CHƯƠNG I
PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VĂN HỌC – VĂN BẢN VÀ TÁC PHẨM
I. Khái niệm tác phẩm và phương thức tồn tại của nó.
1. Qn truyền thống:
- TPVh là một chỉnh thể hữu cơ, bao gồm hình thức và nội dung(ý nghĩa, tư tưởng,
tình cảm)
2. Qn hình thức chủ nghĩa và cấu trúc chủ nghĩa:
- TPVh là sự kết hợp giữa chất liệu và hình thức
- Văn học như một ngôn ngữ
3. Quan điểm của mĩ học tiếp nhận:
- Chú trọng phân biệt văn bản với tác phẩm
+ Văn bản là một tổ chức ký hiệu được st ra cho người đọc, tồn tại trước khi có hoạt
động đọc của người đọc.
+ Tác phẩm văn học: văn bản qua hoạt động đọc của người đọc được tái tạo và tái
hiện trở thành tác phẩm…
Tác phẩm do hai yếu tố tạo thành:
- VB(trong chất liệu), tồn tại qua các thời đại
- Khách thể thẩm mĩ (trong tâm trí.) do người đọc đồng sáng tạo nên nó có tính lịch
sử.
=> Đem lại những nhận thức mới như sau:
- văn bản có phần trống để người đọc tự pát hiện.
- người đọc là nhân tố tc -> hìh thành tp.
- vbvh là một cấu trúc mở, tpvh là một quá trình.
- tác giả là một yếu tố của vb do người đọc pát hiện
Từ vấn đề trên ta thấy, phương thức tồn tại của TPVh là sự tồn tại của văn bản
có tiềm năng nghĩa, có kả năng tạo nghĩa trong mối quan tâm của người đọc( dựng
nên hình tượng nghệ thuật có dụng ý, được mở rộng ra nhiều chiều, ý nghĩa được kám
pá ở nhiều góc độ, ngữ cảnh chính là phương thức tồn tại của tác phẩm)
II. VĂN BẢN VĂN HỌC NHƯ LÀ CƠ SỞ CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Phân biệt văn bản văn học với tác phẩm văn học.
- VBVH là một hệ thống ngôn ngữ do nhà văn st ra chờ người đọc đến đọc chưa tham
gia vào hành chức xã hội thẩm mỹ.
- TPVh là hệ thống ngôn ngữ đã người đọc đọc và phú cho một ý nghĩa nhất định.
2. Đặc trưng của văn bản văn học.
- Một là tính hư cấu: tất ca được tác giả viết ra từ tưởng tượng, kẳng định quyền sáng
tạo của nhà văn. Lời văn là lời của các hình tượng nói về một thế giới hình tượng.
- Hai là tính sinh thành: Sử dụng những từ như phát hiện lần đầu(luồng sinh, luồng
tử) để biểu hiện cảm xúc và những rung động về sự vật của nhà văn, đến lòng người
đọc câu chữ ấy lại một lần nữa sống gợi ra những cảm xúc kác thườg.
- Ba Vbvh có tính nổi bật kác thường, báo hiệu cho người đọc nó là văn học. Đó là
ngôn từ được “lạ hoá” bằng các phương tiện đặc biệt tạo nên tính đa nghĩa. Trong vh,
mọi yếu tố đều có khả năng tái ký hiệu hoá - biểu trưng hoá trở thành hình tượng văn
học.
Ví dụ: Thề non nước - Tản Đà, Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương.
- Bốn là: VBVH sử dụng mọi yếu tố ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng làm cho mọi yếu tố
đều có ý nghĩa trogn văn học. Tất cả được lựa chọn trau chuốt, được tổ chức đặc biệt
làm cho VBVh biểu hiện có ý nghĩa.
- Năm là: văn bản vh là một đối tượng thẩm mỹ , để người đọc thưởng thức phê bình,
kám pá ý nghĩa cách riêng của mình.
Các đặc điểm trên tạo nên phương thức tồn tại của tác phẩm văn học.
3. Tính cấu trúc của hình tượng.
- Hình tượng văn học là một cấp độ của văn bản – văn bản bên trong vb ngôn từ- - -
Hình tượng không chỉ có tính cụ thể, gợi cảm, sinh động mà nó cũng phải có tính
cấu trúc.
+ Sự việc: mở đầu - kết thúc
+ Nhân vật: sinh tử - lưu lạc - trở về - đoàn tụ.
