Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử theo tư pháp quốc tế của một số quốc gia và kiến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 109 trang )

HOÀNG THỊ HIẾU GIANG
MSSV: 1953801090025

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO TƢ PHÁP QUỐC TẾ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Lê Hồi

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


HOÀNG THỊ HIẾU GIANG
MSSV: 1953801090025

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO TƢ PHÁP QUỐC TẾ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Lê Hồi

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong Khóa luận này hồn tồn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của ThS. Nguyễn Lê Hoài – Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Sự trích dẫn này tuân thủ các quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ, đảm bảo trung thực và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú
thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023.
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hiếu Giang


BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Từ viết đầy đủ

1.

BLDS

Bộ luật Dân sự

2.

EU


European Union
UNCITRAL Model Law on Electronic

3.

Luật mẫu UNCITRAL

4.

Nghị định 52/2013/NĐCP

Commerce with Guide to Enactment 1996
with additional article 5 bis as adopted in
1998
Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng
05 năm 2013 của Chính phủ quy định về
Thương mại điện tử

Nghị định 85/2021/NĐCP
5.

Nghị định 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng
09 năm 2021 của Chính phủ về Sửa Đổi,
Bổ Sung Một Số Điều Của Nghị Định
Số 52/2013/NĐ-CP Ngày 16 Tháng 5 Năm
2013 Về Thương Mại Điện Tử

Nghị định Rome I

Regulation (EC) No 593/2008 Of The

European Parliament And Of The Council
Of 17 June 2008 On The Law Applicable
To Contractual Obligations

6.

7.

TMĐT

Thương mại điện tử

8.

WTO

World Trade Organization

9.

YTNN

Yếu tố nước ngoài


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG
HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĨ YẾU TỐ NƢỚC
NGỒI ............................................................................................................................ 9

1.1 Khái quát về hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi ......... 9
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài ..... 10
1.1.2 Đặc trưng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước
ngồi ........................................................................................................................ 17
1.2 Xung đột pháp luật về hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử ........................... 27
1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 27
1.2.2 Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật về hợp đồng tiêu dùng thương
mại điện tử ............................................................................................................... 28
1.2.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ảnh hưởng của nguyên
tắc đến việc giải quyết xung đột pháp luật .............................................................. 33
1.2.4 Một số hệ thuộc được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử ......................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 44
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TIÊU
DÙNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO TƢ PHÁP QUỐC TẾ MỘT SỐ
QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................... 45
2.1 Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử theo tư
pháp quốc tế một số quốc gia ..................................................................................... 45
2.1.1 Trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật ................................................. 45
2.1.2 Trường hợp các bên trong hợp đồng khơng có thỏa thuận chọn luật............. 63
2.2 Một số kiến nghị cho pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp dụng đối
với các hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử ......................................................... 75
2.2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp dụng đối với hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử ......................................................................... 75
2.2.2 Một số kiến nghị cho pháp luật Việt Nam về xác định pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử ...................................................... 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 92


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 95


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mạng Internet xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn về máy tính và
truyền thơng. Phát minh ra các phương tiện truyền thông như điện báo, radio, đài, ti vi,
điện thoại và máy tính là một trong những bước đệm để mạng Internet không ngừng
phát triển và hỗ trợ các hoạt động của con người. Sự bùng nổ của Internet và máy tính
khiến cho con người được tiếp cận gần hơn với công nghệ. Công nghệ tiếp cận với
nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, len lỏi và can thiệp vào sâu trong cuộc sống của
con người. Về khía cạnh giáo dục, xuất hiện những phần mềm họp trực tuyến, giáo dục
trực tuyến... Về thương mại có các sàn thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến,
chuyển tiền trực tuyến, trung tâm mua sắm trực tuyến. Khác với trước đây, chỉ có
những kỹ sư phần mềm, máy tính, có thể hiểu được cơ chế hoạt động của máy tính và
các dãy lệnh thì mới có thể sử dụng máy tính, sử dụng mạng Internet.1 Đặc biệt, trong
bối cảnh thế giới mỗi ngày đều thay đổi chóng mặt, trải qua đại dịch COVID-19 khi
mà con người bị hạn chế tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với mơi trường bên ngồi. Việc
mua bán hàng hóa thơng thường như nhu cầu cơ bản của con người lại trở thành vấn đề
lớn cần được điều chỉnh bằng khung pháp lý của mỗi quốc gia. Nhờ các điểm khác biệt
và nổi bật, thương mại điện tử có cơ hội để phát triển rực rỡ và nhanh một cách chóng
mặt. Người mua hàng khơng cần trực tiếp đến cửa hàng để mua đồ và vẫn có thể nhận
được hàng giao tại chính ngơi nhà của mình. Người bán khơng cần các cửa hàng, các
đại lý mà vẫn có thể bán hàng hóa, giao đến cho chính khách hàng của mình.
Chính vì sự xuất hiện của các hợp đồng thương mại, đặc biệt là hợp đồng tiêu
dùng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại
phát triển. Nhằm tận dụng những cơ hội và điểm mạnh từ mạng Internet, công nghệ
thông tin mang lại trong sự phát triển của các giao dịch thương mại điện tử, các quốc

gia cũng thúc đẩy phát triển hơn hoạt động thương mại điện và cung ứng các dịch vụ
điện tử để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng phải
xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và hồn thiện để có thể điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong các giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch thương mại
1

Barry M. Leiner, Vinton G. Cerf, David D. Clark, Robert E. Kahn, Leonard Kleinrock, Daniel C. Lynch, Jon
Postel, Larry G. Roberts, Stephen Wolff (1997), “Brief History of the Internet”, Internet Society
[ (truy cập ngày 3/3/2023).


