Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và tình hình kinh doanh tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bảo minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.67 KB, 29 trang )

Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

Lời mở đầu
Trong những năm qua ngành Công nghiệp Tàu thuỷ và Hàng hải Việt
Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nước ta đã lọt vào top 10 nước
có nền cơng nghiệp hàng hải phát triển nhất thế giới và đi đơi với sự phát
triển lớn mạnh đó chính là sự phồn thịnh của ngành bảo hiểm hàng hải nói
chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Xuất hiện ở Việt Nam hơn 40 năm
nay nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu không những đã mang lại sự đa dạng
phong phú cho ngành bảo hiểm nước ta mà còn đang dần trở thành sự tin
cậy, chỗ dựa vững chắc đối với các chủ tàu cũng như các cơng ty đóng tàu
lớn nhỏ trong và ngồi nước. Vậy trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa và hội nhập đất nước hiện nay các công ty Bảo hiểm nước ta đã và đang
làm gì để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tạo cho mình chỗ đứng vững
chắc trên thị trường Bảo hiểm.
Bảo Minh là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực Bảo hiểm
thân tàu nước ta,vì vậy em chọn đề tài “Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và
tình hình kinh doanh tại tổng cơng ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh ” . Với
đề tài này em mong rằng sẽ có được cái nhìn tổng quan về thị trường bảo
hiểm thân tàu nước ta cũng như xu hướng phát triển của nó trong những năm
tới.
Đề tài của em gồm ba phần chính:
- Phần I: Những vấn đề lí luận chung về nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu
- Phần II: Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại tổng công
ty CPBH Bảo Minh

1



Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

- Phần III: Phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu ở
Bảo Minh
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn đối với cơ Th.s Nguyễn Thị Chính đã định
hướng cho em thực hiện đề tài này. Do kiến thức nghiệp vụ cịn hạn chế và ít
tìm hiểu thực tế nên đề án này cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo cũng như ý kiến đóng góp của cơ.
Em xin chân thành cảm ơn !

Phần I
2


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

Những vấn đề lí luận chung về nghiệp vụ
Bảo hiểm thân tàu
I. Sự cần thiết của bảo hiểm thân tàu
1. Tổng quan về tàu biển
Trái đất của chúng ta có ¾ diện tích được bao phủ bằng nước biển nên
hầu hết các nước đều có giao thơng đường thủy. Phương tiện di chuyển
chính trên các tuyến đường này là tàu biển, tùy từng điều kiện mỗi nước mà
có hướng phát triển đội tàu biển khác nhau nhưng lợi ích của giao thơng
đường thủy và trực tiếp do đội tàu biển mang lại là vô cùng to lớn và không

thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
* Ưu điểm
- Tàu biển có khả năng vận chuyển với trọng tải lớn có thể lên đến
hàng triệu tấn và vận chuyển được cả những hàng cồng kềnh mà đường bộ
và đường không không làm được
- Khác với đường bộ, giao thông đường thủy không tốn các chi phi
xây dựng cũng như bảo trì đường, đồng thời giao thơng đường thủy khơng
phụ thuộc vào địa hình do đó hoạt động giao thơng đường thủy cần ít chi phí
hơn và giá thành vận chuyển rẻ hơn
* Nhược điểm
- Tàu biển di chuyển chậm : do trọng lượng lớn cũng như đặc thù di
chuyển trên sóng nước mà tàu biển chỉ có tốc độ lớn nhất khoảng 30 hải lý
( 55km/h) chậm hơn nhiều so với vận chuyển trên bộ và trên không. Hành

3


Đề án mơn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

trình của tàu biển thường là vài ngày có khi đến vài tuần do đó nó trong thời
đại kinh tế thị trường hiện nay nó khơng đáp ứng được việc vận chuyển
những hàng hóa xuyên châu lục mà thị trường đang cần.
- Do thời gian vận chuyển lâu cũng như vận chuyển nhiều hàng hóa
nên tàu biển dễ gặp các rủi ro như đâm va, gặp thiên tai trên biển… hơn nữa
hoạt động của tàu biển gần như là độc lập do đó khi có rủi ro xảy ra khó có
thể ứng cứu kịp thời dẫn đến các rủi ro cho tàu biển thường gây thiệt hại rất
lớn cho chủ tàu cũng như chủ hàng.
2. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm thân tàu

