Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Boi duong nc kt kn hoc toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.72 KB, 13 trang )

BÀI 1. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA MƠN TỐN
Ở LỚP 1
Học hết Tốn 1, HS phải đạt được trình độ tối thiểu như sau:
1. Về phép đếm: Biết đếm đến 100, bao gồm:
-Đếm từ 1 đến 100.
-Đếm theo từng chục.
-Điền các số tiếp liền theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
2. Về đọc, viết các số đến 100:
-Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó có:
+Viết số và ghi lại cách đọc số.
+Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
3. Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của số có hai chữ số:
-Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị.
-Gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số.
4. Về nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng:
-Biết lập tương ứng 1 - 1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.
-Biết sử dụng từ “nhiều hơn”, “ít hơn”, “bằng nhau”.
5. Biết so sánh các số trong phạm vi 100:
-Biết sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn, lớn nhất, bé nhất, bằng nhau và các dấu <, >, =
khi so sánh hai số.
-Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh
các số có hai chữ số, để phân biệt sự khác nhau của từng cặp số trong các trường hợp như:
62 và 68; 36 và 56; 89 và 90.
-Biết sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
-Biết sử dụng các từ: thứ nhất, thứ hai,... thứ mười trong q trình thực hành tốn
học.
6. Về phép cộng các số trong phạm vi 10:
-Biết sử dụng các thao tác để minh hoạ, giải thích ý nghĩa của phép cộng (thêm, gộp
ứng với phép cộng)
1



-Biết viết phép cộng ứng với tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép
cộng.
-Thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 và biết cộng nhẩm thành thạo trong phạm vi 10.
-Nhận biết bước đầu tính chất giao hốn của phép cộng (thơng qua ví dụ cụ thể).
7. Về phép trừ các số trong phạm vi 10:
-Biết sử dụng các thao tác để minh hoạ, giải thích ý nghĩa của phép trừ.
-Biết viết phép trừ ứng với tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép trừ.
-Thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 và biết trừ nhẩm thành thạo trong phạm vi 10.
-Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ thông qua ví dụ cụ thể.
-Nhận biết bước đầu đặc điểm của phép cộng, trừ với 0.
-Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
8. Về phép cộng và phép trừ không nhớ các số trong phạm vi 100
-Biết đặt tính theo cột dọc và thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ các số trong
phạm vi 100.
-Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để cộng, trừ nhẩm khơng nhớ:
+Hai số trịn chục.
+Số có hai chữ số và số có một chữ số (trường hợp phép cộng, phép trừ ở cột đơn vị
dễ thực hiện bằng nhẩm nhanh).
+Số có hai chữ số và số tròn chục.
9. Về đại lượng và đo đại lượng
-Biết sử dụng các thao tác đo, các đơn vị đo quy ước để nhận biết độ dài và so sánh
độ dài.
-Biết cm là đơn vị chuẩn để đo độ dài và biết đo độ dài, viết số đo độ dài trong phạm
vi 100 cm.
-Biết ước lượng các độ dài trong phạm vi 10 cm.
-Biết thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị cm.
-Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lế.
-Biết xem lịch loại lịch bóc hàng ngày.
-Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.

2


10. Hình học
-Nhận biết bước đầu các hình: hình tam giác, hình vng, hình trịn bao gồm:
+Nhận ra hình vng, hình tam giác, hình trịn ở những vị trí khác nhau.
+Tham gia các hoạt động xếp hình, ghép hình.
-Nhận biết bước đầu về điểm và đoạn thẳng.
-Biết nối hai điểm để có đoạn thẳng.
-Biết nối các điểm để có hình tam giác, hình vng.
-Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình.
-Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài khơng q 10 cm.
11.Về giải bài tốn có lời văn
-Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài tốn có lời văn.
-Biết giải các bài tốn đơn về thêm, bớt và trình bày bài giải.