2

điện tử có yếu tố nước ngồi để có thể bảo vệ tối đa về quyền và lợi ích hợp pháp cho
các bên trong hợp đồng cũng như các bên cung cấp dịch vụ trung gian. Từ đó, các giao
dịch thương mại điện tử này mới có hiệu lực pháp lý và có giá trị pháp lý như hợp
đồng thơng thường. Bên cạnh đó, hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố
nước ngồi cịn có một bên chủ thể là người tiêu dùng – bên yếu thế được pháp luật
bảo vệ bằng các cơ chế riêng biệt. Vì vậy, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng
tiêu dùng có yếu tố nước ngồi rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
Về bình diện quốc tế, năm 2001, Ủy ban Pháp luật thương mại quốc tế của Liên
Hiệp Quốc (UNCITRAL) đã thông qua Model Law on Electronic Signatures (2001) –
Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử nhằm tạo ra nền tảng pháp lý cho chữ ký
điện tử trên thế giới.2 Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng và từng bước hoàn thiện
hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng điện tử. Bắt đầu bằng sự xây dựng Luật Giao
dịch điện tử năm 2005 số 51/2005/QH11 để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng xác lập
bằng phương tiện điện tử. Ngoài Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Chính phủ cũng đã
ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 về Thương mại điện tử và
hướng dẫn các cá nhân tổ chức khi thực hiện hoạt động thương mại điện tử. Sau đó,
Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại đã thay thế để điều chỉnh

sau 7 năm thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định số 57/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Bộ luật
Dân sự 2015 đã cơng nhận về hình thức của hợp đồng trong đó có hình thức phương
tiện điện tử. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, Luật Giao dịch điện tử chưa được sửa
đổi, bổ sung, thay đổi nội dung quy định của pháp luật. Công nghệ thông tin lại ngày
một thay đổi chóng mặt. Pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam cho thấy sự
không đồng bộ, thống nhất các quy định của pháp luật, cũng như pháp luật chưa thay
đổi kịp thời để thích nghi với xu thế thay đổi mới của thế giới. Các vấn đề tranh chấp
giữa các bên trong hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử nói chung và hợp đồng tiêu
dùng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi nói riêng chưa được quy định cụ thể và
chưa thực sự sát với thực tế của sự phát triển của thương mại điện tử cũng như vấn đề
2

Phí Mạnh Cường, “Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử ở một số quốc gia trên thế giới”, Trường Đại học Mỏ Địa
chất,[ />%2C%20n%C4%83m%202001%2C%20%E1%BB%A6y,cho%20ch%E1%BB%AF%20k%C3%BD%20%C4%
91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%20tr%C3%AAn%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi.](truy cập
ngày 6/3/2023).


3

về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng trên. Trong đó, vấn đề chọn luật áp dụng đối
hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử là cần được xác định và ảnh hưởng rất lớn đến
các bên.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật áp dụng đối với hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử theo tư pháp quốc tế của một số quốc gia và kiến
nghị cho Việt Nam” để làm rõ các quy định trong pháp luật Việt Nam về xác định
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử, trên cơ sở so sánh,
đối với với pháp luật EU, pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Trung Quốc. Từ đó, đưa ra
một số kiến nghị hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2. Mục tiêu của đề tài

- Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng tiêu dùng thương mại điện
tử có yếu tố nước ngoài bao gồm khái niệm, đặc điểm của các hợp đồng tiêu dùng
thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi. Qua đó làm rõ các vấn đề lý luận cũng như
nghiên cứu cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố
nước ngoài. Từ những nghiên cứu lý luận chung về hợp đồng tiêu dùng thương mại
điện tử có yếu tố nước ngoài, đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về xung đột pháp
luật về hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử bao gồm vấn đề về khái niệm, nguyên
nhân phát sinh, các nguyên tắc giải quyết thường được áp dụng để giải quyết xung đột
pháp luật về hợp đồng này.
- Về mặt thực tiễn
Tiến hành nghiên cứu, bình luận, đánh giá đối với các vụ việc thực tiễn tại Hoa
Kỳ, EU. Đề tài xác định các quy định cũng như vướng mắc về giải quyết xung đột
pháp luật đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi, trong
đó minh chứng bằng các vụ việc liên quan đến xác định pháp luật áp dụng cho hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử. Từ đó, đưa ra các kiến nghị bổ sung giúp hồn
thiện quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại
điện tử.
- Về mặt pháp luật
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu
tố nước ngoài, đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật áp dụng cho hợp đồng tiêu dùng


