Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Miền núi trung du bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 28 trang )

Học phần mơn địa lý kinh tế

LỜI NĨI ĐẦU

Việt Nam là quốc gia
nhỏ trên bản đồ thế giới với
dải đất hình chữ S, nhưng lại
là một trong những quốc gia
giàu bản sắc với chiều dài
lịch sử, chiều sâu văn hóa và
bản sắc dân tộc. Nước Việt
Nam có 7 vùng kinh tế đặc
trưng đó là Trung du và miền
núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc
Bộ hay đồng bằng Sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, Ven
biển Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bản đồ 7 vùng kinh tế Việt Nam (nguồn />
3

Khu vực có Sapa Lào Cai – Thị trấn mờ sương giữa núi rừng Tây Bắc, cao
nguyên đá Đồng Văn,đỉnh núi Fansipan, có vịnh Hạ Long….Những điểm du lịch nổi
tiếng đó là ở Trung du và miền núi phía Bắc ,là vùng kinh tế xa nhất ở phía Bắc Việt
Nam .Hiện nay đang có những bước phát triển chuyển mình, tạo ra những đột phá
phát huy lợi thế và tiềm năng , thoát nghèo và phát triển nhanh và bền vững của đất
nước.



Học phần môn địa lý kinh tế

PHẦN I .TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ – XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.Vị trí địa lý

Hình 1. Lược đồ tự nhiên trung du miền núi bắc bộ

Hình 2 : Diện tích tự nhiên các vùng kinh tế

Phía đơng giáp Vịnh Bắc Bộ, phía bắc và đơng bắc giáp các tỉnh phía nam Trung
Quốc, phía tây giáp với Thượng Lào và phía nam giáp với các tỉnh đồng bằng sơng
Hồng.
-Diện tích: trên 95.272 km2, lớn nhất nước ta.
- Đơn vị hành chính: gồm 14 tỉnh và được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
+ Đông Bắc gồm các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái
+ Tây Bắc gồm các tỉnh:, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình.
Ý nghĩa quan trọng : thiên nhiên đa dạng,vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi Việc phát
triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thơng thương trao đổi hàng hóa dễ
dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, thuận tiện giao lưu với
quốc gia khác và xây dưng một nền kinh tế mở.
2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.Địa hình
- Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông
Bắc.
- Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa
hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến
ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao ngun đá vơi có độ

cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao
trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m)

3

- Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi
thượng nguồn sơng Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của
vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển.
Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc
Sơn và cánh cung Đông Triều.


Học phần môn địa lý kinh tế

- Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến
Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh trịn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình
của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Thuận lợi: Là thế mạnh để phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như: trồng
trọt, chăn ni, lân nghiệp, ngư nghiệp.
Khó khăn: núi cao hiểm trở, hướng núi tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn
gây trở ngại về giao thơng giữa 2 tiểu vùng.
2.2.Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ
rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khơ, mưa nhiều, mùa đơng gió mùa Đơng Bắc
lạnh, khơ, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khơ nóng,
hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Thuận lợi : là điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, phát triển cả cây rau ôn đới…
Khó khăn: hay nhiễu động thất thường, tuyết rơi vào mùa đơng, sương muối…ảnh
hưởng đến nơng nghiệp.
2.3.Tài ngun khống sản:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vơi và sét
làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ địi
hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.
+ Than: các mỏ ng Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh).
+ Đồng - niken: Sơn La.
+ Đất hiếm: Lai Châu.
+ Sắt: Yên Bái.
+ Thiếc và bôxit: Cao Bằng.
+ Kẽm - chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn).
+ Đồng - vàng: Lào Cai.
+ Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang.
+ Apatit: Lào Cai.
+ Sắt: Thái Nguyên
+ Đồng: Vạn Sài - Suối Chát.
+ Nước khống: Kim Bơi (Hịa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu), Mường La,
Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).
Thuận lợi: khai thác khống sản.
Khó khăn: nhiều mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán, khó khai thác.

