Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bồi dưỡng năng lực tự học toán cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 116 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

HÀ THỊ TRÀ HƯƠNG

BỒI DƯỠNG NĂNG L ự
TOÁN
• c Tự
• HỌC

CHO HỌC SINH LỚP 4

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2015
--------m


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC s ư PHAM HÀ NÔI 2








HÀ THỊ TRÀ HƯƠNG

BÒI DƯỠNG NĂNG Lực


T ự• HỌC
TOÁN


CHO HỌC SINH LỚP 4

Chuyên ngành: Giáo dục học bậc Tiểu học
Mã số: 60.14. oi. 01

LUÂN VĂN THAC SĨ KHOA HOC GIÁO






Dưc


Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN LUẬN

HÀ NỘI, 2015

m


L Ờ I C Ả M ƠN
Để hoàn thành luận văn này, với tình cảm chân thành cho phép tác giả
được bày tỏ tình cảm sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu, các thầy cô phòng sau Đại học, các thầy cô khoa Giáo

dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thày cô ở Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
- Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Tràn Luận, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp
và bạn bè.
Hà Nội, thảng 11 năm 2015
Tác giả

Hà Thị Trà Hưomg


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho
bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương
trình đào tạo cấp bằng nào khác.
Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân tôi.
Các kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phàn được trích
dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Hà Thị Trà Hương


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 8
6. Giả thuyết khoa h ọ c............................................................................................. 8
Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN..................................................... 9
1.1. Một số vấn đề về tự học:................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về tự học:......................................................................................... 9

1.1.2. Ưu, nhược điểm của tự học.......................................................................... 14
1.1.3. Các mức độ tự học của học sinh lớp 4 .........................................................16
1.1.4. Biểu hiện của năng lực tự học Toán của học sinh lớp 4.............................. 18
1.1.5. Tổ chức hoạt động tự học cho học sinh.......................................................18
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học........................................................ 20
1.2.

Một số vấn đề về dạy học môn Toán lớp 4 ................................................21

1.2.1. Mục tiêu của chương trình Toán lớp 4 ...........................................................21

1.2.2. Nội dung môn Toán lớp 4............................................................................. 25
1.2.3. Thực trạng dạy học Toán theo hướng tự học của học sinh lớp 4 của nước ta
hiện nay...................................................................................................................27
1.2.3.1. Thực trạng dạy học Toántheo hướng tự họccủa học sinh lớp 4 của nước

ta hiện nay...............................................................................................................27
1.2.3.2. Một số nhận xét về thực ừạngdạy họcToán theohướng

tự học của học

sinh lớp 4 ................................................................................................................ 32


Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG

Lực ...............36

T ự HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4 ............................................................36
2.1. Những căn cứ để đề xuất giải pháp................................................................. 36
2.1.1. Căn cứ vào bản chất, cơ chế của hoạt động học........................................ 36
2.1.2. Căn cứ vào đặc trưng của hoạt động tự học Toán và cấu trúc của năng lực
tự học Toán.................................................................................................................. 37

2.1.3. Căn cứ vào những đặc điểm của khoa học Toán học và bộ môn Toán trong
nhà trường Tiểu học...............................................................................................38
2.1.4. Căn cứ vào đặc điểm của học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4..... 41
2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 4...... 43
2.2.1. Nhóm biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tự học hợp lí.................................. 43
2.2.2.Nhóm biện pháp 2: Rèn luyện những kĩ năng học tập cơ bảnphù hợp với
nhiệm vụ tự học môn Toán......................................................................................51
Chương 3: THựC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................... 67
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm............................................................... 67
3.1.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................. 67
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................... 67
3.1.3.


Nguyên tắc thực nghiệm.......................................................................... 68

3.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm....................... 69
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm................................................................................ 69
3.2.2. Nội dung thực nghiệm..................................................................................... 70

3.2.3. Phương pháp thực nghiệm........................................................................... 71
3.2.4. Khống chế các tác động ảnh hưởng tới kết quả thựcnghiệm sư phạm...... 72

3.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................ 72
3.2.5.1. Phân tích định tính dựa ừên theo dõi hoạt động của học sinh ừong giờ
học........................................................................................................................... 73
3.2.5.2. Phân tích kết quả định lượng dựa ừên kết quả bài kiểm ừ a .................... 73
3.3. Thực nghiệm sư phạm................................................................................... 73