BÀI 2. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA MÔN TỐN
LỚP 2
Học hết Tốn 2, HS phải đạt được trình độ học tập tối thiểu như sau:
1. Về phép đếm
Biết đếm đến 1000 bao gồm:
-Đếm từ 1 đến 1000
-Điền hai số tiếp liền trong dãy số.
2. Về đọc, viết các số đến 1000
-Biết đọc, viết các số đến 1000, trong đó có:
+Viết, đọc bằng chữ và chữ số.
+Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
-Biết phân tích số có 3 chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược
lại.
3. Về so sánh số trong phạm vi 1000

3


-Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh
các số có đến ba chữ số.
-Biết xác định số bé nhất (hoặc lớn nhất) trong một nhóm có đến 4 số cho trước.
-Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại (nhiều
nhất là 4 số).
4. Về phép cộng và phép trừ các số có đến 3 chữ số
-Thuộc bảng cộng và bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
-Biết cộng trừ nhẩm trong phạm vi bảng tính đã học và trong các trường hợp:
+Cộng, trừ các số trịn trăm.
+Số có 3 chữ số cộng (hoặc trừ) với số có một chữ số, số trịn chục, số trịn trăm
(phép tính khơng nhớ).
-Biết đặt tính và làm tính cộng, trừ các số có đến hai chữ số (có nhớ một lần), các số
có đến ba chữ số (khơng nhớ) trong phạm vi 1000.
-Biết tính giá trị các biểu thức số có khơng q 2 dấu phép tính cộng, trừ (trường hợp
đơn giản, chủ yếu với các số có hai chữ số).
-Biết tìm x trong các bài tập dạng:
x+ a = b; a + x = b; x – a bằng b; a – x = b (với a, b là các số có khơng q 2 chữ số)
bằng sử dụng bảng tính hoặc mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của phép tính.
5. Về phép nhân và phép chia
-Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5.
-Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng tính đã học và trong các trường hợp:
+Nhân chia số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
-Bước đầu nhận biết qua các hoạt động hoặc tranh vẽ tính chất giao hốn của phép
nhân (chưa gọi tên “giao hốn”) bằng các ví dụ cụ thể.
-Nhận biết phép chia là phép tính ngược của phép nhân bằng hoạt động trên các đồ
dùng dạy học và bằng các ví dụ cụ thể.
-Biết tính giá trị của biểu thức số có khơng q 2 dấu phép tính và chỉ nhân, chia

trong phạm vi bảng tính đã học.
-Biết tìm x trong các bài tập dạng:
4


x × a = b; a × x = b; x : a = b với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là nhân hoặc
chia trong phạm vi bảng tính đã học.
6. Giới thiệu các thành phần bằng nhau của đơn vị
-Nhận biết, gọi tờn v vit: ẵ; 1/3; ẳ; 1/5. Cha nờu tờn gọi phân số.
-Nhận biết bằng hình ảnh trực quan các phần bằng nhau và không bằng nhau của đơn
vị.
-Nhận biết một số nhóm đồ vật, một số hình đơn giản có chứa các ơ vng đã được
chia thành 2,3,4,5 phần bằng nhau.
7. Về đại lượng và đo đại lượng
-Biết dm, cm, mm, km là các đơn vị đo độ dài.
-Ghi nhớ được: 1m = 100 cm, 1m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1m = 1000mm; 1km =
1000m.
-Biết sử dụng thước thẳng có vạch chia thành từng cm để đo độ dài.
-Biết ước lượng các độ dài trong phạm vi 20 cm, 5m.
-Biết kg là đơn vị đo khối lượng và biết sử dụng một số loại cân thơng dụng để thực
hành đo khối lượng.
-Biết lít là đơn vị đo dung tích và biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để thực hành đo
dung tích.
-Biết một ngày có 24 giờ. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số12, số 3, số 6.
Biết xem lịch để xác định số ngày trong một tháng nào đó và xác định một ngày trong
tháng nào đó là ngày thứ mấy (trong tuần lễ),...
-Nhận biết các đồng tiền Việt Nam: 100 đồng, 200 đồng, 1000 đồng và mối quan hệ
giữa chúng (thông qua thực hành sử dụng tiền).
8. Về hình học
-Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác (chưa yêu cầu nhận ra hình

chữ nhật là hình tứ giác, hình vng là hình chữ nhật), đường thẳng, đường gấp khúc.
-Biết tính độ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài mỗi đoạn thẳng của nó, tính chu
vi hình tam giác, hình tứ giác khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của nó.
9. Về giải bài tốn có lời văn
-Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về cộng, trừ; trong đó có các bài
tốn về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
5


-Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về nhân chia; chủ yếu là các bài
toán tìm tích của hai số trong phạm vi các bảng nhân 2, 3,4,5, và các bài toán về chia thành
phần bằng nhau hoặc chia theo nhóm trong phạm vi các bảng chia 2,3,4,5.

