Tải bản đầy đủ (.doc) (265 trang)

Đảng bộ tỉnh nghệ an lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.22 MB, 265 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết luận trình
bày trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hồ Bá Tú


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.
1.2.
Chương 2
2.1.
2.2.
Chương 3

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án


Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu

5
11
11
29

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
NGHỆ AN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2010 - 2015)

35

Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về phát triển du lịch
Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo phát triển du lịch

35
60

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH (2015 - 2020)

86

3.1.

Những yếu tố mới tác động và sự bổ sung chủ trương phát triển
du lịch của Đảng bộ tỉnh Nghệ An
86

3.2.
Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển du lịch
103
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
131
4.1.
Nhận xét Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển du lịch
(2010 - 2020)
131
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát
triển du lịch (2010 - 2020)
153
KẾT LUẬN
170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
173
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
174
PHỤ LỤC
197
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
01.

Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTW


02.

Ban Thường vụ

BTV

03.
04.
05.
06.
07.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional

CNH, HĐH
HĐND
KT - XH
GDP


08.
09.

Domestic Product)
Ủy ban nhân dân
Văn hóa, Thể thao và Du lịch

GRDP
UBND
VH,TT&DL

MỞ ĐẦU.

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Du lịch là một lĩnh vực có vị trí, vai trị quan trọng đối với nền kinh tế
tồn cầu, là một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào GDP của nhiều
quốc gia. Ngành du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà cịn có những
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ mơi
trường và phát triển cộng đồng, nâng cao cuộc sống của con người, góp phần
tạo nên một thế giới hịa bình, đa dạng, hịa nhập và thịnh vượng.


Việt Nam là quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với nền văn
hóa phong phú và hệ thống di sản văn hóa đa dạng, đó là những tiềm năng
quan trọng để phát triển ngành du lịch. Trong công cuộc đổi mới toàn diện và
hội nhập quốc tế, du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, là một
trong những động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Quan
điểm của Đảng về phát triển du lịch, thể hiện rõ ở Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX (04/2001): “Phát triển du lịch thực sự trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn” [32, tr.178]. Sự phát triển của ngành du lịch đã và

đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc
làm, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh quá trình
hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Do vậy,
sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017, Về phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Đây là một định hướng chiến lược quan trọng đối với ngành
du lịch, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực khác, góp phần
khơng nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Nghệ An là một tỉnh nằm trong không gian của vùng du lịch Bắc
Trung Bộ, có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển du lịch, với sự đa dạng,
phong phú về tài nguyên thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, lịch sử
truyền thống văn hóa. Tỉnh Nghệ An có nhiều loại hình, sản phẩm du lịch
độc đáo, khác biệt như: Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn); Đảo chè Thanh
Chương (đảo chè duy nhất ở Việt Nam có hồ nước chảy xung quanh); Dân
ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện nhân loại; món ăn đặc sản về lươn được công nhận kỷ lục châu
Á trong lĩnh vực ẩm thực…
Trong những năm 2010 - 2020, trên cơ sở quán triệt và thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch trong thời kỳ đẩy
mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Nghệ


An xác định mục tiêu phấn đấu đưa Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ, du
lịch vùng Bắc Trung Bộ, một trọng điểm du lịch của cả nước. Đảng bộ tỉnh
Nghệ An đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch, đạt được
nhiều kết quả quan trọng, “Hoạt động du lịch phát triển đúng định hướng,
lượng khách du lịch và doanh thu tăng trưởng khá” [137, tr.22]. Tuy nhiên,
cho đến năm 2020, du lịch tỉnh Nghệ An vẫn cịn có những hạn chế, như:
chưa tạo được bước phát triển mang tính đột phá, chưa tương xứng với tiềm

