Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách khuyến nông trên địa bàn tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LÝ VĂN THẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THỰC
THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hậu Giang, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LÝ VĂN THẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THỰC
THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Phát Triển Nơng Thơn – Khóa 38
Chun ngành: Khuyến Nông
Mã ngành: D620116

Cán bộ hƣớng dẫn
Ths. Trần Quốc Nhân

Hậu Giang, 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bài trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ tài liệu nào trước đây.
Hậu Giang, ngày
tháng
năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lý Văn Thảo

i


TIỂU SỬ BẢN THÂN
1. LÝ LỊCH SƠ BỘ
Họ và tên: Lý Văn Thảo

Giới tính: Nam

Năm sinh: 15/06/1991

Dân tộc: Kinh

Nguyên quán: Vị Thắng, Vị Thủy, Hậu Giang

Tôn giáo: Không


Nơi sinh: Cần Thơ
Ngành học: Phát triển nơng thơn

Khóa: 38

Lớp: HG12V3A1

MSSV: B1210152

Email:

Điện thoại: 0976981182

Cha: Lý Văn Khải

Mẹ: Đinh Thị Phượng

Năm sinh: 1958

Năm sinh: 1951

Nghề nghiệp: Nông dân

Nghề nghiệp: Nông dân

Hộ khẩu thường trú: TT Nàng Mau, Vị Thủy, Hậu Giang
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1999 – 2004: Học cấp 1 tại Trường tiểu học Thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy,
tỉnh Hậu Giang.
Năm 2004 - 2008: Học cấp 2 tại Trường trung học phổ thông Vị Thủy, huyện Vị Thủy,

tỉnh Hậu Giang.
Năm 2008 - 2011: Học cấp 3 tại Trường trung học phổ thông Vị Thủy, huyện Vị Thủy,
tỉnh Hậu Giang.
Năm 2012 – 2016: Học đại học tại Trường Đại học Cần Thơ.
Hậu Giang, ngày
tháng
Ngƣời khai

Lý Văn Thảo

ii

năm 2015


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính thực thi
chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” do sinh viên Lý Văn Thảo lớp
Khuyến nơng (HG12V3A1), khóa 38, Khoa Phát triển nơng thơn thực hiện từ tháng
05/2015 đến tháng 12/2015.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
Hậu Giang, ngày
tháng
năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

Ths. Trần Quốc Nhân

iii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo với đề tài: “Các yếu tố
ảnh hƣởng đến tính thực thi chính sách khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”
do sinh viên Lý Văn Thảo lớp Khuyến nơng (HG12V3A1), khóa 38, Khoa Phát triển
nông thôn thực hiện từ tháng 05/2015 đến tháng 12/2015 và bảo vệ trước hội đồng.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức: .........................................
Ý kiến hội đồng: ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Hậu Giang, ngày

tháng
năm 2015
Chủ tịch hội đồng

iv


LỜI CÁM ƠN
Đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang” là kết quả của nhiều năm học tập tiếp thu kiến thức trong nhà trường.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô giáo,
các bạn hữu.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn:
-

Thầy Trần Quốc Nhân đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

-

Các Thầy, Cô Khoa Phát Triển Nông Thôn - Trường Đại học Cần Thơ tận tình
truyền đạt tri thức cho tơi trong suốt q trình học tập.

-

Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Hậu
Giang và các anh/chị cán bộ trong hệ thống khuyến nơng Hậu Giang đã nhiệt tình
hỗ trợ trong quá trình thu thập dữ liệu thực hiện đề tài.

Xin bày tỏ tình cảm trân trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia

đình, những người đã động viên tơi hồn thành khóa học.

Xin nhận lời cám ơn sâu sắc nhất

Lý Văn Thảo

v


TĨM TẮT
Đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện chính sách
khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đơng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
tính thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Đề tài phỏng vấn 40 cán bộ khuyến nông trong hệ thống khuyến nông Hậu Giang với
phương pháp chọn mẫu thuận tiện có định hướng đối tượng phỏng vấn. Thành phần được
phỏng vấn gồm: Ở Trung tâm KNKN Hậu Giang có ban giám đốc và các phịng chun
mơn; Ở Trạm KNKN các huyện có Trưởng/Phó trạm và cán bộ kỹ thuật; Ở xã phỏng vấn
cán bộ khuyến nông xã. Đông thời, thực hiện phỏng vấn KIP để tìm hiểu về cơ cấu và
thực trạng thực thi chính sách khuyến nơng trong tồn hệ thống.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài gồm: thống kê mơ tả, phân tích EFA,
phân tích hồi quy và kiểm định giá trị trung bình để thấy được thực trạng và tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách khuyến nơng trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang, tác giả nhận thấy nhìn chung việc thực thi chính sách khuyến nơng
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã bám sát các chủ trương, chính sách của nhà nước. Đồng
thời thấy được, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách khuyến nơng là sự
hiểu biết về các văn bản chính sách, nguồn kinh phí để thực thi chính sách, chất lương và
năng lực của CBKN triển khai và thực hiện, tính chủ động và sự thuận lợi trong việc

nhận hỗ trợ,… Trong đó, nguồn kinh phí, tính chủ động và sự thuận lợi trong việc nhận
hỗ trợ từ chính sách là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến q trình thực thi chính
sách khuyến nơng.
Để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cần
áp dụng đồng bộ các giải pháp về triển khai các văn bản chính sách, về nguồn lực cho
thực thi chính sách, về đối tương thụ hưởng chính sách và giải pháp cho từng nhóm chính
sách cụ thể.
Từ khóa: Thực thi chính sách, Khuyến nông , Hậu Giang