BÀI 3. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA MƠN TỐN
LỚP 3
1. Về số học
1.1. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000
- HS biết cộng, trừ các số có 3 chữ số có nhớ khơng q 1 lần.
- HS thuộc bảng nhân 6, 7, 8, 9 và bảng chia 6, 7, 8, 9; biết vận dụng thực hiện nhân,
chia ngoài bảng, nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số, chia số có 2, 3 chữ số cho số có
một chữ số.
-HS biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có 2 chữ số với số có 1 chữ
số khơng nhớ, chia nhẩm số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số khơng nhớ.
-HS biết cách tính giá trị biểu thức, giải bài tập dạng tìm x biết a : x =b
1.2. Các số đến 100 000
- HS có biểu tượng về số và biết dùng các chữ số (0, 1, 2, 3 ..., 9) để ghi các số từ 0
đến 100000, làm quen các chữ số La Mã.
- Nắm được: 10 đơn vị làm thành 1 chục ở hàng tiếp theo (10 đơn vị làm thành 1
chục; 10 chục làm thành 100...)
- Biết viết các số thành tổng các đơn vị hàng (chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị)

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, có nhớ không liên tiếp và
không quá 2 lần.
- Biết so sánh các thành phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ trong trường hợp
đơn giản.
- Biết cách lập bảng thống kê số liệu đơn giản và xếp lại số liệu của bảng theo mục
đích, yêu cầu cho trước.
2. Về đại lượng và đo đại lượng
- Nhận biết được đơn vị đo đại lựơng. Đọc, viết đơn vị đo: đề - ca - mét, héc - tô mét, xăng - ti - mét vuông, tiền Việt Nam.
- Nhận biết quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau; biết đổi đơn vị đo (từ đơn vị lớn
ra đơn vị nhỏ)
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số đo theo đơn vị đo; đo và ước
lượng
- Biết xem lịch, xem đồng hồ chính xác đến phút, đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
6


3. Về yếu tố hình học
- HS nhận biết được đỉnh, góc, cạnh của hình đã học; tâm, bán kính, đường kính của
hình trịn.
- Vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke; biết trang trí hình trịn.
- Tính được chu vi, điện tích hình chữ nhật và hình vng.
4. Về giải bài tốn
- Giải các bài tốn có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản như:
gấp 1 số lên nhiều lần, giảm đi một số lần; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé
bằng một phần mấy số lớn; bài toán liên quan đến rút về đơn vị; bài tốn có nội dung hình học
- Nắm được các thao tác phân tích, tổng hợp khi giải tốn: phân tích để tìm ra cách
giải; tổng hợp để trình bày cách giải.
- Đặt được bài toán theo điều kiện cho trước.

BÀI 4. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA MƠN TỐN

LỚP 4
1. Về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên
1.1. Về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
- Biết đọc, viết, so sánh các số có đến sáu chữ số và nhận ra các số tròn triệu trong
phạm vi lớp tỉ.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
1.2. Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- Nếu thêm 1 vào một số tự nhiên thì được số tự nhiên liền sau nó, bớt 1 từ một số tự
nhiên khác 0 thì được số tự nhiên liền trước nó.
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất. Khơng có số tự nhiên lớn nhất (tức là dãy số tự nhiên
kéo dài mãi).
1.3. Nhận biết các hàng trong mỗi lớp. Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của
chữ số đó trong mỗi số.
1.4. Về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên
- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số, khơng nhớ
hoặc có nhớ khơng q ba lượt và khơng liên tiếp.
7


- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hốn và tính chất kết hợp của phép cộng các
số tự nhiên trong thực hành tính.
1.5. Về phép nhân và phép chia các số tự nhiên
- Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với các số có khơng
q ba chữ số (tích có khơng quá 6 chữ số).
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hốn, tính chất kết hợp của phép nhân và tính
chất nhân một tổng với một số trong thực hành tính.
- Biết đặt tính và thực hiện chia một số có nhiều chữ số cho số có khơng q ba chữ
số (thương có khơng q ba chữ số).
1.6. Về tính nhẩm
Biết cộng, trừ nhẩm các số trịn chục, trịn trăm, trịn nghìn (dạng đơn giản); nhân

nhẩm với 10; 100; 1000; chia nhẩm cho 10; 100; 1000; nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
1.7. Về dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 trong một số tình huống
đơn giản.
2. Về phân số
- Biết khái niệm ban đầu về phân số: Biết đọc, viết các phân số
- Biết tính chất cơ bản của phân số và vận dụng để nhận ra hai phân số bằng nhâu, rút
gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh hai phân số và sắp xếp một số phân số theo thứ tự từ bé đến lơp hoặc
từ lớn đến be.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hai phân số (dạng đơn
giản)
- Biết phép cộng và phép nhân hai phân số có tính chất giao hốn, tính chất kết hợp,
nhân một tổng hai phân số với một phân số
- Biết tính giá trị của biểu thức các phân số theo các quy tắc như đối với số tự nhiên.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính (như đối với số tự nhiên)
3. Về yếu tố thống kê
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số
- Bước đầu nhận xét một số thông tin đơn giản trên biểu đồ cột
8


4. Về đại lượng và đo đại lượng
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng, đo diện tích, đo thời gian
thường dùng hằng ngày.
- Biết đọc, viết, chuyển đổi số đo khối lượng, số đo thời gian, số đo diện tích có hai
tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- Bước đầu biết sử dụng những kiến thức về đo khối lượng, đo diện tích, đo thời gian
trong giải quyết một số vấn đề của thực tế.
5. Về các yếu tố hình học

- Nhận biết các góc nhọn, tù, bẹt.
- Nhận biết hai đường thẳng vng góc với nhau, song song với nhau
- Biết vẽ hai đường thẳng vng góc, hai đường thẳng song song, đường cao của một
tam giác.
- Nhận biết hình bình hành, hình thoi, một số đặc điểm của một hình; biết cách tìm
chu vi và diện tích của mỗi hình.
6. Về giải bài tốn có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn có đến 3 bước tính (hoặc 4 bước tính dạng
đơn giản), trong đó có các bài tốn liên quan đến:
- Tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Tìm phân số của một số.
- Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.

BÀI 5. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA MƠN TỐN
LỚP 5
1. Về số thập phân và các phép tính với số thập phân
- Khái niện ban đầu về số thập phân
+ Nhận biết được phân số thập phân. Biết đọc, viết các phân số thập phân.
9


+ Nhận biết được hỗn số và biết hỗn số có phần nguyên, phần phân số. Biết đọc, viết
hỗn số. Biết chuyển một hỗn số thành một phân số.
+ Nhận biết được số thập phân. Biết số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
Biết đọc, viết, so sánh số thập phân. Biết sắp xếp một nhóm các số thập phân theo thứ tự từ
bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Phép cộng và phép trừ các số thập phân
+ Biết cộng, trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ khơng

q hai lượt.
+ Biết sử dụng tính chất giao hốn và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập
phân trong thực hành tính.
+ Biết tính giá trị của các biểu thức có khơng q ba dấu phép tình cộng, trừ, có hoặc
khơng có dấu ngoặc.
- Phép nhân các số thập phân
+ Biết thực hiện phép nhân có tích là số tự nhiên, số thập phân có khơng q ba chữ
số ở phần thập phân, trong một số trường hợp
* Nhân một số thập phân với một số tự nhiên có khơng q hai chữ số, mỗi lượt nhân
có nhớ khơng quá hai lần.
* Nhân một số thập phân với một số thập phân, mỗi lượt nhân có nhớ khơng q hai
lần.
+ Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000;… hoặc với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
;…
+ Biết sử dụng một số tình chất của phép nhân trong thực hành tính giá trị của các
biểu thức số.
- Phép chia các số thập phân
+ Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có khơng q ba
chữ số ở phần thập phân, trong một số trường hợp:
* Chia số thập phân cho số tự nhiên.
* Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Chia số tự nhiên cho số thập phân.
* Chia số thập phân cho số thập phân.
+ Biết chia nhẩm một số thập phân cho 10 ; 100 ; 1000 hoặc cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001.
10


