Đề bài:
Vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song
phương Việt Nam kí kết với các nước. Thực tiễn ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt
Nam.
BÀI LÀM:
Lời mở đầu
Vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song
phương Việt Nam kí kết với các nước. Thực tiễn ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt
Nam.
Để tiến hành giải quyết các vụ án dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài,
phải trải qua bốn bước sau:
- Xác định thẩm quyền để thụ lí đơn. Trước khi xác định Tòa án có thẩm quyền
theo đơn vị hành chính lãnh thổ, phải xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt
Nam nói chung với các Tòa án quốc tế.
- Thu thập và xác minh chứng cứ - đây chính là giai đoạn cần phải có hoạt động
tương trợ tư pháp.
- Xét xử, trình tự và thủ tục để xét xử giống với vụ án dân sự thông thường.
- Thi hành án: giai đoạn này cần sự công nhận và cho thi hành án của Tòa án
Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại.
Trong số 4 giai đoạn trên, thì có thể nói vấn đề tương trợ tư pháp, cụ thể hơn là
hoạt động ủy thác tư pháp có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc
giải quyết vụ án.
Sau đây, em xin trình bày về một số vấn đề liên quan đến hoạt động ủy thác tư
pháp quốc tế tại Việt Nam.
Nga, trung quốc, Ukraina, Balan
I. Ủy thác tư pháp theo quy định của các điều ước quốc tế song phương
Việt Nam kí kết với các nước:
1. Khái niệm:
Ủy thác tư pháp là việc tòa án của một nước nhờ tòa án nước ngòai thực hiện
giúp mình những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngòai.
Ủy thác tư pháp quốc tế do quốc gia được uỷ thác thực hiện bao gồm các hoạt
động tiến hành hành vi tố tụng riêng biệt đã được pháp luật của nước đó quy định:
tống đạt giấy tờ; khám xét, thu giữ và chuyển giao các vật chứng; tiến hành giám
định lấy lời khai của các bị cáo, người làm chứng, người giám định, các bên đương
1
sự và những người khác; xem xét vật chứng tại phiên toà, thi hành các quyết định,
dẫn độ người phạm tội, điều tra hình sự, chuyển giao tài liệu và cung cấp các tin
khác. Ủy thác tư pháp quốc tế được tiến hành thông qua văn bản uỷ thác. Văn bản uỷ
thác thường nêu các điểm: Tên cơ quan uỷ thác, tên cơ quan được uỷ thác, tên công
việc uỷ thác, họ tên, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi cư trú hay tạm trú của các bên
đương sự, bị can, bị cáo và những người khác có liên quan đến việc uỷ thác tư pháp.
Ủy thác tư pháp quốc tế được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp
lí về các vấn đề dân sự, hình sự.
2. Nguyên tắc ủy thác tư pháp quốc tế:
Việc ủy thác tư pháp trước hết dựa trên cơ sở các hiệp định song phương về
tương trợ tư pháp mà Việt nam đã ký kết, hiện nay Việt Nam đã kí kết 15 điều ước
quốc tế song phương với các nước, ví dụ như các hiệp định với Nga, Trung Quốc,
Pháp, Séc, Ukraina, Balan, CuBa, Tiệp Khắc…; đối với các nước mà Việt Nam chưa
ký Hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi có lại, trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Tùy theo nội
dung của từng Hiệp định, có Hiệp định chỉ điều chỉnh các vấn đề tương trợ tư pháp
giữa các cơ quan tư pháp hai nước mà không quy định về vấn đề chọn pháp luật áp
dụng giải quyết xung đột pháp luật như Hiệp định ký với Pháp và Trung quốc.
Các cơ quan tư pháp có thể thực hiện các hành vi tố tụng theo thẩm quyền (thu
nhập chứng cứ, tống đạt giấy triệu tập đến tòa án…) trong phạm vi lãnh thổ của
nước có cơ quan tư pháp đó. Muốn thực hiện các hành vi này ở nước ngòai, cơ quan
tư pháp đó phải nhận được sự chấp thuân cụ thể của nước nơi các hành vi đó sẽ được
thực hiện trên cơ sở các ủy thác tư pháp quốc tế, tức là sự yêu cầu bằng văn bản
chính thức của cơ quan tư pháp nước này đối với cơ quan tư pháp nước kia thực hiện
các hành vi tố tụng riêng biệt tại lãnh thổ của nước kia theo những nội dung, chỉ định
trong văn bản yêu cầu.
