Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 96 trang )

HOÀNG THANH TRÂM
MSSV: 1953801090108

TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 – 2023

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S VÕ HƯNG ĐẠT
Th.S NGƠ ĐÌNH THIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Hồng Thanh Trâm, xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài
“Trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử” là kết quả của quá
trình nghiên cứu nghiêm túc và được soạn thảo bởi cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của
Thạc sĩ Võ Hưng Đạt và Thạc sĩ Ngơ Đình Thiện. Những thơng tin, dữ liệu, luận điểm
được trích dẫn trong Khóa luận hồn tồn trung thực và tuân thủ các quy định về chống
đạo văn do Khoa Luật Quốc tế và trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Tác giả xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Tác giả Khóa luận

Hồng Thanh Trâm


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin lời cảm ơn chân thành đến Th.S Võ Hưng Đạt và Th.S Ngơ Đình


Thiện, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ tác giả suốt q trình thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn
Hồng Thái Hy, người đã có những chia sẻ quý báu giúp tác giả có định hướng tốt hơn
cho bài Khóa luận của mình. Ngồi ra, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô
khoa Luật Quốc tế và trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và
cơ hội cho tác giả được thực hiện Khóa luận này.
Hơn bao giờ hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ông
bà, bố mẹ, em gái, dì Hiền, cơ Tâm, anh Khơi, những người thân thương nhất đã luôn
bên cạnh và hỗ trợ tác giả trong suốt q trình làm Khố luận cũng như thời gian học tập
tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn bạn Huyền My, bạn Thu Uyên,
bạn Hương Giang, và bạn Thanh Tịnh, những người bạn thương mến đã ln động viên
và khích lệ để tác giả có thể hồn thành Khóa luận một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân, người
bạn và những người anh, chị đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, sẵn sàng dành thời gian
lắng nghe và hỗ trợ tác giả trong thời gian làm Khóa luận.
Tác giả ln biết ơn và cảm kích trước sự giúp đỡ của thầy cơ, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp dù về mặt tinh thần hay những góp ý hồn thiện Khóa luận. Tất cả đều
là những động lực và là kỷ niệm đáng nhớ của tác giả về quãng thời gian làm Khóa luận
tốt nghiệp.
Do vốn kiến thức cịn ít ỏi, Khóa luận chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được sự thơng cảm và những ý kiến đóng góp của Thầy cơ để được hoàn
thiện hơn.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

AAA


American Arbitration Association - Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ

B2B

Business to Business – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

B2C

Business to Customer – Doanh nghiệp với Người tiêu dùng

C2C

Customer to Customer – Người tiêu dùng với Người tiêu dùng
The China International Economic and Trade Arbitration

CIETAC

Commission
- Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc

CNTT

Công nghệ thông tin

EU

European Union – Liên minh Châu Âu

G2B


Government to Business – Chính phủ với Doanh nghiệp

HIAC
ODR

Hanoi International Arbitration Center
– Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội
Online Dispute Resolution
– Giải quyết tranh chấp trực tuyến
Quyết định số 645/QĐ-TTg (“Quyết định 645/QĐ-TTg”) của Thủ

Quyết định

tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch

645/QĐ-TTg

tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 –
2025

UNCITRAL
VIAC

The United Nations Commission on International Trade Law
- Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế
Vietnam International Arbitration Center
– Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................................... 10
1.1.

Khái niệm về tranh chấp thương mại điện tử và trọng tài trực tuyến

trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp thương mại điện tử ........................................... 11
1.1.2. Khái niệm về trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử…………………………………………………………………………….13
1.2.

Đặc điểm của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương

mại điện tử ................................................................................................................ 15
1.2.1. Không gian ảo ............................................................................................ 16
1.2.2. Tính xuyên biên giới .................................................................................. 17
1.2.3. Sự đa dạng của các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp ................... 17
1.2.4. Giảm bớt gánh nặng chi phí cho các bên .................................................. 17
1.3.

Tóm tắt lịch sử hình thành và phân loại trọng tài trực tuyến trong giải

quyết tranh chấp thương mại điện tử ..................................................................... 18
1.3.1. Tóm tắt lịch sử hình thành của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh
chấp thương mại điện tử ........................................................................................ 18
1.3.2. Phân loại trọng tài trực tuyến trong tranh chấp thương mại điện tử ...... 21
1.4.


Ưu điểm và hạn chế của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp

thương mại điện tử ................................................................................................... 22
1.4.1. Ưu điểm của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử…………………………………………………………………………….22
1.4.2. Hạn chế của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử…………………………………………………………………………….24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 26


CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI HOA KỲ, TRUNG QUỐC VÀ
MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM ....................................................................... 27
2.1.

Pháp luật trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại

điện tử tại Hoa Kỳ và Trung Quốc ......................................................................... 27
2.1.1. Phạm vi thẩm quyền của trọng tài ............................................................. 28
2.1.2. Thỏa thuận trọng tài trực tuyến ................................................................ 31
2.1.3. Phán quyết và thi hành phán quyết trọng tài ............................................ 39
2.2.

