Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận VH thành thị miền nam giai đoạn 1954-1975: "Hương rừng Cà Mau" từ góc nhìn sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.11 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
----------

VĂN HỌ THÀNH THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975

“HƢƠNG RỪNG CÀ MAU” ỦA SƠN NAM
TỪ G
NH N SINH THÁI

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY:
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:
MÃ HỌC VIÊN:
NGÀNH: VĂN HỌ VI T NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – 3/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

VĂN HỌ THÀNH THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975

“HƢƠNG RỪNG CÀ MAU” ỦA SƠN NAM
TỪ G
NH N SINH TH I

TP. HỒ C

MINH, 3/2022



MỤ LỤ
I PH N MỞ Đ U …………………………………………………………. 1
II. PH N NỘI DUNG ……………………………………………………… 2
1.

Chương 1. Từ lý thuyết phê bình sinh thái đến “Hƣơng rừng Cà
Mau” của Sơn Nam …………………………………………………. 2

1.1.

Lý thuyết phê bình sinh thái ………………………………………… 2

1.1.1

Tổng quan về phê bình sinh thái ………………………………….. 2

1.1.2

Các khái niệm về phê bình sinh thái ……………………………… 3

1.2

“Hƣơng rừng Cà Mau” - sự hòa quyện giữa văn chƣơng và sinh
thái …………………………………………………………………..

6

1.2.1


Vài nét về nhà văn Sơn Nam ………………………………………

6

1.2.2

Tập truyện “Hƣơng rừng cà Mau” ………………………………..

7

2.

Chương 2. Dấu ấn sinh thái trong “Hƣơng rừng Cà Mau” của Sơn
Nam …………………………………………………………………... 10

2.1

Thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, dữ dội và sự chinh phục của
con ngƣời ………………………………………………………………10

2.2

Thiên nhiên gần gũi, gắn bó với cuộc sống con ngƣời ………….…. 15

2.3

Thông điệp về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên …………. 21

III. KẾT LUẬN ……………………………..………………………………. 22



Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

1

“HƢƠNG RỪNG CÀ MAU” ỦA SƠN NAM
TỪ G
NH N SINH TH I
I. Đ T V N ĐỀ
Khi con người nhận ra thiên nhiên là hữu hạn thì vấn đề mơi trường càng
trở nên bức thiết. Con người dần nhận thức được trách nhiệm của mình đối với
việc bảo vệ mơi trường. Nhà văn cũng dấn thân nhập cuộc. Những dấu ấn sinh
thái trong tác phẩm như là một cách thể hiện quan điểm của nhà văn về sinh
thái. Tuy nhiên, với sứ mệnh của người cầm bút, nhà văn chọn cách thể hiện phê
bình sinh thái qua những tác phẩm văn học mang sắc màu của thẩm mĩ sinh thái
và thể hiện theo cách riêng của họ.
Con người đang phải trả giá rất đắt cho việc tự phụ đến mức quên cả cảm
thông với thiên nhiên. Vấn đề thời sự này đã được nhiều tác giả đề cập: Sơn
Nam, Trang Thế

y, Bình Ngun Lộc, Trần Kim Trắc... Nhưng nói đến Sơn

Nam –vừa là nhà văn, nhà báo vừa là nhà khảo cứu về Nam Bộ; những tác phẩm
của ông giúp người đọc có thể hiểu nhiều hơn về thiên nhiên, tập tục tập quán,
lối sống, văn hóa của Nam Bộ. Có lẽ vì thế mà người Nam Bộ gọi ơng bằng
nhiều cái tên thân mật, kính trọng như “ơng già Nam Bộ”, “pho từ điển sống về
miền Nam”, “nhà Nam Bộ học”. Trong sự nghiệp sáng tác của ông giai đoạn
1954 – 1975, tác phẩm đáng lưu ý nhất và cũng làm cho Sơn Nam có một vị trí
cao trong văn học Nam bộ là tập truyện “Hương rừng Cà Mau”.
Thời gian gần đây, những vấn đề về sinh thái đã đánh động tồn xã hội:

mơi trường sơng, biển bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt; phá rừng bừa bãi dẫn
đến sạt lở đất nghiêm trọng; tỉ lệ các chất khí thiên nhiên gây hiệu ứng nhà kính,
đặc biệt là khí cacbonic, trong cấu tạo của bầu khí quyển có thay đổi,… Văn hóa
ứng xử của con người đối với mơi trường được đưa ra soi xét, nhìn nhận và đánh
giá. Trong các tác phẩm của Sơn Nam, thiên nhiên hoang sơ, dữ dội, đầy cam
go, bất trắc,tuy nhiên thiên nhiên cũng ban tặng cho con người rất nhiều nguồn


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

2

lợi. Ngồi ra, các tác giả cịn chỉ ra trong quan hệ giữa con người với thiên
nhiên, thiên nhiên được coi là một thách thức, một trở ngại nhân tình mà con
người cần phải chinh phục và chiến thắng.
Đã đến lúc con người phải nhìn nhận lại mối quan hệ giữa sinh thái và con
người. Cách ứng xử của con người đối với môi trường sinh thái phải như thế nào
để vừa đảm bảo phát triển đời sống, vừa không làm hại đến mơi trường. Và phê
bình sinh thái có ý nghĩa lớn lao trong việc làm cho con người nhìn nhận lại tất
cả các vấn đề theo một quan điểm mới là quan điểm sinh thái.
Nhiều người cho rằng, các tác phẩm của Sơn Nam là “đặc sản Nam Bộ” vì
mang đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Ở đây, tiểu luận xem xét tác phẩm “Hương
rừng Cà Mau” ở góc nhìn sinh thái để thấy được bên cạnh nét văn hóa Nam Bộ,
tác phẩm cịn mang tính thời sự ; đồng thời nhìn thấy ở ơng một khía cạnh khác
– một cây bút phê bình sắc sảo bên cạnh sự mộc mạc, chất phác thường thấy
trong “ông già Nam Bộ”.
II. NỘI DUNG
1.

hƣơng 1: Từ lý thuyết phê bình sinh thái đến “Hƣơng rừng Cà Mau”


của Sơn Nam.
1.1. Lý thuyết phê bình sinh thái
1.1.1. Tổng quan về phê bình sinh thái
Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên từng được đề cập trong văn
chương từ thời cổ đại. Tuy nhiên, cảm hứng thiên nhiên trong thơ cổ chưa phải
là cảm hứng phê bình sinh thái. Cho đến giữa thế kỉ XX mới có lí luận về phê
bình sinh thái.
Ở từng thời kì, thiên nhiên giữ một vai trị khác nhau. Nếu như trong thời kì
trung đại, thiên nhiên là cảm hứng sáng tác chủ đạo của thi nhân, vì “cổ thi thiên
ái thiên nhiên mĩ”, thì ở thời hiện đại, các thi nhân, văn nhân không chỉ “ái thiên
nhiên nhiên mĩ” mà còn gửi gắm vào tác phẩm n i lo chung của nhân loại, đó là
vấn đề sinh thái và sự sống của con người. Cách nhìn nhận, đánh giá thiên nhiên


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

3

trong văn học hiện đại không chỉ là ngợi ca mà cịn là những tiếng kêu phản
tỉnh, vì lúc này con người đã nhận ra rằng thiên nhiên là hữu hạn. Và cũng từ
đây, lí thuyết ph

nh sinh th i ecocritisim ra đời.

Phê bình sinh thái manh nha từ những năm 70 của thế kỉ XX. Tuy nhiên,
đến thập niên 80 thì mới phát triển thành hệ thống mang tính hàn lâm. Phê bình
sinh thái đã thay đổi cơ bản cách nhìn nhận, tiếp cận đối tượng, vì trước đây,
nghiên cứu văn học đều lấy con người làm trung tâm, cịn bây giờ, phê bình sinh
thái lấy sinh thái làm trung tâm.

