Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế theo pháp luật Việt Nam BTN Tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định rất quan
trọng trong ngành Luật Dân sự của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa các
nước không hoàn toàn giống nhau, vì vậy, tình trạng xung đột pháp luật là
một tất yếu khách quan. Để giải quyết được những xung đột pháp luật đó
đòi hỏi ngành luật Tư pháp quốc tế của mỗi quốc gia cần phải có hướng đi
cụ thể và kịp thời, nắm bắt kịp được với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện
nay. So với Bộ luật dân sự 2005, quy định của pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khắc phục được
nhiều thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho việc bồi thường thiệt hại diễn ra
nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên
thế giới.

NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp
quốc tế
a) Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Định nghĩa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều
584, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 như sau:
pg. 1


“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan đến quy định khác.”


Như vậy, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một nghĩa vụ dân sự phát
sinh khi một chủ thể gây ra những thiệt hại do hành vi trái pháp luật làm
xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
b) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài đã được quy định rất cụ thể tại khoản 2 Điều 663 Bộ
luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước
ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.
Dựa vào các cơ sở trên, có thể định nghĩa: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có ít nhất một
trong ba yếu tố sau:

pg. 2


Thứ nhất, các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
Thứ hai, việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra
tại nước ngoài;
Thứ ba, đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
2. Xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài

a Khái niệm
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các
nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế).
Do đó, xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác
nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
c) Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xung đột pháp luật về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Thứ nhất là việc pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định không
giống nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ hai các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có sự tham gia
của “yếu tố nước ngoài”.
d) Phương pháp giải quyết
Tư pháp quốc tế có hai phương pháp giải quyết xung đột cơ bản là phương
pháp xung đột và phương pháp thực chất.
- Phương pháp thực chất là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách áp
dụng các quy phạm thực chất. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định

pg. 3


sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia
quan hệ Tư pháp quốc tế.
- Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách
xây dựng và thực hiện các quy phạm xung đột. Phương pháp xung đột sử
dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp
dụng trong việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế.

3. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có yếu tố nước ngoài
a Điều ước quốc tế đa phương
- Công ước về Luật áp dụng đối với tai nạn giao thông ngày 04 tháng 5
năm 1971.
- Công ước về Luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm ngày 2 tháng 10
năm 1973.
- Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do
ô nhiễm dầu năm 1969.
e) Điều ước quốc tế song phương
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết 26 Hiệp định tương trợ tư
pháp và pháp lý với các quốc gia trên thế giới. Đa phần các hiệp định này
đều áp dụng nguyên tắc luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng giữa các công dân và pháp nhân của các nước
cũng như cơ quan tư pháp của quốc gia có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, một số hiệp định như hiệp định Việt Nam với
Pháp thì lại không có quy định nào điều chỉnh vấn đề này hay hiệp định với
Trung Quốc cũng chưa quy định nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà mới chỉ đề cập đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết .

pg. 4


f) Pháp luật Việt Nam
Nguồn pháp luật Việt Nam điều chỉnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
bao gồm:
- Hiến pháp năm 2013.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014.

- Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007.
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
4. Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngoài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là
một trong những chế định quan trọng của Tư pháp quốc tế. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc
biệt là bên bị thiệt hại, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên gây thiệt hại
cũng như có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại
xảy ra.
Với việc quy định cụ thể về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng cũng như đối với các quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh
đối tượng là các hợp đồng trong nước thì các quy định này nhằm đảm bảo
cho các trách nhiệm, các sự kiện, hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn
phải chịu những trách nhiệm nhất định, vừa là cơ sở pháp lý để thuận tiện
cho các nhà quản lý khi có vấn đề tranh chấp thiệt hại xảy ra, vừa là chế
định đảm bảo hài hòa quan hệ giữa hai bên khi hợp đồng không có quy
định hoặc quy định không có nội dung liên quan đến thiệt hại này.
Tuy nhiên với đặc điểm là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các hợp
đồng dân sự này mang tính chất phức tạp và giải quyết các tranh chấp mâu
thuẫn này cũng phức tạp hơn bởi có thể có nội dung bị điều chỉnh bởi pháp
luật nước ngoài nên sẽ dẫn tới các vấn đề khó kiểm soát, tranh chấp có thể
pg. 5


không được giải quyết triệt để. Bởi vậy cho nên khi pháp luật Việt Nam và
pháp luật của các nước có liên quan có quy định về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của các bên nhất là trong các hiệp định, hiệp ước mà quy định

