Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.2 KB, 9 trang )

Vài nét về văn xuôi đô thị miền
Nam giai đoạn 1954-1975








III. Về các khuynh hướng và sự phát triển

Xuất phát từ lập trường chính trị và tư tưởng, các nhà nghiên cứu
như Phạm Văn Sĩ
(16)
, Trần Trọng Đăng Đàn
(17)
, Trần Hữu Tá
(18)
và một số
người khác chia văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 (trong đó
có văn xuôi) thành hai khuynh hướng: một là yêu nước, cách mạng; hai là
phản động, suy đồi. Phạm Văn Sĩ cho rằng chính sách văn hóa thực dân
mới đã tác động và làm cho văn chương đô thị miền Nam có những xu
hướng biểu hiện như "văn chương chống Cộng, văn chương nhân vị, văn
chương hiện sinh"
(19)
. Cũng như tác giả Trần Trọng Đăng Đàn coi bộ phận
văn học yêu nước, cách mạng là "một dòng trong giữa những dòng
đục"
(20)


, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá phân tích đặc điểm của khuynh
hướng văn học tích cực này là "gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh
đô thị, với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", "xác
lập được khuynh hướng tư tưởng - nghệ thuật nhất quán và sáng tạo
nhiều phương thức hoạt động độc đáo, đa dạng", "tập họp được nhiều lực
lượng viết khác nhau và hình thành nên những trung tâm đấu tranh lớn".
Tác giả kết luận: "Nó là sự tiếp nối của truyền thống; nó khẳng định tư
tưởng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc luôn là nguồn mạch chính
của văn học Việt Nam…"
(21)
.

Khác với quan điểm trên, Võ Phiến cho rằng văn xuôi miền Nam vận
động theo hai hướng: một là đi theo con đường truyền thống, hai là có xu
hướng phản kháng lại. Dòng truyền thống bao gồm những tác giả không
khác trước mấy về tư tưởng nghệ thuật lẫn quan điểm xã hội, nghĩa là vẫn
phản ánh các vấn đề đạo đức, tình cảm, tâm lý con người như các nhà
văn của giai đoạn trước 1945. Ví dụ Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc xếp
vào khuynh hướng phong tục; Phan Du, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Hạnh
có khuynh hướng xã hội; Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Nhất Hạnh,
Nguyễn Mộng Giác thuộc khuynh hướng luận đề; Nhật Tiến, Lê Tất Điều,
Võ Hồng, Doãn Quốc Sỹ có khuynh hướng luân lý. Các khuynh hướng
phản ứng lại truyền thống gồm có: "phản ứng trong suy tưởng: Thanh
Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu ; phản ứng trong nếp sống: Nguyễn Thị
Hoàng, Chu Tử, Nguyễn Đình Toàn, Trần Thị NgH, Lệ Hằng ; phản ứng
trong bút pháp: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông
Ngạc ". Võ Phiến còn nhấn mạnh thêm rằng những phản ứng, chống đối
nêu trên " vượt ra ngoài phạm vi tiểu thuyết, phạm vi văn nghệ; sự
chống đối ấy bao trùm cả nếp sống trong xã hội, cả nếp tư tưởng, cả
phong cách con người, cả bút pháp các nhà văn như chúng ta đã

thấy "
(22)
.

Cách phân loại của Võ Phiến về đại thể vẫn dựa vào sự phân chia cũ
của Vũ Ngọc Phan năm 1941 (Doãn Quốc Sỹ năm 1973 cũng phân tiểu
thuyết thành 10 loại: phiêu lưu, phong tục, lịch sử, tâm lý, tả chân, hoạt

(23)
), nhưng mặt khác lại chú trọng đề cao các hiện tượng mới và trào
lưu văn học.
Những biểu hiện phức tạp của đời sống văn hóa bao gồm cả sự thay
đổi nhiều chiều trong "nếp sống", "nếp tư tưởng", của nhà văn, thái độ
chống đối lại văn hóa "truyền thống" quả thực gây trở ngại cho việc hệ
thống nên mô hình phát triển của văn xuôi giống như Vũ Ngọc Phan đã
làm cho giai đoạn trước.