Quy tắc tố tụng trọng tài tại một số hệ thống trọng tài trực tuyến tại Hoa

Kỳ và Trung Quốc .................................................................................................... 42
2.2.1. Quy trình áp dụng trọng tài trực tuyến của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ
(AAA) …………………………………………………………………………….42
2.2.2. Quy trình áp dụng trọng tài trực tuyến của Trung tâm giải quyết tranh

chấp trực tuyến thuộc Uỷ ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung
Quốc (CIETAC) ..................................................................................................... 46
2.3.

Một số gợi mở góp phần xây dựng pháp luật điều chỉnh trọng tài trực

tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt Nam .................. 49
2.3.1. Cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật điều chỉnh trọng
tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt Nam ..... 50
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng mơ hình trọng tài trực
tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ........................................ 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 60
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62
PHỤ LỤC 2. HỆ THỐNG TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN CỦA CIETAC (TRUNG
QUỐC) .......................................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 3. HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN CỦA 82


HIAC (VIỆT NAM) ..................................................................................................... 82
PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ LỖI CÓ THỂ GẶP KHI TRUY CẬP HỆ THỐNG
TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN CỦA HIAC (VIỆT NAM) ........................................ 85
PHỤ LỤC 5. HỆ THỐNG THIẾT KẾ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
CLAUSEBUILDER CỦA AAA (HOA KỲ) .............................................................. 86


1

MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại hiện nay, khi mà lao động được thay bằng tự động hóa, vốn tri thức

có thể cập nhật trên phần mềm và chuyển thành dữ liệu điện tử cùng với các nền tảng xã
hội, nền tảng thương mại điện tử giúp con người thuận tiện hơn trong việc trao đổi thông
tin, giao dịch, mua bán hàng hóa. Việc bùng nổ các giao dịch điện tử trên các nền tảng
thương mại ngày một nhiều kéo theo nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến người tiêu
dùng với bên cung ứng, người tiêu dùng với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh
nghiệp,… Thông thường, các tranh chấp này có thể được giải quyết bằng con đường tư
pháp thơng qua Tịa án, hay thơng qua các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế
(Alternative Dispute Resolution) như thương lượng, trọng tài, hịa giải. Theo đó, các bên
khi giao kết hợp đồng có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh cũng
như các vấn đề khác như địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ sử dụng,… Trong
một số trường hợp, lựa chọn phương thức giải quyết hay địa điểm giải quyết tranh chấp
là một lựa chọn không mấy dễ dàng khi chi phí di chuyển, thủ tục tố tụng gây nhiều bất
tiện cho các bên tham gia. Ứng dụng các tiến bộ công nghệ nhằm tạo ra cơ chế giải quyết
tranh chấp tinh gọn, thuận tiện hơn, phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online
Dispute Resolution – hay còn viết tắt là “ODR”) ra đời. ODR là sự kết hợp giữa từ Online
và Alternative Dispute Resolution, tức các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế
được tiến hành trên nền tảng trực tuyến. Trong một số nghiên cứu, ODR còn được hiểu
theo nghĩa rộng, ý chỉ tất cả các phương thức giải quyết trên nền tảng trực tuyến nói
chung. Trọng tài trực tuyến là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp trực
tuyến đang được phát triển tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền
tảng kinh tế số. PGS. TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia cao cấp về thương mại khẳng
định, thương mại điện tử là xu thế của thị trường hiện nay, tuy nhiên vẫn cịn đó một số


2


vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện1. Theo tác giả, việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng trọng
tài trực tuyến cũng là một trong những giải pháp cần thiết, mở rộng các phương án giải
quyết tranh chấp đồng thời rút gọn thủ tục xét xử. Không những vậy, đại dịch Covid-19
– giãn cách xã hội khiến số lượng lớn vụ kiện bị ngưng đọng, nhiều vụ việc giải quyết
tại các cơ quan giải quyết tranh chấp thay thế cũng buộc dừng lại do khoảng cách và tình
hình xã hội. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration
Center – hay còn viết tắt là ”VIAC”) cũng đã thử áp dụng giải quyết tranh chấp thông
qua tổ chức trên các nền tảng trực tuyến, tuy chưa được áp dụng phổ biến thế nhưng điều
đó cho thấy việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam ở
thời điểm hiện tại là có thể. Chính những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy việc nghiên
cứu và áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Việc phát triển trọng tài trực tuyến tại Việt Nam có thể tạo tiền đề ứng dụng
phương thức này đối với các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu
dùng, phù hợp với định hướng phát triển thương mại điện tử được đề ra trong Quyết định
số 645/QĐ-TTg (“Quyết định 645/QĐ-TTg”) của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng
5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai
đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu cụ thể đề ra về quy mô thị trường thương mại điện tử bao
gồm 55% dân số tham gia mua sách trực tuyến, doanh nghiệp thương mại điện tử B2C
(tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD,
chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng cả nước. Những con
số này cho thấy một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam,
thời điểm công nghệ điện tử chiếm ưu thế và tác động đến thị trường kinh tế, xuất hiện

1

“Mục tiêu doanh số thương mại điện tử đạt 35 tỷ USD vào năm 2025 ”, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Bộ Công Thương, ngày 01/6/2020, xem tại:
(truy cập ngày 02/3/2023).



