Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền (competence – competence) trong tố tụng trọng tài quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 79 trang )

1

HÀ TIẾN VINH
MSSV: 1953801090125

NGUYÊN TẮC THẨM QUYỀN QUYẾT
ĐỊNH THẨM QUYỀN (COMPETENCE –
COMPETENCE) TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn:
ThS. Ngơ Nguyễn Thảo Vy

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu khoa học
của tác giả. Những nghiên cứu, phân tích, kiến nghị được nêu trong cơng trình nghiên
cứu khoa học là hồn tồn trung thực. Đồng thời, mọi tài liệu, thông tin được sử dụng
trong q trình thực hiện khóa luận đều đã được trích dẫn đầy đủ trong cơng trình nghiên
cứu.
Tác giả

(Ký và ghi rõ họ tên)
HÀ TIẾN VINH


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NGUYÊN TẮC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THẨM QUYỀN........................... 8
1.1. Tổng quan về Trọng tài thương mại ............................................................... 8
1.1.1.

Định nghĩa ............................................................................................... 8

1.1.2.

Bản chất của Trọng tài thương mại .................................................... 10

1.1.3.

Các nguyên tắc của Trọng tài .............................................................. 12

1.1.4.

Ưu điểm của Trọng tài ......................................................................... 13

1.1.5.

Nhược điểm của Trọng tài ................................................................... 14

1.2. Vấn đề thẩm quyền của Trọng tài về mặt lý thuyết .................................... 15
1.2.1.

Học thuyết Tòa án (Jurisdictional theory) ......................................... 15


1.2.2.

Học thuyết Khế ước (Contractual theory) ......................................... 17

1.2.3.

Học thuyết Kết hợp .............................................................................. 18

1.2.4.

Học thuyết Tự chủ (Autonomous theory) .......................................... 19

1.3. Vấn đề về thẩm quyền của Trọng tài về mặt thực tiễn ............................... 20
1.4. Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền ......................................... 24
1.4.1.

Khái niệm .............................................................................................. 24

1.4.2.

Thuật ngữ và nguồn gốc hình thành ................................................... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 30
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA NGUYÊN TẮC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
THẨM QUYỀN (COMPETENCE – COMPETENCE) TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI QUỐC TẾ, SỰ ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM ......................................................................................................... 32
2.1. Tác động của Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền lên quá
trình tố tụng tại Trọng tài quốc tế .......................................................................... 32



2.1.1.

Tác động tích cực của Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm

quyền

................................................................................................................ 32

2.1.2.

Tác động tiêu cực của Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm

quyền

................................................................................................................ 33

2.2. Áp dụng Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền trong tố tụng
trọng tài quốc tế và sự cân bằng các tác động tích cực – tiêu cực tại một số quốc
gia

.......................................................................................................................... 36

2.2.1.

Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền áp dụng trong các

văn bản quốc tế ..................................................................................................... 36
2.2.2.


Cân bằng tác động tích cực, tiêu cực trong việc áp dụng Nguyên tắc

thẩm quyền quyết định thẩm quyền tại một số quốc gia.................................. 42
2.2.3.

Các nguyên tắc trong việc cân bằng tác động tích cực và tiêu cực

của Nguyên tắc Thẩm quyền quyết định thẩm quyền ...................................... 51
2.3. Quy định pháp luật của Việt Nam và một số đề xuất về việc áp dụng Học
thuyết Thẩm quyền quyết định thẩm quyền.......................................................... 55
2.3.1.

Quy định hiện tại của Việt Nam về việc áp dụng nguyên tắc Thẩm

quyền quyết định thẩm quyền............................................................................. 55
2.3.2.

Một số đề xuất cải thiện việc áp dụng nguyên tắc thẩm quyền quyết

định thẩm quyền trong tố tụng trọng tài quốc tế tại Việt Nam ....................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 65
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ được viết tắt


Công ước New York

Công ước New York về công nhận và thi
hành các phán quyết Trọng tài nước
ngoài năm 1958

Luật Trọng tài thương mại

Luật số: 54/2010/QH12: Luật Trọng tài
thương mại ban hành ngày 17 tháng 6
năm 2010

Luật Mẫu

Luật mẫu về Trọng tài Thương mại
Quốc tế của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về
Luật Thương mại Quốc tế năm 1985

Nghị quyết 01/2014

Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao về việc hướng dẫn thi hành một số
quy định Luật Trọng tài thương mại

Nghị định Trọng tài Pháp

Nghị định số. 2011-48 ngày 13 tháng 1
năm 2011 sửa đổi, bổ sung Mục 4,
Quyển 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự Pháp


Nguyên tắc

Nguyên tắc Thẩm quyền quyết định
thẩm quyền

UNCITRAL

Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương
mại

Quốc

tế

-

United

Nations

Commission on International Trade Law


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đa phương, toàn cầu, tranh chấp giữa các
thương nhân cũng ngày càng nhiều và phức tạp, mang nhiều yếu tố chuyên môn. Đa

phần các vụ tranh chấp này đều có thể được tự thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau
và trong trường hợp nếu khơng thể đạt được việc hịa giải, Tịa án quốc gia luôn là một
kênh hữu hiệu để các bên giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại
quốc tế, khơng phải lúc nào Tịa án cũng có thể giải quyết tranh chấp một cách tối ưu do
mất nhiều thời gian, không thuận tiện cho bên tranh chấp khơng có quốc tịch tại quốc
gia đó, bản án đưa ra khó thi hành đối với bên nằm ngồi lãnh thổ quốc gia hoặc do sự
áp dụng của các quy định luật pháp quốc gia ngoài dự kiến các bên… Vì thế, hệ thống
Trọng tài quốc tế đã được hình thành với mục tiêu và nhiệm vụ là giúp các thương nhân
quốc tế có thể giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh gọn nhất.
Trọng tài quốc tế là một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tư nhân, với quy
chế vận hành dựa trên pháp luật quốc gia mà trọng tài tiến hành xét xử, sử dụng các điều
ước quốc tế mà quốc gia đó cơng nhận hoặc tham gia để đảm bảo thẩm quyền cần thiết
để thi hành nhiệm vụ của mình. Trọng tài quốc tế được ghi nhận thẩm quyền giải quyết
tranh chấp giữa các bên nếu các bên lựa chọn cơ chế này để giải quyết mâu thuẫn của
mình.
Trong quá trình vận hành như vậy sẽ có trường hợp một vụ tranh chấp các bên có
tranh cãi về điều khoản thỏa thuận lựa chọn trọng tài làm cơ chế giải quyết tranh chấp.
Với một tranh chấp như vậy thì liệu Trọng tài có được thẩm quyền giải quyết? Hay là
Tòa án? Và trên căn cứ nào mà kết quả sẽ là như vậy? Đây là các câu hỏi đã được cộng
đồng pháp lý đặt ra từ lâu và đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận kéo dài đến tận ngày
hôm nay.