năng và lợi thế của Tỉnh; chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch có đẳng
cấp và thương hiệu nổi bật tầm quốc gia; xúc tiến quảng bá du lịch chưa có
trọng tâm và chiều sâu, đóng góp của lĩnh vực du lịch trong cơ cấu kinh tế của
Tỉnh còn khiêm tốn,... Những thành tựu và hạn chế của du lịch Nghệ An cần
được nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, tổng kết đánh giá khách quan cả về ưu
điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm lịch sử tham khảo
vận dụng vào nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An hiện nay.
Liên quan đến Đảng lãnh đạo phát triển du lịch nói chung, các đảng bộ
địa phương lãnh đạo phát triển du lịch nói riêng, trong những năm gần đây đã
có khá nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu, đề cập ở các cấp độ, phạm vi khác
nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách độc
lập, có tính hệ thống, chun sâu về q trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo
phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020, dưới góc độ ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam. Do đó, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này là một việc làm
cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài luận án là một hướng nghiên
cứu mới, không trùng lặp với các cơng trình khoa học đã cơng bố.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận án
tiến sĩ Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu


Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát
triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020; đúc kết một số kinh nghiệm có giá
trị tham khảo, vận dụng vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020.

Phân tích, luận giải có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Nghệ An về phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai
đoạn: (2010 - 2015) và (2015 - 2020).
Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển du lịch từ
năm 2010 đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020 (gồm phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp) và sự chỉ đạo phát triển du lịch của Đảng bộ
tỉnh Nghệ An trên 5 lĩnh vực: (1) Cơng tác tun truyền, kiện tồn bộ máy
quản lý, ban hành cơ chế, chính sách phát triển du lịch; (2) Công tác quy hoạch,
thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch; (3) Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật ngành du lịch; (4) Xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm, loại
hình du lịch; (5) Phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020, gắn với hai nhiệm kỳ Đại
hội của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, lần thứ


XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt
được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến
phát triển du lịch ở Nghệ An trước năm 2010 và sau năm 2020.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tuy nhiên, để có cơ sở đối
chiếu, so sánh, luận án có sử dụng số liệu về phát triển du lịch của hai địa
phương lân cận: tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển KT - XH nói chung, du lịch nói riêng.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020, được thể hiện trong các
nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án và báo cáo sơ kết, tổng kết về du lịch
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, văn bản của Sở Du lịch, các sở, ban ngành có
liên quan và thơng qua thực tiễn phát triển du lịch ở một số địa phương tiêu
biểu trong tỉnh Nghệ An; các số liệu liên quan đến lĩnh vực du lịch tỉnh Nghệ
An được công bố trong niên giám thống kê, trong các cơng trình, đề tài, đề án,
bài báo khoa học… Đồng thời, luận án được tiến hành dựa trên kết quả nghiên
cứu, phỏng vấn, khảo sát của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic; đồng thời, sử dụng các phương pháp: so sánh, thống kê, phân tích,
tổng hợp để làm rõ các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt mục
đích của đề tài luận án.
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu để làm rõ tình hình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài luận án; bối cảnh lịch sử, quá trình hoạch định chủ


trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển du lịch từ năm
2010 đến năm 2020, qua 2 giai đoạn: (2010 - 2015) và (2015 - 2020).
Phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu để khái qt, phân tích, làm
rõ giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án
tập trung nghiên cứu; khái quát chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An về phát triển du lịch; đánh giá ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên
nhân và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo
phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020.

Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng
nhằm làm rõ những nội dung liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Nghệ An về phát triển du lịch trong những năm (2010 - 2020) gắn với các
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
5. Những đóng góp mới của luận án
Cung cấp một số tư liệu mới và góp phần khái quát, hệ thống hóa tư liệu
một cách chân thực, khách quan về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo
phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020.
Góp phần vào việc phục dựng có hệ thống, tồn diện quá trình Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020.
Đưa ra những nhận xét có cơ sở về q trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An
lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2020, trên cả hai bình
diện ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết một số kinh nghiệm
có giá trị tham khảo cho phát triển du lịch tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần vào việc tổng kết, làm sâu sắc thêm quá trình Đảng
lãnh đạo phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua
thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An). Khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phát triển du lịch.
Cung cấp thêm những luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương,
chính sách về phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.


Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học
tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các
cơng trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Du lịch là một trong những lĩnh vực chiếm vai trò chủ đạo trong ngành
dịch vụ, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của nhiều quốc
gia. Chính vì vậy, du lịch là một vấn đề được sự quan tâm nghiên cứu, khảo sát
của nhiều cá nhân và tổ chức trên thế giới.
Nicola S Pocock, Kai Hong Phua (2011), “Medical tourism and policy
implications for health systems: a conceptual framework from a comparative
study of Thailand, Singapore and Malaysia” (Du lịch chữa bệnh và những gợi
ý về chính sách đối với hệ thống y tế: từ nghiên cứu so sánh của Thái Lan,
Singapore và Malaysia) [224]. Các tác giả khẳng định du lịch y tế là một xu
hướng đang phát triển có nhiều tác động về chính sách đối với hệ thống y tế,
đặc biệt là điểm đến du lịch của các quốc gia: “Nhu cầu ngày càng tăng đối
với các dịch vụ du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe là một xu hướng có tính tồn
cầu, gắn liền với sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao giáo dục và đời
sống của con người” [224, tr.45]. Các tác giả đưa ra những định nghĩa về du
lịch chữa bệnh, khách du lịch y tế, phân tích thực nghiệm nhằm làm rõ hơn về
tác động ảnh hưởng của du lịch chữa bệnh đối với các hệ thống y tế ở các
quốc gia, “Du lịch chữa bệnh có thể mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, các
nguồn lực cho đầu tư trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, cần được quản lý
và quy định về mặt chính sách, về tài chính của du lịch y tế cho các hệ thống
y tế và sử dụng dịch vụ y tế của dân địa phương” [224, tr.56].

Mandal Purnendu, Vong John (2016), Development of tourism and the
hospitality industry in Southeast Asia (Sự phát triển của ngành công nghiệp du
lịch và ngành công nghiệp dịch vụ khách hàng ở Đông Nam Á) [223]. Các tác


6

giả tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về ngành du lịch và dịch vụ
khách hàng ở các nước Đông Nam Á, đồng thời đưa ra các định hướng tương lai
cho ngành du lịch: “Hợp tác kinh tế mở rộng sẽ đẩy nhanh sự phát triển của
ASEAN. AEC sẽ được thúc đẩy loại bỏ thuế quan, các rào cản phi thuế quan
đối với thương mại, tự do di chuyển vốn, hàng hóa, lao động và con người.
Đối với các nước ASEAN, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn có ý nghĩa đối
với xã hội, văn hóa” [223, tr.8]. Nội dung cuốn sách làm rõ vai trò quan
trọng của ngành du lịch và dịch vụ khách hàng trước những thay đổi nhanh
chóng về KT - XH và văn hóa ở Đơng Nam Á: “Với những cải cách kinh tế
gần đây ở Việt Nam, Campuchia và Myanmar để hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành lĩnh vực trọng tâm được chú ý với nhiều
khu nghỉ dưỡng biển tiềm năng sẽ được phát triển ở các vùng ven biển của
các quốc gia này” [223, tr.83].
Rindrasih Erda, Witte P, Spit T, Zoomers A (2019), “Tourism and Disasters:
Impact of Disaster events on Tourism development in Indonesia (1998 - 2016)
and Structural Approach Policy Responses” (Du lịch và các thảm họa: Tác động
của các thảm họa đối với phát triển du lịch ở Indonesia (1998 - 2016) và các
chính sách ứng phó) [225]. Các tác giả nhấn mạnh trong gần hai thập kỷ, các
thảm họa đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhũng điểm du lịch ở nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Indonesia: “Trong những năm gần đây, Indonesia đã phải
hứng chịu nhiều thiên tai, ngày càng gia tăng cả về tần suất và số lượng nạn
nhân” [225, tr.98]. Mặc dù, được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên
cứu, tuy nhiên cịn ít nghiên cứu đến tác động của các thảm họa diễn ra trong