3

nhiều giao dịch thương mại trực tuyến thông qua việc sử dụng các website, ứng dụng
thanh toán, mua hàng điện tử.
Đi kèm với sự bùng nổ đó, các tranh chấp phát sinh dự kiến sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ
phát triển của ngành thương mại điện tử, với nhiều mức giá trị khác nhau và nhiều trường
hợp chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, các văn bản pháp
luật có quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp như Luật Trọng tài Thương
mại 2010, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2014,… chưa có
cơ sở pháp lý chi tiết nào điều chỉnh hoạt động trọng tài trực tuyến hoặc giải quyết tranh
chấp thương mại trực tuyến hay thương mại điện tử. Ngay cả trong các văn bản dưới luật
như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định 85/2021/NĐ-CP về Thương mại điện tử
có quy định về điều khoản giải quyết tranh chấp tuy nhiên cũng dẫn chiếu đến theo các
thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, đã có nhiều hội thảo
chuyên đề nghiên cứu nhằm đánh giá và sửa đổi, nhằm kiến nghị bổ sung các quy định
pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn khi các dự thảo luật được đưa ra. Trong Quyết
định số 645/QĐ-TTg, vấn đề này cũng đã được đề cập khi hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử
là một trong những nhóm giải pháp cần được quan tâm.
Với sự phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử như hiện nay, việc đưa ra những
cơ sở pháp lý hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ cũng như những nội dung khác trong giải
quyết tranh chấp trực tuyến là một điều cần thiết, điều này cũng sẽ giúp giảm tải gánh
nặng của Tòa án, hay các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống khác khi có sự
hỗ trợ của ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại Cơng nghiệp 4.0. Chính vì những
lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử” .



4

2.

Tình hình nghiên cứu
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Cho đến nay, ở trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu pháp luật về
phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể về
phương thức trọng tài trực tuyến ở Việt Nam. Phương thức trọng tài trực tuyến thường
được nghiên cứu cùng với các phương thức khác trong những bài nghiên cứu chung này.
Một số nghiên cứu liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến nói chung,
cụ thể:


Đồn Quỳnh Thương, Một số hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến về

giao dịch điện tử tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tòa án nhân dân, 2014: là
một trong những nghiên cứu đầu tiên về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến;


Trương Đặng Thùy Nhung, Pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực

tuyến cho người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật TP. HCM, 2020 – 2021: khoá luận nghiên cứu các tài liệu
và thực tiễn áp dụng ODR theo Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(The United Nations Commission on International Trade Law – “UNCITRAL”), Liên
minh châu Âu (European Union – “EU”), Brazil cũng như các nguyên tắc công bằng,

minh bạch và bảo mật an toàn nhằm đưa ra khuyến nghị, xem xét đến khả năng thi hành
của kết quả GQTC trực tuyến phù hợp với Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc
gia;


Tô Thị Phương, Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương

mại điện tử ở một số Quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã khái qt các hình thức giải quyết tranh chấp trực
tuyến trong thương mại điện tử, đồng thời chỉ ra sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng
pháp luật đối với hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt Nam thông
qua nghiên cứu pháp luật Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Qua đó, tác giả đã có một


5

số đề xuất cụ thể như xây dựng hai mô hình quản lý cơ sở dữ liệu của phương thức ODR;
sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật;


Nguyễn Hương Ly, Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Kinh

nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, 2020 nghiên cứu
và so sánh các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến của
Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế UNCITRAL, đồng thời Luận văn
nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở một số quốc gia như Trung Quốc,
Ấn Độ, EU;


Dương Quỳnh Hoa, Giải quyết tranh chấp trực tuyến giữa doanh nghiệp với


người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam; Luật học, 2022: bài viết
trình bày về nhu cầu của việc giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam và những
thách thức, giải pháp tăng cường áp dụng khi áp dụng phương thức giải quyết này.
Nhìn chung, các nghiên cứu kể trên đã phân tích được nhiều khía cạnh khác nhau
về giải quyết tranh chấp thương mại điện từ bằng ODR. Đa số các bài nghiên cứu này
đều đề cập đến phương thức giải quyết trọng tài trực tuyến và nghiên cứu khái qt mơ
hình trọng tài trực tuyến của một số quốc gia. Tuy nhiên, các đề tài đa số nghiên cứu
dưới góc độ pháp luật mà chưa đề cập nhiều đến thực tiễn áp dụng phương thức giải
quyết tranh chấp ở một số quốc gia. Chính vì vậy, dựa trên việc cập nhật tình hình nghiên
cứu có thể thấy, việc tiếp tục nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
trực tuyến của Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới là điều rất cần thiết.
2.2.

Tài liệu nước ngoài

Trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử cũng là đề
tài được quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia, học giả trên thế giới. Tuy vậy,
nghiên cứu về trọng tài trực tuyến thường sẽ được nghiên cứu chung cùng các phương
thức giải quyết tranh chấp trực tuyến thay thế khác. Các ấn phẩm bằng tiếng nước ngồi
về đề tài này có thể kể đến như sau:


6



Kartikey Raja, Online Dispute Resolution (ODR): The Future of Justice in

India: nghiên cứu về sự cần thiết của ODR trong thời đại hiện nay và tương lai, đặc biệt

sau đại dịch Covid-19 tại Ấn độ;


David B. Lipsky và Ariel C. Avgar, Online Dispute Resolution through the

lens of bargaining and negotiation theory: Toward an integrated model: nghiên cứu về
phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến với cách tiếp cận khác so với các đề tài
nghiên cứu;