Từ thế kỷ 5 trước công nguyên sau những khoản tiền kếch xù mà nghề
đi biển mang lại là những rủi ro không nhỏ mà các chủ tàu cũng như chủ
hàng phải gánh chịu. Bước đầu người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất bằng
việc chia nhỏ lơ hàng ra làm nhiều chuyến nhằm phân tán rủi ro. Tiếp theo
sau đó là hình thức “ cho vay mạo hiểm” ra đời phần nào giúp các chủ tàu
yên tâm khi đi biển. Nhưng đến khi tổn thất quá lớn với cường độ ngày một
nhiều thì những nhà cho vay mạo hiểm cũng bắt đầu lâm vào thế nguy hiểm.
Trước tình hình đó thì người ta cần một hình thức đảm bảo mới, an tồn và
vững chắc hơn. Đó là lí do hình thức bảo hiểm hàng hải ra đời
3. Quá trình hình thành và phát triển của hình thức bảo hiểm thân tàu
Hình thức sơ khai của bảo hiểm thân tàu ra đời từ thế kỷ XIV, XV khi
các nhà buôn cho vay nặng lãi, cấp vốn vay cho các thuyền buôn đi biển,
nếu các thuyền buôn bị đắm thì người cho vay mất cả vốn lẫn lãi. Ngược lại
nếu chuyến đi trót lọt thuyền cập bến an tồn thì người đi vay phải trả cả vốn
lẫn lãi rất nặng, người ta coi lãi suất này là tiền đề của phí bảo hiểm

4


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng
bảo hiểm hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với
người được bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người
được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với
việc nhận một khoản phí.
Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn
bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe

de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm
1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra cịn có sắc lệnh của Phần Lan
năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương
thức sản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày
càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội . Mở đường cho
sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth
Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê
ở phố Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692. Ơng cịn cho ra một
tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè và các vấn đề khác nhằm cung cấp
thông tin cho các khách hàng của ông đồng thời cung cấp địa điểm để khách
hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp. Sau khi Edward Lloyd’s qua đời, tổ
chức “Society of Lloyd’s” được thành lập để tiếp tục công việc của ông. Tổ
chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp
nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở
thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới.
Đầu thế kỷ 18, Chính phủ Hồng gia Anh ban hành luật thắt chặt
thương mại. Điều này dẫn đến sự độc quyền của một số công ty, đặc biệt
trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu. Đến thế kỷ 19, dòng người di cư từ châu
Âu đến châu Mỹ rất đông. Chủ tàu phải chuyên chở một khối lượng lớn tài
5


Đề án mơn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

sản, hàng hố và cả hành khách. Theo qui định của luật pháp, chủ tàu không
những phải chịu trách nhiệm đối với hàng hố, tài sản mà cịn phải chịu
trách nhiệm đối với ốm đau,thương tật, chết chóc... của thuyền viên và cả

tính mạng của hành khách. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ
tàu phải cùng nhau lập nên các Hội để bảo hiểm lẫn nhau gọi là Hội Bảo
hiểm tương hỗ hay Hội Bảo vệ và Bồi thường (P & I Club). Mục đích của
các hội này là để bảo vệ lợi ích của các chủ tàu và để bồi thường cho các chủ
tàu những thiệt hại phát sinh từ các khiếu nại của bên thứ ba, chứ khơng
nhằm mục đích lợi nhuận.
Đến nay bảo hiểm hàng hải phát triển lớn mạnh trên toàn thế giới
mang lại sự yên tâm cho các chủ tàu khi ra khơi đồng thời góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm hàng hải nói riêng
và bảo hiểm nói chung.

II.

Nội dung chính của Bảo hiểm thân tàu

1. Đối tượng tham gia,số tiền và phí bảo hiểm
a. Đối tượng tham gia và số tiền bảo hiểm
Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là toàn bộ
con tàu và trang thiết bị của con tàu đó.
Số tiền bảo hiểm là tồn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người
được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là toàn bộ giá trị
của con tàu được bảo hiểm.
Số tiền BH = Giá trị BH + Cước phí chuyên chở + Phí điều hành
Số tiền bảo hiểm nếu vượt quá giá trị con tàu và trang thiết bị thì khi
gặp tổn thất tồn bộ thực tế hoặc ước tính người bảo hiểm chỉ bồi thường
theo giá trị thực tế.
b. Phí và cách tính phí bảo hiểm
6