3

2.4.Tài nguyên nước:


Học phần môn địa lý kinh tế

- Nơi bắt đầu của nhiều con sông.
- Hệ thống sông Hồng chiếm 37% trữ lượng thủy điện của cả nước.
Thuận lợi: tiềm năng thủy điện lớn

Khó khăn: vùng Tây Bắc thiếu nước về mùa đông.
2.5.Tài nguyên đất
Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vơi
và các đá mẹ khác, ngồi ra cịn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các
thung lũng sơng và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên,
Trùng Khánh.
Thuận lợi : cho phát triển nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi.
2.6 . Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng
còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do
việc chặt phá bừa bãi.
2.7. Tài nguyên biển
Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ. Vùng biển có nhiều tiềm
năng để phát ni trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên
thế giới).
Thuận lợi: phát triển các ngành kinh tế biển.
Khó khăn: khai thác bừa bãi, mức khai thác vượt nuôi trồng.
2.8. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú: SaPa, Hồ Ba Bể. Phát triển du lịch sinh
thái, tham quan nghỉ dưỡng (suối, thác, hồ nước, hang động, vườn quốc gia,…).
III.Đặc điểm dân cư xã hội
- Dân số toàn vùng : khoảng 13, 4 triệu người chiếm 14.3% dân số cả nước ( năm
2017).
- Thành phần dân tộc: trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều
dân tộc ít người:
+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mơng...
+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...
+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

3


Dưới đây là các bảng đánh giá dân cư xã hôi của các vùng kinh tế trong nước năm
2019:


3

Học phần môn địa lý kinh tế


3

Học phần môn địa lý kinh tế


3

Học phần môn địa lý kinh tế


3

Học phần môn địa lý kinh tế


Học phần môn địa lý kinh tế

Qua các bảng đánh giá cho thấy dân cư trung du và miền núi phía Bắc.
Thuận lợi : Đồng bào dân tộc thiểu số có sức khoẻ thể lực dồi dào,nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất nơng, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

Khó khăn :
+Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch, dân trí thấp.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch lớn giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.
+Các chỉ tiêu về phát triển dân cư – xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ đang ở
mức thấp hơn so với cả nước thể hiện ở các chỉ tiêu: tỉ lệ hộ nghèo, GDP đầu người,
tuổi thọ trung bình, tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị. Đặc biệt Tây Bắc là
vùng khó khăn nhất nước.

PHẦN II : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH
TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ rất phát triển, cụ thể như
sau : khai thác và chế biến khống sản,thuỷ điện,chăn ni gia súc,trồng cây công
nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, kinh tế biển, du lịch.
2.1.Khai thác và chế biến khoáng sản
Trong những năm gần đây, công nghiệp khai thác và chế biến khống sản đã đóng
vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trung
bình mỗi năm ngành khai khoáng cung cấp trên 100 triệu tấn xi măng đá vôi, trên 70
triệu m3 vật liệu xây dựng thông thường, gần 100 triệu m3 cát xây dựng và cát san lấp,
trên 40 triệu tấn than sạch, trên 3 triệu tấn quặng sắt đáp ứng cơ bản nhu cầu ngun
liệu khống cho các ngành cơng nghiệp khác.

3

2.1.Khai thác và chế biến khoáng sản.


Học phần môn địa lý kinh tế

* Điều kiện phát triển
Thế mạnh : Trung du miền núi phía Bắc là vùng có cấu trúc địa tầng phức tạp

và được đánh giá là có tiềm năng về khống sản lớn nhất cả nước với nhiều loại
khoáng sản khác nhau: than, sắt, Apatit, thiếc, đồng, chì, vàng, kẽm, đá vơi, cao
lanh,sét… Trong đó than, sắt, thiếc, Apatit là những loại có trữ lượng lớn và giá trị
kinh tế cao không chỉ với bản thân vùng mà còn so với cả nước.
Hạn chế :
+Trung du miền núi Bắc Bộ khoáng sản đa dạng nhiều chủng loại và phân bố khá tập
trung nhưng các mỏ có trữ lượng nhỏ nằm sâu trong lịng đất, lại phân bố chủ yếu ở
khu vực có địa hình miền núi hiểm trở => do vậy công đoạn tiếp cận và khai thác các
mỏ khống sản rất khó khăn, địi hỏi chi phí đầu tư lớn và cơng nghệ cao mới có thể
khoan sâu và khai thác có hiệu quả các mỏ quặng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với
các cơng ti, xí nghiệp khai thác khống sản ở vùng này.
+ Nhu cầu vốn đầu tư lớn cho thăm dò, khai thác, sàng tuyển chế biến và cơ sở hạ
tầng, thời gian đầu tư mỏ kéo dài từ 6÷8 năm (tùy theo cơng suất mỏ lộ thiên hay hầm
lị), q trình đầu tư xây dựng và khai thác có nhiều rủi ro về biến động trữ lượng, sản
lượng, chất lượng than, điều kiện mỏ - địa chất khai thác, thời tiết... so với thiết kế và
kế hoạch. Điều kiện địa chất mỏ phức tạp, biến động lớn, nhiều phay phá, yêu cầu bảo
vệ môi trường chặt chẽ, khai thác ngày càng xuống xuống sâu, gia tăng chi phí. Do đó
khơng thể gia tăng sản lượng đột biến và để đầu tư phát triển bền vững liên quan tới
đảm bảo an ninh năng lượng yêu cầu phải có nhu cầu ổn định và cam kết tiêu thụ lâu
dài.
+ Công nghệ khai thác, chế biến ở mức hạn chế, điều kiện hạ tầng và hậu cần phục vụ
cho sản xuất, kinh doanh, nhất là nhập khẩu còn thiếu. Thiếu vốn để đầu tư phát triển
mỏ, thiếu công nghệ, kỹ thuật quản lý hiện đại, kể cả khai thác và chế biến. Thiếu vốn
đầu tư khai thác than ở nước ngoài để có nguồn than nhập khẩu ổn định, đầu tư hạ tầng
và hậu cần (logistics) cho nhập khẩu than. Sử dụng nhiều lao động, nhất là trong các
khâu phục vụ phụ trợ, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
*Tình hình khai thác và chế biến khống sản.
- Khai thác than