3.4. Diễn biến cụ thể các tiến trình dạy học đã soạn thảo..................................... 74
3.4.1. Mục tiêu của dạy học tổ chức hoạt độngdạy học theo hướng tăng cường
hoạt động tự học của học sinh lớp 4.......................................................................74
3.4.2. Tổ chức hoạt động dạy học theo theo hướng tăng cường hoạt động tự học
của học sinh lớp 4....................................................................................................75
3.4.3. Tiến hành dạy thực nghiệm.........................................................................76
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................................................85

3.5.1. Đánh giá về mặt định tính............................................................................ 85
3.5.2. Đánh giá về mặt định lượng.........................................................................90
3.6. Kết luận chương 3 ........................................................................................... 92
KỂT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ........................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 97



DANH M ỤC CÁC BẢNG BIÊU

Bảng 1.1 . Thực trạng phương pháp dạy Toán Tiểu học lớp 4 ........................ 31
Bảng 1.2. Thực trạng các cách thức hướng dẫn học sinh lớp 4 tự học Toán.. 32
Bảng 3.1. Lịch giảng dạy các lớp thực nghiệm.................................................74
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp đánh giá của HS về tiến trình dạy học theo hướng
tăng cường hoạt động tự học của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quỳnh Lôi,
Lê Ngọc Hân - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội................................................... 88
Bảng 3.3. Kết quả kiểm ưa lớp thực nghiệm và đối chứng........................... 90

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng

91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
VIẾT TẮT

STT

VIÉT ĐẦY ĐỦ

1.

CBQL, GY, NY

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên


2.

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.

DH

Dạy học

4.

csvc

Cở sở vật chât

5.

GD

Giáo dục

6.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


7.

GY

Giáo viên

8.

NL

Năng lực

9.

KT

Kiên thức

10.

HĐTH

Hoạt động tự học

11.

HS

Học sinh


12.

KN

Kỹ năng

13.

PPDH

Phương pháp dạy học

14.

TD

Tư duy

15.

TH

Tự học

16.

KHCN

Khoa học công nghệ


17.

TH

Tiêu học

18.

SGK

Sách giáo khoa


1

M Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu của xã hội:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh :"Đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020". Một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định thắng lợi của
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa chính là nhân tố con người. Đó là
nguồn nhân lực, đồng thời cũng là động lực chủ yếu để Việt Nam phát triển
đồng bộ kinh tế - xã hội cho mục tiêu: "Đen năm 2020, Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp phát triển." (Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ
XI). Nguồn nhân lực - động lực này cần được phát triển đồng bộ cả về số
lượng và chất lượng.
Thời đại khoa học công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi ở mỗi
người phải có những phẩm chất và năng lực mói, nếu không muốn tụt hậu

hoặc bị đào thải. Đào tạo những con người có đủ năng lực cần thiết để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang là vấn đề cấp thiết, được Đảng và
Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện để thực hiện.
Định hướng trên đây tiếp tục được thể chế hóa trong Luật Giáo dục
"Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên."
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "về cách học phải lấy tự học làm cốt".
Bác còn nói: "Phải biết tự động học tập." Muốn vậy phải hiểu rõ mấy điều:
"Học để làm gì? - Học để sửa chữa tư tưởng... Học để tu dưỡng đạo đức cách
mạng... - Học để hành."
Phát triển tư tưởng chỉ đạo trên đây, cố vấn Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí


2

thư của Đảng đã nhấn mạnh: "Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển suốt
đời của mỗi người ừong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay và mai
sau."
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển cũng khẳng
định "Trong thời đại bùng nổ thông tin, dạy học cốt lõi là dạy cách học, cách
tự học." (Phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu phát triển TH, tự đào tạo ngày 06 01 - 1997).
Như vậy, tư tưởng về tự học đã được định hướng trong các nghị quyết
của Đảng, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục và được các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo ngành rất quan tâm.
1.2. Yêu cầu đẳi m ới phương pháp dạy học trong nhà trường ở nước ta
hiện nay:
Phát huy tính tích cực học tập một cách chủ động, sáng tạo được xem
như một nguyên tắc của quá trình dạy học đã được nói đến từ lâu và được
phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ các thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX. Ở nước

ta, vấn đề này cũng đã được đặt ra tò những năm 60 và được xác định là một
trong những định hướng của cải cách giáo dục triển khai ở các trường phổ
thông từ năm 1980.
Muốn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học thì cần
rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, coi đây không chỉ là phương
tiện nâng cao hiệu quả dạy học, mà là mục tiêu quan trọng của dạy học. Trong
thời đại "bùng nổ thông tin" hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng và thường xuyên của
khối lượng thông tin, tri thức thì việc dạy không thể hạn chế ở chức năng dạy
kiến thức mà phải tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp học mà
thời gian học ở nhà trường lại có hạn nên đòi hỏi con ngưòi phải có những
thái độ và năng lực cần thiết để tự định hướng, tự cập nhật và làm giàu tri