Đề án mơn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

- Phí cơ bản: bao gồm phí bảo hiểm cho tổn thất tồn bộ và phí bảo
hiểm cho tổn thất bộ phận.
Phí bảo hiểm cho tổn thất tồn bộ = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm
(Tỷ lệ phí phụ thuộc vào độ tuổi, tầm vóc và trang thiết bị của tàu, tàu càng
cũ, trang thiết bị càng thơ sơ thì phí càng cao )
- Các trường hợp hồn phí:
+ Chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận, do tàu phải bán hoặc chuyển
quyền khai thác sử dụng, tàu ngừng hoạt động lâu dài
+ Tàu ngừng hoạt động một thời gian ngắn trong thời hạn của hợp
đồng không sửa chữa
+ Tàu ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc neo đậu tại cảng nước ngồi
- Cách tính phí chuẩn của hiệp hội bảo hiểm Anh:
Phí BH = Phí BH tổn thất tồn bộ + Phí BH tổn thất bộ phận
Trong đó :
+ Phí BH tổn thất toàn bộ( Total Loss premium) = TL rate x giá trị BH
+ Phí BH tổn thất bộ phận (Farticular Average premium) =
FA rate x (GT, DWT, HP…)
+ TL rate phụ thuộc vào độ lớn của tàu : tàu đóng 2009 (0.1%), tàu
đóng 1999(0.2%) tàu đóng 1989(0.5%)…
+ FA rate phụ thuộc vào loại tàu và độ lớn của tàu: Tàu chở hàng
500dwt (4.5$/ DWT), tàu kéo 5000HP (9$/HP), tàu chở ga hóa lỏng 5000m 3
(12$/m3)…
2. Phạm vi Bảo hiểm và những rủi ro loại trừ
a. Phạm vi bảo hiểm
- Nội địa : tàu sông hồ nội thủy (VR SII,..) tàu sông pha ven biển( VR
SI), tàu biển Việt Nam (VRH, VRHI, VRHII, VRHIII…)

7


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

- Quốc tế : tàu chạy theo tuyến Châu Á : Trung Quốc, Đông Nam Á,
Viễn Đông…tàu chạy theo tuyến thế giới,loại trừ Mỹ và Canada. Tàu chạy
theo tuyến toàn thế giới bao gồm cả Mỹ và Canada.
Phạm vi bảo hiểm đối với tàu hoạt động trong Nội địa bao gồm điều
kiện bảo hiểm A (mọi rủi ro) và điều kiện bảo hiểm B ( Tổn thất toàn bộ).
Pham vi bảo hiểm Quốc tế là bảo hiểm mọi rủi ro theo điều khoản bảo hiểm
thân tàu định hạn loại trừ 4/4 trách nhiệm đâm va .
* Rủi ro chính: đây là những rủi ro bất ngờ không lường trước được
và gây ra thiệt hại lớn cho tàu bao gồm :
- Mắc cạn: là hiện tượng tàu không di chuyển được do không thể
xuống vùng nước sâu hoặc do giông bão, tố lốc … trên biển gây ra
- Chìm đắm: Là hiện tượng tàu chìm hẳn xuống nước. khơng chạy
được và hành trình bị chấm dứt.
- Đâm va: là tàu bè đâm vào một vật thể cố định hay di chuyển như
tàu bè khác, băng trôi…gây thiệt hại cho thân tàu
- Cháy nổ: Rủi ro cháy có thể do các yếu tố chủ quan như hút thuốc
trên tàu hay sự vô ý của thuyền viên hoặc cũng có thể do sét đánh…làm hư
hỏng hàng hóa hoặc máy móc trên tàu.
* Rủi ro riêng : Là rủi ro không được bảo hiểm với điều kiện bảo
hiểm thông thường trừ khi người bảo hiểm chấp nhận tham gia thêm rủi ro
này. Rủi ro riêng trong bảo hiểm thân tàu là rủi ro chiến tranh. Trách nhiệm
của bảo hiểm chiến tranh được giới hạn trên phạm vi mặt nước và rủi ro này
phải là nguyên nhân trực tiếp và khơng phải tính mức miễn thường. VD như

tàu bị tàu chiến địch đánh đắm rủi ro được bảo hiểm…
* Rủi ro có thể được bảo hiểm: là các rủi ro mà chủ tàu phải khai báo
khi mua bảo hiểm, bao gồm các rủiro:
- Vi phạm về kinh doanh và khai thác tàu: Chở quá tải, xếp hàng trên
8