nhiều năm đối với ngành du lịch ở một quốc gia cụ thể. Các tác giả làm rõ về
mối quan hệ giữa hoạt động của ngành du lịch và các thảm họa, xem xét các tác
động ảnh hưởng của nó đối với ngành du lịch ở Indonesia; đồng thời, nhấn mạnh
tác động từ các chính sách của Indonesia về lĩnh vực du lịch sau nhiều thảm họa
xảy ra. Các tác giả phân tích kết quả hoạt động của ngành du lịch trong những


7

năm (1998 - 2016), bằng cách sử dụng các số liệu như: lượng khách du lịch đến,
thu nhập quốc gia/vùng du lịch và tỷ lệ phịng khách sạn có khách đến. Qua
nghiên cứu, các tác giả khẳng định việc đối phó với các thảm họa, mất nhiều thời
gian để khắc phục và cần có các chính sách của quốc gia nhằm đối phó kịp thời
để tiếp tục duy trì phát triển các hoạt động du lịch.
Kozak Nazmi, Kozak Metin (2019), Tourist destination management
(Quản lý điểm đến du lịch) [221]. Các tác giả đã trình bày một số vấn đề về sử
dụng truyền thông xã hội của các tổ chức quản lý điểm đến; khám phá sự hài
lòng của khách du lịch và mức độ trung thành của khách du lịch với điểm
đến, “Những thơng tin đầy đủ, chính xác về điểm đến trước khi trải nghiệm
trong kỳ nghỉ đều góp phần làm tăng mức độ hài lòng về chuyến đi của du
khách” [221, tr.75]; phân tích nhân tố năng lực cạnh tranh của một điểm đến
du lịch đang hoạt động; ẩm thực là một thành phần trong tiếp thị điểm đến:
“Trong những năm gần đây, tầm quan trọng ngày càng tăng của du lịch ẩm
thực như là một công cụ tiếp thị điểm đến để đạt được sự độc đáo và khác biệt”
[221, tr.123]; làm rõ thực trạng trong quản lý điểm đến du lịch. Bên cạnh đó,
các tác giả còn đề cập đến các vấn đề khác, như: quản trị, liên kết hợp tác, sử
dụng phương tiện truyền thông xã hội và phát triển bền vững du lịch.
Luo Yuhua, Jiang Jinbo, Bi Doudou (2020), Tourism product development
in China, Asian and European countries (Phát triển sản phẩm du lịch ở Trung
Quốc, các nước châu Á và châu Âu) [222]. Cuốn sách được biên tập từ các tham

luận chọn lọc từ Hội nghị Quốc tế về du lịch và khách sạn lần thứ 9 giữa Trung
Quốc và Tây Ban Nha (www.china-spain.org), các đại biểu đến từ 18 quốc gia,
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, như: các nhà nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu
sinh, cơ quan quản lý chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Nội
dung cuốn sách trình bày những phân tích về các loại sản phẩm du lịch ở Trung
Quốc, các nước châu Á và châu Âu có sử dụng cơng nghệ thơng tin tiên tiến,
phương pháp hiện đại (các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch giải trí, du lịch thể