2

Đứng trước câu hỏi đó, một học thuyết, mà sau này đã nhận được nhiều sự công
nhận và cuối cùng phát triển thành nguyên tắc trong tố tụng trọng tài đã đưa ra câu trả
lời, đó là trọng tài có quyền được giải quyết vấn đề thẩm quyền của bản thân đối với một
vụ tranh chấp. Nguyên tắc này có tác động tích cực và tiêu cực đến hệ thống trọng tài
quốc tế và cả Tòa án của các quốc gia.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tồn cầu hóa, kéo theo đó là số
lượng các vụ tranh chấp thương mại quốc tế và nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài tăng cao, việc nghiên cứu nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền (competence
– competence) đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi hiểu được và áp dụng nguyên
tắc một cách hiệu quả thì hệ thống trọng tài quốc tế tại Việt Nam mới có thể phát triển,
gia tăng khả năng giải quyết các tranh chấp quốc tế. Điều này sẽ tạo ra tác động tích cực
cho việc phát triển kinh tế quốc gia và thu hút vốn đầu tư, khi các thương nhân nước
ngồi biết rằng mình được bảo vệ bởi một cơ chế giải quyết tranh chấp đa quốc gia hiệu
quả.
Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên tắc thẩm quyền quyết định
thẩm quyền (competence – competence) trong tố tụng trọng tài quốc tế” để thực hiện
khóa luận. Trong khóa luận này, các vấn đề liên quan về mặt lý thuyết của nguyên tắc sẽ
được phân tích đánh giá, nhất là các tác động tích cực và tiêu cực của nguyên tắc, để tìm
ra lý thuyết phù hợp cân bằng hai tác động này trong việc áp dụng. Từ đó, tác giả sẽ phân
tích việc áp dụng nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền đang tồn tại tại Việt
Nam và đề xuất nhưng cải thiện phù hợp với thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền là một nguyên tắc quan trọng
trong hoạt động tố tụng trọng tài quốc tế nói riêng và hoạt động trọng tài nói chung.
Khơng có ngun tắc này hệ thống giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ khơng có cơ
hội để phát triển như ngày hơm nay. Cũng chính vì bản chất quan trọng như vậy mà việc
áp dụng nguyên tắc phải được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, cân bằng giữa


3

tác động tích cực và tiêu cực. Việc phân tích nguyên tắc để tìm ra điểm cân bằng giữa
hai tác động này vì vậy là điều cực kỳ hệ trọng và cần thiết.
Vì vậy, về mặt khoa học, đề tài đã phân tích được những vấn đề, lý thuyết cốt lõi
được sử dụng để xây dựng nên nguyên tắc. Bên cạnh đó về mặt thực tiễn, việc áp dụng

và tác động của nguyên tắc trên thực tiễn tại các quốc gia có hoạt động giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài lâu đời cũng được phân tích, từ đó phân tích ra những vấn đề trong
việc áp dụng nguyên tắc của Việt Nam. Với các căn cứ đó, đề tài đã đưa ra được một số
kiến nghị quan trọng để cải thiện việc áp dụng tại Việt Nam.
3. Tổng hợp tình hình nghiên cứu
3.1. Trong trường
Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm
quyền trong tố tụng trọng tài nói chung có thể được kể đến như :
-

Đặng Cửu Ngọc Huyền (2014), The doctrine of competence-competence under
English and French laws a comparative study to Vietnam, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: nghiên cứu đã chỉ ra được các trọng tâm của
nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền và tập trung vào việc phân tích
những tác động tiêu cực của nguyên tắc trong quan hệ giữa Trọng tài và Tòa án.
Nghiên cứu đã thực hiện so sánh thực tiễn pháp luật tại hai quốc gia là Anh và
Pháp để đưa ra những nghiên cứu có giá trị cho Việt Nam.

-

Huỳnh Quang Thuận, Ngô Thị Tuyết Thanh (2021), “ Nguyên tắc “thẩm quyền thẩm quyền” trong tố tụng trọng tài - nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân Số 23: Bài nghiên cứu đã nêu lên phần
tổng quan về nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền trong trọng tài, đồng
thời thực hiện việc so sánh pháp luật của nhiều quốc gia trong việc áp dụng bao
gồm Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ để đánh giá xu hướng tiếp cận của quốc tế đối với
nguyên tắc. Kết quả của những phân tích, so sánh ấy là những kinh nghiệm có giá
trị cho Việt Nam.


4


-

Nguyễn Vũ Thúy Quỳnh (2022), The Doctrine Of Compétence - Compétence In
International Commercial Arbitration, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh: nghiên cứu đã làm rõ nhiều vấn đề về mặt lý luận của Nguyên tắc thẩm
quyền quyết định thẩm quyền trong cơ chế trọng tài thương mại quốc tế, sau đó
phân tích việc áp dụng ngun tắc tại hai quốc gia là Pháp và Anh để đưa ra những
kiến nghị có giá trị cho Việt Nam.

3.2. Ngồi trường
-

Lê Thanh Hiếu, Tơn Nữ Thanh Bình, “Competence-Competence Doctrine in
Vietnam - A Comparative Study, Tạp chí học thuật ALSA 2018: Bài nghiên cứu
đã phân tích được nhiều đặc trưng trong việc áp dụng nguyên tắc thẩm quyền
quyết định thẩm quyền trong hoạt động tố tụng trọng tài tại Việt Nam, đồng thời
thực hiện việc so sánh thực tiễn áp dụng với các quốc gia khác như Pháp,
Singapore và Anh để rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam.

-

Emmanuel Gaillard, and John Savage, Fouchard Gaillard, Berthold Goldman,
Fouchard Gaillard Goldman on International Commercial Arbitration (xuất bản
lần thứ nhất), NXB Kluwer Law International, Vương quốc Anh, 1999: Tài liệu
này là một giáo trình quốc tế quan trọng cho việc nghiên cứu về trọng tài thương
mại quốc tế. Cuốn sách đã trình bày những nguyên tắc cơ bản nhất của trọng tài
thương mại quốc tế và thủ tục của việc xử lý tranh chấp nói chung. Nguyên tắc
competence-competence được đề cập xuyên suốt cuốn sách và được thảo luận chi
tiết trong Chương III. Đặc biệt, những tác động và ý nghĩa của nguyên tắc

competence-competence được xem xét kỹ lưỡng dựa trên phương pháp so sánh.