3

thức của mình nhằm đáp ứng yêu cầu sự phát triển xã hội. Những đòi hỏi đó
là: con người phải có thói quen học tập suốt đời và phải tự học là chính chứ
không phải chỉ học trong các nhà trường là chính.
Nói tới phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, đó là cầu
nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho người học có
được kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã
học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn
đề gặp phải thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của
mỗi người. Tự học Toán không thể không đi theo xu thế đó, nhất là khi môn
Toán lại có một số đặc điểm thuận lợi so với các môn khác đối với yêu cầu
nói trên.
Nói tới tính tích cực học tập, thực chất là nói tới tính tích cực nhận
thức. Đặc trưng của tính tích cực nhận thức là khát vọng học tập, cố gắng trí
tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức. Con người chỉ thực sự

nắm vững cái mà chính mình đã giành được bằng hành động tự lực của bản
thân, tích cực có quan hệ chặt chẽ vói hứng thú, đến sự tự giác. Hứng thú và
tự giác là những yếu tố tâm lí bảo đảm tính tích cực và độc lập trong học tập,
góp phần khơi dậy được tiềm năng to lớn của người học, tạo nên động lực nội
sinh vốn có của quá tìn h học tập.
1.3. Tĩnh hình nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến vẩn đề tự học
Trong lịch sử giáo dục, vấn đề tự học được quan tâm từ rất sớm, được
đề cập và nhìn nhận theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Các nhà bác học cổ đại như Xô - cơ - rát (469 - 390 TCN), A - rix - tốt
(384 - 322 TCN) đã rất coi ttọng việc phát huy tính tích cực của học sinh;
trong giáo dục các ông mong muốn làm thế nào để học trò không bị rơi vào
tình trạng thụ động; trở thành những con người biết tự nhận thức, tự tìm ra
chân lí. Thời kì cổ đại phương Đông có nhiều nhà giáo dục lớn như Khổng Tử


4

(551 - 479 TCN), Mạnh Tử (372 - 289 TCN), Tuân Tử (khoảng 289 - 238
TCN)... đều đánh giá cao vai trò của tự giáo dục, tự bồi dưỡng. Tuy nhiên do
hạn chế của thời đại, vấn đề tự giáo dục chưa được các nhà tư tưởng cổ đại
đặt đúng vào vị trí và hiểu một cách đầy đủ. Mặc dù vậy, tư tưởng của các ông
vẫn là những tư tưởng tiến bộ trong thời đại các ông đang sống và đặt những
viên gạch đầu tiên cho tự học, tự giáo dục sau này phát triển.
Thời kì phong kiến ở phương Tây cũng như phương Đông, nền giáo
dục nhìn chung mang tính chất hà khắc. Vai trò của tự giáo dục bị xem nhẹ
đồng thòi vói sự hạ thấp của nhân cách học trò. Những hạn chế của nền giáo
dục phong kiến là một trong các nguyên nhân dẫn đến động cơ phục hưng nền
giáo dục trong thời kì phục hưng ở Châu Âu. Giải phóng cá nhân, phát huy
tính tích cực sáng tạo của học sinh đã trở thành ý tưởng chung của nhiều nhà
tư tưởng và nhiều nhà giáo dục.

J. A. Comenxki (1592 - 1670) rất chú ý tới nguyên tắc về tính tự giác
mặc dầu không dùng thuật ngữ này. Ông cho rằng "chỉ hiểu biết các sự kiện
không thôi thì không đày đủ mà phải đi liền vói sự phát triển tư duy, với sự
phát hiện những năng lực... Họ phải biết diễn tả kiến thức của mình thành
ngôn ngữ đúng đắn, vận dụng thành thạo chúng trong đời sống". J. A.
comenxki là người phản đối kịch liệt lối dạy nhồi sọ chỉ dựa vào sách vở,
không tính đến đặc điểm phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. Ông coi
trọng phát huy tính tích cực của trẻ như một bộ phận của phương pháp dạy
học theo tự nhiên mà ông đề xướng.
A. Disteswerg (1790 - 1886) đã quan tâm tới phát triển tư tưởng về
tính tự lập và tính tích cực sáng tạo của học sinh. Ông cho rằng "một phương
pháp tồi khi nó luyện cho học sinh năng lực tiếp thu đơn thuần hay tính thụ
động và tốt khi nó kích thích ở học sinh óc sáng kiến cá nhân", tức phát huy
được tính tích cực của học sinh. Khi nói về sự chỉ đạo công việc tự giáo dục,