Pablo Cortés, Online Dispute Resolution for Consumers in the European

Union: nghiên cứu lịch sử ra đời, quy định pháp luật về phương thức giải quyết tranh
chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Liên minh châu Âu;


Ursa Jeretina, Consumer Online Dispute Resolution (ODR) – A Mechanism

for Innovative E-governance in EU: bài viết nghiên cứu sự phát triển của mơ hình ODR
trong quản trị điện tử ở Liên minh Châu Âu, sau khi đưa ra những ưu nhược điểm của
mơ hình, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị điện tử, tăng
ưu – giảm nhược đối với các mơ hình này.
Hiện nay, nguồn tài liệu nước ngồi chủ yếu mà tác giả tìm kiếm là thơng qua
Internet và thư viện trường. Sau khi tham khảo những tài liệu này tác giả thấy rằng, ở
nước ngoài đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến trọng tài trực tuyến và có
nghiên cứu hệ thống trọng tài trực tuyến ở một số quốc gia, tuy nhiên số lượng nghiên
cứu liên quan đến trọng tài trực tuyến trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn còn tương
đối hạn chế.
3.


Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài này hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển mô hình trọng tài trực tuyến trong lĩnh vực thương mại điện tử và đưa ra một
số tham khảo về quy định của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


7

Để có thể đạt được mục tiêu như đã đề ra, Khố luận cũng cần một lộ trình
nghiên cứu cần đạt được, cụ thể bao gồm:
(i) Làm rõ bản chất và các khái niệm liên quan về trọng tài trực tuyến trong giải
quyết tranh chấp thương mại điện tử;
(ii) Một vấn đề pháp lý và mơ hình thực tiễn liên quan đến giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử bằng phương thức trọng tài trực tuyến tại Hoa Kỳ và Trung Quốc;
(iii) Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trọng
tài trực tuyến tại Việt Nam;
(iv) Một số bài học kinh nghiệm sau khi tham khảo hai quốc gia Hoa Kỳ, Trung
Quốc và sau khi nghiên cứu thực trạng tại Việt Nam.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mơ hình trọng tài trực tuyến của các quốc
gia nghiên cứu bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống
pháp luật, thực trạng về giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến bằng trọng tài trực
tuyến của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là đối tượng được nghiên cứu.

Lý do lựa chọn hai quốc gia trên làm đối tượng nghiên cứu là bởi vì Hoa Kỳ là
quốc gia có sự xuất hiện và phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tịa
án sớm nhất và đã có thời gian dài nghiên cứu về trọng tài trực tuyến. Nhìn vào lịch sử
giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng trọng tài trực tuyến sẽ khó mà bỏ qua
những giai đoạn khởi đầu và phát triển của phương thức này tại Hoa Kỳ, do đó, việc
nghiên cứu các quy định và mơ hình trọng tài trực tuyến tại Hoa Kỳ là điều cần thiết để
đánh giá và chọn lọc những yếu tố phù hợp với Việt Nam. Tuy Hoa Kỳ là quốc gia có
hệ thống pháp luật thơng luật, nhưng với xu hướng chung hiện nay thì các hệ thống pháp
luật đang phát triển theo hướng xích lại gần nhau hơn2, việc học hỏi và tiếp nhận những

2

Trần Ngọc Hà và các cộng sự, Tài liệu hướng dẫn học tập Luật So sánh, NXB Lao Động, TP. Hồ Chí Minh, 2017,

tr. 83.


8

quy định phù hợp với pháp luật quốc gia sẽ không dẫn đến sự xáo trộn không rõ ràng
giữa các hệ thống pháp luật. Ngược lại, Trung Quốc là có sự phát triển nhanh chóng
trong lĩnh vực thương mại điện tử với độ phủ sóng khơng chỉ trong khu vực mà trên toàn
thế giới, việc Trung Quốc áp dụng một số mơ hình trọng tài trực tuyến giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử cho thấy sự cần thiết và ưu điểm của mơ hình
này trong giải quyết tranh chấp. Đây cũng là quốc gia mà Việt Nam có thể tham khảo
khi áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến trong lĩnh vực thương
mại điện tử bởi có nhiều nét tương đồng như đều thuộc châu Á, có nhiều nét văn hóa xã
hội tương đồng, và theo hệ thống pháp luật dân luật.
Chính vì những lý do đó, Khố luận hy vọng sẽ có thể đưa ra một số so sánh và
kiến nghị phù hợp với tình hình áp dụng phương thức trọng tài trực tuyến giải quyết

tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam thông qua những nghiên cứu
từ tình hình pháp luật và thực tiễn áp dụng của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu các quy định pháp luật về trọng tài trực tuyến trong giải
quyết tranh chấp thương mại điện tử và việc áp dụng trên thực tế trong phạm vi quốc gia.
Về phạm vi khơng gian khi nghiên cứu, Khóa luận tham khảo quy định pháp luật về
trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử của một số quốc gia
như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam. Về phạm vi thời gian, Khoá luận sẽ tham khảo
quy định hiện hành cũng như thực trạng của các quốc gia kể trên cũng như Việt Nam.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:


Phương pháp luận để sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở,

làm nền tảng cho những luận điểm nghiên cứu liên quan đến trọng tài trực tuyến trong
lĩnh vực thương mại điện tử;


9



Phương pháp so sánh khi nghiên cứu và phân tích pháp luật của Hoa Kỳ,


Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử nhằm rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
Đây là những phương pháp chính yếu được thực hiện xun suốt q trình
nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề và đạt được mục đích của đề tài.
5.

