Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.46 KB, 9 trang )

Mở b ià
Những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng giúp tòa
án làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự có trách nhiệm thực thi công lý
;nếu họ không vô tư trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng thì
việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ bị thiên lệch.Do vậy,bảo đảm sự vô tư của
những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được pháp luật quy
định là một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự.
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng có nội dung chủ yếu được xác định là phải tiến hành những biện
pháp cần thiết để bảo đảm sự vô tư trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham
gia tố tụng của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
trường hợp có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
thì phải thay đổi.

Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng và việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này
I:Khái niệm người tiến hành tố tụng:
Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ,quyền
hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Những người tiến hành tố tụng đều là các công chức nhà nước,được
thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân
sự,thi hành án dân sự va kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố
tụng.Hoạt đông tố tụng của họ có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyêt
vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
II:Khái niệm người tham gia tố tụng:
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết
vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của
mình hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án,cơ quan thi hành án trong việc
giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Việc tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất


lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án và việc bảo vệ
quyền,lợi ích hợp pháp của đương sự.Do đó họ phải sự vô tư trong khi làm
nhiệm vụ.
Theo quy định tại Điều 16 BLTTDS thì những người tiến và tham gia
tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, thẩm phán,Hội thẩm nhân dân,Thư
ký Tòa án,Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên,người phiên dịch,
người giám định.Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng giúp tòa
án làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự,các vấn đề ấy được thực hiện thông
qua nhiệm vụ,quyền hạn của họ trong quá trình tố tụng.Chánh án là người
tiến hành tố tụng đứng đầu tòa án,Chánh án tòa án có nhiệm vụ tổ chức việc
giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án như quyết định
phân công Thẩm phán,Hội thẩm nhân dân để giải quyết các vụ việc dân sự…
vv.Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật như
ra các quyết định tố tụng theo thẩm quyền để giải quyết vụ việc dân sự,quyết
định việc thay đổi thẩm phán,hội thẩm nhân dân…vv.Giải quyết các khiếu
nại,tố cáo về việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.Bộ luật TTDS quy định cụ thể quyền,nghĩa vụ của chánh
án tòa án tại các Điều 40, 125, 172, 257, 285, 382, 401 và một số điều luật
khác.
Thẩm phán là người tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu nên trong tố
tụng họ có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là: Tiến hành lập hồ sơ vụ việc
dân sự; Xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy
định…vv.Việc thực hiên đúng các quyền,nghĩa vụ tố tụng của thẩm phán có
tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự.Do vậy, các quyền và
nghĩa vụ của thẩm phán trong tố tụng dân sự đã được quy định cụ thể tại các
điều 41, 85, 100, 173, 184, và một số điều luật khác của BLTTDS.
Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu để tiến hành
xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án, nhiệm vụ, quyền hạn của
họ là:Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa,tham gia hội đồng xét
xử các vụ án dân sự …vv.Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử không thường

xuyên như thẩm phán nhưng có vai trò rất lớn trong việc giải quyết vụ án
dân sự. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động xét xử của hội thẩm nhân dân, các
quyền và nghĩa vụ của họ đã được pháp luật quy định cụ thể tại các điều
11,12,42,222 và 236 BLTTDS.
Thư kí tòa án có nhiệm vụ chủ yếu là lập các biên bản về tố tụng,
ngoài ra thư kí toàn án cũng thực hiện các nhiệm vụ khác được giao, nhiệm
vụ, quyền hạn của họ: Lập các biên bản tố tụng như biên bản hòa giải, biên
bản lấy lời khai, biên bản phiên tòa,…Thực hiên các công việc theo ủy
quyền của thẩm phán như xác minh, thu thập chứng cứ khi đương sự yêu
cầu: Những nhiệm vụ, quyền hạn đó của thư kí tòa án trong tố tụng dân sự
hiện nay đã được quy định cụ thể tại các điều 43,148,186,211 BLTTDS.
Viện trưởng viện kiểm sát là người chịu trách nhiệm về việc thực
hiện nhiêm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát về kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của các hoạt động nên viện trưởng việ kiểm sát có các nhiệm vụ, quyền
hạn là: Tổ chức,chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của các hoạt động tố tụng dân sự như quyết định phân công kiểm sát viện
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự, tham gia
phiên tòa xét xử vụ án dân sự,…kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự của kiểm sát viên,…Nhiệm vụ
quyền hạn của viện trưởng việ kiểm sát được BLTTDS quy định cụ thể tại
các điều 44,51,285,307,395 và một số điều luật khác.
Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tố tụng, trong tố
tụng dân sự kiểm sát viên có các nhiệm vụ, quyền hạn là kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như lập hồ sơ,
hòa giải vụ việc dân sự, ra bản án,…tham gia phiên tòa xét sử vụ án dân sự,
phiên họp giải quyết việc dân sự,…hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên có
ý nghĩa bảo đảm việc giải quyết đúng các vụ việc dân sự. Để phát huy được
vai trò của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự, BLTTDS đã quy định cụ thể
các nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong tố tụng tại các điều

45,207,234,271 và một số điều luật khác.
Người giám định là người tham gia tố tụng sử dụng kiến thức, kinh
nghiệm chuyên môn để làm rõ các tình tiết, sự kiện của sự việc dân sự.
Trong tố tụng dân sự, người giám định có các quyền và nghĩa vụ về chuyên
môn, vật chất trong việc thực hiện giám định. Việc bảo đảm thực hiện đúng
được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của người giám định ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Khi thực hiện nhiệm vụ, người giám
định có quyền, nghĩa vụ đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự liên
quan đến đối tượng giám định tham gia vào việc hỏi những người tham gia
tố tụng và được đặt các câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng
giám định. Các quyền và nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng dân sự
được quy định tại các điều 68,230 BLTTDS và các điều 12,13 pháp lênh
giám định tư pháp.
Người phiên dịch là người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ khác ra
Tiếng Việt và ngược lại. Việc tham gia tố tụng của người phiên dịch có ý
nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự,
người phiên dịch cũng có các quyền và nghĩa vụ về lĩnh vực chuyên môn và
vật chất như người giám định để thực hiện được nhiệm vụ của mình, người
phiên dịch có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện việc dịch theo yêu cầu của
tòa án trung thực, khách quan, đúng nghĩa, được đề nghị người tiến hành tố
tụng , người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch,…Các
quyền nghĩa vụ tố tụng của người phiên dịch được quy định tại các khoản
1,2,4 điều 70 BLTTDS.
Các hoạt động của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
mục đích là đẻ giúp tòa án giải quyết vụ việc dân sự, bảo về quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, bảo đảm sự công bằng xã hội. Vì thế trong quá trình
tham gia tố tụng họ phải vô tư trong khi làm nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc
vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được quy định tại

×