4

thương mại điện tử theo pháp luật các quốc gia như Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ,
Trung Quốc. Trên cơ sở đó, đề tài so sánh, đối chiếu với quy định của pháp luật Việt
Nam. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh cho
hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử tại Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài này, có các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố như
sau:
3.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Lê Văn Thiệp (2016), “Pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Học viện Khoa
học xã hội, Hà Nội: Tác giả phân tích các khái niệm, đặc điểm, đặc trưng đối với hợp
đồng thương mại điện tử. Tác giả chú trọng vào các đặc trưng nổi bật đối hợp đồng
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Đề tài này, tác giả nghiên cứu một
cách khái quát về hợp đồng Thương mại điện tử và pháp luật điều chỉnh hợp đồng
thương mại điện tử. Dù vậy, tác giả chỉ đưa ra khái niệm khái quát đối với hợp đồng
thương mại điện tử và pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng thương mại điện tử. Việc
phân tích về pháp luật áp dụng hay pháp luật điều chỉnh với hợp đồng thương mại điện
tử chưa được xây dựng rõ nét. Đồng thời, hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử cũng
không được đề cập đến trong nghiên cứu này.
Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hoài, Phan Hoài Nam (2022), “Tư pháp quốc tế
(Tái bản lần thứ năm, có sửa đổi và bổ sung)”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh: Cuốn sách này nghiên cứu các vấn đề về Tư pháp
quốc tế. Trong đó, Các tác giả phân tích các nguyên nhân dẫn đến xung đột trong hợp
đồng và bàn luận về các trường hợp áp dụng pháp luật đối với hợp đồng. Các tác giả
còn thực hiện so sánh với pháp luật của các quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu, Trung Quốc, Liên bang Nga, Thụy Sỹ,….Các tác giả chỉ phân tích các
trường hợp xác định pháp luật áp dụng một cách khái qt cho hợp đồng, khơng phân
tích sâu các quy định cụ thể đối với hợp đồng tiêu dùng, đặc biệt là hợp đồng tiêu dùng
thương mại điện tử.
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Ngô Quốc Chiến (2023), “Tư pháp quốc tế Việt
Nam”, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh: Các tác giả cũng thực hiện nghiên cứu về


5


Tư pháp quốc tế. Trong đó, các tác giả phân tích các vấn đề liên quan đến việc chọn
luật áp dụng cho hợp đồng và bình luận về các vấn đề đó. Các tác giả cũng phân tích
các hệ thuộc thường được sử dụng trong Tư pháp quốc tế và các nguyên tắc mà các
quốc gia thường sử dụng để giải quyết xung đột pháp luật.
3.2 Tình hình nghiên nƣớc ngoài
Faye Fangfei Wang (2014), “Law of electronic commercial transactions –
Contemporary Issues in the EU, US and China”, Routledge Research in Information
Technology and E-Commerce Law, London: Tác giả trình bày các đặc điểm chung của
hợp đồng điện tử và đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử. Bên cạnh đó, tác giả
còn nghiên cứu pháp luật các quốc gia Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc điều
chỉnh hợp đồng thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng thương mại điện tử. Trong cơng trình này, tác giả nghiên cứu về ba khía
cạnh chính: (i) Hợp đồng điện tử , (ii) Bảo mật trực tuyến; (iii) Giải quyết tranh chấp
trên cơ sở pháp luật quốc tế, pháp luật các nước EU, Hoa Kỳ. Trung Quốc. Tuy nhiên
tác giả chưa đưa ra được kiến nghị liên quan đến xác định pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.
Lorna E.Gillies (2007), “Choice of Law Rules of Electronic Consumer
Contracts: Replacement of the Rome Convention by the Rome I Regulation”, Journal
of Private International Law, April 2007: Tác giả tiến hành phân tích vấn đề chọn luật
áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử từ những quy định của Công
ước Rome đến những quy định tại Nghị định Rome I. Tác giả thực hiện so sánh, đối
chiếu các quy định về xác định pháp luật áp dụng và đưa ra những kiến nghị đối với
Nghị định Rome I. Tuy nhiên, tác giả chỉ kiến nghị thay đổi về mặt nội dung của Nghị
định Rome I và bản dự thảo của Nghị định này.
Ngồi các cơng trình nêu trên, có thể kể đến một số bài viết có giá trị tham khảo
như: Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ
công ước Rome 1980 đến quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp,
Số 6(167); hùng Hồng Thanh (2015), “Thẩm quyền của Tòa án Trung Quốc đối với
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi”, Kỷ yếu Hội thảo Thực trạng Tư pháp Quốc
tế Việt Nam – Giải pháp hoàn thiện được tổ chức tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh vào ngày 18/12/2015; 13. Trần Văn Biên (2010), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu


6

dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua Internet”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
20/2010; 9. James J. Healy (2009), "Consumer Protection Choice of Law: European
Lessons for the United States.", Duke Journal of Comparative & International Law,
vol. 19, no. 3, Spring 2009; 8.
George A. Bermann (2007), “Introduction:
Mandatory Rules of Law in International Arbitration”, The American Review of
International Arbitration, Vol 18…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên vẫn là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo,
nhất là về mặt lý luận đối với việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả. Mặc dù, việc
xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử là cần thiết
nhưng rất ít các cơng trình nghiên cứu nào tập trung khai thác, phân tích về quy định
của pháp luật liên quan đến xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng
thương mại điện tử. Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài ““Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng
tiêu dùng thương mại điện tử theo tư pháp quốc tế của một số quốc gia và kiến nghị
cho Việt Nam” nhằm nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử. Đồng thời xây dựng một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định cụ thể đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng đến đối tượng chính là hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có
yếu tố nước ngồi. Theo đó, Vấn đề pháp lý chủ yếu đề tài hướng đến là pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử. Đề tài nghiên cứu tập trung vào
quy định của pháp luật các quốc gia Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt
Nam về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào phân tích vấn đề xác định pháp luật áp dụng đối với hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử. Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các
quy định trong các Nghị định Rome I của Liên minh Châu Âu, Bộ quy tắc về xung đột
pháp luật Hoa Kỳ, Luật Tư pháp quốc tế của Trung Quốc và Bộ luật Dân sự 2015 của
Việt Nam. Tác giảtiến hành nghiên cứu hai phần lớn là pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam. Trong pháp luật quốc tế, tác giả thực hiện nghiên cứu đối với pháp luật của
các quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu (EU). Trong pháp luật Việt


