Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kiểm tra học phần môn marketing quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.73 KB, 5 trang )

Đề bài: chọn một loại sản phẩm và một quốc gia nước ngồi mà anh chị thích! tìm hiểu về các
khía cạnh của mơi trường văn hố tác động đến tiêu dùng sản phẩm này. từ những phân tích về
tác động, Rút ra một số hàm ý cho nhà quản trị marketing quốc tế cần phải lưu ý nếu muốn
triển khai tốt các hoạt động marketing tại quốc gia này.
Bài làm:
Sản phẩm em chọn là hàng dệt may nói chung của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
Quốc gia nước ngồi mà em sẽ phân tích là Mỹ.
1. Mơi trường văn hóa
Ảnh hưởng của văn hóa thể hiện rõ nhất trên các khía cạnh như: ngơn ngữ qua lời nói và cử
chỉ, qua thói quen ăn uống, ý nghĩa của các biểu tượng và màu sắc, những điều cấm kị và
phương thức ứng xử trong các hoàn cảnh. Trong marketing quốc tế, mơi trường văn hóa tập
trung vào hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực hành vi.
Văn hóa trong thời trang may mặc bao gồm phong cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu, thể
hiện được sự phát triển nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Văn hóa này là yếu tố chính tác
động đến việc ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
2. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến tiêu dùng trong may mặc tại Mỹ
A. Yếu tố địa lý, lịch sử
Có thể nói địa lý và lịch sử là hai yếu tố tác động mạnh mẽ tới nền văn hóa nói chung và tất cả
các yếu tố trong xã hội nói riêng. Một đất nước có điều kiện địa lý tốt, tài nguyên thiên nhiên
dồi dào sẽ có điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế, giao thông, vận tải. Địa lý sẽ quyết
định các ngành nghề nào có tiềm năng phát triển, ngành nghề nào khơng. Từ đó nhà nước cũng
như các nhà đầu tư sẽ có chính sách đúng đắn trong kế hoạch phát triển của mình.
Với diện tích 3,8 triệu dặm vng (9,8 triệu km²) và dân số hơn 331 triệu người, Mỹ là quốc
gia lớn thứ 3 hoặc 4 về tổng diện tích và đứng thứ 3 về quy mơ dân số trên thế giới. Vì có nhiều
địa hình rộng lớn nên Mỹ gần như có tất cả các loại khí hậu. Mỹ khơng có sắc tộc chính thống
hay đại diện mà hồn tồn là quốc gia của người nhập cư, đây là quốc gia đa dạng chủng
tộc và văn hóa nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác
nhau trên toàn cầu. Mỹ cũng một trong những thị trường kinh doanh, tài chính, tiêu
dùng lớn, tự do nhất và có sức ảnh hưởng nhất trên tồn cầu với thị trường chứng khoán New
York (NYSE) hiện đang là thị trường chứng khốn có mức vốn hố lớn nhất thế giới, đồng Đô
la Mỹ là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên tồn cầu.


Vì vậy có thể nói đây là thị trường vơ cùng hấp hẫn đối với ngành hàng dệt may của Việt Nam.
B. Yếu tố tập quán, thói quen
Với những quốc gia khác nhau, phong tục, tập quán, thói quen, giá trị và giá trị kỳ vọng về mặt
xã hội cũng sẽ rất khác nhau. Mỹ hiện tại đang là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế
giới. Mỹ là quốc gia đơng dân có tỷ lệ dân sống ở thành thị khá cao. Mỹ lại là một nước có tốc
độ tăng trưởng khá ổn định, người dân Mỹ có thu nhập cao và họ chi tiêu nhiều tiền vào việc