+ tương phản đối lập – tương quan – tương đồng
+ không gian, thời gian, điểm nhìn bên trong, bên ngoài…
-> Các quan hệ đó thành cấu trúc tạo nghĩa của hình tượng.
- Tính cấu trúc làm cho văn bản có một ý nghĩa độc lập ko phụ thuộc vào tác giả, làm
cho văn bản có sức sống riêng.
- Tính cấu trúc của vbvh là cấu trúc mở: vbvh có nhiều chỗ trống để người đọc thâm
nhập kám phá, làm cho vbvh có sức sống lâu bền của mọi thời.
- Tính cấu trúc tạo cho tpvh có tính ổn định vừa có tính lịch sử.
III. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÍNH QUÁ TRÌNH CỦA VĂN
BẢN VĂN HỌC
1. Ba yếu tố của cấu trúc vbvh.
- VBNT là yếu tố nền tảng của VBVH, chịu sự chi phối sấu sắc của cấu trúc hình
tượng.
- HTVH được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ(hình ảnh ngôn từ, ý tượng, biểu niệm)
- Ý nghĩa hàm ý là một yếu tố cấu trúc văn bản, nằm sâu bên trong văn bản, do người
đọc pát hiện, tự thành 1 tầng riêng.
2. Tính quá trình của VBVH.
- Từ cấu tứ thai nghén->st thành văn bản->cảm thụ của người đọc, tham gia giao lưu,
đối thoại, ăn sâu vào trí nhớ
- VBNThuật là cấp độ tồn tại thứ nhất-> vb trong quá trình tiếp nhận của người đọc là
cấp độ thứ hai.
- Tác phẩm được mở ra theo thời gian trong qua trình cùng người đọc(từ ngôn từ-
>hình tượng->nội nội dung ý nghĩa)
CHƯƠNG II
NGÔN TỪ TRONG VĂN BẢN VĂN HỌC
I. Khái niệm ngôn từ văn học.
- là ngôn từ của vbvh, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, là yếu tố thứ nhất của
văn học.
II. Đặc điểm ngôn từ văn học.
1. Tính hình tượng.
2. Tính cấu trúc.
3. Tính mơ hồ đa nghĩa.
II. Đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa của ngôn từ văn học.
1.Đặc trưng về ngữ âm.
- Là một sáng tạp thẩm mỹ, nó đòi hỏi sự hopà điệu và nhạc tính, bao gồm: âm,
thanh, nhịp và điệu.
- Vần điệu…
- Thanh điệu…
- Tiết tấu là quy tắc ngắt nhịp lặp đi lặp lặp lại, làm cho câu văn nhanh hoặc chậm, dài
hoặc ngắn rất quan trọng trong thơ trong văn xuôi cũng không thể thiếu.
2.Đặc trưng về nghĩa.
- Tính chất nội chỉ: tức là biểu hiện thế giới được hư cấu trong tâm hồn và trong
văn bản.
+ Ngôn ngữ hằng ngày ngôn từ chỉ ra các sk nằm ngoài lời.
+ Ngôn ngữ vh mở ra hình ảnh trong tâm trí đó hoàn toàn là tưởng tượg( Người lính
già….Tiếng hát con tàu ….Bánh trôi nước… Đèo ngang….
- Từ ngữ trong văn học thường mang tính đa nghĩa, tinh mơ hồ.
+ Nghĩa bề mặt:
+ Nghĩa bề sâu:
+ nghĩa song quan: lời ngớ ngẩn nhưng lại hàm chân lý
+ nghĩa ví von, hoán dụ, ản dụ
+ nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa lấp lửng…(từng giọt long lanh rơi…)
+ nghĩa ngoài lời xuất hiện tại chỗ trống của nghĩa mặt chữ(Đầu súng trăng treo) mỗi
người hiểu một cách.
+ Tính đa nghĩa nhiều khi do sợ bỏ bớt ngữ cảnh tạo nên( Nhân hứng cũng vừa toan
cất bút – Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào;
3. Ngữ cảnh và ngữ nghĩa trong văn bản văn học.
- Ngữ cảnh là văn cảnh, là môi trường ngô ngữ trong đó từ ngữ, câu văn, đoạn văn có
ý nghĩa.