5

ông cho rằng: Nhà giáo dục chân chính phải phát triển sức mạnh nội tại của
học sinh bằng cách thức tính, chứ không phải tích lũy, nhồi nhét tài liệu giáo
khoa.
Khi nói về tính tích cực và tính tự lập, Usinxki muốn nói đến việc giáo
dục cho cá nhân biết định hướng trong môi trường xung quanh, biết hành
động một cách sáng tạo, biết tự mình nâng cao học vấn của mình. Người giáo
viên phải bồi dưỡng năng lực trí tuệ của học sinh, làm phát triển ở trẻ em kĩ
năng và năng lực giành lấy kiến thức mới không cần giáo viên.
Trong một số công trình riêng của các nhà nghiên cứu về khoa học giáo
dục Xô Viết, vấn đề tính tự lập của học sinh trong quá trình học tập cũng được
khảo sát. Việc ứng dụng công tác tự lập trong quá trình dạy học đã được gắn
liền với mục đích giáo dục ra những người lao động mới. v ấn đề này đã được

đề cập tại công trình nghiên cứu có giá trị của G. X. Cooxxtive, L. V. Zan
cốp, N .. Menchinxcaia, Đ. N. Bô gô yaplenxki.
Trào lưu giáo dục hướng vào ngưòi học có tiền đề và phát triển ở Tây
Âu và Mỹ. Những triết lí của tư tưởng dạy học hướng vào ngưòi học chịu ảnh
hưởng chủ yếu bởi: J. Dewey (Mỹ), s. Frend (Áo), c. Juny (Áo), B. Otto
(Đức), R. Dechamrs (Pháp), c. Rogers (Mỹ) và A. Maslow (Mỹ).
J. Dewey (Mỹ) là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ dạy học hướng vào
người học và phân tích giáo dục một cách sâu sắc, trực tiếp nhất theo hướng
này. Những quan điểm rõ ràng ban đầu của Dewey được trình bày trong tác
phẩm "Dân chủ và giáo dục" (1916) và được xác định cụ thể hơn trong tác phẩm
"Kinh nghiệm và Giáo dục" (1938). Ông cho rằng các quá trình dạy học hướng
vào người học đảm bảo cho họ phân tích kinh nghiệm của mình, khuyến khích
người học biết tự chỉ đạo và tự chịu ttách nhiệm nhiều hơn, việc học tập là quá
trình xử lí kinh nghiệm trực tiếp của học sinh. Các kĩ năng được tích lũy bằng
hoạt động mà người học tự tiến hành với sự giúp đỡ của nhà giáo.


6

Bản chất của quan niệm dạy học hướng vào người học mà C. Rogers
phát biểu năm 1969 cho rằng mục đích của dạy học là giúp con người khơi
dậy sức mạnh tiềm tàng vốn chưa được sử dụng thường xuyên để phát triển
thảnh người tự chỉ đạo, tự chịu trách nhiệm. Ông cho rằng nhà giáo dục phải
hiểu rõ , phải tính đến những nhu càu tình cảm cũng như nhu càu nhận thức
của người học. Mô hình của C. Rogers đưa ra, ngoài chức năng đảm bảo tính
tiếp cận cá nhân còn chú ý thỏa đáng đến các động tác cá nhân hóa thông qua
nhóm.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX ở Việt Nam, vấn đề tự học đã được
nhiều tác giả đề cập đến một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong lĩnh vực này
có một số công trình tiêu biểu liên quan đến tự học của nhà nghiên cứu:

Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường...
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là một tấm gương sáng về tự học ở nước ta.
Từ một giáo viên trung học (1947) bằng con đường tự học tự nghiên cứu, sau
một thời gian không dài ông đã trở thành một nhà Toán học nổi tiếng ở Việt
Nam. Ông đã có nhiều công trình, bài viết về vấn đề tự học. Những ví dụ về
các phát minh của chính bản thân ông, là các minh họa rất sinh động cho hoạt
động tự học Toán. Ông cho rằng học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn
luyện để biến đổi nhân cách của mình. Người dạy giỏi là người dạy cho học
sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục.
Các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường
trong "Quá trình dạy tự học" đã khẳng định năng lực tự học của trò dù còn
đang phát triển vẫn là nội lực quyết định sự phát triển của bản thân ngưòi học.
Thầy là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Người thầy giỏi là
người dạy cho trò biết tự học. Nói cách khác, quá trình tự học, tự nghiên cứu, cá
nhân hóa việc học phải kết hợp với quá trình dạy của nhà giáo và quá trình họp
tác với bạn trong cộng đồng lớp học, tức là quá trình xã hội hóa việc học.


