ thể, CAST ảnh hưởng đến độ cứng và độ dai của cơ thăn ở giống lợn Large
White (P <0,05) nhưng không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này trên giống lợn Landrace và
Duroc. Điều này có thể giải thích cho kết quả trong nghiên cứu này khơng tìm thấy mối
liên hệ giữa CAST với các chỉ tiêu năng suất thân thịt và chất lượng thịt của Lợn Ỉ.
4.3.3.6. Ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt
Ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Ỉ được trình
bày trong Bảng 4.16 và 4.17
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Ỉ
Chỉ tiêu
Khối lượng giết mổ (kg)
Khối lượng móc hàm (kg)
Tỉ lệ móc hàm (%)
Khối lượng thịt xẻ (kg)
Tỉ lệ thịt xẻ (%)
Dày mỡ lưng 1 (mm)
Dày mỡ lưng 2 (mm)
Dài thân thịt (cm)
Tỉ lệ nạc trên khối lượng giết mổ (%)
Tỉ lệ nạc trên khối lượng móc hàm (%)
Tỉ lệ nạc trên khối lượng thịt xẻ (%)
pH45
pH24
L*
a*
b*
Tỉ lệ mất nước bảo quản (%)
Tỉ lệ mất nước chế biến (%)
Độ dai (N)
a,b :
c,d:
N
12
12
12
12
12
12
12
12
7
7
7
12
12
12
12
12
12
12
12
Cái
LSM
58,00
44,03
76,42
37,08
64,42
43,54c
22,13a
73,92
26,07
35,06
42,64
6,65
5,64
62,61c
13,48
8,69
1,87
30,07
58,73
SE
6,30
5,06
0,98
4,42
1,28
2,19
2,55
3,91
2,22
2,75
3,59
0,12
0,06
1,89
2,21
0,91
0,36
0,72
5,84
n
11
11
11
11
11
11
11
10
9
9
9
11
11
11
11
11
11
11
11
Đực thiến
LSM
52,26
41,27
78,65
34,31
65,26
32,72d
13,14b
75,12
27,87
35,64
42,89
6,43
5,50
55,18d
14,88
6,88
1,34
31,59
57,88
Các giá trị LSM trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05);
Các giá trị LSM trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,01).
19
SE
5,78
4,65
0,90
4,06
1,18
2,01
2,35
3,79
1,40
1,73
2,26
0,11
0,06
1,73
2,03
0,83
0,33
0,66
5,36
Các chỉ tiêu năng suất thân thịt của lợn Ỉ là tương đương nhau ở lợn cái và đực thiến,
ngoại trừ DML1 và DML2. Lợn Ỉ cái có tích luỹ DML1 và DML2 dày hơn so với lợn đực
thiến (P<0,01 và P<0,05). Tính biệt khơng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt
của lợn Ỉ, ngoại trừ giá trị L* ở lợn cái cao hơn lợn đực thiến (P<0,01).
4.3.3.7. Mức độ ảnh hưởng của đa hình gen và tính biệt đến thành phần hố học và
hàm lượng axit amin trong thịt lợn Ỉ
Mức độ ảnh hưởng của các gen PIT1, H-FABP, PIK3C3, CAST và tính biệt đến thành
phần hoá học và axit amin trong thịt lợn Ỉ được trình bày trong Bảng 4.18. Đa hình các gen
PIT1/RsaI, H-FABP/HinfI, PIK3C3/Hpy8I và CAST/HinfI không ảnh hưởng đến các chỉ
tiêu thành phần hoá học và axit amin trong thịt lợn Ỉ. Ngược lại, hàm lượng 7 loại axit
amin (Aspartic, Serine, Threonine, Arginine, Phenylalanine, Leucine and Lysine) trong
mẫu cơ thăn của lợn Ỉ khác nhau giữa lợn cái và đực thiến (P<0.05).