-

Gary B. Born, International Arbitration Law and Practice (tái bản lần thứ 3),
NXB Kluwer Law International, Hà Lan, 2012: Cuốn sách này cũng được coi là
một trong những tài liệu quan trọng nghiên cứu về hoạt động của trọng tài thương
mại quốc tế. Chương 6 của cuốn sách đã được dành trọn để phân tích nguyên tắc
thẩm quyền quyết định thẩm quyền trong thủ tục trọng tài thương mại quốc tế về


5

cả mặt lý thuyết và thực tiễn. Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị cao trong
hoạt động nghiên cứu đề tài này.
-

Stavros Brekoulakis, “The Negative Effect of Compétence-Compétence: The
Verdict has to be Negative”, Bài nghiên cứu thuộc khoa Luật Trường đại học
Queen Mary London số. 22/2009: bài nghiên cứu đã chỉ ra được các vấn đề quan
trọng trong việc áp dụng nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền ở hoạt
động trọng tài quốc tế, trong đó nhấn mạnh những tác động tiêu cực mà việc áp
dụng có thể mang lại. Bài viết gợi mở một số đề xuất để hạn chế các tác động tiêu
cực này trong khi vẫn đảm bảo những tác động tích cực của nguyên tắc.

-

Kwitonda Uwimana Charles, A legal analysis of the Competence-Competence
doctrine under arbitration jurisdiction, Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế và Kinh
doanh Quốc tế trong Luật học, trường Đại học Kigali Independent Ulk, 2017:

Nghiên cứu này đã phân tích được khái quát những nội dung quan trọng của học
thuyết thẩm quyền quyết định thẩm quyền, phân tích pháp luật quốc gia Thổ Nhĩ
Kỳ, Trung Quốc để tổng hợp, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho quốc gia
Rwanda.

4. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu cuối cùng của đề tài là có thể đưa ra những đề nghị cải thiện trong việc
áp dụng nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền trong hoạt động tố tụng trọng tài
mang tính quốc tế tại Việt Nam. Qua đó cải thiện các quy định luật pháp của Việt Nam
cho phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
trọng tài quốc tế tại Việt Nam.
Để có thể làm được điều này, tác giả đã đi từ bản chất của nguyên tắc, các vấn đề
lý luận mang tính cốt lõi của nguyên tắc đã được phân tích nhằm xác định được trọng
tâm áp dụng của học thuyết. Tiếp đến, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trong
việc áp dụng nguyên tắc để rút ra bài học kinh nghiệm quý giá. Từ các phân tích lý thuyết


6

và bài học kinh nghiệm rút ra được tác giả sẽ đề xuất những cải tiến phù hợp với hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:
-

Phương pháp Tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các tài liệu
pháp lý và quan điểm học giả nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết, hiểu biết tổng thể và
sâu sắc về các khái niệm được đề cập trong đề tài. Phương pháp này cũng được
sử dụng để rút ra những kết luận và kinh nghiệm từ phân tích và so sánh việc áp
dụng nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền tại các nước khác nhau. Đây

là phương pháp chính được sử dụng xuyên suốt đề tài.

-

Phương pháp Phân tích so sánh: Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng khi
tiến hành nghiên cứu và phân tích các tài liệu pháp lý quốc tế như hiệp định bên
cạnh các quy định của pháp luật quốc gia. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng
trong Chương 2 của đề tài.

-

Phương pháp nghiên cứu Án lệ: Phương pháp nghiên cứu Án lệ sử được sử dụng
để xác định cách các quy định hoặc nguyên tắc pháp lý cụ thể được áp dụng trong
các tình huống cụ thể trên thực tiễn. Nói cách khác, phương pháp này mang lại
cái nhìn thực tế về việc áp dụng các quy định hoặc quy tắc cụ thể. Phương pháp
nghiên cứu Án lệ được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu nhằm xác định các cách
tiếp cận khác nhau đối với nguyên tắc thẩm quyền quyết định thẩm quyền ở các
quốc gia.

6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật và thực
tiễn áp dụng các quy định ấy thể hiện sự áp dụng của nguyên tắc thẩm quyền quyết định
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng tại trọng tài quốc tế tại các quốc gia và Việt Nam.
Phạm vi về không gian: Anh, Pháp và Việt Nam.


7

Phạm vi về thời gian: Đề tài phân tích lý thuyết của nguyên tắc thẩm quyền quyết
định thẩm quyền trong hoạt động tố tụng trọng tài quốc tế từ thời điểm nó được khởi

xướng và hình thành, diễn biến qua các sự thay đổi quan trọng và kéo dài tới thời điểm
hiện tại. Ngồi ra, đề tài phân tích thực tiễn áp dụng nguyên tắc thẩm quyền quyết định
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng trọng tài quốc tế tại các nước Anh, Pháp, Việt Nam
từ thời điểm các quốc gia chính thức áp dụng nguyên tắc này kéo dài tới ngày nay.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 02 chương như sau:
-

Chương I: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NGUYÊN TẮC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THẨM QUYỀN

-

Chương II: TÁC ĐỘNG CỦA NGUYÊN TẮC THẨM QUYỀN QUYẾT
ĐỊNH THẨM QUYỀN (COMPETENCE – COMPETENCE) TRONG TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ, SỰ ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM


8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
NGUYÊN TẮC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THẨM QUYỀN

1.1.

