Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại và tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.52 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC DIỆP
MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI VÀ TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN MINH NGỌC

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi và chưa từng được
công bố trước đây. Mọi số liệu, thông tin sử dụng đều trung thực. Những nội dung
tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Học viên:
Nguyễn Ngọc Diệp


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Trần
Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn thạc sỹ


luật học. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập và
nghiên cứu tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn vô hạn tới gia đình và bạn bè, những người
thân yêu luôn bên cạnh và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên:
Nguyễn Ngọc Diệp


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại
và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế................................ 4
1.1. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế.......................................... 4
1.2.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Trọng
tài............................................................................................................ 8
1.3. Nội dung mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và Tòa án trong
giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế...................................................... 14
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về mối quan hệ pháp lý giữa Trọng
tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế................................................................................................ 27
2.1.Nội dung mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và Tòa án qua sự
hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài thương mại..................... 29
2.1.1. Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài.............................. 29
2.1.2.Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thay đổi trọng tài
viên.............................................................................................. 33
2.1.3. Vấn đề Tòa án hỗ trợ Trọng tài trong thu thập chứng cứ, triệu tập
người làm chứng.............................................................................. 36
2.1.4.Việc yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.......... 40

2.2.Nội dung mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và Tòa án qua sự
giám sát của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài thương mại..................... 44


2.2.1.Tòa án giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài....................................................................... 44
2.2.2. Đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc............................... 48
2.2.3. Chế định hủy phán quyết trọng tài........................................ 51
2.2.4. Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài......... 59
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài
thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Việt
Nam............................................................................................. 66
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài
thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế............... 66
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương
mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế........................... 71
3.2.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về
mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh
châp thương mại quốc tế..................................................................... 71
3.3.2. Các giải pháp khác............................................................ 87
KẾT LUẬN 90
Danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Luật TTTM: Luật Trọng tài thương mại

PLTTTM: Pháp lệnh trọng tài thương mại


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm đầu của thế kỷ
này được diễn ra trong bối cảnh sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các
quan hệ kinh tế, với tốc độ nhanh chóng chưa từng có, từng bước khẳng định vị trí
không thể thiếu được của thị trường thế giới. Tranh chấp trong thương mại nói chung
và trong thương mại quốc tế nói riêng, với tính cách là hệ quả tất yếu của quá trình này
cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại và gay gắt phức tạp hơn về tính chất và quy
mô, vì vậy giải quyết các tranh chấp phát sinh được coi là tự thân của các quan hệ kinh
tế. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường trọng tài thương mại với
những ưu việt của mình đang ngày càng được các bên lựa chọn.
Xét về bản chất, thẩm quyền của trọng tài bắt nguồn từ “quyền lực theo hợp
đồng” hay “quyền lực đại diện” do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm. Vì vậy, để
đảm bảo hiệu quả của hoạt động trọng tài, cần phải có cơ chế hỗ trợ của Nhà nước đến
hoạt động này. Mối quan hệ giữa Tòa án và trọng tài trong quá trình tố tụng trọng tài
chính là thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ và giám sát quá trình tố tụng
trọng tài.
Sự ra đời của PLTTTM 2003, BLTTDS 2004 đã thừa nhận vai trò, trách nhiệm
của Tòa án nhân dân trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của
Trọng tài Thương mại, tuy nhiên sau khi áp dụng trên thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập,
thiếu sót. Để khắc phục những điều này, pháp luật Việt Nam đã từng bước hoàn thiện
với sự ra đời của Luật trọng tài thương mại 2010, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP,
BLTTDS 2015 quy định nội dung mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong giải quyết
tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài khá toàn diện, phù hợp với Luật Mẫu của
UNCITRAL. Song không ít quy định của pháp luật vẫn còn chung chung, khó áp dụng