7

Nam, nhóm tác giả nghiên cứu các quy định chung của pháp luật về hợp đồng bao gồm
Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, bao gồm pháp luật về giao dịch điện tử như Luật
Giao dịch điện tử 2005 và các văn bản khác có liên quan.
Từ đó, tiến hành so sánh các quy định, cách tiếp cận của từng quốc gia về xác
định pháp luật cho hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử để rút ra bài học và kinh
nghiệm cho Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với sự kết hợp những phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản như:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học (doctrinal study): từ những thông tin
thu thập, tìm kiếm được từ các nguồn tư liệu trong nước và quốc tế, sau đó tổng hợp,
phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thông minh và kết luận cho các
phân tích trên. Bài nghiên cứu đã vận dụng việc phân tích các quy phạm pháp luật
trong và ngoài nước, cùng với việc sử dụng các học thuyết pháp lý (ví dụ như Học
thuyết bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng) để giải thích cho các quy định pháp lý liên
quan đến hợp đồng tiêu dùng và các căn cứ để pháp luật các quốc gia quy định như
vậy.
Phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative research): Phương pháp nghiên
cứu so sánh là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các nội dung của bài

nghiên cứu. Tác giả nghiên cứu đã vận dụng phương pháp này trong quá trình so sánh
quy định liên quan của các quốc gia được sử dụng so sánh, đối chiếu với nhau và so
sánh với Việt Nam nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, đồng thời giải
quyết được các vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra, phần nghiên cứu đã thực hiện tiến hành thu thập, xử lý đa dạng nguồn
thông tin bằng cách dịch thuật, thống kê, tổng hợp, trích dẫn, tham khảo từ các luận
văn, tạp chí khoa học, cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan để hồn thành bài
nghiên cứu.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu theo
hai chương, bao gồm:


8

Chƣơng 1: Lý luận chung về xung đột pháp luật trong hợp đồng tiêu dùng thƣơng
mại điện tử có yếu tố nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng tiêu dùng thƣơng mại điện tử
theo tƣ pháp quốc tế một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam


9

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG HỢP
ĐỒNG TIÊU DÙNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1 Khái quát về hợp đồng tiêu dùng thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc
ngồi
Xun suốt hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, thương mại điện tử tại Việt
Nam đã trải qua hai làn sóng tăng trưởng nổi bật. Làn sóng mua sắm trực tuyến tăng
nhanh và hầu như các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh đều triển khai mơ hình kinh

doanh trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn sau đại dịch
COVID-19, nhiều hệ luỵ đang xảy ra như làn sóng sa thải nhân sự cũng như rút gọn
mơ hình kinh doanh… Nền kinh tế cũng có chiều hướng đi xuống bắt đầu từ năm 2022
và có xu hướng ảnh hưởng cho đến hết năm 2023.3 Theo khảo sát của Hiệp hội Thương
mại điện tử Việt Nam (Vietnam E-commerce Association sau đây gọi tắt là VECOM)
thì lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục phát triển khá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng
trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh sôi nổi trên
các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là nét chấm phá của thương mại điện tử
Việt Nam 2022 và quý một của năm 2023. Theo khảo sát của VECOM, có tới 65%
doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Số lao động tại
các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như Zalo, Whatsapp, Viber,
Facebook Messenger… liên tục tăng qua các năm. Việc bán hàng trên các trang thương
mại điện tử như Shopee, Lazada đặc biệt là Tiktok Shop, đường đua cạnh tranh phát
triển các trang thương mại điện tử trở nên khốc liệt hơn. “Theo khảo sát của VECOM,
năm 2022 có 23% doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Theo
Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu Metric, tổng doanh số của bốn sàn thương mại
điện tử hàng đầu cùng với Tiktok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD).
Shopee và Lazada là hai sàn thương mại điện tử lớn nhất, trong khi đó dù mới hoạt
động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop đã trở thành nền tảng thương mại điện tử
bán lẻ lớn thứ ba tại Việt Nam.”4 Cùng với đó, xu hướng kinh doanh trên các mạng xã
hội như: Facebook, Instagram, Zalo,.. cũng trở nên phổ biến và có xu hướng tăng
mạnh. Cụ thể, theo đánh giá của VECOM có thới 65% được khảo sát cho biết có sử
3
4

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2023”,tr1.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2023”, tr9.