Bảng 4.18. Mức độ ảnh hưởng (P) của một số đa hình và tính biệt đến thành phần
hố học và hàm lượng axit amin trong thịt lợn Ỉ
Chỉ tiêu
PIT1
H-FABP
Thành phần hoá học (g/100g mẫu thịt tươi)
VCK
0,51
0,78
Protein thơ
0,79
0,75
Lipit
0,74
0,75
Khống tổng số
0,57
0,18
Hàm lượng axit amin (g/100g mẫu thịt khơ)
Aspartic
0,85
0,52
Glutamic
0,72
0,97
Serine
0,95
0,92
Histidine
0,56
0,39
Glycine
0,75
0,29
Threonine
0,45
0,32
Alanine
0,62
0,66
Arginine
0,95
0,89
Tyrosine
0,58
0,11
Valine
0,64
0,97
Methionine
0,22
0,73
Phenylalanine
0,53
0,22
Isoleucine
0,40
0,28
Leucine
0,61
0,89
Lysine
0,25
0,27
Proline
0,58
0,27
Cystine
0,40
0,83
PIK3C3
CAST
Tính biệt
R² (%)
0,71
0,90
0,70
0,89
0,59
0,45
0,47
0,56
0,32
0,74
0,12
0,83
31,50
13,29
42,69
51,53
0,95
0,98
0,70
0,56
0,51
0,99
0,99
0,79
0,92
0,87
0,30
0,73
0,66
0,82
0,22
0,52
0,50
0,83
0,84
0,63
0,49
0,44
0,65
0,69
0,93
0,39
0,88
0,83
0,28
0,30
0,79
0,42
0,56
0,62
0,03
0,19
0,03
0,12
0,12
0,04
0,36
0,04
0,15
0,50
0,28
0,045
0,06
0,0498
0,01
0,16
0,87
53,35
26,15
51,20
53,79
53,81
36,99
23,06
47,89
39,69
14,07
32,53
51,66
56,09
40,76
49,25
47,82
27,46
Ghi chú: R²: hệ số xác định.
4.3.3.8. Ảnh hưởng của đa hình gen PIT1, H-FABP, PIK3C3 và CAST đến thành phần
hoá học và hàm lượng axit amin trong thịt lợn Ỉ
Kết quả trình bày trong các Bảng 4.18 và 4.19 cho thấy, các nhóm cá thể mang kiểu
gen AA, AB và BB có hàm lượng vật chất khơ, protein thơ, béo thơ và khống tổng số
trong mẫu cơ thăn tương đương nhau (P>0,05). Không có mối liên hệ giữa đa hình gen
PIT1 với hàm lượng của 17 loại axit amin trong mẫu cơ thăn của lợn Ỉ (P>0,05).
20
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của đa hình gen PIT1 đến thành phần hoá học và hàm lượng
axit amin trong mẫu cơ thăn lợn Ỉ
AA (n=9)
LSM
SE
Thành phần hoá học (g/100 g mẫu thịt tươi)
VCK
27,93
0,81
Protein thơ
21,54
0,30
Lipit
3,03
0,67
Khống tổng số
1,12
0,03
Hàm lượng axit amin (g/100 g mẫu thịt khô)
Aspartic
7,71
0,36
Glutamic
10,20
0,56
Serine
2,82
0,15
Histidine
2,43
0,30
Glycine
2,50
0,29
Threonine
4,30
0,22
Alanine
2,91
0,22
Arginine
4,24
0,18
Tyrosine
2,37
0,35
Valine
4,76
0,34
Methionine
4,11
0,16
Phenylalanine
2,40
0,26
Isoleucine
3,05
0,34
Leucine
4,45
0,26
Lysine
9,83
0,25
Proline
2,21
0,35
Cystine
0,79
0,04
Chỉ tiêu
AB (n=11)
LSM
SE
BB (n=3)
LSM
SE
26,84
21,77
2,38
1,08
0,66
0,25
0,54
0,02
26,59
21,51
2,70
1,11
1,30
0,49
1,08
0,04
7,63
10,70
2,76
2,30
2,46
4,64
3,03
4,19
2,75
5,03
4,43
2,54
3,04
4,75
10,32
2,07
0,72
0,29
0,45
0,12
0,25
0,24
0,18
0,18
0,14
0,29
0,28
0,13
0,21
0,28
0,21
0,21
0,29
0,03
7,99
10,14
2,80
1,82
2,11
4,32
3,32
4,27
2,24
5,34
4,03
2,02
2,24
4,80
9,76
1,52
0,71
0,57
0,90
0,25
0,49
0,47
0,36
0,36
0,29
0,57
0,55
0,26
0,42
0,55
0,41
0,41
0,57
0,07
Trong nghiên cứu này, khơng tìm thấy mối liên hệ giữa kiểu gen H-FABP với các chỉ
tiêu thành phần hoá học và hàm lượng axit amin trong mẫu cơ thăn của lợn Ỉ (P>0,05)
(Bảng 4.18 và 4.20).