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i
TIỂU SỬ BẢN THÂN .................................................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.............................................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................................... iv
LỜI C M N ................................................................................................................................ v
TÓM TẮT...................................................................................................................................... vi
MỤC LỤC .................................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ xi
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................................... xii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................. xiii
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................... 2
1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
1.5.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát ......................................................................... 3
1.5.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu ...................................................................... 3
1.6 KẾT QUẢ MONG ĐỢI ........................................................................................... 3
1.7 ĐỐI TƢỢNG THỤ HƢỞNG .................................................................................. 4
CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................... 5
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................ 5
2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang ................... 5
2.1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 5
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 5
2.1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 6
2.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHUYẾN NƠNG VIỆT NAM ......................... 8
2.2.1 Sự ra đời chính thức của hệ thống Khuyến nông Việt Nam ............................. 8
2.2.2 Mục tiêu hoạt động và phương pháp tiếp cận trong khuyến nông .................. 10
2.2.3 Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam....................................................... 11
2.2.4 Nội dung hoạt động khuyến nông ................................................................... 11
2.3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
NÔNG HIỆN HÀNH ..................................................................................................... 13
2.3.1 Hệ thống các loại văn bản chính sách ở Việt Nam ......................................... 13
2.3.2 Văn bản chính sách hiện hành về hoạt động khuyến nơng ............................. 14
2.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHUYẾN NƠNG CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................................. 14
2.4.1 Nghiên cứu về đánh giá chính sách cơng ........................................................ 14
2.4.2 Nghiên cứu về chính sách khuyến nơng ......................................................... 15
vii



2.4.3 Những nghiên cứu về các khía cạnh khác của khuyến nông .......................... 16
CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 18
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 18
3.1.1 Nội dung 1 ....................................................................................................... 18
3.1.2 Nội dung 2 ....................................................................................................... 18
3.1.3 Nội dung 3 ....................................................................................................... 18
3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 18
3.2.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 18
3.2.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 18
3.2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách khuyến nơng .............. 20
3.2.2 Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 22
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 22
3.2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp .......................................................................... 22
3.2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................ 22
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ......................................................... 24
3.2.4.1 Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................... 24
3.2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 24
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 27
4.1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TỈNH
HẬU GIANG ................................................................................................................. 27
4.1.1 Hệ thống tổ chức khuyến nông của tỉnh Hậu Giang ....................................... 27
4.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy khuyến nông Hậu Giang .................... 29
4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hậu Giang 29
4.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện ................. 31
4.1.2.3 Tổ chức hoạt động của khuyến nông viên xã ......................................... 31
4.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƢ CỦA TỈNH
HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2012-2014 ........................................................................ 32
4.2.1 Kinh phí cho hoạt động khuyến nơng ............................................................. 32
4.2.2 Nguồn nhân lực cho hoạt động khuyến nông ................................................. 33
4.2.3 Nội dung hoạt động xây dựng và nhân rộng mơ hình trình diễn .................... 34

4.2.4 Thơng tin tun truyền .................................................................................... 37
4.2.5 Công tác tư vấn – dịch vụ Khuyến nông ......................................................... 37
4.2.6 Đào tạo – Huấn luyện - Đào tạo nghề ............................................................. 38
4.2.7 Công tác quản lý câu lạc bộ khuyến nơng ...................................................... 39
4.3 THƠNG TIN CHUNG VỀ CBKN ĐƢỢC KHẢO SÁT ..................................... 40
4.3.1 Tuổi, giới tính và thời gian cơng tác khuyến nơng ......................................... 40
4.3.2 Trình độ và chun mơn của CBKN............................................................... 41
4.3.3 Công việc thường làm của CBKN .................................................................. 42
4.4 ĐÁNH GIÁ CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH KHUYẾN NƠNG THEO CÁN
BỘ KHUYẾN NƠNG ................................................................................................... 45
4.4.1 Các văn bản chính sách đang áp dụng trong hoạt động khuyến nông trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang .................................................................................................... 45
4.4.2 Đánh giá khả năng hiểu biết và mức độ áp dụng các văn bản chính sách
khuyến nơng ............................................................................................................... 46
4.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN NƠNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ..................................................................................... 48
viii