8

thao, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh), phân tích yếu tố động cơ du lịch:
“Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của du khách châu Á, đặc biệt là
cảm hứng du lịch mạo hiểm của giới trẻ, bao gồm khả năng kinh tế, ngân sách,
tuổi tác, tình trạng hơn nhân, thời gian du lịch, giáo dục, sự hấp dẫn của điểm
đến, tương tác và giao tiếp văn hóa tồn cầu” [222, tr.63].
Yasuo Ohe (2020), Community-base Rural Tourism and Entrepreneurship,
(Du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng và doanh nghiệp) [226]. Tác giả trình
bày nghiên cứu về du lịch nông thôn ở Nhật Bản, làm rõ nhiều hoạt động đa
dạng liên quan đến du lịch nông thôn được thực hiện bởi các hộ nông dân và
doanh nghiệp, tác giả cho rằng: “Nhật Bản vẫn đang trong q trình chuyển đổi
từ du lịch nơng thơn kiểu cũ được xem là một hoạt động kinh doanh phụ, chất
lượng thấp của nông dân vào mùa Đông sang du lịch nông thôn hiện đại mang
đến nhiều du khách cho du lịch nông thôn” [226, tr.33]. Tác giả khẳng định
du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn
ở cả các nước phát triển và đang phát triển, vì du lịch được coi là một giải
pháp hiệu quả để thúc đẩy nông thôn phát triển. Bên cạnh việc đề cập đến các
cộng đồng nông nghiệp khép kín, truyền thống, tác giả cịn trình bày về sự
phát triển các cộng đồng du lịch mới, được thành lập bởi các tổ chức phi lợi
nhuận ở địa phương, mạng lưới nông dân trong nước, những doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách. Những cộng đồng đó đang thúc đẩy
hoạt động kinh doanh du lịch ở nông thôn, nhằm tạo ra mối liên hệ bền vững
giữa thành thị và nơng thơn.
Balasingam

Ann

Selvaranee,

Ma

Yue

(2022),

Asian

tourismsustainability (Tính bền vững của du lịch châu Á) [220]. Các tác giả
trình bày trong cuốn sách các bài viết, tập trung nghiên cứu sự phát triển du
lịch bền vững trong các bối cảnh khác nhau ở một số nước châu Á (Trung
Quốc, Malaysia, Indonesia, Campuchia); từ những quan điểm của các bên liên
quan, đến các vấn đề tồn tại trên thị trường, tác động của COVID -19 đối với
tính bền vững của ngành du lịch: “Khái niệm du lịch bền vững được đề cao


9

vào nửa cuối năm 2020 với khẩu hiệu “Trạng thái bình thường mới”, có ba
vấn đề nổi bật: giãn cách xã hội, các quy trình về sức khỏe, vệ sinh, và chất
lượng du lịch” [220, tr.121]; các vấn đề của du lịch bền vững ở châu Á: “Sự

đánh đổi trong phát triển du lịch giữa lợi ích ngắn hạn (việc làm, doanh thu,
đóng góp vào GDP, tăng trưởng kinh tế), lợi ích dài hạn (mơi trường sống,
bảo vệ di sản văn hóa) là một trong những vấn đề quan trọng nhất” [220,
tr.139]. Các tác giả nhấn mạnh: “Các homestay ở Malaysia là một sản phẩm
du lịch bền vững dựa vào cộng đồng, sự thành công dựa trên việc áp dụng có
hiệu quả các đặc điểm chính về du lịch dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch
bền vững” [220, tr.39].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung ở
phạm vi cả nước
Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái [2]. Tác giả nhấn mạnh du lịch nói
chung, du lịch sinh thái nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu.
Tác giả khẳng định, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái,
tuy nhiên “…loại hình du lịch này ở Việt Nam mới chỉ chú trọng đến các mục
tiêu về môi trường và về sức khỏe, chứ chưa mang ý nghĩa giáo dục về trách
nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và phát huy những
giá trị văn hóa cao đẹp của các dân tộc cùng các ích lợi khác” [2, tr.16]. Khái
niệm du lịch sinh thái được tiếp cận, hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với
những tên gọi khác nhau, theo tác giả: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương” [2, tr.83].
Bùi Thị Hải Yến (2008), Quy hoạch du lịch [219]. Tác giả nghiên cứu
làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch du lịch ở Việt
Nam, khẳng định: “Quy hoạch du lịch là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt
quá trình phát triển du lịch của quốc gia và mỗi địa phương, do đó cần được