Bố cục đề tài
Bên cạnh các Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, các

Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được nghiên cứu với kết cấu 02 chương với
những nội dung như sau:
Chương 1. Tổng quan về trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử
Chương 2. Pháp luật trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam


10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương mại điện tử với loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B3) và
doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)4 đã và đang phát triển nhanh chóng trong hơn
hai thập kỷ vừa qua. Theo thống kê năm 2023, hiện nay có 5,16 tỷ người sử dụng Internet
trên toàn thế giới, trong khi chỉ hơn một phần năm dân số sử dụng Internet vào năm
20085. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy, những tranh chấp phát sinh giữa các chủ
thể sử dụng Internet, đặc biệt là trong các giao dịch thương mại điện tử là khơng thể
tránh khỏi. Để thích ứng với điều kiện phát triển của Internet, các nghiên cứu và mô hình
phương thức giải quyết tranh chấp được thực hiện trên nền tảng trực tuyến bắt đầu phát
triển với hy vọng tạo nên sự thuận lợi cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp.

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ngồi Tịa án từ lâu đã được sử dụng
rộng rãi và được công nhận tại nhiều quốc gia, trong đó bao gồm các phương thức như
trọng tài, hịa giải, thương lượng,… Tuy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là về trọng
tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử, thế nhưng, để có thể hiểu
thêm về việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số khi sử dụng phương thức giải
quyết tranh chấp này, tác giả sẽ khái quát thêm về lịch sử phát triển của phương thức giải
quyết tranh chấp trực tuyến, cũng như một số vấn đề tổng quan xoay quanh trọng tài trực
tuyến và tranh chấp thương mại điện tử.
3

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh là Business to Business.

4

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh là Business to Customer.

5

“Tham khảo báo cáo tổng quan phát triển kỹ thuật số tại Lào năm 2023”, Tạp chí Lào Việt, ngày 15/03/2023, xem

tại:
/>5%20%C4%91ang%20tr%E1%BB%B1c%20tuy%E1%BA%BFn (truy cập ngày 09/3/2023).


11

1.1.

Khái niệm về tranh chấp thương mại điện tử và trọng tài trực tuyến


trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
1.1.1.

Khái niệm về tranh chấp thương mại điện tử

Đầu tiên, khi nhắc tới tranh chấp thương mại điện tử, cần tìm hiểu khái niệm về
thương mại điện tử. Trên phương diện kinh tế, thương mại điện tử được giới hạn là việc
trao đổi và mua bán thông qua phương tiện công nghệ thông tin, điện tử hiện đại6. Theo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hoạt động kinh doanh của thương mại điện tử
được định nghĩa là việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ, thực hiện trên mạng máy tính
bằng các phương thức được thiết kế cụ thể cho mục đích nhận hoặc đặt hàng7. Các học
giả khác cũng đã xác định thương mại điện tử nếu theo nghĩa rộng hơn có nghĩa là bất
kỳ loại giao dịch nào được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số8. Trong
Luật Mẫu UNCITRAL về Thương mại điện tử9, phạm vi của các hoạt động thương mại
điện tử bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các mối quan hệ có tính chất thương mại,
dù là hợp đồng hay khơng. Mối quan hệ có tính thương mại có thể bao gồm bất kỳ giao
dịch thương mại nào cho việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận
phân phối; đại diện thương mại hoặc cơ quan; cho thuê; xây dựng các cơng trình; tư vấn;
kỹ thuật; giấy phép; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc
nhượng bộ; liên doanh; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách10.
6

Mohammed Al Hamed, Electronic Arbitration as a Solution for Electronic Commerce Dispute Resolution in the

United Arab Emirates: Obstacles and Enforceability Challenges, University of Gloucestershire, 2016, tr. 64.
7

“OECD Guide to Measuring the Information Society 2011”, OECD, 08/2011, tr. 20, xem tại:

/>

(truy

cập

ngày

10/3/2023).
8

Barry B Sookman, “Electronic Commerce, Internet and the Law: A Survey of the Legal Issues”, UNB LJ RD UN-

B, 1999, Vol/Tome 48.
9

Điều 1 Luật Mẫu UNCITRAL về Thương mại điện tử, được UNCITRAL ban hành vào ngày 12/6/1996 và được

sửa đổi bổ sung Điều 5 vào năm 1998.
10

Chú thích Điều 1, Luật Mẫu UNCITRAL về Thương mại điện tử, được UNCITRAL ban hành vào ngày

12/6/1996 và được sửa đổi bổ sung Điều 5 vào năm 1998.