7

1.4. Yêu cầu mang tính thời sự
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai Mô hình Trường học mói
VNEN và sắp tói sẽ nhân rộng cả nước. Ở mô hình này, vấn đề tự học rất
được coi ttọng. Người học luôn độc lập, tự giác lĩnh hội kiến thức.
Như vậy, vấn đề tự học luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nghiên
cứu, đề cập tới và đánh giá là vấn đề quan trọng trong dạy học hiện nay. Ở
nước ta trong mấy năm gần đây tuy có một số công trình hoặc mang tính chất
tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tự học hoặc là nêu một số định hướng
chung. Song chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về năng lực tự học
Toán, đặc biệt là tìm kiếm các biện pháp cụ thể để góp phần phát triển năng

lực tự học Toán cho học sinh lớp 4. Từ những lí do trên, tác giả luận văn
quyết định chọn đề tài nghiên cứu là Bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học
sinh lớp 4.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của năng lực tự học toán của học sinh
lớp 4 đặc biệt là kĩ năng tự học thông qua các hoạt động tự học của học sinh.
Từ đó đề xuất giải pháp trong dạy và học Toán nhằm phát triển năng lực tự
học Toán cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy
học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tự học của học
sinh lớp 4.
- Đề xuất phương án dạy học Toán cho học sinh lớp 4 theo hướng tăng
cường hoạt động tự học của học sinh.
4. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tự học Toán của học sinh lớp 4.


8

4.2. Phạm vỉ nghiên cứu:
Học sinh lớp 4 của một trường Tiểu học ở Hà Nội (Trường Tiểu học
Quỳnh Lôi - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận: Các cơ sở tâm lí học, Giáo dục học, Triết học
của quá trình dạy học và hoạt động học tập; Các định hướng đổi mới
PPDH nói chung và đổi mới PPDH môn Toán nói riêng qua các công trình
nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước về các vấn đề nói trên.
5.2. Điểu tra và quan sát: điều tra việc dạy của giáo viên, việc học của

học sinh, thực trạng vấn đề tự học của học sinh và những ảnh hưởng của
việc dạy đến vấn đề tự học của học sinh; những thuận lợi và khó khăn khi
áp dụng PPDH theo định hướng đổi mới qua các hình thức: sử dụng phiếu
điều tra, dự giờ, quan sát, phỏng vấn trực tiếp.
5.3. Thực nghiệm sư phạm : thực nghiệm sư phạm được tiến hành để
kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp nhằm phát triển
năng lực tự học Toán của học sinh lớp 4.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một phương án dạy học cho học sinh lớp 4 tăng
cường hoạt động tự học cho học sinh một cách hợp lí thì có thể nâng cao
chất lượng dạy học Toán và năng lực tự học Toán cho học sinh lớp 4.


9

Chương 1
C ơ SỞ L Í LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. M ôt số vấn đề về tư hoc:






1.1.1. Khái niêm về tư hoc:


*

«


Tìm hiểu các tư tưởng trên thế giói nghiên cứu về HĐTH, tác giả có
một số nhận xét sau: Tự học, tổ chức HĐTH không phải là mảnh đất mới
chưa được “cày xới” mà tự học là một vấn đề đã được nhiều nhà giáo dục học
trên thế giới quan tâm đến dưới các góc độ khác nhau: Phát huy tính tích cực,
tính độc lập, tính tự giác, tính sáng tạo của người học.
Ngay từ những năm công nguyên, XôCơRát (469 - 339 TCN) đã đưa ra
quan niệm rất nổi tiếng: “Giáo dục phải giúp con ngưòi tự khẳng định chính
mình. Vận dụng quan điểm đó vào dạy học, ông cho rằng càn phải để cho
người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi, cần giúp người học tự phát hiện thấy sai lầm
của mình và tự khắc phục những sai lầm đó” [8, tr.56].
Thòi cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), Nhà giáo dục kiệt xuất của
Trung Hoa luôn quan tâm và coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học.
Khi nói về cách học, ông cho rằng cách học đúng là: “Học và suy nghĩ phải
phù hợp với nhau và coi trọng cả hai” [8, tr.26]
Thời cận đại, nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc J. A. Komenxky
(1592 - 1670) đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở
thành tài năng”. Năm 1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ
đại”, trong đó nêu rõ: “Việc học hành, muốn trau dồi kiến thức vững chắc
không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợp
với trình độ” [26, tt.40].
Đen thế kỉ thứ XIX, Conxtantin Đmitrêvic Usinxki (1824-1870) đã
nghiên cứu về tính tích cực, tính độc lập của học sinh. Theo ông “Tính tích
cực, tính độc lập là cơ sở duy nhất để cho sự học có hiệu quả. Ông cho rằng