3. Điều kiện ủy thác tư pháp quốc tế:
Trình tự thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế được các nước quy định trong
các điều ước quốc tế liên quan hoặc trong pháp luật tố tụng (tư pháp quốc tế) của
từng nước. Điều kiện để thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế thường được quy định
trong các điều ước quốc tế liên quan. Các ủy thác tư pháp quốc tế được thực hiện trên
cơ sở các điều ước quốc tế đó (ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa 2 nước).
2
Trong trường hợp không có điều ước quốc tế liên quan thì các ủy thác tư pháp quốc
tế được thực hiện theo pháp luật của nước được ủy thác trên cơ sở nguyên tắc có đi
có lại trong lĩnh vực này. Tuy vậy, việc từ chối thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế
mà không có cơ sở xác đáng lại thường bị coi là thiếu thiện chí trong quan hệ quốc tế
của quốc gia hữu quan.
II. Ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam:
Thực tiễn tư pháp Việt Nam trong thời gian qua cho thấy số lượng các ủy thác
quốc tế ngày càng tăng, có cả loại ủy thác theo điều ước quốc tế (Hiệp định tương trợ
tư pháp) và có loại ủy thác ngoài các điều ước quốc tế (giữa Việt Nam và các nước
chưa có hiệp định tương trợ tư pháp). Theo quy định của các hiệp định tương trợ tư
pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngòai thì ủy thác tư pháp quốc tế là phương
tiện để các nước ký kết thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân –
gia đình và hình sự. Các ủy thác tư pháp theo hiệp định phải được lập thành văn bản.
1. Nguyên tắc và điều kiện thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế tại Việt Nam:
* Các nguyên tắc tương trợ tư pháp theo pháp luật Việt Nam:
- Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương
trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có
lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
* Các ủy thác tư pháp phải được thực hiện theo cách thức sau:
- Khi thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của
nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng
các quy phạm pháp luật tố tụng của nước ký kết yêu cầu, nếu những quy phạm pháp
luật đó không mâu thuẫn với pháp luật của nước được yêu cầu;
- Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy thác
thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ
của người đó;
- Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu thông báo ngay cho
cơ quan yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện ủy thác;
3
- Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói rõ
thời gian, địa điểm thực hiện và gửi các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu. Nếu việc ủy
thác không thực hiện được thì khi gửi trả lại các giấy tờ, cơ quan được yêu cầu cần
thông báo lý do không thực hiện được.
- Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác thì cơ quan
này chuyển ủy thác đó cho cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã quy định đối với
các ủy thác tư pháp quốc tế.
Trong trường hợp chưa có hiệp định liên quan thì các ủy thác tư pháp quốc tế sẽ
được thực hiện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bộ luật tố tụng
dân sự quy định việc ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự phải tiến hành theo những
quy tắc và thủ tục sau:
- Toàn án Việt Nam ủy thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc thực hiện ủy
thác tư pháp của tòa án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự
theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoặc theo
nguyên tắc có đi có lại.
- Tòa án Việt Nam không chấp nhận việt ủy thác tư pháp của tòa án nước ngoài
trong các trường hợp sau: Việc thực hiện ủy thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền
của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam; Việc thực hiện ủy
thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam.
- Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo thủ tục sau:
+ Việc tóa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án nước
ngoài ủy thác tư pháp cho tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến
cơ quan có thẩm quyền Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt nam kí
kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Cơ quan có thẩm quyền của VIệt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp
phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt nam.
2. Thực tiễn ủy thác tư pháp tại Việt Nam
- Các quy định chưa mang tính hệ thống:
Các quy định về việc thực hiện ủy thác tư pháp chưa mang tính hệ thống, chưa
được sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Các văn bản luật này chỉ dừng lại là
những điều luật khung và chỉ đưa ra các nguyên tắc về ủy thác tư pháp. Vì thế khi
giải quyết án, các thẩm phán gặp khó khăn và lúng túng. Bên cạnh đó, một trong
4
những nguyên tắc quan trọng của ủy thác tư pháp là nếu Việt Nam và quốc gia tiếp
nhận ủy thác tư pháp đã ký hiệp định tương trợ tư pháp thì việc ủy thác tư pháp phải
thực hiện theo điều ước đã ký. Nhưng hiện nay, ngành tòa án không cập nhật được
danh sách các quốc gia mà Việt Nam đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.
Đồng thời, tòa cũng không biết về nội dung của những hiệp định tương trợ đó.
- Đã có sự thỏa thuận nhưng vẫn chưa ổn:
TAND TP HCM đã từng trao đổi với Bộ Tư pháp thống nhất về việc ủy thác tư
pháp về vụ việc dân sự để có thể giải quyết án nhanh chóng, đúng thời hạn và phù
hợp với thực tế.