4.5.1 Đánh giá kết quả của việc thực hiện chính sách thơng tin tun truyền ......... 48
4.5.1.1 Các hình thức thông tin tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông ...... 48
4.5.1.2 Đánh giá mức độ thực thi chính sách thơng tin tuyên truyền ................. 49
4.5.2 Đánh giá kết quả của việc triển khai thực hiện chính sách xây dựng và nhân
rộng mơ hình trình diễn .............................................................................................. 51
4.5.2.1 Đánh giá việc thực thi chính sách xây dựng và nhân rộng mơ hình trình
diễn
................................................................................................................. 51
4.5.2.2 Những khó khăn, trở ngại khi xây dựng và nhân rộng mơ hình trình diễn52
4.5.3 Đánh giá kết quả của việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng,
tập huấn và truyền nghề ............................................................................................. 53

4.5.3.1 Đánh giá mức độ phù hợp trong quy định về bồi dưỡng, tập huấn và
truyền nghề ............................................................................................................. 53
4.5.3.2 Kết quả đánh giá việc thực hiện chính sách bồi dưỡng, tập huấn và
truyền nghề ................................................................................................................. 55
4.5.4 Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách khuyến khích hoạt
động tư vấn và dịch vụ khuyến nông ......................................................................... 56
4.5.4.1 Các hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông ........................................ 56
4.5.4.2 Đánh giá kết quả thực hiện chính sách tư vấn và dịch vụ khuyến nông . 58
4.5.5 Đánh giá kết quả thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động khuyến
nông, khuyến nông viên cơ sở ................................................................................... 59
4.5.5.1 Kết quả đánh giá ...................................................................................... 59
4.5.5.2 Đề xuất của CBKN trong việc thực hiện chính sách với người hoạt động
khuyến nông ............................................................................................................ 61
4.5.6 Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách tuyển chọn dự án
khuyến nơng ............................................................................................................... 62
4.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ......................................... 63
4.6.1 Xây dựng mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 63
4.6.2 Phân tích nhân tố để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến tính thực thi chính
sách khuyến nơng ....................................................................................................... 65
4.6.3 Phân tích hồi quy để xác định mối tương quan của các nhân tố đến việc thực
thi chính sách.............................................................................................................. 69
4.6.3.1 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................ 69
4.6.3.2 Giải thích ý nghĩa phương trình hồi quy đã được xây dựng ................... 72
4.6.4 Đo lường mức độ thực thi chính sách khuyến nơng ....................................... 74
4.7 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH
SÁCH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG.............................. 75
4.7.1 Giải pháp về triển khai văn bản chính sách khuyến nơng .............................. 75
4.7.2 Giải pháp về nguồn lực cho thực thi chính sách khuyến nông ....................... 75
4.7.2.1 Tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực .................................................. 75

4.7.2.2 Tăng cường đầu tư kinh phí hoạt động khuyến nơng .............................. 76
4.7.3 Giải pháp đối với đối tượng thụ hưởng chính sách ......................................... 76
4.7.4 Giải pháp đối với từng chính sách cụ thể ........................................................ 77
4.7.4.1 Chính sách thơng tin tun truyền ........................................................... 77
4.7.4.2 Chính sách xây dựng và nhân rộng mơ hình trình diễn .......................... 77
4.7.4.3 Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề ..................................... 78
ix


4.7.4.4 Chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nơng ...... 78
4.7.4.5 Chế độ chính sách đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông
viên cơ sở ................................................................................................................ 78
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 79
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 83

x


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật


CBKN

Cán bộ khuyến nông

CLB

Câu lạc bộ

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu long

ĐBVSMT

Đảm bảo vệ sinh mơi trường

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

FFS

Lớp tập huấn cho nông dân trên đồng ruộng

HTX

Hợp tác xã

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KIP

Phỏng vấn đối tượng am hiểu (chuyên gia)

KNKN

Khuyến nông - Khuyến ngư

ND

Nông dân

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
PAEX

Chương trình khuyến nơng có sự tham gia

PRA

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia

PTD

Phương pháp Phát triển Kỹ thuật có sự tham gia

SRI

Thăm canh lúa cải tiến


SVN

Tổ chức hợp tác và phát triển Hà Lan

THT

Tổ hợp tác

TOT

Đào tạo tập huấn viên/ Chuyển giao kỹ thuật

TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Đương

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VVOB

Tổ chức hợp tác và phát triển Vương Quốc Bỉ

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang
27

Hình 1:

Sơ đồ hệ thống khuyến nơng Hậu Giang

Hình 2:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm Khuyến nơng - Khuyến ngư Hậu
Giang

30

Hình 3:

Cơ cấu tổ chức trạm khuyến nơng khuyến ngư cấp huyện

31


Hình 4:

Cơ cấu tổ chức tổ kỹ thuật xã

31

Hình 5:

Nguồn nhân lực cho hoạt động khuyến nơng

33

Hình 6:

Hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn từ nguồn kinh phí khác giai
đoạn 2012 - 2014

36

Hình 7:

Số lượng CLB khuyến nơng giai đoạn 2012 – 2014

39

Hình 8:

Cơ cấu giới tính CBKN được khảo sát


40

Hình 9:

Phân nhóm tuổi của CBKN được khảo sát

40

Hình 10:

Chun mơn của CBKN được khảo sát

42

Hình 11:

Cơng việc thường làm của cán bộ khuyến nơng phân theo cấp

44

Hình 12:

Đánh giá chung về thực thi chính sách thơng tin tun truyền

50

Hình 13:

Đánh giá chung về chính sách xây dựng và nhân rộng mơ hình trình
diễn


52

Hình 14:

Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách bồi dưỡng, tập huấn và
truyền nghề

56

Hình 15:

Đánh giá chung về chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn và
dịch vụ khuyến nơng

59

Hình 16:

Đánh giá mức độ phù hợp trong chế độ đối với cán bộ khuyến nơng

60

Hình 17:

Hiểu biết của CBKN về chính sách tuyển chọn dự án khuyến nơng

62

Hình 18:


Mơ hình nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao tính thực thi chính
sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

63

Hình 19:

Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách khuyến
nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

69

Hình 20:

Mơ hình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi
chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

74

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang
23


Bảng 1.

Chi tiết số lượng mẫu khảo sát cán bộ khuyến nông

Bảng 2.

Tổng hợp các chỉ số so sánh đánh giá trong nghiên cứu

26

Bảng 3.

Mô tả nhiệm vụ của các đơn vị trong hệ thống tổ chức khuyến nơng
Hậu Giang

28

Bảng 4.

Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông Hâu Giang giai
đoạn 2013 - 2014

32

Bảng 5.

Hoạt động xây dựng mơ hình trình diễn giai đoạn 2012 - 2014

34


Bảng 6.

Kết quả công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông Hậu Giang,
2012-2014.

37

Bảng 7.

Các hoạt động tư vấn -dịch vụ khuyến nông Hậu Giang, 2012 -2014

38

Bảng 8.

Số lượng tổ chức đào tạo huấn luyện của Khuyến nông Hậu Giang
giai đoạn 2012-2014.

38

Bảng 9.

Thông tin về đào tạo nghề nông thôn giai đoạn 2012 - 2014

39

Bảng 10.

Kết quả đánh giá phân loại CLB khuyến nông giai đoạn 2012 2014


39

Bảng 11.

Tổng hợp thơng tin tuổi, thời gian cơng tác

40

Bảng 12.

Phân nhóm thời gian công tác của CBKN được khảo sát

41

Bảng 13.

Phân bố trình độ của CBKN

41

Bảng 14.

Cơng việc thường làm qua nhận xét của chính CBKN

43

Bảng 15.

Danh sách cơng việc được kiêm nhiệm ngồi chun mơn


45

Bảng 16.

Mức độ nhận biết và đánh giá mức độ áp dụng các văn bản chính
sách vào thực tế đối với chính bản thân CBKN

47

Bảng 17.

Cách thức cập nhật thơng tin văn bản chính sách khuyến nơng

48

Bảng 18.

Các hình thức thơng tin tun truyền được thực hiện qua nhận xét
của CBKN

48

Bảng 19.

Định mức hỗ trợ trong xây dựng mơ hình trình diễn trong thực tế tại
Hậu Giang và theo Nghị định 02

51


Bảng 20.

Mức hỗ trợ khi người sản xuất tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn
và truyền nghề.

54

Bảng 21.

Mức hỗ trợ cho người hoạt động khuyến nông khi tham gia các lớp
bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề

54

Bảng 22.

Đánh giá mức độ phù hợp trong hỗ trợ cho nông dân và cán bộ
khuyến nông trong đào tạo, tập huấn và truyền nghề

55

xiii


Bảng 23.

Đánh giá các nội dung tư vấn và dịch vụ khuyến nông

57


Bảng 24.

Đánh giá các ưu tiên và mức độ tiếp cận trong chính sách khuyến
khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông

58

Bảng 25.

Các yếu tố tạo động lực cho cán bộ khuyến nông trong công tác

61

Bảng 26.

Đánh giá mức độ thực thi chính sách tuyển chọn dự án khuyến nông

62

Bảng 27.

Diễn giải các biến của mô hình phân tích EFA

64

Bảng 28.

Kết quả phân tích nhân tố lần 1

65


Bảng 29.

Kết quả phân tích nhân tố lần cuối cùng:

66

Bảng 30.

Phân nhóm và đặt tên nhóm cho 3 nhân tố được tạo ra

67

Bảng 31.

Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

68

Bảng 32.

Kết quả phân tích hồi quy lần 1

70

Bảng 33.

Kết quả phân tích hồi quy lần cuối

70


Bảng 34.