10

cần giáo dục cho học sinh biết định hướng trong môi trường xung quanh, biết
hành động một cách sáng tạo, biết tự mình nâng cao vốn học vấn và tự phát

triển bản thân. Trong dạy học không nên dồn tất cả tính tích cực vào công tác
dạy của người giáo viên, còn học sinh thì lại thụ động mà cần phải làm sao
cho học sinh tích cực ở mức độ cao nhất” [26, tr.56].
Còn I.F. Kharlamop đã nghiên cứu tự học dưới góc độ tìm ra những biện
pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng cách: “Tăng cường
việc nghiên cứu làm việc với sách giáo khoa, với tài liệu học tập, dạy học nêu
vấn đề, cải tiến công tác tự lực học tập, đổi mới phương pháp kiểm ừa đánh
giá...” [32, tr.68].
Năm 1986, Sharma và R. Ahmed [14] đã nghiên cứu HĐTH như là một
hình thức tổ chức dạy học bằng cách dạy phương pháp cho người học. Theo
tác giả, người ta có thể dạy phương pháp cho học sinh bằng nhiều hình thức
khác nhau tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, tuỳ theo tính chất đặc thù môn học
và nội dung yêu cầu của bài học. Nhưng theo ông, dù tuân theo hình thức nào
thì cũng phải thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Giáo viên thiết kế bài tập và cung cấp nguồn tài liệu cần
thiết cho bài tập và chỉ dẫn cụ thể những gì học sinh phải làm để hoàn thành
bài tập.
- Giai đoạn 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu, tự làm bài
tập với sự hỗ trợ của những thông tin có sẵn.
- Giai đoạn 3: Giáo viên làm việc với học sinh trên lớp theo hình thức
cá nhân hay tập thể thông qua những hình thức khác nhau: thảo luận, xêmina,
củng cố ôn tập, xây dựng bài giảng, kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh
giá.
Đây là lý thuyết mói về tổ chức tự học dưới góc độ nhìn nhận tự học
như là một PPDH.


11

Tóm lại, qua nghiên cứu các tư tưởng, quan điểm về QL HĐTH của các

tác giả trên thế giói, tác giả có một số nhận xét sau: Tự học là cần thiết đối với
tất cả mọi người, vấn đề tự học của học sinh được các tác giả trên thế giới
quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như phát huy tính tích cực học tập của
ngưòi học, tối ưu hoá việc học bằng dạy học chương trình hoá, áp dụng công
nghệ dạy học, tổ chức dạy học phân hoá, dạy học theo nhịp độ cá nhân, dạy
phương pháp học cho người học để đạt được hiệu quả cao nhất ở người học.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về QL HĐTH một cách toàn diện hệ thống vẫn
còn là vấn đề mới mẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng chính cuộc đời của Người là tấm gương
sáng ngời về con đường tự học. Người thấy rõ vai trò của học tập đối vói mọi
người cách mạng: "Còn sống thì còn phải học". Người cho rằng: Học hỏi là
một việc phải tiếp tục suốt đời... không ai có thể tự cho mình biết đủ rồi. Theo
Bác, muốn học suốt đời được thì phải tự học. Khi chỉ thị về cách học tập,
Người viết: "Lấy tự học làm cốt. Có thảo luận và chỉ đạo giúp vào". [5, tr.45].
Trong tự học, Bác có một nguyên tắc là học đến đâu, luyện tập và thực hành
đến đó. Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
cách học, những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh nghiệm sâu sắc
rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho đến nay
vẫn mang giá trị to lớn.
Trong thực tế, người ta có thể có nhiều cách học khác nhau: Học một
cách ngẫu nhiên. Qua kiểu học này, nó đưa lại cho người học những tri thức
tiền khoa học, những năng lực thực tiễn trực tiếp, do kinh nghiệm hàng ngày
mang lại.
Cách học thứ hai là học có chủ định, là việc học diễn ra theo phương
thức đặc thù ở nhà trường, qua đó hình thành ở ngưòi học những tri thức khoa