- Ngữ cảnh
+ Ngữ cảnh văn bản: là tình huống mà các nhân vật vh hoạt động, gt với nhau
+ Ngữ cảnh văn hoá: do phong tục tập quán, ngôn ngữ, tâm lý tạo nên.
+ Ngữ cảnh thời đại: hoàn cảnh lịch sử tác phẩm ra đời.
III. ĐẶC TRƯNG TỪ NGỮ CÂU VĂN VÀ VĂN BẢN NGÔN TỪ VĂN HỌC
1. Từ ngữ và ý tượng(hình ảnh của ý).
- T.ngữ trong vh thường đặc thù trong các phương thức kết hợp, tổ chức cắt tỉa, cấu
tạo lại- đó là ngôn từ lạ hoá, tức là ngôn từ được tạo từ thủ pháp gây trở ngại, làm cho
người đọc như làn đầu được biết.
+ Trong thơ đấy là cáh sử dụng từ bằng cách cấu tạo độc đáo: đảo, tu từ, từ có tính
biểu cảm cao đặt trong một văn cảnh nhất định.
+ Trong văn xuôi: Cáh cấu tạo đặc biệt thường đặt trong nhan đề: Bữa rượu máu, Tờ
hoa, Cái móng giò…
-> Các từ đó diễn đạt không chỉ đơn giản một sv mà là sv trong cảm nhận và thể
nghiệm của con người.
- Người xưa coi trọng luyện chữ, chọn chữ là vì vậy(Giai thoại Trịnh Cốc sửa thơ của
Tề Kỉ trong bài Tảo mai, từ “Tạc dạ sổ chi khai” thành “nhất chi khai” cho thấy sửa
một chữ mà ý thơ đổi kác. Từ ngữ trong thơ đóng vai trò hình ảnh của ý là như vậy.
-> T.ngữ trong vh được tổ chức, kết cấu đặc thù không giống như ng.từ thực dụng.
T.ngữ vh là ký hiệu đối ứng phản ảnh tâm lý người viết của xã hội, ủa dân tộc.
2. Câu văn, đoạn văn.
- Câu văn: biểu đạt tương đối trọn vẹn một ý, là sản phẩm của phát ngôn, mang đặc
trưng của chủ thể sáng tạo
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Hoài Thanh gọi Huy Cận mang cái buồn “ảo não” riêng biệt là là vì vậy!
+ Câu văn kác từ ngữ, cụm từ ở chỗ nó có thể là trần thuật, nghi vấn, cảm thụ, mệnh
lệnh, cảm thán, do đó sắc thái biểu cảm càng đậm đà.
+ Câu văn nghệ thuật kác câu văn bình thường: lời của một vai văn học, lời của S trữ
tình ko đồng nhất với lời nhà thơ; lời thoại thốt ra từ cõi tinh thần, trong thế giới tưởng
tượng.
- Đoạn văn trong văn bản: Cái phân biệt đoạn văn nt với các văn bản kác là sự điểm
nhìn, không gian, thời gian, sự kịên.
3. Văn bản nghệ thuật: Có những đặc trưng khác biệt:
- Một là: S lời viết, lời nói là sp của sáng tạo có giọng điệu , điểm nhìn không đồng
nhất với tác giả thực tại. Cấu trúc của vbvh: (Tác giả(S trữ tình - người kể chuyện) –
Văn bản( Người tiếp nhận thơ - người tn truyện) - Người đọc thực tế).
- Hai là: VBVH không chỉ biểu hiện trực tiếp bằng lời mà còn bằng hình tượng.
- Ba là: Hình tượng vh giúp người đọc giải thoát khỏi ngữ cảnh trự tiếp để nhập thân
vào ngữ cảnh tưởng tượng để liên hệ với cs thực tại ở cấp độ khái quát, triết lí, sâu xa
hơn.
- Bốn là: Nhan đề kác với vb khoa học…
- Năm là: VBVH có KG, TG nghệ thuật ko trộn lẫn với KG, TG ngoại nghệ thuật.
- Sáu là: Vb có sự thống nhất về hệ thống các pt ngôn ngữ, cách dùng từ, đặt câu, lựa
chọn hìh ảnh thường có nét riêng tạo nên phong cách văn bản, và PCNV.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
1, Trần thuật.