Các học giả trên thế giới đã đưa ra nhiều tên gọi khác của ph

nh sinh thái,

như: phê bình xanh (green studies), phê bình văn hóa xanh (green cultural
studies), phê bình văn học mơi trường (environmental literary criticism)... Tên
gọi phê bình sinh thái do Wiliam Rueckert khởi xướng vào năm 1978 trong
khảo luận “Văn học và sinh thái học: một thử nghiệm mới trong phê bình sinh
thái” (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocritism). Mục đích của ơng
là ứng dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học.
(1, tr.138)
Các nhà phê bình sinh thái công bố các tác phẩm vào cuối những năm 60 và
70 của thế kỉ XX nhưng phê bình sinh thái chưa trở thành một phong trào thống
nhất. Joseph Mecker với cơng trình “Bi kịch của sự sống sót” (The Comedy of
Survial, 1974) đã đưa ra một vấn đề sau này trở thành cốt yếu của phê bình sinh
thái và triết học môi trường: cuộc khủng hoảng môi sinh chủ yếu bắt nguồn từ
truyền thống văn hóa phương Tây vốn chia tách văn hóa ra khỏi tự nhiên và
dành ưu thế cho văn hóa. Thuyết con người là trung tâm (anthropocentrism) vốn
tồn tại lâu đời trong văn hóa phương Tây mà bỏ qua lợi ích của mơi trường.
Đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, ở phương Tây, phê bình sinh thái phát
triển mạnh mẽ hơn với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu. Người có cơng
phát triển phong trào phê bình sinh thái là Giáo sư văn học và Môi trường
Cheryll Glotfelty người Mĩ . Năm 1992, bà sáng lập ra ASLE (the Association


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

4

for the Study of Literature and Environment) – iệp hội Nghiên cứu Văn học và

Mơi trường. ASLE có một tờ báo riêng là ISLE (Interdisciplinary Studies in
Literature and Environment) – Nghiên cứu Liên ngành Văn học và Môi trường,
ra đời năm 1993. Nhờ đó, phê bình sinh thái đã chính thức trở thành một phong
trào nghiên cứu hàn lâm. Năm 1996, Cheryll Glotfelty cùng Harold Fromm xuất
bản một tuyển tập các bài viết có tính định hướng quan trọng là “Tuyển tập Phê
bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học” (1996). Trần
Thị Ánh Nguyệt, 24/02/2016).
Ở Việt Nam, một số tác giả có những tác phẩm có đề cập vấn đề sinh thái,
như: Sơn Nam, Trang Thế

y, Bình Nguyên Lộc, Trần Kim Trắc... Phê bình

sinh thái cũng là một khuynh hướng nghiên cứu văn học mới được giới thiệu
khoảng 5 năm gần đây thế kỉ XXI), hơn nữa, bản thân nó cũng là một khuynh
hướng nghiên cứu văn học chưa hồn tồn định hình, cịn đang trong q trình
điều chỉnh, hồn thiện. Phê bình sinh thái vận dụng các phương pháp nghiên
cứu liên ngành để xử lí văn bản văn học, vừa đảm bảo tính thực tiễn, vừa đảm
bảo tính thẩm mĩ.
Có thể nói, hiện nay, trào lưu phê bình sinh thái đang dần dần lan rộng trên
tồn thế giới.
1.1.2. Các khái niệm về phê bình sinh thái
Mặc dù có nhiều định nghĩa về phê bình sinh thái của nhiều nhà nghiên cứu
(Wiliam Rueckert, Joseph Meeker… , nhưng ở đây, tiểu luận xin trích dẫn hai
định nghĩa tiêu biểu, một đại diện cho phê bình văn học phương Tây (Cheryll
Glotfelty) và một đại điện cho phương Đông Vương Nặc .
Định nghĩa của Cheryll Glotfelty về phê bình sinh thái rất giản dị và rõ ràng:
“Nói một cách đơn giản, phê bình sinh thái là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
văn học và môi trường tự nhiên” Trần Thị Ánh Nguyệt, 24/02/2016). Theo
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017), nếu sử dụng định nghĩa nêu trên của Cheryll
Glotfelty thì “sẽ thiếu đi tính chất nghệ thuật của phê bình văn học” [1, tr.152].



Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

5

Cịn ở phương Đơng, nhà nghiên cứu Vương Nặc định nghĩa: “Phê bình sinh
thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ
định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc iệt là chủ nghĩa chỉnh thể
sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái
được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mĩ sinh thái
và iểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” [1, tr.153].
Các định nghĩa của Cheryll Glotfelty và Vương Nặc được đa số các nhà
nghiên cứu chấp nhận. Tuy nhiên, ở phương Đông, Trung Quốc chuộng định
nghĩa của Vương Nặc hơn. Cũng theo ý kiến của Nguyễn Thị Tịnh Thy, định
nghĩa của Vương Nặc có điểm khác biệt so với các nhà nghiên cứu phương Tây
là “có chú ý đến đặc trưng thẩm mĩ của phê bình sinh thái qua đề xuất khám phá
thẩm mĩ sinh thái và iểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm”. Tuy nhiên,
Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng cho rằng định nghĩa của Vương Nặc còn hạn chế ở
ch “nếu địi hỏi phê bình sinh thái phải phơi bày nguồn gốc văn hóa tư tưởng
của nguy cơ sinh thái thì đã khn hẹp đối tượng khảo sát, ỏ qua những thành
tựu không chứa nguy cơ sinh thái như trong một số tác phẩm thơ chữ Hán các
nước Đông Á, thơ Haiku Nhật Bản, văn học đồng quê phương Tây…” [1, tr.156157].
Tổng hợp một số định nghĩa và trên cơ sở phân tích định nghĩa của Vương
Nặc, Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017) đã đưa ra định nghĩa phê bình sinh thái như
sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc iệt là chủ
nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mĩ sinh thái và iểu
hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” [1, tr.157].
Với đề tài “Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam dưới góc nhìn sinh thái”,

chúng tơi chọn định nghĩa của Nguyễn Thị Tịnh Thy để định hướng nghiên cứu,
vì văn chương mang dấu ấn sinh thái khơng thể tách rời tính thẩm mĩ, và ở đây,
là thẩm mĩ sinh thái.


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

6

1.2 “Hƣơng rừng Cà Mau” - sự hòa quyện giữa văn chƣơng và sinh thái
1 2 1 Vài nét về nhà văn Sơn Nam
Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11 tháng 12 năm
1926 tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá nay thuộc xã Đông Thái,
huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang . Do nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch nên tên
của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Thời thơ ấu, Sơn Nam được đắm
mình trong hương sắc của cõi rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hương thơm
và mật ngọt. Những ký ức đó đã trở thành vốn sống, nguồn cảm hứng bất tận
trong những sáng tác của Sơn Nam sau này. Suốt thời niên thiếu, ông tham gia
Thanh niên Tiền phong giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham
gia công tác ở ội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phịng chính trị qn khu, phịng văn
nghệ Ban tuyên huấn xứ ủy Nam Bộ. Cùng thời điểm đó, bút danh Sơn Nam ra
đời như một cách để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer - mẹ của ông - đã nuôi ông
từ thời thơ ấu Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là
người phương Nam . Sau

iệp định Giơ-ne-vơ ơng về lại Rạch Giá. Năm 1955,

ơng lên Sài Gịn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công lý, Ánh s ng, Tiếng
chuông, Lẽ sống… Năm 1960 - 1961, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hịa
bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về

Nam Bộ. Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật. Ông là hội viên ội nhà văn Việt Nam, thành viên Ban chấp hành ội liên
hiệp văn học nghệ thuật và Ban chấp hành

ội nhà văn Thành phố

ồ Chí

Minh. Có thể nói, cuộc đời Sơn Nam vơ cùng phong phú và đa dạng. Ông đã
chứng kiến những bước ngoặt lớn của lịch sử và trải qua nhiều thăng trầm trong
cuộc sống. Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ nên để tồn tại và phát triển cùng
sự nghiệp văn chương, Sơn Nam đã chọn cho mình một cách viết riêng theo
kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử về vùng đất Nam Bộ trong những ngày
đầu đi khai hoang mở đất. Với cách viết này, ông đã thu hút được sự quan tâm
từ đông đảo bạn đọc và tránh được sự kiểm sốt gắt gao từ chính quyền Sài Gòn.