12

Dưới góc độ lập pháp, định nghĩa của thương mại điện tử địi hỏi một sự hiểu
biết tồn diện về toàn bộ hoạt động thương mại và tất cả những gì nó có thể bao gồm11.
Cịn theo Jentz và Miller12, dưới góc độ lập pháp, thương mại điện tử nên được định
nghĩa là tất cả các giao dịch và hoạt động thương mại được tiến hành thông qua các

phương tiện công nghệ thông tin13. Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động thương mại điện
tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng
phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác14. Các định nghĩa về thương mại điện tử được đưa ra trong các bài nghiên
cứu này đa phần đều chỉ đến hoạt động giao dịch điện tử giữa người mua và người bán
qua Internet, tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh của quy trình bởi thương mại điện tử
cịn bao gồm cả các vấn đề như điều khoản, điều kiện giao dịch thỏa thuận giữa các
bên,…
Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao
dịch bằng phương pháp điện tử15. Căn cứ Điều 51 Luật Giao dịch điện tử 2005, tranh
chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng
phương tiện điện tử. Theo đó, tranh chấp thương mại điện tử đơn giản có thể hiểu là
những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại diễn ra trên Internet, thông qua các
phương tiện điện tử. Tranh chấp xảy ra khi một bên xâm phạm đến quyền, nghĩa vụ, lợi
ích hoặc trách nhiệm của một bên khác, có thể là các tranh chấp phát sinh giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), người tiêu dùng
và người tiêu dùng (C2C16), tranh chấp thương mại điện tử quốc tế, giữa chính phủ và
11

Jie Zheng, The Resolution of Disputes Arising from E-commerce Transactions, Ghent University, 2019, tr. 64.

12

Tiến sĩ Roger Leroy Miller và Tiến sĩ Gaylord A. Jentz là những người có nhiều nghiên cứu kinh tế và là tác giả

của nhiều quyển sách liên quan đến lĩnh vực này,
13
14

Roger Leroy Miller and Gaylord A. Jentz, Law for E-Commerce: The Online Legal Environment, 2002, tr.59

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về Thương mại điện tử.

15

Điều 51 Luật Giao dịch điện tử 2005 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

16

Tên đầy đủ bằng tiếng anh là Customer to Customer.


13

doanh nghiệp (G2B17),… Khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu đến các tranh chấp phát sinh
giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, doanh nghiệp và doanh nghiệp liên quan đến
thương mại điện tử.
1.1.2.

Khái niệm về trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp

thương mại điện tử
Trọng tài trực tuyến là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay
thế trực tuyến. Theo Ghi chú kỹ thuật về giải quyết tranh chấp trực tuyến của
UNCITRAL, ODR được định nghĩa là “Một cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua việc
sử dụng phương tiện liên lạc điện tử, công nghệ thông tin khác để giúp các bên giải quyết
tranh chấp một cách đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt và an tồn mà khơng cần sự hiện
diện của bất kỳ cuộc họp hoặc phiên điều trần trực tiếp nào.18” ODR được hiểu là các
phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ngồi Tịa án trong đó sử dụng cơng nghệ
thơng tin (“CNTT” ) và còn được gọi là “Bên thứ tư” trong quá trình giải quyết tranh
chấp19. Bên thứ tư này có thể vừa đóng vai trị như là một phương tiện hỗ trợ, ví dụ như

gửi phản hồi tự động, sắp xếp thông tin, cuộc họp, làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ với các
bên trong quá trình giải quyết20,…
Xét riêng thủ tục trọng tài, Ghi chú Giải thích của Ban thư ký UNCITRAL về
Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế năm 1985, sửa đổi năm 2006 (Explanatory
Note by the UNCITRAL secretariat on the 1985 Model Law on International
Commercial Arbitration as amended in 2006) giải thích rằng “Trọng tài có nghĩa là bất
kỳ hoạt động trọng tài nào được thực hiện, không nhất thiết phải thông qua một tổ chức
17

Tên đầy đủ bằng tiếng anh là Government to Business.

18

UNCITRAL, “Technical Notes on Online Dispute Resolution”, 2017, xem tại :

(truy cập ngày 10/3/2023).
19

Paulo Cortes, A European Legal Perspective on Consumer Online Dispute Resolution, Computer

Telecommunications Law Review, 2009, tr. 90.
20

E. Katsh, and J. Rifkin, J., Online Dispute Resolution: Resolving Conflicts in Cyberspace, 2001, tr. 17.


14

trọng tài thường trực”21. Trọng tài trực tuyến và trọng tài truyền thống về cơ bản là giống
nhau, các nguyên tắc và mục tiêu của trọng tài trực tuyến cũng tương tự như trọng tài