Tổng quan về Trọng tài thương mại
Tranh chấp luôn xảy ra trong xã hội của con người, do đó việc giải quyết các tranh

chấp ấy trong hịa bình và hướng đến sự đồng thuận cao nhất của các bên liên quan luôn

là nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Bên cạnh các tranh chấp trong đời sống hằng ngày, các
tranh chấp thương mại cũng thường xuyên diễn ra với mức độ phức tạp, quy mơ và có
hệ quả tác động sâu sắc hơn, nhất là về mặt kinh tế. Các đối tượng tranh chấp là những
thương nhân cũng có nhiều những đặc thù thương mại và do đó, có nhu cầu giải quyết
tranh chấp với thời gian nhanh chóng, hiệu quả và có tính bí mật cao. Trước nhu cầu đó
thì bên cạnh Tòa án, Tòa Trọng tài được xây dựng nên để giải quyết các tranh chấp trong
xã hội, mà trước hết là tranh chấp thương mại.1
1.1.1. Định nghĩa
Trước khi tiến vào sâu hơn thì tốt nhất, chúng ta cần phải xác định được ý nghĩa
của các thuật ngữ. Trước hết là với thuật ngữ “Trọng tài”. Trong các hệ thống pháp lý
khác nhau, các cách giải thích có sự khác nhau nhất định về mặt câu chữ:
Theo Hội luật sư Mỹ (American Bar Association) thì: Trọng tài là một quy trình
tư nhân trong đó các bên tranh chấp đồng ý rằng một hoặc nhiều cá nhân (trọng tài viên)
có thể đưa ra quyết định về tranh chấp sau khi nhận được chứng cứ và lắng nghe các lập
luận”2

Gary B. Born, International Arbitration Law and Practice (tái bản lần thứ 3), NXB Kluwer Law International,
Hà Lan, 2012, tr.2
2
Định nghĩa của “Arbitration” tại website chính thức của American Bar Association, xem tại:
/>=Share%3A,a%20decision%20about%20the%20dispute. (truy cập ngày 01/05/2023)
1


9

Theo luật Pháp, Trọng tài là “… một công cụ mà qua đó, thực hiện việc giải quyết
tranh chấp liên quan đến hai hoặc nhiều bên, theo quyết định của một hay nhiều Trọng
tài viên. Những người này được cấp quyền từ một thỏa thuận dân sự, không phải từ các
cơ quan của một Nhà nước, và những người này sẽ tiến hành và quyết định vụ việc dựa

trên thỏa thuận đó.3
Cịn tại Tịa Tối cao Đức (Bundesgerichtshof), Trọng tài được định nghĩa: Một
Tòa án mang bản chất tư nhân được xây dựng lên theo tự do thỏa thuận của các bên,
chứa đựng một hoặc nhiều Trọng tài viên. Việc phân xử được thực hiện tại Tịa này thay
vì Tịa án quốc gia theo thỏa thuận của các bên.4
Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật số 54/2010/QH12 về Trọng
tài thương mại năm 2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp
do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Theo từ điển Black’s Law : “Trọng tài là q trình giải quyết tranh chấp theo đó
bên thứ ba trung lập (Trọng tài viên) ra phán quyết sau khi tất cả các bên tranh chấp đã
trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ việc. Trong trường hợp Trọng tài tự nguyện,
các bên tranh chấp là người chọn lựa Trọng tài viên và Trọng tài viên này là người có
quyền ra phán quyết. Phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên tranh
chấp”.5
Theo từ điển tiếng Việt thì : “Trọng tài là người được cử ra để phân xử, giải quyết
những vụ tranh chấp.”.6

3

Emmanuel Gaillard, and John Savage, Fouchard Gaillard, Berthold Goldman, Fouchard Gaillard Goldman on
International Commercial Arbitration (xuất bản lần thứ nhất), NXB Kluwer Law International, Vương quốc Anh,
1999, tr.9
Ozlem Susler, Jurisdiction of Arbitration Tribunals: A Comparative Study, Luận án Tiến sĩ, Đại học La Trobe,
2012, tr.11
5
Bryan A. Garner, Từ điển Luật Black’s law (tái bản lần thứ 9), NXB West, bản quốc tế, 2009, tr.119: định nghĩa
của Arbitration
6
Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt (tái bản lần thứ 10), NXB Đà Nẵng, Việt Nam, 2004, tr.1040: định nghĩa của
Trọng tài

4


10

Dù là với định nghĩa như thế nào, có thể thấy “Trọng tài” đều mang ý nghĩa như
là một bên, một cơ quan, một công cụ hay diễn đàn giải quyết tranh chấp của hai hay
nhiều bên còn lại. Trọng tài này có tính độc lập cao, khơng nằm trong hệ thống tư pháp
của nhà nước và có khả năng đưa ra phán quyết có tính ràng buộc, bắt các bên phải thi
hành một cách hiệu quả. Mở rộng ra, trọng tài quốc tế chính là phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài, nhưng được áp dụng trong bối cảnh các tranh chấp thương mại
xuyên biên giới với đặc trưng là các chủ thể mang quốc tịch khác với quốc gia của trọng
tài, vụ tranh chấp có các yếu tố nằm ngoài biên giới quốc gia của trọng tài.
1.1.2. Bản chất của Trọng tài thương mại
Có thể hiểu rằng, Trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp “tư
nhân”, khơng có gắn liền với Nhà nước như Tịa án. Hiểu đơn giản thì có thể gọi Trọng
tài là Tòa án của riêng các bên. Các bên tham gia tranh chấp tự nguyện tìm đến Trọng tài
để yêu cầu họ đứng ra phân giải vụ tranh chấp, và vì chính ý chí họ tự nguyện lựa chọn
cơ quan này để giải quyết tranh chấp, họ cũng tự nguyện chịu hệ quả của việc giải quyết
tranh chấp đó dưới hình thức một phán quyết Trọng tài.7 Do đó, các bên bị ràng buộc với
phán quyết Trọng tài y như cái cách họ ràng buộc bản thân trong các hợp đồng khác.
Việc giải quyết tranh chấp này tuy mang tính tư nhân rất cao, nó vẫn bị quản lý bởi các
quy định của các quốc gia. Đa phần các quy định này được tạo lập nhằm đảm bảo rằng
quá trình xét xử diễn ra cơng tâm và khách quan nhất có thể, để khơng bên nào phải chịu
một sự cơng lý bất cơng. Ngồi ra, cũng là để Nhà nước đảm bảo rằng việc xét xử Trọng
tài không được vi phạm các lợi ích cơng, trật tự xã hội hay các vấn đề liên quan đến an
ninh quốc gia khác.8 Tuy nhiên, pháp luật quốc gia cũng cho phép Trọng tài được quyền
Aiste Sklenyte, International Arbitration: the Doctrine of Separability and Competence-Competence Principle,
Khóa luận tốt nghiệp, trường Aarhus School of Business MSc of EU Business and Law, Vương quốc Anh, 2003,
tr.44

8
Jack Graves, Yelena Davydan, “Competence-Competence and Separability-American Style”, chương 8,
International Arbitration and International Commercial Law: Synergy, Convergence and Evolution, bài nghiên
cứu tại Trung tâm Touro Law Center Legal Studies, 2011, tr. 2
7