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

boong không theo tập quán thương mại…
- Vi phạm về lai dắt: Tàu chạy bình thường trên sơng hồ biển khơng
cần lai dắt. Nhưng nếu tàu chạy trên đoạn đường đó hay ra vào cảng biển
phải có lai dắt bắt buộc theo luật lệ, tập quán hoặc lai dắt trong cứu nạn là
những lai dắt hợp pháp được bảo hiểm.
- Vi phạm về hàng hố chun chở: Đó là những hàng hố cấm
chun chở (vũ khí, chất độc hại, chất dễ cháy, hàng lậu, hàng phá bao
vây...)
b. Rủi ro loại trừ
- Chậm trễ hành trình: Là sự kéo dài thời gian hành trình khơng phải
vì lý do cứu nạn, bị tai nạn dẫn đến tổn thất cho con tàu.
- Hành vi sơ suất, lỗi lầm, cố ý của người được bảo hiểm. Đây là vấn
đề có tính ngun tắc vì người bảo hiểm và người được bảo hiểm cũng có
chung một quyền lợi là giá trị tàu được bảo hiểm.
- Tàu đi chệch hướng: Là tàu đi sai trình tự hoặc đi ra ngồi trình tự
được quy định khơng vì ngun nhân cứu nạn, lánh nạn hay tránh gặp rủi ro.
- Tàu không đủ khả năng đi biển: Là tàu không đủ máy móc trang
thiết bị, đội ngũ sĩ quan thuỷ thủ thuyền viên… cho hành trình đã quy định.
3. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu

a. Hình thức : Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là đó là một văn bản gốc
hợp pháp làm cơ sở giải quyết tranh chấp, tố tụng... được ký kết giữa người
bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó, người bảo hiểm thu bảo hiểm
phí do người được bảo hiểm trả và người được bảo hiểm được người bảo
hiểm bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các hiểm hoạ hàng hải
gây ra.
b. Nội dung
9


Đề án mơn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

Có 2 loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu:
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến : Là hợp đồng bảo hiểm
thân tàu từ địa
điểm này đến địa điểm khác trong một cuộc hành trình.
- Hợp đồng bảo hiểm thời hạn: Là hợp đồng bảo hiểm
cho một con tàu
trong một thời gian nhất định có thể là 3 tháng, 6 tháng, 1
năm...
c. Trách nhiệm các bên
* Trách nhiệm của người được bảo hiểm:
- Phải khai báo đầy đủ các các điều kiện cần thiết khi
lập hợp đồng bảo hiểm
- Đảm bảo cho Tàu đủ khả năng đi biển trong thời hạn
hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
- Quốc tịch tàu không đổi trong suốt thời gian bảo hiểm
- Hành trình của con tàu phải hợp pháp

- Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp
đồng bảo hiểm làm cho tài sản được bảo hiểm bị hư hại mất
mát phải kịp thời báo ngay cho người bảo hiểm hoặc giám
định viên
* Trách nhiệm của người bảo hiểm:
- Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm với số tiền
bảo hiểm tối đa bằng giá trị con tàu tại thời điểm tham gia
bảo hiểm

10


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

- Về thời gian bắt đầu từ 24 giờ ngày ký kết hợp đồng
và kết thúc vào 24 giờ ngày kết thúc hợp đồng
- Về không gian với hợp đồng chỉ rõ "tại và từ cảng quy
định" thì hiệu
lực bắt đầu khi tàu vào cảng đó mặc dù lúc ký kết hợp đồng
tàu chưa về tới
cảng này
4. Các qui tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu
a. Bồi thường theo rủi ro đầu tiên :Theo quy tắc này số tiền bồi
thường tổn thất của từng đợt như sau: tổn thất bao nhiêu bồi
thường bấy nhiêu nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm
hoặc giá trị bảo hiểm. Tổn thất bộ phận của các đợt kế tiếp
nhau diễn ra trong thời hạn bảo hiểm, cộng lại có thể lớn hơn
số tiền bảo hiểm.

b. Áp dụng mức miễn thường: Mức miễn thường thể hiện bằng
một tỷ lệ phần trăm của giá trị tiền bồi thường. Tuỳ theo
trường hợp, người bảo hiểm dùng mức miễn thường có khấu
trừ hoặc miễn thường khơng khấu trừ.