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

7

Tác phẩm đầu tay của Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề “Lúa reo”, do
hội văn hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Và sau đó, với hai
truyện ngắn “B n rừng Cù Lao Dung” và “Tây đầu đỏ” sáng tác năm 1952 1953, Sơn Nam đã ghi lại dấu ấn trên các văn đàn khi ông giành được giải nhất
trong cuộc thi viết do Ủy ban Kháng chiến -

ành chính Nam Bộ tổ chức. Đến

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sự nghiệp sáng tác của Sơn Nam đạt đến đỉnh
cao, với sự ra đời của nhiều tập truyện lớn như “Hương rừng Cà Mau”, “Hai

cõi U Minh”…; các tiểu thuyết “Chim quy n xuống đất”, “Bà chúa hòn”; các
tập khảo cứu “Văn minh miệt vườn”, “T m hiểu đất Hậu Giang” và “Lịch sử đất
An Giang”.
Trong suốt cuộc đời, Sơn Nam luôn sống giản dị, chân tình và để lại nhiều
dấu ấn đẹp trong lịng bạn bè, đồng nghiệp. Ông được nhiều người gọi yêu là
“ơng già Nam Bộ”, “Ơng già Ba Tri”, “Ơng già đi bộ”, “pho từ điển sống về
miền Nam” hay “nhà Nam Bộ học”. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ viết về
mảng đề tài Nam Bộ, Sơn Nam đã để lại cho hậu thế một kho tàng vô giá về lịch
sử hình thành, đấu tranh và phát triển của mảnh đất Nam Bộ xa xưa. Đó là
những cống hiến khơng phải ai cũng có được. Sơn Nam qua đời ngày 13 tháng 8
năm 2008 tại thành phố ồ Chí Minh, nhưng tên tuổi và dấu ấn của ông trong sự
nghiệp văn chương về đề tài Nam Bộ sẽ còn sống mãi và trở thành niềm cảm
hứng bất tận cho những thế hệ sau khao khát được khám phá mảnh đất này.
1 2 2 Tập truyện “Hƣơng rừng cà Mau”
Tập truyện “Hương rừng Cà Mau” được xuất bản Phù Sa in lần đầu tiên vào
năm 1962. Tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn
học đặc sắc nhất của Nam Bộ. Với cách dựng truyện đơn giản nhưng hấp dẫn,
ngôn ngữ đậm đà màu sắc miền Tây Nam Bộ, “Hương rừng Cà Mau” được xem
là một trong những tập truyện ngắn xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Sơn Nam. Tiểu luận này sử dụng ấn bản “Hương rừng Cà Mau” gồm 65


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

8

truyện ngắn được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ 6, năm 2014 tại Thành phố
ồ Chí Minh.
Tập truyện “Hương rừng Cà Mau” tuyển tập những câu chuyện viết về cuộc
sống mưu sinh, phong tục, tập quán của con người đất mũi với những nghề đặc

trưng như: câu cá sấu, bắt rắn, săn bắt heo rừng... M i câu chuyện được Sơn
Nam ghi chép lại đúng như những gì nó đã xảy ra. Trong vùng đất ấy ln ẩn
chứa bao điều thú vị về thiên nhiên - đất nước - con người với những yếu tố lạ
đã thu hút thị hiếu của con người nơi khác. Nhân vật của Sơn Nam trong tập
truyện chủ yếu hoạt động trong môi trường làng rừng, trong những xóm ấp cịn
hoang dã, họ biểu hiện tính cách bằng hành động và giọng nói mang tính hài
hước. Cũng chính trên những mảnh đất ấy, thời xa xưa đã có rất nhiều người tự
xưng là hảo hán lớn, lập nên những băng đảng quậy phá trong các làng ấp, trên
các kênh rạch. Những câu chuyện như “Đảng c nh uồm đen”, “Đảng xăm
mình”... đã ghi lại dấu tích một thời về vùng đất cuối cùng trong hành trình khai
hoang mở đất. Ngồi ra, truyện ngắn Sơn Nam cũng thường viết về những ơng
già, đó là những nhân vật trải nghiệm cuộc đời. Trải qua bao hạnh phúc, đắng
cay, họ hiểu được cách đối nhân xử thế vì biết rằng cuộc đời m i con người là
có hạn. Khi phải đối mặt với cuộc sống mưu sinh, nhân vật của Sơn Nam thường
hịa mình vào cuộc sống như khuất phục thiên nhiên, nhưng ẩn sâu bên trong họ
là những trí khơn và sức mạnh tiềm tàng khơng dễ gì khuất phục. Với giọng điệu
rất riêng, văn của Sơn Nam không trau chuốt tới từng câu chữ nhưng trong m i
câu chữ luôn căng tràn sức sống, trên m i câu văn đều thể hiện một lối nói mộc
mạc, chân thành của người dân Nam Bộ. Với lối kể chuyện rất riêng, Sơn Nam
dẫn dắt người đọc về thế giới của vùng sông nước với cách dựng truyện lần lượt,
tuần tự theo không gian, thời gian. Mặc dù không phải tác phẩm nào trong tập
truyện cũng đặc sắc nhưng trong m i câu chuyện đều có những chi tiết ấn tượng
như cuộc chiến của ông Năm Tự với Con heo khịt truyện Con heo khịt), ông
Năm ên bắt cá sấu truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ , chú Tư Đức câu con sấu


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

9


trên “Sông Gành Hào”... và trong tập truyện này cũng có những câu chuyện rất
hay như “Mùa len trâu”, “Hương rừng”, “H t ội giữ rừng”, “Con Bảy đưa
đò”... Xuyên suốt các tác phẩm, chúng ta thấy sự xuất hiện của những địa danh
rất thực như Rạch Giá, Kiên Giang, Cà Mau... qua đó tác giả đã dựng lên những
làng quê sống động với hình ảnh con người xuất hiện trong những khơng gian
bình dị, hiền hịa, thơ mộng, gần gũi và gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Chuyện
bắt đầu từnhững điều bình dị nhất là cách ăn, cách ở, lối sống, sinh hoạt của
người dân đến những cuộc chiến đấu với thiên nhiên oanh liệt. Đánh cọp, bắt cá
sấu, len trâu, hạ từng đàn khỉ, bẫy heo rừng chuyên phá hoại mùa màng... sống
giữa vùng quê trù phú, con người cũng phải gồng mình lên chiến đấu để giành
giật sự sống và bảo vệ cuộc sống yên bình nơi đây.
Đọc qua tất cả 65 truyện ngắn, chúng ta thấy mảng đề tài chính, xuyên suốt
tác phẩm được tác giả hướng tới đó là chủ đề thiên nhiên, cuộc sống, con người
sự chiến thắng của con người trước những khó khăn, thử thách với thiên nhiên .
Thiên nhiên Nam Bộ như lòng mẹ; vừa chan hòa gần gũi nhưng cũng vơ cùng
dữ dằn, ghê rợn. Dựa vào hồn cảnh sống của người dân Nam Bộ được tác giả
ghi lại tại hai thời điểm, người viết chia tập truyện thành hai mảng thời gian
chính là thời di dân khai hoang và giai đoạn Pháp thuộc. Trong những tác phẩm
viết về đề tài khai hoang, yếu tố thời gian được tác giả làm mờ đi chính vì vậy
chúng ta khơng thể xác định rõ thời điểm tác phẩm ra đời. Chỉ biết rằng, những
tác phẩm đó được sáng tác trong phạm vi đề tài miệt vườn, lấy bối cảnh là
không gian sông nước, xoay quanh cuộc sống của những con người giữa chốn U
Minh hoang sơ dữ dội. Với những truyện ngắn còn lại, tác giả để mốc thời gian
cụ thể vào khoảng năm 1930- 1946. Qua bối cảnh thiên nhiên, xã hội trong m i
câu chuyện, tác giả mong muốn cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tồn diện nhất về
q hương ơng trong những ngày gian khó. Với tập truyện ngắn này, Sơn Nam
đã chạm tới những vấn đề nóng của thế giới hậu hiện đại đó chính là sinh thái.