+ Biết tính giá trị của các biểu thức số thập phân có đến ba dấu phép tính.
+ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép nhân hoặc phép chia với số thập phân.
- Tỉ số phần trăm

+ Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại
+ Biết đọc, viết tỉ số phần trăm.
+ Biết viết một số phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân
số.
+Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm; nhân tỉ số phần trăm với
một số tự nhiên; chia tỉ số phần trăm cho một số tự nhiên khác 0.
+ Biết:
* Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số.
2. Một số yếu tố thống kê: Biểu đồ hình quạt
- Nhận biết về biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó.
- Biết thu thập và xử lý một số thông tin đơn giản từ một biểu đồ hình quạt.
3. Đại lượng và đo đại lượng
- Bảng đơn vị đo độ dài
+ Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ
dài (chủ yếu giữa hai đơn vị đo liên tiếp hoặc giữa một số đơn vị đo thông dụng).
+ Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:
* Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.
* Từ số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị và ngược lại.
+ Biết thực hiện phép tính với các số đo độ dài và vận dụng trong giải quyết một số
tình huống thực tế.
- Bảng đơn vị đo khối lượng
+ Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị
đo khối lượng (chủ yếu giữa hai đơn vị đo liên tiếp hoặc giữa một số đơn vị đo thông
dụng).
+ Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng:
11


* Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.

* Tứ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại.
+ Biết thực hiện các phép tính với các số đo khối lượng và vận dụng trong giải quyết
một số tình huống thực tế.
- Diện tích
+ Biết dam2, hm2, mm2 là những đơn vị đo diện tích; ha là đơn vị đo diện tích ruộng
đất. Biết đọc, viết các số đo diện tích theo những đơn vị đo đã học.
+ Biết gọi tên, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo
diện tích (chủ yếu là quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp và một số đơn vị đo thông dụng).
+ Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích:
* Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.
* Từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị và ngược lại.
+ Biết thực hiện các phép tính với các số đo diện tích.
- Thể tích
+ Biết cm3, dm3, m3 là những đơn vị đo thể tích. Biết đọc, viết các số đo thể tích theo
những đơn vị đo đã học.
+ Biết mối quan hệ giữa m3 và dm3 ; dm3 và cm3 ; m3 và cm3.
+ Biết chuyển đổi đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản.
- Thời gian
+ Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
+ Biết đổi đơn vị đo thời gian.
+ Biết cách thực hiện:
* Phép cộng, phép trừ các số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị đo).
* Phép nhân, phép chia số đo thời gian (có đến hai tên đơn vị đo) với (cho) một số tự
nhiên khác 0.
- Vận tốc
+ Bước đầu nhận biết được vận tốc của một chuyển động.
+ Biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc (km/giờ ; m/phút ; m/giây).
4.Yếu tố hình học
12



- Hình tam giác
+ Nhận biết một số dạng hình tam giác:
* Hình tam giác có ba góc nhọn.
* Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
* Hình tam giác có một góc vng và hai góc nhọn.
+ Biết cách tính diện tích của hình tam giác.
- Hình thang
+ Nhận biết hình thang và một số đặc điểm của nó.
+ Biết cách tính diện tích của hình thang.
- Hình trịn
+ Biết cách tính chu vi và diện tích của hình trịn
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
+ Nhận dạng được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
+ Nhận biết một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
+ Biết cách tính diện tích xung quanh, diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật,
hình lập phương.
+ Biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Hình trụ, hình cầu
+ Nhận dạng được hình trụ và hình cầu.
5. Giải bài tốn có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài tốn có đến bốn bước tình, trong đó có các bài
tốn về:
- Quan hệ tỉ lệ
- Tỉ số phần trăm
- Tốn chuyển động đều
- Bài tốn có nội dung hình học.

13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×