11

tự do trong nhiều khía cạnh, như là việc xét xử một vụ việc sử dụng pháp luật của quốc
gia khác, hay có thể tiến hành q trình giải quyết tranh chấp bằng nhiều ngơn ngữ.
Chính sự giải quyết tranh chấp tơn trọng ý chí của các bên như vậy đã tạo nên nhiều sự
đặc trưng cho Trọng tài.9
Thường một hệ thống giải quyết Trọng tài sẽ được xây dựng đảm bảo những đặc
trưng khác với Tòa án:10
Sự tự nguyện: Các bên chỉ được giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khi đã thống
nhất được việc sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Sự tự nguyện này thể
hiện bằng một thỏa thuận Trọng tài hay điều khoản Trọng tài chính là thức tạo nên quyền
lực cho các Trọng tài. Khơng có sự tự nguyện, khơng một tranh chấp nào có thể được xử
lý qua phương thức này.
Sự phân xử khơng mang tính Nhà nước: Các Trọng tài viên là các công dân của
một quốc gia nhưng trong q trình xử án, họ khơng mang tư cách, khơng bị ràng buộc
như những đại diện của quốc gia. So với Thẩm phán, tư cách này giúp các Trọng tài có
khả năng đưa ra phán quyết khơng ưu tiên trong việc bảo vệ chính sách cơng, mà giữ
mục tiêu chính là giải quyết tranh chấp giữa hai bên công bằng.
Phán quyết là chung thẩm: Đa phần các quốc gia đều công nhận phán quyết của
Trọng tài là chung thẩm. Một vụ việc đã được giải quyết bởi Trọng tài sẽ không được
giải quyết lại một lần nữa bởi các cơ chế khác. Tuy nhiên, Tịa án vẫn có thể thực hiện
việc xem xét đánh giá Phán quyết của trọng tài để đảm bảo tính phù hợp với luật, từ đó
cơng nhận và cho thi hành. Việc xem xét này thường được thực hiện mà khơng xét xử

lại nội dung.
Ngồi ra, tuy luật Mẫu không quy định cụ thể trong một điều khoản nhưng tính
bảo mật được các học giả coi là một trong số các nguyên tắc quan trọng,
Marc Blessing, “Mandatory Rules of Law versus Party Autonomy in International Arbitration”, Journal of
International Arbitration, 1997, số 14, tr. 23
10
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Đặc san Tuyên truyền pháp luật Số: 07/2013 chủ
đề trọng tài thương mại và pháp luật về trọng tài thương mại, Hà Nội, 2013, Mục 1.2
9


12

1.1.3. Các nguyên tắc của Trọng tài
Để có thể vận hành một cách hiệu quả, cơ chế Trọng tài thương mại thường được
các quốc gia xây dựng trên các nguyên tắc mà Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương
mại đặt ra. Việc tuân theo các nguyên tắc này là điều cần thiết để hoạt động Trọng tài tại
mộ quốc gia được tôn trọng bởi các quốc gia khác, làm tăng giá trị quốc tế của Phán
quyết và theo đó, thu hút thêm các chủ thể sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp.11
12

Nguyên tắc Thẩm quyền quyết định thẩm quyền (competence-competence): Trọng
tài có quyền cơng nhận sự phù hợp của Thỏa thuận trọng tài giữa các bên và theo đó,
quyết định thẩm quyền của mình một cách tương ứng. Các quốc gia thường phối hợp với
Trọng tài trong việc đảm bảo các vụ việc có thỏa thuận Trọng tài được xem xét xử lý
bằng Trọng tài bằng cách từ chối thẩm quyền của Tòa. Nguyên tắc này là nguyên tắc
được tập trung phân tích trong bài khóa luận này.13
Ngun tắc tự do thỏa thuận (party autonomy): Các bên được thỏa thuận phương
thức giải quyết với một mức độ cao, khi có thể tự quyết ngơn ngữ, nơi diễn ra quá trình
xét xử, số lượng Trọng tài, luật áp dụng, tính bí mật… tới một mức độ mà quốc gia cho

là phù hợp.14
Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài (separability): Thỏa thuận trọng tài tồn tại
độc lập đối với hợp đồng hoặc giao dịch mà nó được lập nên. HIệu lực của thỏa thuận
trọng tài không làm ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng hoặc giao
dịch mà nó điều chỉnh.15
Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Thu Trang, “Thực trạng sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam Một số
giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài”, Dự thảo tham luận Tổng kết thi hành Luật Trọng tài thương mại
31/08/2015, xem tại (truy cập ngày 06/05/2023)
12
Mistelis Lew, Loukas A., Kröll, Comparative international commercial arbitration, NXB Kluwer Law
International, Mỹ, 2003, tr.329, đ.14-1
13
Điều 16 Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế
14
Khoản 1 Điều 19 Luật Mẫu
15
Điều 16 Luật Mẫu
11


13

Tính chung thẩm của phán quyết trọng tài (finality): Khơng một cơ quản giải
quyết tranh chấp nào khác được xét xử về mặt nội dung lại một vụ việc đã có phán quyết
Trọng tài. Việc đánh giá lại chỉ được thực hiện về mặt thủ tục, hình thức cũng như tư
cách, để đảm bảo sự công bằng, khách quan của q trình giải quyết tranh chấp. Phán
quyết trọng tài có tính ràng buộc các bên và có hiệu lực thi hành tương đương với bán
án của Tòa án.16
Nguyên tắc tố tụng công bằng (due process): Các bên được thông báo đầy đủ
thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Các bên phải có quyền được trình bày đầy đủ

những quan điểm và suy nghĩ của mình về vấn đề tranh chấp và Trọng tài phải vô tư,
công bằng trong việc lắng nghe và đánh giá dựa trên các chứng cứ và lập luận của các
bên 17.
Ngoài các nguyên tắc trên được ghi nhận trong Luật Mẫu, cịn có tính bảo mật
(Confidentiality) tuy không được ghi nhận tại Luật Mẫu nhưng cũng được coi là một
nguyên tắc quan trọng của quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tính bảo mật
giúp các bên có thể giải quyết tranh chấp mà không thu hút sự chú ý, tránh những thiệt
hại kéo theo có thể xảy ra như là hệ quả của việc giải quyết tranh chấp.18
1.1.4. Ưu điểm của Trọng tài
Việc sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp mang lại nhiều lợi thế cho các
bên liên quan, cụ thể:19
Tính trung lập: So với một Tòa án quốc gia, Trọng tài có bản chất độc lập cao hơn
trong các tranh chấp có tính quốc tế. Nhất là tranh chấp giữa các chủ thể có mối liên hệ
với quốc gia ấy như các Doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ.