11


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

Phần II
Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
thân tàu tại tổng công ty CPBH Bảo Minh
I. Sơ lược về Bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam
Thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã phát triển nhanh trong gần 10 năm
qua, Đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây, khi Việt Nam thực hiện đa dạng hoá
thị trường bảo hiểm, cho phép thành lập thêm nhiều cơng ty bảo hiểm mới.
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã có những bước phát
triển về nhiều mặt như mở rộng quy mô, số lượng doanh nghiệp bảo
hiểm, số lao động, sự đa dạng về sản phẩm… đến nay đã có 27
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó 4
doanh nghiệp chính là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO chiếm hơn hơn
72% thị phần. 28% còn lại dành cho 23 DN khác chia nhau. Thị trường tiềm
năng này ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
Từ năm 2006 khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
các cơng ty bảo hiểm nước ngồi bắt đầu đi vào hoạt động trong nước làm
tăng tính cạnh tranh trong các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo
12



Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

hiểm Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, chấp nhận cạnh tranh
lành mạnh trong xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sôi động. Các doanh
nghiệp bảo hiểm đã chú ý tới đào tạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng
đội ngũ đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng.
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớn vào phát triển
công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm.
Đồng thời thành lập bộ phận chuyên trách đầu tư, các doanh nghiệp có quy
mơ lớn đã thành lập ngân hàng, cơng ty chứng khốn, cơng ty đầu tư tài
chính, công ty quản lý quỹ..

II . Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu tại Bảo minh
1. Vài nét về tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh Thành lập ngày 28 tháng
11 năm 1994 trụ sở chính tại 26 Tơn Thất Đạm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Từ 1994 đến 2004 là Doanh Nghiệp 100% vốn Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài
chính. Từ 10/2004 là Doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm .Tơn chỉ hành động:
“Sự an tịan, hạnh phúc và thành đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu
họat động của chúng tôi” .Phương châm họat động: BẢO MINH –TẬN
TÌNH PHỤC VỤ .Vốn điều lệ 755 tỉ đồng, Tổng tài sản 2008 là 3.000 tỷ
đồng.
- Phạm vi hoạt động :
+ Kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính.

13



Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

+ Chuyên tư vấn, cung cấp khoảng 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương
mại cho hàng không, hàng hải, tài sản, trách nhiệm, con người và xe cơ giới.
Họat động kinh doanh trên phạm vi cả nước.
- Nhân sự
Hơn 1,800 nhân viên. Hơn 8000 đại lý và công tác viên hoạt động trên tồn
quốc.
- Mạng lưới tổ chức
+ 59 Cơng ty đặt tại các tỉnh thành lớn trong nước.
+ 11 Ban chức năng thuộc Trụ sở chính Tổng cơng ty
Doanh thu phí Bảo hiểm Bảo Minh ba năm trở lại đây :

2. Thực trế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Bảo Minh
a. Công tác khai thác :
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên khi tiến hành triển
khai

14


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

các nghiệp vụ bảo hiểm. Khâu khai thác bảo hiểm có ý nghĩa

rất lớn thậm chí quyết định sự thành bại của mỗi công ty bảo
hiểm
Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh được thành lập và bắt
đầu đi vào hoạt động từ 01/10/2004, theo luật thuế.TNDN
Tổng công ty được miễn thuế TNDN trong 2 năm kể từ khi có
lãi, Tổng Cơng ty Bảo Minh đã đăng ký với cơ quan thuế là
được miễn trong năm 2005 và 2006, ngày 28/11/2006
Tổng Công ty thực hiện niêm yết cổ phiếu tại trung tâm
giao dịch chứng khốn Hà Nội, do đó cơng ty được miễn tiếp
50% thuế TNDN trong 2 năm tiếp theo là 2007 và 2008. Tuy
nhiên theo luật định khoản thuế được miễn này sẽ không
được chi trả cổ tức cho các cổ đông mà dùng để bổ sung vốn
của Tổng công ty.