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của đa hình gen H-FABP đến thành phần hoá học và hàm
lượng axit amin trong mẫu cơ thăn lợn Ỉ
HH (n=8)
LSM
SE
Thành phần hoá học (g/100 mẫu thịt tươi)
VCK
26,54
1,02
Protein thơ
21,40
0,38
Lipit
2,20
0,84
Khống tổng số
1,14
0,03
Hàm lượng axit amin (g/100 g mẫu thịt khô)
Aspartic
8,13
0,45
Glutamic
10,47
0,70
Serine
2,83
0,19
Histidine
2,54
0,38
Glycine
2,74
0,37
Threonine
4,41
0,28
Alanine
3,03
0,28
Chỉ tiêu
21
Hh (n=11)
LSM
SE
Hh (n=4)
LSM
SE
27,41
21,77
2,69
1,13
0,70
0,26
0,58
0,02
27,40
21,66
3,22
1,04
1,26
0,48
1,04
0,04
7,46
10,27
2,74
2,31
2,51
4,72
2,93
0,31
0,48
0,13
0,26
0,25
0,19
0,19
7,74
10,30
2,80
1,71
1,82
4,13
3,30
0,56
0,87
0,24
0,47
0,45
0,35
0,35
Chỉ tiêu
Arginine
Tyrosine
Valine
Methionine
Phenylalanine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Proline
Cystine
HH (n=8)
LSM
SE
4,31
0,22
2,70
0,44
5,08
0,43
4,06
0,21
2,45
0,33
3,07
0,43
4,80
0,32
9,58
0,32
2,32
0,45
0,72
0,05
Hh (n=11)
LSM
SE
4,18
0,15
3,03
0,31
4,97
0,30
4,25
0,14
2,68
0,22
3,11
0,30
4,64
0,22
10,28
0,22
2,22
0,31
0,76
0,04
Hh (n=4)
LSM
SE
4,21
0,28
1,62
0,55
5,08
0,53
4,27
0,26
1,84
0,40
2,15
0,53
4,57
0,40
10,05
0,39
1,26
0,55
0,73
0,06
Thành phần hoá học và hàm lượng axit amin trong mẫu cơ thăn lợn Ỉ theo kiểu gen
PIK3C3 được trình bày trong Bảng 4.21. Đa hình gen PIK3C3 khơng ảnh hưởng đến thành
phần hố học và hàm lượng axit amin trong cơ thăn của lợn Ỉ (P>0,05) (Bảng 4.18).
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của đa hình gen PIK3C3 đến thành phần hoá học và hàm
lượng axit amin trong mẫu cơ thăn lợn Ỉ
CC (n=9)
LSM
SE
Thành phần hoá học (g/100 g mẫu thịt tươi)
VCK
26,43
1,00
Protein thơ
21,46
0,38
Lipit
2,21
0,83
Khống tổng số
1,09
0,03
Hàm lượng axit amin (g/100 g mẫu thịt khô)
Aspartic
7,71
0,44
Glutamic
10,32
0,69
Serine
2,89
0,19
Histidine
2,51
0,38
Glycine
2,72
0,36
Threonine
4,43
0,28
Alanine
3,06
0,28
Arginine
4,28
0,22
Tyrosine
2,61
0,44
Valine
5,14
0,42
Methionine
4,00
0,20
Phenylalanine
2,49
0,32
Isoleucine
3,07
0,42
Leucine
4,58
0,32
Lysine
9,49
0,31
Proline
2,32
0,44
Cystine
0,69
0,05
Chỉ tiêu
CT (n=8)
LSM
SE
TT (n=6)
LSM
SE
27,48
21,72
2,79
1,12
0,99
0,38
0,82
0,03
27,45
21,65
3,10
1,10
0,97
0,37
0,80
0,03
7,76
10,29
2,79
2,05
2,10
4,43
3,11
4,28
2,34
4,85
4,18
2,31
2,68
4,62
10,37
1,81
0,79
0,44
0,69
0,19
0,37
0,36
0,27
0,27
0,22
0,43
0,42
0,20
0,32
0,42
0,32
0,31
0,44
0,05
7,86
10,43
2,69
1,99
2,24
4,39
3,08
4,13
2,41
5,13
4,40
2,17
2,57
4,81
10,04
1,67
0,74
0,43
0,67
0,18
0,36
0,35
0,27
0,27
0,21
0,42
0,41
0,20
0,31
0,41
0,31
0,30
0,42
0,05
Thành phần hoá học và hàm lượng axit amin trong mẫu cơ thăn lợn Ỉ theo kiểu gen
CAST được trình bày trong Bảng 4.22. Đa hình gen CAST khơng ảnh hưởng đến thành
phần hoá học và hàm lượng axit amin trong cơ thăn của lợn Ỉ (P>0.05).