Điều V Cơng ước về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài năm 1985; Điều 17, Điều 35
Luật Mẫu
17
Điều 18, Điều 24 Luật Mẫu
18
Patrick Neill QC,”Confidentiality in Arbitration”, Arbitration International, 1996, 12 (3), tr.287–318
19
Gary B. Born (2012), tlđd (chú thích số 1), tr.38
16


14

Phán quyết dễ được công nhận rộng khắp: Bản án mà một Tịa án đưa ra đương
nhiên là có hiệu lực tại quốc gia mà Tịa án ấy có thẩm quyền, tuy nhiên, khó có thể đảm

bảo việc bản án ấy có hiệu lực áp dụng ở các quốc gia khác do vẫn chưa tồn tại một cơ
chế đa phương hỗ trợ công nhận và thi hành bản án của Tịa. Mặt khác, với cơng ước
New York 1958, các Phán Quyết của Trọng tài có cơ sở để được chấp nhận tại các nước
thành viên của Cơng ước.
Tính hiệu quả: Phán quyết của Trọng tài có tính chung thẩm, tức là sẽ khơng có
thủ tục tư pháp nào được thực hiện nhằm đánh giá lại nội dung của phán quyết. Trừ khi
phán quyết ấy được chứng minh là không khách quan hoặc sai nghiêm trọng so với các
quy định pháp luật có thể áp dụng lên nó. Ngồi ra, thời gian giải quyết tranh chấp của
Trọng tài cũng nhanh hơn so với Tòa án do Trọng tài chỉ chuyên trách việc giải quyết
tranh chấp mà Hội đồng trọng tài tương ứng được lập nên.
Tính bảo mật: các bên có thể yêu cầu việc giải quyết tranh chấp diễn ra hoàn tồn
trong bí mật để tránh các thiệt hại kéo theo có thể xảy ra. Việc giải quyết tranh chấp tại
Tịa án đơi khi khơng có lựa chọn này.
Trọng tài có tính chun mơn hóa: các bên có thể chọn các Trọng tài viên am hiểu,
có kinh nghiệm đặc thù trong các ngành nghề, lĩnh vực để xét xử vụ việc liên quan. Qua
đó đảm bảo việc xét xử nhanh chóng và thuận tiện, tôn trọng các đặc trưng của ngành.
1.1.5. Nhược điểm của Trọng tài
Bên cạnh đó, cũng cịn nhiều nhược điểm:20
Có thể bị các bên cố tình trì hỗn: Một trong số các cơ hội để một bên có thể sử
dụng chiến thuật này là tại bước xác định thẩm quyền. Khi thực hiện giải quyết tranh
chấp tại Trọng tài, bên bị đơn sẽ thường thực hiện thách thức về thẩm quyền của Hội
đồng Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp. Tịa án cũng có thể được u cầu tham

20

Gary B. Born (2012), tlđd (chú thích số 1), tr.40


15


gia xử lý. Tùy quốc gia mà việc này có thể kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp, làm
giảm tính hiệu quả của q trình.
Hạn chế quyền lực: Trọng tài khơng có quyền nào khác ngồi giải quyết những gì
các bên đã thỏa thuận và yêu cầu phân xử. Ngồi ra, Trọng tài khơng có quyền lực để có
thể yêu cầu bên thứ ba tham gia, dù cho việc đó có thể có lợi cho q trình giải quyết
tranh chấp nói chung vì bên thứ 3 đó khơng tự nguyện tham gia vào quá trình giải quyết
tranh chấp.
1.2.

Vấn đề thẩm quyền của Trọng tài về mặt lý thuyết
Có thể thấy, Trọng tài tuy không phải là một cơ quan Nhà Nước, không đại diện

Nhà Nước đảm bảo công lý, trật tự xã hội nhưng Phán quyết của trọng tài vẫn có thể
được yêu cầu thực thi dưới sự áp đặt của quyền lực Nhà nước. Điều này đặt ra nhiều câu
hỏi về mặt lý luận rằng nguồn gốc của thẩm quyền này bắt đầu từ đâu. Hiện tại, giới học
giả quốc tế đặt ra 4 giả thuyết về quyền lực của Trọng tài:
1.2.1. Học thuyết Tòa án (Jurisdictional theory)
Học thuyết này ủng hộ việc Trọng tài được xây dựng và có quyền lực dựa trên
pháp luật quốc gia.21 Tuy rằng nó khơng phủ nhận tầm quan trọng của Thỏa thuận Trọng
tài để Trọng tài có quyền giải quyết vụ tranh chấp, nó cho rằng kể cả khi một tranh chấp
có Thỏa thuận Trọng tài, Trọng tài cũng chỉ có quyền hạn giải quyết vụ tranh chấp phù
hợp với quy định của nước nơi tiến hành xét xử cũng như theo quy định pháp luật mà
các bên lựa chọn để Phán quyết Trọng tài được chấp nhận và cho thi hành.22 Việc xem
xét tính hợp lệ của Thỏa thuận Trọng tài cũng cần tuân thủ các pháp luật có liên quan.
Với quyền lực Nhà nước được trao để thực hiện nhiệm vụ của mình, những học giả ủng
hộ học thuyết này cho rằng vai trò của Trọng tài cũng là tương tự như Thẩm phán tại Tòa
Yu Hong-Lin, “A Theoretical Overview of the Foundations of International Commercial Arbitration”,
Contemporary Asia Arbitration Journal, 2008, 1 (2), tr.255-286
22
Francis A. Mann, “State Contracts and International Arbitration”, British Yearbook of International Law, 1967,