12

học, những năng lực mới phù họp với đòi hỏi của thực tiễn, nghĩa là nhằm

lĩnh hội các tri thức mới, kĩ năng, kĩ xảo mới ừong nhà trường.
Như vậy, hoạt động học là hoạt động của ngưòi học nhằm tổ chức các
điều kiện bên trong và bên ngoài đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo có hiệu quả.
Nghiên cứu tự học với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học ở bậc
tiểu học dựa trên quan điểm tiếp cận công nghệ dạy học và tiếp cận hoạt
động, theo Nguyễn Ngọc Bảo: “# ọ c - về bản chất là quá trình tiếp thu và xử
lý thông tin bằng các hành động trí tuệ và chân tay, dựa vào vốn sinh học và
vổn đạt được của cá nhân, từ đó mà có được tri thức, k ĩ năng, thái độ m ới”
[l,tr8].
Từ quan niệm trên, tác giả có thể đi đến khái niệm về học tập như sau:
Học là quá trình người học tự giác, tích cực, độc lập tiếp thu tri thức,
kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay
nhằm hình thành cấu trúc tâm lý mới để biến đổi nhân cách của mình theo
hướng ngày càng hoàn thiện, và dù trong tình huống nào thì trong bản thân sự
học cũng hàm chứa sự tự học.
Tự học là học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao. Khi quan niệm
về tự học, có rất nhiều quan niệm khác nhau. Đứng dưới góc độ nghiên cứu
hoạt động tự học như là hoạt động nghiên cứu, với sự giúp đỡ gián tiếp của
giáo viên, thực nghiệm trên mô hình đào tạo giáo viên, tác giả Nguyễn Văn
Đạo cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực
trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải
sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả
nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, ý chí tiến thủ
không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học...) để
chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó ”. [7, tr.66].


13


Nghiên cứu hoạt động tự học như là một hình thức tổ chức hoạt động
dạy học ở đại học, tác giả Lưu Xuân Mói cho rằng: “Tự học là hình thức hoạt
động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và ìa năng do
chính học sinh tiến hành ở trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương
trình và sách giáo khoa đã được quy định. Tự học là một hình thức tổ chức
dạy học cơ bản ở đại học có tỉnh độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá
nhân nhưng có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học” [7, tr276].
Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm rằng tự học là học với sự độc
lập và tích cực, tự giác ở mức độ cao, tự học là quá trình mà ừong đó, chủ thể
người học tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao
tác trí tuệ hoặc chân tay nhờ cả ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá
nhân. Tự học có thể diễn ra ở trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp, chẳng hạn như
giải bài tập trên lớp, nảy sinh những thắc mắc khi nghe giáo viên giảng bài, tự
sắp xếp những lời giảng của giáo viên để ghi vào YỞ, tự phân tích, nhận xét
câu trả lời của bạn trong quá trình thảo luận...
Theo tác giả, “tự học là một quá trình, trong đó dưới vai trò chủ đạo
của giáo viên, người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông
qua các hoạt động trí tuệ (quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán
đoán...) và cả các hoạt động thực hành (khiphải sử dụng các thiết bị đồ dùng
học tập). Tự học gắn liền với động cơ, tình cảm và ỷ chí... của người học để
vượt qua chướng ngại vật hay vật cản trong học tập nhằm tích luỹ kiến thức
cho bản thân người học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biển những kinh
nghiệm này thành kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân người học”. [17,
tr.45]
Giữa học và tự học có mối quan hệ với nhau, học chỉ có hiệu quả khi có
sự tự học, tự học là kết quả cuối cùng của học.


14


Điều đó cho thấy học là một đặc trưng của con người, trong đó học
đóng vai trò chủ thể, và tri thức khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Hoạt
động tự học là một quá trình tự giác, tích cực tự chiếm lĩnh tri thức khoa học
bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định. Do đó
để hoạt động học có hiệu quả, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt
động học của học sinh chuyển sang tự học. Tuy nhiên trong quá trình tự học
cần phải có sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên, đó là việc giáo viên xác định
các nhiệm vụ nhận thức, trình bày nội dung tri thức đến các bước đi và các yêu
cầu kế hoạch cụ thể. Đồng thời giáo viên thường xuyên uốn nắn giúp đỡ cho quá
trình tự học của học sinh thông qua các kiến thức kiểm ta trên giờ lên lớp.
Tự học của học sinh Tiểu học phải có sự định hướng của giáo viên.
Ngoài những giờ lên lớp GV trực tiếp giảng dạy. Quá trình học tập khi không
có GV, người học phải chủ động tự sắp xếp kế hoạch, huy động trí tuệ kĩ năng
của bản thân để học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: ôn tập, làm
bài tập nâng cao... nhằm hoàn thành nhiệm yụ học tập. Hay nói cách khác,
GV đã điều khiển gián tiếp quá trình tự học của học sinh thông qua các nhiệm
vụ học tập được giao về nhà sau mỗi bài giảng.
Trong dạy học, ngoài hoạt động học tập những chương trình theo quy
định hiện hành, việc học tập thường xuyên qua hoạt động thực tiễn và cuộc
sống thì học sinh phải hoàn toàn tự học.
1.1.2. ưu, nhươc điểm của tư h o c
7