được vấn đề này sẽ là cơ sở giải quyết tốt nhất cho quan hệ khi phát sinh
các tranh chấp. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng cần phải có
một chế định chung nhằm điều chỉnh vấn đề này để bảo vệ quyền lợi cho
các chủ thể một cách tốt nhất, cũng là cơ sở cho các chủ thể quản lý căn cứ
giải quyết lợi ích sao cho cân bằng giữa các bên nếu trong quan hệ phát
sinh tranh chấp với nước mà Việt Nam không có các hiệp ước hay hiệp
định kí kết nào. Những quy định này là điểm tựa cho sự kì vọng, sự tin
tưởng của các chủ thể vào việc quyền lợi của mình sẽ được bảo vệ chính
đáng nên cần phải quy định một cách chặt chẽ và hợp lý, tối ưu nhất.
II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP
QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1 Nguyên tắc giải quyết
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam được quy định tại điều 687 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh
hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá
nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp
luật của nước đó được áp dụng.”
Từ đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài được xác định
như sau:

pg. 6


Hệ thuộc luật thứ nhất: Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn. Theo đó, các
bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng.
Hệ thuộc luật thứ hai: Áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả
của sự kiện gây thiệt hại, nếu các bên không có thỏa thuận. Theo quy định
này, nếu các bên không có sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng để giải
quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì sẽ áp dụng pháp luật của
nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại.
Tóm lại, Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định nguyên tắc chung
trong việc giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là các bên được lựa chọn luật áp dụng; đồng thời dự liệu
trường hợp các bên không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát
sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. Ngoài ra, khoản 2
Điều 687 còn quy định trường hợp ngoại lệ, đó là bên gây thiệt hại và bên
bị thiệt hại có nơi cư trú (đối với cá nhân) hoặc thành lập (đối với pháp
nhân) tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.
5. Bình luận
a Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015
Để giải quyết quan hệ này Bộ luật Dân sự 2015 có một thay đổi lớn so với
quy định tương tự tại Điều 773 Bộ luật Dân sự năm 2005, đó là ngay tại
khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho phép các bên được thỏa
thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ bồi thường thiệt hại của họ
trong khi ở Bộ luật Dân sự năm 2015 các bên không được phép thỏa thuận
chọn luật.
Với thay đổi này trong Bộ luật Dân sự 2015 nhà làm luật một lần nữa muốn
khẳng định quan điểm việc của người dân thì để người dân tự giải quyết,
trao sự chủ động cho các đương sự, tôn trọng sự tự định đoạt của các
đương sự ngày cả trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng. Ngoài việc là
quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng ngang quyền nên thỏa thuận là nguyên
pg. 7



tắc cơ bản, còn một lý do nữa để sự cho phép các bên tự thỏa thuận lựa
chọn luật áp dụng trở nên có lý và thuyết phục là vì nếu các bên đã chọn
luật thì họ cũng dễ chấp nhận những quy định của hệ thống pháp luật do họ
chọn lựa hơn và việc thực thi pháp luật vì thế sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đây chính là sự tiến bộ trong định hướng xây dựng pháp luật của Việt
Nam, cụ thể là coi trọng quyền tự do của công dân, đề cao tối đa sự lựa
chọn, ý chí của các bên đương sự là thượng tôn, là quan trọng nhất.
Trong trường hợp các chủ thể có liên quan trong vấn đề bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài không thỏa thuận pháp luật để
giải quyết hoặc thỏa thuận nhưng không có sự nhất trí trong việc lựa chọn
pháp luật để giải quyết thì áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu
quả từ hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Có thể nhận định rằng khoản 1 Điều 687 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã
phù hợp với thực tiễn hơn so với quy định tại Điều 773 Bộ luật Dân sự năm
2005. Nếu như Bộ luật Dân sự 2005 cho phép cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp được cân nhắc áp dụng giữa hai hệ thống pháp luật là hệ
thống pháp luật nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và hệ thống pháp luật
nơi xảy ra hậu quả của hành vi gây thiệt hại, thì đến Bộ luật Dân sự năm
2015 không còn sự lựa chọn như vậy nữa, mà cơ quan có thẩm quyền chỉ
áp dụng một hệ thuộc luật đó là luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại.
Sự thay đổi này được đánh giá là phù hợp và tích cực. Bởi nội dung của
Điều 773 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho phép áp dụng một trong hai hệ
thuộc luật mà không quy định về một trình tự áp dụng cụ thể rằng sẽ áp
dụng pháp luật của nơi nào trước trong trường hợp nơi có hành vi gây thiệt
hại và nơi có thiệt hại xảy ra do hành vi đó không cùng tại Việt Nam. Việc
cho phép các cơ quan giải quyết tranh chấp tùy tình huống mà áp dụng hệ
thống pháp luật nào mà cơ quan đó cho là phù hợp là không công bằng,
không khách quan bởi quy định như vậy dễ tạo sự tùy tiện bởi trên thực tế,
pg. 8