số 42, tr. 1, 10, 14, 16
21


16

án. Do đó, họ cũng cần phải thực hiện quá trình giải quyết tranh chấp tuân thủ pháp luật
tương tự như một thẩm phán tại Tòa, để phán quyết đưa ra được chấp nhận như một Bản
án và có đủ giá trị thi hành tương tự.23
Xét trong lãnh thổ của một quốc gia, nguyên tắc về chủ quyền buộc mọi hoạt
động, kể cả là hoạt động của Trọng tài phải tn theo ý chí mà quốc gia áp đặt thơng qua
việc tuân thủ pháp luật. Chỉ quốc gia mới có quyền lực Tư pháp và chính Quốc gia đã
trao quyền này cho Trọng tài để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu như Trọng tài thực
hiện việc giải quyết tranh chấp trái với quy định pháp luật thì hành vi đó đã vượt quá
thẩm quyền mà Nhà nước trao cho họ, khiến phần nội dung ấy khơng cịn có thể được
cơng nhận và cho thi hành bởi vì họ khơng có căn cứ cho thẩm quyền của mình đối với
phần vượt quá.24
Học thuyết này thường được sử dụng làm tiền đề cho sự kiểm sốt của Tịa án đối
với Trọng tài vì khi xét tương tự với bất kỳ hành vi áp dụng pháp luật khác, Tịa án sẽ có
nhiệm vụ giám sát, mà trong trường hợp này là quá trình xét xử của Trọng tài, để đảm
bảo việc tuân thủ pháp luật và chỉ tiến hành công nhận đối với các Phán quyết đáp ứng
điều kiện ấy.25
Dưới học thuyết này, Trọng tài được xem như là đại diện của Nhà nước, được Nhà
Nước cho phép tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của xã hội, ngoài ra cũng để hỗ trợ việc bảo đảm trật tự xã hội khi tiến hành giải quyết
tranh chấp của các bên trong hịa bình. Quyền lực của Trọng tài xuất phát và gắn liền với
quyền lực nhà nước.26
Do đó, Phán quyết Trọng tài đưa ra sẽ có tính chất quyền lực Nhà Nước, được
Nhà Nước đảm bảo thi hành tương tự như Tòa án.


Francis A. Mann, “Lex Facit Arbitrum”, Journal of International Arbitration, 1983, 2(3), tr.245
Francis A. Mann (1967), tlđd (chú thích số 22), tr.1, 10, 14, 16
25
Yu Hong-Lin (2008), tlđd (chú thích số 21), tr. 260
26
Adam Samuel, “Jurisdictional problems In International Commercial Arbitration: A Study of Belgian, Dutch,
English, French, Swedish, Swiss, Us and West German”, The International Lawyer, 1990, 24(1), tr.55
23
24


17

1.2.2. Học thuyết Khế ước (Contractual theory)
Khác với học thuyết Tòa án, các học giả ủng hộ học thuyết này nâng cao tầm quan
trọng của Thỏa thuận Trọng tài trong việc cung cấp thẩm quyền xét xử cho Trọng tài.27
Họ cho rằng các bên có tự do trong việc lựa chọn Trọng tài làm phương thức giải quyết
tranh chấp, không có tự tự nguyện thỏa thuận giải quyết Trọng tài thì Nhà Nước khơng
thể buộc các bên phải giải quyết tranh chấp tại Trọng tài được và đó cũng là điểm khác
biệt nhất so với Tòa án.28 Điểm khác biệt này chính là lý do cung cấp thẩm quyền cho
Trọng tài, cho phép các bên có thể giải quyết tranh chấp tại Tịa Trọng tài thay vì tại Tịa
án.29
Dưới học thuyết này, tuy rằng việc áp dụng pháp luật quốc gia vào q trình xét
xử Trọng tài là khơng thể phủ nhận, nhưng pháp luật chỉ có thể áp dụng sau khi các bên
tranh chấp đã tự nguyện khế ước bản thân để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, do đó,
pháp luật khơng thể làm phát sinh thẩm quyền của Trọng tài.30 Thẩm quyền của Trọng
tài phát sinh khi các bên tự nguyện trói buộc bản thân, và các bên buộc phải thực hiện
những gì mình đã cam kết theo nguyên tắc Pacta sunt servanda – nguyên tắc hợp đồng
phải được tuân thủ.
Ngoài ra, các học giả ủng hộ giả thuyết này cũng cho rằng chỉ khi thẩm quyền của

Trọng tài phát sinh dưới học thuyết Khế Ước, các bên mới có sự tự do tự thỏa thuận
nhiều yếu tố như vậy trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Qua đó, thấy rằng sự
thỏa thuận của các bên có tác động mạnh mẽ.31

Yu Hong-Lin (2008), tlđd (chú thích số 21), tr. 262
Frances Kellor, Arbitration In Action: A Code For Civil, Commercial And Industrial Arbitrations, NXB Harper
& Row, Mỹ, 1941, tr.5
29
Francis A. Mann (1983), tlđd (chú thích số 23), tr. 246
30
Morris Stone, “A Paradox in the Theory of Commercial Arbitration”, Dispute Resolution Journal, 1966, 21(3),
tr.182
31
Frederic-Edouard Klein, Considerations on arbitration in Private international Law preceded by a study of
legislation, doctrine, and comparative jurisprudence in the matter, NXB Helbing & Lichtenhahn, Pháp, 1955
tr.185
27
28


18

Do bản chất đề cao sự thỏa thuận, học thuyết này có xu hướng cho Trọng tài và
các bên nhiều quyền tự do để tiến hành hoạt động xét xử hơn, và rằng Tòa án nên hạn
chế sức ảnh hưởng của mình lại để các bên có thể tự do bày tỏ ý chí.32
Dưới học thuyết này, Trọng tài được xem như là người được chọn của các bên để
đưa ra Phán quyết, và Phán quyết ấy có giá trị ràng buộc bởi các bên đã cam kết sẽ tuân
thủ khi đề nghị thực hiện việc giải quyết tranh chấp qua Trọng tài và họ phải thực hiện
điều đó theo nguyên tắc Pacta sunt servanda. Quyền lực ràng buộc các bên vào phán
quyết chính là ý chí tự do của họ, nhà nước chỉ đảm bảo thực hiện điều này để đảm bảo