Doanh thu/ chi phí

2007

2008

(tỷ đồng)

(tỷđồng)

1729.25
1605.64
123.61
-616.44
-97.11
71.28

248.13
1087.24
263.57
1350.81

2019.14
1886.14
133.01
-643.18
-64.46
68.99
340.21
1380.83
305.68
1686.51

Doanh thu hoạt động KD
BH

Tổng doanh thu
Doanh thu BH gốc

Doanh thu nhận tái BH

Các khoản giảm trừ
Tăng giảm dự phịng phí
Thu hoa hồng nhựng tái BH
Thu khác hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần HĐKD BH
Doanh thu hoạt động tài chính


Tổng doanh thu

15


Đề án mơn học

Chi phí
Chi phí kinh doanh bảo hiểm
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động khác
Tổng chi phí

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

927.92
0.467
335.71
6.55
1.59

1083.04
0.368
369.623
83.82
0.152


1273.31

1531.11

Lợi nhuận trước thuế
77.5
Cổ tức,lợi nhuận không
24.91
chịu thuế
Lợi nhuận chịu thuế
52.59
Thuế thu nhập DN (28%*50%)
7.36
Lợi nhuận sau thuế
70.14

155.40
34.39
121.01
16.94
138.46

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Bảo Minh
(nguồn: báo cáo tài chính Bảo Minh 2008 )

- Kết quả đạt được trong khâu khai thác Bảo hiểm thân tàu
b. Công tác giám định tổn thất
Nếu như khâu khai thác tạo tiền đề cho việc thực hiện
hai khâu tiếp theo thì khâu giám định tổn thất lại là khâu
quan trọng đem lại lòng tin cho khách hàng tham gia bảo

hiểm. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
khâu cuối cùng của nghiệp vụ thân tàu khâu giải quyết bồi
thường. Hay nói cách khác, đây là cơ sở để thực hiện khâu
giải quyết bồi thường.
Quy tắc giám định tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu của Bảo
Minh:
- Khi nhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu được bảo hiểm
Bảo Minh sẽ tiến hành giám định tại chỗ với sự có mặt của thuyền trưởng,

16


Đề án mơn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

nhân chứng có liên quan và đại diện chủ tàu để xác định nguyên nhân và
mức độ hư hỏng.
- Phí giám định do người yêu cầu giám định trả và được bồi hoàn khi
giải quyết bồi thường tổn thất nếu tổn thất thuộc trách nhiêm bảo hiểm
- Nếu khơng có biên bản giám định của Bảo Minh thì Bảo Minh có
quyền từ chối giải quyết bồi thường toàn bộ hoặc một phần số tiền khiếu nại
c. Công tác bồi thường tổn thất
Khi yêu cầu Bảo Minh bồi thường, người được bảo hiểm phải cung
cấp cho Bảo Minh những tài liệu sau:
+ Thư khiếu nại bồi thường
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Biên bản giám định của Bảo Minh hoặc cơ quan giám định do Bảo Minh
chỉ định
+ Biên bản tai nạn do công an,cảng vụ hoặc chính quyền địa phương lập

+ Hóa đơn chứng từ liên quan đến những chi phí bồi thường
+ Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến quyền lợi người
thứ ba
+ Những chứng từ liên quan khác ( nhật ký hàng hải, nhật ký máy…)
* Bồi thường trên và dưới giá trị thực tế thân tàu:
- Nếu giá trị tàu tham gia bảo hiểm vượt quá giá trị thực tế, Bảo Minh sẽ bồi
thường tổn thất toàn bộ theo giá trị thực tế của tàu mà khơng hồn lại phí
phần giá trị vượt q
- Nếu giá trị tàu tham gia bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế:
+ Bảo Minh sẽ bồi thường tổn thất toàn bộ theo số tiền bào hiểm của
tàu.