trên thực tiễn, ngoài ra cũng phải kể đến những bất cập trong cơ chế quản lý, giám sát,
trình độ của thẩm phán, trọng tài viên,... ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ pháp lý
này.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, thực trạng pháp luật về mối
quan hệ giữa trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ là cần thiết trong giai đoạn hiện
nay để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thực sự đạt hiệu
quả. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài "Mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại
và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế" để nghiên cứu.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế là vấn đề đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên
cứu khoa học như luận văn thạc sỹ luật học Mối quan hệ giữa Tòa án và trọng tài
trong giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, của tác giả Tào Thị Huệ
năm 2012; bài viết “Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài và vai trò của Tòa án trong
quá trình tố tụng trọng tài”, của tác giả Đào Trí Úc đăng trên tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, số 26/2010. Bài viết “Hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam
trong việc phân định thẩm quyền của Tòa án và trọng tài thương mại khi các bên có
thỏa thuận trọng tài” của tác giả Vũ Thị Hương, đăng trên tạp chí Nghề luật, số 1/2015;
bài viết “Khái quát về trọng tài, mối quan hệ giữa Tòa án và trọng tài ở Liên bang Nga
– Kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Trần Hoàng Hải đăng trên tạp chí Khoa
học pháp lý số 2/2011, ...Tuy nhiên, những công trình khoa học trên một số nội dung
mới chỉ phân tích quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu, hoặc mới khai thác
một khía cạnh trong mối quan hệ này mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách tổng quát
những quy định của pháp luật về mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và
Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Hơn nữa, hiện nay nhiều văn


bản luật mới ra đời như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Nghị quyết 01/2014/NQHĐTP có tác động không nhỏ đến mối quan hệ này. Trong xu thế hội nhập hiện nay,
việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn

sâu sắc. Những giải pháp của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho
việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trọng tài của Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạn nên người viết chỉ nghiên cứu
những vấn đề cơ bản về “Mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và Tòa án
trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế”. Trước tiên, nghiên cứu về tranh chấp
thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa Trọng tài thương mại và Tòa án trong Điều ước
quốc tế và pháp luật trọng tài một số quốc gia. Người viết tập trung đi sâu làm rõ các
quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó chỉ ra những hạn chế khi áp
dụng trên thực tế cũng như đưa ra giải pháp hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa
Trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về mối quan hệ pháp
lý giữa Trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời cũng kết hợp
với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh... để nghiên cứu.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Trong nội dung trình bày đề tài sẽ tập trung nghiên cứu lý luận chung về mối
quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế, sau đó tác giả sẽ đưa ra những quy định của pháp luật Việt Nam,
phân tích và đánh giá về mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại và Tòa án


trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về các nội dung:
- Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài;
- Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thay đổi Trọng tài viên;
- Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng;
- Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

-Tòa án giải quyết khiếu nại quyết định của hội đồng trọng tài về thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài;
- Đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc;
- Hủy phán quyết của trọng tài;
- Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Qua đó nêu lên những giải pháp hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài
thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên
những khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, phân tích có tính hệ thống những vấn đề lý luận về mối quan hệ pháp lý
giữa trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ hai, luận văn đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về mối quan hệ pháp
lý giữa trọng tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài
thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:


Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài thương mại và
Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về mối quan hệ pháp lý giữa Trọng
tài thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ pháp lý giữa Trọng tài
thương mại và Tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Việt Nam



Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
VÀ TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm tranh chấp thƣơng mại quốc tế
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về “tranh chấp thương mại quốc
tế” được đưa ra, trong cả điều ước quốc tế song phương lẫn đa phương về thương mại.
Song, tranh chấp luôn hiện hữu và người ta thừa nhận nó là tất yếu thông qua việc ghi
nhận điều khoản giải quyết tranh chấp. Và xét về mặt thuật ngữ, trước hết, đây là một
loại tranh chấp và là tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại quốc tế, tuy nhiên giữa các quan
điểm này đều có một điểm chung thống nhất khi cho rằng, thương mại quốc tế là hoạt
động thương mại có yếu tố quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) và chính yếu tố quốc tế này
giúp phân biệt thương mại quốc tế với thương mại nội địa.
Để hiểu được khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế, cần làm rõ nội hàm của
các khái niệm “thương mại”, “tính quốc tế”, “tranh chấp thương mại”.
Thứ nhất, về tính “thương mại”
Thuật ngữ “thương mại” ban đầu chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, dùng để chỉ các
hoạt động buôn bán hàng hóa của các thương nhân với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, khái niệm thương mại được mở rộng
dần sang các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng hóa, như vận tải, bảo hiểm, ngân
hàng... Ngày nay khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rất rộng. Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) không đưa ra định nghĩa về thương mại, nhưng có thể thấy
phạm vi mối quan hệ thương mại trong khuôn khổ WTO được hiểu rất rộng, bao gồm
các quan hệ thương mại phát sinh từ bốn lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại
dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, và quyền sở hữu trí trí tuệ liên
quan đến thương mại. Trong các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu


vực (FTAs/RTAs), phạm vi “thương mại” còn rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc
thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn cả xúc tiến và tự do hóa

đầu tư, chuyển giao công nghệ, và nhiều nội dung mới khác như tiêu chuẩn lao động,
môi trường, cạnh tranh,...1
Trong phần chú thích khoản 1 Điều 1 Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế
được Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) năm
1985, sửa đổi, bổ sung năm 2006 (Luật Mẫu của UNCITRAL), thuật ngữ “thương
mại” được giải thích như sau: “Thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa
rộng liên quan đến tất cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ có bản chất thương mại,
dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải làm quan hệ hợp đồng. Những quan hệ có bản
chất thương mại bao gồm, giao dịch thương mại để cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân
hàng; bảo hiểm; thỏa thuận thăm dò hoặc khai thác; liên doanh và các hình thức hợp
tác công nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận tải hàng hóa hoặc hành khách bằng đường
hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ.”
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Như vậy, thuật ngữ thương mại tuy được quy định với ngôn từ khác nhau, song
đều dùng để chỉ những hoạt động có mục đích sinh lợi của thương nhân. Đây là đặc
điểm cơ bản để phân biệt quan hệ thương mại với quan hệ dân sự như thừa kế, hợp
đồng tặng cho tài sản..., các bên tham gia vào quan hệ dân sự không có mục đích lợi
nhuận, mà chỉ có mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
Thứ hai, về “tính quốc tế”
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các thương nhân có


quốc tịch khác nhau ở các nước khác nhau nhằm mục đích lợi nhuận
. Theo một cách tiếp cận khác, yếu tố nước ngoài (quốc tế) trong quan hệ thương mại quốc tế dựa
vào ba tiêu chí: chủ thể quan hệ; căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ và đối tượng
quan hệ. Các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài được hiểu là những quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động thương mại mà: “Một bên hoặc các bên là người nước

ngoài, pháp nhân nước ngoài; hoặc căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thương
mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại ở nước
ngoài”3
Tại phần lời nói đầu các nguyên tắc về Hợp đồng thương mại Quốc tế năm 1994
của Viện Quốc tế về Thống nhất Luật tư UNIDROIT (PICC) có đưa ra nhận định về
“tính quốc tế” của một hợp đồng thương mại quốc tế theo nghĩa rất rộng: “Khái niệm
hợp đồng quốc tế cần phải được giải thích theo nghĩa rộng nhất có thể, nhằm loại bỏ
những trường hợp mà trong đó không một yếu tố quốc tế nào xuất hiện, tức là tất cả
những yếu tố có liên quan tới hợp đồng đang được bàn đến chỉ liên quan tới duy nhất
một quốc gia.”
Tính quốc tế của hợp đồng còn được nhắc đến trong Công ước Viên 1980 của
Liên Hợp Quốc về Mua bán hàng hóa quốc tế. Khoản 1 Điều 1 Công ước quy định,
hợp đồng được coi là có tính quốc tế nếu được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại
ở các nước khác nhau là nước thành viên của Công ước.
Pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định về yếu tố nước ngoài của quan hệ
thương mại: Theo Điều 1 và Điều 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất một trong các bên là cơ quan, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ dân sự
giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài, đến Bộ luật dân sự năm 2015 quan điểm về