Thứ nhất là với việc ủy thác tư pháp để thu thập tài liệu chứng cứ, đối với
những cá nhân, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ ủy thác tư pháp gửi cho tòa án có thẩm
quyền của nước tiếp nhận ủy thác thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam. Còn những cá
nhân, tổ chức Việt Nam thì hồ sơ ủy thác tư pháp gửi cho đại sứ quán Việt Nam ở
nước tiếp nhận ủy thác thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam. Và theo Luật Tương trợ tư
pháp, hồ sơ ủy thác gửi cho đương sự ở nước ngoài hai lần. Đến lần hai mà vẫn
không có kết quả (tổng cộng hết năm tháng) thì tòa sẽ xử.
Thứ hai là thủ tục ủy thác tư pháp tống đạt bản án hay quyết định thì sau khi gửi
đi, nếu tòa không nhận được kết quả và không có kháng cáo hay kháng nghị gì thì
bản án hay quyết định sơ thẩm đó sẽ có hiệu lực pháp luật sau ba tháng kể từ ngày
gửi đi.
Thực tế, hầu hết các trường hợp phải ủy thác tòa đều không nhận được kết quả.
Tòa không nhận được trả lời của đương sự liên quan, không nhận được hồi âm của
Bộ Tư pháp, của đại sứ quán Việt Nam và của tòa án có thẩm quyền của nước ngoài.
Do vậy theo thỏa thuận, tòa đã đem ra xử.
- Vướng từ phía đương sự
Trong báo cáo tổng kết năm 2009, Tòa dân sự TAND TP đã chỉ ra nhiều vướng
mắc khác trong ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Không ít chuyện vướng ngay từ phía đương sự. Chẳng hạn đương sự chậm
cung cấp địa chỉ người ở nước ngoài, không chịu trả chi phí dịch thuật tài liệu ủy
thác, lệ phí bưu điện cho việc ủy thác theo luật. Nhiều trường hợp có nhu cầu tự hòa
5
giải thì xin tòa kéo dài thời gian để liên lạc với người cư trú ở nước ngoài nhằm làm
giấy ủy quyền cung cấp chứng cứ.
Rồi có cả chuyện trong quá trình tố tụng, đương sự chết, tòa phải xác minh để
đưa những người thừa kế ở nước ngoài vào tham gia vụ án nhưng người trong nước
không cung cấp đầy đủ địa chỉ người thừa kế ở nước ngoài nên khó khăn khi làm hồ
sơ. Tất cả đều dẫn đến việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản, hoặc xác định tài sản ở
nước ngoài của tòa Việt Nam không thực hiện được, làm cho vụ án bị kéo dài...
Tại TAND TP.HCM từng xảy ra trường hợp án đã xử và tống đạt ra nước
ngoài, đến cả năm sau đương sự mới gửi kháng cáo về. Lúc này tòa phải lấy hồ sơ ra
để giải quyết tiếp theo thủ tục phúc thẩm.
Lãnh đạo Tòa dân sự TAND TP còn dẫn ra một thực tế khác là hầu hết thẩm
phán chỉ biết danh sách 15 quốc gia đã có hiệp định tương trợ tư pháp với nước mình
chứ nội dung tương trợ thế nào thì không biết nên thường lúng túng.
- “Tòa nhà” làm khó nhau
Không chỉ do chờ đợi kết quả ủy thác với cơ quan tư pháp nước ngoài mới
khiến án quá hạn, ngay giữa các tòa trong nước với nhau cũng vậy. Khi được ủy thác,
các tòa đều vui vẻ nhận lời nhưng không tích cực điều tra thu thập chứng cứ ngay mà
để đó khiến việc vi phạm thời gian ủy thác là rất lớn.
Chẳng hạn một vụ án mà Pháp Luật TP.HCM đã từng phản ánh: DNTT TP
nhận huấn luyện nghiệp vụ cho con chó giống Phú Quốc của bà D. nhưng lại làm
mất. Mất thú yêu, bà D. đau buồn, cương quyết yêu cầu doanh nghiệp phải đền đúng
con chó của bà hoặc bồi thường 100 triệu đồng. Doanh nghiệp không chịu nên hai
bên dắt nhau ra TAND quận Thủ Đức nhờ phân xử.