Kết quả kiểm định thang đo mức độ thực thi

74

xiv


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp – nông thôn và nơng dân là 3 bộ phận có mối quan hệ hữu cơ và tác động
qua lại với nhau. Đảng và nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề này, vì vậy đã
có nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều chính sách của Chính phủ, địa phương tập trung
ngồn lực cho phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân và đã thu được nhiều
thắng lợi quan trọng (Đào Duy Huân, 2013). Từ khi hệ thống khuyến nông nhà nước
của Việt Nam chính thức được ra đời ngày 02/03/1993 theo Nghị định số 13/1993/NĐCP của Thủ tướng Chính Phủ, quy định về cơng tác khuyến nơng. Chính sách khuyến
nơng được xác định là chính sách quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam. Trãi qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống khuyến nơng
đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp có những chuyển biến rõ rệt,
góp phần nâng cao trình độ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp và cải thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên, khuyến nông Việt Nam
vẫn còn một số tồn tài và hạn chế cần khắn phục về: Hệ thống tổ chức, chức năng
nhiệm vụ chưa thống nhất; Chất lượng và năng lực của cán bộ khuyến nông, nhất là
cán bộ khuyến nông cơ sở chưa đồng điều; Nguồn lực và phương thức đầu tư cho hoạt
động khuyến nơng cịn chưa hợp lý; Cơ chế chính sách khuyến nơng cịn một số bất
cập (Bộ NN & PTNT, 2013).
Các nghiên cứu về chính sách khuyến nơng, trong những năm gần đây ở một số địa

phương đã cho thấy những tác động tích cực mà chính sách mang lại rất nhiều có vai
trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Tuy nhiên cũng cịn nhiều vấn
khó khăn, bất cập trong q trình thực thi chính sách. Theo Phạm Bảo Dương (2014)
thì q trình thực thi chính sách khuyến nơng gặp khơng ít những khó khăn, bất cập do
cách tiếp cận, nhận thức, nguồn lực và tổ chức thực hiện chính sách. Tác giả Đậu Thị
Bích Hồi (2014), cho rằng cơng tác chỉ đạo thực hiện chính sách theo hướng từ trên
xuống chưa phát huy được sự tham gia của người dân. Các chính sách được triển khai
kết quả vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Ở khía cạnh khác tác giả
Nguyễn Thị Phương (2013) cho rằng, trong quá trình thực thi chính sách cịn nhiều
yếu tố ảnh hưởng. Trong đó, hai yếu tố là điều kiện kinh tế và trình độ của chủ hộ ảnh
hưởng rõ nét nhất đến quá trình thực thi chính sách khuyến nơng. Qua nghiên cứu mở
rộng trên phạm vi cả nước, tác giả Phạm Huy Thông (2013) đã kết luận, hệ thống văn
bản chính sách khuyến nông ở các địa phương đã được xây dựng và thực hiện tương
đối đồng bộ theo hướng dẫn của Trung ương. Mỗi địa phương có những chính sách
khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất với cơ chế hỗ trợ là khác nhau, có sự
trên lệch giữa các địa phương, vùng miền phụ thuộc vào chủ trương và nguồn kinh phí
của các tỉnh, thành phố.
1


Trung tâm KNKN tỉnh Hậu Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT thực
hiện các hoạt động khuyến nơng, khuyến ngư trên phạm vi tồn tỉnh Hậu Giang, nhằm
hướng dẫn trợ giúp nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn. Được thành lập
01/04/2004, khuyến nông Hậu Giang đã góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế khu vực
Nơng - Lâm - Ngư nghiệp tăng bình quân 4,44%/năm trong giai đoạn 2004 - 2012.
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn chung của hệ thống khuyến nông trên cả nước
và song song đó Hậu Giang là tỉnh mới được chia cắt và thành lập mới hơn 10 năm
(theo nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội ngày 26/11/2003) vẫn còn nhiều hạn
chế đang tồn tại về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Điều này ảnh
hưởng tới q trình phát triển của hệ thống khuyến nơng Hậu Giang, q trình triển

khai và thực hiện các chính sách khuyến nông trên địa bàn tỉnh như thế nào?
Từ những vấn đề trên, việc thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi
chính sách khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” là thật sự thiết thực và có ý
nghĩa nhằm giúp cán bộ khuyến nơng thực thi tốt chính sách khuyến nơng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao tính thực thi của chính sách khuyến nơng trong
thực tiễn, qua đó giúp nâng cao hiệu quả cơng tác khuyến nông.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng của việc thực hiện chính sách khuyến nơng trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách khuyến nơng trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Đề xuất giải pháp nâng cao tính thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.