tính quốc tế trong quan hệ dân sự nói chung hay thương mại nói riêng được quy định
tại khoản 2 Điều 663: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân iệt Nam, pháp nhân iệt Nam nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân iệt Nam, pháp nhân iệt Nam nhưng đối

tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Như vậy, tính quốc tế trong thương mại quốc tế tựu chung lại đó là sự loại bỏ tất
cả những trường hợp, mà các yếu tố của giao dịch thương mại cụ thể chỉ liên quan tới
một quốc gia duy nhất, giao dịch cần mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia như: quốc
tịch của các thương nhân tham gia giao dịch khác nhau, hàng hóa là đối tượng hợp
đồng di chuyển qua biên giới, hay hợp đồng được thực hiện ở những nước khác nhau,
hoặc căn cứ làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài,...
Thứ ba, về “tranh chấp thương mại”
Tranh chấp thương mại luôn là những tranh chấp phát sinh, bắt nguồn từ các
giao dịch thương mại cho dù nó có hợp đồng hay không.
Theo từ điển luật học Black’s law dictionary, tranh chấp chính là những mâu thuẫn,
bất đồng về những yêu cầu hay lợi ích giữa các bên, sự đòi hỏi về yêu cầu hay lợi ích của
một bên được đáp ứng bằng một yêu cầu hay lý lẽ trái ngược từ bên kia.
Tại Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, khái niệm tranh chấp
thương mại được nêu tại khoản 4 Điều 9 Chương 1 - Thương mại hàng hóa “tranh
chấp thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong một giao dịch thương
mại”. Và tại khoản 2 điều 7 Chương I, tranh chấp thương mại là “các tranh chấp phát
sinh từ các giao dịch thương mại được ký kết giữa các công dân và công ty của Cộng


hòa xã hội chủ nghĩa iệt Nam và các công dân và công ty của Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ”. Tìm hiểu thêm các quy định tại chương II - Quyền sở hữu trí tuệ, chương III Thương mại dịch vụ và chương IV - Phát triển quan hệ đầu tư, có thể khái quát tranh
chấp trong thương mại theo Hiệp định này như sau: Tranh chấp bao gồm tất cả những
bất đồng phát sinh từ hoạt động thương mại (thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ), những
khiếu nại, khiếu kiện về các hành vi xâm phạm các quyền tự do thương mại, đầu tư,
quyền sở hữu trí tuệ được các bên bảo hộ theo Hiệp định. Chủ thể của tranh chấp gồm
công dân, công ty, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bản thân chính phủ, các cơ
quan phi chính phủ trong hoạt động giải thích và thi hành pháp luật để thực hiện Hiệp
định4

Khoản 4 Điều 3 Luật TTTM 2010 quy định khái niệm tranh chấp có yếu tố nước
ngoài: “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương
mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật Dân sự”.
Các yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 758 Bộ luật Dân sự 2005.
Tóm lại, tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích
giữa các chủ thể (thương nhân) tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế
Câu hỏi được đặt ra, đó là phương thức nào sẽ được áp dụng để giải quyết các
tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh?
Trên thế giới, quan hệ thương mại quốc tế được chia thành hai nhóm, tương ứng
với mỗi nhóm có các phương thức giải quyết tranh chấp riêng.
Một là, “International trade” chỉ quan hệ thương mại quốc tế được thiết lập giữa
các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ. Xuất phát từ bản chất “công” của quan hệ
thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau mà tranh chấp phát sinh từ loại quan hệ
này sẽ được giải quyết bằng các phương thức được ghi nhận trong các điều ước quốc tế
hoặc các nghị quyết của các tổ chức quốc tế mà quốc gia là thành viên như: Đàm phán