Vấn đề rắc rối ở chỗ giá trị của con chó Phú Quốc này bao nhiêu thì chẳng có
cơ quan giám định nào ở TP.HCM dám kết luận để làm cơ sở cho tòa giải quyết. Vì
thế, tháng 7-2009, TAND quận Thủ Đức đã ra quyết định ủy thác thu thập chứng cứ
cho TAND huyện Phú Quốc (Kiên Giang), yêu cầu xác minh giống, chi phí nuôi
dưỡng bình quân và giá trị con chó. Tòa án huyện Phú Quốc vui vẻ nhận lời nhưng
hết một tháng theo luật định vẫn không gửi kết quả. Đầu tháng 9 vừa qua, TAND
6
quận Thủ Đức đã phải tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện cho đến khi có kết quả xác
minh.
- Ách án:
TAND TP.HCM ách tắc hàng loạt vụ-việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần ủy
thác tư pháp quốc tế vì chưa có sự thống nhất. Các thẩm phán dân sự không dám xử
vì sợ bị hủy án. Lượng án tồn đọng, quá hạn trong năm tăng cao. Nhiều đương sự
liên tục khiếu nại nhưng cũng đành chấp nhận vì không còn cách nào khác là chờ.
Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn của TAND Tối cao đã quá cũ, lẻ mẻ và
chưa cụ thể. Đến nay TAND Tối cao chỉ có Công văn 130 năm 1991 và Công văn 29,
Công văn 517 năm 1993 hướng dẫn giải quyết về các vụ án ly hôn với một bên
đương sự ở nước ngoài. Cạnh đó có thêm Nghị quyết 01 của HĐTP (ngày 16-4-2003)
TAND Tối cao hướng dẫn giải quyết một số vụ tranh chấp dân sự. Nhưng với tình
hình thực tế hiện nay, chừng ấy hướng dẫn vẫn như muối bỏ bể. Thế nên rất cần
TAND Tối cao tiếp tục có hướng dẫn.
3. Một số đề xuất
- Chuẩn hóa
Cải cách thủ tục ủy thác tư pháp bằng cách công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ
hành chính chuẩn sẽ không phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc dịch tài liệu từ
tiếng Việt sang tiếng Anh. Đương nhiên phải tùy vào hoàn cảnh từng nước nhưng tôi
nghĩ trước sau chúng ta sẽ phải hòa nhập ở trình độ này.
Ví dụ gần chúng ta nhất là Malaysia, ngôn ngữ phổ thông của họ là tiếng mẹ đẻ
nhưng các văn bản pháp luật hành chính, thương mại, dân sự, hôn nhân đều chuẩn
hóa bằng tiếng Anh hết.
- Tự thu thập
Để tránh tình trạng tòa phải mất hàng năm trời chờ kết quả ủy thác ở nước
ngoài (nhiều trường hợp không có kết quả phải đình chỉ vụ án) thì hãy quy định
nguyên đơn phải thu thập địa chỉ, thông tin về cá nhân của bị đơn ở nước đó. Hãy coi
đó như một nghĩa vụ chứng minh bắt buộc trước khi tòa thụ lý vụ kiện.
7
Thực tế nhiều trường hợp tòa không biết thông tin gì về bị đơn hoặc người liên
quan trong vụ án nhưng nguyên đơn thì biết rõ và có thể lấy dễ dàng thì hãy để họ tự
lấy rồi nộp cho tòa.
- Đôn đốc
Khó nhất cho các tòa hiện nay là ủy thác theo địa chỉ nguyên đơn cung cấp
nhưng thực tế thì đó chỉ là địa chỉ tạm trú, hoặc bị đơn còn hộ khẩu nhưng đã chuyển
đi từ lâu. Khi ấy tòa phải nhận thông tin và ủy thác lại.
Vậy nên với những ủy thác giữa các địa phương trong nước với nhau, cách tốt
nhất để rút ngắn thời gian là cả bên ủy thác và bên nhận ủy thác phải có trách nhiệm
với việc ủy thác. Bên ủy thác phải theo dõi thông tin để thường xuyên đôn đốc, nhắc
nhở nơi mình nhờ vả, lãnh đạo bên được ủy thác phải theo dõi, nhắc nhở thẩm phán
của mình đừng để quên luôn.
Lời kết
Thiết nghĩ để việc ủy thác tư pháp có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án,
không mang tính hình thức, gây tốn kém cho người dân vì ủy thác lần thứ nhất, hết
thời hạn, không có kết quả lại tiếp tục ủy thác lần thứ hai thì Việt Nam cần thúc đẩy
công tác đàm phán, ký kết Hiệp định song phương, song song đó Việt Nam cần tham
gia vào một số công ước đa phương; củng cố các cơ sở pháp lý đóng vai trò quan
trọng, tiên quyết đối với hoạt động tương trợ tư pháp, quy trình ủy thác tư pháp, quan
hệ phối hợp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án các nước….
8