10


quan tâm thực hiện, đi trước một bước” [219, tr.4]. Quy hoạch du lịch có
nhiệm vụ xây dựng các dự án, chương trình, các kế hoạch phát triển nhằm khai
thác, tôn tạo tài nguyên du lịch, phát huy các nguồn lực phát triển du lịch có
hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tác giả nhấn
mạnh vấn đề phát triển du lịch bền vững trong quy hoạch: “Quy hoạch du lịch
cần vận dụng lý luận cũng như thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở trong
nước và trên thế giới để soi sáng, kiểm chứng, đánh giá và phát triển du lịch
bền vững phải được coi là mục tiêu của quy hoạch du lịch” [219, tr.8].
Nguyễn Quyết, Võ Thanh Hải (2015), “Vai trò của du lịch đối với tăng
trưởng kinh tế Việt Nam” [80]. Các tác giả tập trung nghiên cứu vai trò của
du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, phân tích đánh giá trên cả hai
góc độ ngắn hạn và dài hạn. Cơ sở lý thuyết dựa vào một số nghiên cứu trước
và mơ hình kinh tế lượng được xây dựng dựa theo mơ hình tăng trưởng CobbDouglas. Các tác giả chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu
quan trọng của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Sự tăng trưởng kinh tế bao
gồm đóng góp của nhiều thành phần, ví dụ: vốn, lao động và các ngành dịch
vụ. Một trong những ngành dịch vụ đóng vai trị then chốt phải kể đến là du
lịch” [80, tr.121]. Để gia tăng hơn nữa quy mô đóng góp của du lịch vào tăng
trưởng kinh tế, các tác giả đưa ra một số vấn đề: “Chính phủ cần rà sốt, hồn
thiện quy hoạch sử dụng tài ngun, quy hoạch phát triển ngành du lịch;
khuyến khích tổ chức các sự kiện truyền thông quảng bá du lịch Việt Nam
đến thế giới. Nhà nước cần tranh thủ hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch” [80, tr.132].
Nguyễn Văn Tuấn (2015), “Du lịch Việt Nam và những giải pháp đẩy
mạnh phát triển trong thời kỳ mới” [145]. Tác giả phân tích những hạn chế
của du lịch Việt Nam cần khắc phục như: “Sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành
liên quan cũng như các địa phương cịn thiếu chặt chẽ; cơng tác quản lý nhà
nước về du lịch cịn nhiều khó khăn, hiệu lực quản lý còn thấp; chất lượng sản
phẩm du lịch chưa cao; kết cấu hạ tầng du lịch thiếu sự đồng bộ, chắp vá...”



11

[145, tr.72]. Từ đó tác giả chỉ rõ, muốn phấn đấu đưa du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch cần thực hiện đồng bộ các giải pháp,
đó là: nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch; tăng cường sự hỗ
trợ của Nhà nước cho phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an
ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn
cho các doanh nghiệp du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Nguyễn Tuấn Dũng (2016), “Phát triển kinh tế du lịch biển, đảo gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay” [29]. Tác
giả nhấn mạnh: “Trước diễn biến phức tạp của tình hình biển Đơng hiện nay
đang đặt ra việc phải gắn phát triển kinh tế du lịch biển, đảo với bảo đảm
quốc phòng, an ninh là hết sức cần thiết” [29, tr.20]. Từ việc phân tích thực
trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gắn phát triển kinh tế du lịch
biển, đảo với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
như: tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức; đầu tư
cho phát triển kinh tế du lịch biển, đảo; tăng cường phối hợp giữa ngành du
lịch với Qn đội và Cơng an; hồn thiện cơ chế quản lý phát triển kinh tế du
lịch biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh hội nhập;
xây dựng mơi trường hịa bình, thân thiện và an toàn.
Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2018), Du lịch Việt Nam - Từ lý thuyết
đến thực hành [217]. Các tác giả khẳng định: “Sau 30 năm đổi mới, nền kinh
tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng đã phát triển mạnh mẽ và
đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch nước ta còn bộc
lộ nhiều yếu kém và tăng trưởng chậm so với một số nước trong ASEAN”
[217, tr.5]. Các tác giả đề cập ngành du lịch Việt Nam phải gấp rút giải quyết
những vấn đề thực tiễn, như: “Ơ nhiễm mơi trường, thái độ ứng xử với du
khách, xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, xây dựng sản phẩm đặc thù, nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế” [217, tr.5]. Theo đó,