10


dụng các hình thức này. Hình thức triển khai kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội
được xem là chuyển dịch cần thiết trước bối cảnh dịch bệnh, sự tiện ích cũng như dễ
dàng triển khai đối với mọi doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi
Bước vào kỷ ngun mới với công nghệ và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hầu
như mọi người đều có thể sở hữu các thiết bị di động cá nhân như điện thoại cá nhân,
máy tính cá nhân, sử dụng mạng Internet 3G 4G để truy cập thông tin, sử dụng các
trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Twitter, Zalo… Dẫn đến sự xuất hiện của
một loại các thuật ngữ liên quan đến điện tử, với tiền tố e (chữ cái đầu của từ electronic
mang ý nghĩa là điện tử)5 xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ
4.0. Chẳng hạn như: thị trường điện tử (e-market), kinh doanh điện tử (e-business), ),
thương mại điện tử (e-commerce), giao dịch điện tử (e-transaction), và các cụm từ
dành riêng cho thương mại điện tử như: thương mại trực tuyến (online trade), thị
trường ảo (virtual market place). Cùng với đó, sau đại dịch COVID-19 thì các hệ
thống, các hình thức mua bán hàng hóa truyền thống dần dần được thay thế bằng các
hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến. Nhu cầu mua bán hàng hóa trực tuyến trong
tình hình đại dịch để nhằm tránh tiếp xúc với nguy cơ lây bệnh cũng như đáp ứng nhu
cầu bức thiết của con người đã trở thành xu thế của xã hội bởi vì những lợi ích to lớn
mà mua bán hàng hóa trực tuyến hay còn được gọi là thương mại điện tử mang đến và
ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng hiện hữu của khách hàng.
1.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Khái niệm thương mại điện tử khơng cịn q xa lạ đối với người tiêu dùng trên
toàn thế giới và cả các đối tác kinh doanh hợp tác với nhau6, đặc biệt từ khi dịch
Covid- 19 bùng phát làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Xét về khái
niệm thương mại điện tử, nó được hình thành bởi sự kết hợp giữa hai cụm từ là
“thương mại” và “điện tử”. Đầu tiên, đối với khái niệm về thương mại, khoản 1 Điều 3
Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
5


Trần Văn Biên, “Những vấn đề khác biệt trong giao kết hợp đồng điện tử”, Hội thảo khoa học quốc tế những
vấn đề nổi bật của pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và Đức dưới góc nhìn so sánh, tổ chức
ngày 15-16 tháng 03 năm 2018 tại Hà Nội, tr68.
6
Thanh Thư, “Thương mại điện tử sẽ phát triển thế nào trong 5 năm tới?”, VnExpress
[ (truy cập ngày
8/5/2023).


11

sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Từ đấy, có thể xác định rằng, thương mại
ở đây là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm nhưng khơng giới hạn các
hoạt động liên quan như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương
mại. Thứ hai, về khái niệm điện tử thì cụm từ điện tử được xác định là các phương tiện
điện tử được sử dụng. Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005
thì “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”.
Báo cáo về thương mại điện tử Việt Nam 2008 của Bộ Công Thương đã đề cập rằng:
“phương tiện điện tử được giới hạn là internet, có khi được mở rộng hơn để bao trùm
các mạng kết nối máy tính nói chung, hoặc hơn nữa là gồm những phương tiện điện tử
như điện thoại, fax v.v..” Phương tiện điện tử được đề cập là các phương tiện hoạt
động dựa trên những cơng nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không
dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Khác với các thiết bị điện tử, được
định nghĩa là “những thiết bị, những vật dụng có cấu tạo cơ bản bao gồm các linh kiện
bán dẫn và các mạch điện tử.” các thiết bị điện tử này có thể cấu tạo nên một phương
tiện điện tử. Từ phân tích hai khái niệm ở trên, chúng ta có thể hiểu thương mại điện tử
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác được thực

hiện bằng các phương tiện điện tử.
Ngoài ra, khái niệm thương mại điện tử còn được đề cập trong rất nhiều nguồn
khác như:
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2008 của Bộ Công thương nêu rõ:
“Trong bối cảnh VN hiện nay, để thực hiện cho mục đích thống kê, có thể hiểu giao
dịch thương mại điện tử là việc sử dụng phương tiện điện tử để tiến hành giao dịch
mua bán hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động thương mại khác. Bên cạnh đó, tại Khoản
1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Hoạt động thương mại điện tử là việc
tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương
tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thơng di động hoặc các mạng mở
khác.” Hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và cả các hoạt động


12

nhằm mục đích sinh lợi khác và được tiến hành bằng phương tiện điện tử có kết nối với
mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. 7
Theo Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)8 “Thương mại điện tử là việc sản
xuất, tiếp thị, bán và phân phối hàng hóa, dịch vụ thơng qua các phương tiện điện
tử.”9 Có thể thấy rằng, theo WTO thì thương mại điện tử thơng thường chỉ đơn thuần
bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thơng qua các phương tiện
điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.Theo quy định của Ủy ban
Châu Âu EU, Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh
qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng
văn bản (text), ký hiệu, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi
trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận
các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận
đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công
cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Quy định của