Nhìn thẳng vào thực tiễn tồn tại của tác phẩm, tức là qua thị trường
báo chí và sự tiếp nhận phổ biến của độc giả, còn có thể thấy văn xuôi
miền Nam thể hiện qua các nhóm viết khác nhau, do các nhà văn cộng tác
chung trong một tờ báo, tạp chí nào đó hay do gần gũi nhau về tư tưởng
nghệ thuật, tư tưởng chính trị - xã hội

Nhà nghiên cứu Cao Huy Khanh là người đầu tiên chia văn xuôi đô
thị miền Nam ra thành những nhóm bút như: Nhóm Người Việt (và sau
là Sáng Tạo) gồm Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền ;
nhóm Quan Điểm có Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ ; nhóm Văn Hóa Ngày
Nay của Nhất Linh, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Duy Lam, Nhật Tiến ;
nhóm Nhân Loại gồm Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế
Hy ; nhóm Bách Khoa có Võ Phiến, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Phan Du Thập

niên 60 trở đi còn có thêm một số nhóm mới như Văn Nghệ, Khởi
Hành, Thời Tập có Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Cung Tích Biền ;
nhóm Văn có Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Tuấn, Mường Mán, Ngụy
Ngữ ; nhóm Trình Bày, Đất Nước, Đối Diện gồm Nguyễn Văn Trung, Thế
Nguyên, Thế Vũ, Võ Trường Chinh, Trần Duy Phiên, Huỳnh Ngọc Sơn ;
nhóm Tuổi Ngọc có Duyên Anh, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện
(24)
.

Mỗi nhóm văn lại có những khuynh hướng biểu hiện khác biệt về tư
tưởng hay về nghệ thuật. Các thành viên của nhóm Sáng Tạochủ trương
đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa - đổi mới về tư duy ngôn ngữ,
giọng điệu và nhất là cách thể hiện nhân vật. Trong khi đó, nhóm Văn Hóa
Ngày Nay của Nhất Linh vẫn tiếp tục kiểu viết của Phong Hóa ngày xưa,
nhưng khuynh hướng miêu tả tâm lý xã hội cổ điển ấy không gây được ấn
tượng cho người đọc nữa. Nhóm Bách Khoa gồm các thành viên khác biệt
nhau hoàn toàn về quan điểm chính trị - xã hội và phong cách viết, trong
khi nhóm Nhân Loại (bao gồm cả tờ Vui Sống và nhà xuất bản Phù Sa) lại
rất thống nhất trong đường lối quảng bá về con người và đặc điểm văn
hóa miền Nam. Nhóm Sáng Tạo qui tụ phần lớn các nhà văn chống đối
Cộng sản, công kích chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; còn những
thành viên của nhóm Việt (cũng như các tờTrình Bày, Đất Nước, Đối Diện)
luôn tỏ rõ thái độ kiên quyết chống Mỹ, chống lại chính quyền Sài Gòn. Có
nhóm, có nhà xuất bản mang tính tôn giáo, như Tạp chí Vạn Hạnh của viện
Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh
(Phật giáo), Tạp chí Đối Diện của Linh mục Chân Tín và Linh mục Nguyễn
Ngọc Lan (Công giáo) Các nhóm như Văn Nghệ, Khởi Hành,Tuổi Ngọc
có nhiều nhà văn trẻ và tác phẩm của họ cũng chủ yếu nói về lớp trẻ, xoay
quanh những đề tài như tình yêu, tâm trạng cô đơn, thất vọng


Trong Hồi ký của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê nhận xét
khái quát: "Trong hai chục năm sau Hiệp đinh Genève, văn học miền Nam
phát triển khá mạnh. Về lượng, chúng ta bỏ các thời trước, về phẩm
không phải là kém, nhưng có điểm đặc biệt này là không một nhóm nào có
đủ uy tín, gây ảnh hưởng khá lớn trong dân chúng như nhóm Nam Phong
những năm hai mươi (1920-1929) và nhóm Tự Lực những năm ba mươi
(1932-1939) "
(25)
.

Khác với ý kiến của Nguyễn Hiến Lê, trong Sơ thảo 15 năm văn xuôi
miền Nam (1955-1969), tác giả Cao Huy Khanh nhận xét: "Tiểu thuyết miền
Nam trong 15 năm qua đã thực sự vượt qua bên kia ranh giới của một thời
văn chương đã từng huy hoàng trong quá khứ, thời văn chương gọi là
văn chương Tiền Chiến "
(26)
.

Vai trò của báo chí, của các nhóm bút đối với đời sống văn học miền
Nam thập niên 50, 60 rất lớn và không chỉ dừng lại ở chỗ tạo nên sự
phong phú "nhiều hình, nhiều vẻ". So với thời kỳ "huy hoàng" (1932-1945)
trước đó; sự cách tân, đổi mới trong văn học không tập trung tạo thành
những cuộc Cách mạng rầm rộ hay những dòng chảy mạnh lôi kéo nhiều
người tham gia; nhưng sự thay đổi trong ngôn ngữ văn chương, giọng
điệu, nhân vật theo chiều hướng hiện đại, tiến bộ hơn là điều không thể
phủ nhận. Tuy nhiên, dường như cái mốc 1954 đã đưa văn chương miền
Nam vốn nặng về "tải đạo" từ thời "Lục Vân Tiên", chuyển dần sang văn
chương mang tính "thực dụng" theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực của
từ này.