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975


10

Trong tác phẩm “Nh n lại một chặng đường văn học” (2000) do NXB Thành
phố

ồ Chí Minh ấn hành, nhà nghiên cứu văn học Trần

ữu Tá đã nhận xét:

“Đất nước, lịch sử và con người Nam Bộ đã được Sơn Nam say sưa phản nh
trong tập truyện Hương rừng Cà Mau. Miền đất Hậu Giang chạy dài từ Long
Xuy n, Châu Đốc tới Rạch Gi , Cà Mau và những con người sống ở đó đem lại
cho t c giả những cảm xúc say người… T c giả đã không t ch những nỗ lực
chinh phục thi n nhi n của người dân miền Nam khỏi tinh thần chiến đấu anh
dũng để ảo vệ qu hương đất nước của họ” [4, tr.72]
2. hƣơng 2: Dấu ấn sinh thái trong “Hƣơng rừng Cà Mau” của Sơn Nam.
2.1. Thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, dữ dội và sự chinh phục của con
ngƣời
Khoảng thế kỷ XVII – XVIII, phần lớn đất đai ở Nam Bộ vẫn còn là rừng
hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy nên người dân trong những ngày đầu đi khai
hoang mở đất ngoài việc phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, họ
còn phải lo chống lại các loại thú dữ, cá sấu, mu i mòng, rắn rết, cùng nhiều thứ
bệnh tật hiểm ác. Thời kỳ này, đại bộ phận đất đai còn bị ngập úng vào mùa
mưa, thiếu nước ngọt vào mùa khô, nhiều vùng nhiễm phèn, mặn nghiêm trọng.
Chính mơi trường này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại chuột bọ, sâu
bệnh phá hoại mùa màng phát triển. Trong nhiều câu ca dao, chuyện kể đã nói
lên n i lo sợ của người dân thời bấy giờ trước khung cảnh hoang sơ huyền bí
của đất rừng phương Nam: “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn/ Xuống sông sợ đỉa l n
rừng sợ ma”. Nét hoang sơ huyền bí của nơi đây đã từng in dấu trong ca dao:

“Rừng thi ng nước độc, thú ầy/ Muỗi k u như s o thổi, đỉa lội đầy như

nh

canh”. Thậm chí: “Cỏ mọc thành tinh, rắn đồng iết g y”. Giữa thiên nhiên
hoang sơ, hùng vĩ có thú dữ hoành hành, con người trong buổi đầu khi mới đặt
chân đến vùng đất này đều cảm thấy lạ lẫm trước một khung cảnh thiên nhiên
mà ở nơi quê cha đất tổ họ chưa từng gặp phải. Rừng rậm thâm u, chướng khí
mù sương, mu i mịng đỉa vắt đã trở thành n i ám ảnh đầu tiên của con


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

11

người khi đặt chân lên mảnh đất phương Nam. Chính vì vậy, khi cảm nhận về
vùng đất Nam Bộ, nhà văn Sơn Nam đã coi đây là mảnh đất của một huyền
thoại, nửa hoang sơ, huyền bí, nửa hấp dẫn, quyến rũ lạ thường. Ở đó dường như
chỉ có đất trời, rừng hoang và thú dữ. Trong những sáng tác của mình, Sơn Nam
đặc biệt chú ý đến vùng đất Rạch Giá - U Minh nơi quê hương ông. Đây là một
vùng đất thấp, tứ bề là rừng rậm, thứ rừng trầm thủy men theo bờ biển chạy dài
tới vịnh Xiêm La. Phía Nam là khu Rừng Sác với cây mắm, cây giá… Có nơi
tồn tràm, đước, vẹt. Ven sơng có dừa nước mọc chằng chịt, có nơi tồn lau sậy,
ơ rơ, cóc kèn. Sự hoang dã, dữ dội của thiên nhiên thể hiện trước tiên trong tên
gọi những tên đất, tên làng của người Nam Bộ như rừng U Minh, xứ Cà Bây
Ngọp, hòn Cổ Tron, Gò Quao, vùng Xẽo Bần, xóm Thuồng Luồng, rạch Cái
Mau… Những cái tên đó được đặt bởi thế hệ cha ơng trong những ngày đầu đi
mở đất. M i tên gọi đều gắn với đặc điểm riêng của từng vùng. Điều đó đã làm
gia tăng sự hoang sơ, heo hút, nguy hiểm của thiên nhiên nơi vùng đất mới.
Trong các tập truyện của Sơn Nam không gian sinh tồn của con người

hiện lên thật khốc liệt. Qua từng trang văn, hình ảnh những con sông, con rạch,
cánh rừng tràm, rừng đước, mùa nước nổi, nước giựt,… như hiện lên rõ ràng
trước mắt người đọc. Trong truyện “Con Bảy đưa đò”, Sơn Nam đã miêu tả:
“Rạch C i Mau là ngọn sông lớn ăn qua địa phận của tỉnh Cần Thơ. Tr n a
mươi năm về trước, đó là nơi sầm uất, lau sậy mọc um tùm quanh mấy gốc ần
to lớn cỡ hai người ôm không xuể. Sớm th chim k u, chiều th vượn hú, quang
cảnh uồn ã làm sao! Thỉnh thoảng, có người ảo rằng: giữa đ m khuya nghe
tiếng cọp rống…” [3, tr. 235]. Sự hoang sơ, tiêu điều ấy dần dần đã khơng cịn
bởi dấu chân người đi khai hoang mở đất. Nhưng trong tư tưởng nhiều người,
Cà Mau - Rạch Giá vẫn là vùng đất “kì quái, hiểm nguy”. Đó là lí do bà Cả
trong truyện Cơ Út về rừng nhất định không chịu gả con Út cho cậu Quỳnh. Bà
lần lượt viện ra hàng loạt những “dẫn chứng” để khẳng định ý kiến của mình:
“Muỗi k u như s o thổi, đỉa lội lềnh như

nh canh (...) Nè, tơi nghe nói… phen


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

12

đó cơ dâu nọ ở chợ Cần Thơ gả xuống. Cổ xuống ến làm c , xong xuôi đem
trút vô chảo, nấu canh chua. Dè đâu chừng dọn cơm ra, cha mẹ chồng gắp l n
thấy quả tang một con đỉa đeo trong khứa c . Cô dâu nọ ị đuổi v tội… nấu
canh chua ằng đỉa. Oan ức qu . Xứ đỉa nhiều, ai đâu dè trước. Tôi sợ con Út
nhà m nh phải ị đuổi trở về mà mang nhục với xóm giềng” [3, tr.337].
Chẳng những mu i, vắt nhiều vơ số, khí hậu khắc nghiệt mà cịn có rất nhiều
thú dữ cọp, sấu, heo rừng , rắn độc luôn đe dọa mạng sống con người. Trong
buổi đầu đi khai hoang mở đất, con người Nam Bộ gặp nguy hiểm nhiều nhất là
cá sấu. Do Nam Bộ hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước nên phương