mua sắm, đặc biệt là quần áo. Trung bình một người Mỹ đi mua sắm quần áo khoảng 22 lần/
người/ năm. Trong những năm gần đây, xu hướng ăn mặc trong bộ phận cơng chúng tại nước
này có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như trước đây Mỹ quy định nhân viên đến cơng sở đều mặc đồng
phục, thì hiện nay rất nhiều công ty Mỹ cho phép nhân viên của mình ăn mặc tự do đi làm. Đó
là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng ăn mặc của cơng chức Mỹ. Do có nhiều lựa
chọn hơn về hàng dệt may của các hãng trên thế giới, người dân Mỹ không chỉ quan tâm đến
mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng mà thậm chí cịn về giá cả nữa. Nước Mỹ là một cường quốc
phát triển, do đó sự nhạy cảm với nền văn hóa văn minh của người Mỹ rất lớn, trình độ văn hóa
của người dân Mỹ rất cao, lứa tuổi thanh niên ở Mỹ sử dụng Internet như phương tiện thơng
dụng hàng ngày, do đó các doanh nghiệp dệt may đã khai thác việc bán hàng qua internet. Thị
trường Mỹ được dự đốn có số lượng thanh thiếu niên tăng nhanh. Đây là tầng lớp có nhu cầu
về ăn mặc rất lớn. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm mà họ yêu thích vì thu nhập
đầu người cao. Vì vậy người dân Mỹ cũng vơ cùng thích thú đối với các sản phẩm từ Việt Nam
được bán trên các sàn thương mại điện tử cũng sở hữu mẫu mã đa dạng và thời trang nhưng giá
thành lại rất rẻ so với các mặt hàng hiện có trên thị trường. Đối với lứa tuổi trung niên, sở thích
của họ về sản phẩm may mặc có yếu tố chất lượng và độ bền cịn lứa tuổi từ 65 trở lên, họ
không quan tâm nhiều đến kiểu dáng mẫu mã nữa, mà rất chú trọng đến sự thoải mái và tiện
dụng.
Nói đến văn hóa của nước Mỹ có thể nói đến đây là một nền văn hóa đa dạng được đúc kết lại
từ rất nhiều những nền văn hóa khác nhau được du nhập vào đây bởi các cuộc di dân, nhập cư
trong lịch sử, bao gồm văn hóa của những người bản thổ Mỹ, những người Anh, Châu Âu,
Châu Phi và gần nhất là sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ Latinh và Châu Á. Ngày nay, trong xu

thế tồn cầu hóa nền kinh tế khi mà hàng hóa của các quốc gia có thể tự do cạnh tranh trên thị
trường Mỹ, người tiêu dùng Mỹ ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Người dân Mỹ khơng cịn bị
hấp dẫn bởi sản phẩm may mặc từ các nhà sản xuất mà còn bị hấp dẫn bởi mẫu mã, kiểu dáng,
chất lượng thậm chí là cả bởi giá thành sản phẩm nữa. Một nhà cung cấp sản phẩm dệt may chỉ
có thể thành cơng khi họ đáp ứng được đầy đủ tiêu chí nêu trên. Người tiêu dùng Mỹ cũng rất
quan tâm đến chất lượng. Đa số người dân Mỹ quan tâm đến vấn đề sợi trước khi mua hàng,
10% số người tiêu dùng Mỹ chỉ tiêu dùng hàng hóa sản xuất từ một hãng tên tuổi (nhóm khách
hàng này đa phần là người mẫu, diễn viên hay một số người nổi tiếng khác). Độ tuổi từ 15 đến
20 thường mua hàng hóa của các hãng thời trang nổi tiếng, và họ cũng đã thích nghi được với
sự đa dạng của thế giới thời trang, 34% khác sẵn sàng mua một hàng hóa khác để thay thế nếu
khơng tìm được loại hàng hóa mình muốn dùng, độ tuổi từ 20 đến 24 tỷ lệ này là 24% và càng
có xu hướng giảm xuống khi độ tuổi càng tăng. Độ tuổi 55 trở đi, chỉ có 10% có quyết định
mua một loại sản phẩm khác thay thế cho mặt hàng mà họ quen dùng. Các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ cần chú ý tới yếu tố này vì như đã phân tích ở trên, tỉ lệ dân số thanh thiếu niên tăng thì
trong thời gian tới khách hàng tại đây chủ yếu sẽ là dân số già.
Quần áo mang phong cách cổ điển có một thị phần đáng kể tại thị trường Mỹ (79%). Chứng tỏ
rằng, Mỹ là thị trường rất đa dạng, từ các loại hàng hóa có mẫu mã, kiểu dáng đến các loại
hàng hóa cổ điển đều được ưa chuộng tùy theo từng lứa tuổi và từng vùng lãnh thổ khác nhau.


Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt nam muốn tiếp cận thành công thị trường này
cần phải khơng ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để có thể thích ứng với thị hiếu
của người tiêu dùng Mỹ
C. Yếu tố ngôn ngữ
Marketing tại thị trường Mỹ có thể thuận lợi do sự đồng nhất và phổ biến về mặt ngơn ngữ.
Dân cư tại Mỹ có thể rất đa dạng về chủng tộc, màu da nhưng đại đa số người dân đều nói tiếng
Anh - thứ tiếng phổ thông nhất trên thế giới. Sự khác biệt về âm điệu Anh-Anh, Anh-Mỹ hay
giọng Úc có thể khơng ảnh hưởng quá nhiều đến việc tiếp nhận thông điệp mà doanh nghiệp
muốn truyền tải.
Sự khác biệt mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đó là thơng điệp khi truyền tải tại môi

trường này thường rõ ràng, rành mạch và trực tiếp chứ không gián tiếp, ẩn ý hay quá nhiều tầng
ý nghĩa như một số nước Châu Á. Điều này có thể bởi văn hóa của nước Mỹ và cũng bởi chi
phí cho quảng cáo là quá đắt đỏ. Chúng ta có thể bắt gặp các biển quảng cáo nhiều màu sắc bắt
mắt được lắp đặt dày đặc tại các thành phố lớn của Mỹ và các thông điệp mà các nhãn hàng
đưa ra đều rất ngắn gọn để đi trực tiếp vào tâm trí người dùng và cũng để giảm chi phí cho
quảng cáo.
3. Một số hàm ý cho nhà quản trị marketing quốc tế cần phải lưu ý nếu muốn triển khai tốt các
hoạt động marketing tại Mỹ
- Tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo tập quán, thói quen của nước sở tại
Các sản phẩm dệt may của Việt Nam cần được thiết kế mới để thích ứng tốt hơn với mơi
trường văn hóa đặc thù tại Mỹ. Ví dụ như sản phẩm áo sơ mi nam của cơng ty May 10 được
tiêu chuẩn hóa về kích thước từ cỡ S đến XXL, các cỡ áo này cũng được dùng cho các sản
phẩm xuất khẩu sang cả Châu Âu, Châu Mỹ lẫn Châu Á. Tuy nhiên, khi xuất khẩu các loại áo
sơ mi này sang các nước Châu Á, các cỡ áo này được điều chỉnh nhỏ hơn so với cỡ áo khi xuất
khẩu sang khu vực EU và Mỹ do chiều cao và cân nặng trung bình của người Châu Á thường
nhỏ hơn. Nhiều cuộc khảo sát cũng cho thấy rõ sự tương đồng về sở thích của các bộ phận dân
cư khác nhau. Người dân Mỹ rất thích sản phẩm làm từ lụa tơ tằm do sự thoải mái, nhẹ, mát mà
chất vải này mang lại.
- Nghiên cứu kĩ vấn đề tôn giáo và ngôn ngữ tại mỗi quốc gia
Các ví dụ cụ thể trên thực tê đã cho thấy rằng, nếu không nghiên cứu kĩ vấn đề về tôn giáo và
ngôn ngữ tại quốc gia mà doanh nghiệp hướng đến thì sẽ rất dễ xảy ra thất bại đáng tiếc. Một
khi đã phạm phải sai lầm về tín ngưỡng thì doanh nghiệp rất khó để có thể tiếp tục phát triển tại
thị trường nước xuất khẩu, thậm chí là phải chuyển sang quốc gia, khu vực khác và xây dựng
các chiến lược lại từ đầu. Ví dụ như tại các sản phẩm may mặc tại Mỹ khơng thể in những dịng
chữ tiếng Anh như các sản phẩm quần áo bày bán tại Việt Nam vì theo quan điểm của họ thì
những dịng chữ này rất “buồn cười” và thậm chí là vơ nghĩa. Việc in logo, hình ảnh, từ ngữ
nào lên sản phẩm mới phù hợp cịn phụ thuộc vào q trình nghiên cứu sản phẩm và thị trường.
Hoặc với vấn đề về tôn giáo, người Mỹ chủ đa số theo Kito Giáo và Tin lành. Vì tơn giáo này
nên họ tin vào Chúa là người đem đến những may mắn và điềm lành cho họ còn Satan tượng