Diễn trình văn xuôi đô thị miền Nam trong hai mươi năm không
thẳng một đường, hướng tới một đích như văn học Cách mạng mà quanh
co, biến hóa khác thường

Trong thời kỳ đầu từ 1954 đến 1963, còn gọi là thời "Đệ nhất Cộng
hòa" hay thời Ngô Đình Diệm, văn học mới hình thành có vẻ rất hào hứng,
tràn trề hy vọng nhưng rồi nhanh chóng thất vọng. Mai Thảo và một số
nhà văn từ miền Bắc vào từng rất tin vào khí thế "lên đường" của văn học
mới và tưởng rằng họ sẽ gặt hái toàn những mùa "sáng tạo" bội thu:
" Ta từng đi chật đất. Ta từng có, lớp lớp. Ta từng đến, hàng hàng.
Những khởi đầu của từng hoạt động văn học; từng phát động nghệ thuật
nói chung của ta tuyệt đúng, tuyệt đẹp"
(27)
. Nhưng hiện thực xã hội bi đát
và hiện thực sáng tạo của Mai Thảo đã không chạy theo kịp với ý tưởng
"tuyệt đẹp, tuyệt đúng" của Mai Thảo và " Hai chữ "sáng tạo" nghe
như đượm một mùi tiếc thương dĩ vãng"
(28)
. Không chỉ Mai Thảo, Doãn
Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền mà cả Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Khắc Khoan
đều có tâm trạng chua chát ấy. Họ vẫn hoạt động, vẫn đi trên con đường
văn chương nhưng đã làm rơi mất niềm tin tích cực về nó ngay sau khi
khởi hành. Vấn đề còn lại là viết để mưu sinh và theo quan niệm cá nhân
của mỗi người

Từ 1963 trở đi, nhất là khi Mỹ đổ quân vào miền Nam thì cả đời sống
chính trị và đời sống văn chương đều biến đổi dữ dội. Nhà nghiên cứu
Cao Huy Khanh nhận xét: "Sau 1963, văn chương miền Nam biến thái
cùng với một mối ám ảnh thường xuyên, khốc liệt: ám ảnh chiến tranh và
tất cả những gì xung quanh chiến tranh"

(29)
. Một số nhà văn quay về quá
khứ, hoài niệm cảnh sống bình yên của nông thôn ngày trước hoặc quay
lưng lẩn tránh thực tại. Một số nhà văn khác lại phản ứng với hiện thực
bằng cách thể hiện nhân vật trong tác phẩm có thái độ thách thức, hành
động ngược lại với những qui ước đạo đức vốn sẵn có. Hàng loạt tác
phẩm viết về chiến tranh ra đời. Nhưng vẫn chưa thấy có tác phẩm nào đủ
tầm, đủ sức khái quát toàn bộ cuộc chiến, nhất là nói cho đúng nguyên
nhân sâu xa và tác động của nó đối với người dân Việt hai miền.

Giai đoạn 1968 đến 1975 là thời kỳ bi quan, khủng hoảng. Trên văn
đàn hầu như chỉ thể hiện rõ hai khuynh hướng tư tưởng: một là chán nản,
tuyệt vọng, phá phách; hai là chống Mỹ, đề cao dân tộc. Các báo và tạp
chí thay nhau giải thể, tan rã, rồi thành lập mới, nhiều nhà văn ngừng viết,
nhiều người mới nhập cuộc Diện mạo văn xuôi nhìn chung không thay
đổi nhưng đã có sự hoán vị âm thầm về đề tài, thể loại và vị trí nhà văn.
Bình Nguyên Lộc từ tiểu thuyết, truyện ngắn chuyển sang biên khảo. Sơn
Nam cũng vậy. Võ Phiến từ truyện đi qua tùy bút, tạp bút. Vũ Hạnh lấn hẳn
sang lý luận, phê bình. Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Trần Hoài
Thư vào "quân ngũ" và chủ yếu viết về đề tài chiến tranh. Nhã Ca từ thơ
chuyển sang nổi tiếng ở lãnh địa văn xuôi với những tác phẩm như Đêm
nghe tiếng đại bác, Dải khăn sô cho Huế, Tình ca cho Huế đổ nát Lê
Xuyên, Chu Tử thu hút độc giả trẻ bằng những tiểu thuyết trộn lẫn tình
yêu bản năng, trụy lạc với lối sống hiện sinh

Văn xuôi đã biến đổi, đã đi qua các đoạn đường thăng trầm của thời
cuộc, thay đổi từ đội ngũ tác giả đến những tác phẩm truyện, ký sự, tiểu
luận Võ Phiến cho rằng sự thay đổi này " không phải là sự thay thế
những cái tên suông, mà là sự thay thế cả một chiều hướng tinh
thần "

(30)
. Lữ Phương gọi đó là hệ quả tất yếu từ "cuộc xâm lăng về văn
hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam"
(31)
.