tiện giao thông duy nhất lúc bấy giờ là đường thủy, người dân sinh sống chủ yếu
bằng các nghề liên quan đến sơng nước như giăng câu, chèo đị, bn bán trên
sơng, đốn củi… Nhưng dưới lịng sơng lặng lờ tưởng chừng rất hiền hịa, bình
n ln ẩn dấu một sự nguy hiểm tột cùng. Không biết bao nhiêu người đã làm
mồi cho cá sấu. ình ảnh con sấu lửa đùa giỡn, cắp chân người rửa chén, giặt đồ
trên bờ sông trong truyện ngắn “Sông Gành Hào” khiến chúng ta giật mình:
“Hơm qua, sấu nổi l n lần nữa. Cơ g i nọ ngồi rửa chén dưới ến, ị sấu t p,
rinh luôn c i cầu thang. Hồi lâu, sấu nhả ra, cơ nọ tỉnh trí lội vào ờ” [3, tr.
805]. Cịn khi gặp xuồng thì nó quẫy đi cho chìm xuồng để bắt người: “Hơm
kia nó đập đi nhận chiếc xuồng tr n đó có hai mẹ con. Mẹ mất x c, đứa con
g i ị t p cụt chưn” [3, tr. 805]. Đó cịn là câu chuyện đau lịng về việc hiếu hỉ
bị bỏ ngỏ giữa chừng khi ngày lễ rước dâu của gia đình ơng Cai tổng y truyện
Con sấu cuối cùng trở nên u ám: “Một tai họa thảm khốc vừa xảy đến cho gia
đ nh ông cai tổng Hy. Hôm ngày cưới của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu ị
sấu cản mũi, à con hai họ k u la ỏm tỏi, sấu lặn xuống rồi trồi l n đập đuôi
ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể. Ai nấy đều

nh y n, trừ trường hợp đặc iệt

của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược l n trời, lần cuối cùng,
đầu và m nh đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu” [3, tr. 307].
ọ biết rằng kẻ bị hùm tha sấu bắt sẽ chẳng bao giờ có thể trở về nhà hưởng


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

13

hương khói nếu con sấu, con cọp sát nhân kia cịn sống. Xuất phát từ n i ai ốn,
đau đớn, căm phẫn của người dân bị sấu bắt mất người thân nên nghề câu sấu

cũng chính thức ra đời. Cuộc sống và tính mạng con người ln bị rình rập và
trở nên nhỏ nhoi trước sự đe dọa của thú dữ. Có biết bao người chết oan bởi sấu,
cọp, heo rừng… Lời hát cầu hồn giải oan cho những người xấu số trong cuộc
khẩn hoang của ông Năm

ên truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ được miêu tả

như tiếng khóc oán than, nài nỉ, tiếng phẫn nộ bi ai của những con người bị chết
oan. Lời hát ấy cũng thể hiện rất rõ sự hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên vùng
Nam Bộ: “Hồn ở đâu đây?/ Hồn ơi! Hồn hỡi!/ Xa cây xa cối,/ Đầu ãi cuối
gành/ Hùm tha, sấu ắt/ Bởi v thắt ngặt/ Manh o chén cơm,/ U Minh đỏ ngòm/
Rừng tràm xanh iếc!/ Ta thương ta tiếc,/ Lập đồn giải oan...” [3, tr.87]. Hình
ảnh ơng Năm ên đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu với
bó nhang cháy dở huơ trên tay đã chạm đến một thời gian khổ nhất. Sống giữa
thiên nhiên hoang dã, vì một chút sơ sót họ sẽ phải đánh đổi cả mạng sống của
mình nhưng ngược lại những căn bệnh giữa thế giới hoang vu ấy mới thực đáng
sợ. Bệnh cùi thường xuất hiện trong điều kiện sống kém do ô nhiễm nguồn nước
hoặc ăn uống không đầy đủ. Căn bệnh này đã từng ăn mịn tâm trí của bao người
khiến những người mắc bệnh sống không bằng chết. Trong một số câu chuyện,
Sơn Nam đã khắc họa rõ nét những nguy hiểm và khó khăn mà căn bệnh này
gây ra cho người dân trong ngày đầu đi mở đất. Đó cũng là những gian nan để
thử thách sức chịu đựng của con người. Câu chuyện của cơ

ồng Mai, con gái

ơng hương giáo truyện Hương rừng như đóa hoa tươi thắm giữa rừng tràm,
khơng may mắc phải căn bệnh quái ác là một điển hình: “Từ hồi tấm é, làn da
của Hoàng Mai mịn qu , óng qu . Trăm sự đều do đó mà ra (…) mấy năm
trước, tuy gió ấc về khơng lạnh lắm nhưng Hồng Mai địi đốt lửa để sưởi rồi
giẫm chân l n thanhồng mà cười. Đ m đến (...) Hồng Mai nằm đó, tỉnh mà như

say, hơi thở hổn hển, đôi mặt úp vào chiếc gối mền như trốn tr nh mấy sợi tơ
trăng ng xuống từnghồi, khi gió dạt dào rung khẽ làm hở ra mấy mí l chen


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

tr n đầu v ch” [3, tr. 564, 565].

14

ay từ một người khỏe mạnh, sau bảy năm bị

bệnh phong dày vị, ơng hương cả Ban trở nên yếu đuối. Ơng nói về căn bệnh
của mình: “Bịnh cùi giống như… loại v n mục n t. Nếu v víu th chiếc ghe tạm
dùng được vài a th ng. Nhưng lần hồi, tất cả v n e đều rơi lộp độp, chiếc ghe
chỉ còn mấy cây đinh sét và nõ trai trét mà thơi” [3, tr. 685]. Bi kịch thay, căn
bệnh đó đã ăn mịn tâm trí của bao người. Đến việc cuối cùng là tự kết liễu cuộc
đời mình hương cả Ban cũng không làm được. Trong câu chuyện cuối cùng với
người con trai, ông tâm sự: “Này Hưng! Tao cùi rồi nhưng tao đủ gan dạ tự tử.
Mấy th ng qua, tao mài cây dao để tự tử, mài én không cho mầy hay. Chừng
mài xong tao mới hiểu tao là thằng khùng. Thằng cùi nằm mấy năm li n tiếp
tr n lầu này, chẳng hề tiếp xúc với ai, lẽ dĩ nhi n trở thành thằng khùng… Cây
dao mài xong qu

én nhưng làm sao tự tử. Bàn tay của cha đã rụng lóng rồi.