- Cung cấp điểm nhìn đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật một cách hứng thú, gây
đợi chờ lôi cuốn họ và áp đặt quan điểm đánh giá cho họ; xác định điểm bắt đầu, điểm
biến chuyển, điểm kết thúc
- Thủ pháp trần thuật: thời gian, nhịp điệu, ngôi, điểm nhìn, giọng điệu
- Các Bptt: kể xuôi, kể theo trình tự, kể ngược, kể chêm xen, bỏ lửng, ngắt quãng, gây
hoài nghi, tạo đợi chờ…
2, Miêu tả.
- Nhằm tái hiện con người, sự vật….một cách cụ thể cảm tính nhằm kêu gợi trí tưởng
tượng, tình cảm và làm cho người đọc rung động.
- MT có ba chức năng chính:
+ Tái hiện, thay thế, vẽ ra hiện tượng với những đường nét, gợi cảm cụ thể.
+ Trang trí cho sv, con người những đường nét vui mắt.
+ Giải thích, phân tích, và tạo biểu tượng.
- Miêu tả thường gắn với thơ ca và tạo chất thơ.(dẫn chứng thơ).
- Miêu tả làm thay đổi cấu trúc và tạo chất thơ cho tiểu thuyết.
- Miêu tả làm nổi bật giác quan, cảm nhận sv: âm thanh màu sắc, ko gian, đường nét.
- Miêu tả chia theo nhiều loại:
+ Xét đối tượng: nhân vật, hoàn cảnh, chi tiết, cảnh vật,nội tâm.
+ Xét từ góc độ: chính diện, trắc diện
+ Xét về phương pháp: tương phản đối lập, tĩnh, động, phóng đại, cường điệu….
4. Trữ tình.
- Là biện pháp cơ bản nhất để bộc lộ tư tưởng tình cảm tác giả.
- Trữ tình trực tiếp đùng ngôi thứ nhất để trút xả dòng cảm xúc( Tôi muốn tắt nắng…)
- Trữ tình gián tiếp: giấu ngôi thứ nhất mượn cảnh, mượn người, mượn câu chuyện
bộc lộ tình cảm một cách xúc cảm, kín đáo( Sóng gợn tràng giang… )
- Trong vx các đoạn độc thoại, các biểu trực tiếp của người kc là trữ tình trực tiếp; tả
cảnh - trữ tình gián tiếp.
5. Nghị luận.
- Là sự nhận định đánh giá đối vớ svkq để biểu đạt tư tưởng tình cảm.(Ví dụ: Đời
thừa, Lão Hạc)
- Nghị luận gắn với tư tưởng tình cảm của nhân vật.
CHƯƠNG III
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, SỰ KIỆN, CỐT TRUYỆN VÀ
TRẦN THUẬT
I, Thế giới nghệ thuật.
1. Khái niệm:
- Thế giới được xây dựng bằng các hình tượng vừa có sự phản ánh thực tại vừa có sự
tưởng tượng st của tác giả.
- Là một thế giới kép:
+ TG được miêu tả là: nhân vật, sự kiện, cảnh vật
+ TG miêu tả: người kể chuyện, người kể trữ tình
2. Các yếu tố của TGNT:
a. Không gian nghệ thuật
- Phân tích không gian nghệ thuật là cơ sở để đọc hiểu thế giới tác phẩm và nhân vật.
- Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới, là hình thức tồn tại sự sống, là không
quyển tih thần bao bọc bản thân của con người
- Đặc trưng của KGNT là sự kết hợp của KG vật lý với KGNT trong đó có sự kết hợp
của không gian tâm tưởng.
- Hôm nay trời nhẹ lên cao…
- Nắg xuống, trời lên sâu chót vót…
- Có sự phản ánh không gian cụ thể với không gian tưởng tượng trừu tượng.
- Di chuyển linh hoạt(từ qk đến ht và ngược lại)
b. Thời gian nghệ thuật.
- Do nhà văn st ra vừa thể hiển trạng thái con người trong thời gian, sự cảm thụ thời
gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế giới tác phẩm.
- Theo thứ tự, nhưng cũng có khi bị đảo lộn.
- Mỗi thể loại văn học có thời gian đặc trưng: thời gian cổ tích, thần thoại, thời gian vũ
trũ, thời gian tiểu thuyết…
c. Không gian - thời gian.
- Thời gian cô đặc và lèn chặt trở thành chín muồi một cách nghệ thuật CÒN không
gian thì căng lên kéo dài trong sự vận động, biến đổi của thời gian.