cơ quan có thẩm quyền thường áp dụng luật nước nơi có thuận lợi cho
mình nhất. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật có thể không đảm bảo quyền lợi
hợp pháp của đương sự. Hơn nữa, đây là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, là quan hệ mà khi phát sinh đã hàm chứa sẵn yếu tố bất đồng,
mâu thuẫn. Việc để cho cơ quan giải quyết tranh chấp tự do lựa chọn bất kỳ
luật của nước nào cũng dễ gây thắc mắc, khiếu kiện vì nghi ngờ sự vô tư và
công tâm trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng, dù cho sự lựa chọn đó là
hoàn toàn công tâm và minh bạch. Chính vì vậy, quy định ở Bộ luật Dân sự
năm 2015 đã giải quyết vấn đề này bằng cách ấn định áp dụng pháp luật
của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng
trong trường hợp các đương sự không có thỏa thuận.
Giữa nơi xảy ra hành vi và nơi xảy ra hậu quả của sự kiện gây thiệt hại, Bộ
luật Dân sự năm 2015 lựa chọn áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hậu
quả mà không lựa chọn pháp luật nơi xảy ra hành vi để giải quyết vấn đề
liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bởi nó có
những ý nghĩa nhất định:
- Pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại thể
hiện tính khách quan, trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại
không cùng quốc tịch hoặc nơi cư trú thì áp dụng nguyên tắc này là phù
hợp.
- Đa số các trường hợp, việc áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh hậu
quả của sự kiện gây thiệt hại tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết của
Tòa án. Tòa án có thể dễ dàng hơn trong việc điều tra, thu thập chứng cứ,
xác minh về thiệt hại thực tế… đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của
bên bị thiệt hại.
- Nhìn chung, nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại có mối quan
hệ gần gũi nhất đối với loại tranh chấp trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, xét về tính chất loại vụ việc thì áo dụng luật nơi phát sinh


pg. 9


hậu quả của sự kiện gây thiệt hại là quy phạm thể hiện đúng bản chất của
quan hệ.
Chính vì vậy, sự thay đổi của Bộ luật Dân sự năm 2015 được đánh giá là
tiến bộ và chính đáng, khắc phục được những hạn chế của Điều 773 Bộ luật
Dân sự năm 2005, đồng thời tạo điều kiện cũng như tôn trọng quyền định
đoạt của các bên trong việc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ của họ.
g) Khoản 2 Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015
Theo quy định tại Điều luật này, hệ thuộc Luật Lex domicilii – Luật nơi cư
trú được áp dụng để giải quyết trong trường hợp các chủ thể có liên quan
có cùng nơi cư trú thường xuyên (đối với cá nhân) hoặc nơi thành lập (đối
với pháp nhân) thì áp dụng pháp luật nước đó.
Đây là điểm mới so với các quy định tại Khoản 3, Điều 773, Bộ luật dân sự
năm 2005: “Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người
bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bởi vấn đề xác định hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra
ngoài lãnh thổ Việt Nam mà chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều
là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam –
Lex nationalis. Theo đó, đối với trường hợp gây hậu quả ngoài lãnh thổ
Việt Nam trong quan hệ giữa các công dân, pháp nhân Việt Nam, nguyên
tắc lựa chọn pháp luật ở đây là pháp luật quốc gia mà các chủ thể (cá nhân,
pháp nhân) mang quốc tịch là phù hợp vì có thể xác định được các chủ thể
khi cùng là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam. Hơn nữa quy định này
cũng nhằm bảo hộ lợi ích của công dân và pháp nhân Việt Nam, tạo điều
kiện cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc giải quyết tranh