trưng cho sự chết chóc và đen đủi. Vì thế một sản phẩm giày của hãng X được cho là có logo
“thờ quỷ Satan”, thậm chí có chứa máu người trong đó đã bị buộc phải dừng sản xuất do phần
đông người dân cảm thấy không thể chấp nhận được.
- Tạo thương hiệu riêng trong môi trường đa dạng tại Mỹ
Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt nhất cho các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam để thâm nhập thị trường là mua bằng sáng chế, thương hiệu của cơng ty nước ngồi,
nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu với giá rẻ hơn, từ đó thâm nhập thị trường thế giới bằng sản
phẩm “made in Viet Nam”. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, do tình hình tài chính có hạn, nên
phải biết sử dụng tập trung và có mục tiêu cụ thể cho quảng cáo. Với các phương tiện thông tin
đắt tiền để quảng cáo tại Mỹ như phát thanh và truyền hình, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ về
hiệu quả và chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp dệt may xuất khẩu có thể quảng cáo qua các ấn phẩm
của ngành, đồng thời cần nhấn mạnh những ưu thế và những yếu tố văn hóa đặc trưng trong sản
phẩm của mình cho các bạn hàng nước ngồi. Các tạp chí chun ngành, tạp trí thời trang tại
Mỹ cũng là địa chỉ đáng tin cậy trong hoạt động quảng cáo quốc tế. Việc sử dụng tài liệu tại
điểm bán hàng ở các cửa hàng bán lẻ hay nơi trưng bày triển lãm cũng có những thuận lợi, cần
được đẩy mạnh vì chi phí thấp hơn. Những tài liệu này phải cung cấp nhiều thông tin cho việc
thiết lập và củng cố uy tín sản phẩm
- Phát triển sản phẩm gắn với văn hóa bảo vệ mơi trường
Ngày nay, điều kiện tự nhiên là một vấn đề chung của tồn thế giới. Các hoạt động cơng nghiệp
hay kinh doanh phải luôn đi kèm với việc bảo về mơi trường. Đó là quy định trong hệ thống
luật của các quốc gia trên thế giới. Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đầu tư phát
triển sản phẩm xuất khẩu phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cần có biện pháp cụ thể để
xử lý rác thải công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cụm cơng nghiệp sợi, in nhuộm hồn tất ở
xa các trung tâm đô thị lớn, coi việc phát triển với văn hóa bảo vệ mơi trường là hai nhiệm vụ
song hành rất cần thiết. Cục bảo vệ môi trường(USEPA) của Mỹ chịu trách nhiệm ban hành các
bộ luật, quy định, tiêu chuẩn khung về mơi trường để áp dụng cho tồn Liên bang. Ngoài ra,
mỗi bang tùy điều kiện cụ thể về bảo vệ môi trường đều xây dựng các đạo luật riêng, xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn của mỗi địa phương, vì vậy các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới vấn đề
này

- Phát triển sản phẩm theo đặc thù văn hóa từng vùng
Căn cứ vào trình độ cơng nghệ đã được đổi mới, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã có khả
năng đáp ứng thị trường Mỹ cả về chất lượng và số lượng. Các chủng loại hàng hóa thu hút thị
hiếu tiêu dùng của khách hàng quốc tế, đặc biệt tại Mỹ nhiều nhất là: áo Jacket (gồm các loại
nam nữ, độ tuổi khác nhau); áo Sơ mi (gồm các loại dài tay, cộc tay, nam nữ theo độ tuổi);
quần Âu (gồm các loại quần nam nữ, theo độ tuổi, quần dài, quần sooc…); hàng dệt kim (gồm
các loại quần áo trẻ em, khăn bông…). Để thích ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thị
trường thế giới, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần chú trọng hơn việc đa dạng hóa chủng
loại sản phẩm, không chỉ tập trung vào những chủng loại đề cập ở trên, mà nên mở rộng hơn
nữa các chủng loại khác như: quần áo thể thao, đồ lót nam nữ, găng tay, quần áo ngủ, mũ vải
các loại.., ngày càng làm phong phú hơn các mặt hàng mang thương hiệu Việt. Đặc biệt trong


bối cảnh Covid 19 hiện nay, các nước Châu Âu và Mỹ đã có xu hướng tiêu thụ đồ thể thao rất
nhiều vì họ đã có nhận thức cao về việc nâng cao sức khỏe để phòng chống Covid. Người tiêu
dùng đã mua nhiều đồ thể thao hơn để tập luyện tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội
“quarantine.



×