trực tiếp, Hòa giải, Trọng tài Công, Tòa án Quốc tế, ... hay thông qua các thủ tục ngoại
giao do chính các quốc gia thỏa thuận.
Hai là, “International commerce” chỉ quan hệ thương mại quốc tế giữa các
thương nhân với nhau (cá nhân, pháp nhân). Đối với loại tranh chấp này, phương thức
giải quyết tranh chấp khá đa dạng như: thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại,
Tòa án quốc gia,...được quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia và số ít nằm trong
các điều ước quốc tế (hiệp định thương mại, hàng hải hay các hiệp định về khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tương trợ tư pháp). Giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng trọng tài chính là chỉ việc giải quyết tranh chấp thuộc nhóm này.
1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế của Trọng tài
Hiện nay, bên cạnh các phương thức truyền thống thì trọng tài được sử dụng
rộng rãi nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại quốc tế. Trọng
tài là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ việc cho bên thứ ba là trọng

tài viên để họ xem xét và ra phán quyết cuối cùng trong trường hợp các bên không tự
dàn xếp được với nhau và cũng không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại Tòa án.
“Trọng tài theo cách hiểu chung là cơ quan xét xử do các bên lập ra trên cơ sở
thỏa thuận và trong lĩnh vực mà pháp luật quy định để giải quyết các tranh chấp giữa
các bên đương sự đó”6
. Trọng tài giải quyết các tranh chấp không phải trên cơ sở
quyền lực nhà nước mà trên cơ sở thỏa thuận của các bên đương sự trao quyền giải
quyết tranh chấp giữa họ cho trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài sẽ không xuất hiện
thẩm quyền của Trọng tài. Vì vậy, nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, không có tố tụng trọng
tài”7
. Nguyên tắc này ngày càng được công nhận rộng rãi trong cả luật quốc gia cũng như


các điều ước quốc tế về Trọng tài.
Luật mẫu của UNCITRAL không đưa ra khái niệm về trọng tài mà chỉ giải thích
“Trọng tài là bất cứ hình thức Trọng tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức”.
Ngoài ra Luật Mẫu quy định khái niệm thỏa thuận trọng tài: “Thỏa thuận trọng tài là
thỏa thuận theo đó các bên có quyền quyết định sẽ đưa mọi tranh chấp hoặc một số
tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa các bên về một quan hệ pháp lý nhất định, dù là
quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng” (Điều 7 khoản 1). Còn theo
Hiệp hội trọng tài Hoa Kì (AIA) “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng
cách đệ trình vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và
họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài cũng quy định rất rõ về vấn đề này “Mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận
một thỏa thuận bằng văn bản, theo đó các bên cam kết đưa ra Trọng tài xét xử mọi
tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù
là quan hệ hợp đồng hay không liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài” (Điều II).

Khi đề cập đến việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài với tư
cách là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, khoa học pháp lý, văn kiện
pháp lý quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều sử dụng thuật ngữ “International
Commercial Arbitration” với nghĩa là Trọng tài thương mại quốc tế.
Điều I.1(a) Công ước Châu Âu 1961 về Trọng tài thương mại quốc tế quy định,
Công ước này sẽ được áp dụng đối với: “Thỏa thuận trọng tài được ký kết với mục
đích giải quyết tranh chấp phát sinh từ thương mại quốc tế giữa các cá nhân hoặc
pháp nhân có nơi cư trú thường xuyên hoặc trụ sở ở các nước ký kết khác nhau...”.
Khoản 1 điều 6 Luật Trọng tài Anh 1996 quy định: “... một thỏa thuận trọng tài có
nghĩa là một thỏa thuận đệ trình tới Trọng tài các tranh chấp hiện tại hoặc trong