17


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

+ Trong trường hợp tổn thất bộ phận bao gồm các chi phí cần thiết và
hợp lí mà chủ tàu phải gánh chịu trong việc hạn chế tổn thất có thể dẫn đến
các khiếu nại đòi bổi thường theo quy tắc này Bảo Minh sẽ bồi thường theo
tỷ lệ giữa giá trị bảo hiểm với giá trị thực tế của tàu. Quy định này áp dụng
trong trường hợp tàu bảo hiểm theo điều kiện A
* Tổn thất toàn bộ thân tàu :
- Tổn thất tồn bộ thân tàu nói trong Qui tắc này bao gồm cả tổn thất
toàn bộ thực tế và ước tính :
+ Tàu bị hủy hoại hồn tồn khơng thể phục hồi được, cũng như tàu bị
mất tích nếu như đã quá thời gian 3 tháng không nhận được tin tức gì về tàu
đó đều coi là tổn thất tồn bộ thực tế

+ Tàu bị hư hỏng mà xét thấy khơng thể tránh khỏi tổn thất tồn bộ,
hoặc phí sửa chữa phục hồi vượt quá giá trị bảo hiểm thì được xác định là
tổn thất tồn bộ ước tình. Trường hợp này người được bảo hiểm phải làm
giấy báo từ bỏ tàu cho Bảo Minh. Trường hợp bảo hiểm theo điều kiện A,
nếu việc từ bỏ không được chấp nhận, Bảo Minh chỉ giải quyết bồi thường
phần tổn thất bộ phận thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
- Khi đã bồi thường tổn thất toàn bộ thân tàu, Bảo Minh được quyền
sở hữu, thu hồi và xử lý xác tàu đó trừ trường hợp Bảo Minh từ chối quyền
này.
* Tổn thất bộ phận thân tàu :
+ Trong trường hợp, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản, Bảo
Minh chỉ thanh toán bồi thường cho từng giá trị riêng biệt của bộ phận sửa
chữa hoặc thay thế. Sau khi bồi thường bộ phận thay thế Bảo Minh có quyền
sở hữu, thu hồi bộ phận đó.

18


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

+ Trong mọi trường hợp, nếu tàu bị tổn thất bộ phận chưa được sửa
chữa mà tiếp đó lại xảy ra tổn thất tồn bộ trong thời gian hợp đồng bảo
hiểm cịn hiệu lực thì Bảo Minh chỉ giải quyết bồi thường tổn thất tồn bộ.
*Mức khấu trừ:
+ Khi thanh tốn bồi thường Bảo Minh sẽ được khấu trừ số tiền qui
định đối với mỗi vụ tổn thất đã được chấp nhận bồi thường. Mức khấu trừ
của từng tàu được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm của tàu đó. Quy định
này sẽ khơng áp dụng đối với tổn thất tồn bộ.

+ Bảo Minh khơng có trách nhiệm giải quyết bồi thường đối với
những vụ tổn thất dưới mức khấu trừ qui định trên giấy chứng nhận bảo
hiểm.
+ Trường hợp xảy ra tổn thất mà nguyên nhân gây ra được qui một
phần hoặc toàn bộ do sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan thủy thủ thì ngồi
mức khấu trừ ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm Bảo Minh sẽ khấu trừ them
10% số tiền đã được chấp nhận bảo hiểm. Quy đinh này khơng áp dụng đối
với tổn thất tồn bộ, Trừ khi có thỏa thuận khác.
d. Kết quả và hiệu quả nghiệp vụ kinh doanh
Kết quả kinh doanh của các nghiệp vụ bảo hiểm có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của cơng ty, nó
quyết định sự sống cịn của mỗi công ty bảo hiểm. Cùng với
các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm thân tàu cúng góp
phần hoặc hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của công ty.
Không phải tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai tại
Bảo Minh đều luôn mang lại lợi nhuận cho công ty,tuy nhiên
trong từng giai đoạn, từng khoảng thời gian nó có thể lỗ, có

19


Đề án môn học

Nguyễn Hữu Thành Lớp BHTM48

thể lãi và kết quả của các nghiệp vụ này cùng hợp lại tạo
nên sự phát triển của công ty.
Sau đây là bảng và biểu đồ so sánh doanh thu và bồi
thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải tại Bảo Minh:
Năm

2007
2008

Doanh thu

Bồi thường

(tỷ đồng)
128.40
203.74

(tỷ đồng)
71.50
52.48

(nguồn: baominh.com.vn )

Sau đây là bảng kết quả kinh doanh của nghiệp vụ Bảo
hiểm thân tàu tại Bảo Minh 2 năm trở lại đây :
BH thân tàu và TNDS chủ tàu

Năm 2007

Năm 2008

Doanh thu BH gốc
Doanh thu nhận TBH

(tỷ đồng)
130.56

18.55

(tỷ đồng)
210.85
34.95

20



×