Mọi khi, cha uộc một c i muỗm vào cùi tay mà ăn cơm. Bây giờ nếu uộc cây
dao nhỏ vơ đó th được, nhưng đâm yếu qu . Vả lại a chẳng hiểu m nh
n n đâm vô chỗ nào cho mau chết! Da thịt, mặt mày đã chết, đã s nh từ lâu.
Đâm vô làm g cho tốn sức. Chỉ còn nước cắn lưỡi. Nhưng mà… Nướu với lưỡi

của a đã lở lói hết. Cắn không đứt. Nếu đứt th m u đâu mà chảy. Bây giờ, con
đâm a đi… Ba muốn chết. Ba iểu con như vậy” [3, tr. 689, 690]. Xây dựng
nhân vật trong bối cảnh này, Sơn Nam muốn phần nào khẳng định sự tàn khốc,
khắc nghiệt của thi n nhi n hoang dã, dù cho chúng ta có phát hiện ra căn bệnh
nhưng cũng khơng có cách nào phịng tránh và khắc phục được những hậu quả
mà nó mang lại. Những hình ảnh đó đã gieo vào lịng bạn đọc n i xót xa, cay
đắng. Cũng từ đây, mối tình giữa cậu Tư

ưng và cô Lài bắt đầu nhuốm một

màu tăm tối. Chàng trai trẻ thở dài và mỉm cười chua chát bởi cơ Lài cịn q trẻ
nên chưa thể hiểu hết rằng chàng trai bấy lâu vẫn hôn nàng đã mang trong mình
căn bệnh hiểm nghèo khơng thuốc gì chữa được. Tập truyện “Hương rừng Cà
Mau” của Sơn Nam đã miêu tả một không gian thiên nhiên hoang dã, dữ dội của
vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Cà Mau - Rạch Giá thời


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

15

ông cha mới đi khai hoang mở đất. Sơn Nam đã khai thác mảng đề tài về thiên
nhiên và con người Nam Bộ thời đi “khai thiên lập địa” bằng một cảm hứng
nhất quán và say sưa. Cảm nhận được vẻ đẹp ngun sơ vốn có của q hương,
ơng đã thâu tóm những hình ảnh ấy vào trong sáng tác của mình và cho độc giả
thấy được sự gian khó, nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh của người dân nơi
đây.
2.2 Thiên nhiên gần gũi, gắn bó với cuộc sống con ngƣời
Xét về mặt tự nhiên, Nam Bộ là mảnh đất được hình thành trên hệ thống
sơng ngịi chằng chịt, những ao hồ và ruộng đồng mênh mông. Do cấu tạo tự

nhiên có tính đặc thù riêng nên trong sinh hoạt hằng ngày, người Nam Bộ di
chuyển chủ yếu bằng đường thủy, trên các ghe xuồng. Những yếu tố tự nhiên
này đã tác động trực tiếp đến cách xây dựng, miêu tả hiện thực con người trong
truyện ngắn của Sơn Nam. Có thể nói, hình tượng sơng nước là một yếu tố
không thể thiếu trong m i tác phẩm và cũng bởi nó gắn liền với một phần tuổi
thơ của tác giả. Đó là quê hương, là vùng Cà Mau, U Minh rộng lớn. Bạn đọc có
thể dễ dàng bắt gặp những dấu ấn của vùng phù sa sông nước như: ruộng đồng,
kinh rạch, dịng sơng, con đị... trong cuộc sống sinh hoạt của con người Nam
Bộ. Không gian sông nước trở thành không gian sống - một phần không thể
thiếu trong sinh hoạt thường ngày của con người Nam Bộ. Chính vì vậy, chiếc
xuồng vừa là mái nhà, cũng vừa là phương tiện giúp họ di chuyển qua những
vùng đất khác nhau. Đó là cha con chú Tư Đức, vì đi đốn củi lậu bị ơng kiểm
lâm Rốp bắt được tịch thu cả chiếc bè và số g lậu nên khơng cịn chốn dung
thân truyện Sơng Gành Hào ; là cô Bảy, từ miệt Cần Thơ trôi dạt xuống vùng
Cà Mau làm thuê cuốc mướn; về sau do hoàn cảnh đưa đẩy cô đã lưu lại chốn
này làm nghề chèo đị đưa khách qua sơng, ban đêm bán bánh bò cho ghe xuồng
qua lại. Ở con rạch Cái Mau dân chúng ai cũng biết đến cô nhờ giọng hát “xa lạ
nhưng lại quen thân và ấm áp” truyện Con Bảy đưa đị . Mối tình oan trái giữa
con Lài và thằng Lợi - Đứa con của hai ông thầy rắn nổi tiếng khắp rạch Thuồng


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

Luồng cùng bắt đầu trên dịng sơng xanh truyện Cây Huê xà .
cưới thằng con trai út nhà ông cai tổng

16
ay trong đám

y cũng dùng xuồng để đón dâu. Đồn


ghe rước dâu nối đuôi nhau chạy dài cả con sông Ngã Ba Đình truyện Con sấu
cuối cùng . Nước vừa là khơng gian sinh tồn lại cũng chính là mơi trường để
người dân đi lại, kiếm sống và tổ chức các hoạt động xã hội. Để tận dụng những
nguồn lợi từ sông rạch, con người trong truyện ngắn Sơn Nam đã có những lối
ứng xử sáng tạo, thơng minh trước thiên nhiên mênh mông vô tận. Như câu
chuyện thú vị của anh Tư Cồ trong truyện ngắn “Ruộng lò om” là một ví dụ
điển hình. Tư Cồ đã nghĩ ra cách làm ruộng lò bom và trồng loại lúa Xom Mà
Ca. Làm lúa kiểu này đỡ phải tốn thời gian. Từ ngày gieo mạ đến lúc thu hoạch
chỉ tốn có một ngày rưỡi. Theo anh tính: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi
rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, tốn thêm một buổi nữa, thế là có lúa ăn:
“Tư Cồ đứng tr n mặt đất - tức là đ y nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ
cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước. Cỏ nổi l n từng giề (…) Cỏ ị chặt đứt
gốc trôi lều ều. Hai th ng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại
phân tốt, rải đầy tr n mặt đất. Hai th ng nữa, tức là th ng Hai th ng Ba âm
lịch, trời nắng ch y. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống,
loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ ông là ốn th ng” [3, tr. 791].
Bằng trí thơng minh của mình, Tư Cồ đã tận dụng được môi trường sông nước
vào phục vụ sản xuất cịn thực dân Pháp thì cho rằng vùng này ngập lụt, khó
khăn, mu i mịng khơng thể sống được. Bên cạnh đó, khơng gian sơng nước cịn
là khơng gian mưu sinh của con người. Trong truyện ngắn Mùa len trâu khơng
gian này chiếm một vị trí quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho câu chuyện.
Con trâu vốn là gia tài của người nông dân, thế nhưng m i năm đến mùa nước
nổi, nhà nhà lại phải gửi trâu đến vùng Bảy Núi, Ba Thê để tránh nước. Cảnh len
trâu hiện lên trước mắt bạn đọc với số lượng hàng trăm con, đen đầu, đặc nước
giống như hồi thiên hạ trời đất sơ khai, càn khôn h n độn. Nhìn từ phía chân trời
có thể thấy vơ số con trâu đang lặn hụp thành từng đàn dưới mặt nước. Sơn Nam