tương lai, dù có hợp đồng hay không”.
Khi có thỏa thuận trọng tài, vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của Trọng tài,
Tòa án không được thụ lý giải quyết, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tải vô hiệu,
không thể thực hiện được hoặc bị hủy bỏ bởi các bên tranh chấp.
Thẩm quyền của Trọng tài không chỉ xác định dựa vào thỏa thuận trọng tài, mà
còn phải căn cứ vào quy định của luật quốc gia và điều ước quốc tế mà quốc gia đó là
thành viên. Vậy, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc lĩnh vực nào?
Vấn đề này, Luật Trọng tài ở các nước, cũng như các điều ước quốc tế về Trọng tài
quy định có điểm thống nhất và có điểm khác biệt.
Các điều ước quốc tế đáng lưu ý quy định về Trọng tài hiện nay là:
- Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài, đây là công ước quan trọng điều chỉnh về Trọng tài thương mại trên thế giới,
hiện nay công ước đã được 138 quốc gia phê chuẩn và con số này mỗi năm lại tăng lên.
- Công ước về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và Công an của
các quốc gia khác (Wahington, ngày 18 tháng 3 năm 1965). Công ước này thường
được gọi là Công ước ICSID và Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, một
cơ quan thuộc ngân hàng Thế giới, được thành lập theo Công ước này để tạo điều kiện
thuận lợi giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế.

- Công ước liên Mỹ về Trọng tài thương mại quốc tế (Panama, năm 1975).
- Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại (Geneva, 21/4/1961);
- Công ước Ả Rập về Trọng tài thương mại (Amman, 14/4/1987).
Các công ước đa phương trên đều có nội dung điều chỉnh hoạt động của Trọng
tài thương mại, hay Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
thương mại.
Riêng Điều II Công ước New York cho phép quy định Trọng tài giải quyết tranh


chấp thương mại và tranh chấp khác, song quốc gia thành viên vẫn được phép quy định
Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại
theo pháp luật quốc gia đó (Điều I). Ví dụ, Việt Nam đã đưa ra tuyên bố bảo lưu theo
Quyết định 453 QĐ/CTN của Chủ tịch nước ngày 28/7/1995 về việc tham gia Công
ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài của Liên hợp quốc
đã được thông qua tại New York ngày 10 tháng 6 năm 1958. Theo đó, Việt Nam chỉ áp
dụng đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
Với Luật Mẫu của UNCITRAL, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong Nghị quyết
số 40/72 ngày 11 tháng 12 năm 1985 khuyến nghị rằng “mọi quốc gia cần quan tâm
một cách thích đáng đến Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế do những lợi ích
từ việc thống nhất pháp luật về tố tụng tọng tài mang lại và xuất phát từ những nhu
cầu cụ thể của thực tiễn hoạt động Trọng tài thương mại quốc tế”. Và thực tế, “Nhiều
nước đã lựa chọn cách đưa Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại Quốc
tế vào luật quốc gia”.
Nghiên cứu pháp luật Trọng tài thương mại các nước cho thấy một thực tế là
đại đa số các nước đã ban hành một Luật riêng để điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động
của Trọng tài thương mại, như Luật Trọng tài Anh 1996, Luật Trọng tài Đức 1998,
Liên Bang Nga có Luật Tòa án Trọng tài 2002 và Luật Trọng tài Thương mại quốc tế
1993, Luật Trọng tài Trung Quốc 1994,... Và Luật Trọng tài của nhiều nước quy định
“Trọng tài có thẩm quyền xét xử không phân biệt tranh chấp dân sự hay thương mại”.
Khoản 1 Điều 6 Luật Trọng tài Anh 1996 quy định: “... một thỏa thuận trọng tài có

nghĩa là một thỏa thuận đệ trình tới Trọng tài các tranh chấp hiện tại hoạc trong
tương lai, dù có hợp đồng hay không có hợp đồng”. Theo Điều 1 Luật Trọng tài Brazil
1996 thì: “Những người có khả năng ký kết hợp đồng có thể đưa ra Trọng tài để giải
quyết các tranh chấp liên quan đến quyền và tài sản mà họ có quyền quyết định”.
Khoản 1 Điều 1029 Luật Trọng tài Đức 1998: “Một thỏa thuận trọng tài là một thỏa