+ Motip gặp gỡ:
+ Motip con đường:
II. KHÁI NIỆM SỰ KIỆN(BIẾN CỐ), CỐT TRUYỆN VÀ TRUYỆN
1. Sự kiện(biến cố)
- SK là những hành vi của nhân vật hay sv xảy ra với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm
biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó với mục đích người kể.
- Đặc trưng của sk văn học:
+ Với nhân vật nó là việc làm bộc lộ bản chất con người đẩy nhân vật sang một thế
giới kác, làm nó thay đổi.
+ Với người kể hay người đọc, nó là sự kiện của ý thức, giúp nhận thức về nhân vật.
Ví dụ: sk Thị Nở mang bát cháo hành cho Chí Phèo… , Tấm Cám….
+ SK có tính nhân quả(hành động của Cám buộc Tấm pải chuẩn bị cho mình)
+ SKVH là yếu tố sinh nghĩa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, có ý nghĩa
xã hội và nhân sinh sâu sắc.
- Sk trong thơ là sự kiện gây ra rung động, sự kiện được kể( Dáng đứng Việt Nam), có
ki ko nói rõ(Tự tình, Đây mùa thu tới), thường nằm ở tầng chìm, no ko thuộc đối
tượng biểu hiện của nhà thơ, nhưng vẫn là nguồn sinh nghĩa của văn bản.
- Liên hệ các sk trong văn bản ta sẽ nhìn thấy cách nhìn của nhà văn với cuộc đời.
2. Cốt truyện.
* Là chuỗi các sk, nằm dưới lớp trần thuật làm nên cái sườn của tác phẩm.
* Cốt truyện có hai tính chất cơ bản:
- Một là, các sk có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu
và kết thúc, tạo thành tính hoàn chỉnh nhất quán của truyện.
- Hai là: Cốt truyện có tính liên tục về thời gian. Giữa các sự kiện có khoảng thời gian
tạo ra không gian để nhà văn miêu tả, phân tích, bình luận.
* Cốt truyện có chức năng:
1, Gắn kết các sk thành một chuỗi, kắc hoạ nhân vật.
2, Bộc lộ những xung đột mâu thuẫn của con người, tái hiện bức tranh cs.
3, Tạo ra một ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức.
4, Gây hấp dẫn với người đọc vì người đọc luôn quan tâm tới số phận nhân vật
=> Nắm vững cốt truyện(chuỗi các sự kiện) là bước đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức
tranh đời sống, ý nghĩa tác phẩm, hứng thú khi đọc tác phẩm.
3. Cấu trúc của cốt truyện.
- Trình bày - Thắt nút – Phát triển – Cao trào - Mở nút.
4. Các yếu tố khác của truyện.
- Lai lịch con người, hoàn cảnh sống.(Chí Phèo - Tắt đèn)
- Dựng cảnh sống, hoàn cảnh nói năng, miêu tả chân dung nhân vật, phong
cảnh( Cảnh rừng xà nu và núi rừng làng Xoman, Chân dung Chí Phèo, Thị Nở, Cảnh
cho chữ…)
- Những lời bình, trữ tình của người kể chuyện
=> Các yếu tố trên đây giúp cho hình thành đầy đặn của tác phẩm.
III. TRẦN THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA TRẦN THUẬT
- Trần thuật là hành vi ngôn ngữ để kể, miêu tả cung cấp thông tin về sự kiện nhân vật
theo thứ tự nhất định trong không gian thời gian và về ý nghĩa.
- Miêu tả cũng là trần thuật
- Trong thơ trữ tình cũng có trần thuật: (Đèo ngang, Bạn đến chơi nhà, Ngắm trăng )
- Trần thuật được sử dụng phổ biến trong thơ: Tương tư, Vội vàng, Lượm, Ánh trăng
Tuy vậy, TT được sử dụng đa dạng và phong phú nhất trong các tpts.
- Hai nhân tố qđ trần thuật:
+ Người kê: Ngôi, vai, điểm nhìn
+ Chuỗi ngôn từ: lược thuật, dựng cảnh, hồi thuật, dự báo, gây đợi chờ, phân tích,
bình luận, giọng điệu.