truyền thống, đó là dựa trên nguyên tắc khách quan, minh bạch, hiệu quả, công bằng,
hợp pháp22. Sự khác biệt đối với hai phương thức này là về phương tiện được sử dụng
để giải quyết tranh chấp: con người trực tiếp can thiệp vào trọng tài truyền thống, trong
khi ở trọng tài trực tuyến, đã có các phần mềm được lập trình sẵn hoặc hỗ trợ giải quyết
tranh chấp. Q trình này có thể bao gồm nộp đơn khiếu nại, thương lượng, cung cấp
chứng cứ, phiên điều trần (nếu cần thiết), thảo luận trực tuyến hay yêu cầu các quy trình
ràng buộc khác23. Việc xác định sự khác biệt giữa trọng tài và trọng tài trực tuyến đóng
vai trị quan trọng trong bước đầu tìm hiểu các yếu tố đảm bảo quy trình trọng tài, cũng
như đảm bảo hiệu lực pháp lý sau quá trình giải quyết tranh chấp trực tuyến, và bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp.
Trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử là phương thức giải
quyết tranh chấp thay thế ngồi Tịa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, đóng vai trị là
bên thứ ba độc lập để giải quyết tranh chấp thương mại điện tử. Dựa vào điều khoản thỏa
thuận trọng tài, các bên sẽ thỏa thuận số lượng trọng tài viên và cơ sở mà trọng tài đưa
ra quyết định cùng các vấn đề khác. Khác với Tòa án, thẩm quyền của trọng tài sẽ xuất
hiện khi có sự thỏa thuận của các bên. Ngồi ra, một quy trình trọng tài cần đảm bảo các
nguyên tắc như độc lập, khách quan, quy trình thích đáng (due process), và phán quyết
mang tính chung thẩm24. Phương thức này cũng thường được sử dụng để giải quyết các
21

UNCITRAL, Explanatory Note by the UNCITRAL secretariat on the 1985 Model Law on International

Commercial Arbitration as amended in 2006, xem tại:
(truy cập
ngày 10/3/2023).
22

Colin Rule, “Is ODR ADR? A Response to Carrie Menkel-Meadow”, International Journal on Online Dispute

Resolution, Eleven International Publishing, 2017, tr.8.

23

E. Katsh, and J. Rifkin, J., tlđd 20, tr. 19.

24

Vivek Shukla, Online arbitration, NLSIU Singapore, tr. 5.


15

tranh chấp của doanh nghiệp vì thủ tục độc lập, riêng tư và quy trình tố tụng diễn ra
nhanh hơn so với Tòa án25. Trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử theo đó vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc kể trên, chỉ khác ở phương tiện, địa
điểm giải quyết tranh chấp lúc này sẽ được thực hiện trên nền tảng trực tuyến. Phương
thức giải quyết tranh chấp này có thể được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh
chấp thay thế ngoài Toà án mà theo đó hai hoặc nhiều bên đồng ý rằng khi phát sinh
tranh chấp thương mại điện tử mà không thể tự giải quyết thì sẽ lựa chọn trọng tài là bên
thứ ba để giải quyết tranh chấp26.
Như vậy, trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử là
một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ngồi Tịa án nhằm giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy trình tố tụng trọng
tài được thực hiện một phần hoặc toàn bộ là trực tuyến với sự hỗ trợ của các phương tiện
công nghệ số mà không yêu cầu hiện diện vật lý của các bên ở không gian thực.
1.2.

Đặc điểm của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp

thương mại điện tử
So với các tranh chấp thương mại truyền thống, tranh chấp thương mại điện tử

có nhiều đặc điểm khác biệt khi có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, kỹ thuật số trong
q trình giao dịch, mua bán giữa các bên. Do đó, tại Mục 1.2 này, tác giả sẽ nêu ra một
số đặc điểm của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử khác
biệt với trọng tài truyền thống có thể kể đến như sau: khơng gian ảo, tính xuyên biên
giới, sự đa dạng của các chủ thể tham gia tranh chấp, giảm bớt gánh nặng chi phí cho
các bên.

25

S. Kierkegaard, Online Alternative Dispute Resolution, Information Obligations in EC E-Commerce Law, EU

Electronic Commerce Law, 2004, tr. 180.
26

G. Born, International Commercial Arbitration, Vol. 1. 3rd edition, Kluwer Law International, 2009, tr. 217.


16

1.2.1.

Không gian ảo

Điểm khác biệt đầu tiên dễ dàng nhận thấy giữa trọng tài trực tuyến và trọng tài
truyền thống chính là địa điểm giải quyết tranh chấp trọng tài. Trong trọng tài trực tuyến,
môi trường giải quyết thông thường sẽ được tiến hành thông qua tài liệu cung cấp bởi
các bên, hoặc tổ chức phiên họp trực tuyến (virtual hearing) mà khơng cần các bên phải
có mặt tại một địa điểm vật lý cụ thể. Đặc điểm này là tương đồng với những tranh chấp
thương mại điện tử, bởi đa phần những giao dịch thương mại giữa các chủ thể được tiến
hành trên Internet. Địa điểm tiến hành là một thế giới ảo được truy cập bởi các chương

trình máy tính, trang web nhằm tạo khơng gian kết nối giữa các bên27. Thông qua không
gian này, các bên trao đổi thơng tin hồn tồn bằng phương tiện điện tử để mua bán hàng
hố, dịch vụ thực tế ngồi đời hoặc các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số. Đa phần các giao
dịch này đều cho phép các bên có thể thanh tốn trực tuyến thơng qua bên thứ ba như
Paypal, Online Banking, Momo, hay một vài ứng dụng khác phụ thuộc vào quốc gia của
chủ thể giao dịch. Không gian ảo tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới bằng
cách khắc phục các rào cản truyền thống như địa lý, ngơn ngữ hay văn hóa xã hội28.
Với những giao dịch được tiến hành trên một không gian ảo như vậy, một khi
phát sinh tranh chấp, việc phát triển một phương tiện giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử sẽ giúp các bên thuận tiện hơn trong việc giải quyết và giảm bớt chi phí. Cụ thể,
nền tảng trọng tài trực tuyến cho phép một bên đệ trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp
thông qua chứng cứ đăng tải hoặc tổ chức các phiên điều trần trực tuyến nếu cần thiết.
Không gian ảo được bắt đầu khi một bên nộp đơn yêu cầu đến trung tâm trọng tài yêu
cầu giải quyết bằng hình thức trọng tài trực tuyến29.