3


Bể than Đơng Bắc có tổng tài nguyên - trữ lượng là 6.287 triệu tấn (chiếm 13%
tổng trữ lượng - tài nguyên), trong đó 43,3% (2.723/6.287 triệu tấn) là trữ lượng - tài
nguyên chắc chắn và tin cậy. Khoảng 2.085 triệu tấn đang nằm phía dưới diện tích quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, vùng cấm, hạn chế khai thác khoáng sản (QHXD);
Khu vực tài nguyên - trữ lượng kém triển vọng khoảng 478 triệu tấn; khu vực vùng
trống và trắng chưa thăm dò như Bảo Đài 518 triệu tấn. Như vậy, tài nguyên trữ lượng
than của bể than Đơng Bắc cịn 3.206 triệu tấn, khoảng 51% tổng tài nguyên - trữ


Học phần mơn địa lý kinh tế

lượng

của

bể

than

Đơng

Bắc.

Hình 2.1 - Trữ lượng-tài nguyên bể than Đông Bắc khu vực khai thác than chính:
Tổng tài nguyên - trữ lượng huy động vào quy hoạch là 3.100 triệu tấn. Trong
đó, trữ lượng là 1.223 triệu tấn chiếm 39,5%; tài nguyên chắc chắn và tin cậy là 308
triệu tấn chiếm 10%; tài nguyên dự tính và dự báo là 1.569 triệu tấn chiếm 40.5% (rủi
ro). Trong đó, bể than Đơng Bắc huy động 2.173 triệu tấn, bao gồm: trữ lượng 1.201
triệu tấn; tài nguyên chắc chắn, tin cậy 190 triệu tấn và tài nguyên dự tính, dự báo 782

triệu tấn.

Hình 2.2 - Phân giao trữ lượng-tài nguyên của bể than Đông Bắc theo quy hoạch
Sản lượng than chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh và Thái Nguyên.
+Than khai thác ở Quảng Ninh có chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.

3

+Khai thác than chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.


Học phần mơn địa lý kinh tế

Hình 2.3 các nhà máy nhiệt điện khu vực
Đơng Bắc

Hình 2.4 các chỉ số xuất khẩu than ở Việt Nam năm 2018
+ Cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành đặc biệt là phân bón, giấy, ximăng những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất.
-

Khai thác quặng kim loại

Khu vực giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu cơng nghiệp đa
ngành. Khống sản là nguồn thu ổn định hàng năm của khu vực này.

3

Hoạt động chế biến, khai thác khoáng sản vùng Tây Bắc trong thời gian qua tương
đối sôi động, cơ bản tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng và Sơn La. Hoạt
động khai khống đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, điển

hình như: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng và một số tỉnh khác trong khu vực.