1. Người kể chuyện, ngôi, vai trần thuật.
- Người kể chuyện: Người do nhà văn st ra ẩn mình trong dòng chữ(ngôi 1, 2,3). Ở
ngôi thứ nhất mang tính chủ quan…, Ở ngôi thứ ba mang tính kách quan ….Ở ngôi
thứ hai xưng “anh” thực chất nó là cái tôi gián cách
+ Người kể là một vai mang nội dung(mối quan hệ giữa người kể với người được kê)
+ Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình xưng “tôi, ( Đồng chí, Nhớ con sông quê
hương, Quê Hương….Chinh Phụ Ngâm, Cung oán ngâm kúc).
+ Các văn bản phức tạp có hai người trần thuật( Rưng XN, lúc đầu là N3 sau đó là
lời Cụ Mết kể vềTnú). Đó là cấu trúc truyện trong truyện.
=> Ngôi và vai có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu của văn bản.
2. Điểm nhìn trần thuật.
- Điểm nhìn thể hiện vị trí gười kể dựa vào để quan sát, cảm nhận trần thuật, đánh giá
các nhân vật và sự kiện.
+ Bên ngoài: Kể những gì nhân vật ko biết(hình ảnh sv…)
+ Bên trong: Kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật
+ Nhìn xa, cận cảnh.
+ Nhìn di động….
+ Điểm nhìn thời gian: hiện tại, hay quá kứ
+ Điểm nhìn trải nghiệm…
+ Điểm nhìn nhiều chiều giúp người đọc giải phóng được cách nhìn một chiều.
( Truyện ngắn lặng lẽ sapa…,
- Điểm nhìn trần thuật gắn chặt với ngôi kể nhưng rộng hơn ngôi kể( ngôi thứ ba kết
hợp với điểm nhìn của nhân vật).
Phân tích được điểm nhìn sẽ giúp kám phá cả cái nhìn của tác phẩm.
3. Lược thuật.
- Là phần trình bày giới thiệu về nhân vật, bối cảnh, tình huống, cung cấp những
thông tin bước đầu về nhân vật, chuẩn bị cho các biến cố không đi sâu vào chi tiết, ko
dừng lại miêu tả:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”
4. Dựng cảnh và miêu tả chân dung.
- Là tái hiện trực tiếp chân dung, hành động, biến cố, đối thoại của nhân vật, tái hiện
sự vật, hiện tượng trong ko gian, thời gian cụ thể.
- Dựng cảnh: chuẩn bị môi trường cho nhân vật hoạt động mà còn miêu tả tâm lý,
cung cấp thông tin về những thay đổi, toạ không kí, dự báo biến cố mới.
5. Phân tích bình luận.
- Yếu tố nghị luận: “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
- Diễm giải sâu sắc diễn biến tâm lý của nhân vật.
6. Giọng điệu.
- Giọng điệu: là giọng điệu ngôn từ bên trong, nội tại, không cần đọc ra thàh tiếng vẫn
có sự khu biệt rõ ràng.
- Trong thơ giọng điệu gần với tác giả.
- Trong văn xuôi, chủ yếu gồm hai giong cơ bản: giọng nhân vật và gịong của người
kể với nhân vật. Cả hai giọng điệu này đều kúc xạ qua tác giả.
- Giọng điệu thể hiện ở cách xưng hô: thân mật, hay xa lạ….còn phối hợp với chi tiết,
hành động làm nên cái riêng của tác phẩm.
- Tác phẩm hiện đại có nhiều giọng điệu trong một tp: Thương vợ( vừa là giọng điệu
của bà Tú vừa là giọng điệu của Tú Xương)
=> Các yếu tố của Cốt truyện, Truyên, Trần thuật làm thành cái biểu đạt của văn bản
từ đó mà ta hiểu về nhân vật, để tài, chủ đề của tác pẩm.
CHƯƠNG IV
NHÂN VẬT VĂN HỌC
1.KHÁI NIỆM NHÂN VẬT VĂN HỌC
- Con người hay sự vật, sự việc….mang tính cách như con người được miêu tả, được
kể trong văn bản.
- Là một hình tượng ước lệ nên không đồng nhất với ngoài đời được, chỉ tồn tại trong
thế giới nghệ thuật chỉ là ký hiệu nghệ thuật được st để biểu hiện quan niệm của nhà
văn dù có lấy nguyên mẫu ngoài đời thì cũng chỉ là hư cấu.
- Nhân vật vh được biểu hiện trong quá trình sống, được tích hợp từ nhiều yếu tố trong
tác phẩm, đọc hết truyện mới có thể hình dung trọn vẹn về nhân vật.
2. VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT.
- Quan trong nhất trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn tư duy về cuộc sống
- Là chìa khoá để mở rộng đề tài, phương tiện để nhà văn khái quát quy luật đời sống.,
là yếu tố cấu tạo nên cốt truyện.
II. PHÂN LOẠI NHÂN VẬT VĂN HỌC.
- Nhân vật chính, trung tâm, nhân vật phụ…
- Nhân vật chính diện và nhân vật pản diện….
- Một số kiểu cấu trúc nhân vật:
+ Nhân vật chức năng
+ Loại hình: là nhân vật thể hiện tập trung phẩm chất đạo đức, xã hội của một loại
người nhất định của một thời.
+ Tính cách: là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có tính
cách nổi bật. Đồng thời cũng là nhân vật có tính cách fức tạp ko thể dễ dàng định hình
một tính cáh cụ thể nào(nàng Kiều là một ví dụ)
+ Tư tưởng: Thể hiện một hiện tư tưởng diễn ra trong cuộc sống, nhân vật loại này
thường dễ rơi vào công thức minh hoạ, thành cái loa tư tưởng cho tác giả- loại nhân
vật “dẹt” thiếu sức sống.
+ Ngụ ngôn: nhằm biểu hiện một ý nghĩa triết lý nhân sinh.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN NHÂN VẬT
CHƯƠNG NĂM
KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. KHÁI NIỆM KẾT CẤU.
- Nhào nặn các chất liệu của đời sống thành quy luật riêng.
- Tổ chức của tác phẩm.
- Có kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu
+ Kết cấu bề mặt: là tầm kết cấu quan sát được qua văn bản( ngữ â m, ngữ nghĩa, hình
tượng)
+ Kết cấu bề sâu: Là phần chìm, cung cấp quy tắc, trật tự cho tổ chức bề mặt.
II. CÁC BÌNH DIỆN CỦA KẾT CẤU BỀ MẶT.
1. Hệ thống hình tượng nhân vật.
- Trung tâm là các mối quan hệ của nhân vật: đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung.
(về phạm trù xã hội học và phương diện địa vị, cá tính)
+ Qh đối lập thường loại trừ nhau một mất một còn-> nảy sinh tuyến nhân vật.
+ Qh đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập kác biệt giữa các nhân vật kác tuyến
và đặc biệt cùng tuyến(phổ biến)
+ Qh bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại làm rõ nét thêm cho nhân vật
chính. (ngoài Chí Phèo + Binh Chức + Năm Thọ)
Hệ thống nhân vật là sự tổ hợp các nhân vật làm cho chúng pản ánh nhau, tác
động nhau, soi sáng cho nhau cùng nhau toả ság để phản ánh đời sống.
Trong hệ thống hình thượng văn học nhân vật vừa đóng vai trò xã hội(giai cấp,
địa vị, huyết thống, gia tộc), vừa đóng vai trò văn học( Pt nghệ thuật: tố cáo, ca
ngợi, chống đối, phần thưởng, vai trò tương phản, bổ sung đối lập )
2. Kết cấu cốt truyện:
- Sự kiện: kết nối các nhân vật làm cho chúng vận động và biến đổi theo, vừa phản
ánh sự vận động của xã hội, vừa tạo nên sự vận động trong tp, mở ra những kả năng pt
kác nhau cho nhân vật, người đọc hứng thú chờ đợi. Đây là hình thức cơ bản nhất của
văn học là liên kết các sự kiện thành truyện.
- Có hai loại xug đột làm cơ sở để xây dựng cốt truyện:
+ xung đột cục bộ: gắn liền với một biến động, một nguyên nhân nào đó được giải
quết thì xung đột cũng được giải quyết.
+ xung đột fổ biến: bộc lộc xung đột, fạm vi cốt truyện nhỏ hơn xung đột-> kết thúc
của truyện thường để ngỏ, mâu thuẫn ko bị triệt tiêu để cho người người đọc nhiều dư
ba hơn.
3. Kết cấu văn bản ngôn từ: là sự tổ chức các bình diện trần thuật. Đó là sự phân
bố thế giới hình tượng để tạo ra tính thẩm mỹ cho tp.