1.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
-

Việc tổ chức thực hiện các chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
cịn nhiều trở ngại.
Cán bộ khuyến nông chưa hiểu biết nhiều về các qui định có liên quan đến
khuyến nơng.
Trình độ của cán bộ khuyến nông, việc chưa quan tâm đến phổ biến các chính
sách có thể ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách khuyến nông

2



1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các chính sách về khuyến nơng được tổ chức thực hiện và kết quả đạt được như thế
nào?
Sự hiểu biết của cán bộ khuyến nông về chính sách khuyến nơng ra sao?
Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách khuyến nơng trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang?
Những giải pháp nào có thể giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách Khuyến nông.
Khách thể nghiên cứu: Cán bộ khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thực thi chính sách
khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, với các chính sách khuyến nơng được đưa
vào phân tích chủ yếu là Nghị định 02 và các chính sách khác liên quan được áp dụng.
1.5.2 Giới hạn về đối tƣợng khảo sát
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên đối tượng trực tiếp thực thi chính sách là các
cán bộ khuyến nơng nhà nước. Khơng tiếp cận nghiên cứu trên đối tượng thụ hưởng
(người sản xuất) và các tổ chức khuyến nông khác do điều kiện về nguồn lực và thời
gian thực hiện.
1.5.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Giai đoạn lấy số liệu thứ cấp từ 2012 đến 2014, giai đoạn này Nghị định 02/2010/NĐCP đã được triển khai và thực hiện có được kết quả nhất định.
Thời gian thực hiện đề tài chỉ từ tháng 8/2015 đến tháng 12/2015.
1.6 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Đánh giá được thực trạng của việc thực hiện chính sách khuyến nơng trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang.

Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách khuyến nông trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang.

3


Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến nơng trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
1.7 ĐỐI TƢỢNG THỤ HƢỞNG
Đối tượng thụ hưởng kết quả nghiên cứu của đề tài là các cơ quan hoạt động khuyến
nơng.
Các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về khuyến nông.

4


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Hậu Giang với diện tích tự nhiên là 160.245 ha, nằm ở vị trí trung tâm của tiểu
vùng Tây Nam sông Hậu, nằm trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu
(tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đơng (tỉnh Sóc Trăng và
Bạc Liêu); nằm giữa sông Hậu (chịu ảnh hưởng triều biển Đông) và hệ thống sông Cái
Lớn (chịu ảnh hưởng triều biển Tây). Trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại thành phố Vị
Thanh cách thành phố Cần Thơ 60 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km.
Hậu Giang là tỉnh được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ theo nghị quyết số
22/2003/QH11 với địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp thành
phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía

Đơng giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đơng Bắc giáp sơng Hậu.
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu: Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của các tỉnh miền
Tây Nam Bộ. Trong năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, khơng có mùa đơng, ít xảy ra
bão. Nhiệt độ trung bình hằng năm khá cao 27,10C và tương đối ổn định trong năm.
Số giờ nắng đạt cao nhất vào giai đoạn gần cuối mùa khô, trung bình cao nhất vào
tháng 2 khoảng 251,5 giờ, thấp nhất vào tháng 7 khoảng 127,9 giờ. Độ ẩm không khí
trung bình của các tháng trong năm 81,3%, cao nhất 84%, thấp nhất 77% và chênh
lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng
mưa ở mức trung bình và có xu hướng giảm (từ 1.625 mm năm 2001 xuống còn 1.226
mm năm 2012).
Sơng ngịi: Là tỉnh nằm trong trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng nước được
cung cấp từ hệ thống kênh rạch của tỉnh khá dồi dào, trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống
sơng lớn: Sơng Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8km), sông Cái Lớn (đoạn chảy qua tỉnh
dài 57km), sông Cái Tư (đoạn chảy qua tỉnh dài 15km) và sông Nước Trong (đoạn
chảy qua tỉnh dài 16km), cùng với hệ thống kênh rạch khá dày (kênh Quản Lộ, kênh
Phụng Hiệp, kênh Xà No,…) tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Các tuyến kênh
rạch vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tưới tiêu cho tỉnh. Trong đó,
Sơng Hậu vẫn là nguồn cung cấp nước chính và quyết định đến sự phát triển ngành
nông nghiệp của tỉnh.
Chế độ thuỷ văn: Chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu
tác động của thủy triều biển Đông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Tây, đã tạo
5