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975


17

viết: “Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng. Hơi thở trâu kh kh như
cây rừng nổi gió. Hàng trăm cặp sừng cong vịng, nhọn lễu nhơ l n ộ mặt ngơ
ng c a góc, giống hệt như những tr i ấu khổng lồ” [3, tr. 629]. ết mùa đi len,
những tằn khạo người cai thầu đem trâu về trả cho chủ cũ và lãnh công bằng
gạo hoặc bằng tiền. Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà
văn Sơn Nam bởi lẽ nó khơng chỉ nêu bật lên những nét đặc trưng của vùng
Nam Bộ, từ khí hậu, địa hình, ngành nghề mà cịn giúp ta thấy được cách nhìn
nhận sâu sắc và tồn diện của Sơn Nam về con người Nam Bộ. Con người trong
truyện ngắn Sơn Nam không chỉ biết tận dụng điều kiện thiên nhiên để làm
phong phú thêm cho đời sống của mình, mà trên hết đó cịn là sự hịa mình với
thiên nhiên, hiểu rõ thiên nhiên để tận dụng thiên nhiên một cách hiệu quả nhất.
ình ảnh những con kênh rạch được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, đã thể
hiện phần nào cách ứng xử của con người nơi đây trước thế giới tự nhiên. Nam
Bộ có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện lý tưởng cho các lồi cá tơm
trú ngụ và sinh sản. Song, để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, con
người phải tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm để nắm bắt những quy luật
của thiên nhiên. Có như vậy, họ mới giành được chiến thắng. Ở “Người mù
giăng câu”, Sơn Nam đã tái hiện lại hình ảnh một ơng già tuy bị mù mắt nhưng
vẫn câu được rất nhiều cá. Đó là bởi ơng đã nắm được những quy luật của vùng
sơng nước, đặc điểm của từng lồi cá khác nhau. Ơng thường bảo: “Phải có kinh
nghiệm mới đỡ cực nhọc. “Con c trương vi quạt đuôi ra iển Bắc còn mong g
con c ấy trở lại chốn cũ ao nhà”. Câu vọng cổ đó nói sai. C có hang ở sông
C i. Mùa mưa, c t m đường l n ruộng, vào rừng mà đẻ. Bắt đầu mùa hạn, c
ỏ ruộng, ỏ rừng quay trở về hang cũ ở sông. Sự khôn ngoan của con người là
chặn chuyến về của loài c . Chặn cho đúng nơi, đúng lúc” [3, tr. 712]. Với kinh
nghiệm giăng câu nhiều năm, ông lão đã nghiệm ra một điều về quy luật sinh
hoạt của lồi cá để từ đó chọn được thời điểm và dịng nước thích hợp để bng

cần: “Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, c ở s t ờ. Rạch nào im lặng c lội


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

18

ngay giữa dòng. Trước khi giăng c tr , phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ c chỉ
ăn một lần. V nó đi lưu động, m nh n n khéo dời chỗ” [3, tr. 712, 713].
ình tượng sơng nước trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ là môi trường
thuận lợi cho con người sinh sống, mà đơi khi nó cũng gây trở ngại, khó
khăn trong cuộc sống. M i mùa nước nổi ngập lụt khắp những cánh đồng, con
người muốn có cuộc sống n ổn địi hỏi họ phải có bản lĩnh, chinh phục tự
nhiên hoặc nương nhờ thiên nhiên để sinh sống. Với m i khó khăn mà sơng rạch
mang lại, con người lại có một cách đối phó khác nhau. Trong “T nh nghĩa Gi o
khoa thư”, khi chèo ghe, gặp đường nước hẹp, con người lại chèo trên đất khô
chứ không chèo dưới nước, để xuồng lướt đi nhanh hơn: “Con rạch thâu hẹp lại.
Chiếc tam ản lắc nghi ng như tr i dừa khô tr n mặt nước đầy sóng gió. Anh
trạo chèo một chèo, nghi ng m nh

n hữu. Rồi ỗng nhi n anh chụp mỗi tay

một cây chèo mà chèo tr n đất khô

n ờ rạch. Chiếc tam ản lại lướt nhanh

trong lòng nước qu hẹp vừa đủ lọt ề ngang” [3, tr. 874].

ay cuộc sống của


những người nông dân trong truyện “Mùa len trâu”, “Sơng Gành Hào” cũng bị
ảnh hưởng nặng nề.
Ngồi những điểm thuận lợi và khó khăn như vừa nêu trên, khơng gian
sơng nước Nam Bộ cịn là nơi truyền tải nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của con
người nơi đây. Chính điều kiện sơng rạch chằng chịt đã sinh ra những điệu hò
đối đáp làm say đắm lòng người. Những câu hị h tình của con bảy đưa đị
truyện Con ảy đưa đị) đã mang theo tâm tình của cư dân vùng sơng nước, làm
sống lại khơng khí lễ hội và tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đất này. Giữa
đêm khuya thanh vắng, những câu hò của con Bảy và chàng trai xứ Bình Thủy
thật ngang tài ngang sức. Tiếng hát và lời đối đáp thông minh, lanh lẹ mà nghĩa
tình đã làm nảy sinh những tình cảm đẹp đẽ giữa đơi trai gái.

ị đối đáp trên

sơng là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Nam Bộ thuở xưa. Thể
hiện điều này trong truyện ngắn của mình, Sơn Nam cũng nhằm tái hiện cái hồn,
nét văn hóa tinh thần của cha ơng thời mở đất.

ọ lao động mệt nhọc để biến


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

19

vùng đất hoang vu thành tài nguyên trù phú phục vụ cho cuộc sống của mình,
đồng thời họ cũng nghỉ ngơi, đàn ca hát hò để tái tạo sức lao động sau những
ngày làm việc vất vả. Qua những buổi hò đối đáp con người đã nên duyên với
nhau. Bên cạnh những trang viết về không gian sông nước, không gian miệt
vườn cũng trở thành một đề tài thu hút sự chú ý của Sơn Nam. Bởi trong công

cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới của người Việt ở miền Nam Bộ, dưới
tác động của thiên nhiên, con người càng có ý thức cải tạo thiên nhiên. Lập vườn
là công việc lao động đầy sáng tạo của những con người thời mở đất. Khác với
vườn ở đồng bằng sông

ồng, vườn ở đồng bằng Cửu Long được tập trung lại

với nhau thành không gian rộng lớn với những vườn cây trái xanh mướt quanh
năm trĩu quả. Sự ra đời của miệt vườn khơng chỉ có ý nghĩa vật chất mà nó cịn
có ý nghĩa văn hóa, thể hiện khả năng ứng xử phù hợp của con người trước thiên
nhiên. Nhà văn đã dày công xây dựng lên một bức tranh ngập tràn hương sắc với
vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người nơi đây. Sơn Nam
đã viết với tất cả sự say mê và lòng tự hào của một người con Nam Bộ: “Khách
đi đường ngỡ m nh lạc lối trong hang, thứ hang thi n nhi n, ất tận. Có tiếng
vượn hú. Từ

n này con vượn ồng con, nắm sợi dây rau câu, lấy trớn đu m nh

sang nh nh ở ờ

n kia để h i tr i vừng. Tr i qu ch t, vỏ qu dày, vượn nhăn

mặt, ực tức ném mạnh. Tr i vừng sa vào giữa lưới nhện giăng hờ, lơ lửng.
Lưới lung linh không đứt hẳn; con nhện hoảng hốt thả sợi tơ dài sa xuống. Chợt
thấy mặt nước, nó toan rút trở l n. Nhưng trễ qu rồi! Con c

ơng phóng mỏ

theo t p mạnh. Thằng K m ngỡ đó là con trăn” [3, tr. 567]. Và: “C lớn ằng
cây cột nhà. Vẩy xanh vẩy trắng th u từng vòng ngời l n khắp thân m nh. No

mồi, c lặn s t đ y, lội nhanh. Bầy c con di chuyển theo mẹ, hàng trăm con
lấm tấm như rắc cườm đầy mặt nước, mất dạng trong óng m t đằng kia. Bờ
sông im l m, mặt nước thẫn thờ trả lại

óng d ng của cây chồi mọc s t

mé ãi: ông vừng uông thong xuống từng xâu chuỗi hường, chen lấn, nối tiếp
nhau như ức mành mành. Nh nh vừng khô cằn, l vàng rụng như mất hẳn. Đôi