Học phần mơn địa lý kinh tế

Hình 2.5 Hoạt động khai thác khống sản. Ảnh: Hồng Minh
Cụ thể, tính đến đầu tháng 10/2021, Cục Thuế tỉnh Lào Cai tổng thu khoảng
4.787 tỷ đồng, (đạt 86% dự tốn Bộ Tài chính giao, đạt 63% dự toán UBND tỉnh này
giao, bằng 56% chỉ tiêu, phấn đấu tăng 30%, so với cùng kỳ).
Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Lào Cai, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn đóng vai trị trọng điểm, chiếm tỷ trọng 20
- 30% nộp ngân sách Nhà nước/năm.
Trong bối cảnh nguồn thu từ thương mại, dịch vụ tiếp tục giảm sâu do tác động
của dịch bệnh, một số lĩnh vực kinh doanh, khai thác khoáng sản đã mang lại nguồn
thu khá ổn định và tương đối lớn cho địa phương, đóng góp vào việc hồn thành các
chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch thu ngân sách Nhà nước tại địa phương, đặc biệt, trong bối
cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tác động lớn đến môi
trường kinh doanh, hầu hết trên mọi lĩnh vực.
“Trong khu vực Tây Bắc, Lào Cai là tỉnh giàu tài ngun khống sản, có
trên 35 loại khoáng sản khác nhau, với 150 điểm mỏ có giá trị, trong đó có nhiều
loại chất lượng cao, trữ lượng lớn, điển hình: Apatit (2,1 - 2,5 tỷ tấn), sắt (137 triệu
tấn), đồng, vàng gốc, graphit, đất hiếm, fenpat, nguyên liệu gốm, sứ thủy tinh… có
thể khai thác ở quy mơ cơng nghiệp. Trong đó, riêng 3 loại quặng: apatit, đồng, sắt
đang được khai thác trên quy mô lớn, hàng năm đạt hàng chục triệu tấn quặng
phục vụ sản xuất phân bón, nguyên liệu xây dựng và sản xuất hàng hóa dân dụng
khác.”
Khơng riêng gì Lào Cai, một số tỉnh như n Bái, Hịa Bình, Lai Châu cũng có
nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, khai thác khoáng sản chiếm tỷ trọng thu ngân
sách Nhà nước khá cao.


3

Riêng tỉnh Yên Bái, tính đến tháng 10/2021, tỉnh thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản đạt 130,1 tỷ đồng, bằng 216,9% dự tốn Bộ Tài chính, 153,1% dự tốn
tỉnh, 108,4% so với nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 234-KL/TU và 240,4% so với
cùng kỳ… Thu thuế bảo vệ môi trường đạt 80%.


Học phần mơn địa lý kinh tế

Ơng Nơng Xn Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái nhận định: Trong
tổng thu nội địa 9 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh n Bái, có 3 nguồn thu hồn
thành dự tốn. Đó là thu cấp quyền khai thác khống sản đạt 101%; thu thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp đạt 119%; thu lợi nhuận cổ tức chia lại đạt 128%.
Tỉnh Bắc Giang các khống chất cơng nghiệp như barit khoảng 313.000 tấn,
sét chịu lửa khoảng 265.000 m3, sét gốm khoảng 70.000 m3; khoáng sản kim loại như
quặng sắt khoảng 366.000 tấn, quặng đồng khoảng 1.830.000 tấn…

Hình 2.6 Hình ảnh khai thác vật liệu xây dựng của tỉnh Bắc Giang.
Theo qui hoạch, trong lộ trình từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ triển khai 8 dự án
thăm dò các mỏ, điểm mỏ làm cơ sở cho thiết kế khai thác. Đồng thời sẽ tiến hành qui
hoạch khai thác đối với 34 mỏ và khu vực, trong đó bao gồm 05 mỏ than đá, 05 mỏ
quặng đồng, 01 mỏ quặng sắt, 04 mỏ barit, 02 mỏ than bùn, 03 mỏ cát, cuội, sỏi, 12
mỏ cát sỏi lịng sơng, sét, gạch ngói và xi măng.
Về quy hoạch chế biến khoáng sản, việc xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu
xây dựng sẽ gắn liền với khai thác các mỏ khoáng sản sét. Khu vực chế biến quặng
đồng sẽ xây dựng và phát triển tại huyện Lục Ngạn và Sơn Động, nơi có nhiều mỏ
đồng. Khu vực chế biến quặng sắt xây dựng tại khu vực mỏ sắt Na Lương (Yên Thế).
Khu vực chế biến quặng barit sẽ được đầu tư trên cơ sở nâng cấp cơ sở chế biến hiện
có của Cơng ty Cổ phần Khống sản Bắc Giang (tại xã Tân Dĩnh – Lạng Giang). Về

quy hoạch chế biến than, do các mỏ than nằm rải rác nên khuyến khích các dự án đầu
tư sử dụng nguồn than khai thác tại chỗ cho phát điện.
Tại quy hoạch cũng xác định tổng vốn đầu tư ước tính cho cơng tác thăm dị,
khai thác và chế biến khống sản trên địa bàn Bắc Giang từ nay đến năm 2020 khoảng
135 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2007 - 2010 khoảng 57,5 tỷ đồng; giai đoạn 2011 2015 khoảng 56,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 21 tỷ đồng.
2.2.Thuỷ điện
*Điều kiện phát triển :