22
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của đa hình gen CAST đến thành phần hoá học và hàm lượng
axit amin trong mẫu cơ thăn lợn Ỉ
AA (n=7)
LSM
Thành phần hoá học (g/100 g mẫu thịt tươi)
VCK
27,82
Protein thơ
21,81
Lipit
3,14
Khống tổng số
1,08
Hàm lượng axit amin (g/100 g mẫu thịt khô)
Aspartic
7,74
Glutamic
10,19
Serine
2,72
Histidine
2,10
Glycine
2,24
Threonine
4,54
Alanine
3,07
Arginine
4,18
Tyrosine
2,63
Valine
4,92
Methionine
4,25
Phenylalanine
2,28
Isoleucine
2,60
Leucine
4,82
Lysine
10,02
Proline
1,82
Cystine
0,74
Chỉ tiêu
SE
AB (n=10)
LSM
SE
BB (n=6)
LSM
SE
0,90
0,34
0,74
0,03
26,80
21,79
2,07
1,12
0,71
0,27
0,58
0,02
26,74
21,23
2,90
1,11
1,08
0,41
0,89
0,04
0,40
0,62
0,17
0,34
0,32
0,25
0,25
0,20
0,39
0,38
0,18
0,29
0,38
0,29
0,28
0,39
0,05
7,63
10,60
2,72
2,48
2,66
4,49
2,95
4,26
2,74
5,01
4,23
2,66
3,22
4,63
10,21
2,24
0,77
0,31
0,49
0,13
0,27
0,26
0,20
0,20
0,16
0,31
0,30
0,14
0,23
0,30
0,23
0,22
0,31
0,04
7,96
10,25
2,93
1,97
2,17
4,22
3,24
4,25
1,99
5,20
4,10
2,03
2,51
4,56
9,68
1,74
0,71
0,48
0,75
0,21
0,41
0,39
0,30
0,30
0,24
0,47
0,46
0,22
0,35
0,46
0,34
0,34
0,47
0,06
Axit amin trong cơ là những hoạt chất điều vị quan trọng có liên quan đến mùi vị
đặc trưng của các sản phẩm thịt (Bogolyubova & Zaǐtsev, 2020). Theo Kęska &
Stadnik (2017) và Flores (2023), axit amin được chia thành 5 nhóm theo vị khác nhau
bao gồm (1) vị umami (Glutamic và Aspartic), (2) vị ngọt (Glycine, Proline, Valine,
Lysine, Alanine, proline, Serine, Threonine, Methionine), (3) vị đắng (Phenylalanine,
Proline, Arginine, Leucine, Isoleucine, Valine, Tyrosine, Cystine and Tryptophan), (4)
vị chua (Threonine, Aspartic Aspartic, Glutamic) và (5) vị mặn (Aspartic). Ngoài ra,
hàm lượng axit amin tổng số trong thịt cũng là một chỉ thị quan trọng cho giá trị dinh
dưỡng của thịt (Neupokoeva, 2019). Các yếu tố giống, điều kiện nuôi nhốt, tuổi của
động vật, điều kiện bảo quản và chế biến là những nhân tố có thể tác động đến hàm
lượng axit amin trong cơ (Neupokoeva, 2019).
Axit Glutamic, axit Aspartic và Lysine là những axit amin thuộc nhóm có vị ngọt
đậm (Salazar & cs., 2020). Trong thịt lợn Ỉ, các axit amin này có hàm lượng cao hơn so
với các axit amin khác. Trái lại, hàm lượng Cystine, Phenylalanine và Proline, những
23