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

20

đọt non nhú l n, mỏng mịn, chưa nhuốm được màu xanh v thiếu nắng; ở xa,
trông như những c nh ướm khổng lồ đang phập phồng, ngứa ng y, chưa đậu
y n chỗ là đã muốn ay” [3, tr. 567]. Một cảm giác ngỡ ngàng và vơ cùng thích
thú đã đọng lại trong lòng người đọc bởi hiện lên trước mắt họ là một bức tranh
thiên nhiên vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Cách viết của Sơn Nam giúp bạn đọc
hình dung ra một mảnh đất phương Nam hiền hịa với những cảnh sắc thật đẹp
và n bình. Và điều đẹp nhất trong tâm thức nhà văn, có lẽ là đêm trải nghiệm
giữa hương rừng ngào ngạt có mùi hương xa lạ nhưng cũng rất thân quen: “Tr n
hàng vạn nh nh to, nh nh nhỏ, àn tay thần nào rắc lấm tấm hàng hà sa hố đợt
ông gịn, khơng phải ri ng trước mặt mà hầu khắp c c tứ phía. Rừng s ng
l ng, ai d m nói rừng là âm u? Bơng kết oằn sai, mịn màng, trắng tuyết; đài,
c nh đâu không thấy chỉ thấy toàn là nhụy ngọt” [3, tr. 570, 571] và đó đã trở
thành điều đẹp nhất trong ký ức về khu rừng tràm. Đến với truyện ngắn Sơn
Nam, bạn đọc có cơ hội trải mình qua những vùng q khác nhau của miền Nam
Bộ. Qua m i vùng đất, nhà văn đều dừng lại để giới thiệu, để giải thích cho bạn
đọc hiểu rõ hơn về mảnh đất này. Sơn Nam đã đưa bạn đọc đến với những sân

chim nổi tiếng, đi qua những khu rừng tràm, rừng đước bát ngát, băng qua
những đồng lúa xanh rì và ngụp mình trên bãi biển đầy nắng gió. Viết về đề tài
Nam Bộ là để giới thiệu về chính quê hương, xứ sở của mình và cũng là cách để
con người nơi khác hiểu rõ hơn về cuộc sống của con người nơi đây nên Sơn
Nam ý thức rất rõ điều đó. Cũng giống như công việc của một nhà nhiếp ảnh,
Sơn Nam đã mang đến cho bạn đọc những trang văn đắt giá về một miền Tây
giàu đẹp, hoang sơ và đầy sức hấp dẫn. Ở đó có màu xanh của rừng tràm, màu
đỏ sẫm của những dòng phù sa hòa trong vô vàn sắc màu của thiên nhiên hoang
dã khác. Ông đã đưa người đọc lướt nhẹ bàn chân trên quê hương Nam Bộ bằng
nghệ thuật ngôn từ. Không gian sông nước, miệt vườn trở nên thân thuộc và gần
gũi trong m i truyện ngắn của Sơn Nam. M i câu chuyện đã để lại dấu ấn sâu
đậm trong lòng bạn đọc. Để làm được điều đó, chính là nhờ một phần không nhỏ


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

21

những ký ức từ thuở ấu thơ gắn với sông nước miệt vườn của ơng, cũng như
chính tâm hồn nhà văn đã có sự gắn kết tự nhiên với đất mẹ thiêng liêng. Ký ức
đó thường bắt đầu từ những điều bình dị nhất như lời ăn, tiếng nói, cỏ cây...
trong đời sống thường ngày.
2.3 Thông điệp về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên
Tư tưởng sinh thái trong “Hương rừng Cà Mau” thể hiện qua sự gần gũi
giữa con người với tự nhiên, con người n lực làm cho tự nhiên trở nên thân
thiện, hữu ích hơn đối với cuộc sống của mình, con người khơng xem tự nhiên
như nơi lánh trú để đạt bình yên tự tại mà cùng hoạt động trong mơi trường đó
có thể hịa hợp, để có thể sinh tồn cùng với tự nhiên: “Muôn ngàn hũ mật ong
của trời an xuống cho trần gian còn treo lủng lẳng như mù sương tr n nửa
lừng đó. Hửi vơ th say. Say th khơng tỉnh được. Có người toan dùng nó mà

luyện thuốc trường sinh, từ trăm năm nay…” [3, tr.571] hay “Mỗi gắp là ốn
hoặc năm con c , mỗi con c sặc to ằng àn tay xòe, tươm mỡ” [3, tr.158].
Bên cạnh đó, Sơn Nam cũng khéo léo lồng ghép ý thức trách nhiệm bảo vệ
môi trường. Như câu chuyện “Nhứt ph sơn lâm”, nhà văn mượn lời nhân vật
trong truyện để đưa ra lời cảnh báo: “Duy có hai nghề ph sơn lâm đâm Hà B
là dễ làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng không ai chạy khỏi: ph rừng, chài c
khiến con người phải nghèo mạt” [3, tr.742]. Có lẽ với ông, thiên nhiên ở Nam
Bộ không chỉ đẹp về hoa thơm, cỏ lạ một cách nhẹ nhàng mà nó lại như một cơ
gái bí hiểm, thơng minh và sắc sảo, “cô gái Nam Bộ” này sẵn sàng nuốt chửng
những người bội bạc, quên lời thề ân nghĩa với mình một chút không thương
tiếc bằng rất nhiều cách khác nhau. Qua những truyện ngắn trong tập “Hương
rừng Cà Mau”, có thể thấy thông điệp sinh thái của Sơn Nam đã gióng lên một
hồi chng cảnh báo giúp độc giả nhận thức lại mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, từ đó thay đổi cách ứng xử với tự nhiên để tránh những thảm họa sinh
thái trong tương lai. Cần biết tôn trọng lối sống cộng sinh giữa con người với tự


Tiểu luận Văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

22

nhiên, cần có thái độ ứng xử hịa hợp chứ khơng phải tận diệt tự nhiên chính là
thơng điệp sinh thái mà Sơn Nam muốn nhắn gửi.
III. ẾT LUẬN
Sơn Nam là một hiện tượng hiếm có của văn học Nam Bộ. Các sáng tác của
ông thường đề cập đến nhiều phương diện về lịch sử, văn hóa, đất nước con
người của một vùng đất. M i tác phẩm là một câu chuyện, Sơn Nam đã vẽ lại
một bức tranh toàn cảnh về xã hội Nam Bộ trong những ngày đầu đi mở đất và
khoảnh khắc giao thời xô bồ, h n loạn. Từ mối quan hệ giữa con người với con
người, tác giả đã nhân rộng ra những mối quan hệ giữa con người với thế giới tự

nhiên, xã hội. Nếu mảng đề tài viết về mối quan hệ giữa con người với con
người, tác giả bày tỏ sự cảm phục, thái độ trân trọng trước những hy sinh thầm
lặng của con người thì đến mảng đề tài này, ngịi bút của ông b ng trở nên sắc
lẹm. Trên m i trang viết của ơng đều thấm đẫm nghĩa tình, đó là sự chan hịa,
gần gũi với thiên nhiên; là những nét tính cách trân quý của con người miền
Nam Bộ.
Tập truyện “Hương rừng Cà Mau” của Sơn Nam đã hàm chứa thơng điệp:
Núi, sơng, rừng, sinh lồi, con người đều có thể biến mất. Những cảnh báo trong
tập truyện không chỉ đơn thuần như một diễn ngôn về môi trường mà cịn là
thơng điệp mang tính nhân văn sâu sắc. Có lẽ vì khát vọng hịa hợp với thiên
nhiên, trăn trở với vấn nạn về môi trường, Sơn Nam đã viết “Hương rừng Cà
Mau”. Những câu chuyện con người vơ tình gây nên những tội ác với tự nhiên
nhiều hơn phần viết về những vẻ đẹp của tự nhiên. Tác phẩm nào của ông cũng
mộc mạc, dân dã đậm chất miền Tây Nam Bộ. Ở truyện ngắn nào, nhà văn cũng
thể hiện sự trăn trở trước thực trạng tự nhiên đang bị khai thác phá hủy của con
người.
Để dung hòa thế giới con người và thế giới tự nhiên, trước hết con người
cần khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách có ý thức, đồng thời cần thay đổi


×