các tác giả nhấn mạnh: “Ngành du lịch nước ta rất cần nghiên cứu và ứng


12

dụng những lý thuyết về du lịch hiện đại để hoạt động du lịch thích hợp với
thời kỳ hội nhập quốc tế” [217, tr.6]. Có thực hiện được như vậy, du lịch của
Việt Nam mới có những bước phát triển mới.
Nguyễn Thế Thi (2020), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển
du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 [107]. Tác giả khẳng định: “Trong khoảng
thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, Đảng đã từng bước hoàn chỉnh các chủ
trương, chính sách nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam về du
lịch với mục tiêu hàng đầu là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn” [107, tr.156]. Tác giả làm rõ những yếu tố tác
động và phân tích chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển du lịch, qua
đó tác giả nhấn mạnh: “Nhận thức của Đảng về du lịch ngày một được nâng
cao và toàn diện; lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chủ trương, định hướng phát
triển du lịch thành các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch thiết thực và
hiệu quả” [107, tr.158]. Trên cơ sở đó, tác giả nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn
chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết bốn kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh
đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015: tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng kết hợp phát huy vai trị quản lý của Nhà nước trong q trình phát triển
du lịch; đồng bộ hóa sự phối hợp giữa các ngành, các lực lượng, các nội dung
cơ bản của du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm
năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa, xã hội đất nước con người Việt Nam;
liên kết, phối hợp chặt chẽ trong xúc tiến, quảng bá du lịch.
Nguyễn Thanh Loan (2020), Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
[68]. Tác giả khẳng định: “Việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là
phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đơng đảo du
khách muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc đặc sắc” [68, tr.3]. Để thúc đẩy phát

triển loại hình du lịch cộng đồng, các địa phương cần có sự thay đổi về nhận
thức và hành động. Nhà nước cần xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách
cụ thể về chiến lược, quy hoạch du lịch cộng đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở kết


13

cấu hạ tầng, thực hiện có hiệu quả các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, đồng
thời giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi địa phương.
Phan Huy Xu, Nguyễn Tuyên Linh (2021), “Sử dụng công nghệ chuyển
đổi số cho ngành du lịch Việt Nam” [218]. Các tác giả nghiên cứu làm rõ
những khái niệm về chuyển đổi số, phân tích thế mạnh của chuyển đổi số đối
với doanh nghiệp du lịch, trình bày tình hình chuyển đổi số của Việt Nam,
những mặt tích cực và những hạn chế trong chuyển đổi số của các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong các doanh nghiệp du lịch, góp phần phục
hồi tăng trưởng du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:
“Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng tư duy số; thống nhất từ
lãnh đạo đến nhân viên trong thực hiện chuyển đổi số; cơng khai lựa chọn và
khai thác tích cực nền tảng số; tham gia hệ sinh thái doanh nghiệp số; xây
dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, giỏi công nghệ thông tin” [218, tr.105].
Lê Thị Phương (2021), “Phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối
cảnh “sống chung” với đại dịch COVID-19” [77]. Tác giả đã phân tích làm rõ
những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam do đại dịch gây ra tập trung vào
các năm 2019, năm 2020 về lượng khách và doanh thu. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra một số giải pháp phát triển ngành du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh
“sống chung” với đại dịch COVID-19: “Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải
pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục
hồi và phát triển ngành du lịch trong điều kiện “bình thường mới”; chú trọng
hơn nữa tới phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm” [77, tr.42].