3

- Thế mạnh :


Học phần môn địa lý kinh tế

+ Do khu vực có địa hình dốc, lưu lượng nước lớn nên trữ lượng nước lớn nhất. Trữ
năng trên sông Hồng chiếm 37% trữ năng cả nước (11 triệu KW), riêng sông Đà 6
triệu KW.
+Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà
trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà (1.920 MW).
Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400
MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW).
- Hạn chế : chế độ nước theo mùa điều này ảnh hưởng đến cơng suất hoạt động của
vùng.
* Tình hình phát triển : đã và đang xây dựng thêm nhiều nhà máy thuỷ điện với quy
mơ khác nhau.

Hình 2.7 hình ảnh hiển thị các nhà máy thuỷ điện
Các nhà máy thuỷ điện nổi bật
Thuỷ điện Sơn La


3



:


Học phần mơn địa lý kinh tế

• Đây là cơng trình thủy điện lớn nhất nước ta được xây dựng trên sông Đà với công
suất thiết kế 2.400MW và cũng là thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á. .
•Thuỷ điện Sơn La góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn
tại tỉnh Sơn La, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cán bộ cơng nhân
cơng trường thuỷ điện. .
•Thuỷ điện Sơn La hồn thành góp phần giải quyết bài tốn thiếu điện nghiêm trọng
của nước ta hiện nay; đảm bảo điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. .
•Giúp giảm bớt áp lực về điều tiết lũ về mùa mưa; bảo vệ thuỷ điện Hồ Bình; dự trữ
nước vào mùa khô cho vùng Tây Bắc và đồng bằng sơng Hồng. .


Nhà máy nhiệt điện Hồ Bình

3

Cũng trên dịng sơng Đà thuộc khu vực phía Bắc – Việt Nam nhà máy thủy điện
Hịa Bình được xây dựng và khánh thành vào năm 1994 tại hồ Hịa Bình, thuộc tỉnh
Hịa Bình. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La xây dựng và khánh thành thì đây là
nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô cũ giúp
đỡ xây dựng và vận hành, có cơng suất sản sinh điện năng là 1.920 MW, gồm 8 tổ

máy, mỗi tổ có cơng suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh. Nhà
máy thủy điện Hịa Bình là biểu tượng của ngành thủy điện nước ta, có vai trị là


Học phần môn địa lý kinh tế

nguồn cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam tại thời điểm đó. Năm
1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV
Bắc – Nam từ Hịa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một
mạng lưới điện quốc gia. Cơng trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn
điện cho miền Nam và miền Trung Việt Nam. Nhà máy cung cấp khoảng 27% (Thời
điểm trước năm 2010) nguồn điện của cả nước.
Ngày 14/12/2020, Công ty Thủy điện Hịa Bình đã phát điện đạt sản lượng 8,259 tỷ
kWh, hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2020 trước 17 ngày.



Nhà máy thủy điện Lai Châu

Có tên gọi khác là thủy điện Nậm Nhùn, nhà máy thủy điện Lai Châu là cơng
trình thủy điện trọng điểm của quốc gia. Nhà máy cũng được xây dựng trên dịng
chính sơng Đà tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Thủy điện Lai Châu có tổng cơng suất lắp đặt 1.200 MW với 3 tổ máy, khởi công xây
dựng ngày 5 tháng 1 năm 2011, hòa lưới 3 tổ máy tháng 11 năm 2016, và được khánh
thành tháng 12 năm 2016, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch dự kiến.
Cơng trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dịng chính sơng Đà
tại Việt Nam, bậc trên của thủy điện Sơn La. Nhà máy thủy điện Lai Châu có tổng
mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35.700 tỷ đồng và sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia
mỗi năm khoảng 4.670,8 triệu kWh.