Căn cứ vào mục đích sáng tác và thực tiễn tiếp nhận tác phẩm của
người đọc, có thể phân biệt văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975
ra làm ba thành phần: Thứ nhất - loại tác phẩm giải trí đơn giản (thường
dành cho độc giả bình dân); thứ hai - loại tác phẩm hướng đến các giá trị
tư tưởng hay đạo lý truyền thống; thứ ba là những tác phẩm mang tính
trào lưu hướng đến những cách tân, đổi mới về nghệ thuật. Sự phân chia
này dĩ nhiên không phải là những nhát cắt rạch ròi, xác định bởi văn
chương nghệ thuật vốn phức tạp và một tác phẩm vẫn có thể đi theo
nhiều mục tiêu khác nhau. Bản thân đời sống văn chương phong phú
cũng đã phản ảnh nhu cầu thưởng thức và cảm thụ văn chương rất đa
dạng của người đọc.

Tuy nhiên nếu đặt tác phẩm văn học trong dòng chảy lịch sử có kế
thừa và đổi mới; chúng ta cũng có thể nhận ra sự thay đổi của văn xuôi
theo các xuất xứ văn hóa: Nhóm các nhà văn di cư, vào Nam vẫn mang
theo cách viết truyền thống trước đó (văn xuôi giai đoạn 1932-1945) gồm
có Nhất Linh, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh, Doãn Quốc Sĩ, Lê Tất Điều,
Phan Văn Tạo, Tạ Tỵ Nhóm các nhà văn di cư chủ trương đổi mới văn
nghệ cả nội dung tư tưởng lẫn thủ pháp nghệ thuật như Mai Thảo, Thanh
Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh Hai nhóm nhà văn mang đặc
điểm văn hóa xứ Bắc, dù có chung ngôn ngữ giọng Bắc và bối cảnh quê
nhà nhưng quan niệm về con người và những đặc trưng thi pháp rất khác
biệt nhau. Đối với các nhà văn Nam Bộ như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc,
Ngọc Linh, Trang Thế Hy việc đi theo đường hướng miêu tả chân thực

phong tục, cuộc sống con người miền Nam từ thế hệ Hồ Biểu Chánh
trước đó là khá rõ ràng. Một số nhà văn khác, tuy không chủ trương viết
về đất và người ở một vùng không gian xác định nhưng vẫn thể hiện đặc
điểm và sắc thái văn hóa địa phương trong mỗi tác phẩm như một thói
quen của hành động ghi nhận và phản ảnh hiện thực.

*

Nhìn nhận về "một chặng đường văn học" đã qua
(32)
, có thể mỗi
người có một ý kiến đánh giá khác nhau. Từ góc độ lý luận, có thể phân
chia văn xuôi ra thành khuynh hướng này, khuynh hướng khác, nhưng từ
thực tiễn đời sống của tác phẩm qua tiếp nhận của công chúng, còn thấy
rằng thời gian mới là thước đo khách quan nhất. Tác phẩm nào thực sự
có giá trị sẽ còn ở lại lâu dài với người đọc, truyện nào dở tất nhiên cũng
bị đào thải nhanh.

Đi qua những thành kiến cực đoan cá nhân, những xung đột về
chính trị, những cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề truyền thống và hiện
đại, những biến hóa nhiều chiều của văn chương đương thời , tác phẩm
của nhiều nhà văn như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Trang Thế
Hy, Nguyễn Văn Xuân, Minh Quân viết ở thập niên 50, 60 trong lòng đô
thị miền Nam vẫn còn được nhiều người yêu thích. Điểm chung nhất và là
chỗ dựa vững bền của nó là hướng đến những giá trị văn hóa dân tộc, là
bản sắc văn hóa mỗi vùng miền và tình yêu quê hương chân thành, tha
thiết. Họ làm thành một dòng chảy riêng, không tách biệt nhưng cũng
không nhập cuộc vào những trào lưu khác vẫn thường được coi là thịnh
hành đương thời như "hiện sinh", "phân tâm", "ý thức" Từ tác phẩm của
những nhà văn có kiểu viết rất "truyền thống" và "cổ điển" này, người đọc

có thể nhìn thấy bức tranh đa dạng của văn hóa miền Nam những năm
trước 1975, những sự kiện làm đổi thay đời sống văn hóa, đặc biệt là đời
sống tinh thần của người dân.

×