thành khu vực giáp nước ở phía Tây – Nam tỉnh, làm cho q trình tiêu thốt lũ và
nước mưa bị chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên đồng ruộng trong mùa mưa lũ
và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu vực có địa hình thấp chủng. Mặc khác,
lũ góp phần bồi đắp phù sa và rửa phèn, mặn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 10 năm (2004 -2013)
tỉnh Hậu Giang, về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được như sau:
Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 – 2013 đạt 12,39%/năm (riêng
năm 2013 đạt 12,31%; năm 2004 là 10,83%). Trong đó, khu vực I: Nơng, lâm, thủy
sản tăng 4,77%/năm (năm 2004 là 8,99%); khu vực II: Công nghiệp – xây dựng tăng
15,75%/năm (năm 2004 là 12,71%); khu vực III: Dịch vụ tăng 18,28%/năm (năm 2004
là 15,98%).
Giá trị sản xuất theo giá so sánh 94 tăng bình quân 15,75%/năm (năm 2004 là
15,29%); trong đó: nơng - lâm - ngư nghiệp tăng 7,79% (năm 2004 là 18,29%), công
nghiệp - xây dựng tăng 18,26% (năm 2004 là 10,9%), thương mại - dịch vụ tăng
20,52% (năm 2004 là 18,94%).
Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2013 là 27,3 triệu đồng, gấp 4,6 lần so với
năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng), tăng bình quân 17,82%/năm; quy USD đạt
1.291 USD (năm 2004 là 383 USD), tăng bình quân 14,21%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm
tương đối tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực I giảm từ 45,59% (năm 2004) xuống 27,78%
(năm 2013), giảm 17,81%; khu vực II tăng từ 29,69% (năm 2004) lên 32,72% (năm
2013), tăng 3,03%; khu vực III tăng từ 24,72% (năm 2004) lên 39,5% (năm 2013),
tăng 14,78%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 10 năm đạt 65.275 tỷ đồng, tăng bình quân
25,6%/năm, riêng năm 2013 huy động khoảng 12.771 tỷ đồng, gấp 6,96 lần năm 2004
(1.834 tỷ đồng). Trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước quản lý 18.107 tỷ
đồng, tăng bình quân 22,75%/năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013 đạt 5.961,304 tỷ đồng, gấp 6,5
lần so năm 2004 (919 tỷ đồng), tăng bình quân 32,48%/năm, trong đó thu nội địa
1.090 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so năm 2004 (194,1 tỷ đồng), tăng bình quân 20,56%/năm.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2013 là 5.958,284 tỷ đồng, gấp 7,1 lần so năm
2004 (829,5 tỷ đồng), tăng bình qn 28,92%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển

chiếm 40% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, tăng bình quân 34,68%/năm.
6


Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đến năm 2013
khoảng 350,4 triệu USD, gấp 2,5 lần so với năm 2004, tăng bình quân 10,26%/năm;
trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 306,99 triệu USD, gấp 2,25 lần
năm 2004 (năm 2004 là 136 triệu USD), tăng bình quân 9,14%/năm. Kim ngạch nhập
khẩu khoảng 43,4 triệu USD, gấp 8,7 lần so năm 2004 (năm 2004 là 5 triệu USD),
tăng bình quân 26,9%/năm.
Về văn hóa – xã hội
Hàng năm huy động học sinh đạt kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước. Năm
2013 đã huy động: 157.240 học sinh, tăng 8,9% so với năm 2004, tăng bình quân
1,06%/năm; tỷ lệ bỏ học các cấp còn 1,03% (năm 2004 là 4%), số sinh viên trên 1 vạn
dân đạt 140 sinh viên (năm 2004 là 68 sinh viên), 100% các xã, phường, thị trấn có
trường mẫu giáo.
Chất lượng dân số được nâng dần, mức giảm sinh vượt kế hoạch đề ra, bình quân là
0,3‰, năm 2013 là 0,2‰. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,8‰ (năm 2004 là 14,25 ‰).
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,8% (năm 2004 là 25%); số bác sỹ trên
1 vạn dân là 5,34 bác sỹ (năm 2004 là 2,85 bác sỹ), số giường bệnh trên 1 vạn dân là
23,45 giường (năm 2004 là 8,84 giường). Đến cuối năm 2011 có 100% trạm y tế cấp
xã đạt chuẩn quốc gia (năm 2004 là 52,3%), đến năm 2013 trạm y tế cấp xã đạt chuẩn
quốc gia mới điều chỉnh đạt 24,3%.
Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 60% (năm 2004 là 38%).
Giải quyết việc làm mới trong 10 năm là 212.492 lao động, bình quân mỗi năm 20.000
– 21.000 người; tăng bình quân 3,9%/năm; xuất khẩu 1.377 lao động, số lao động
trong độ tuổi thất nghiệp ở thành thị còn khoảng 4,5%. Đào tạo nghề cho 103.029 lao
động, tăng bình quân 11,25%/năm. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ lao động nông thôn được
đào tạo nghề 17,5% (năm 2004 là 5,91%); tỷ lệ lao động qua đào tạo 32% ( năm 2004
là 13,6%).

Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo còn 11,73% tổng số hộ, bình quân giảm nghèo cả giai đọan
trên 2%/năm (tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 là 24%), tỷ lệ hộ cận nghèo cịn 8,73% tổng số
hộ.
Chương trình điện khí hóa tồn tỉnh đạt kết quả tốt, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 98% số
hộ (năm 2004 là 74,77%), trong đó khu vực nơng thơn 95,8% (năm 2004 là 65,93%).
Đến năm 2013 có 55/74 số xã, phường, thị trấn văn hóa, chiếm 74,3% tổng số xã,
phường, thị trấn (năm 2004 là 17/60). Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 85% tổng số hộ tồn
tỉnh (năm 2004 là 80%). Triển khai đồng loạt xây dựng xã nông thôn mới, trong đó tập
trung triển khai xây dựng 11 xã nơng thơn mới, đến năm 2013 thì 11 xã đã đạt từ 1119 tiêu chí, trong đó có 3 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, các xã cịn lại đạt từ 4 -10 tiêu chí.
7