Hồ Quế Hậu (2021), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch
Việt Nam” [43]. Tác giả khẳng định du lịch Việt Nam vẫn chưa theo kịp các
nước trong khu vực mà nguyên nhân là do chưa có chiến lược phát triển và
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch một cách hiệu
quả. Vì vậy, theo tác giả trong thời gian tới phải thực thi một số giải pháp khả
thi để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch: “Xây dựng chiến lược


14

phát triển ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển
bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch; phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú; đẩy mạnh liên
kết trong phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực” [43, tr.67].
1.1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch tại các vùng,
miền, địa phương
Hà Văn Hội, Vũ Quang Kết (2010), “Du lịch Hà Nội: Hướng tới phát
triển bền vững” [60]. Các tác giả trình bày những quan niệm về phát triển
du lịch bền vững và khẳng định: “Du lịch bền vững hướng tới mục tiêu lâu
dài là phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và mơi
trường; cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển; cải thiện chất
lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ các nhu cầu của
du khách và duy trì chất lượng mơi trường” [60, tr.146]. Vì vậy, việc điều
chỉnh sự phát triển du lịch đảm bảo sự bền vững về kinh tế, môi trường
sinh thái, mơi trường xã hội văn hóa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của
Thủ đô Hà Nội. Để phát triển du lịch Hà Nội bền vững, cần thực hiện một
số giải pháp sau: xây dựng nhiều chương trình du lịch mới như: du lịch
sinh thái tự nhiên, phát triển du lịch làng nghề; xây dựng nguồn nhân lực
du lịch; nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triển du lịch; nâng cao mức
sống của nhân dân; bảo vệ tài nguyên.

Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế [66]. Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một vùng lãnh
thổ Việt Nam, dưới góc độ kinh tế chính trị: “Đó là tổng thể những hiện tượng
và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân
cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” [66, tr.30].
Tác giả trình bày những thành tựu đã đạt được; đồng thời, nêu những hạn chế
và nguyên nhân trong phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh ở Bắc Trung Bộ.


15

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế du lịch các tỉnh trong thời gian tới, như: về đổi mới chính sách;
tuyên truyền, quảng bá du lịch của toàn vùng Bắc Trung Bộ ở trong nước và
nước ngồi; thực hiện đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Nguyễn Quyết Thắng (2017), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững
cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập” [106]. Tác giả
cho rằng: “Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu
Long trong bối cảnh hội nhập hiện nay có vai trị quan trọng đối với Việt Nam
và các nước tiểu vùng sông Mê Công” [106, tr.30]. Trong những năm qua,
vẫn còn những tồn tại cần khắc phục, như: việc đầu tư nhiều nơi vẫn chưa
thực sự hiệu quả; chưa khai thác hết tiềm năng hợp tác của các địa phương...
Dựa trên việc đánh giá thực trạng, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, tác giả
đề xuất 6 giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch bền
vững của Vùng trong bối cảnh hội nhập, bao gồm: về cơ chế, chính sách và
quy hoạch phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân
lực; về đẩy mạnh công tác liên kết vùng và quảng bá cho du lịch...

Đoàn Thị Trang (2017), Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc trong hội nhập quốc tế [144]. Luận án tiếp cận vấn đề kinh tế du lịch
dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả nhấn mạnh: “Để phát triển ngành kinh tế
này cần đảm bảo được một số điều kiện cơ bản: nguồn nhân lực du lịch; tài
nguyên du lịch; thời gian rảnh rỗi, thu nhập của khách du lịch; vai trị quản lý
của Nhà nước; mơi trường chính trị ổn định, an tồn cho khách du lịch; năng
lực quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch…” [144, tr.33]. Luận án
phân tích đánh giá về thực trạng phát triển du lịch và chỉ rõ những vấn đề thực
tiễn đặt ra cần giải quyết đối với kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc trong quá trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp, như: đổi mới tư duy, nhận thức về liên kết vùng du lịch; về chất
lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hợp tác trong khu vực và quốc tế về du lịch.



×