nguyên tắc Pacta sunt servanda được tôn trọng, qua đó đảm bảo trật tự xã hội.
1.2.3. Học thuyết Kết hợp
Nhận thấy rằng cả hai học thuyết đều có những điểm hợp lý và chưa hợp lý, các
học giả tiếp tục đề xuất một học thuyết khác về thẩm quyền của Trọng tài, kết hợp điểm
mạnh của hai học thuyết.33 Học thuyết này cho rằng ban đầu, điều làm xuất hiện thẩm
quyền của các Trọng tài chính là thỏa thuận của các bên liên quan. Tuy nhiên, xuyên suốt
quá trình xét xử và đến lúc Phán quyết được đưa ra, thi hành, thẩm quyền này dần được
thay thế bằng thẩm quyền mà Nhà nước cung cấp cho các Trọng tài thơng qua luật pháp.34
Qua đó, phân chia thẩm quyền của Trọng tài thành hai mốc có hai nguồn gốc khác nhau.
Điều này lý giải được bản chất Trọng tài là xuất phát từ thỏa thuận của các bên, nhưng
quá trình xét xử và phán quyết bị ảnh hưởng bởi quyền lực của Nhà nước.
Học thuyết này được nhiều học giả ủng hộ, tiêu biểu như Messrs Redfern and
Hunter:35
Alfred Bernard, “Voluntary arbitration in private law: Arbitration in Belgian and French internal law, a
comparative critical study”, l'Actualité juridique - Droit administratif, 1955, số 1, tr.81
33
Yu Hong-Lin (2008), tlđd (chú thích số 21), tr. 264
34
Học thuyết này được phát triển bởi Giáo sư Sauser-Hall vào năm 1952, trong “L'arbitrage en Droit
International Privé”, Annuaire de l'Institut de Droit International, 1952, 44(1) tr.469 và được bổ sung năm 1957
trên cũng tạp chí, 47(11) tr.394
35
Martin Hunter, Alan Redfern, Law and Practice of International Commercial Arbitration (tái bản lần thứ 2),
NXB Sweet and Maxwell, Vương quốc Anh, 1991, tr.8
32


19

“Trọng tài thương mại quốc tế là một hình thức kết hợp. Nó bắt đầu như một thỏa

thuận dân sự giữa các bên. Tiếp tục thông qua các thủ tục dân sự, trong đó ý
nguyện của các bên rất quan trọng. Tuy nhiên, nó kết thúc với một phán quyết có
hiệu lực pháp lý và có tác động, và khi các điều kiện thích hợp được đáp ứng, các
Tịa án của hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ sẵn lịng cơng nhận và thi hành.
Q trình dân sự có tác động mang tính nhà nước, được thực hiện thông qua sự
hỗ trợ của các cơ quan nhà nước của mỗi quốc gia được thể hiện qua luật pháp
quốc gia của nó.”
Việc phân chia nguồn gốc thẩm quyền của Trọng tài như vậy có lý ở nhiều điểm,
và có phản ánh tương đối chính xác cách thức mà trọng tài hoạt động trên thực tiễn. Việc
kết hợp thẩm quyền xuất phát từ các bên tranh chấp và Nhà nước cũng đặt ra u cầu
cần phải hài hịa lợi ích của các chủ thể này trong quá trình giải quyết tranh chấp.
1.2.4. Học thuyết Tự chủ (Autonomous theory)
Khơng đồng tình với việc các học giả trói buộc bản chất của việc giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài với các bản chất cổ điển của pháp luật là hợp đồng và thẩm quyền
nhà nước, Rubellin-Devichi đã đề xuất một cách nhìn nhận mới về Trọng tài, khi đề xuất
xem xét bản chất của Trọng tài như một thực thể riêng biệt, tự chủ, chú trọng vào thực
tiễn Trọng tài hơn là tập trung vào tính lý luận của cơ chế này.36
Học thuyết Tự chủ về Trọng tài trình bày một quan điểm độc đáo nhìn nhận Trọng
tài như một thực thể riêng biệt, khác biệt so với các khung pháp lý hay hợp đồng truyền
thống. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trị và mục đích của Trọng tài trong lĩnh vực thương
mại quốc tế, nhấn mạnh ứng dụng thực tế của nó hơn là một phần mở rộng đơn thuần
của các quy trình pháp lý hay hợp đồng. Nó lập luận chống lại việc phân loại Trọng tài
thành hai loại: thuộc thẩm quyền hay thuộc hợp đồng, và đề xuất rằng hai yếu tố này quá

J Rubellin-Devichi, Arbitration: Legal Nature: Domestic Law and Private International Law, NXB Librairie
générale de droit et de jurisprudence, Pháp, 1965, tr. 365
36


20


liên kết với nhau trong Trọng tài đến mức tách rời chúng có thể ức chế sự phát triển tự
nhiên của Trọng tài bằng cách áp đặt các ranh giới nhân tạo, hạn chế. Thay vào đó, lý
thuyết đề xuất Trọng tài là một thực thể độc lập và “quốc tế - vượt quốc gia”.37 Nó đặt
nặng về nguyên tắc tự chủ của các bên tranh chấp, ủng hộ quyền của các bên tranh chấp
quyết định quy trình Trọng tài, bao gồm việc lựa chọn luật áp dụng và xác định thời gian
và địa điểm. Việc ủng hộ tự chủ của các bên phản ánh sự hiểu biết thực tế của lý thuyết
đối với Trọng tài như một phương pháp linh hoạt, hiệu quả và có thể thích nghi để giải
quyết tranh chấp. Bằng việc xem Trọng tài như một tổ chức độc lập, Học thuyết Tự chủ
nhận được sự ủng hộ vì đáp ứng nhu cầu thực tiễn và tạo điều kiện cho sự phát triển và
hiệu quả tiếp tục của Trọng tài như một phương pháp giải quyết tranh chấp có nhiều ưu
điểm.
1.3.

Vấn đề về thẩm quyền của Trọng tài về mặt thực tiễn
Có thể thấy rằng lý luận của Trọng tài luôn xoay quanh một điểm cốt lõi, đó chính

là sự tự nguyện của các bên. Khơng một học thuyết nào đi ngược lại điều này. Chỉ khi
các bên đồng ý sử dụng Trọng tài thì quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài mới có
thể được tiến hành. Có thể nói, các bên giúp cho Trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ
việc bằng chính thỏa thuận Trọng tài giữa họ.38
Từ thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, Trọng tài mới có quyền xử lý
vụ tranh chấp, dù là thẩm quyền đó phát sinh từ quyền lực nhà nước, giao kết hợp đồng,
kết hợp cả hai điều trên hay là dưới tư cách một thực thể đặc biệt. Khả năng tiến hành
việc giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết có hiệu lực dưới tư cách, thẩm quyền
hợp lệ ấy là một quyền khơng thể bàn cãi của Trọng tài để có thể thực hiện chức năng
nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, nếu như thỏa thuận Trọng tài được các bên thỏa thuận
khơng có hiệu lực, khơng thể thực hiện thì tất yếu, Trọng tài khơng cịn thẩm quyền để

37

38

Yu Hong-Lin (2008), tlđd (chú thích số 21), tr. 266
Gary B. Born (2012), tlđd (chú thích số 1), tr.79


×