thuận được lập bởi các bên đệ trình tới Trọng tài tất cả hoặc những tranh chấp nhất
định đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa họ liên quan tới một quan hệ pháp lý xác
định, dù có hợp đồng hay không”. Liên Bang Nga có hai văn bản luật riêng biệt quy
định về Trọng tài: Luật Trọng tài năm 2002 áp dụng với tranh chấp mang tính nội địa,
điểm 1 Điều 1 quy định, theo thỏa thuận của các bên, bất kỳ tranh chấp nào phát sinh
từ quan hệ pháp luật dân sự, nếu không có quy định khác của pháp luật đều có thể giải
quyết bằng Trọng tài; và Luật về Trọng tài Thương mại quốc tế năm 1993 áp dụng với
tranh chấp thương mại quốc tế: “Luật này áp dụng cho trọng tài thương mại quốc tế
nếu địa điểm trọng tài là tại lãnh thổ của Liên Bang Nga. Tuy nhiên, các quy định của
điều 8, 9, 35 và 36 cũng áp dụng nếu nơi tiến hành trọng tài ở nước ngoài” (khoản 1
Điều 1). Điều 2 Luật Trọng tài Trung Quốc 1994 quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác
trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng Trọng tài”. Điều 3 Luật này quy định
“Tranh chấp về các vấn đề sau không thuộc phạm vi giải quyết của Trọng tài: 1) Các
tranh chấp về hôn nhân, nuôi con nuôi, giám hội, cấp dưỡng và thừa kế; 2) Các tranh
chấp hành chính luật sẽ được giải quyết bởi các cơ quan hành chính”.
Như thế, theo pháp luật Trọng tài của nhiều quốc gia, phạm vi tranh chấp được
giải quyết bằng Trọng tài là rất rộng, “bao gồm hầu như mọi tranh chấp phát sinh giữa
các chủ thể có địa vị pháp lý ngang bằng nhau”8
. Điều này chứng tỏ rằng Trọng tài với
tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án đang được thừa nhận
rộng rãi, bởi chính sự hữu hiệu của phương thức này.
Việc xác định đúng thẩm quyền của Trọng tài rất quan trọng, Trọng tài giải

quyết tranh chấp không thuộc quyền của mình thì phán quyết Trọng tài có thể bị Tòa
án quốc gia tuyên hủy hoặc không được công nhận và thi hành ở nước ngoài (Điều XII


Công ước New York 1958, Điều 34(2) Luật Mẫu của UNCITRAL.
Ở Việt Nam hiện nay, thẩm quyền trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế được quy định trong một số văn bản luật sau:
-Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
- Nghị định 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011.
- Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật
Trọng tài thương mại 2010.
Điều 2 Luật TTTM 2010 quy định, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các loại
tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại;
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng Trọng tài.
* Thẩm quyền của trọng tài với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt
động thƣơng mại
Đối với loại “ tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại ” thì
các bên tranh chấp đó đều phải là các chủ thể tiến hành hoạt động thương mại. Luật
TTTM 2010 không định nghĩa khái niệm hoạt động thương mại, mà sử dụng khái niệm
hoạt động thương mại tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt
động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác.”
Chủ thể tiến hành hoạt động thương mại trước hết là thương nhân, bao gồm
thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Thương nhân Việt Nam là các chủ thể
như được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005: “ Thương nhân bao gồm tổ



chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Còn thương nhân nước ngoài là thương nhân
được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được
pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1 Điều 16 Luật thương mại 2005).
Bên cạnh hoạt động thương mại của thương nhân, hoạt động của các cá nhân
dưới hình thức tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động
được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân”
cũng được xem là hoạt động thương mại.
Cần chú ý rằng, Luật TTTM 2010 không giới hạn thẩm quyền của trọng tài
trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại được thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy các bên là thương nhân Việt Nam, thương nhân nước
ngoài (kể cả thương nhân ngoài không hoạt động thương mại tại Việt Nam) đều có thể
thỏa thuận chọn trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 để giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ cả các hoạt động thương mại diễn ra ngoài lãnh thổ
Việt Nam.
Điều đó tương thích với phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và đồng
thời phù hợp với xu hướng mới trong quan niệm về chủ quyền tư pháp của quốc gia,
theo đó trong lĩnh vực luật tư thì luật của một quốc gia có thể được áp dụng cho các
quan hệ pháp luật tư được xác lập, thực hiện ngoài lãnh thổ quốc gia đó nếu các bên
giao dịch có thỏa thuận.
*Thẩm quyền của trọng tài với tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó
ít nhất một bên có hoạt động thƣơng mại
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các “Tranh chấp phát sinh giữa