3

Cùng với thủy điện Hịa Bình (1.920 MW) và Sơn La (2.400 MW), khi xây
dựng xong và đưa nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200 MW) vào hoạt động sẽ nâng


Học phần môn địa lý kinh tế

tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng
25 tỷ kWh điện và đem lại giá trị sản lượng điện khoảng 1,2 – 1,3 tỷ USD mỗi năm.
Ý nghĩa : việc khai thác nguồn thuỷ điện ở đây tạo động lực phát triển cho
ngành kinh tế của vùng giúp khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, cung cấp
nguồn điện cho sản xuất , đặc biệt là khai thác khống sản . Ngồi ra cịn các giá trị
khác về thuỷ lợi , du lịch… khi xây dựng thêm một nhà máy thuỷ điện mới cần phải
quan tâm về vấn đề môi trường.
2.3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn
đới.
*Điều kiện phát triển :
-

Thế mạnh :

+ Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, đất phù sa cổ (ở trung du).
+ Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh, phân hóa theo độ cao.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm.
-

Hạn chế:

+ Rét đậm ,rét hại, sương muối , thiếu nước về mùa đơng.

+ Cơng nghiệp chế biến nơng sản cịn hạn chế.
*Hiện trạng phát triển cây CN,cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
a. Cây công nghiệp

- Là vùng chè lớn nhất cả nước(Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.)
Diện tích cây chè đã có mặt ở nước ta từ rất lâu đời nhưng vẫn sự mở rộng sản xuất
bắt đầu khi áp dụng các biện pháp thâm canh hiệu quá.Cho đến nay cả nước có hơn
130.000 hecta đất trồng chè. Cây chè cứ thế phát triển và có mặt tại khắp 3 miền tổ
quốc, theo đó:

3

+ Vùng chè Tây Bắc: các tỉnh có diện tích trồng nhiều nhất vùng là Sơn La và
Lai Châu. Lần lượt 1900ha và 590 ha. Trong đó đa phần đất trồng giống chè
Shan Tuyết


Học phần môn địa lý kinh tế

+ Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Tuyên Quang là tỉnh dẫn đầu trong
việc trồng chè chiếm tới 91.6%
+ Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ: Điển hình là tỉnh Thái Nguyên với diện tích
đứng thứ hai cả nước 18.000ha.
Năng suất - Sản lượng: Giá trị kinh tế mà các vùng chè mang lại là vô cùng to lớn,
công suất hằng đạt tới 500.000 nghìn tấn chè khơ. Tỉnh Thái Ngun ln dẫn đầu cả
nước về sản lượng chè thu hoạch. Năng suất bình quân búp chè tươi chạm mốc 100 tạ,
với sản lượng 200.000 tấn. Bên cạnh đó Mộc Châu, Sơn La cũng thu về con số khả
quan khoảng 9-11 tấn hằng năm.
- Cây dược liệu (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả …), các cây ăn quả như
mận, đào, lê : vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng

- Ở Sa Pa có thể trồng rau ơn đới, sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất
khẩu .
- Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất các loại cây trồng của vùng còn
rất lớn .
- Việc đẩy mạnh SX cây CN, cây đặc sản cho phép phát triển nền NN hàng hóa, hạn
chế nạn du canh, du cư.
2.4.Chăn ni gia súc
*Điều kiện phát triển:
- Thế mạnh:
+ Có khí hậu thích hợp,nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao ngun=> Chăn ni trâu
bị(lấy thịt ,lấy sữa),chăn ni tập trung theo đàn.
+ Hoa màu, lương thực dành cho chăn nuôi lợn.
+ Nhu cầu tiêu thụ cho các vùng phụ cận lớn.
- Hạn chế :
+ Vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ cịn khó khăn.
+ Các đồng cỏ khơng lớn và năng suất chưa cao.
*Tình hình phát triển
- Bò sữa : cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Đàn bị có hơn1 triệu con ( 16% cả nước2005) xu hướng tăng.
- Đàn trâu lớn nhất nước, có 1,7 triệu con( ½ cả nước).xu hướng giảm

3

- Lợn : tăng nhanh, có 7.1 triệu con chiếm 25.3% đàn lợn cả nước.


Học phần môn địa lý kinh tế

2.5. Kinh tế biển
*Điều kiện phát triển:
+ Vùng biển Quảng Ninh giàu

tiềm năng: nằm trong mơi
trường trọng điểm Phía Bắc, có
bãi biển đẹp, có nhưng đảo ven
bờ thuận lợi cho nền phát triển
kinh tế biển.

3

+ Xu thế phát triển nền kinh tế
mở, đầu tư cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×