Ủy ban Châu Âu cũng là một quy định với phạm vi thương mại rất rộng không chỉ là
các hoạt động trong mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 1 của Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên
Hợp Quốc về thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on E-Commerce) thì
“Thương mại điện tử là việc trao đổi thơng tin thương mại thông qua các phương tiện
điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của tồn bộ q trình giao
dịch.” Thuật ngữ thương mại (hay được đề cập là commerce) được thể hiện bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại cho dù có hợp đồng
hay khơng. Các quan hệ mang tính thương mại (Commercial) bao gồm nhưng không
giới hạn các giao dịch sau: bất kỳ giao dịch thương mại nào để cung cấp hoặc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; bao
thanh tốn; cho th; thi cơng cơng trình; tư vấn; kỹ thuật; cấp giấy phép; sự đầu tư; tài
7

Bộ Công Thương (2008), “Báo cáo về Thương mại điện tử Việt Nam”, tr34.
Lê Văn Thiệp (2016), “Pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr24.
9
Bộ Công Thương (2008), “Báo cáo về Thương mại điện tử Việt Nam”, tr142.
WTO,
“Electronic
Commerce”,
[ />commerce%2C%20or%20e%2Dcommerce,other%20public%20or%20private%20organizations.] (Truy cập
ngày: 06/04/2023).
8


13

chính; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận hoặc nhượng quyền khai thác; liên doanh và

các hình thức hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận chuyển hàng hóa hoặc
hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ.10 Và
thông điệp dữ liệu được xem là thông tin được tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng
phương tiện điện tử, quang học hoặc phương tiện tương tự, bao gồm nhưng không giới
hạn ở trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex.11 Theo định nghĩa ở
trên, hoạt động thương mại điện tử được xác định với phạm vi rất rộng, hầu như bao
quát tồn bộ các hoạt động kinh tế khơng chỉ là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
trong thương mại điện tử.
Tóm lại, thương mại điện tử là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Phải có một
kết luận chốt lại khái niệm thương mại điện tử….
1.1.1.2 Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi
Bàn về hợp đồng thương mại điện tử, khái niệm này bao gồm hợp đồng thương
mại kết hợp với điện tử. Trong đó, Hợp đồng thương mại được xem là hợp đồng được
ký kết nhằm các mục đích sinh lợi. Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm
2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Đồng thời, theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật Thương
mại năm 2005 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.” Vậy, Hợp đồng thương mại chính là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm mục
đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương
mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Chủ thể của hợp đồng thương mại
có ít nhất một bên là thương nhân, có thể là các thương nhân, các đối tác kinh doanh
thỏa thuận với nhau, hoặc thỏa thuận giữa thương nhân và người tiêu dùng. Với quy
định trên thì hợp đồng thương mại điện tử được hiểu là hợp đồng thương mại được xác
lập bằng các phương thức điện tử.
10


Chú thích tại Điều 1 Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế năm
1996.
11
Điều 1(a) Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế năm 1996.


14

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử không quy định về khái
niệm của hợp đồng thương mại điện tử. Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị định
52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử ban hành bởi Chính phủ vào ngày 16 tháng 05
năm 2013 thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định
52/2013/NĐ-CP thì có quy định về hoạt động thương mại điện tử nhưng không quy
định rõ về hợp đồng thương mại điện tử. Vì vậy, hợp đồng thương mại điện tử được
xem xét tương quan dưới góc độ pháp luật quy định về hợp đồng điện tử tại Điều 33
Luật Giao dịch điện tử năm 2005:“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới
dạng thông điệp dữ liệu”. Quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
2013 “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet,
mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.” Từ đó, khái niệm hợp đồng thương
mại điện tử có thể được hiểu như sau: “Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm
mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác thực hiện dựa trên các
phương tiện điện tử.” Trong đó, Hợp đồng thương mại điện tử chính là sự thỏa thuận
giữa các bên trong đó có ít nhất một bên là thương nhân. Chủ thể còn lại là chủ thể có
tư cách pháp lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Khái niệm về
hợp đồng thương mại điện tử có hai phần chính bao gồm: hợp đồng thương mại điện tử
bản chất cũng chính là sự thỏa thuận của các bên nhằm mục đích sinh lợi và có ít nhất
một bên là thương nhân.

Có thể thấy rằng, hợp đồng điện tử và hợp đồng thương mại điện tử khơng phải
là hai khái niệm hồn tồn đồng nhất. Hay có thể nói cách khác, hợp đồng thương mại
điện tử là một trong những loại hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử có thể bao gồm các
loại như: hợp đồng hành chính điện tử, hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng dân sự
điện tử,… Chính vì vậy, khái niệm của hợp đồng thương mại điện tử sẽ hẹp hơn về mặt
phạm vi so với hợp đồng điện tử.
Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng có ít nhất một bên là thương nhân.
Cịn đối với hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử, hợp đồng vẫn là sự thỏa thuận
nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến


15

thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác tuy nhiên với chủ thể một
bên là thương nhân và một bên là khách hàng. Vì tính chất tiêu dùng được thể hiện
trong hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử. Từ đó có thể thấy, hợp đồng tiêu dùng
thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi là sự thỏa thuận giữa một bên là thương nhân
và một bên là người tiêu dùng về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác được thực hiện dựa trên các phương tiện điện tử, có
xuất hiện yếu tố nước ngồi. Yếu tố nước ngoài xuất hiện sẽ được xác định theo quy
định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng tiêu dùng thương mại điện
tử có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định như sau:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.”
Từ đó, có thể xác định được hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố

nước ngoài là hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: Thứ nhất, hợp đồng tiêu
dùng thương mại điện tử có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân
nước ngồi (trong trường hợp này thơng thường thương nhân là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài); Thứ hai, trong hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử, thương nhân và
khách hàng đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Thứ ba, trong hợp đồng
tiêu dùng thương mại điện tử, thương nhân và khách hàng đều là công dân Việt Nam,
pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ hợp đồng lại ở nước ngoài. Các
trường hợp để xác định một hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước
ngồi tựu chung sẽ dựa trên ba căn cứ để xác định: (i) căn cứ vào chủ thể tham gia hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử; (ii) căn cứ vào địa điểm xác lập, thực hiện, thay đổi


16

hoặc chấm dứt hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử; (iii) căn cứ vào địa điểm nơi có
đối tượng trong hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.12
Yếu tố nước ngoài thường được thể hiện cụ thể như sau: (i) thương nhân và
người tiêu dùng có nơi cư trú hoặc trụ sở ở quốc gia khác nhau; (ii) địa điểm việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài; (iii) đối tượng
của hợp đồng ở nước ngoài. Chẳng hạn như trường hợp người Việt Nam mua hàng tiêu
dùng được cung cấp bởi thương nhân Trung Quốc thông qua các nền tảng thương mại
điện tử. Trường hợp này thương nhân và người tiêu dùng có nơi cư trú hoặc trụ sở ở
quốc gia khác nhau dẫn đến phát sinh yếu tố nước ngoài trong hợp đồng tiêu dùng.
Tương tự như yếu tố chủ thể tham gia hợp đồng có yếu tố nước ngồi, các yếu tố như
địa điểm xác lập, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng; địa điểm nơi có đối
tượng hợp đồng cũng dẫn đến phát sinh yếu tố nước ngồi trong hợp đồng tiêu dùng.
Từ đó, rút ra được hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử là một loại hợp đồng thuộc
hợp đồng thương mại điện tử. Tuy nhiên, hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có
đặc trưng khác biệt hồn tồn so với hợp đồng thương mại điện tử. Đó chính là, hợp

đồng tiêu dùng thương mại điện tử có một bên là thương nhân và một bên là người tiêu
dùng. Người tiêu dùng cần được bảo vệ vì đây là bên yếu thế hơn trong hợp đồng, cũng
là bên khơng chủ động kiểm sốt được toàn bộ những rủi ro khi giao kết hợp đồng với
thương nhân. Vì vậy, pháp luật cũng có cơ chế riêng để bảo vệ cho nhóm yếu thế này.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chỉ mới quan tâm điều chỉnh về quy trình giao
kết hợp đồng trên trang mạng (hay còn được gọi là website) thương mại điện tử có
chức năng đặt hàng trực tuyến, cịn đối với nội dung hợp đồng mẫu vẫn chưa có quy
định pháp luật cụ thể để điều chỉnh và hướng dẫn các bên tham gia. Hiện tại chưa có
các hợp đồng mẫu được quy định cụ thể hoặc bắt buộc. Trong khi chưa có cơ sở pháp
lý điều chỉnh việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử theo mẫu thì các giao dịch này
lại phát triển ngày một nhanh chóng và tự phát khiến cho người tiêu dùng gặp nhiều
bất lợi. Trong môi trường thương mại điện tử, các hợp đồng mẫu thường là hợp đồng
sử dụng dịch vụ ngân hàng, hợp đồng đặt phòng khách sạn, hợp đồng mua bán hàng
hóa…
12

Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Lê Hồi, Phan Hồi Nam (2022), “Tư pháp quốc tế (Tái bản lần thứ năm, có sửa
đổi và bổ sung)”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr5.


17

1.1.2 Đặc trưng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có yếu tố nước
ngồi
Hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử có YTNN bản chất vẫn là hợp đồng
thương mại điện tử nên sẽ mang những đặc trưng của một hợp đồng thương mại điện
tử. Bên cạnh đó hợp đồng này sẽ tồn tại những đặc trưng phát sinh từ sự tồn tại của các
yếu tố nước ngoài và tính chất của một hợp đồng tiêu dùng.
Hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử cũng được xem là một dạng của hợp
đồng thương mại và có những thuộc tính của hợp đồng thương mại truyền thống. Do

đó hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử cũng có những đặc điểm cơ bản của HĐ
thương mại. Tuy nhiên, do được xác lập thông qua các phương tiện điện tử, nên hợp
đồng tiêu dùng thương mại điện tử có một số điểm khác biệt. Đặc điểm nổi bật nhất
của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử là hình thức thể hiện và vấn đề bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử sử
dụng thông điệp dữ liệu điện tử để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong
quá trình giao kết hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao
kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Người tiêu dùng là
chủ thể yếu thế trong giao kết hợp đồng, đặc biệt là đối với hợp đồng tiêu dùng thương
mại điện tử, người tiêu dùng lại không được tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, xem xét
dịch vụ. Vì vậy, việc bảo vệ người tiêu dùng cũng là những vấn đề cần xem xét trong
quá trình giao kết và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tiêu dùng thương
mại điện tử. Đầu tiên, sẽ xem xét các đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử và so
sánh đối chiếu với hợp đồng thương mại thông thường. Hợp đồng thương mại điện tử
được thiết lập bằng phương thức đặc biệt cho nên sẽ tồn tại các đặc điểm riêng. Đặc
trưng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử được thể hiện:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.
Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại13, các bên của hợp đồng thương
mại là thương nhân hoặc phải có ít nhất một bên là thương nhân. Tuy nhiên, đối với
hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử, một bên là thương nhân và bên cịn lại là
người tiêu dùng. Theo đó, thương nhân có thể trực tiếp giao kết hợp đồng với khách
13