2.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM
2.2.1 Sự ra đời chính thức của hệ thống Khuyến nơng Việt Nam
Theo Báo cáo tổng kết 20 năm khuyến nông Việt Nam (1993-2013), Việt Nam là một
đất nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, từ xa xưa ông cha ta đã rất quan tâm
khuyến khích phát triển canh nông như: thời Hùng Vương, Vua Hùng tổ dạy dân cấy lúa
trồng dâu, Lễ hội "Tịch điền" từ thời tiền Lê và được duy trì đến ngày nay, việc thành
lập "Khuyến nông Sứ" thời Trần, việc Vua Quang Trung ban hành "Chiếu Khuyến
nông".... Sau Cách mạng Tháng 8/1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, cùng với nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước,
Đảng, Chính phủ và Bác Hồ cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều
chính sách khuyến nơng nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện
đời sống nông dân. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI) về đổi
mới cơ chế quản lý trong nơng nghiệp, hộ nông dân được giao tư liệu sản xuất và tự chủ
sản xuất, cần có cơ quan hướng dẫn, tư vấn giúp hộ nơng dân nắm vững chủ trương
chính sách, hiểu biết và vận dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thực tiễn sản xuất đã đặt nhu cầu tất yếu khách quan cho sự ra đời và phát triển của hệ
thống Khuyến nông Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của nông dân, của sản xuất nông nghiệp
trong nước và hội nhập với nông nghiệp khu vực và thế giới.

Thời gian hình thành và phát triển của Khuyến nơng Việt Nam:
Ngày 02/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP ban hành bản quy định về
công tác khuyến nông, hệ thống khuyến nông chuyên trách chính thức ra đời. Trải qua
20 năm hoạt động cùng với tiến trình phát triển của ngành nơng nghiệp, tổ chức
khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thường
xuyên gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Ở Trung ương, giai đoạn 1993- 2004, Cục Khuyến nông (thuộc Bộ Nông nghiệp và
công nghiệp thực phẩm) và Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp)
thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp và hoạt động sự
nghiệp khuyến nông; Vụ Nghề cá thuộc Bộ Thủy sản cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước và cơng tác khuyến ngư.
Ngày 26/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về Khuyến nông,
Khuyến ngư. Ở trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được thành lập (tách từ
Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia thuộc Bộ Thủy sản. Đến năm 2008, khi hợp
nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia được hợp nhất thành Trung tâm
Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia.
8


Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông
thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nơng Trung ương chính thức là
Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn.
Mặc dù trong từng giai đoạn có sự thay đổi về tổ chức và tên gọi khác nhau, nhưng tổ
chức khuyến nông ở Trung ương vẫn liên tục phát triển và là đầu mối thống nhất chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống khuyến nông cả nước, là
đầu mối hợp tác với các tổ chức khuyến nông trong khu vực và quốc tế, là lực lượng
nịng cốt triển khai thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông ở Trung
ương.

Về nguồn nhân lực Khuyến nông cả nước:
Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có Trung tâm Khuyến
nơng (hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
Cấp huyện hiện 596 huyện, thị xã có sản xuất nơng nghiệp (chiếm 95,5% số huyện, thị
xã trong tồn quốc) đã có Trạm khuyến nơng (hoặc Trạm khuyến nơng - khuyến ngư).
Cấp xã hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lưới khuyến nơng viên cơ sở, trong đó:
Khuyến nơng viên cơ sở chun trách từ 1-2 người/ xã; mỗi thơn, bản có 01 cộng tác
viên khuyến nơng (bán chun trách); ngồi ra tồn quốc hiện có gần 700 Câu lạc bộ
khuyến nơng cấp xã với gần 20.000 người tham gia.
Nhiều tỉnh đã quan tâm xây dựng và phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở khá tồn
diện từ bố trí lực lượng, đầu tư nguồn lực và cơ chế chinh sách để phát huy năng lực
của đội ngũ này, điển hình như: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hải Phịng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Lắc,
Đắc Nơng, Bình Phước, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, ....
Cùng với phát triển về tổ chức thì lực lượng cán bộ khuyến nông cũng được tăng
cường cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hệ thống khuyến nông chuyên trách có
gần 17.200 người, trong đó: cấp Trung ương có 90 người; cấp tỉnh: khoảng 1.900
người; cấp huyện: xấp xỉ 4.000 người; cấp xã, lực lượng khuyến nông viên cơ sở: xấp
xỉ 11.200 người; cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản: xấp xỉ 18.000 người. Phần
lớn lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp đã được đào tạo về chuyên môn, bồi dưỡng
về kỹ năng nghiệp vụ khuyến nơng, có kinh nghiệm thực tiễn và rất tâm huyết với
nghề nghề, thường xuyên gắn bó với sản xuất, với nông dân.
Về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho khuyến nông:
Cùng với sự phát triển về tổ chức và đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống
khuyến nông các cấp cũng từng bước được đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kết
quả khảo sát năm 2012 cho thấy:
9



×