*Bố cục và thành phần trần thuật:
- Xác định đúng phần mở đầu và kết thúc của trần thuật có ý nghĩa lớn trong việc làm
nổi bật chủ đề:
- Các thành phần trần thuật: giới thiệu lai lịch, hiện trạng, mt chân dung, ngoại cảnh,
tả đồ vật môi trường, tái hiện cảm xúc, hồi tưởng, các đoạn đối thoại có tính chất kịch,
các đoạn độc thoại, những lời bình phẩm của tác giả…
* Tổ chức điểm nhìn:
- NS không thể miêu tả, trần thuật cuộc sống nếu như không tổ chức được điểm nhìn
trong tác phẩm – xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống giống như mở một con
đường đi vào rừng rậm.
- Xác định đúng điểm nhìn->người đi cái thế nhìn sâu xa, nhận thức và cảm thụ được
điều mà nhà văn muốn nói(nhìn thẳng, nhìn xa, nhìn đúng tim đen sv)
=> Hệ thống các điểm nhìn không thể một chiều.
- Xét về trường nhìn trần thuật.
+ Trường nhìn tác giả: đứng ngoài truyện, không bị hạn chế…
+ Trường nhìn nhân vât: của nhân vật, bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết của nhân vật đó.
- Xét về bình diện tâm lí: Bên trong, bên ngoài….( Truyện Vợ chồng A Phủ, lúc đầu
là điểm nhìn của “một ai đi xa về” nhưng dần chuyển vào điểm nhìn của Mỵ…)
III. CÁC BÌNH DIỆN CỦA KẾT CẤU BỀ SÂU.
• Kết cấu bề sâu là gì?
- Tức là cấu trúc bên trong của văn bản - đấy là cách tổ chức ngôn ngữ, tức là mã hoá
quy tắc biểu đạt.
- Để kám phá phải đi tìm nhân tố trừu tượng ẩn giấu đằng sau nhân tố cụ thể(lời nói
hay là các kc bề mặt.( Vd khi đọc Thầy bói xem voi thì không nên suy nghĩ đó chỉ là
những ông thầy bói vừa mù vừa dở người mà đó là những chúng sinh ko hiểu biết gì
về thế giới, đây là câu chuyện của Phật giáo ngụ ý chúng sinh Vô minh nhưng khi vào
Vn được dân gian hoá mới có chi tiết đánh nhau toạc đầu, chảy máu vì không ai chịu
ai thể hiện cho một cách ứng xử đặc biệt: ở những người ko hiểu biết, thường dùng vũ
lực để giải quyết vấn đề chân lý!)
- Phân tích các kết cấu chiều sâu là tìm cặp đối lập(ví dụ: KCBS của truyện CP là sự
đối lập giữa nông dân với bọn cường hào, giữa kát vọng làm người với môi trường fi
nhân tính)
- Kết cấu bề sâu của văn bản có thể xét theo các cặp phạm trù ngữ học:
+ ngôn ngữ/lời nói
+ cái biểu đạt/cái được biểu đạt
+ khôn gian/thời gian(Nhớ rừng, Đôi mắt
CHƯƠNG VI
NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
I, KHÁI NIỆM.
- Nội dụng là tổng hoà mọi yếu tố và quá trình nội tại của nó.
- Ý nghĩa là phạm trù của biểu hiện, của thể nghiệm, do người đọc rút từ văn bản.
II. Ý nghĩa văn hoá.
- Toàn bộ đời sống của con người được phản ánh vào vh đều trở thành làm thành văn
hoá tinh thần của con người, là thành văn hoá cảu văn học.
+ Phơi bày những tình huống cảnh ngộ
+ Những trăn trở day dứt
+ Tạo dựng những đồng cảm….
=> Học văn là học cuộc đi tìm văn hoá, đi tìm bản thân con người.
III. Cội nguồn ý nghĩa của văn bản.
- Bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thiên nhiên, văn hoá, xã hội lịch sử…tác động
trực tiếp vảo nhà văn
- Vô thức cá nhân vô thức tập thể.
- Các thủ pháp nghệ thuật: chọn từ đặt câu…
- Người đọc, cách đọc, ngữ cảnh đọc.
IV. ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Đề tài:
2. Chủ đề: là nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm cảu nhà văn.
3. Tư tưởng: cách nhìn cuộc sống con người của nhà văn qua cáh biểu hiện của hình
tượng văn học
4. Cảm hứng tư tưởng
V. Ý NGHĨA THẨM MỸ
- Vượt thoát mọi hữu hạn của con người.
- Phong phú và đa dạng( siêu thoát, phê phán)