Điều 6 Luật Thương mại năm 2005


18

hàng thông qua trang mạng thương mại điện tử do mình tự thiết lập, hay cũng có thể

thơng qua sàn giao dịch thương mại điện tử, trang mạng thương mại điện tử hoặc trang
mạng đấu giá trực tuyến do các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thiết lập để giao
kết hợp đồng. Khách hàng là các tổ chức, cá nhân chấp nhận giao kết hợp đồng với
thương nhân trên cơ sở các thông tin đã được công khai trên các trang thơng tin điện tử
nhằm mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Việc xác định chủ thể của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử được giao kết
trên các phương tiện điện tử là rất quan trọng bởi xác định được đúng các chủ thể mới
xác định được rõ trách nhiệm của các chủ thể. Tuy nhiên, việc xác định các chủ thể của
hợp đồng hay còn gọi là các bên của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử gặp khơng
ít khó khăn trong một số trường hợp. Pháp luật về hợp đồng tiêu dùng thương mại điện
tử14 yêu cầu trách nhiệm cụ thể về thông tin đối với chủ thể cung cấp dịch vụ hợp đồng
tiêu dùng thương mại điện tử và chủ thể của hợp đồng. Các chủ thể này phải cung cấp
đầy đủ thông tin về hàng hoá, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng mua bán được giới
thiệu trên trang mạng và về chủ sở hữu trang mạng. Các thông tin phải đáp ứng các yêu
cầu sau: (i) Rõ ràng, chính xác, dễ hiểu; (ii) Sắp xếp tại các mục tương ứng trên trang
mạng, có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến; (iii) Hiển thị được về sau và có
khả năng lưu trữ; (iv) Hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi
đề nghị giao kết hợp đồng
Thứ hai, về mục đích của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.
Hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử được tiến hành nhằm mục đích thương
nhân sẽ thu được lợi nhuận, còn người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu sử dụng các hàng
hóa, dịch vụ được cung cấp bởi thương nhân. Bên cạnh đó, quy trình giao kết hợp
đồng có thể được tiến hành một phần hoặc tồn bộ bằng phương tiện điện tử, thông qua
các thông điệp dữ liệu. Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử có quy định điều
chỉnh quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói chung và quy trình giao kết
hợp đồng có sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên trang mạng thương mại điện
tử nói riêng.
Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.

14


Khoản 2 Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP


19

Hoạt động tiêu dùng thương mại điện tử cũng phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật thương mại. Theo đó, đối tượng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử
là hàng hố, dịch vụ khơng bị pháp luật cấm hay hạn chế kinh doanh do Chính phủ quy
định cụ thể. Ví dụ: Súng đạn, vũ khí; Thuốc lá, xì gà; Rượu các loại; Thực vật, động
vật hoang dã quý hiếm và các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định tại
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản
lý website thương mại điện tử (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2016/TTBCT, Thông tư số 21/2018/TT-BCT và Thông tư số 42/2019/TT-BCT.
Thứ tư, về phạm vi áp dụng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử
Về phạm vi áp dụng của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử cũng có phần bị
hạn chế, các giao dịch điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà
nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật
quy định. Các quy định của giao dịch điện tử không áp dụng đối với việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về
thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu
và các giấy tờ có giá khác.
Khác biệt so với hợp đồng thương mại truyền thống, hợp đồng tiêu dùng thương
mại điện tử có tính phi biên giới. Đặc điểm này là do hợp đồng được thiết lập dưới
dạng thơng điệp dữ liệu, cho nên nó khơng u cầu hai bên trong hợp đồng phải gặp
mặt nhau để ký kết, vì vậy khơng có khái niệm biên giới, lãnh thổ hay vùng miền mà
dù ở bất cứ đâu hay ở khoảng thời gian nào thì hai bên cũng có thể chủ động ký kết
hợp đồng. Trong các giao dịch điện tử có phạm vi trong nước hay quốc tế, giao dịch
thương mại được thực hiện bằng việc truyền các thông tin dữ liệu thông qua các
phương tiện điện tử và mạng thơng tin tồn cầu. Một thương nhân hay một cơ quan, tổ
chức thậm chí là một cá nhân dù đang ở đâu, ở vào thời điểm nào cũng có thể giao dịch

với các chủ thể khác mà khơng có bất kỳ rào cản địa lý nào.
Thứ tư, về nội dung của hợp đồng tiêu dùng thương mại điện tử.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 và điểm c khoản 1 Điều
117 Bộ luật Dân sự 2015, nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của
luật và không trái với đạo đức xã hội. Về những nội dung cụ thể đối với hợp đồng tiêu
dùng thương mại điện tử, pháp luật khơng có u cầu gì liên quan đến nội dung cụ thể.


×