các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại”. Quy định này mở rộng phạm

vi thẩm quyền của trọng tài. Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại
2003, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương
mại giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nên trên thực tế các tranh chấp giữa một bên là
thương nhân và bên kia không phải là thương nhân đã không được trọng tài giải quyết
theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Theo quy định của Luật TTTM 2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải
quyết các vụ tranh chấp mà trong đó chỉ cần 1 bên tranh chấp là thương nhân (thực
hiện hoạt động thương mại) còn các bên còn lại có thể không phải là thương nhân,
cũng không phải là cá nhân thực hiện hoạt động thương mại.
Như vậy, tranh chấp giữa một thương nhân và các cá nhân, tổ chức không kinh
doanh (có thể bao gồm cả các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước)
cũng có thể được giải quyết bởi trọng tài thương mại. Trong quan hệ với các bên có
hoạt động thương mại thì các bên này có thể đóng vai trò là người tiêu dùng. Người
tiêu dùng là “người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ có mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
cá nhân, gia đình, tổ chức”. Ví dụ, một bên Bệnh viện công ủy thác cho một thương
nhân nhập khẩu cho mình một thiết bị y tế là thuộc trường hợp này. Các giao dịch này
có thể được giải quyết bởi trọng tài thương mại nếu giữa các bên có một thỏa thuận
trọng tài hợp pháp.
* Thẩm quyền của trọng tài với các tranh chấp khác giữa các bên pháp luật
quy định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài
Đây là quy định mở nhằm bảo đảm các luật ban hành sau này có thể quy định
các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đó
có thể được giải quyết bằng trọng tài mà không cần phải sửa đổi Luật TTTM 2010.
Ngoài ra, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, các tranh chấp trong nội bộ
doanh nghiệp cũng có thể giải quyết bằng trọng tài. Trước Luật TTTM 2010, trên thực


tế các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp không được trọng tài thụ lý giải quyết, các
tranh chấp này thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại.
1.3. Nội dung mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thƣơng mại và Tòa án

trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế
Khi giải quyết tranh chấp thương mại, Tòa án và Trọng tài là hai phương thức
độc lập, song pháp luật Trọng tài nhiều nước và điều ước quốc tế về Trọng tài thương
mại vẫn quy định về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong quá trình Trọng tài
giải quyết tranh chấp. Bởi “một trong các tiêu chuẩn để Trọng tài trở nên hấp dẫn và
đáng tin cậy đối với các nhà kinh doanh là pháp luật nước đó phải điều chỉnh một cách
hợp lý mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài, cụ thể là vừa hạn chế được sự can thiệp
quá sâu của Tòa án vào quá trình Trọng tài vừa đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết của Tòa án
đối với Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng như thi hành phán quyết
của Trọng tài”9
.
Trước hết, cần xác định phạm vi của mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài. Các
vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thì Tòa án không có thẩm
quyền giải quyết, hay không được can thiệp vào giải quyết nội dung vụ tranh chấp,
nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Do đó, sự can thiệp của Tòa án
đối với Trọng tài chỉ giới hạn về mặt thủ tục tố tụng.
Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài thể hiện rõ nét nhất thông qua hai phương
thức chủ yếu là hỗ trợ và giám sát:
* Sự hỗ trợ được thể hiện qua nhiều quan hệ, chẳng hạn:
-Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài;
- Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thay đổi Trọng tài viên;
- Tòa án hỗ trợ Trọng tài trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm


×