m

ã



CÓ thể thấy, quá trình tự học tự đào tạo là sự kết hợp của quá trình dạy

của thầy và quá trình học của trò thành một quá trình thống nhất biện chứng,
tác động qua lại lẫn nhau. Trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích
cực, lấy người học làm trung tâm, còn thầy giáo chỉ là người hướng dẫn. vấn
đề tự học và tư tưởng lấy việc học của trò làm gốc là một quá trình lâu dài
không phải một sớm một chiều và của riêng ai.


15

Việc tự học của học sinh TH là một việc rất cần thiết, trong việc tích
luỹ kiến thức cho bản thân học sinh. Mặc dù vậy, tự học của HS có ưu, nhược
như sau:
Ưu điểm:
-

Giúp nâng cao hứng thú học tập đặc biệt trong quá trình học tập đem lại

niềm vui mỗi khi tự tìm ra kiến thức mới cho mình.
- Giúp học sinh học tập ở nhà và học theo nhóm có hiệu quả.
- Tự học giúp cho con người có khả năng học tập suốt đời, điều này YÔ
cùng quan trọng bởi kiến thức thì mênh mông mà những năm tháng học ở nhà
trường có hạn.
- Tự học giúp người học tranh thủ mọi thòi gian, mọi nơi mọi lúc
- Tự học giúp con người có thể học tập với khả năng, tốc độ, phong
cách sở thích riêng của mình.
- Tự học giúp người học làm quen với hoạt động nghiên cứu, vì vậy nó
tạo nên nền móng cho sự hình thành nên các nhà khoa học.
- Tạo điều kiện cho học sinh học tập với nhịp độ cá nhân, luyện tập việc
tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn đề, do đó nâng
cao được chất lượng dạy học thực tế.

- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Trong trường lớp, giáo viên chỉ là người đóng vai ừò hướng dẫn, định
hướng cho học sinh, còn lại học sinh sẽ phải tự lực vận động trí óc tìm tòi,
tổng kết, phân tích, so sánh, đánh giá tri thức kiến thức một cách chủ động đó đều là những kĩ năng cần thiết có mặt trong quá trình tự học của học sinh.
+ Chính thế nên có thể khẳng định tự học là một con đường đúng đắn
đối với học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.
+ Tự học của HS Tiểu học còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi
mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học.


16

+ Giúp người học nắm kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc, bởi
những gì mà tự cá nhân tìm ra thường được lưu giữ lâu và hiểu rõ.
Tính ưu việt của tự học là con đường để HS tự khẳng định khả năng
của HS. Mặc dù tự học có vai ttò quan trọng nhưng cần có sự hướng dẫn của
GV. Vai trò của GV được thể hiện giúp HS tìm ra được phương pháp tự học
thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả chính là
một trong những cách giúp HS tìm ra chìa khóa để mở kho tàng kiến thức của
nhân loại.
Nhươc điểm:
-

Đòi hỏi học sinh phải có động cơ học tập tốt, có năng lực học tập nhất

định ( vì tự học đòi hỏi họ có trình độ và sự nỗ lực cao hơn các phương pháp
học tập khác).
- Có thể nảy sinh tâm lý buồn chán do tính đơn điệu của việc tự học.
- Khó xác định trọng tâm của bài. Điều này có thể khắc phục bằng cách:
Khi thiết kế nhiệm vụ tự học cho HS, người giáo viên phải hướng vào các

mục đích, yêu cầu của bài học; đến khi giao nhiệm yụ tự học cho HS, người
giáo viên có thể nêu rõ trọng tâm của bài học cho cả lớp.
- Việc tự học diễn ra thầm lặng, không sôi nổi, thiếu khí thế thi đua vì
không có sự giao lưu, trao đổi giữa người học và bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên,
nhược điểm này không tác động nhiều đến HS, vì bên cạnh thòi gian học ở
nhà, họ vẫn có thời gian hoạt động học ở trên lớp.
Với rất nhiều các ưu điểm nêu trên, tự học không chỉ là một phương pháp
mà còn đang trở thành mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học.
1.1.3. Các m ức độ tự học của học sinh lớp 4
Các biểu hiên về năng tư hoc của HS


о





Năng lực là một vấn đề khá trừu tượng của tâm lý học. Khái niệm này
có nhiều cách tiếp cận khác nhau:


×