chấp phát sinh từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, việc áp
dụng điều luật này có sự bất cập trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra

pg. 10


hoàn toàn tại nước ngoài, vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
mối quan hệ mật thiết với pháp luật nơi xảy ra sự kiện.
Vì vậy, khoản 2, Điều 687, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sửa đổi căn bản
khi thay vì áp dụng nguyên tắc chọn luật theo quốc tịch của đương sự thì áp
dụng hệ thuộc Luật nơi cư trú. Điều này khắc phục được trường hợp nếu
chủ thể bị thiệt hại và chủ thể gây thiệt hại cùng có quốc tịch của một quốc
gia khác hoặc cùng cư trú ( hoặc cùng thành lập) tại một quốc gia khác
những hành vi gây ra thiệt hại ở Việt Nam thì áp dụng pháp luật của quốc
gia đó để giải quyết. Việc thay đổi này tại quy định ở Bộ luật dân sự năm
2015 đã khắc phục được những hạn chế của bộ luật dân sự năm 2005 cũng
như phù hợp với xu thế hiện nay vì nhiều quốc gia và điều ước quốc tế
cũng đã lựa chọn nguyên tắc này để áp dụng luật, đồng thời cũng phù hợp
với tình hình thực tế như hiện nay khi mà luật chung như Bộ luật dân sự
không thể bao quát được toàn bộ các vấn đề liên quan đến dân sự.
Điều 687, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã loại bỏ mà không tiếp tục quy
định như tại khoản 2, Điều 773 về việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu
biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp
luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch (Lex banderae), trừ
trường hợp pháp luật về hàng hải, pháp luật về hàng không của Việt Nam
có quy định khác. Lý do bỏ các quy định này bởi các vấn đề đó đã có các
luật chuyên ngành là Luật hàng không và Luật hàng hải quy định thì Bộ
luật dân sự với tư cách là luật chung sẽ không quy định nữa để tránh trùng
lặp.
6. Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp

Từ thực tiễn trên cho thấy dù Bộ luật Dân sự 2015 đã cho thấy nhiều ưu
điểm so với Bộ luật Dân sự 2005 nhưng vẫn không tránh khỏi một số thiếu
sót.Từ khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015, vấn đề đặt ra, thỏa
thuận lựa chọn pháp luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại phát sinh
có yếu tố nước ngoài, được chấp nhận tại thời điểm nào? Trước khi thiệt
pg. 11


hại xảy ra hay sau khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế? Trên thực tế khi thiệt
hại ngoài hợp đồng xảy ra, các bên không có thỏa thuận lựa chọn pháp luật
áp dụng mà thiệt hại đó phát sinh hậu quả xảy ra ở nhiều nước thì áp dụng
hệ thuộc luật nước nào? Hiện nay quy định này vẫn chưa được rõ ràng, vì
vậy việc sửa đổi, bổ sung, cho ra đời những bản dự thảo sửa đổi luật, văn
bản hướng dẫn cụ thể là vô cùng cần thiết.

KẾT LUẬN
Về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài, tạo cơ sở
tương đối vững chắc để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Tuy
nhiên, sự xung đột pháp luật xảy ra trong lĩnh vực này xảy ra như một tất
yếu khách quan, do vậy chỉ riêng pháp luật quốc gia quy định là chưa đủ
mà chúng ta ngày càng phải hợp tác sâu rộng hơn với quốc tế bằng cách
ngoài việc tiếp tục kí kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia
khác thì chúng ta cũng nên tham gia kí kết các Điều ước quốc tế đa phương
toàn cầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Công
an Nhân dân, Hà Nội, 2013.
2) Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế,

Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2013.
3) Bộ luật dân sự năm 2005, 2015.
4) Đỗ Phương Lan, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp
quốc tế Việt Nam: luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016.
5) Lê Thu Hường, Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài: Luận văn Thạc sĩ ngành:
Luật Quốc tế, Hà Nội, 2011.
6) />pg. 12



×