27
28

Michael H Passman, Transactions of virtual items in virtual worlds, LJ Sci & Tech, 2008, tr. 259 – 261.
Jeffrey B Ritter, “Defining international electronic commerce”, Northwestern Journal of International

Law & Business 3, 1992, tr 3 - 4.
29

Jie Zheng, sđd 11, tr. 19.


17

1.2.2.


Tính xuyên biên giới

Nhờ các nền tảng thương mại điện tử như website, sàn thương mại điện tử, ứng
dụng di động, mạng xã hội,.., hình thức giao dịch thương mại hiện nay có thể phát sinh
giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở trên sàn giao dịch thương mại
điện tử Shopee, người tiêu dùng có thể mua hàng tại các quốc gia khác như Trung Quốc,
Hàn Quốc. Tuy vậy, một khi xảy ra tranh chấp thương mại điện tử, việc xác định địa
điểm thực hiện hợp đồng hay địa điểm giải quyết tranh chấp vẫn còn nhiều quan điểm
và quy định khác nhau tùy theo từng quốc gia. Điều này đơi lúc cịn ảnh hưởng đến việc
công nhận và cho thi hành bản án sau khi giải quyết tranh chấp30. Do đó, tính xun biên
giới trong việc giải quyết tranh chấp thương mại điện tử là một vấn đề cần lưu ý nhằm
xác định địa điểm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
1.2.3.

Sự đa dạng của các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp

Chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp thông thường sẽ bao gồm ba bên: nguyên
đơn, bị đơn và bên thứ ba trung gian giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, trong trọng tài
trực tuyến, chủ thể tham gia sẽ được mở rộng đến bên thứ tư hoặc bên thứ năm tham gia
vào vụ việc. “Bên thứ tư” có thế đứng ở vai trò hỗ trợ cho trọng tài viên hay có thể hỗ
trợ các bên có thể tự giải quyết tranh chấp với nhau31. Sự đa dạng này không chỉ xuất
hiện ở chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp mà còn ở tổ chức cung cấp dịch vụ giải
quyết tranh chấp trực tuyến.
1.2.4.

Giảm bớt gánh nặng chi phí cho các bên

Quá trình tố tụng kéo dài kéo theo nhiều chi phí phát sinh khác liên quan. Đặc
biệt trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, địa điểm tổ chức phiên họp sẽ

thường tại các trung tâm trọng tài trong nước hoặc quốc tế, thời gian diễn ra sẽ tùy thuộc
vào diễn biến của vụ việc. Những biến số này đem đến cho các bên những chi phí phát
30

Jie Zheng, sđd 11, tr. 20.

31

Ethan Katsh, A Look at History – A Few Thoughts About the Present and Some Speculation About the Future

ODR, 2011, tr. 32.


18

sinh rất lớn, có thể chiếm một phần khơng nhỏ trong giá trị của vụ tranh chấp. Do đó,
việc sử dụng các công nghệ hiện đại để giải quyết tranh chấp trực tuyến có thể sẽ giảm
thiểu chi phí, thời gian giải quyết vụ việc cho các bên.
1.3.

Tóm tắt lịch sử hình thành và phân loại trọng tài trực tuyến trong

giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
1.3.1.

Tóm tắt lịch sử hình thành của trọng tài trực tuyến trong giải quyết

tranh chấp thương mại điện tử
Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến gắn liền với sự phát triển của mạng
Internet khi nhu cầu áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả phát sinh

do sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch thương mại điện tử. Theo đó, sự phát triển
của trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử có thể chia làm
hai giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn phát triển32.
1.3.1.1.

Giai đoạn thử nghiệm

ODR đã xuất hiện với sự ra mắt của ba dự án thí điểm vào năm 1996 mang tên
Virtual Magistrate, Mediate-Net và Online Ombuds. Trong đó, dự án áp dụng phương
thức giải quyết tranh chấp trực tuyến đầu tiên có tên gọi là “Thẩm phán ảo” (Virtual
Magistrate). Đây là dự án thí điểm trọng tài tuyến với mục đích giải quyết các tranh chấp
liên quan đến: (1) người dùng hệ thống trực tuyến, (2) những người khiếu nại liên quan
đến các tin nhắn, bài đăng hoặc tệp tin sai xâm phạm đến họ và (3) người vận hành hệ
thống (những khiếu nại hoặc yêu cầu khắc phục hậu quả trực tiếp đến người vận hành
hệ thống). Quy trình trọng tài được tiến hành đa số thông qua email và quyết định trọng
tài sẽ được đăng tải trên mạng Internet. Tuy vậy, dự án “Thẩm phán ảo” chỉ đưa ra được
một quyết định duy nhất vào năm 1996 liên quan đến một thông báo gây tranh cãi trên

32

Tên gọi này được tác giả đặt sau khi tham khảo các tài liệu liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp trực

tuyến nói chung và trọng tài trực tuyến nói riêng.


×